Để ngành nông nghiệp phát triển

8 189 0
Để ngành nông nghiệp phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm thế nào để ngành nông nghiệp phát triển ? Làm thế nào để người làm nông nghiệp có cuộc sống giàu sang? Áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp thế nào cho hiệu quả? Vì sao nông dân bỏ ruộng? Trước hết, tôi xin đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân không thiết tha với đồng ruộng như sau: + thứ nhất, làm ruộng tốn nhiều công sức; nhiều thời gian ( phân tích: để thu được hạt thóc cho mình người nông dân phải trải qua nhiều giai đoạn từ chọn giống, làm mạ, cày , cấy, chăm sóc, phun thuốc trừ sâu bện, bón phân, thu hoạch, phơi, bảo quản, ….trong khoảng thời gian trên dưới 150 ngày). Hơn nữa còn phụ thuộc vào thời tiết, sâu bệnh nên rất bấp bênh, một vài năm lại mất mùa một vụ do bão lũ, thiên tai ngày một tăng lên. + thứ hai, trồng lúa không có lãi ( với nhiều khâu và nhiều gian công sức bỏ ra như trên có thể tính trung bình đầu tư vào 1 sào bắc bộ trung bình tại khu vực đồng bằng sông Hồng sẽ là: phí cứng như cày, cấy, gặt (dùng máy)= 440.000đ ; phân bón+ thuốc trừ sâu =300.000đ; giống =30.000đ, công lao động =5 công cho các công việc chăm sóc tương ứng 500.000đ. Tổng chi phí sẽ là 1.270.000đ/1 sào.Nếu tự mình làm không thuê máy trong 2 khâu cấy và gặt thì tiết kiệm được 300.000đ nhưng công lao động tăng lên 2 công (200.000đ) như vậy tổng chi phí sẽ là 1.170.000đ/1 sào. Với năng suất hiện nay, lấy mức trung bình cao đó là 200kg/ 1 sào với giá cao trung bình 8.000đ/kg suy ra thu được 1.600.000đ. Lợi nhuận trong vòng 150 ngày tối đa sẽ là 330.000đ- 430.000đ/ sào/ vụ. Mặt khác, trung bình mỗi hộ gia đình (4-6 người) chỉ có khoảng từ 5 đến 10 sào và chia làm nhiều mảnh nên hiệu quả sản xuất rất thấp vì thế một hộ gia đình không thế sống tạm ổn với thu nhập từ làm ruộng. + thứ ba, người dân có nhiều lựa chọn việc làm ( như ở các vùng quê hay ngoại thành thì người dân có thể đi làm công nhân tại các nhà máy với thu nhập ổn định và cao hơn rất nhiều so với trồng lúa;trung bình từ 2,5 đến 3 triệu 1 người/ 1 tháng.) Vị thế của người nông dân như thế nào? Máy móc + Chủ động cung ứng dịch vụ + Chủ động thu phí và tăng giá + Có nguồn thu nhập cao, ổn định Thiên tai Vật tư + Chủ động cung cấp vật tư + Chủ động định giá và tăng giá + Có nguồn lợi nhuận cao, ổn định Nông dân + Bị động sử dụng máy móc với giá cao + Bị động mua vật tư giá cao + Bị động bán lúa gạo giá thấp + Thu nhập rất thấp, bấp bênh Kinh doanh nông sản + Chủ động thu mua- bán lấy chênh lệch + Chủ động làm giá và áp đặt + Có thu nhập cao và ổn định Qua hình trên ta thấy: + Người nông dân trực tiếp đầu tư công sức, tiền của để làm ra sản phẩm + Chủ máy móc, chủ cung cấp vật tư, người buôn nông sản là các thành phần bổ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp + Vậy nghịch lý nào xảy ra? Người nông dân chịu thu nhập thấp, bấp bênh Các thành phần bổ trợ có thu nhập cao, ổn định + Vậy có phải thành phần lao động chính, trực tiếp là nông dân lại phải làm công cho các thành phần bổ trợ? Đúng vậy, về bản chất công sức lao động của nông dân đang bị bóc lột, các thành phần bổ trợ thi nhau hút máu của người dân để nuôi sống họ. Tại sao? + Vì thành phần bổ trợ họ một mình đứng ra cung ứng dịch vụ, cung cấp vật tư, thu mua sản phẩm với nhiều người dân khác nhau; họ luôn ở thế chủ động; + Mỗi người nông dân lại phải một mình đối trọi trong quan hệ này. • Về số lượng- người nông dân rất đông đảo nhưng lại chỉ là cá nhân đơn lẻ trong các mối quan hệ với các thành phần khác • Về sức mạnh kinh tế- người nông dân thua • Về vị thế- người nông dân bị động, yếu ớt Mối quan hệ giữa người nông dân và các thành phần khác + Nhìn qua, ta thấy người nông dân áp đảo về số lượng trong mối quan hệ này 100 nông dân 01 chủ máy móc Nhưng bản chất quan hệ trên lại là 1 người nông