1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx

123 4 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2%
Tác giả Trần Thị Minh Thanh
Trường học Đại Học Y Dược Huế
Thể loại luận văn chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2022
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 15,68 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 1.1. Bệnh nha chu (10)
    • 1.2. Bệnh đái tháo đường (20)
    • 1.3. Mối liên quan giữa bệnh nha chu và bệnh đái tháo đường (23)
    • 1.4. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới có liên quan đề tài nghiên cứu (26)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (32)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (32)
    • 2.3. Xử lý và phân tích số liệu (46)
    • 2.4. Sai số và các biện pháp hạn chế sai số (47)
    • 2.5. Đạo đức nghiên cứu (48)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 (49)
    • 3.2. Đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường có dùng máng chứa Chlorhexidine 0,2% (56)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (69)
    • 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm nha chu mạn tính ở bệnh đái tháo đường type 2 (69)
    • 4.2. Đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường có dùng máng chứa chlorhexidine 0,2% (77)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................82 (90)
    • type 2......................................................................................................18 (0)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC TRẦN THỊ MINH THANH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU MẠN TÍNH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ DÙNG MÁNG CHỨA CHLORHEXIDINE 0[.]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

Gồm 60 bệnh nhân viêm nha chu mạn tính mức độ nhẹ và trung bình có tình trạng đái tháo đường type 2, đến khám và điều trị tại phòng khám Răng Hàm Mặt bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế và Khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, từ tháng 06/2021 đến tháng 08/2022.

 Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ type 2 theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa

Kỳ (American Diabetes Association - ADA (2020) với thời gian phát hiện ít nhất 1 năm và được điều trị ngoại trú [19].

 Bệnh nhân được chẩn đoán VNC mạn tính ở mức độ nhẹ và trung bình theo phân độ viêm nha chu tiêu chuẩn của AAP (2014): có ít nhất hai răng không kề nhau có mất bám dính lâm sàng (1 ≤ CAL ≤ 4 mm hoặc 3 ≤ PPD ≤ 7 mm)

 Còn tối thiểu 20 răng trên cung hàm [59].

 Chưa điều trị nha chu trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm nghiên cứu.

 Đồng ý tham gia nghiên cứu và đảm bảo thời gian tái khám.

 VNC kết hợp với sang thương nội nha.

 VNC kết hợp với bệnh toàn thân khác như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, võng mạc, thận, thần kinh.

 Bệnh nhân dùng kháng sinh trong vòng 03 tháng trước điều trị.

 Bệnh nhân đang có thai hoặc cho con bú.

 Bệnh nhân hút thuốc lá, nhai thuốc lá và sử dụng các sản phẩm liên quan đến thuốc lá.

 Bệnh nhân dị ứng với Chlorhexidine gluconate.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, tiến cứu, can thiệp lâm sàng, có đối chứng.

2.2.2 Cách chọn mẫu và cỡ mẫu

Chọn mẫu theo mẫu thuận tiện, không xác suất.

Cỡ mẫu n` bệnh nhân, chia ngẫu nhiên thành hai nhóm để tiến hành điều trị theo hai phương pháp.

Các bệnh nhân được đánh số thứ tự trên phiếu nghiên cứu dựa theo thời gian đến khám và những bệnh nhân này sẽ bốc thăm để phân chia vào các nhóm điều trị theo theo phương pháp điều trị nha chu không phẫu thuật và điều trị nha chu không phẫu thuật kết hợp mang máng chứa gel Chlorhexidine 0,2%

 Nhóm chứng (n0): Bệnh nhân được điều trị nha chu không phẫu thuật.

 Nhóm can thiệp (n0): Bệnh nhân được điều trị nha chu không phẫu thuật kết hợp mang máng chứa gel Chlorhexidine 0,2%.

 Bộ đồ khám: gương, kẹp gắp, thám trâm, cây đo túi Williams (Hu-Friedy, Hoa Kỳ).

Bộ dụng cụ cạo cao răng, đánh bóng răng bao gồm: máy cạo cao siêu âm Bonart (Đài Loan) với đầu cạo cao trên và dưới nướu, tay khoan chậm, đài cao su đánh bóng, chổi đánh bóng và bột đánh bóng.

 Bộ dụng cụ xử lý mặt gốc răng: bộ dụng cụ nạo Gracey (Hu-Friedy, Hoa Kỳ).

 Bơm tiêm vô khuẩn 1ml (Vikimco, Cuu Long Pharmaceutical Joint-Stock Company, Việt Nam).

 Phiếu thu thập dữ liệu.

Hình 2.1 Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu

A Gương, thám trâm, kẹp gắp; B Bộ dụng cụ nạo Gracey, cây đo túi Williams;

C Bộ dụng cụ cạo cao răng; D Máy cạo cao siêu âm

(Hình ảnh nghiên cứu) 2.2.3.2 Vật liệu

 Nước muối sinh lý NaCl 0,9% (công ty Braun, Việt Nam).

 Gel bôi Perio Kin 0,2% (Laboratorios, Tây Ban Nha).

Hình 2.2 Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu

A: Gel Perio Kin 0,2% ; B: Máng nhựa mềm

(Hình ảnh nghiên cứu) 2.2.4 Tóm tắt các bước nghiên cứu

 Bước 1: Tiếp nhận bệnh nhân, chọn bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu, giải thích và chia bệnh nhân ngẫu nhiên vào các nhóm nghiên cứu

 Bước 2: Tại thời điểm T0 (trước điều trị) tiến hành:

Khám, đánh giá, ghi nhận các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm nha chu và đái tháo đường type 2 (Xét nghiệm chỉ số HbA1c).

 Bước 3: Quy trình điều trị viêm nha chu

+ Hướng dẫn bệnh nhân VSRM

+ Bệnh nhân 2 nhóm được cạo cao răng - xử lý bề mặt gốc răng (SRP) theo một quy trình kỹ thuật như nhau.

Nhóm chứng: điều trị theo phương pháp SRP

Nhóm can thiệp: điều trị theo phương pháp SRP + mang máng chứa CHX 0,2% trong 3 tuần (sau khi bệnh nhân được SRP, hẹn sau 7 ngày tái khám lấy dấu răng 2 hàm để thiết kế máng chứa gel CHX)

 Bước 4: Đánh giá sau điều trị tại thời điểm T1 (sau 1 tháng), T2 (sau 3 tháng)

 Các chỉ số lâm sàng nha chu (sau 1 tháng và 3 tháng)

 Xét nghiệm HbA1c tại thời điểm T (sau 3 tháng)

Bệnh nhân điều trị nha chu vẫn được điều trị ĐTĐ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa Nội-Nội tiết.

 Bước 5 Nhập, xử lý và phân tích số liệu, viết luận văn

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

2.2.5 Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá

2.2.5.1 Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2

Sáu mươi bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được khám và ghi nhận các đặc điểm sau:

Bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám tại phòng khám Nội, được chỉ định xét nghiệm đường máu: HbA1c

- Khám và đánh giá các chỉ số: PlI,

- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng

- Cạo cao răng và xử lý bề mặt gốc răng

- Khám và đánh giá các chỉ số: PlI,

- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng

- Cạo cao răng và xử lý bề mặt gốc răng + mang máng chứa gel CHX

- Khám và đánh giá lại tình trạng nha chu: PlI, GI, PPD, CAL, BOP

Nhập và xử lí số liệu

+ Tuổi: chia thành 3 nhóm: ≤ 50 tuổi, 51 – 60 tuổi, > 60 tuổi [8].

