1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 11 tuổi thành phố hà nội

195 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Chương Trình Phổ Cập Bơi Cho Học Sinh 9-11 Tuổi Thành Phố Hà Nội
Tác giả Đậu Thị Lợi
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Đức Dũng, PGS.TS. Ngô Trang Hưng
Trường học Trường Đại Học Thể Dục Thể Thao Bắc Ninh
Chuyên ngành Giáo Dục Học
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 195
Dung lượng 1,26 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (0)
    • 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa có liên quan (19)
    • 1.2. Lợi ích và đặc điểm cơ bản trong dạy bơi phổ cập (24)
    • 1.3. Cơ sở pháp lý và khoa học trong xây dựng chương trình phổ cập bơi (26)
      • 1.3.1. Cơ sở pháp lý trong xây dựng chương trình phổ cập bơi (26)
      • 1.3.2. Cơ sở khoa học xây dựng chương trình phổ cập bơi (28)
      • 1.3.3. Thiết kế chương trình phổ cập bơi theo hướng tiếp cận CDIO (34)
    • 1.4. Lý luận về xây dựng chương trình tập luyện thể thao (40)
    • 1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý và tố thể lực lứa tuổi 9 - 11 (49)
      • 1.5.1. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi 9 - 11 (49)
      • 1.5.2. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi 9 - 11 (51)
      • 1.5.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực lứa tuổi 9 - 11 (52)
    • 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan (0)
  • Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Phương pháp nghiên cứu (62)
      • 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu (62)
      • 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm (62)
      • 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm (63)
      • 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm (64)
      • 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm (67)
      • 2.1.6. Phương pháp toán thống kê (0)
    • 2.2. Tổ chức nghiên cứu (70)
      • 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu (70)
      • 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu (71)
      • 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu (71)
    • 2.3. Thời gian nghiên cứu (71)
      • 3.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi và tiêu chuẩn đánh giá năng lực bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội (72)
      • 3.1.2. Thực trạng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội (93)
      • 3.1.3. Thực trạng năng lực bơi của học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội 78 3.1.4. Thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội (99)
      • 3.1.5. Bàn luận (112)
    • 3.2. Xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội (118)
      • 3.2.1. Nội dung và cấu trúc chương trình (118)
      • 3.2.2. Nội dung chương trình xây dựng (120)
      • 3.2.3. Thẩm định chương trình đào tạo thông qua ý kiến đánh giá (124)
      • 3.2.4. Bàn luận (126)
    • 3.3. Đánh giá hiệu quả chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội (130)
      • 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm (130)
      • 3.3.2. Kết quả ứng dụng chương trình (131)
      • 3.3.3. Bàn luận (167)
    • A. Kết luận (172)
    • B. Kiến nghị .......................................................................................................................................... 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ PHỤ LỤC (173)

Nội dung

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một số khái niệm, định nghĩa có liên quan

(1) Tiêu chuẩn phổ cập bơi

Theo từ điển Tiếng Việt thì phổ cập: làm cho trở thành rộng khắp, cho đến được với đông đảo quần chúng Còn tiêu chuẩn là điều được quy định dùng làm chuẩn để phân loại đánh giá [44, 89] Ở nước ta, để đánh giá phong trào tập luyện thể dục, thể thao, nhà nước có tiêu chuẩn “người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên” Tuy nhiên, khi xem xét các văn bản chính thống về phổ cập bơi lội ở nước ta, dễ nhận thấy rằng

“chuẩn phổ cập bơi” chưa được đặt ra thành một tiêu chuẩn chung.

Tại Canada, số liệu thống kê của Hội cứu hộ về các trường hợp chết đuối đã giúp Canada đề ra “Chuẩn Bơi để sống sót” “Chuẩn bơi để sống sót” là một tiêu chuẩn đơn giản, dễ hiểu nhằm định rõ các kỹ năng bơi tối thiểu, cần thiết để sống sót khi bất ngờ rơi xuống nước sâu Chuẩn Bơi để sống sót của Canada là: Lặn xuống nước sâu + Đứng nước (1 phút) + Bơi 50m [91, 93, 99, 111]

Tại Úc: các chuyên gia quan niệm rằng bơi lội là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi sức mạnh, sự phối hợp và tập luyện Rất nhiều, rất nhiều sự tập luyện. Người học phải có thể bơi được khoảng 300m liên tục mới gọi là đủ an toàn để bơi ở mực nước quá đầu [92, 100]

Tại Mỹ, Hội chữ thập đỏ Mỹ, Hiệp hội HLV bơi lội Mỹ và Hiệp hội Bơi lội trường học Hoa Kỳ đều đồng ý là khả năng bơi ít nhất 300 yard (khoảng gần 275m) liên tục và thành thạo sẽ làm giảm đáng kể khả năng chết đuối [104]

Tại Việt Nam, các chương trình “xóa mù bơi”, “phổ cập bơi” thường lấy chuẩn phổ cập bơi là từ 15m đến 25m; một số nơi có kiểm tra khả năng đứng nước nhưng chỉ trong khoảng 15 giây Với thực trạng trên, việc xác định tiêu chuẩn “Phổ cập bơi” cần được các nhà chuyên môn nghiên cứu sâu hơn để có thể đi đến thống nhất một chuẩn chung tại Việt Nam Nếu trẻ học bơi với mục đích là để chống đuối nước mà chỉ bơi được tối đa 25m nhằm đạt “Giấy chứng nhận bơi phổ thông” thì mục tiêu chống đuối nước khó có thể đạt được Điều đáng tiếc là ở Việt Nam hiện nay, còn khá nhiều phụ huynh cho con học bơi không phải vì lợi ích thực tế của bơi lội đối với con mình mà là để đối phó với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để yên tâm là con mình “biết bơi” chứ chưa xuất phát từ mục đích an toàn và rèn luyện sức khỏe lâu dài [39]

Từ những phân tích, tổng hợp có liên quan đến tiêu chuẩn phổ cập bơi ở trong nước và quốc tế, đề tài xác định tiêu chuẩn phổ cập bơi cho đối tượng nghiên cứu là:

Lặn + Đứng nước (1 phút) + Bơi 50m + Giải cứu bằng vật dụng đơn giản.

Chương trình là một khái niệm động, quan niệm về chương trình giáo dục được phát triển, mở rộng theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin Với mục đích góp phần tạo ra nguồn lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao động ở các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, chương trình giáo dục cũng phải phát triển, cập nhật không ngừng để thực hiện được chức năng của mình Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa về chương trình Chẳng hạn:

Tác giả Hilda Taba (1962) cho rằng chương trình là một tuyên bố về mục đích và mục tiêu cụ thể, nó chỉ ra một số lựa chọn và tổ chức nội dung.

[11] Còn Shaver and Berlak (1968), Smith và Orlovsky (1978), Ronald Doll

(1970) cho rằng chương trình là các tình huống hoặc các hoạt động được sắp xếp và đưa vào giảng dạy; hay nội dung các học sinh sẽ học hoặc kinh nghiệm mà học sinh đạt được [108], [110]

Tác giả Tim Wentling (1993) đưa ra định nghĩa: Chương trình là bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo Hoạt động đó có thể chỉ là một khoá học trong thời gian vài giờ, một ngày, một tuần hoặc vài năm Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể kỳ vọng ở người học sau khi kết thúc khoá học, nó phác hoạ qui trình thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập, và toàn bộ các vấn đề của bản thiết kế này được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ [107, 112]

Còn tác giả White (1995) cho rằng: Chương trình là một kế hoạch đào tạo phản ánh các mục tiêu giáo dục, đào tạo mà nhà trường theo đuổi [109] Theo Ronald C Doll (1996), chương trình học là nội dung giáo dục và các hoạt động chính thức và không chính thức; quá trình triển khai nội dung hoạt động, thông qua đó người học thu nhận được kiến thức và sự hiểu biết, phát triển các kỹ năng, thái độ, tình cảm và các giá trị đạo đức dưới sự tổ chức của nhà trường [108]

Từ các định nghĩa về chương trình trên, đề tài thống nhất xác định như sau: Chương trình giáo dục là bản thiết kế tổng thể được trình bày một cách có hệ thống cho một hoạt động giáo dục, đào tạo của một khoá học trong một khoảng thời gian xác định.

Theo từ điển Tiếng Việt thì xây dựng có nhiều nghĩa như: làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định; làm cho hình thành một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá theo một phương hướng nhất định; tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng; có thiện ý, nhằm mục đích làm cho tốt hơn [44, 89]

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm về năng lực, đề tài thống nhất định nghĩa chung về năng lực như sau: Năng lực là hệ thống khả năng của con người đã được phát triển và được hiện thực hoá thể hiện trong việc con người thực hiện linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả một loại hoạt động nào đó Thành tố cơ bản của năng lực là tri thức, kỹ năng và động cơ thực hiện, trong đó tri thức đóng vai trò nền tảng, kỹ năng là mặt thực hiện của năng lực trong thực tiễn, động cơ là động lực thúc đẩy con người vận dụng tri thức và kỹ năng vào thực tiễn. Đề tài đồng thuận với cách phân chia năng lực ra làm hai nhóm là:Năng lực chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt.

- Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học Năng lực này có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như : năng lực xuyên chương trình, năng lực chính hay là năng lực nền tảng, năng lực chủ yếu.

- Năng lực cụ thể, chuyên biệt là những năng lực riêng được hình thành và phát triển trong một lĩnh vực hay một môn học nào đó.

Lợi ích và đặc điểm cơ bản trong dạy bơi phổ cập

Lợi ích tác dụng của môn bơi lội: Thông qua việc tập luyện bơi lội, con người có thể rèn luyện ý chí, lòng dũng cảm, tính cần cụ chịu khó, tinh thần tập thể, củng cố nâng cao sức khỏe Đối với trẻ em, do đặc điểm háo hức cái mới lạ và tính chất hiếu động, trẻ em luôm ham thích vui chơi tắm mát, bơi trong nước Theo kết quả nghiên cứu tâm lý trẻ em, hoạt động bơi đem lại nhiều cảm xúc vui mừng ở tuổi trẻ Môi trường nước và hoạt động bơi giúp cho quá trình phát triển sinh học của cơ thể và hình thành nhân cách trẻ em một cách thuận lợi, đồng thời cũng hình thành ở trẻ em tâm lý yêu thích hoạt động thể thao, cũng như giao tiếp xã hội phù hợp với lứa tuổi Trẻ em biết bơi có thể thoát hiểm, tự cứu mình và cứu bạn khi có sự cố dưới nước.

