1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)

97 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 742,53 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (6)
    • 1.1 Giải phẫu và sinh lý nướu răng (6)
    • 1.2 Bệnh viêm nướu (10)
    • 1.3 Bệnh đái tháo đường (17)
    • 1.4 Mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường và bệnh viêm nướu (21)
    • 1.5 Tổng quan về laser (21)
    • 1.6 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước (26)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (30)
    • 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu (40)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1. Đặc diểm lâm sàng viêm nướu trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 (0)
    • 3.2. Kết quả điều trị nhóm điều trị với laser và nhóm điều trị thông thường đối chứng (0)
    • 3.3. So sánh kết quả điều trị nhóm điều trị với laser và nhóm điều trị thông thường đối chứng (0)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (53)
    • 4.1. Đặc điểm lâm sàng viêm nha chu trên bệnh nhân có đái tháo đường type 2 (53)
    • 4.2. Kết quả điều trị viêm nướu có sử dụng laser trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (61)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường đang là một trong những bệnh phổ biến nhất và đang tăng nhanh trên phạm vi toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ gia tăng đái tháo đường nhanh nhất thế giới và nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất thế giới. Theo kết quả điều tra của Bộ Y Tế, tỷ lệ đái tháo đường của người Việt năm 2017 đang ở mức 5,7% và ước tính số lượng bệnh nhân có chiều hướng tăng gấp đôi tính đến năm 2030. Bệnh đái tháo đường típ 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện bởi các triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm, khám sức khỏe [1], [2], [3]. Một trong những biến chứng của đái tháo đường là nha chu - loại bệnh răng miệng phổ biến và là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người trưởng thành. Nhiều chứng cứ khoa học khẳng định mối tương quan hai chiều giữa bệnh nha chu và đái tháo đường. Các nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu và đặc biệt là nha chu viêm xảy ra thường xuyên và nặng hơn ở người bị đái tháo đường so với người không bị bệnh. Kết quả các nghiên cứu khác cũng cho thấy, nguy cơ bị bệnh nha chu ở người đái tháo đường tăng từ 2 - 4 lần so với người không mắc bệnh. Tình trạng nha chu ở bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém xấu hơn ở bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt. Ngược lại, các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nha chu ảnh hưởng xấu đến kiểm soát đường huyết, làm tăng nguy cơ biến chứng của đái tháo đường. Do vậy, điều trị hiệu quả viêm nướu - giai đoạn sớm của bệnh nha chu - ở bệnh nhân đái tháo đường có giá trị quan trọng trong quá trình kiểm soát và theo dõi bệnh nhân đái tháo đường [1], [2]. Laser là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất được sử dụng hiệu quả trong điều trị bệnh nha chu với ưu điểm ít xâm nhập, ít chảy máu đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới [11], [14]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Bá Khánh [4], Cung Văn Vinh [10] đã lần lượt cho thấy giá trị hỗ trợ của laser trong điều trị bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy các nghiên cứu sử dụng laser trong điều trị bệnh nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường. Để góp phần bổ sung phương pháp điều trị bệnh nha chu ở bệnh nhân đái tháo đường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NƯỚU CÓ SỬ DỤNG LASER TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2” với mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm nướu trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. 2. Đánh giá kết quả điều trị viêm nướu có sử dụng laser trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này tiến hành trên 64 bệnh nhân viêm nướu mạn tính có tiểu đường týp 2 đến khám và điều trị tại Khoa Lão Nha, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019.

- Viêm nướu mạn tính (theo chỉ số GI của Loe và Silness) [20].

- Đã được chẩn đoán và điều trị ĐTĐ típ 2 [12].

- Bệnh nhân còn lại ít hơn 20 răng trên 2 cung hàm

- Bệnh viêm nha chu mãn tính khu trú và toàn thể nặng, VNC tiến triển nhanh, VNC kết hợp sang thương nội nha.

- Bệnh nhiễm trùng răng miệng cấp tính.

- Ngoài bệnh đái tháo đường có các yếu tố nguy cơ (HIV, hút thuốc lá, v.v.)

- Bệnh nhân không hợp tác

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, can thiệp lâm sàng, có đối chứng.