+ Nghề nghiệp: (1) nhóm nội trợ, hưu trí; (2) Nông dân, kinh doanh, buôn bán, CBVC, khác,

+ Thời gian mắc bệnh ĐTĐ: phân loại thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ vào 3 nhóm: dưới 5 năm, từ 5 đến 10 năm và trên 10 năm [8].

 Đặc điểm hành vi - thói quen vệ sinh răng miệng:

 Số lần chải răng/ ngày

• Sau khi ăn • Sau khi ngủ dậy • Trước khi đi ngủ

• Chải ngang • Chải dọc • Xoay tròn

 Sử dụng phương pháp làm sạch răng khác:

• Chỉ nha khoa • Nước súc miệng • Bàn chải kẽ răng • Khác

 Đặc điểm lâm sàng viêm nha chu mạn tính được thể hiện thông qua tỷ lệ, giá trị trung bình và sự phân bố các triệu chứng lâm sàng, các chỉ số lâm sàng nha chu của 60 bệnh nhân như sau:

+ Các triệu chứng lâm sàng: hôi miệng, chảy máu nướu, tụt nướu, đau răng, ngứa nướu, lung lay răng.

Chỉ số mảng bám (Plaque Index - PlI) - Silness và Loe (1964): là chỉ số đánh giá độ dày của mảng bám trên bề mặt răng Chỉ số này được đánh giá trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, làm khô răng và nướu trước khi đánh giá, sử dụng gương và cây thăm dò [50].

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn chỉ số mảng bám PlI Điểm số Tiêu chuẩn chỉ số mảng bám PlI

1 Mảng bám không thấy được bằng mắt thường, nhưng phát hiện được khi dùng cây thăm dò cạo trên mặt răng gần viền nướu.

2 Mảng bám thấy được bằng mắt, tích tụ trung bình trong khe nướu, vùng nướu viền và/ hoặc dính trên bề mặt răng.

3 Mảng bám dày, mảnh vụn thức ăn tích tụ nhiều o Răng đánh giá: R12, R16, R24, R32, R36, R44. o Vùng đánh giá trên mỗi răng: ngoài gần, ngoài giữa, ngoài xa, trong. o Đọc kết quả, tính toán chỉ số: chỉ số PlI cho mỗi vị trí được cho điểm từ 0-3 theo bảng trên Chỉ số PlI cho một răng bằng tổng điểm của 4 vùng/ 4 Chỉ số PlI cho cá nhân bằng tổng điểm trung bình (TB) của các răng khám/ số răng khám. o Ngưỡng đánh giá chỉ số PlI cho cá nhân thể hiện tình trạng VSRM [50]:

Hình 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số mảng bám [68]

Hình 2.4 Các răng đại diện trong đánh giá chỉ số mảng bám [52]

 Chỉ số nướu GI (Gingival Index - GI) - Loe và Silness (1963) [50]: được đánh giá trong điều kiện tương tự chỉ số PlI.

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn chỉ số nướu GI Điểm số Tiêu chuẩn chỉ số nướu GI

0 Không có viêm nướu/ nướu bình thường.

1 Viêm nhẹ, thay đổi màu sắc nhẹ, phù nhẹ, không chảy máu khi thăm khám.

2 Viêm trung bình, nướu đỏ, bóng, phù và phì đại, chảy máu khi thăm khám.

3 Viêm nặng, nướu đỏ và phì đại nhiều, loét, dễ chảy máu tự phát. o Răng đánh giá: R12, R16, R24, R32, R36, R44. o Vị trí đánh giá: gai nướu ngoài xa, gai nướu ngoài gần, viền nướu mặt ngoài, mặt trong. o Đọc kết quả, tính toán chỉ số: chỉ số GI cho mỗi vị trí được cho điểm từ 0 -

3 theo bảng trên Chỉ số GI cho mỗi răng bằng tổng điểm của 4 vị trí/ 4 Chỉ số GI cá nhân bằng tổng trung bình tất cả các răng khám/ số răng khám. o Ngưỡng đánh giá chỉ số GI cá nhân [50]:

* Viêm nướu trung bình: 1,1 - 2,0 điểm

Đo độ sâu thăm dò nha chu (PPD) là đánh giá chiều sâu của khe nướu bình thường hoặc túi nha chu, xác định bằng khoảng cách từ đường viền nướu đến đáy khe nướu hoặc túi nha chu bằng cây thăm dò Tất cả các răng được đánh giá trong quá trình đo.

* Đo ở 6 vị trí quanh mỗi răng: xa ngoài, giữa ngoài, gần ngoài, xa trong, giữa trong, gần trong.

* Giữ đầu làm việc cây thăm dò giữ song song với bề mặt chân răng.

* Khi đo mặt bên, nghiêng cây thăm dò về phía đường giữa ở mặt bên.

* Di chuyển cây thăm dò theo nhịp đi bộ (Walking stroke) bằng cách di chuyển đầu dụng cụ lên xuống và đi tới (với mỗi bước có chiều cao 1-2 mm và chiều dài là 1 mm), áp lực đầu cây thăm dò lên biểu mô bám dính nên dao động từ 10 – 20g. o Đọc kết quả, tính toán chỉ số:

* Độ sâu thăm dò nha chu được ghi nhận với vạch mm gần nhất Làm tròn số đo lên số nguyên cao hơn Ví dụ số đọc 3,5 mm được ghi là 4 mm hoặc số đọc 5,5 mm được ghi là 6mm.

* Chỉ số PPD cho mỗi răng bằng tổng điểm PPD của 6 vị trí/ 6 Trung bình PPD của bệnh nhân bằng tổng trung bình PPD của các răng/ tổng số răng. o Đánh giá:

* Viêm nha chu nhẹ: PPD từ 3 - 5mm

* Viêm nha chu trung bình: PPD từ 5 - 7 mm

* Viêm nha chu nặng: PPD ≥ 7mm

Hình 2.5 Đánh giá độ sâu thăm dò nha chu [34].

Độ mất bám dính lâm sàng (CAL) đo khoảng cách từ đáy túi nha chu đến đường nối men - xê măng Đánh giá trên tất cả các răng, đo ở 6 vị trí mỗi răng: xa ngoài, giữa ngoài, gần ngoài, xa trong, giữa trong, gần trong Tính toán CAL bằng cách cộng giá trị PPD và khoảng cách từ đường nối men - xê măng đến đường viên nướu Chỉ số CAL cho mỗi răng là tổng CAL ở sáu vị trí chia cho 6.

* CAL = PPD + (khoảng cách CEJ – GM).

* Chỉ số CAL cho mỗi răng: trung bình chỉ số CAL ở 6 vị trí/ 6.

* Trung bình CAL của bệnh nhân bằng tổng điểm trung bình của các răng/tổng số răng. o Đánh giá:

* 1 – 2mm: mất bám dính nhẹ.

* 3 – 4 mm: mất bám dính trung bình.

* ≥ 5mm: mất bám dính nặng.