Vận động trong môi trường nước có ảnh hưởng tốt tới việc nâng cao chức năng một số bộ phận cơ thể như hệ tim mạch, hô hấp, tăng quá trình trao đổi chất Do đó giúp cơ thể phát triển cân đối, nở nagn, hài hòa Đồng thời tập luyện bơi lội cũng có tác dụng lớn đến sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương, làm cho hệ thống tiền đình phát triển tốt.

Tập luyện bơi lội còn có tác dụng phát triển thể lực toàn diện như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, linh hoạt, khéo léo và khả năng phối hợp vận động Bơi lội là môn thể thao có ý nghĩa thực dụng rất lớn trong đời sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân. Đặc điểm cơ bản trong dạy bơi phổ cập: Trong giai đoạn ban đầu, người tập bơi phải cố gắng rất lớn để khắc phục những khó khăn ban đầu như cảm giác sợ nước, sợ lạnh, sợ chết đuối Các nhiệm vụ này được xác định là:

Tạo dựng sự yêu thích tập luyện môn bơi.

Bồi dưỡng tính mạnh dạn dũng cảm và kiên trì trong tập luyện bơi. Khả năng lặn xa hoặc nín thở và thở ra khi hụp dưới nước.

Khả năng nổi, đứng nước hoặc lướt nước liên tục.

Trang bị kỹ thuật 2 kiểu bơi trườn sấp, bơi ếch và bơi liên tục được trong 50m (càng dài càng tốt).

Hiểu kiến thức liên quan đến an toàn trong và xung quanh nước; và giải cứu người khác bằng vật dụng đơn giản.

Qua đó, có thể thấy rằng chương trình dạy bơi phổ cập là một loại chương trình chuyên dùng cho các đối tượng mới tham gia học bơi, nhằm giúp các em nắm bắt tưởng đối chính xác 2 kỹ thuật bơi cơ bản và các kỹ năng liên quan để các em có thể phòng chống đuối nước và hiểu biết về giải cứu người khác một cách đơn giản Chương trình dạy bơi này là tiền đề quan trọng để các em có thể tham gia qui trình đào tạo nhiều năm VĐV bơi thể thao.

Chương trình dạy bơi phổ cập khác với chương trình dạy bơi ban đầu, chương trình dạy bơi trong giáo dục thể chất ở các trường phổ thông các cấp được thể hiện ở các mặt sau:

Tính mục đích của chương trình: Mục đích của chương trình dạy bơi phổ cập là nhằm trang một số bị kỹ năng bơi cơ bản, xoá nạn mù bơi, nâng cao thể chất và phòng chống đuối nước.

Mục tiêu của chương trình: Mục tiêu chủ yếu của chương trình nhấn mạnh vào mục tiêu biết bơi, biết tự cứu và cứu đuối. Đối tượng của chương trình: Là các trẻ em 9-11 tuổi chưa biết bơi Nó khác với đối tượng của chương trình dạy bơi ban đầu là các trẻ em 7 - 8 tuổi có thể lực, có sự ham thích và mạnh dạn với môi trường nước, đã có thể nổi người, nhoài người, hoặc bơi được cự ly trên dưới 10m.

Sự khác biệt cơ bản về mục đích, mục tiêu và đối tượng của chương trình đã tạo nên sự khác biệt cơ bản về nội dung, phân bố nội dung thời gian và phân phối thời gian, phương thức đào tạo cũng như các yêu cầu đảm bảo trong quá trình đào tạo của các chương trình Hay nói cách khác, chương trình dạy phổ cập bơi mà đề tài tiến hành xây dựng là chương trình dạy bơi phục vụ cho mục tiêu phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em (đuối nước) được triển khai ở các tỉnh thành của nước ta theo Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cơ sở pháp lý và khoa học trong xây dựng chương trình phổ cập bơi

1.3.1 Cơ sở pháp lý trong xây dựng chương trình phổ cập bơi

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Trong đó, mục tiêu tổng quát nêu rõ: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả [17]

Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 Trong đó mục tiêu liên quan đến phòng chống đuối nước nêu rõ: Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015; 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và THCS biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em.

Chỉ thị số 1572/CT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh, sinh viên Chỉ thị đã nêu rõ nhiệm vụ của các Sở Giáo dục và Đào tạo đối với công tác phòng chống đuối nước:

- Tham mưu bố trí nguồn kinh phí hợp lý, đồng thời tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực của xã hội để tổ chức dạy bơi cho học sinh nhằm nâng cao kỹ năng bơi, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về bơi cho đội ngũ giáo viên thể dục; khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao trên địa bàn, trong đó có các bể bơi, có chính sách khuyến khích, tạo Điều kiện thuận lợi cho các em học sinh được học bơi; đồng thời khuyến khích, vận động cha mẹ học sinh cho con em tham dự các lớp học bơi trong dịp hè.

Triển khai quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị1572/CT-BGDĐT ngày 12/5/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04/11/2016 về triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành Giáo dục và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phòng, tránh tai nạn đuối nước Trong Kế hoạch đã nêu rõ các nhiệm và giái pháp liên quan đến phòng chống đuối nước cho trẻ em:

- Các địa phương, cơ sở giáo dục chủ động đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước; tạo nguồn, cơ chế, đề xuất giải pháp phù hợp phổ cập bơi cho học sinh.

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn đuối nước, dạy bơi cho học sinh Các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn có bể bơi, hồ bơi thực hiện việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân có bể bơi tổ chức các lớp dạy bơi cho học sinh.

Từ các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội đã ban hàn Kế hoạch số 103/KH-SVHTT ngày 23/3/2018 về việc mở lớp phổ cập bơi cho trẻ em Trên cơ sở đó các quận, huyện của thành phố Hà Nội đã ban hành các kế hoạch triển khai cụ thể có liên quan đến phòng chống đuối nước cho trẻ em, chẳng hạn: Kế hoạch liên ngành số 65/KHLN ngày 14/5/2018 của Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Phòng Giáo dục và Đào đạo về việc mở lớp phổ cập bơi cho trẻ em huyện Hoài Đức; Kế hoạch số 512/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích của huyện Phúc Thọ; Đề án số 07/ĐA-UBND ngày 11/6/2016 của UBND quận Hà Đông về việc xã hội hóa phổ cập bơi cho học sinh tiểu học quận Hà Đông…

Các đề án, kế hoạch của các quận huyện của thành phố Hà Nội đều phấn đấu đạt cá mục đích như: Giúp cho học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng bơi lội và các phương pháp xử lý khi gặp hiện tượng đuối nước Trong đó các đơn vị như có liên quan đến việc tố chức thực hiện chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn trong thời gian giảng dạy, huấn luyện.

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo và thực hiện nêu trên đã được luận án sử dụng để xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội.

1.3.2 Cơ sở khoa học xây dựng chương trình phổ cập bơi

1.3.2.1 Các cách tiếp cận trong xây dựng chương trình phổ cập bơi Theo khái niệm về chương trình đã thống nhất thì CTĐT được hiểu là bản kế hoạch được trình bày một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động đào tạo với thời gian xác định trong đó mô tả mục tiêu (chuẩn đầu ra), nội dung,phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả đào tạo (đối chiếu với chuẩn đầu ra).

Trong lịch sử phát triển giáo dục có 3 cách tiếp cận khác nhau trong việc xây dựng CTĐT: Tiếp cận nội dung, tiếp cận mục tiêu và tiếp cận phát triển (tiếp cận năng lực) Tại mỗi thời điểm của lịch sử phát triển giáo dục, các quốc gia cũng như mỗi nhà trường cần có cách tiếp cận riêng phù hợp với sứ mệnh của riêng mình Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục, nhà sư phạm cần hiểu bản chất của từng cách tiếp cận CTĐT [11, 94, 97, 103]

Cách tiếp cận nội dung (content approach): CTĐT chỉ là bản phác thảo nội dung đào tạo Đây là cách tiếp cận kinh điển trong việc xây dựng CTĐT, mục tiêu đào tạo chính là nội dung đào tạo, phương pháp dạy học nhằm truyền đạt nội dung dạy học Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là quá trình truyền thụ nội dung dạy học.

Cách tiếp cận mục tiêu (objective approach): CTĐT phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào tạo Dựa vào mục tiêu đào tạo mà người thiết kế chương trình lựa chọn nội dung, phương pháp và cách thức đánh giá kết quả học tập thích hợp Cách tiếp cận này chú ý đến đầu ra (output), chú trọng sản phẩm (những thay đổi về hành vi của người học về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ B.Loom đã xây dựng được mục tiêu về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ Cách tiếp cận này coi đào tạo là công cụ để tạo nên các sản phẩm theo các tiêu chuẩn định sẵn (CTĐT kiểu công nghệ).

Lý luận về xây dựng chương trình tập luyện thể thao

(1) Chuẩn đầu ra (Learning outcomes).

- Hiểu các nguyên tắc thiết kế chương trình.

- Biết các yếu tố phụ thuộc của lượng vận động (F.I.T.T) và cách áp dụng chúng.

- Hiểu các nguyên tắc thiết kế một chương trình tập luyện nhằm phát triển các tố chất thể lực.

- Hiểu cách thay đổi từng yếu tố của nguyên tắc F.I.T.T.

- Phân tích để có thể nhận ra khi nào và làm thế nào điều chỉnh một chương trình huấn luyện.

- Biết tác dụng của đòn bẩy, trọng lực và lực cản đối với bài tập.