Chọn mẫu ngẫu nhiên, không xác xuất theo mẫu thuận tiện

Nhóm nghiên cứu đã phân chia ngẫu nhiên 63 bệnh nhân thành hai nhóm dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh (theo chỉ số GI của Loe và Silness) Nhóm thử nghiệm bao gồm những bệnh nhân có số thứ tự lẻ, trong khi nhóm chứng bao gồm những bệnh nhân có số thứ tự chẵn.

+ Nhóm thử nghiệm (nhóm I) gồm 32 bệnh nhân, được điều trị nha chu không phẫu thuật: lấy cao răng, hướng dẫn vệ sinh răng miệng phối hợp chiếu tia Laser diode trực tiếp vào vùng tổn thương trên nướu.

+ Nhóm chứng (nhóm II) gồm 31 bệnh nhân, được điều trị nha chu không phẫu thuật đơn thuần: lấy cao răng, hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

- Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu (phụ lục 2).

- Phiếu nghiên cứu (phụ lục 3).

2.2.3.2 Dụng cụ khám và điều trị

- Bộ dụng cụ khám: khay, gương, kẹp gắp, thám trâm, cây thăm dò nha chu.

Hình 4 Thám trâm nha chu có chia vạch

- Máy lấy cao răng siêu âm Bobcat với các loại đầu trên nướu và dưới nướu.

- Máy Picasso Lite công suất thấp của hãng AMD LASER với các thông số kỹ thuật như sau:

Hình 5 Đầu chiếu Laser dùng trong nghiên cứu

+ Chùm tia Laser photon GaAlAs (Gallium-Aluminium- Arsenide) + Bước sóng: 810 nm; 630-670 nm

+ Chế độ phát: xung hay liên tục

+ Thời gian mỗi xung: tối đa 30 ms [17]

2.2.4 Các bước tiến hành nghiên cứu

- Tất cả bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều được hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán, chọn bệnh nhân vào mẫu nghiên cứu, lập kế hoạch điều trị theo 2 nhóm.

- Điều trị, chăm sóc, theo dõi bệnh nhân.

Thiết lập mẫu bệnh án để ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu, bao gồm: thông tin khi bệnh nhân đến khám, diễn biến trong quá trình điều trị, đánh giá kết quả điều trị sau 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng sau khi điều trị.

Hình 6 Sơ đồ tiến hành các bước nghiên cứu 2.2.5 Kế hoạchđiều trị

2.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá

2.2.5.1 Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm nướu trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2

Nhóm chứng Nhóm nghiên cứu – laser diode

Tái khám, đánh gía(1 tuần, 1 tháng, 3 tháng)

Tái khám, đánh gía(1 tuần, 1 tháng, nghiệm đường huyết (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng)

B nh nhânệnh nhân Tr l i ả lời ời b ng câu ả lời h iỏi

Khám tình tr ng viêm ạng viêm n u ướu (GI,SBI, PLI )

Xét nghi m ệnh nhân đ ng ười huy t lúc ết lúc đói

Ch n đoánẩn đoán K ho ch ết lúc ạng viêm đi u trều trị ị

+ Tuổi: chia làm 3 nhóm 60-69 (sơ lão), 70 – 79 (trung lão), ≥ 80 tuổi

+ Thời gian mắc bệnh tiểu đường: Theo Hoàng Ái Kiên [3]: nhóm phát hiện bệnh dưới 5 năm, nhóm phát hiện bệnh từ 5 đến 10 năm, và nhóm phát hiện bệnh trên 10 năm.

+ Nồng độ HbA1c: sử dụng phân loại mức độ kiểm soát bệnh đái tháo đường theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ - ADA:

< 6,5%: kiểm soát glucose tốt 6,5 - 7,5%: kiểm soát glucose khá

Tình trạng nướu răng theo chỉ số nướu GI (Gingival Index) của Sillness và Loe (1963).

- Đánh giá mức độ viêm nướu dựa trên màu sắc, độ săn chắc và có hay không có chảy máu khi thăm khám.

- Trước khi ghi phải làm cho răng và nướu khô, khám dưới ánh sáng đèn, dùng gương và cây thăm dò nha chu.