dân phải đối đầu với 3 thành phần Lý do: người nông dân không liên kết, đoàn kết – họ đơn độc, tách biệt với nhau trong các mối quan hệ sản xuất nông nghiệp vì thế luôn bị động và chịu thiệt thòi. Trước tình trạng này, phải giải quyết những vấn đề sau: + giảm chi phí đầu: giảm các khâu trung gian cũng như khâu sản xuất ở các mặt hàng là giống; thuốc bvtv; phân bón; chi phí thuê máy móc,… + tăng năng suất, sản lượng và chất lượng: áp dụng khoa học kỹ thuật triệt để vào các giai đoạn + lấy lại sự chủ động cho người dân trong quan hệ sản xuất + giảm bớt lao động chân tay vào đồng ruộng, sẽ thay thế triệt để bằng máy móc; 01 chủ vật tư 1000 nông dân 1000 – 2000 Nông dân 01 Chủ buôn nông sản + Chủ máy móc + Chủ vật tư + Chủ buôn nông sản 01 Nông dân + chủ động được đầu ra Giải quyết vấn đề trên bằng cách nào? Đó là liên kết và đoàn kết Với đặc thù sản xuất manh mún cũng như truyền thống sản xuất từ 25 năm trở lại đây, người dân không thể tự mình liên kết, đoàn kết trong sản xuất được ngay cả khi biết là có lợi. Những năm 90, việc chia đất ruộng cho mỗi hộ gia đình được coi như một bước tiến vĩ đại của nông nghiệp nước ta, đã giải quyết được nhiều tồn tại thời điểm đó. Nhưng khi khoa học kĩ thuật đạt được những thành tựu mới và dần thay thế con người thì chính sách trên đã trở nên lạc hậu và gây khó khăn cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Những năm gần đây, hầu như tất cả nhược điểm, hạn chế của nền nông nghiệp manh mún đều được bộc lộ rõ. Sản xuất tích cực nhưng kém hiệu quả, nông dân vất vả nhưng không thoát nghèo. Vì vậy, muốn khắc phục tất cả tồn tại trên, chúng ta cần phải làm đó là xây dựng hệ thống liên kết chủ động không phụ thuộc người nông dân. Chúng ta cần xây dựng một tổ chức đứng ra thực hiện cung cấp các dịch vụ nông nghiệp thống nhất trên một vùng lãnh thổ rộng lớn (bao gồm cung cấp máy móc cho các khâu làm man, làm đất, cấy, thu hoạch; cung cấp vật tư nông nghiệp,… tại một địa bản đủ lớn tương đương 5 đến 10 xã đảm bảo việc áp dụng máy móc đạt hiệu quả cao nhất) ( về hình thức, trong quan hệ này thì người nông dân là người thuê và chủ máy là người làm thuê tuy nhiên ở đây người thuê ở thế bị động và phải chấp nhận yêu cầu, đòi hỏi của bên người làm thuê)- với việc lợi nhuận thu được từ trồng lúa thấp đã đẩy quan hệ này thành người nông dân bị bóc lột, làm việc để nuôi các ngành phụ trợ như chủ máy, đơn vị sản xuất và bán vật tư nông nghiệp,… Cung cấp dịch vụ và thu tiền ( chủ động áp đặt giá) Nông dân đơn lẻ Chủ máy Trả tiền để thuê chủ máy ( bị động trả tiền theo yêu cầu chủ máy) Thuê người lái máy và trả tiền công Là chủ sở hữu máy móc Nhóm Nông dân liên kết ở mối quan hệ này, từ thế bị động thì người nông dân đã có thể chủ động trong sản xuất, sử dụng máy móc của chính mình để làm việc và bỏ ra số tiền phù hợp thuê người làm cho mình. ở đây, nông dân thực sự làm chủ và tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ đó góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả việc trồng lúa. Tập trung sử dụng máy móc vào đồng ruộng Từ việc tập trung dịch vụ về một mối, sẽ tổ chức thực hiện đưa máy móc vào các cánh đồng theo kiểu cánh đồng mẫu lớn, sẽ làm từng khâu một, chủ động gép mảnh nhỏ lại tại cùng một địa hình. Từ đây, sẽ xây dựng được nhiều cánh đồng mẫu lớn hơn từ tập hợp đơn lẻ mảnh ruộng của người dân chứ không nhất thiết phải chia lại hợp nhất cho 1 gia đình 1 mảnh lớn. Nói đơn giản thì thay bằng việc tập trung ruộng đất thì hãy tập trung máy móc sẽ mang hiệu quả lớn hơn nhiều. Cách này sẽ được người dân ủng hộ vì không xâm phạm đến quyền lợi của họ mà còn mang hiệu quả cao hơn. Đối với các nơi đã thực hiện được cánh đồng mẫu lớn thì việc áp dụng mô hình này sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Khi thực hiện được thì chi phí các khâu này sẽ giảm được từ 20-30% và sẽ được tiếp tục điều chỉnh