 Chảy máu khi thăm dò (Bleeding on probing – BOP) [16]: chảy máu khi thăm dò BOP xác định có hay không có chảy máu trong 20 giây sau khi thăm dò độ sâu khe nướu hoặc túi nha chu. o Răng đánh giá: tất cả các răng. o Vùng khám trên mỗi răng: gai nướu phía gần và phía xa, nướu viền mặt ngoài và mặt trong. o Đọc kết quả, tính toán chỉ số:

* Có chảy máu: 1 điểm o Ghi nhận phần trăm các vị trí xuất hiện chảy máu khi thăm dò:

% BOP = Số vị trí chảy máu khi thăm dò * 100

Tổng số vị trí thăm khám

Hình 2.6 Đánh giá chảy máu khi thăm dò [18]

 Chẩn đoán mức độ VNCMT: theo cập nhật năm 2015 về phân loại bệnh nha chu năm 1999 của AAP, VNC được phân loại dựa trên sự kết hợp giữa tình trạng viêm nướu (chảy máu nướu khi thăm khám) và chỉ số PPD hoặc CAL lớn nhất trên mỗi bệnh nhân [78] Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên bệnh nhân VNC nhẹ và trung bình:

 VNC nhẹ: 1 ≤ CAL ≤ 2mm hoặc 3 < PPD < 5mm.

 VNC trung bình: 3 ≤ CAL ≤ 4mm hoặc 5 ≤ PPD < 7mm.

 Chẩn đoán bệnh đái tháo đường và theo dõi tình trạng bệnh ĐTĐ

 Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTD theo ADA 2020: HbA1c ≥ 6,5% (xét nghiệm được làm ở labo sử dụng phương pháp chuẩn).

 Xét nghiệm chỉ số HbA1c tại thời điểm trước điều trị và 3 tháng sau điều trị.

 Đánh giá: sử dụng phân loại mức độ kiểm soát bệnh ĐTĐ theo Hội Nội tiết ĐTĐ Việt Nam năm 2011 gồm ba mức độ [1]:

 6,5% ≤ HbA1c ≤ 7,5%: kiểm soát trung bình

2.2.5.2 Đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có dùng máng chứa Chlorhexidine 0,2%.

Xử lý và phân tích số liệu

+ Các thông tin và số liệu thu thập, được nhập, phân tích và xử lý theo phương pháp thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0.

+ Các biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và phần mềm Medcalc 18.

+ Biến số định tính được trình bày dưới dạng tần số (ký hiệu n) và tỷ lệ phần trăm (ký hiệu %).

+ Biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn (ký hiệu TB ± ĐLC).

+ So sánh các tỷ lệ ở nhóm can thiệp và nhóm chứng: dùng kiểm định Chi- square hoặc kiểm định Fisher Exact trong trường hợp vi phạm giả định của kiểm định Chi-square

+ So sánh 2 giá trị trung bình ở nhóm can thiệp và nhóm chứng: dùng kiểm định t khi biến số định lượng có phân bố chuẩn, dùng kiểm định Mann-Whitney khi biến số định lượng không có phân bố chuẩn.

Để so sánh giá trị trung bình giữa hai thời điểm trước và sau điều trị, ta sử dụng kiểm định t ghép cặp khi dữ liệu thay đổi giữa hai thời điểm có phân bố chuẩn Ngược lại, khi dữ liệu không có phân bố chuẩn, ta sử dụng kiểm định dấu và hạng Wilcoxon.

Sai số và các biện pháp hạn chế sai số

 Sai số lựa chọn: có thể xuất hiện do không chọn đúng đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ.

 Sai số thông tin: có thể xuất hiện trong lúc ghi nhận kết quả, điền nhầm trong phiếu nghiên cứu hoặc bỏ sót tổn thương trong quá trình thăm khám.

2.4.2 Biện pháp hạn chế sai số

 Chọn đối tượng đúng tiêu chuẩn, giải thích, thông báo đầy đủ cho đối tượng và chỉ thăm khám khi đối tượng nghiên cứu đã hiểu rõ và đồng ý hợp tác.

 Thiết kế bộ câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, dễ trả lời.

 Tập khám nhiều lần, tiến hành khám cẩn thận, theo đúng quy trình và đảm bảo sự trung thực của số liệu, không bỏ sót tổn thương.

 Sử dụng bộ dụng cụ khám với tiêu chuẩn giống nhau cho các bệnh nhân.

 Người thu thập thông tin phải được tập huấn kỹ mục đích và cách ghi nhận số liệu Có sự thống nhất giữa người khám và người thu thập thông tin.

 Một người thăm khám cho tất cả các bệnh nhân và ở tại các thời điểm theo dõi Người khám luyện tập thành thạo việc sử dụng bộ dụng cụ khám, đặc biệt là sử dụng cây thăm dò nha chu.

 Số liệu được chuẩn bị tốt trước khi phân tích Nhập lại 10% số phiếu để kiểm tra thông tin một cách chính xác nhất, hạn chế tối đa sai số do nhập số liệu.

Đạo đức nghiên cứu

 Nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của trường Đại học Y Dược Huế.

 Tất cả các đối tượng trong nghiên cứu đều được giải thích cặn kẽ về nội dung nghiên cứu và các bước khám.

 Mọi thông tin cá nhân đều được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

 Bệnh nhân tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu Đối với bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu thì vẫn điều trị theo điều trị thường quy.

 Phương tiện khám và điều trị được đảm bảo vô khuẩn, kiểm soát lây nhiễm tốt, quá trình khám và điều trị được thực hiện nhẹ nhàng nhằm đảm bảo an toàn cho đối tượng nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

3.1.1 Đặc điểm chung ở hai nhóm nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố theo tuổi ở hai nhóm nghiên cứu Nhóm tuổi

* Kiểm định Fisher’s exact ** Kiểm định t test

Bệnh nhân có độ tuổi dao động từ 36 đến 83, với nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất là 50% Độ tuổi trung bình của hai nhóm nghiên cứu tương đương nhau, đạt 60,40 (10,47) tuổi, cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi tác giữa hai nhóm (p > 0,05).

Bảng 3.2 Phân bố theo giới tính ở hai nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Trên toàn mẫu nghiên cứu, có 26 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 43,3% và 34 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 56,7% Ở nhóm can thiệp, nữ chiếm 50% và nam chiếm 50%; ở nhóm chứng, nữ chiếm 36,7% và nam chiếm 63,3% Sự khác biệt tỷ lệ nam:nữ giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.3 Phân bố nghề nghiệp của hai nhóm nghiên cứu

Nông dân, kinh doanh, * buôn bán, CBVC, khác,… 12 40,0 16 53,3 28 46,7

Nhận xét: Trong 60 đối tượng nghiên cứu có 32 bệnh nhân (53,3%) có nghề nghiệp là nội trợ hoặc hưu trí 46,7% bệnh nhân còn lại làm công việc nông dân,kinh doanh, buôn bán, CBVC, khác,… Kết quả không có sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng về tính chất nghề nghiệp (p > 0,05)

Bảng 3.4 Đặc điểm lý do vào viện (n = 60) Đặc điểm

Chảy máu nướu 23 76,7 19 63,3 42 70,0 0,260* Đau răng 26 86,7 28 93,3 54 90,0 0,671*

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân đến khám với nhiều lý do rất khác nhau Tỷ lệ đến khám chiếm tỷ lệ cao gồm đau răng (90%), chảy máu nướu (70%), hôi miệng (75%) Lý do đến khám định kỳ thấp chiếm 3,3% Sự khác biệt tỷ lệ về lý do đến khám giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.1.2.2 Đặc điểm hành vi và thói quen vệ sinh răng miệng

Bảng 3.5 Đặc điểm hành vi và thói quen vệ sinh răng miệng (n`) Đặc điểm

Số lần chải răng/ngày

Sau khi ngủ dậy 30 100,0 30 100,0 30 100,0 - Trước khi đi ngủ 24 80,0 16 53,3 40 66,7 0,028*

Bàn chải kẽ răng 0 0,0 0 0,0 0 0,0 - sạch răng khác

Nhận xét: Hành vi và thói quen vệ sinh răng miệng của 60 đối tượng nghiên cứu:

- Đa số bệnh nhân chải răng 2 lần/ngày, chiếm tỷ lệ 66,7%, số còn lại là chải răng 1 lần/ngày.