- Mỗi răng khám 4 vị trí: gai nướu ngoài xa, nướu mặt ngoài, gai nướu ngoài gần và nướu mặt trong Trung bình điểm của 4 vùng là điểm của mỗi răng Trung bình điểm của các răng là điểm GI cho mỗi cá thể.

Đánh giá mức độ chảy máu nướu bằng cách sử dụng đầu dò nha chu nhẹ nhàng (không quá 25g), để song song và áp sát vào bề mặt chân răng tại vị trí thăm dò.Ghi nhận tình trạng chảy máu sau 20 giây thăm dò, ngay trước khi bệnh nhân ngậm miệng hoặc nuốt nước bọt.

- Tiêu chuẩn đánh giá: Chia làm 4 mức độ [28] Độ Kết quả Độ 0: Nướu bình thường Độ 1: Nướu viêm nhẹ, nề nhẹ, đổi màu ít, không chảy máu khi thăm khám Độ 2: Nướu viêm trung bình, đỏ, phù nề, chảy máu khi thăm khám. Độ 3: Nướu viêm nặng, đỏ nề nhiều, lở loét, chảy máu tự phát

+ Chỉ số chảy máu mao mạch (PBI – Papillary Bleeding Index) do Saxer và Mühlemann đề xuất năm 1975.

+ Dùng ánh sáng đủ khi thăm khám mỗi vùng.

+ Cây thăm dò nha chu đi song song với trục răng ở bờ nướu rồi tới nhú nướu.

+ Đánh giá sau khi thăm khám 30 giây.

1 Chảy máu vài giây sau khi thăm khám

2 Chảy máu ngay sau khi thăm khám

3 Chảy máu trên cây thăm dò lan đến bờ nướu viền

+ Cách ghi chỉ số: Ghi chỉ số cho mặt ngoài và mặt trong của răng, tính trung bình cho mỗi răng, cộng lại các giá trị chia cho tất cả các răng được khám [4], [6]

Chỉ số mảng bám PLI (Plaque Index) của Loe và Silness (1967) Đánh giá độ dày của mảng bám, qua đó, đánh giá tình trạng VSRM của bệnh nhân.

Cách ghi nhận: mỗi răng ghi nhận ở mặt ngoài, trong, gần, xa

PlI ở mỗi răng = tổng điểm ở 4 mặt răng/4

PlI cá nhân = tổng điểm các mặt răng/ số mặt răng khám

 1: mắt thường không nhìn thấy mảng bám nhưng phát hiện được khi dùng cây thăm dò cạo trên mặt răng ở khe nướu.

 2: mảng bám thấy bằng mắt (mỏng đến trung bình).

+ 3: mảng bám, vụn thức ăn tích tụ nhiều [50], [80].

- Triệu chứng lâm sàng: chảy máu nướu, thay đổi hình dạng,màu sắc nướu. + Mức độ viêm nướu ở người đái tháo đường.

+ Phân bố viêm nướu ở người đái tháo đường theo nhóm tuổi.

+ Phân bố viêm nướu ở người đái tháo đường theo giới.

+ Đánh giá mức độ viêm nướu qua các chỉ số lâm sàng.

2.2.5.2 Kết quả điều trị viêm nướu có sử dụng laser trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2.

Tất cả các bệnh nhân của 2 nhóm được hướng dẫn vệ sinh răng miệng và can thiệp khi chỉ số đường huyết lúc đói 7,0-9.0 mmol/l Mỗi bệnh nhân đều được tiến hành lấy cao răng theo một quy trình kỹ thuật như nhau: làm sạch cao răng bằng máy siêu âm theo kỹ thuật thông thường Yêu cầu lấy hết cao răng mảng bám tất cả các răng Lấy lần lượt theo vùng lục phân Sau khi làm sạch cao răng, MBR thì đánh bóng toàn bộ các mặt răng bằng bột đánh bóng với chổi đánh bóng.

Sau đó, bệnh nhân của nhóm thử nghiệm được điều trị tiếp theo với chiếu laser diode trực tiếp vào vùng tổn thương trên nướu:

Chiếu laser diode 2 lần/ 1 tuần

Chế độ chiếu: liên tục [13]

- Qui trình chiếu Laser Diode

+ Thầy thuốc và bệnh nhân mang kính bảo vệ mắt.