- Biết ảnh hưởng của tốc độ di chuyển đến tư thế và kỹ thuật thực hiện bài tập.

- Hiểu sự khác biệt giữa thiết kế chương trình tập luyện nhằm phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe.

(2) Nguyên tắc thiết kế chương trình.

Việc đào tạo có kế hoạch tốt cho phép các cá nhân đạt được mục tiêu đào tạo mà không có rủi ro bệnh tật hoặc thương tích Các nguyên tắc thiết kế chương trình đảm bảo rằng các chương trình có hiệu lực và hiệu quả và tiến triển với tốc độ phù hợp Những nguyên tắc này có thể áp dụng cho các đối tượng ở nhiều độ tuổi [95, 96, 98]

Lượng vận động: Nguyên tắc cơ bản của huấn luyện thể thao là sử dụng lượng vận động Tác động của lượng vận động tạo nên những thách thức cho cơ thể phải vượt qua khả năng hiện tại và tạo ra kích thích cần thiết để cơ thể dần thích nghi (vượt mức) Thông qua những thích ứng này, chức năng và hiệu quả của cơ thể được nâng cao Thực hiện các bài tập với cường độ như nhau trong cùng một khoảng thời gian sẽ không dẫn đến bất kỳ sự cải thiện nào về thể chất. Bằng cách tăng cường độ, tần suất hoặc thời gian luyện tập đã tạo nên những thách thức mới, cơ thể được thử thách và nó sẽ thích nghi Mỗi lần chỉ nên tăng một trong những biến số này, tránh tăng quá nhiều sẽ có thể dẫn đến chấn thương Phản ứng ban đầu đối với lượng vận động mới là sự mệt mỏi Do đó, điều quan trọng là thời gian phục hồi thích hợp được sắp xếp sau khi áp dụng lượng vận động mới, vì đây là thời điểm diễn ra quá trình hồi phục.

Tăng tiến: Tăng tiến là sự tiếp nối của nguyên tắc về lượng vận động Sau lượng vận động ban đầu, lượng vận động mới được tăng lên cần được áp dụng để tạo ra kích thích cần thiết và thích nghi Tiến trình áp dụng và lượng vận động thường đi đôi với nhau và được gọi là “Quá tải lũy tiến” Rất đơn giản, nếu không có sự tăng tiến thì sẽ không có sự cải thiện nào về thể chất nữa Song tăng lượng vận động phải từ từ Nếu quá chậm, những tiến bộ về thể chất sẽ khó xảy ra và khó có thể cảm nhận được Nếu quá nhanh, chấn thương hoặc bệnh tật có thể xảy ra.

Tính đặc hiệu: Cơ thể sẽ chỉ thích nghi theo lượng vận động chính xác được đặt lên nó; ví dụ, tập luyện sức bền chủ yếu sẽ phát triển hệ thống năng lượng hiếu khí lâu dài Ngoài ra, sự thích nghi trong huấn luyện sẽ dành riêng cho từng môn thể thao, do vậy VĐV bơi lội cần bơi và VĐV điền kinh cần chạy bộ để cải thiện thành tích Huấn luyện dành riêng cho môn thể thao đảm bảo rằng các cơ và hệ thống năng lượng thích hợp được sử dụng theo cách chính xác và sự thích nghi sẽ nâng cao hiệu suất trong môn thể thao đó.

Sự đảo ngược: Nếu các cá nhân ngừng tập luyện, họ sẽ bắt đầu mất đi khả năng thích ứng mà họ đã đạt được, điều này gọi là “đảo ngược” Về cơ bản, sự thích nghi về thể lực có thể đảo ngược nên không ai có thể đủ khả năng để tự mãn Chỉ sau 1-2 tuần không tập luyện, thể lực sẽ giảm đi rõ rệt và trong một vài tháng có thể mất hoàn toàn.

Một số yếu tố khác cần xem xét khi thiết kế một chương trình đào tạo Đặc điểm cá nhân: Mọi người sẽ phản ứng với lượng vận động theo các cách khác nhau và chương trình cần được thiết kế để tính đến sự khác biệt của từng cá nhân Sự khác biệt của từng cá nhân như tuổi tác, giới tính, thể lực hiện tại, tiền sử bệnh lý, tình trạng dinh dưỡng và lối sống, cùng với khả năng tập luyện, tất cả đều cần được xem xét khi thiết kế các chương trình huấn luyện.

Thời gian hồi phục: hồi phục là phần quan trọng nhất của một chương trình huấn luyện Nếu không có sự thích nghi về lượng vận động thì hồi phục sẽ không diễn ra Thời gian huấn luyện chỉ cung cấp các kích thích cho sự phát triển; giai đoạn hồi phục cho phép các quá trình thích ứng diễn ra Chu kỳ liên tục của quá trình tăng dần lượng vận động, hồi phục và thích nghi đưa một cá nhân lên mức thể lực cao hơn.

Khả năng thích ứng: Một chương trình quá “cứng nhắc” cuối cùng sẽ khiến người tập không đạt yêu cầu vì sẽ có lúc chương trình được xây dựng thích ứng với khả năng của người đó.

Các biến số của việc rèn luyện thể lực có thể được ghi nhớ bằng cách sử dụng từ viết tắt F.I.T.T Bằng cách điều chỉnh các biến số, các chương trình có thể được thiết kế phù hợp với đa số mọi người.

F - Tính thường xuyên hay tần suất: Tần suất đề cập đến số lượng các buổi huấn luyện được thực hiện mỗi tuần; nghĩa là, tần suất huấn luyện được thực hiện.

T - Cường độ: Biến số này đề cập đến mức độ nỗ lực thực hiện của mỗi người trong một buổi tập Cường độ tập luyện có lẽ là yếu tố quan trọng nhất khi nói đến việc cải thiện thể lực vì có một ngưỡng mà dưới đó, sẽ không có sự thích nghi đáng kể nào xảy ra Mặt khác, việc tập luyện với cường độ quá cao sẽ dẫn đến việc cá nhân không thể hoàn thành thời gian quy định.

T - Thời gian: Thời gian đề cập đến thời lượng của buổi đào tạo Thời gian tập luyện có quan hệ nghịch với cường độ: một buổi tập càng căng thẳng thì thời lượng cần phải ngắn lại để đạt được những lợi ích về thể chất.

T - Kiểu: Loại hoặc chế độ tập luyện được thực hiện có thể ảnh hưởng đến lợi ích thể lực đạt được Khi lựa chọn hình thức tập luyện, nguyên tắc đặc thù phải được xem xét Bài tập được chỉ định phải cụ thể cho sở thích, nhu cầu và mục tiêu của cá nhân Cũng cần nhớ nguyên tắc đối xử cá biệt và cân nhắc nhu cầu cá nhân khi chọn loại bài tập Ví dụ, bài tập có tác động mạnh không được khuyến khích cho cá nhân thừa cân.

(4) Thiết kế chương trình bằng cách sử dụng nguyên tắc F.I.T.T Một chương trình tiến bộ là một chương trình có cấu trúc theo kế hoạch về lượng vận động và hồi phục; và tiếp tục tăng dần lượng vận động trong một khoảng thời gian để tạo nên các thích nghi trong thời gian hồi phục Các biến số F.I.T.T sẽ được thay đổi theo thời gian để cung cấp sự cân bằng thích hợp về kích thích và phản ứng cho cá nhân Nói chung, chỉ nên thay đổi một biến F.I.T.T tại một thời điểm trong một chương trình Xem bảng 3.1 [26,

Bảng 1.1 Tóm tắt ứng dụng của các biến thành phần F.I.T.T đến thể lực

Biến Sức khỏe tim mạch Thể lực cơ bắp Linh hoạt

Tăng số lượng phiên lên ba phiên Lúc ban đầu, hãy Thực hiện rèn luyện tính

-Fr equ enc y không liên tiếp ngày đầu tiên tăng số buổi tập linh hoạt sau mỗi buổi độ khác nhau thời gian nghỉ ít phát triển và duy trì, sau

Đặc điểm tâm, sinh lý và tố thể lực lứa tuổi 9 - 11

1.5.1 Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi 9 - 11

Hệ thần kinh ở lứa tuổi 9 - 11 đang phát triển hoàn chỉnh Các em đã có những nhận thức về bản chất vấn đề, song quá trình hưng phấn vẫn chiếm ưu thế so với quá trình ức chế Do vậy, lứa tuổi này thường xuất hiện mệt mỏi nhanh chóng, nhất là khi các hoạt động lặp đi lặp lại sẽ gây lên sự căng thẳng thần kinh, dẫn đến sự chán nản thờ ơ của các em trong tập luyện.

Hệ trao đổi chất và năng lượng ở lứa tuổi 9 - 11 quá trình đồng hoá vẫn chiếm ưu thế so với quá trình dị hoá Năng lượng chủ yếu được sử dụng để phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể Tập luyện bơi năng lượng tiêu hao nhiều, vì vậy ở lứa tuổi này cần chú ý đến lượng vận động phù hợp.

Hệ hô hấp đã phát triển nhưng phế nang và dung tích sống còn nhỏ, cơ hô hấp hoạt động còn yếu nên dung tích sống ở lứa tuổi này nhỏ hơn người lớn Tập luyện bơi lội đòi hỏi hệ thống cơ quan hô hấp phải làm việc với cường độ cao, cơ thể nhanh chóng bị mệt mỏi do nhu cầu về oxy cao Vì vậy, các bài tập sử dụng trong tập luyện cần đảm bảo nguyên tắc tăng dần, từ nhẹ đến nặng.

Hệ tuần hoàn lứa tuổi này đang trong giai đoạn phát triển, thể tích buồng tim còn nhỏ, các cơ tim và thành mạch mỏng và yếu dẫn đến thể tích tâm thu và lưu lượng phút ít hơn người lớn Cơ năng hoạt động của tim chưa được ổn định, sức co bóp yếu, sự điều tiết hệ tim mạch của hệ thống thần kinh thực vật (giao cảm) càng hoàn thiện nếu trong tập luyện mà hoạt động với khối lượng lớn thì dẫn đến chóng mệt mỏi, vì vậy với các cư ly bơi dài cần tăng lượng vận động từ từ cho cơ thể các em thích nghi Hàm lượng hemoglobin trong máu và trong cơ của các em thiếu niên nhi đồng ít hơn người lớn, huyết sắc tố thấp nên tỷ lệ hấp thụ ôxy của các em cũng thấp hơn ở người lớn Huấn luyện sức bền ưa khí giúp cải thiện và phát triển hệ thống tim mạch, hô hấp của các em.

Hệ vận động: Ở lứa tuổi 9-11 xương của các em đang trong giai đoạn phát triển về chiều dài Việc tập luyện có tác động tốt đến phát triển hệ vận động song cần chú ý đến tư thế, đến sự phát triển cân đối sẽ dẫn đến cong vẹo cột sống, xương phát triển dị hình và kìm hãm sự phát triển nhanh chóng về chiều dài Khớp và dây chằng chưa phát triển hoàn thiện: ổ khớp nông, dây chằng yếu nên có thể thực hiện động tác với biên độ lớn Tuy nhiên, khi huấn luyện thể lực cần chú ý tới tư thế thực hiện và biên độ động tác, nhất là bài tập có trọng tải lớn Cơ bắp phát triển chậm so với hệ xương, đang phát triển mạnh về chiều dài, các chất giàu năng lượng trong cơ của các em còn ít, tổng sợi cơ trong bắp chưa nhiều, sức chịu đựng của cơ còn yếu.

Hệ thống điều hoà thân nhiệt: ở lứa tuổi 9-11 lớp mỡ dưới da ít, dự trữ trong cơ thể không lớn và sự trao đổi mỡ không ổn định, chính vì vậy mà hệ thống toả nhiệt của các em hoạt động rất mạnh Nếu hoạt động quá lâu dưới nước cơ thể sẽ toả nhiệt rất lớn và sẽ nhanh chóng bị lạnh.

Tóm lại: Ở lứa tuổi 9-11 có sự gia tăng ổn định trong việc phát triển cơ bắp lớn, sức mạnh, sự cân bằng và khả năng phối hợp, nhất là trong phối hợp nhóm cơ nhỏ Các em rất năng động, có nhiều năng lượng Tuy nhiên, sẽ có tỷ lệ trưởng thành khác nhau giữa hai giới; con gái sẽ có xu hướng trưởng thành nhanh hơn con trai Từ các đặc điểm trên thì lượng vận động của các bài tập và cả chương trình huấn luyện trong chương trình phổ cập bơi có xu hướng nâng dần, tránh đột ngột quá sức chịu đựng của cơ thể Lập kế hoạch tập luyện cần kích thích khả năng di chuyển của các em Thời gian từng buổi tập bơi trong chương trình phổ cập bơi cần đặc biệt chú ý tới thời gian xuống nước, cường độ và mật độ bài tập đối với các em hơn người lớn Trong kiểm tra đánh giá cần tránh cạnh tranh giữa các giới tính.

1.5.2 Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi 9 - 11 Ở lứa tuổi này các em đặt niềm tin rất lớn vào cha mẹ/gia đình và cần sự chăm sóc của người lớn Các em đang phát triển kỹ năng ra quyết định, thường ngưỡng mộ và bắt chước những người trẻ tuổi hơn Song các em thường hay đặt câu hỏi về thẩm quyền và không thích so sánh với những người khác Nói chung đây là giai đoạn có những biến đổi mới phức tạp về mặt tâm lý Hoạt động tâm lý ở lứa tuổi này còn chịu ảnh hưởng của nhân tố bên trong và bên ngoài [87]

Nhân tố bên trong chịu ảnh hưởng chủ yếu do hooc môn tuyến nội tiết tố tăng cường ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế phá vỡ Ở lứa tuổi này khả năng học tập của họ rất khác nhau, chú ý tăng lên, nhưng sở thích có thể thay đổi nhanh chóng Các em đang học cách sử dụng phán đoán tốt Nhân tố bên ngoài chính là sức hút của môi trường tập luyện và hoạt động nhóm/tập thể.

Tóm lại: Khi xây dựng chương trình phổ cập bơi cần tích cực hóa các hoạt động để làm tăng lòng ham muốn học tập tiến bộ, có niềm tin trong cuộc sống.Chương trình phổ cập bơi cần chú trọng các hoạt động “thực hành”, tập luyện theo nhóm có chung sở thích hoặc đam mê Đồng thời các bài tập áp dụng luôn có sự thay đổi để thu hút sở thích hay thay đổi nhanh chóng của lứa tuổi này.

1.5.3 Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực lứa tuổi 9 - 11

Tố chất cơ thể là tên gọi chung của các năng lực sức bền, tốc độ, sức mạnh, mềm dẻo và linh hoạt, biểu hiện trong quá trình hoạt động của con người Phát triển các tố chất thể lực lứa tuổi nhi đồng cần tuân thủ quy luật sinh lý, sắp xếp huấn luyện khoa học mới có thể nâng cao được sự phát triển không ngừng cơ năng của cơ thể Nếu bắt đầu huấn luyện quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát dục; ngược lại, nếu bắt đầu huấn luyện quá muộn sẽ bỏ qua cơ hội để đạt được mục đích dự định [69], [70], [71].

Sức bền: là tố chất cơ bản của môn bơi lội Năng lực tiếp thu sức bền của các em thiếu niên nhi đồng sớm hơn các tố chất khác Vì vậy tuổi đạt thành tích cao ở cự ly dài và trung bình sớm hơn cự ly ngắn (trên dưới 2 tuổi). Khi các em nam 10 tuổi thì chỉ số sức bền có tốc độ phát triển lớn nhất và cường độ lớn hơn ở lứa tuổi 16, sau đó sẽ phát triển chậm lại [2], [8], [71]. Nhìn chung, tố chất sức bền của các em thiếu niên nhi đồng nên bắt đầu đặt cơ sở từ lứa tuổi 8 – 12 tuổi Trong huấn luyện viên chuyên nghiệp, nếu đặt nền móng sức bền ưa khí từ 8 – 12 tuổi thì cũng ở thời kỳ này sẽ là thời cơ tốt để phát triển sức bền yếm khí, chuyển hoá sức bền chung thành sức bền chuyên môn Vì vậy trong xây dựng chương trình phổ cập bơi cần phải coi trọng tới các mặt sau: (1) Coi trọng huấn luyện tích luỹ khối lượng vận động để phát triển sức bền chung; Bắt đầu huấn luyện sức bền từ sức bền ưa khí;

(3) Nắm chắc thời kỳ nhạy cảm đối với phát triển sức bền yếm khí.

Tốc độ: là biểu hiện tập trung của năng lực bơi Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỹ thuật sức mạnh, thần kinh mạnh hay yếu Sự phát triển tốc độ của nam và nữ gần như tương đương nhau, khoảng 13 – 16 tuổi có sự khác biệt, sự phát triển của nữ tụt lùi so với nam.

Xây dựng chương trình phổ cập bơi cần lưu ý những vấn đề sau:

(1) Cần nắm chắc thời kỳ nhạy cảm phát triển tốc độ, song tập trung vào thời kỳ phát triển nhanh nhất (13 – 16 tuổi) Sử dụng các bài tập bơi lặp lại cự ly ngắn và thích hợp nhất là cự ly 25m, 50m để nâng cao tốc độ tuyệt đối.

(2) Cần đối xử cá biệt do các bộ phận cơ quan của cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh; hệ thần kinh còn yếu; chịu đựng nợ dưỡng kém.

(3) Phương pháp ứng dụng trong chương trình phổ cập bơi phải thích hợp Huấn luyện tốc độ cần lấy số lượng làm cơ sở, có cơ sở khối lượng nhất định (tổng khối lượng) thì sự phát triển tốc độ (chất lượng) mới cao Điểm này rất quan trọng khi huấn luyện sớm với các em thiếu niên nhi đồng.

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, sư phạm Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận về quan điểm xây dựng chương trình chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9

- 11 tuổi thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó đề xuất giả thuyết khoa học, xác định mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu Các tài liệu tham khảo chủ yếu được thu thập từ Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và các tư liệu nước ngoài Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các sách và tài liệu tham khảo thuộc các lĩnh vực:

Các tài liệu gồm có: Các chỉ thị, văn bản, quyết định của đảng và nhà nước về TDTT trong giai đoạn mới, định hướng công tác TDTT nói chung và thể thao trường học nói riêng…

Các sách gồm có: Sách lý luận, tâm lý, sinh lý học, các tài liệu chuyên môn bơi lội

Các đề tài nghiên cứu về môn xây dựng chương trình và chuyên ngành bơi lội, các tài liệu nghiên cứu khoa học TDTT…

Các tài liệu được trình bày trong Danh mục tài liệu tham khảo.

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm Đề tài sử dụng 2 hình thức phỏng vấn: Trực tiếp và gián tiếp

Phỏng vấn trực tiếp: Sử dụng trong quá trình phỏng vấn trực tiếp các giáo viên dạy bơi tại các cơ sở đào tạo về nội dung, thời gian, phương pháp kiểm tra – đánh giá khi xây dựng chương trình dạy bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội.

Phỏng vấn gián tiếp: Sử dụng phiếu hỏi đối với các giáo viên dạy bơi, phụ huynh, học sinh và cơ sở đào tạo để tìm hiểu các thông tin về thực trạng nội dung và hình thức tổ chức tập luyện bơi cho trẻ em Thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp nhằm:

Thực trạng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố

Lựa chọn tiêu chí, nội dung và các test đánh giá.

Xin ý kiến đóng góp về nội dung và tính hiệu quả của chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội.

Nội dung phỏng vấn được trình bày ở phần phụ lục. Để thực hiện được phương pháp này, đề tài sẽ tiến hành thiết kế phiếu phỏng vấn, mỗi câu hỏi được thiết kế câu trả lời theo thang đo khoảng cách Likert Cách tính và ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất)/n Đối với thang đo 5 mức độ: 1.00 - 1.80 điểm: Rất không đồng ý; 1.81 - 2.60 điểm: Không đồng ý; 2.61 - 3.40 điểm: Bình thường; 3.41 - 4.20 điểm: Đồng ý; 4.21 - 5.00 điểm: Rất đồng ý. Đối với thang đo 3 mức độ: 1.00 - 1.67 điểm: Ít quan trọng; 1.68 - 2.34 điểm: Quan trọng; 2.35 - 3.00 điểm: Rất quan trọng.

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm Đề tài tiến hành quan sát giờ dạy học bơi để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tìm giả thuyết nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá thực trạng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội, đồng thời thu thập các thông tin để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài.

Quan sát các giờ dạy học, tự tập luyện của học sinh trong quá trình thực nghiệm để có sự điều chỉnh cho phù hợp đáp ứng chuẩn đầu ra, mục tiêu, nội dung, phương pháp xây dựng nội dung chương trình phổ cập bơi cho học sinh

9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội.

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm

Sử dụng trong quá trình đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9 -

11 tuổi thành phố Hà Nội Trong quá trình nghiên cứu luận án đã sử dụng 08 test đánh giá gồm:

Hụp và thở bong bóng 20 lần (số lần).

Nín thở và thở ra ở tư thế hụp dưới nước (s). Đứng nước (s).

(1) Hụp và thở bong bóng 20 lần (số lần).

- Mục đích: Giúp học sinh thở đúng và biết kết hợp với các động tác bơi trong nước.

- Cách thực hiện: Hít sâu bằng miệng trên mặt nước, sau đó dùng miệng và mũi thở ra trong nước đều và chậm Giúp cho học sinh biết cách hít thở khi tập bơi.

Nín thở trong nước kéo dài thời gian.

Thở ra trong nước bằng miệng và mũi (thực hiện chậm đều).

Thở ra hít vào liên tục (tăng dần số lần thực hiện).

- Yêu cầu: Thực hiện động tác chậm, nhịp điệu.

(2) Nín thở và thở ra ở tư thế hụp dưới nước (s).

- Mục đích: Giúp học sinh nín thở đúng cách.

- Cách thực hiện: Hít sâu bằng miệng trên mặt nước, sau đó dừng miệng và mũi thở giúp cho học sinh biết cách hít thở khi tập bơi Khi muốn dừng thở ra trong nước bằng miệng và mũi và lên khỏi mặt nước hít bằng miệng.

- Yêu cầu: Thực hiện động tác nín thở trong nước kéo dài thời gian lâu nhất có thể.

- Mục đích: Tập đứng nước là một trong những kỹ thuật cơ bản nhất khi học bơi và rất cần thiết để trở nên tự tin, an toàn hơn khi bơi.

- Cách thức thực hiện: đứng nước là bạn phải có sự chuyển động phối hợp nhịp nhàng của cả tay và chân để giữ cho cơ thể nổi trên mặt nước Hít vào thở ra nhịp nhàng như những gì đã học trong kỹ thuật thở, đồng thời thực hiện chuyển động tay dưới mặt nước và xoa từ trước ra sau Động tác xoa tay trong kỹ thuật đứng nước giống như bạn đang dùng bàn tay của mình để xoa nước và cảm nhận được nước Khi đã thực hiện thuần thục động tác xoa tay và có thể cảm nhận được nước xung quanh, sau đó chuyển qua tập động tác đập chân.

- Yêu cầu: Kỹ thuật này cũng yêu cầu cảm giác nước, tức là cảm giác về sự phát lực hiệu quả của các động tác tay, chân khi ở dưới nước giữ cơ thể thẳng đứng và phát lực đẩy xuống đáy.

- Mục đích: Động tác này bổ trợ cho việc học bơi thật dễ dàng và nắm chắc thành công.

- Cách thức thực hiện: Đứng ở vị trí có mực nước sâu ngang bụng hay ngực.

Tựa lưng vào thành bể hít hơi vào và nín thở.

Hãy duỗi thẳng tay về phía trước.

Hai tay khép sát hai bên tai, thu nhỏ hai vai tạo thành mũi nhọn để ít bị cản nước.

- Yêu cầu: Thân người giữ thăng bằng và nằm thẳng, lướt nhẹ nhàng trên mặt nước.

- Mục đích: Nội dung này nhằm kiểm tra sau khi kết thúc khóa học phổ cập bơi.

- Cách thức thực hiện: Chia từng nhóm xuất phát hoặc đạp tường bơi hết cự ly 50m bơi ếch Thực hiện bơi hết nội dung một cách nhịp nhàng.

- Yêu cầu: Nắm vững khái quát về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn khi học bơi, kỹ thuật bơi ếch.

- Mục đích: Nội dung này nhằm kiểm tra sau khi kết thúc khóa học phổ cập bơi.

- Cách thức thực hiện: Chia từng nhóm xuất phát hoặc đạp tường bơi hết cự ly 50m bơi trườn sấp Thực hiện bơi hết nội dung một cách nhịp nhàng.

Yêu cầu: Nắm vững khái quát về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn khi học bơi, kỹ thuật trườn sấp.

- Mục đích: Động tác này giữ thăng bằng bổ trợ cho kỹ năng sinh tồn và năng lực bơi.

- Cách thức thực hiện: Hít thở sâu rồi từ từ ngả người ra đằng sau cho đến khi mặt ngang tầm nước.

Nhẹ nhàng ưỡn lưng lên cao để phần ngực nhô lên khỏi mặt nước, đồng thời 2 tay dang rộng sang 2 bên Toàn bộ thân người thả lỏng, tuyệt đối không căng cứng cơ để khả năng thả nổi của cơ thể dễ dàng hơn.

Tổ chức nghiên cứu

Chủ thể đối tượng nghiên cứu: Chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-

11 tuổi thành phố Hà Nội.

Cán bộ quản lý, HLV Trung tâm Thể thao Ba Đình: 12 người. Đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy bơi: 22 người.

Học sinh 9-11 tuổi: 90 học sinh.

Phụ huynh học sinh: 45 phụ huynh.

- Điều tra thực trạng: Phạm vi nghiên cứu thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội.

- Phạm vi thực nghiệm: Học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội tập luyện bơi tại Trung tâm Thể thao Ba Đình.

Các cơ sở thể thao tổ chức dạy bơi ở thành phố Hà Nội.

Trung tâm Thể thao Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2020

Giai đoạn 1: từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2016, xác định các vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, kế hoạch và bảo vệ đề cương nghiên cứu.

Giai đoạn 2: từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019, thu thập số liệu, xác định các phương pháp, nghiên cứu thực trạng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội Thông qua kết quả phân tích tài liệu tham khảo, kết quả phỏng vấn để định hướng xây dựng nội dung chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội Thực nghiệm ứng dụng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội.

Giai đoạn 3: từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020, xử lý số liệu, viết dự thảo, viết luận án chính thức để chuẩn bị bảo vệ luận án. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và Trung tâm Thể thao Ba Đình.

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1 Nghiên cứu thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội

3.1.1 Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi và tiêu chuẩn đánh giá năng lực bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội 3.1.1.1 Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội

Kết quả phân tích và tổng hợp các tài liệu cho thấy, tác động đến thực trạng phổ cập bơi gồm nhiều yếu tố: năng lực bơi và cứu đuối đơn giản của học sinh, chương trình đào tạo phổ cập bơi Dưới góc độ tiếp cận thực trạng phổ cập bơi dưới góc độ nghiên cứu về chương trình, đề tài bước đầu đã xác định được 3 tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội Nội hàm của các tiêu chí đánh giá bao gồm:

(1) Đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi tại thành phố

(2) Đánh giá thực trạng năng lực bơi của học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội Trong đó, năng lực bơi của học sinh 9-11 tuổi được xác định gồm các

Kỹ năng cần thiết và lý do cơ bản cùng nhiệm vụ cụ thể như sau:

Kỹ năng 1: Tự định hướng ngay bề mặt nước khi bất ngờ bị rơi xuống nước Lý do: Rơi xuống nước là một động tác bị mất phương hướng và là mối đe dọa của sự hô hấp bình thường Nhiệm vụ: Lặn xuống nước sâu (Độ sâu an toàn tối thiểu để giảng dạy là 2,0m).

Kỹ năng 2: Tự chèo chống ngay bề mặt nước Lý do: Nước thường lạnh nên dễ gây ra phản xạ thở gấp khi cơ thể bất ngờ bị ngâm trong nước Khả năng đứng nước cho phép bạn bảo vệ sự thông khí trong lúc lấy lại sự kiểm soát hơi thở của mình Nhiệm vụ: Đứng nước trong vòng 1 phút.

Kỹ năng 3: Bơi để an toàn Lý do: Nghiên cứu của nhiều tổ chức cho thấy phần lớn các ca chết đuối đều xảy ra trong vòng từ 3 đến 15m cách vị trí an toàn (nơi tàu đậu, dải đất ven bờ, thành hồ, …) Vì năng lực của người bị nạn có thể bị suy yếu do nước lạnh, quần áo… nên cự ly 50m là một chuẩn hợp lý Nhiệm vụ: Bơi 50m.

Kỹ năng 4: Giải cứu người khác bằng sào, thừng, vật nổi Lý do: Do phần lớn các ca đuối nước đều xảy ra ở gần vị trí an toàn (nơi tàu đậu, dải đất ven bờ, thành hồ, …) từ 3 đến 15m Do vậy, học sinh có thể sử dụng các vật dụng như sào, thừng, vật nổi để cứu người khác Nhiệm vụ: Học sinh hiểu và thực hành ném các dụng cụ cứu đuối đơn giản trong vòng 3-15m.

(3) Đánh giá thực trạng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 40 chuyên gia, HLV, giảng viên, giáo viên môn bơi lội để làm căn cứ lựa chọn các tiêu chí đánh giá Với cách đánh giá: Rất đồng ý (C3); Đồng ý (C2); Không đồng ý (C1) (phụ lục 1) Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Độ tin cậy về tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n@)

Thống kê độ tin cậy

Hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha) n

Hệ số tương Hệ số tương quan

TT Tiêu chí quan biến- giữa biến-tổng tổng khi xóa biến

1 Chương trình phổ cập bơi cho học

0.747 0.540 sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội

2 Năng lực bơi của học sinh 9-11 tuổi

3 Thực trạng phổ cập bơi cho học

0.548 0.756 sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội

Từ kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: Hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha) của tổng 3 tiêu chí phỏng vấn thu được về đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội là 0.768, khi so sánh với giá trị (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của từng tiêu chí phỏng vấn chỉ từ 0.540 đến 0.763 và đều < 0.768 Đồng thời giá trị Corrected Item-Total Correlation thu được ở 3 tiêu chí phỏng vấn có giá trị thu được từ 0.533 đến 0.747 > 0.4 Do vậy, không phải loại bỏ tiêu chí nào và kết quả phỏng vấn thu được đảm bảo độ tin cậy, là thang đo lường ở mức tốt.

Về kết quả trả lời từng tiêu chí được trình bày ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n@)

Thực trạng phổ cập bơi 1 11 28

1 cho học sinh 9-11 tuổi tại 2.68 0.53

2 Năng lực bơi của học 1 8 31

2.75 0.49 sinh 9-11 tuổi TP Hà Nội 2.5% 20.0% 77.5%

Chương trình phổ cập bơi 1 5 34

Biểu đồ 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá thực trạng phổ

Kết quả thu được ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Đa số ý kiến trả lời về lựa chọn các tiêu chí đều nằm ở vùng đồng ý và rất đồng ý chiếm tỷ lệ từ 12.5% đến 85.0%, mức rất quan trọng chiếm tỷ lệ từ 70.0% đến 85.0%. Còn lại là vùng không đồng ý chiếm tỷ lệ từ thấp từ 2.5% Như vậy, đa số ý kiến đều đánh giá ở mức đồng ý và rất đồng ý về các tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội Đặc biệt là tiêu chí “Chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội” chiếm tỷ lệ ý kiến rất đồng ý ở mức cao nhất là 85.0%.

Khi tính điểm trung bình thì đạt từ 2.68 - đến 2.83 điểm và độ lệch chuẩn dao động từ 0.45 đến 0.53 điểm Cao nhất là tiêu chí “Chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội” đạt 2.83 điểm So sánh theo thang đo Likert 3 bậc thì cả 3/3 tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội đều nằm trong khoảng từ 2.35 - đến 3.00 điểm thuộc mức rất đồng ý Hay nói cách khác là các tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội mà đề tài lựa chọn đều nhận được sự nhất trí cao từ các đối tượng phỏng vấn.

Như vậy, thông qua phỏng vấn đề tài đã lựa chọn được 3 tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội Kết quả đánh giá trình bày ở các tiểu mục trong mục 3.1.2 đến 3.1.4.

3.1.1.2 Xác định tiêu chuẩn đánh giá năng lực bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội

Xác định các tiêu chí và yêu cầu chuyên môn trong đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội.

Xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội

Hà Nội Thông qua bàn luận đã cho thấy những điểm khác biệt của luận án với các công trình nghiên cứu đã công bố về tiêu chuẩn đánh giá, cách thức đánh giá thực trạng phổ cập bơi theo tiếp cận về xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội Đồng thời cũng đã làm rõ thêm về những hạn chế, tồn tại để dùng làm căn cứ xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội.

3.2 Xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội

3.2.1 Nội dung và cấu trúc chương trình

Dựa trên những cơ sở khoa học và các kết quả đã phân tích ở phần thực trạng, đề tài xây dựng nội dung và cấu trúc chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội Kết quả được trình bày ở bảng 3.23.

Bảng 3.23 Cấu trúc và nội dung chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9

- 11 tuổi thành phố Hà Nội theo tiếp cận CDIO

TT Cấu trúc Nội dung

1 Tên chương trình Số giờ, Số tiết: lý thuyết, thực hành

2 Điều kiện tiên quyết Điều kiện đầu vào đối với người học

3 Chuẩn đầu ra Kiến thức, kỹ năng, thái độ

4 Mô tả tóm tắt nội dung Mô tả những nội dung giảng dạy

Tên bài, phân phối thời gian, chuẩn đầu

5 Cấu trúc nội dung ra mà người học cần đạt được có liên quan đến nội dung tương ứng

6 Phương pháp dạy học Trình bày các phương pháp dạy học được áp dụng trong giảng dạy

7 Nhiệm vụ của người học Trình bày các nhiệm vụ học sinh phải thực hiện Cách đánh giá (Trình bày sự liên quan

8 Đánh giá kết quả học tập giữa phần đánh giá và chuẩn đầu ra).

Hình thức đánh giá và cách tính điểm

9 Tài liệu giảng dạy Tài liệu học tập; Tài liệu tham khảo

10 Hướng dẫn tự học Trình bày nội dung người học tự tập

Sau khi xác định được cấu trúc và nội dung chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội, đề tài đã tiến hành phỏng vấn 30 HLV, giáo viên Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.24 và biểu đồ 3.6. Bảng 3.24 Kết quả lựa chọn cấu trúc chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội theo tiếp cận CDIO (n = 40)

TT Mức độ trả lời n f (%) x ± Cv (%)

Biểu đồ 3.6 Kết quả phỏng vấn lựa chọn cấu trúc chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà NộiKết quả thu được ở bảng 3.24 cho thấy: tần suất trả lời ở mức độ “Rất phù hợp” là 21 chiếm 52.5%; mức độ “Phù hợp” là 13 chiếm tỷ lệ 32.5%;mức độ “Bình thường” là 3 chiếm tỷ lệ 7.5% Tổng các mức độ trả lời rất phù hợp và phù hợp là 85.0% Điểm trung bình tính theo thang đo Likert được4.28 điểm, lớn hơn 4.21 điểm và thuộc mức rất phù hợp Đồng thời hệ số biến thiên Cv là 0.76% < 5% thể hiện mức độ tập trung và không có sự phân tán.Như vậy, cấu trúc và nội dung này được đề tài triển khai để xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội.

3.2.2 Nội dung chương trình xây dựng

CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP BƠI CHO HỌC SINH 9 - 11 TUỔI

(1) Tên chương trình: Chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội.

Tổng số tiết: 90 tiết (Lý thuyết: 6 tiết; Thực hành: 84 tiết).

Học sinh được xác định là không biết bơi khi bắt đầu chương trình.

(3) Chuẩn đầu ra của chương trình.

CĐR1: Khả năng lặn xa 12m hoặc nín thở và thở ra khi hụp dưới nước. CĐR2: Khả năng nổi, đứng nước hoặc lướt nước liên tục trong 1 phút. CĐR3: Khả năng bơi liên tục trong 50 mét.

CĐR4: Hiểu kiến thức liên quan đến an toàn trong và xung quanh nước; và giải cứu người khác bằng sào, thừng, vật nổi.

(4) Mô tả tóm tắt nội dung.

Mục tiêu tổng thể của chương phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội là dạy các kỹ năng bơi và an toàn dưới nước, và xây dựng khả năng ứng biến một cách an toàn và tự tin trong, trên hoặc xung quanh nước Về lâu dài, mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu số ca tử vong do đuối nước của trẻ em Đồng thời giúp học sinh tham gia tập luyện bơi lội như một phương tiện cơ bản để rèn luyện sức khỏe và tăng cường thể lực.

Do đó, chương trình tập trung vào các kỹ năng bơi, năng lực bơi chính xác trong một khoảng cách cụ thể Từ đó nâng cao hiệu quả bơi lội sinh tồn, được định nghĩa là các kỹ năng để sống sót khi rơi bất ngờ xuống vùng nước sâu Bơi sinh tồn kết hợp các khía cạnh của kiến thức và kỹ năng bơi, năng lực bơi an toàn dưới nước và cứu sinh, tự nhận thức, ra quyết định, giải quyết vấn đề, hợp tác và lãnh đạo, tất cả đều nhằm mục đích xây dựng khả năng cá nhân của học sinh, hỗ trợ thêm cho định hướng phổ cập bơi của thành phố Hà Nội.

Lý Thực thuyết hành ra

2 Làm quen nước 4 CĐR1, CĐR2

3 Kỹ thuật động tác chân kiểu bơi ếch 4 CĐR1, CĐR2

4 Kỹ thuật động tác tay kiểu bơi ếch 4 CĐR1, CĐR2

5 Kỹ thuật động tác tay kết hợp thở kiểu

6 Kỹ thuật động tác phối tay + chân kiểu

7 Kỹ thuật phối hợp bơi hoàn chỉnh kiểu

8 Kỹ thuật hoàn thiện củng cố kỹ thuật

6 CĐR1, CĐR3 kiểu bơi ếch

9 Kỹ thuật kỹ thuật xuất phát trên bục 2 CĐR3

10 Kỹ thuật bơi trườn sấp 2

11 Kỹ thuật động tác chân kiểu bơi trườn

12 Kỹ thuật động tác tay kiểu bơi trườn

13 Kỹ thuật động tác tay phối hợp thở

6 CĐR1, CĐR2 kiểu bơi trườn sấp

14 Kỹ thuật động tác tay phối hợp chân

6 CĐR3, CĐR2 kiểu bơi trườn sấp

15 Kỹ thuật phối hợp toàn bộ kiểu bơi

16 Hoàn thiện kỹ thuật toàn bộ kiểu bơi

18 Đứng nước + Nổi trong nước nằm ngửa

Kỹ thuật bơi ứng dụng: bơi ếch ngửa, 6 CĐR2, CĐR4 bơi nghiêng, bơi tay sải chân ếch, lặn xa lặn sâu.

19 Nâng cao an toàn trong bơi

Kỹ thuật cứu đuối gián tiếp: Giải cứu 4 CĐR4

20 Kỹ thuật sơ, cấp cứu trên cạn khi bị

(6) Phương pháp dạy học: (Các phương pháp dạy học được áp dụng giảng dạy thực hành).

(7) Nhiệm vụ của người học.

- Tham gia đầy đủ 100% giờ lý thuyết và thực hành.

- Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm/ bài tập và được đánh giá kết quả thực hiện.

- Tham dự kiểm tra kết thúc khoá học.

- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự tập luyện.

(8) Đánh giá kết quả học tập. a Cách đánh giá.

TT Thành phần Chuẩn đầu ra

1 Hụp và thở bong bóng 20 lần (số lần) CĐR1

2 Nín thở và thở ra ở tư thế hụp dưới nước (s) CĐR1

II Kỹ năng bơi (02 test)

IV Kỹ thuật cứu hộ

1 Giải cứu người khác bằng sào, thừng, vật nổi (điểm) CĐR4 b Hình thức đánh giá và cách tính điểm.

- Điểm kiểm tra hiểu biết về giải cứu người khác bằng sào, thừng, vật nổi được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

- Điểm 8 test đánh giá kỹ năng và năng lực bơi được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân Thành tích kiểm tra được chấm theo bảng điểm phân loại và bảng điểm mà đề tài đã xây dựng.

- Đánh giá tổng hợp: là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá từng nội dung, test Sau đó được phân loại theo bảng điểm tổng hợp mà đề tài đã xây dựng.

Bộ môn bơi lội (1999), Sách giáo khoa Bơi lội, NXB TDTT.

Nguyễn Văn Trạch (1999), Bơi lội, NXB TDTT, Hà Nội.

Nguyễn Văn Trạch (1998), Dạy bơi cho trẻ thơ, NXB TDTT Hà Nội.

Sau mỗi buổi tập luyện, học sinh chủ động tự rèn luyện các nội dung đã được giáo viên hướng dẫn và giao bài tập về nhà Lưu ý: các buổi tự tập luyện ở bể bơi phải có sự giám sát của phụ huynh và cơ sở đào tạo.

3.2.3 Thẩm định chương trình đào tạo thông qua ý kiến đánh giá

Sau khi xây dựng được chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội, đề tài đã tiến hành thẩm định bước đầu chương trình thông qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, HLV Nội dung thẩm định: (1) Khung chương trình đào tạo; (2) Nội dung chương trình; (3) Nội dung kiểm tra đánh giá.

Kết quả đánh giá độ tin cậy của kết quả phỏng vấn thu được như trình bày ở bảng 3.25.

Bảng 3.25 Độ tin cậy kết quả phỏng vấn thẩm định chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n@)

Thống kê độ tin cậy

Hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha) n

Hệ số tương quan Hệ số tương quan

Nội dung thẩm định giữa biến-tổng khi biến-tổng xóa biến

1.Khung chương trình đào tạo 0.870 0.876

3.Nội dung kiểm tra đán giá 0.870 0.876

Từ kết quả ở bảng 3.25 cho thấy: Hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha) của tổng 3 nội dung thẩm định chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội là 0.926, khi so sánh với giá trị (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của từng nội dung thẩm định chỉ từ 0.876 đến 0.924 và đều nhỏ hơn 0.926 Đồng thời giá trị Hệ số tương quan biến-tổng thu được ở 3 nội dung thẩm định có giá trị thu được từ 0.809 đến 0.870 và đều lớn hơn 0.4 Như vậy, kết quả thẩm định thu được đảm bảo độ tin cậy, là thang đo lường ở mức tốt.

Về kết quả được trình bày ở bảng 3.26 và biểu đồ 3.7.

Bảng 3.26 Kết quả thẩm định chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 -

11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 40)

TT Tiêu chí Kết quả phỏng vấn

Không Đạt Rất đạt, kiến nghị đạt (C1) (C2) ban hành (C3)

Biểu đồ 3.7 Kết quả thẩm định chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 -

11 tuổi thành phố Hà Nội

Kết quả thu được ở bảng 3.26 và biểu đồ 3.7 cho thấy: Đa số các nội dung thẩm định đều đánh giá “Đạt, kiến nghị ban hành”, chiếm tỷ lệ từ 70.0% đến 90.0%; mức đạt chiếm tỷ lệ từ 7.5 – 27.5% Còn lại là vùng mức độ

“Không đạt” chỉ chiếm tỷ lệ 2.5% Như vậy, kết quả thẩm định đều ở mức đạt đối với chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội.

Đánh giá hiệu quả chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội

3.3 Đánh giá hiệu quả chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội

3.3.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm

Căn cứ chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội đã xây dựng; Căn cứ thực trạng các điều kiện đảm bảo tập luyện bơi tại Trung tâm Thể thao Ba Đình; Căn cứ nhu cầu tập luyện bơi của học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội; Căn cứ các cơ sở lý luận và thực tiễn tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa Đề tài đã tiến hành thực nghiệm chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội đã xây dựng Đồng thời tiến hành so sánh với các học sinh 9-11 tuổi tập luyện bơi theo chương trình do các giáo viên tự xây dựng.

Hình thức tổ chức theo mô hình câu lạc bộ thể thao.

Thời điểm thực nghiệm: từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2019 gắn liền với thời gian nghỉ hè của học sinh.

Thời gian giảng dạy cho học sinh 9-11 tuổi được tuân thủ theo chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội đã xây dựng.

Nội dung chương trình: Tập trung vào thực hiện chuẩn đầu ra của chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội.

Mục đích thực nghiệm: Để khẳng định tính khả thi, tính ứng dụng của chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội thông qua việc sử dụng các tiêu chuẩn kiểm tra – đánh giá mà đề tài đã xây dựng Song,trong khuôn khổ luận án, mục đích của đánh giá thử nghiệm này còn lấy cả ý kiến của đối tượng được tham gia tập luyện, mức độ đạt chuẩn phổ cập bơi Từ đó đưa ra một số nhận xét khái quát về chương trình phổ cập bơi cho học sinh

9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội đã xây dựng.

Hình thức thực nghiệm: So sánh song song. Đối tượng thực nghiệm: 45 học sinh 9 - 11 tuổi Trung tâm Thể thao Ba Đình Học sinh được tập luyện với 4 giáo viên hướng dẫn và theo chương trình mà luận án đã xây dựng.

Nhóm đối chứng gồm: 45 học sinh 9 - 11 tuổi Trung tâm Thể thao Ba Đình Các học sinh được tập luyện với 4 giáo viên hướng dẫn song theo chương trình tự các giáo viên giảng dạy bơi xây dựng.

Thời lượng chương trình 90 tiết; mỗi tiết tập luyện bơi với thời lượng

45 phút Tiến trình thực nghiệm được trình bày cụ thể ở phụ lục của luận án.

Nội dung đánh giá hiệu quả ứng dụng chương trình:

- Đánh giá hiệu quả của chương trình thực nghiệm qua ý kiến phản hồi của học sinh và phụ huynh khi tập luyện đã xây dựng.

- Đánh giá kết quả kiểm tra hiểu biết về giải cứu người khác bằng sào, thừng, vật nổi.

- Đánh giá hiệu quả của chương trình thực nghiệm qua các test đánh giá kỹ năng và năng lực bơi.

Kết quả thực nghiệm được trình bày tại mục 3.3.2 của luận án.

3.3.2 Kết quả ứng dụng chương trình

3.3.2.1 Kết quả đánh giá hiệu quả chương trình thực nghiệm qua ý kiến phản hồi Để đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố

Hà Nội thông qua ý kiến phản hồi với các câu hỏi nhận định theo thang đoLikert Mức độ nhận định về chương trình được xác định thông qua kết quả phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn của đề tài là: học sinh, phụ huynh, giáo viên dạy bơi, cơ sở đào tạo Trước khi tiến hành phỏng vấn, đề tài đã xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và xác định độ tin cậy của kết quả phỏng vấn kiểm nghiệm thông qua hệ số tin cậy Cronbach's Alpha Kết quả được trình bày ở bảng 3.27. bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45)

Thống kê độ tin cậy

Hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha) n

Hệ số Hệ số tương

Câu hỏi tương quan quan giữa biến- biến-tổng tổng khi xóa biến

1 Em rất thích cố gắng học bơi mà chưa từng thử

2 Em đã đạt được thành tích bơi để có thể sinh

3 Giáo viên rất khuyến khích và làm cho việc

0.894 0.967 học bơi trở nên vui vẻ

II Đối với phụ huynh

1 Những bài học bơi sẽ cứu mạng sống và làm

0.880 0.968 cho trẻ em nhận thức được sự an toàn của nước

2 Tôi cảm thấy an toàn hơn khi biết con tôi đã làm những bài học này và cảm thấy con tự tin 0.812 0.969 hơn khi bơi ở vùng nước sâu

3 Tôi rất thích chương trình và các mục tiêu liên quan Giúp trẻ hiểu và nâng cao khả năng bơi 0.892 0.967 lội là một kỹ năng sống quan trọng

III Đối với giáo viên dạy bơi

1 Chương trình đã cung cấp các kỹ năng bơi để đối phó trong các tình huống rủi ro trong và 0.894 0.967 xung quanh nước

2 Chương trình là một cơ hội cho tất cả trẻ em

0.857 0.968 bất kể nền tảng nào của chúng

3 Nội dung chương trình phù hợp 0.866 0.968

IV Đối với cơ sở đào tạo

1 Tôi nghĩ rằng sự tự tin của học sinh đã được

0.766 0.970 xây dựng rất nhiều sau khi kết thúc khoá học

2 Là một chương trình tuyệt vời và kết quả đã tự

3 Chương trình đã thực sự thành công 0.849 0.968

Kết quả tính toán Cronbach’s Alpha ở bảng 3.27 cho thấy: Hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha) = 0.971 Câu hỏi phải loại bỏ nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số tin cậy (Cronbach's Alpha), song giá trị thu được đều từ 0.968 - 0.971 và như vậy đều không lớn hơn 0.971 Đồng thời câu hỏi cũng bị loại bỏ nếu giá trị tương quan giữa biến đó so với tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.4, song kết quả thu được cho thấy ở tất cả các câu đều từ 0.736 - 0.894 và đều lớn hơn 0.4 Như vậy, kết quả phỏng vấn thu được là đảm bảo độ tin cậy Tức là sử dụng tốt để đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội. a Thông qua ý kiến phản hồi của học sinh.

Kết quả thống kê tần suất trả lời 3 câu hỏi của học sinh khi đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội được trình bày tại bảng 3.28.

Bảng 3.28 Thống kê tần suất trả lời của học sinh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45)

TT Mức độ trả lời Tần suất trả lời 3

Kết quả thu được ở bảng 3.28 cho thấy: tần suất trả lời ở mức độ “Rất đồng ý” là 121 chiếm 89.6%; mức độ “Đồng ý” là 14 chiếm tỷ lệ 10.4%; mức độ “Không đồng ý” là 0 Tổng các mức độ trả lời rất đồng ý và đồng ý là100.0% Như vậy, chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội mà đề tài xây dựng được đa số học sinh tham gia tập luyện bơi đánh giá là phù hợp.

Kết quả thống kê tần suất trả lời từng câu hỏi khi đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội trình bày ở bảng 3.29 và biểu đồ 3.8.

Bảng 3.29 Tổng hợp tần suất trả lời của học sinh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45)

Tỷ lệ mức độ trả lời (%)

Em rất thích cố gắng học bơi - 6 39

2,87 0,34 mà chưa từng thử trước đây - 13,3 86,7

2 Em đã đạt được thành tích bơi - 3 42

- 6,7 93,3 để có thể sinh tồn trong nước

Giáo viên rất khuyến khích và - 5 40

3 làm cho việc học bơi trở nên 2,89 0,32

Biểu đồ 3.8 Phân bố kết quả phỏng vấn học sinh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội

Kết quả thu được ở bảng 3.29 thấy: Nhận định về mỗi câu hỏi đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội của học sinh ở các mức độ khác nhau Cụ thể như sau:

Với câu hỏi “Em rất thích cố gắng học bơi mà chưa từng thử trước đây” được đa số học sinh đánh giá ở mức rất đồng ý đạt tỷ lệ 86.7% và đồng ý13.3%, không có ý kiến không đồng ý.

Với câu hỏi “Em đã đạt được thành tích bơi để có thể sinh tồn trong nước” được đa số học sinh đánh giá ở mức rất đồng ý đạt tỷ lệ 93.3% và đồng ý 6.7%, không có ý kiến không đồng ý.

Với câu hỏi “Em đã đạt được thành tích bơi để có thể sinh tồn trong nước” được đa số học sinh đánh giá ở mức rất đồng ý đạt tỷ lệ 88.9% và đồng ý 11.1%, không có ý kiến không đồng ý.

Khi tính điểm trung bình (Mean) theo thang đo Likert thì cao nhất là 2.93 điểm và thấp nhất là 2.87 điểm So sánh điểm trung bình theo thang đo Likert thì đều nằm trong khoảng từ 2.35 - đến 3.00 điểm thuộc mức rất đồng ý Như vậy, đa số các học sinh phỏng vấn đều đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội là ở mức độ rất đồng ý. b Thông qua ý kiến phản hồi của phụ huynh.

Kết quả thống kê tần suất trả lời 3 câu hỏi của phụ huynh khi đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội được trình bày tại bảng 3.30.

Bảng 3.30 Thống kê tần suất trả lời của phụ huynh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45)

TT Mức độ trả lời Tần suất trả lời 3

Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên của đề tài, cho phép đi đến một số kết luận sau:

1 Luận án đã xác định được 3 tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội Cụ thể: (1) Ý kiến của cơ sở đào tạo/giáo viên dạy bơi cho học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội; (2) Năng lực bơi của học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội; (3) Chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội.

Luận án đã lựa chọn được 9 nội dung, test đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá năng lực bơi cho học sinh 9-11 tuổi Thành phố Hà Nội Các nội dung, test đánh giá gắn liền với các chuẩn đầu ra bao gồm:

Kỹ năng thở gồm 2 test: Hụp và thở bong bóng 20 lần (số lần); Nín thở và thở ra ở tư thế hụp dưới nước (s).

Kỹ năng bơi gồm 2 test: Đứng nước (s); Lướt nước (m).

Năng lực bơi gồm 4 test: Bơi ếch 50m (điểm); Bơi trườn sấp 50m (điểm); Nổi ngửa trong 30s (s); Lặn 12m (m).

Kỹ thuật cứu hộ với 1 nội dung: Giải cứu người khác bằng sào, thừng, vật nổi (điểm).

Thực trạng chương trình huấn luyện mà các CLB/giáo viên áp dụng khi giảng dạy phổ cập bơi vẫn chưa khoa học và xuất phát từ kinh nghiệm dạy bơi cho học sinh nhiều năm Năng lực bơi của học sinh 9-11 tuổi còn tồn tại nhiều hạn chế và chưa đủ an toàn để phòng chống đuối nước có hiệu quả Nguyên nhân cơ bản là do chương trình dạy bơi phổ cập chưa có sự thống nhất và dẫn tới những hạn chế cơ bản trong quá trình dạy bơi.

2 Luận án đã xây dựng được chương trình phổ cập bơi theo xu hướng tiếp cận năng lực cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội với thời lượng 90 tiết.Chương trình mà luận án xây dựng đã nhận được sự đồng thuận cao của các nhà chuyên môn.

3 Kết quả ứng dụng thử nghiệm chương trình phổ cập bơi cho học sinh

9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội đã đem lại hiệu quả rõ rệt và nhận được sự nhất trí cao từ học sinh, phụ huynh, giáo viên và cơ sở đào tạo Đồng thời tác động tích cực đến các kỹ năng bơi, năng lực bơi và cứu hộ đơn giản, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng về thành tích các test, tỷ lệ xếp loại ở ngưỡng P

Ngày đăng: 25/09/2023, 08:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Thang đo Bloom - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Hình 1.1. Thang đo Bloom (Trang 39)
Bảng 1.1. Tóm tắt ứng dụng của các biến thành phần F.I.T.T. đến thể lực - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 1.1. Tóm tắt ứng dụng của các biến thành phần F.I.T.T. đến thể lực (Trang 44)
Hình 1.2. Cải thiện thể chất - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Hình 1.2. Cải thiện thể chất (Trang 46)
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn xác định tiêu chí và yêu cầu chuyên môn trong đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi (n = 80) - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn xác định tiêu chí và yêu cầu chuyên môn trong đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi (n = 80) (Trang 81)
Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test, nội dung trong đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi (n = 102) - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test, nội dung trong đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi (n = 102) (Trang 83)
Bảng 3.11. Bảng điểm đánh giá năng lực bơi phổ cập của học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.11. Bảng điểm đánh giá năng lực bơi phổ cập của học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội (Trang 91)
Bảng 3.13. Thực trạng thời gian trong các chương trình huấn luyện (n=20) - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.13. Thực trạng thời gian trong các chương trình huấn luyện (n=20) (Trang 94)
Bảng 3.17. Thực trạng thành tích đứng nước (s) của học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.17. Thực trạng thành tích đứng nước (s) của học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội (Trang 99)
Bảng 3.19. Thực trạng thành tích lặn 12m (m) của học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.19. Thực trạng thành tích lặn 12m (m) của học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội (Trang 101)
Bảng 3.26 Kết quả thẩm định chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - -11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 40) - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.26 Kết quả thẩm định chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - -11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 40) (Trang 125)
Bảng 3.29. Tổng hợp tần suất trả lời của học sinh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45) - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.29. Tổng hợp tần suất trả lời của học sinh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45) (Trang 135)
Bảng 3.31. Tổng hợp tần suất trả lời của phụ huynh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45) - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.31. Tổng hợp tần suất trả lời của phụ huynh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45) (Trang 137)
Bảng 3.33. Tổng hợp tần suất trả lời của giáo viên về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 15) - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.33. Tổng hợp tần suất trả lời của giáo viên về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 15) (Trang 139)
Bảng 3.36. Kết quả điểm kiểm tra hiểu biết về giải cứu người khác bằng sào, thừng, vật nổi - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.36. Kết quả điểm kiểm tra hiểu biết về giải cứu người khác bằng sào, thừng, vật nổi (Trang 143)
Bảng 3.38. Kết quả điểm kiểm tra test hụp và thở bong bóng 20 lần - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.38. Kết quả điểm kiểm tra test hụp và thở bong bóng 20 lần (Trang 146)
Bảng 3.40. Kết quả test nín thở và thở ra ở tư thế hụp dưới nước - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.40. Kết quả test nín thở và thở ra ở tư thế hụp dưới nước (Trang 148)
Bảng 3.42. Kết quả kiểm tra test Đứng nước - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.42. Kết quả kiểm tra test Đứng nước (Trang 150)
Bảng 3.46. Kết quả điểm kiểm tra test Bơi ếch - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.46. Kết quả điểm kiểm tra test Bơi ếch (Trang 155)
Bảng 3.47. So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Bơi ếch - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.47. So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Bơi ếch (Trang 155)
Bảng 3.49. So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Bơi trườn sấp - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.49. So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Bơi trườn sấp (Trang 158)
Bảng 3.53. So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Lặn 12m - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.53. So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Lặn 12m (Trang 163)
Bảng 3.54. So sánh kết quả xếp loại tổng hợp các test đánh giá kỹ năng và năng lực bơi giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.54. So sánh kết quả xếp loại tổng hợp các test đánh giá kỹ năng và năng lực bơi giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng (Trang 165)
Bảng 3.55. Kết quả tổng hợp dựa trên chuẩn đầu ra Chuẩn - (Luận án tiến sĩ) xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9   11 tuổi thành phố hà nội
Bảng 3.55. Kết quả tổng hợp dựa trên chuẩn đầu ra Chuẩn (Trang 167)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w