- Tất cả các bệnh nhân đều chải răng sau khi ngủ dậy, chiếm tỷ lệ 100%, trước khi đi ngủ chiếm tỷ lệ 66,7%, không có bệnh nhân nào chải răng sau khi ăn.

- Các bệnh nhân đều chải răng theo chiều ngang, chiếm tỷ lệ 100%, 56,7% bệnh nhân có kèm theo chải răng theo chiều dọc.

- Rất ít bệnh nhân sử dụng các phương pháp làm sạch răng miệng khác: 8,3% có sử dụng nước súc miệng, 3,3% có sử dụng chỉ nha khoa.

- Tỷ lệ bệnh nhân chải răng 2 lần, chải trước khi đi ngủ và chải dọc ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (p < 0,05) Các thói quen vệ sinh răng miệng khác không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p > 0,05).

3.1.2.3 Thời gian mắc bệnh đái tháo đường

Bảng 3.6 Thời gian mắc bệnh đái tháo đường Nhóm

Nhận xét: Trung bình thời gian mắc đái tháo đường của các đối tượng nghiên cứu là 8,42 (4,8) năm, trong đó đa số bệnh nhân mắc đái tháo đường từ 5-10 năm

(tỷ lệ 46,7%) Trung bình thời gian mắc đái tháo đường của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.1.2.4 Các triệu chứng cơ năng

Bảng 3.7 Phân bố các triệu chứng cơ năng ở hai nhóm nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, 100% đối tượng có tình trạng chảy máu nướu và tụt nướu, cho thấy bệnh lý nha chu có tỷ lệ mắc cao Đối tượng nghiên cứu cũng biểu hiện các triệu chứng cơ năng khác như đau răng (96,7%), hôi miệng (48,3%), ngứa nướu (41,7%) và lung lay răng (16,7%) Tuy nhiên, so sánh tỷ lệ các triệu chứng này giữa hai nhóm không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.1.2.5 Các chỉ số lâm sàng nha chu

Bảng 3.8 Các chỉ số lâm sàng nha chu ở hai nhóm nghiên cứu

TB ( ĐLC) TV TB ( ĐLC) TV TB ( ĐLC) TV

Nhận xét: Trung bình chung chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số nướu (GI), độ sâu thăm dò nha chu (PPD), độ mất bám dính lâm sàng (CAL) và chỉ số chảy máu nướu (BOP) lần lượt là 1,66 ± 0,45; 1,40 ± 0,26; 2,56 ± 0,32 mm; 1,82 ± 0,55 mm; 16,22 ± 3,89% Trung bình các chỉ số nha chu giữa hai nhóm nghiên cứu ở thời điểm trước điều trị khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.9 Phân bố mức độ viêm nha chu trong các nhóm nghiên cứu tại thời điểm trước điều trị theo tiêu chuẩn AAP (2014)

Nhận xét: Tỷ lệ viêm nha chu ở mức độ trung bình chiếm 81,7%, mức độ nhẹ chiếm 18,3% Nhóm can thiệp có 80% bệnh nhân bị viêm nha chu mức độ trung bình, 20% bệnh nhân bị viêm nha chu mức độ nhẹ, nhóm chứng có 83,3% bệnh nhân bị viêm nha chu mức độ trung bình, 16,7% bệnh nhân bị viêm nha chu mức độ nhẹ Sự khác biệt về mức độ viêm nha chu của các bệnh nhân trong hai nhóm nghiên cứu tại thời điểm trước điều trị không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.1.3 Chỉ số hóa sinh HbA1c

Bảng 3.10 Chỉ số HbA1c trước điều trị ở hai nhóm nghiên cứu

TB (ĐLC) TV TB (ĐLC) TV TB (ĐLC) TV

Nhận xét: Chỉ số kiểm soát đường huyết HbA1c trung bình của nghiên cứu là

7,20 ± 0,92% Nồng độ đường huyết trung bình của nhóm can thiệp là 7,05 ± 0,85%; nhóm chứng là 7,35 ± 0,98% Nồng độ đường huyết trung bình giữa hai nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.11 Mức độ kiểm soát đường huyết (Hội nội tiết ĐTĐ Việt Nam, 2011) HbA1c

* Kiểm định Chi-square Nhận xét : Tình trạng kiểm soát bệnh ĐTĐ trung bình chiếm đa số với 29 bệnh nhân (48,3%), tỷ lệ bệnh nhân có mức độ kiểm soát kém là 28,3% và có 23,4% bệnh nhân có mức độ kiểm soát đường huyết tốt Tại thời điểm ban đầu, không có sự khác biệt giữa hai nhóm nghiên cứu về mức độ kiểm soát đường huyết (p > 0,05).

Đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường có dùng máng chứa Chlorhexidine 0,2%

3.2.1 Kết quả điều trị viêm nha chu

3.2.1.1 So sánh các chỉ số nha chu ở hai nhóm nghiên cứu sau điều trị 1 tháng và 3 tháng

Bảng 3.12 Sự thay đổi các chỉ số lâm sàng nha chu của các nhóm nghiên cứu ở thời điểm trước điều trị, sau 1 tháng và sau 3 tháng

Chỉ số lâm sàng nha chu

Trước điều trị T0) 1,58 (0,38) 1,45 1,73 (0,50) 1,60 0,301** Sau 1 tháng (T1) 0,80 (0,16) 0,80 0,87 (0,19) 0,90 0,136** Sau 3 tháng (T2) 0,91 (0,15) 0,90 1,02 (0,17) 1,00 0,006**

Trước điều trị T0) 1,39 (0,28) 1,40 1,40 (0,23) 1,40 0,976** Sau 1 tháng (T1) 0,97 (0,14) 1,00 1,05 (0,17) 1,10 0,032**

Trước điều trị T0) 2,50 (0,28) 2,50 2,62 (0,35) 2,60 0,224** Sau 1 tháng (T1) 2,22 (0,28) 2,25 2,42 (0,34) 2,35 0,023**

Trước điều trị T0) 1,72 (0,56) 1,80 1,91 (0,52) 1,80 0,172* Sau 1 tháng (T1) 1,51 (0,52) 1,50 1,82 (0,53) 1,70 0,028*

Nhận xét: Sau điều trị 1 tháng và 3 tháng, chí số lâm sàng nha chu GI, PPD,

CAL, BOP của nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Riêng chỉ số PlI, sự khác biệt giữa hai nhóm có nghĩa thống kê ở thời điểm 3 tháng sau điều trị (p < 0,05).

Bảng 3.13 So sánh trung bình mức thay đổi (∆) của chỉ số PlI trước và sau điều trị

TB ( ĐLC) TV TB ( ĐLC) TV

* Kiểm định Mann-Whitney ∆1: trung bình mức thay đổi giữa trước điều trị và sau điều trị 1 tháng ∆2: trung bình mức thay đổi giữa trước điều trị và sau điều trị 3 tháng

∆3: trung bình mức thay đổi giữa sau điều trị 1 tháng và sau điều trị 3 tháng

- Tại thời điểm sau điều trị 1 tháng và 3 tháng: trung bình mức thay đổi của chỉ số PlI so với trước điều trị (∆1, ∆2) ở hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p

- So với thời điểm sau điều trị 1 tháng, ở 3 tháng, chỉ số PlI ở cả hai nhóm tăng lên, dẫn tới trung bình mức thay đổi (∆3) có giá trị 0,05) Tuy nhiên, trong nhóm can thiệp, có tới 60% người đã về hưu hay làm công việc nội trợ, cao hơn trong nhóm chứng (47%) Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nhóm can thiệp phải tuân thủ đúng những thủ thuật điều trị mang máng ở nhà, do đó nhóm công việc nội trợ hay hưu trí chủ động về thời gian nên có thể dễ chấp nhận tham gia hơn.

Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đến khám với nhiều lý do rất khác nhau Lý do đến khám chiếm tỷ lệ cao gồm đau răng, chảy máu nướu, hôi miệng Lý do đến khám định kỳ thấp chiếm 3,3% Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị bệnh VNC thường biểu hiện các triệu chứng như đau, ê nhức răng, chảy máu nướu, hôi miệng, Bệnh tiến triển sẽ đưa đến các biểu hiện lâm sàng như tụt nướu, mất bám dính, túi nha chu, răng lung lay,…nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Tỷ lệ khám định kỳ thấp chứng tỏ ý thức của cộng đồng về các vấn đề bệnh lý răng miệng chưa được quan tâm, nhất là đối với bệnh nhân bị VNC có ĐTĐ type 2, có thể làm bệnh VNC trầm trọng hơn cũng như việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn khi không tuân thủ kế hoach điều trị Do đó, cần phải có biện pháp giáo dục sức khỏe răng miệng cũng như các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường để cộng đồng hiểu và thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cá nhân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

4.1.2.2 Đặc điểm thói quen vệ sinh răng miệng của bệnh nhân

Qua bảng 3.5 cho thấy, đa số bệnh nhân ở 2 nhóm nghiên cứu đều chải răng 2 lần/ngày chiếm 66,7%, tương ứng hai thời điểm chải răng là sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ chiếm tỷ lệ cao 100% và 66,7% Các bệnh nhân đều chải răng theo chiều ngang, chiếm tỷ lệ 100%; 56,7% bệnh nhân có kèm theo chải răng theo chiều dọc Có rất ít bệnh nhân sử dụng thêm các phương pháp làm sạch răng miệng khác như nước súc miệng (8,3%), chỉ nha khoa (3,3%), Tỷ lệ bệnh nhân chải răng trước khi đi ngủ và chải dọc ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng (p < 0,05) Các thói quen vệ sinh răng miệng khác không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p > 0,05).Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả của Nguyễn Thị Huế, hầu hết các đối tượng nghiên cứu chải răng 2 lần/ngày chiếm tỷ lệ 88,4%, nhóm bệnh nhân chải răng theo chiều ngang chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,2% [6] Lý giải cho điều này, có thể ngày nay với vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe răng miệng, các chương trình quảng cáo của các hãng kem đánh răng,… nên đa phần mọi người đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chải răng vào ban đêm.Tuy nhiên, phương pháp chải răng theo chiều ngang vẫn chiếm tỷ lệ cao, có thể do thói quen chải răng theo cách này đã được hình thành từ lâu, từ lúc tuổi nhỏ nên khó thay đổi, đây là thói quen không tốt gây tổn thương mô nướu và vùng cổ răng Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân chưa nhận thức được tầm quan trọng của VSRM đối với bệnh lý NVC cũng như chưa biết mối liên quan giữa bệnh răng miệng và bệnh ĐTĐ Đây cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng nha chu và kết quả điều trị Trước điều trị, chúng tôi hướng dẫn cho bệnh nhân các phương pháp VSRM như nhau cho cả hai nhóm điều trị, đồng thời nâng cao nhận thức cho bệnh nhân về mối liên quan giữa VNC và ĐTĐ.

4.1.2.3 Thời gian mắc bệnh đái tháo đường

Thời gian mắc bệnh ĐTĐ được tính từ lúc bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đến thời điểm nghiên cứu Trung bình thời gian mắc ĐTĐ của nghiên cứu là 8,42 năm, ttrong đó đa số bệnh nhân mắc đái tháo đường từ 5-10 năm (tỷ lệ 46,7%). Trung bình thời gian mắc ĐTĐ của nhóm can thiệp là 8,70 năm; trung bình thời gian mắc ĐTĐ của nhóm chứng là 8,13 năm Trung bình thời gian mắc ĐTĐ của hai nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Cần phải lưu ý rằng đây là thời gian phát hiện bệnh chứ không phải là thời gian thực tế khởi phát bệnh ĐTĐ type 2 Thời gian khởi phát bệnh ĐTĐ thực sự sẽ còn cao hơn nữa Theo kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc chưa được chẩn đoán là 69,9% [3].

So sánh với các nghiên cứu khác, thời gian mắc bệnh đái tháo đường của chúng tôi cao hơn so với các nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Hồng (2011) (4,6 ± 3,1 năm) [5], Hoàng Ái Kiên (2014) (7,35 ± 5,5 năm) [8], Nguyễn Văn Minh ( 2019) (5,57 ± 3,40 năm) [9] Trong khi đó, nghiên cứu của Chen L ( 2010) (8,65 năm) cho kết quả cao hơn nghiên cứu của chúng tôi [28] Lý giải cho điều này có thể do sự khác nhau giữa các địa điểm nghiên cứu, điều kiện kinh tế cũng như sự hiểu biết của người dân về bệnh toàn thân.

4.1.2.4 Các triệu chứng cơ năng

Kết quả bảng 3.7 cho thấy các triệu chứng lâm sàng quan trọng để chẩn đoán bệnh VNCMT trong nghiên cứu của chúng tôi là dấu hiệu chảy máu nướu và tụt nướu (100%); đau, ê nhức răng (96,7%), hôi miệng (48,3%), ngứa nướu (41,7%) và lung lay răng (16,7%) Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng của 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Tỷ lệ răng lung lay thấp do đối tượng trong nghiên cứu này là những bệnh nhân có VNCMT nhẹ và trung bình (răng có thể không lung lay hoặc chỉ lung lay độ I) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Cung Văn Vinh (2015) với triệu chứng chảy máu nướu chiếm tỉ lệ 100% [17].

4.1.2.5 Các chỉ số lâm sàng nha chu của bệnh nhân nghiên cứu Để đánh giá khách quan tình trạng nha chu, các chỉ số lâm sàng nha chu gồm: mảng bám răng (PlI), viêm nướu (GI), độ sâu thăm dò nha chu (PPD), mất bám dính lâm sàng (CAL), chảy máu nướu khi thăm dò (BOP) được ghi nhận lần lượt là 1,66 ± 0,45; 1,40 ± 0,26; 2,56 ± 0,32 mm; 1,82 ± 0,55 mm; 16,22 ± 3,89 %

* Chỉ số nướu (GI) và chỉ số mảng bám (PlI):

Chỉ số nướu (GI) phản ánh tình trạng viêm nướu của bệnh nhân Trước can thiệp, nhóm can thiệp và nhóm chứng có chỉ số GI trung bình tương đương (p > 0,05) So với các nghiên cứu khác, chỉ số viêm nướu trong nghiên cứu này thấp hơn một số như nghiên cứu của Hoàng Ái Kiên (1,48 ± 0,58) [8].