+ Chọn đầu tip 90 độ, dài 5-10 mm.

+ Kích hoạt đầu tip bằng cách chạm đầu tip vào giấy than và đạp pedal khoảng 7-8 lần.

+ Đối với viêm nướu cường độ 0.3 – 0.4 w, thời gian chiếu: 20 giây, chế độ chiếu: liên tục.

Để chăm sóc nướu hiệu quả, hãy thực hiện động tác quét liên tục theo chiều ngang và dọc, đảm bảo tiếp xúc đều đặn với mô mềm Thường xuyên làm sạch các mô vụn, tổ chức hạt và máu đông trên đầu tip nướu bằng gạc ẩm tẩm oxy già.

+ Chấp dứt thao tác khi có dấu hiệu chảy máu nhưng thời gian chiếu không được quá 45 giây.

+ Dùng thuốc giảm đau nếu cần, dùng bàn chải mềm, chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối sinh lý.

+ Số lần chiếu: 2 lần/1 tuần [17]

Bệnh nhân của cả hai nhóm đều được hướng dẫn vệ sinh răng miệng (chải răng, dùng chỉ nha khoa) và súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi tiến hành các thủ thuật.

Sau điều trị, bệnh nhân của 2 nhóm được khám và đánh giá lại sau 1 tuần, 3 tháng, 6 tháng. Để đánh giá kết quả điều trị chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:

+ Sự thay đổi chỉ số GI trung bình

+ Đánh giá sự cải thiện chỉ số GI dựa theo các tác giả Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Thúy Mai, Vũ Thúy Quỳnh [10], [11], [12].

Chỉ số mảng bám (PLI).

+ Sự thay đổi chỉ số PLI trung bình.

+ Đánh giá sự cải thiện chỉ số PLI dựa theo tác giả Hoàng Kim Loan [10]. Tốt: PLI từ 0-0,1

Chỉ số chảy máu rãnh nướu (SBI).

+Sự thay đổi chỉ số PBI trung bình.

+ Đánh giá sự cải thiện chỉ số PBI.

2.2.5 Các biến số nghiên cứu và cách đánh giá

2.2.5.1 Đặc điểm lâm sàng, Xquang của viêm nướu

+ Thời gian mắc bệnh tiểu đường

- Chỉ số đánh giá tình trạng viêm nướu và mảng bám:

+ Chỉ số nướu GI của Loe và Silness (1962)

+ Chỉ số chảy máu rãnh nướu (SBI – Gingival Sulcus Bleeding Index) của Muhlemann và Mazor (1958)

+ Chỉ số mảng bám (PLI)

- Tình trạng bệnh đái tháo đường/Chỉ số đường máu (Tiêu chuẩn WHO, IDF-2012), thời điểm can thiệp 7-9 mmol/l.

2.2.5.2 Kết quả điều trị viêm nướu có sử dụng laser trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2

Sau điều trị, bệnh nhân của 2 nhóm được khám và đánh giá lại sau 1 tuần (chiếu tia lần 2 đối với nhóm thực nghiệm), 4 tuần và 3 tháng. Để đánh giá kết quả điều trị chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:

+ Sự biến đổi các chỉ số: Chỉ số nướu (GI), SBI và chỉ số mảng bám. + Thời gian khỏi hoàn toàn(TGKHT):được tính từ khi bắt đầu điều trị đến hết viêm (các chỉ số GI, SBI và chỉ số mảng bámPLI đạt được về mức độ tốt). + Tình trạng đường huyết: Xét nghiệm lại mỗi lần khám và đánh giá:

Mức độ PlI GI PBI

- Các số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 18.0 cho win.

- Sử dụng test T, kiểm định ANOVA để so sánh số liệu.

-Các kết quả có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05

Đạo đức trong nghiên cứu

+ Các đối tượng phải được giải thích rõ mục đích nghiên cứu, tình nguyện tham gia và ký tên vào phiếu nghiên cứu.

+ Thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật trong suốt quá trình nghiên cứu Số liệu thu thập chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu.

+ Các đối tượng nghiên cứu có quyền rút lui khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.

+ Các đối tượng được giải thích và tư vấn tình trạng răng miệng của họ và được hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

+ Đề cương được sự chấp thuận bởi hội đồng y đức trong nghiên cứu Y Sinh học của Đại học Y Dược Huế.

+ Các đối tượng nghiên cứu được điều trị giống nhau sau khi kết thúc nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

So sánh kết quả điều trị nhóm điều trị với laser và nhóm điều trị thông thường đối chứng

4.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VIÊM NHA CHU TRÊN BỆNH NHÂN

CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng thuộc nhóm 60 - 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (57,1%), tiếp theo là nhóm tuổi 70 - 79 chiếm 31,7% Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 60 tuổi và bệnh nhân lớn tuổi nhất là 90 tuổi Tuổi trung bình: 69,2±7,0 (Bảng 3.1).

Kết quả một số nghiên cứu về bệnh NC trên người bị ĐTĐ type 2 cho thấy:

Nghiên cứu của Hoàng Ái Kiên được thực hiện trên 260 bệnh nhân, bao gồm 130 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 (45 nam, 85 nữ, tuổi trung bình 58,2 ± 9,1) và 130 người không mắc bệnh đái tháo đường (37 nam, 93 nữ, tuổi trung bình 56,29 ± 9,19) Sự khác biệt về giới tính và tuổi tác giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

- Nguyễn Xuân Thục: tập trung ở nhóm tuổi trung niên 45 - 64 tuổi (70,7%), nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 24,2%, nhóm 35-44 tuổi chỉ chiếm 5,1%, tuổi trung bình 58,8 ± 8,2.

- Phan Văn Trương: nhóm tuổi 50 - 59 chiếm 38,9% và nhóm tuổi 60 -

69 chiếm 31,5%; nhóm ≥ 70 chiếm 11,1%, tuổi thấp nhất là 40, cao nhất là 74; tuổi trung bình là 52,22 ± 5,60.

Việc phân nhóm tuổi không thống nhất ở các nghiên cứu nhưng vẫn thể hiện đặc điểm chung: bệnh ĐTĐ type 2 thường khởi phát ở lứa tuổi trung niên từ 40 tuổi trở lên trên thực tế ĐTĐ type 2 thường không được chẩn đoán và điều trị ngay từ đầu, nhiều trường hợp chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn khi ĐTĐ đã có biến chứng, mà VNC là biến chứng thứ 6 của bệnh ĐTĐ.

BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng viêm nha chu trên bệnh nhân có đái tháo đường type 2

CÓ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Độ tuổi của bệnh nhân tập trung chủ yếu ở nhóm 60 - 69 tuổi (57,1%) và 70 - 79 tuổi (31,7%) Bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 60 tuổi, lớn tuổi nhất là 90 tuổi Tuổi trung bình của bệnh nhân là 69,2 ± 7,0.

Kết quả một số nghiên cứu về bệnh NC trên người bị ĐTĐ type 2 cho thấy:

- Hoàng Ái Kiên: Nghiên cứu mẫu có 260 bệnh nhân: 130 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (45 nam, 85 nữ, tuổi trung bình là 58,2 ± 9,1) và 130 người không có bệnh đái tháo đường (37 nam, 93 nữ, tuổi trung bình là 56,29 ± 9,19) (p>0,05).

- Nguyễn Xuân Thục: tập trung ở nhóm tuổi trung niên 45 - 64 tuổi (70,7%), nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 24,2%, nhóm 35-44 tuổi chỉ chiếm 5,1%, tuổi trung bình 58,8 ± 8,2.

- Phan Văn Trương: nhóm tuổi 50 - 59 chiếm 38,9% và nhóm tuổi 60 -

69 chiếm 31,5%; nhóm ≥ 70 chiếm 11,1%, tuổi thấp nhất là 40, cao nhất là 74; tuổi trung bình là 52,22 ± 5,60.