giảm đến mức tối thiểu. Chi phí giảm được do việc tập trung dịch vụ kéo theo việc tận dụng tối đa công suất hiệu quả của máy móc ( tiết kiệm nhiên liệu; thu hồi vốn nhanh, hiệu quả) đẩy lùi được thực trạng quá nhiều máy móc được đầu tư mà không phát huy được hết khả năng, công suất. Ngoài ra, tránh tình trạng chủ máy làm việc không tuân thủ thời vụ, áp đặt giá thuê dịch vụ nông nghiệp và sự bất lợi từ phía chủ máy áp cho người nông dân. Thiết lập mạng lưới cung cấp dịch vụ nông nghiệp theo địa giới từng xã, đảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu sử dụng các phương tiện máy móc của bà con nông dân, phát huy tối đa công suất hiệu quả của máy móc; liên kết các xã với nhau trong các khâu bằng việc tổ chức linh hoạt, thông minh các khâu sản xuất, sắp xếp thời gian phù hợp để có thể kết hợp tiết kiệm chi phí. Hiện tại: Máy móc làm riêng trên các mảnh ruông xen kẽ nhau - kém hiệu quả Tập trung phân chia theo khu vực, mỗi máy một khu liền mảnh- hiệu quả hơn Máy 1 Máy 2 Máy 1 Máy 2 Tập trung liên kết máy móc- cùng nhau làm trên cánh đồng lớn ( mỗi máy đảm nhận một khâu khác nhau trên cùng cánh đồng)- tiết kiệm được chi phí, máy móc phát huy được công suất So sánh tính hiệu quả Máy móc hoạt động đơn lẻ Tập trung máy móc - 30-40 mẫu/ vụ - Các mảnh ruộng không liền nhau - Tốn nhiên liệu do di chuyển nhiều - Hiệu quả ít - Làm việc không đúng mùa vụ - Tiền công thu của người dân hiện tại là 120.000đ đến 150.000đ/ sào và sẽ tăng theo thời gian - 80- 100 mẫu/ vụ - Các mảnh liền kề nhau - Tiết kiệm hơn - Hiệu quả rất cao - Theo đúng lịch và yêu cầu của bà con nông dân - Tiền công thu của người dân 50.000đ- 100.000d/ sào; nếu thực hiện lien kết tốt thì mức phí này ngày càng giảm tối đa Tập trung mua, tích trữ vật tư nông nghiệp tiến đến tự cung tự cấp Thực tế hiện nay, chi phí vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,… đang ở mức cao và còn có thể tăng dần theo thời gian gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của người nông dân. Bên cạnh đó, việc quản lý giá các mặt hàng này còn lỏng lẻo dễn đến tình trạng giá cả biến động bất thường và cao hơn nhiều với giá trị thực tế. Đây là một nguyên nhân lớn dẫn đến việc giảm lợi nhuận trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì đâu mà giá bị đẩy lên cao? Đó là: + phân bón sản xuất từ các nhà máy phải qua nhiều khâu trung gian từ các đại lý tỉnh, huyện, về các xã. + chi phí vận chuyển ngày càng tăng cao ( vùng sản xuất cách vùng tiêu thu khoảng cách xa) + các công ty thì gia tăng lợi nhuận không cần xem xét đến quyền lợi người nông dân bị ảnh hưởng thế nào? Máy 1 Máy 2 Khắc phục tình trạng này cần phải có lộ trình cụ thể sau: + thứ nhất: loại bỏ các khâu trung gian trong việc cung ứng vật tư bằng cách tập trung mua vật tư cho người dân theo các vùng với việc tập hợp số lượng; + Thứ 2: gia tăng liên kết trong việc cùng mua vật tư + Thứ 3: nghiên cứu và xem xét thành lập các nhà máy sản xuất phân bón theo từng vùng khi mà có đủ phạm vi liên kết mua vật tư ( cụ thể trên một phạm vi lãnh thổ, nhu cầu tiêu thụ phân bón là bao nhiêu để đủ điều kiện xây dựng nhà máy sản xuất phân bón sao cho hiệu quả nhất) . . Làm thế nào để ngành nông nghiệp phát triển ? Làm thế nào để người làm nông nghiệp có cuộc sống giàu sang? Áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp thế nào cho hiệu quả? Vì sao nông dân bỏ. khăn cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Những năm gần đây, hầu như tất cả nhược điểm, hạn chế của nền nông nghiệp manh mún đều được bộc lộ rõ. Sản xuất tích cực nhưng kém hiệu quả, nông dân. thành người nông dân bị bóc lột, làm việc để nuôi các ngành phụ trợ như chủ máy, đơn vị sản xuất và bán vật tư nông nghiệp, … Cung cấp dịch vụ và thu tiền ( chủ động áp đặt giá) Nông dân đơn

Ngày đăng: 18/06/2014, 18:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan