1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Bài tập lớn NLCT kiến trúc pptx

10 602 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 496,71 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ  GVHD : TS VĂN TẤN HOÀNG SVTH : LÊ HOÀNG ANH MSSV : 0951020001 LỚP : XD09A3 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2011 Chủ đầu tư: Nguyễn Hữu Đôn Cơ quan thiết kế: CTY TTHH TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG HẢI GIA Địa chỉ: 289 Lê Quang Định F7 Q.Bình Thạnh- TP HCM Giám đốc: KTS. Nguyễn Văn Hải Thiết kế: KTS. Đỗ Song Toàn Vẽ: KTS Nguyễn Đăng Khoa Quản lý kỷ thuật :Ks. Nguyễn Duy Khanh Hạng mục: Xây mới Năm thiết kế: 2007 1.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH: Do nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng tăng cao nói chung , nhu cầu nhà ở rất đa dạng như trung cư, biệt thự, nhà liên kế…, đặc biệt là nhà phố, biệt thự nhằm đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao . Tuy nhiên tùy vào từng sở thích, nhu cầu thực tế, mà mỗi gia đình có 1 kiến trúc không gian riêng cho ngôi nhà của mình, dựa vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình,nhằm giải quyết vấn đề nhà ở là thật sự cần thiết. Kinh tế ngày càng phát triển ,khiến nhu cầu sống ngày càng cao,khiến nhu cầu về những ngôi nhà có kiến trúc sang trọng đã được xây dựng,vừa đảm bảo phù hợp mỗi gia đình cũng đảm bảo môi trường sống xanh sạch đẹp, văn minh, hiện đại phù hợp với xu thế hiện đại hoá của đất nước. Công trình NHÀ Ở GIA ĐÌNH do công ty TTHH TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG HẢI GIA thiết kế là một trong những công trình được xây dựng nhằm giải quyết nhu cầu sống cao của mỗi gia đình, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố. 2.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH: a. Sơ lược về công trình: Chủ đầu tư: Nguyễn Hữu Đôn Cơ quan thiết kế: CTY TTHH TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG HẢI GIA Địa chỉ: 289 Lê Quang Định F7 Q.Bình Thạnh- TP HCM Giám đốc: KTS. Nguyễn Văn Hải Thiết kế: KTS. Đỗ Song Toàn Vẽ: KTS Nguyễn Đăng Khoa Chức năng sử dụng:dùng để ở, không gian sinh hoạt của gia đình.Gồm:  Số tầng : 3tầng  Tầng trệt : 3.8m  Tầng 1 : 3.4m  Tầng 2 : 3.4m  Tầng áp mái: cao 2.7 m  Chiều cao công trình : 13.3m.  Địa điểm xây dựng: công trình được xây dựng tại thành phố HỒ CHÍ MINH  Diện tích xây dựng: 120 m 2 b. Phân khu chức năng: *Tầng 1: không gian sinh hoạt, ăn uống của gia đình.Bao gồm: +Bộ phận chức năng chính: 1 phòng khách: +Diện tích 21.25m 2 +Bộ phận chức năng phục vụ : 1Bếp: +Diện tích 20.5m 2 WC1 +Diện tích 2.25m 2 Kho: + Diện tích 1.8m 2 Garace + Diện tích 27.5m 2 Khu cầu thang + Diện tích 16.25m 2 Sân: 19m 2 *Tầng 2: .Bao gồm: Ba phòng ngủ PN2 + Diện tích 20m2 PN3 + Diện tích 14.5m2 PN4 + Diện tích 20.5m2 1 phòng khách: + Diện tích 30.5m2 WC3 +Diện tích5.8m2 WC4 + Diện tích 5.8m2 Ban công + Diện tích 2.16m2 1 phòng ngủ 2:+ Diện tích 22m2 1 phòng ngủ 3:+ Diện tích 25m2 1 phòng ngủ 4: + Diện tích 27m2 1 phòng sinh hoạt chung: 18m2 1 khu cầu thang: 16.25m2 *Tầng 3: .Bao gồm: Phòng ngủ PN5 + Diện tích 13m2 1 phòng khách: + Diện tích 30.5m2 1WC WC3 +Diện tích5.18m2 Ban công + Diện tích 2.16m2 1 phòng ngủ 5: + Diện tích 13m2 Sân thượng: + Diện tích 24,25m2 và 21.25m2 3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN -Công trình được xây dựng tai TP HỒ CHÍ MINH nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền NAM BỘ , một năm có 2 mùa rõ rệt:nắng và mưa. -Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm. -Các yếu tố khí tượng: Nhiệt độ trung bình năm: 30 °C -Nhiệt độ thấp nhất trong năm khoảng tháng 11-12: 7-8 0 C. Nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng tháng 4: 39 0 C. -Mưa: Lượng mưa trung bình trong năm: 2.300 – 3.700 mm -Độ ẩm: Độ ẩm trung bình là: 85 – 90% -Gió: Hướng gió chính thay đổi theo mùa.Khu vực thành phố HỒ CHÍ MINH là khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão. * Chú trọng việc chống nóng bằng cách sử dụng phương pháp chống thấm mái thông gió làm giàm nóng ẩm -Nắm vững chế độ gió tại khu vực nhằm làm giảm nhiệt độ phòng,tăng sự bốc hơi,giảm độ ẩm không khí và vật liệu. 4. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 1.Nguyên tắc xây dựng: -Biệt thự độc lập giữa sân vườn. -Theo tiêu chuẩn quy phạm thiết kế. -Kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng đảm bảo sử dụng tốt, phù hợp và không lạc hậu theo thời gian, có thể linh động thay đổi. -Phong cách kiến trúc hiện đại 2.Giải pháp mặt bằng: -Mặt bằng công trình được bố trí hoàn toàn đối xứng tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí giao thông công trình, đồng thời có thể làm đơn giản hóa các giải pháp về kết cấu của công trình. -Tận dụng triệt để diện tích đất xây dựng và sử dụng công trình hợp lý. -Giao thông trên mặt bằng của các sàn tầng được thực hiện thông qua hệ thống sảnh hành lang. -Công trình có cầu thang bộ phục vụ cho việc giao thông giũa các tầng. 3.Giải pháp mặt đứng -Mặt đứng công trình tổ chức theo kiểu khối đặc chữ nhật, kiến trúc đơn giản phát triển theo chiều cao mang tính bề thế hoành tráng. 4.Không gian công năng -Không gian nửa kín nửa hở:gồm nhiều cửa sổ ,có thể mở tùy lúc ,đón ánh sáng, tạo cảm giác thoải mái được thiết kế không gian phòng khách, phòng thờ, khoảng không thông tầng trong nhà biệt thự *Phân loại theo vị trí: -Không gian trong:gồm các phòng phía trong,vỏ bao che phòng ăn,phòng khách, phòng bếp… -Không gian ngoài:gồm các phần bên ngoài công trình là sân vườn , lối đi, hồ bơi -Không gian chuyển tiếp:hiên bao lớn, sảnh,cầu thang *Phân loại theo đặc điểm sử dụng : -Không gian tĩnh:thường là không gian kín bao gồm phòng ngủ, phòng xông hơi,phòng nghe nhạc, phòng thư giãn,phòng người giúp việc -Không gian động:phòng sinh hoạt,phòng khách, phòng ăn+bếp,phòng chờ. 5.Các loại phòng cơ bản trong nhà -Tiền phòng là đầu mối giao thông nối tiếpkhông gian khác là nơi để giày dép, xe máy,ô tô -Phòng khách là nơi sum họp gia đình,tổ chức lễ tiệc -Phòng ngủ:không gian nghỉ ngơi, học tập yêu cầu thông thoáng và chiếu sáng, không bố trí lối xuyên qua phòng ngủ phòng khác -Phòng ăn+phòng bếp:không gian ăn uống thông thoáng sử dụng vật liệu chịu lửa dễ lau chùi ,làm vệ sinh -Khu vệ sinh: -Kho lưu trữ vật dụng thường xuyên không được sử dụng ,thường được xây dựng phí dưới cầu thang gần bếp, phía trên WC -Ban công , lô gia:dùng để hóng mát, làm sân phơi 5.GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KẾT CẤU CHÍNH 1.Bộ phận của ngôi nhà và yêu cầu cơ bản của chúng *Móng nhà -Kết cấu chịu lực nằm dưới mặt đất nó truyền trọng lượng nhà và các tải trọng tác dụng lên nền giữ ổn định cho ngôi nhà , móng mở rộng chân tối thiểu là 80cm và chôn sâu xuống khỏi mặt khe rãnh tối thiểu 60cm. *Trụ hay cột -Là kết cấu chịu lực tựa trực tiếp lên đáy móng .Trụ bê tông cốt thép to hay nhỏ tùy thuộc vào khoảng cách 2 trụ liền nhau , ta không làm nhỏ hơn 220x220 cho bước cột 3-4m.Với bước cột lớn chọn cạch cột bằng 1/20-1/25 cho nhà 1-2 tầng *Tường -Tường làm 2 nhiệm vụ chịu lực và ngăn che .Tường chịu lực không mỏng hơn 220mm,tường không chịu lực chu vi nhà cũng không được mỏng hơn 220mm vì phải chịu lực đón gió ,chịu nhiệt ,mưa tạt vào trong tường -Các vách ngăn không chịu lực diện tích không quá 10m2 có thể xây dựng bằng tường con kiến (dày ½ gạch -105mm). -Tường hoàn thiện bằng lớp vữa mặt ngoài khoảng 15mm bằng vữa tam hợp hay xi măng cát ,bả ma tít sơn vôi hay quét vôi. -Khi xây tường phải không trùng mạch và tránh chặt gạch *Bệ nhà và hệ rãnh -Bệ tường là phần ốp phủ bên ngoài nhà ở độ cao từ vỉa hè thềm nhà đến độ cao tầng trệt -Tường đai bệ nhà phải được làm bằng vật liệu kiên cố chống được lực va chạm tố, chống ẩm. -Để bảo vệ tường nhà không bị nước mưa làm hỏng ta tạo ra hè rãnh và thềm nhà chỗ tiếp giáp với mặt đất .thềm nhà thiết kế thường từ 60-100cm và rãnh thu nước rộng 25-30cm,sâu 15-20cm và thềm vỉa hề được đánh dốc về phía rãnh . -Bệ nhà thường cao hơn hè, thềm 45-75cm,còn hè thềm cao hơn đất ,lối vào nhà khoảng 10-15cm,nước không tràn vào nhà và tầng trệt không bị ẩm. *Bồn hoa bậc tam cấp -Để vào nhà qua cao độ của bệ nhà người ta thường tổ chức lối vào theo kiểu bậc tam cấp -Bậc tam cấp xuống liên hệ với nhà ngoài nhà thường là các bậc rộng 30cm cao 15cm.Trên thềm tam cấp có mái che mưa, hai bên tam cấp bố trí bồn hoa -Mái hiên tốt nhất bố trí phủ hết bậc tam cấp ,tối thiểu cũng nên bố trí đưa ra khỏi cửa 120cm. *Giằng tường -Là vành đai kết cấu làm bằng bê tông cốt thép nằm lẫn trong bề dày tường ở độ cao giáp tường ,ngang mức sàn ngang mức dạ cửa đi,cửa sổ.giằng rộng bằng tường và cao thường 27-14cm. *Lanh tô và ô văng -Lanh tô là phần kết cấu chịu lực nằm phía trên lỗ ô cửa để đỡ phần tường phía trên,cũng được dấu lẫn trong bề dày tường.Nó có thể được làm bằng gạch,gạch cốt thép, bê tông cốt thép ,thép hay gỗ. -Ô văng được bố trí che các cửa sổ cửa đi .Nó có thể cấu tạo là tấm phẳng gác trên lỗ cửa làm luôn nhiệm vụ của lanh tô đưa ra mặt nhà 60-80cm (cho cửa sổ) 120-200cm (cho cửa đi),có chiều dày trung bình từ 6-8cm -Vữa trát mặt tường với ô văng dùng ximang cát vét từ mặt ô văng đến độ cao 20cm để giọt mưa bắn vào ô văng không làm hỏng tường . *Ban công -Được làm nhô ra khỏi mặt nhà treo vào tường hoặc sàn -Ban công không nên đưa quá 1.2m mặt làm tháp hơn trong nhà khoảng 5-10cm để nước mưa không tràn vào nhà ,không tràn vào phàng và trần cấu tạo lan can bảo vệ tối thiểu 90cm,tạo ra sự an toàn khi sử dụng. *Sàn và cầu thang +Sàn là kết cấu chính của ngôi nhà tạo ra diện tích và không gian sử dụng ,đồng thời gách nhiệm vụ chịu lực và bao che. -Sàn làm bằng bê tông cốt thép có chiều dày khoảng 15-25cm tua75 trên dầm phụ .Dầm chính có cao độ lấy khoảng 1/10 khẩu độ của nó dầm phụ tựa vào dầm chính ,đặt cách nhau không quá 3-4m,lấy cao bằng 1/12-1/15 chiều dài của nó. +Cầu thang là mặt sàn nghiêng có cấu tạo bậc dùng để liên hệ giao thông giữa các phòng -Bậc thang thông dụng cao 14-17cm ,rộng 26-32cm -Bề rộng thân thang rộng 80-110cm -1 thân thang nên không quá 18 bậc liên tục. -Các tay vịn để đi lại. *Vách ngăn -Làm nhiệm vụ ngăn chia không gian, là tường tự mang. -Vách nhẹ chỉ dày 6-12cm có thể làm bằng vật liệu khác nhau nhưng phải đảm bảo kín đáo ,cách âm,cách nhiệt ,chống ẩm… *Mái và máng nước -Các sàn mái ,xà gồ,và bộ phận chịu lực có yêu cầu như sàn .Nhiệm vụ bao che do lớp lợp đảm nhiệm +Máng nước hay seno bố trí có thể nhô ra ngoài nhà hoặc trong phạm vi giới hạn tường chu vi.Tường chắn mái cao tối thiểu 60cm kiểu lan can rỗng hay tường đặc. *Cửa sổ và cửa đi +Cửa sổ làm nhiệm vụ lấy ánh sáng và thông gió cho phòng .Để đảm bảo ánh sáng tự nhiên tốt lỗ cửa sổ phải đủ rộng .lấy diện tích lỗ cửa sổ bằng 1:4-1:8 diện tích phòng .Cửa sổ thường đặt mép dưới cao hơn phòng 80-90cm. -Sử dụng cửa sổ 2 lớp :ngoài kính trong có hệ rèm che nắng +Cửa đi dùng để đi vào các phòng ,để ra vào nhà ,cửa chính không hẹp quá 80cm,không tháp hơn 2.1m. -Cửa rộng dưới 90cm nên lảm cửa 1 cánh, từ 100cm trở lên dùng cửa 2 cánh. 2.Hệ thống chiếu sáng và thông gió: -Hầu hết các căn hộ được bố trí xung quanh lõi cứng cầu thang, có mặt thoáng không gian tiếp xúc với bên ngoài lớn các phòng đều sử dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên thông qua các cửa kính bố trí bên ngoài công trình. -Ngoài ra hệ thống chiếu sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho có thể phủ được những vị trí cần được chiếu sáng. 3.Hệ thống điện: -Sử dụng nguồn điện của thành phố cấp. -Hệ thống điện đi trong hộp kỹ thuật. Mỗi tầng có bảng hiệu điều khiển riêng can thiệp tới nguồn điện cung cấp cho từng phòng. Các khu vực có thiết bị ngắt điện tự động để cô lập nguồn điện cục bộ khi có sự cố. 4.Hệ thống cấp thoát nước: -Nước sử dụng được lấy từ trạm cấp nước thành phố, dùng máy bơm đưa nước từ hệ thống lên bể chứa nước mái. Bể nước này vừa có chức năng phân phối nước sinh hoạt cho các phòng, vừa dự trữ nước khi hệ thông ngưng hoạt động. -Thoát nước mưa bằng hệ thống rãnh trên sân thượng theo đường ống kỹ thuật dẫn xuống đất và dẫn ra cống khu vực. Đường ống thoát nước đặt dưới đất sử dụng ống PVC chịu áp lực cao. Tất cả các ống đi trong hộp kỹ thuật có chỗ kiểm tra sửa chữa khi có sự cố. 5.Phòng cháy chữa cháy: -Hệ thống báo cháy được đặc biệt quan tâm, công trình được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy trên mỗi tầng và trong mỗi phòng, có khả năng dập tắt mọi nguồn phát lửa trước khi có sự can thiệp của lực lượng chữa cháy. Các miệng báo khói và nhiệt tự tự động được bố trí hợp lý cho từng khu vực. -Giải pháp giao thông nội bộ. giao thông ngang: thông qua hệ thống hành lang, sảnh hiên. -Giao thông đứng: qua hệ thống thang bộ 6. GIÀI PHÁP VẬT LIỆU 1. Vật liệu xây dựng -Bê tông cốt thép -Đá, gạch -Gỗ -Vì kèo sắt cho mái 2. Vật liệu trang trí - Các chi tiết trang trí ,cửa sổ sắt, vật liệu phủ ốp ngoài -Sử dụng cửa kính -Sàn lát gạch ceramic và ốp gỗ công nghiệp cho 1 số sàn trong nhà -Mái: + Lợp ngói hạ long ,chát tổ ong sỏn màu + Phào chỉ sơn màu trắng +Ống gạch ốp lam +Ốp đá tự nhiên màu tối -Trần trát vữa xi măng và lăn sơn màu trắng -Khu WC :+tường ốp gạch men kính ,ốp cao sát tường +Thiết bị liên doanh +Tường lăn sơn màu trắng +Trần có quạt thông gió 50x50 +Có vách ngăn bằng tấm chịu nước xương hợp kim BẢN VẼ CHI TIẾT NHÀ . cầu sống ngày càng cao . Tuy nhiên tùy vào từng sở thích, nhu cầu thực tế, mà mỗi gia đình có 1 kiến trúc không gian riêng cho ngôi nhà của mình, dựa vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình,nhằm. tế ngày càng phát triển ,khiến nhu cầu sống ngày càng cao,khiến nhu cầu về những ngôi nhà có kiến trúc sang trọng đã được xây dựng,vừa đảm bảo phù hợp mỗi gia đình cũng đảm bảo môi trường sống. vực nhằm làm giảm nhiệt độ phòng,tăng sự bốc hơi,giảm độ ẩm không khí và vật liệu. 4. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 1.Nguyên tắc xây dựng: -Biệt thự độc lập giữa sân vườn. -Theo tiêu chuẩn quy phạm thiết

Ngày đăng: 18/06/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w