Việc phân nhóm tuổi không thống nhất ở các nghiên cứu nhưng vẫn thể hiện đặc điểm chung: bệnh ĐTĐ type 2 thường khởi phát ở lứa tuổi trung niên từ 40 tuổi trở lên trên thực tế ĐTĐ type 2 thường không được chẩn đoán và điều trị ngay từ đầu, nhiều trường hợp chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn khi ĐTĐ đã có biến chứng, mà VNC là biến chứng thứ 6 của bệnh ĐTĐ.

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại Khoa Lão nha, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh nên ngoài đặc điểm trên, còn thể hiện tần suất bệnh nha chu cũng như sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc răng miệng của người cao tuổi.

Trong khi sâu răng là căn bệnh gây mất răng chủ yếu ở lứa tuổi trẻ, thì bệnh

NC là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng ở lứa tuổi trung niên và người già Sức khoẻ NC của các đối tượng trong nghiên cứu này vừa chịu ảnh hưởng của căn bệnh ĐTĐ type 2, vừa chịu tác động bất lợi của yếu tố tuổi tác [38].

Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường typ 2 ở nữ cao hơn nam (60,3% so với 39,7%) Phân tích này trùng khớp với các nghiên cứu trước đó của Nguyễn Xuân Thục và Trần Thị Triêu Nhiên Nguyên nhân được giải thích là do phụ nữ trung niên tích tụ mỡ nhiều hơn nam, một yếu tố làm tăng nguy cơ kháng insulin, dẫn đến đái tháo đường typ 2 Thêm vào đó, tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam, kéo theo nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác, trong đó có tiểu đường typ 2.

[47] Phụ nữ cũng thường có ý thức quan tâm đến sức khỏe răng miệng nên tần suất đi khám răng miệng cũng cao hơn.

Tỉ lệ viêm nướu trung bình, nặng khu trú của nam giới (chiếm 64%) nhiều hơn nữ giới (chiếm 48%); sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Như vậy, qua nghiên cứu này cho thấy số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới nhưng bệnh NC của nam giới nặng hơn nữ giới.

4.1.2 Đặc điểm về bệnh Đái tháo đường típ 2

Nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn chủ yếu là cấp II (29,63%); cấp III(33,33%) và đều có VNC trung bình, nặng khu trú (56%), giữa trình độ học vấn và VNC là ít liên quan có thể do mẫu nhỏ (n = 54) So với nghiên cứu của

Nguyễn Viết Hải, Trần Kim Nhật (n = 207) thì trình độ học vấn chủ yếu là cấp II chiếm 57,49% có VNC nhẹ (92,59%); Trần Thị Triêu Nhiên (n = 133) thì chủ yếu là cấp I (37,6%) có VNC nhẹ (28%); VNC trung bình, nặng (72%)

Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy trình độ học vấn thấp thì bị bệnh NC nhiều hơn và nặng hơn; ngược lại, kết quả nghiên cứu này thì đa số bệnh nhân đều có trình độ học vấn nhất định (cấp II và III) nhưng lại bị bệnh NC nặng hơn Để lý giải cho điều này, có thể do mẫu nghiên cứu này nhỏ, có thể do kiến thức về cách chăm sóc SKRM, sự hiểu biết về mối liên quan giữa SKRM và sức khỏe toàn thân (có ĐTĐ type 2) của các bệnh nhân còn hạn chế Do vậy, cần phải tư vấn tốt để các bệnh nhân này tiếp thu tốt được các kiến thức về giáo dục sức khoẻ NC có ĐTĐ, từ đó bệnh nhân dễ hợp tác tốt đưa đến kết quả điều trị bệnh VNC có ĐTĐ nói chung (ĐTĐ type 2 nói riêng) được tốt hơn Như chúng ta đã biết, hiện nay bệnh răng miệng (chủ yếu là bệnh sâu răng và NC) vẫn còn là những bệnh phổ biến chiếm đa số, muốn phòng và điều trị bệnh có hiệu quả ở một nước mà nền kinh tế còn thấp, cán bộ chuyên khoa chưa đủ, trang thiết bị dụng cụ còn thiếu, trình độ học vấn của người dân chưa cao như ở nước ta, thì giáo dục nha khoa được coi là biện pháp hữu hiệu nhất, trong kế hoạch phòng và điều trị bệnh răng miệng nói chung trong đó có bệnh VNC, kết hợp với các chuyên gia nội tiết ĐTĐ để giúp cho bệnh nhân hiểu rõ mối nguy hiểm của bệnh ĐTĐ (có ĐTĐ type 2), sửa đổi nhận thức và hành vi không đúng, tuân thủ điều trị (kết hợp với điều trị VNC) nhằm giảm tỉ lệ tử vong và ngăn ngừa giảm được biến chứng của bệnh trong đó có biến chứng VNC [31], [75].

4.1.2.2 Tình trạng kiểm soát glucose máu qua chỉ số HbA1c

Bảng 3.15 cho thấy bệnh nhân trong nghiên cứu có tình trạng kiểm soátHbA1c ở mức tốt và khá chiếm tỉ lệ gần toàn bộ nhóm bệnh nhân (56,3% -42,2%) Chỉ có một bệnh nhân ở mức kiểm soát kém Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Trung bình HbA1c là 6,25 ±0,85 (%) Chỉ số HbA1c nhỏ nhất là 4,34, lớn nhất là 7,89.

So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thục, tỷ lệ kiểm soát HbA1c (≤ 7,5%) ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường type 2 trong nghiên cứu này chỉ đạt 51,8%, trong khi tỷ lệ kiểm soát kém (HbA1c > 7,5%) lên tới 48,2% Chỉ số HbA1c được sử dụng phổ biến để đánh giá kiểm soát glucose máu vì không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan như tuân thủ nhịn ăn trước xét nghiệm, tác dụng tức thời của thuốc hạ glucose máu hay dao động glucose máu từng ngày.

HbA1c là sản phẩm bền vững của sự kết hợp giữa hemoglobin và glucose, phản ánh mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng trước Độ chính xác và tính khách quan của HbA1c giúp chỉ số này trở thành tiêu chuẩn vàng đánh giá kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường Do đó, khi nồng độ HbA1c cao, cần điều chỉnh biện pháp hỗ trợ và phác đồ điều trị nhằm đưa đường huyết về mức bình thường, hạn chế biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

4.1.3 Đặc đỉểm lâm sàng của bệnh viêm nha chu

4.1.3.1 Chỉ số mảng bám PLI

Bảng 3.11 và 3.12 trình bày về phân bố số lượng bệnh nhân theo chỉ số PLI và phân bố theo chỉ số PLI cho 2 nhóm nghiên cứu.

So sánh với nghiên cứu khác trên đối tượng không mắc ĐTĐ ở cùng độ tuổi, kết quả cho thấy đối tượng mắc ĐTĐ có tình trạng VSRM kém hơn [38]. Kết quả nghiên cứu (phân bố viêm nha chu theo chỉ số OHI - S) cho thấy tỉ lệ VSRM kém chiếm 63%, VSRM trung bình chiếm 37% và có mối liên quan mật thiết giữa VSRM với tình trạng NC Bệnh nhân VSRM kém bị

VNCMT trung bình, nặng khu trú; bệnh nhân VSRM trung bình chỉ mắc VNCMT nhẹ.

Nhận định VSRM ở người ĐTĐ type 2 kém hơn ở người không mắc ĐTĐ cũng phù hợp với kết luận của một số tác giả khác:

Campus G (Italy - 2010) khi nghiên cứu đối chứng giữa nhóm ĐTĐ type

2 gồm 71 người, tuổi trung bình là 61 ± 11 với nhóm chứng gồm 141 người hoàn toàn khoẻ mạnh, tuổi trung bình là 59,1 ± 9,2 đã đưa ra kết luận VSRM ở nhóm bệnh kém hơn với p < 0,05 [51].