Chỉ số mảng bám (PlI) đánh giá sự tích tụ mảng bám trên răng bệnh nhân, thông qua thể hiện tình trạng vệ sinh răng miệng 100% đối tượng nghiên cứu đều có mảng bám răng Chỉ số PlI trung bình của hai nhóm nghiên cứu can thiệp và chứng lần lượt là 1,58 ± 0,38 và 1,73 ± 0,50 Trung bình chỉ số PlI giữa hai nhóm nghiên cứu ở thời điểm trước điều trị khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) Kết quả trung bình của nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu củaNguyễn Văn Minh (1,68 ± 0,56) [9], cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Ái Kiên(1,5 ± 0,65) và thấp hơn nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Hồng (1,81 ± 0,59) [5], [8].Thực tế tình trạng vệ sinh răng miệng ở cộng đồng nói chung và bệnh nhân viêm nha chu có đái tháo đường type 2 còn chưa thực sự tốt, nguyên nhân có thể do còn thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân, sự hiểu biết về mối liên quan giữa sức khỏe răng miệng và bệnh lý toàn thân còn hạn chế Vì vậy, những bệnh nhân này cần được tư vấn tốt để có thể tiếp thu được đủ kiến thức, từ đó có ý thức hơn trong việc giữ gìn sức khỏe răng miệng cũng như có hợp tác tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh nha chu Sự phối hợp giữa Bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt và Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh và nâng cao chất lượng sống ở những bệnh nhân VNC có ĐTĐ type 2.

* Độ sâu thăm dò nha chu (PPD) và độ mất bám dính lâm sàng (CAL): là hai chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ trầm trọng của viêm nha chu.

Chỉ số độ sâu thăm dò nha chu thể hiện tình trạng viêm, phá hủy mô nha chu. Túi nha chu càng sâu thì mức độ viêm và phá hủy mô nha chu càng lớn Chỉ số này được đo từ bờ nướu đến đáy khe nướu nên có thể bị thay đổi do tình trạng viêm nướu và tụt nướu Trung bình PPD của mẫu nghiên cứu là 2,56 ± 0,32 mm Chỉ số PPD trung bình của hai nhóm nghiên cứu can thiệp và chứng lần lượt là 2,50 ± 0,28 mm và 2,62 ±0,35 mm Trung bình PPD trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh (2019) (2,09 ± 0,71) [9] và nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Hồng (2011) (1,98± 0,03) [5], nhưng thấp hơn nghiên cứu của Hoàng Ái Kiên (2014) (3,42 mm) [8], nghiên cứu của Putt M.S (2012) (3,11mm) [66], Komara I.và cs (2020) (4,42 mm) [45].

Chỉ số mất bám dính lâm sàng phản ánh tình trạng phá hủy xương ổ răng và di chuyển về phía chóp răng của biểu mô bám dính Chỉ số này ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm nướu do được đo từ đường nối men-xê măng cho đến đáy khe nướu nên thể hiện chính xác hơn mức độ phá hủy mô nha chu so với chỉ số PPD [39] Chỉ số CAL trung bình của mẫu nghiên cứu là 1,82 ± 0,55mm, chỉ số CAL trung bình của hai nhóm nghiên cứu lần lượt là 1,72 ± 0,56 mm (nhóm can thiệp) và 1,91 ± 0,53 mm (nhóm chứng) Trung bình chỉ số CAL trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Vũ Thị Thúy Hồng (2011) (2,62 ± 0,07mm) [5], Hoàng Ái Kiên (2014) (3,28 ± 1,41mm) [8] Nguyên nhân có sự khác nhau giữa các nghiên cứu do phương pháp đánh giá chỉ số PPD/CAL trung bình và tiêu chuẩn lựa chọn mức độ viêm nha chu đưa vào nghiên cứu khác nhau.

Đánh giá kết quả điều trị viêm nha chu mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường có dùng máng chứa chlorhexidine 0,2%

Trong điều trị NCKPT, cạo cao răng và xử lý mặt gốc răng vẫn là phương pháp điều trị cơ bản, không thể thiếu trong phác đồ điều trị VNC Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp trên giảm khi độ sâu của túi nha chu tăng, đặc biệt là những vùng chẽ chân răng, túi sâu vượt quá 5mm Các nghiên cứu gần đây đã sử dụng các liệu pháp hỗ trợ tại chỗ như Chlorine dioxide, Peroxide, Chlorhexidine,… giúp kiểm soát bệnh nha chu hiệu quả hơn [33], [45], [66] Trong đó, việc áp dụng Chlorhexidine trong điều trị bệnh nha chu được xem như là một nỗ lực nhằm kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh trong quá trình điều trị để hướng đến kết quả của một mô nha chu lành mạnh CHX được đưa vào sử dụng dưới nhiều phương thức như: dạng nước súc miệng, dạng xịt, dạng gel, chip CHX, dạng vecni, kem đánh răng, kẹo cao su không đường [22], [33], [42] Dạng gel CHX có thể được sử dụng tại cơ sở y tế và kê đơn để sử dụng tại nhà, được coi là một liệu pháp hỗ trợ cho việc ngăn ngừa hiệu quả một số bệnh lý răng miệng có ảnh hưởng toàn thân Tuy nhiên, gel CHX bôi tại chỗ hoặc bơm vào túi nha chu có thể giảm khả năng ức chế vi khuẩn khi có sự hiện diện của dịch nướu Do đó trong nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng máng nha chu chứa gel Chlohexidine là biện pháp duy trì được nồng độ thuốc hiệu quả, kéo dài tại chỗ và trên toàn hàm, làm tăng hoạt động kháng khuẩn hay hóa trị liệu hỗ trợ điều trị viêm nha chu [33], [59].

Máng nha chu đã được sử dụng với các thuốc khác nhau carbamide peroxide

[47], peroxide, chlorine dioxide [45], hypochloric acid [58] trên các bệnh nhân viêm nha chu, đặc biệt là các bệnh nhân có bệnh toàn thân hoặc cần chăm sóc đặc biệt

[47] Kết quả cho thấy liệu pháp dùng các chất hóa trị liệu đặt tại chỗ hỗ trợ sau cạo cao răng và xử lý mặt gốc răng giúp kiểm soát mảng bám, loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh nha chu và giảm tình trạng viêm nha chu Trong nghiên cứu này, chúng tôi ứng dụng máng nha chu chứa gel CHX để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân ĐTĐ type 2 có VNC nhẹ hoặc trung bình Hiệu quả điều trị được đánh giá dựa vào kết quả điều trị viêm nha chu và sự thay đổi chỉ số kiểm soát đường huyết HbA1c.

4.2.1 Kết quả điều trị viêm nha chu

Nghiên cứu gồm 60 bệnh nhân được chia thành hai nhóm điều trị, nhóm can thiệp (n = 30) điều trị SRP có hỗ trợ mang máng chứa gel CHX 0,2% và nhóm chứng (n = 30) điều trị SRP Kết quả điều trị viêm nha chu mạn tính đánh giá thông qua sự thay đổi của các chỉ số PlI, GI, PPD, CAL, %BOP tại các thời điểm sau 1 tháng, 3 tháng so với trước điều trị.

4.2.1.1 So sánh các chỉ số nha chu ở hai nhóm nghiên cứu sau điều trị 1 tháng và 3 tháng

* Chỉ số mảng bám (PlI):

Kết quả ở bảng 3.12, 3.13 và biểu đồ 3.1 cho thấy, tình trạng mảng bám của bệnh nhân ở cả hai nhóm nghiên cứu giảm sau điều trị 1 tháng, nhưng tăng lại sau 3 tháng Tuy vậy chỉ số PlI của cả hai nhóm đều giảm so với thời điểm ban đầu (p 0,05). Để lý giải cho sự thay đổi chỉ số PlI tại các thời điểm sau điều trị, trong quá trình ĐTKPT, bệnh nhân được điều trị cạo cao, xử lý bề mặt chân răng, xử lý các vấn đề răng miệng khác kết hợp với tư vấn và hướng dẫn các biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng một cách khoa học Do đó, kết quả kiểm soát mảng bám rất khả quan sau 1 tháng Bên cạnh đó, kết quả cho thấy nhóm can thiệp có sử dụng máng chứa gel CHX 02% có chỉ số mảng bám thấp hơn nhóm chứng nhờ có đặc tính ức chế sự hình thành mảng bám của CHX CHX tích điện dương (cation) có khả năng ức chế sự hình thành mảng bám bằng cách liên kết với glycoprotein nước bọt (mang điện tích âm) và vi khuẩn do đó ngăn ngừa sự hấp phụ của chúng trên bề mặt răng [42] Tại thời điểm 3 tháng, chỉ số PlI của 2 nhóm có sự tăng trở lại so với thời điểm 1 tháng. Điều này có thể lý giải mặc dù bệnh nhân được hướng dẫn VSRM và được lặp lại tại thời điểm 1 tháng, tuy nhiên không phải bệnh nhân nào duy trì thực hiện VSRM theo đúng hướng dẫn trong thời gian dài, đặc biệt là không hình thành thói quen tốt hằng ngày Sự chểnh mảng trong việc VSRM là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tích tụ mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn Ở nhóm can thiệp, máng CHX chỉ được sử dụng trong tháng đầu tiên, do đó hiện tượng tăng lại mảng bám cũng xuất hiện ở tháng thứ 3.

Kết quả giảm chỉ số PlI khi dùng CHX cũng được công nhận trong nghiên cứu ứng dụng chip CHX (PerioCol-CG™) là liệu pháp hỗ trợ SRP trong điều trị VNCMT của tác giả Kondreddy K và cs (2012) [46] Chỉ số PlI giảm đáng kể sau 3 tháng và 6 tháng điều trị ở nhóm can thiệp Tại thời điểm 3 tháng, mức thay đổi chỉ số PlI của nhóm sử dụng máng chứa gel CHX trong nghiên cứu của chúng tôi (0,67) tương đương với nhóm sử dụng chip CHX trong nghiên cứu này (0,6).

Bảng 4.2 So sánh mức thay đổi chỉ số PlI sau điều trị với nghiên cứu khác

Tác giả Thời điểm Nhóm NC TB (ĐLC) Mức thay đổi (MTĐ)

Tương tự như chỉ số PlI, kết quả ở bảng 3.12, 3.14 và biểu đồ 3.2 cho thấy, chỉ số nướu GI của bệnh nhân ở cả hai nhóm sau điều trị 1 tháng và 3 tháng đều có sự cải thiện đáng kể theo thời gian (p < 0,05) Điều này cho thấy điều trị không phẫu thuật ở bệnh nhân viêm nha chu mức độ nhẹ và trung bình đã giảm tình trạng viêm nướu Đồng thời, ở nhóm can thiệp tại thời điểm sau điều trị 3 tháng, trung bình mức thay đổi của chỉ số viêm nướu so với trước điều trị (∆2) và thời điểm sau điều trị 1 tháng (∆3) cao hơn nhóm chứng (p < 0,05) Chlorhexidine có tác dụng diệt khuẩn (gồm vi khuẩn gram dương, vi khuẩn gram âm và nấm men, virus) qua cơ chế liên kết mạnh mẽ với tất cả các cấu trúc bề mặt và thâm nhập vào tế bào gây ra sự kết tủa tế bào chất làm ngăn chặn sửa chữa màng tế bào và dẫn đến sự phá hủy tế bào vi khuẩn [22], [42] Do đó, liệu pháp hỗ trợ mang máng chứa CHX tại chỗ đã giúp tăng cường hiệu quả diệt khuẩn đồng thời cho phép sự lưu giữ CHX trong khoang miệng và kéo dài tác dụng kháng khuẩn Điều này giải thích cho kết quả nhóm mang máng chứa gel CHX 0,2% có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nướu của bệnh nhân tốt hơn Tương tự nghiên cứu của chúng tôi, Nguyễn Thị Thu Trang và cs đã tiến hành đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm nướu của việc sử dụng CHX dưới dạng nước súc miệng CHX 0,12% trong thời gian 4 tuần Kết quả thu được ở nhóm can thiệp sau điều trị 2 và 4 tuần, các chỉ số GI, vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI-S), BOP được cải thiện rõ rệt so với trước điều trị và có hiệu quả tốt hơn so với nhóm dùng nước muối đơn thuần [12]

Như vậy, phương pháp cạo cao răng và xử lý mặt gốc răng là giai đoạn đầu của điều trị nha chu, trong khi việc bổ sung gel CHX 0,2% sau đó là một liệu pháp hỗ trợ sự thành công của SRP Gel có tác dụng tích cực trong việc ức chế sự hình thành mảng bám và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn Hiệu qủa của việc điều trị VNC bằng SRP kết hợp liệu pháp hỗ trợ tại chỗ mang máng chứa gel CHX 0,2% có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nướu hơn phương pháp SRP đơn thuần.

* Chỉ số độ sâu thăm dò (PPD)

Theo bảng 3.12, 3.15 và biểu đồ 3.3 cho thấy, độ sâu thăm dò nha chu của hai nhóm nghiên cứu ở các thời điểm sau điều trị 1 tháng và 3 tháng đều giảm ở mức thấp hơn độ sâu thăm dò nha chu trước điều trị (p < 0,05) Điều này tương đồng với tình trạng viêm nướu, khi chỉ số GI giảm dần theo thời gian chứng tỏ mô nướu giảm viêm và độ sâu thăm dò nha chu đo được cũng giảm theo Độ sâu túi thăm dò ghi nhận tại các thời điểm sau điều trị đều cho thấy sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p < 0,05) Ở nhóm can thiệp, trung bình mức thay đổi của độ sâu thăm dò nha chu sau 1 tháng và 3 tháng (∆1, ∆2, ∆3) đều cao hơn nhóm chứng (p 0,05) Ở cả 2 thời điểm sau điều trị, giá trị trung bình chỉ số

%BOP ở nhóm can thiệp thấp hơn nhóm chứng Đồng thời, trung bình mức thay đổi của chỉ số %BOP so với trước điều trị (∆1) ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng tại thời điểm sau điều trị 1 tháng (p < 0,05) Kết quả cho thấy liệu pháp mang máng chứa gel CHX 0,2% hỗ trợ phương pháp SRP mang lại hiêu quả giảm tỷ lệ chảy máu nướu khi thăm dò so với SRP đơn thuần ở giai đoạn đầu sau can thiệp

Cùng với liệu pháp cạo cao răng và xử lý mặt gốc răng được thực hiện giúp ngăn chặn hoặc loại bỏ hệ vi sinh gây bệnh nha chu, việc sử dụng gel CHX hỗ trợ trong điều trị viêm nha chu có tác dụng diệt khuẩn và ức chế sự hình thành mảng bám, có hiệu quả trong việc giảm viêm nướu và giảm chảy máu nướu Khi dịch nướu tăng lên, nồng độ gel trong túi nha chu sẽ giảm xuống Liệu pháp bổ sung máng nha chu được sử dụng để duy trì lượng gel trong túi nha chu để kiểm soát sự xâm nhập của vi khuẩn trong túi nha chu và bề mặt răng Việc sử dụng máng nha chu có thể khắc phục được tình trạng tăng dịch nướu, do máng nha chu như một bể chứa gel CHX đồng thời gel có thể dẫn vào khe nướu bằng các thủ thuật cơ học mà bệnh nhân có thể thực hiện dễ dàng tại nhà (như khi bệnh nhân lắp máng vào cung hàm kèm động tác vuốt nhẹ bề mặt máng cho máng ôm khít sát vào cung hàm,…) [65].

Bảng 4.5 So sánh mức thay đổi chỉ số %BOP sau điều trị với nghiên cứu khác

Tác giả Thời điểm Nhóm NC TB (ĐLC) Mức thay đổi (MTĐ)

Ngày đăng: 19/09/2023, 17:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1.  Sơ đồ các thành phần mô nha chu [70] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Hình 1.1. Sơ đồ các thành phần mô nha chu [70] (Trang 10)
Bảng 1.1. Phân loại bệnh nha chu của của Hiệp Hội Nha Chu Hoa Kỳ (AAP) 1999 [20] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 1.1. Phân loại bệnh nha chu của của Hiệp Hội Nha Chu Hoa Kỳ (AAP) 1999 [20] (Trang 12)
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của Chlorhexidine [22] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Hình 1.2. Cấu trúc hóa học của Chlorhexidine [22] (Trang 18)
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định type ĐTĐ - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định type ĐTĐ (Trang 21)
Hình 1.3. Sự hình thành phức hợp HbA1c [54] - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Hình 1.3. Sự hình thành phức hợp HbA1c [54] (Trang 22)
Hình 1.4. Mối liên quan miễn dịch bẩm sinh, bệnh nha chu  và bệnh đái tháo đường type 2 - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Hình 1.4. Mối liên quan miễn dịch bẩm sinh, bệnh nha chu và bệnh đái tháo đường type 2 (Trang 25)
Hình 2.1. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Hình 2.1. Dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu (Trang 34)
Hình 2.2. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Hình 2.2. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu (Trang 35)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 36)
Hình 2.5. Đánh giá độ sâu thăm dò nha chu [34]. - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Hình 2.5. Đánh giá độ sâu thăm dò nha chu [34] (Trang 41)
Hình 2.7. Quy trình điều trị NCKPT có hỗ trợ dùng máng chứa CHX 0,2% - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Hình 2.7. Quy trình điều trị NCKPT có hỗ trợ dùng máng chứa CHX 0,2% (Trang 45)
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi ở hai nhóm nghiên cứu Nhóm tuổi - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi ở hai nhóm nghiên cứu Nhóm tuổi (Trang 49)
Bảng 3.2. Phân bố theo giới tính ở hai nhóm nghiên cứu - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.2. Phân bố theo giới tính ở hai nhóm nghiên cứu (Trang 50)
Bảng 3.4. Đặc điểm lý do vào viện (n = 60) Đặc điểm - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.4. Đặc điểm lý do vào viện (n = 60) Đặc điểm (Trang 51)
Bảng 3.5. Đặc điểm hành vi và thói quen vệ sinh răng miệng (n=60) Đặc điểm - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.5. Đặc điểm hành vi và thói quen vệ sinh răng miệng (n=60) Đặc điểm (Trang 51)
Bảng 3.7. Phân bố các triệu chứng cơ năng ở hai nhóm nghiên cứu - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.7. Phân bố các triệu chứng cơ năng ở hai nhóm nghiên cứu (Trang 53)
Bảng 3.9. Phân bố mức độ viêm nha chu trong các nhóm nghiên cứu tại thời điểm trước điều trị theo tiêu chuẩn AAP (2014) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.9. Phân bố mức độ viêm nha chu trong các nhóm nghiên cứu tại thời điểm trước điều trị theo tiêu chuẩn AAP (2014) (Trang 54)
Bảng 3.10. Chỉ số HbA1c trước điều trị ở hai nhóm nghiên cứu      Nhóm - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.10. Chỉ số HbA1c trước điều trị ở hai nhóm nghiên cứu Nhóm (Trang 55)
Bảng 3.12. Sự thay đổi các chỉ số lâm sàng nha chu của các nhóm nghiên cứu ở thời điểm trước điều trị, sau 1 tháng và sau 3 tháng - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.12. Sự thay đổi các chỉ số lâm sàng nha chu của các nhóm nghiên cứu ở thời điểm trước điều trị, sau 1 tháng và sau 3 tháng (Trang 56)
Bảng 3.15. So sánh trung bình mức thay đổi (∆) của chỉ số PDD trước và sau điều trị - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.15. So sánh trung bình mức thay đổi (∆) của chỉ số PDD trước và sau điều trị (Trang 59)
Bảng 3.16. So sánh trung bình mức thay đổi (∆) của chỉ số CAL trước và sau - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.16. So sánh trung bình mức thay đổi (∆) của chỉ số CAL trước và sau (Trang 60)
Bảng 3.18. Sự thay đổi chỉ số CAL tại vị trí nặng nhất qua các thời điểm nghiên cứu (n=60) - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.18. Sự thay đổi chỉ số CAL tại vị trí nặng nhất qua các thời điểm nghiên cứu (n=60) (Trang 63)
Bảng 3.21. So sánh trung bình nồng độ HbA1c trước và 3 tháng sau điều trị ở hai nhóm nghiên cứu - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3.21. So sánh trung bình nồng độ HbA1c trước và 3 tháng sau điều trị ở hai nhóm nghiên cứu (Trang 67)
Bảng 4.1. So sánh các chỉ số lâm sàng nha chu với các nghiên cứu khác Tác giả - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 4.1. So sánh các chỉ số lâm sàng nha chu với các nghiên cứu khác Tác giả (Trang 75)
Bảng 4.5. So sánh mức thay đổi chỉ số %BOP sau điều trị với nghiên cứu khác - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 4.5. So sánh mức thay đổi chỉ số %BOP sau điều trị với nghiên cứu khác (Trang 85)
Bảng 1. So sánh trung bình chỉ số PII trước và sau điều trị         C - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 1. So sánh trung bình chỉ số PII trước và sau điều trị C (Trang 102)
Bảng 3. So sánh trung bình chỉ số PDD trước và sau điều trị         Chỉ - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 3. So sánh trung bình chỉ số PDD trước và sau điều trị Chỉ (Trang 103)
Bảng 4. So sánh trung bình chỉ số CAL trước và sau điều trị         Chỉ - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 4. So sánh trung bình chỉ số CAL trước và sau điều trị Chỉ (Trang 103)
Bảng 6. So sánh tỷ lệ % phân loại viêm nha chu trước và sau điều trị 1 và 3 tháng ở nhóm chứng - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
Bảng 6. So sánh tỷ lệ % phân loại viêm nha chu trước và sau điều trị 1 và 3 tháng ở nhóm chứng (Trang 104)
HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ - Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Viêm Nha Chu Mạn Tính Ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường Type 2 Có Dùng Máng Chứa Chlorhexidine 0,2% (Full Text).Docx
HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ (Trang 115)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w