Del Toro R (Mexico – 2010) tiến hành nghiên cứu trên 226 bệnh nhân tuổi đời từ 18 đến 84, trong đó gồm 180 người bình thường và 46 người ĐTĐ type 2 cũng kết luận rằng VSRM ở nhóm bệnh kém hơn ở nhóm chứng với p

Kết quả điều trị viêm nướu có sử dụng laser trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2

4.2.1 Sự biến đổi chỉ số PLI sau điều trị

Bảng 3.21 cho thấy cả 2 nhóm đều có sự cải thiện đáng kể chỉ số mảng bám tại các thời điểm đánh giá sau điều trị Đây là kết quả của việc giáo dục bệnh nhân duy trì vệ sinh răng miệng giúp loại bỏ tác động viêm của vi khuẩn và độc tố lên mô nướu Chỉ số mảng bám được duy trì ở mức thấp (PLI

Ngày đăng: 21/09/2023, 11:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Giải phẫu nướu răng [18] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Hình 1.1. Giải phẫu nướu răng [18] (Trang 6)
Hình 1.2. Trình tự tiến hành xét nghiệm [4], [10] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Hình 1.2. Trình tự tiến hành xét nghiệm [4], [10] (Trang 19)
Hình 3. Cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động của laser [4] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Hình 3. Cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động của laser [4] (Trang 22)
Hình 4. Thám trâm nha chu có chia vạch - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Hình 4. Thám trâm nha chu có chia vạch (Trang 31)
Hình 5. Đầu chiếu Laser dùng trong nghiên cứu - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Hình 5. Đầu chiếu Laser dùng trong nghiên cứu (Trang 32)
Hình 6. Sơ đồ tiến hành các bước nghiên cứu 2.2.5. Kế hoạchđiều trị - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Hình 6. Sơ đồ tiến hành các bước nghiên cứu 2.2.5. Kế hoạchđiều trị (Trang 33)
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân (n=63) (Trang 41)
Bảng 3.4. Trung bình chỉ số chảy máu mao mạch (PBI) ở các giai đoạn (n=63) Chỉ   số   chảy   máu   mao   mạch - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.4. Trung bình chỉ số chảy máu mao mạch (PBI) ở các giai đoạn (n=63) Chỉ số chảy máu mao mạch (Trang 42)
Bảng 3.3. Trung bình chỉ số nướu (GI) ở các giai đoạn (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.3. Trung bình chỉ số nướu (GI) ở các giai đoạn (n=63) (Trang 42)
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của bệnh nhân theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của bệnh nhân theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) (Trang 42)
Bảng 3.7. Đánh giá theo chỉ số PBI ở các giai đoạn (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.7. Đánh giá theo chỉ số PBI ở các giai đoạn (n=63) (Trang 43)
Bảng 3.8. Đánh giá theo chỉ số PLI ở các giai đoạn (n=63) Đánh giá theo chỉ - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.8. Đánh giá theo chỉ số PLI ở các giai đoạn (n=63) Đánh giá theo chỉ (Trang 44)
Bảng 3.10. Trung bình HbA1C (%) ở các giai đoạn (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.10. Trung bình HbA1C (%) ở các giai đoạn (n=63) (Trang 44)
Bảng 3.12. Đánh giá kiểm soát glucose máu theo HbA1C ở các giai đoạn (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.12. Đánh giá kiểm soát glucose máu theo HbA1C ở các giai đoạn (n=63) (Trang 45)
Bảng 3.13. So sánh trung bình Glucose máu (mmol/l) ở các giai đoạn theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.13. So sánh trung bình Glucose máu (mmol/l) ở các giai đoạn theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) (Trang 46)
Bảng 3.15. So sánh trung bình chỉ số GI ở các giai đoạn theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.15. So sánh trung bình chỉ số GI ở các giai đoạn theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) (Trang 47)
Bảng 3.17. So sánh trung bình chỉ số PLI ở các giai đoạn theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.17. So sánh trung bình chỉ số PLI ở các giai đoạn theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) (Trang 49)
Bảng 3.18. So sánh đánh giá chỉ số GI ở các giai đoạn theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.18. So sánh đánh giá chỉ số GI ở các giai đoạn theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) (Trang 51)
Bảng 3.19. So sánh đánh giá chỉ số PBI ở các giai đoạn theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 3.19. So sánh đánh giá chỉ số PBI ở các giai đoạn theo 2 nhóm nghiên cứu (n=63) (Trang 51)
Bảng 4.1. Sự cải thiện chỉ số PLI giữa các tác giả - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nướu Có Sử Dụng Laser Trên Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Típ 2 (Full Text)
Bảng 4.1. Sự cải thiện chỉ số PLI giữa các tác giả (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w