Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Xây dựng và Phát triển kinh doanh
Quá trình hình thành và phát triển công ty CP Xây dựng và Phát triển
Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển kinh doanh tiền thân là Xí nghiệp bê tông chuyên sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ công tác xây dựng trên các tỉnh Miền Bắc được Nhà nước thành lập từ năm 1983.
- Tháng 3 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm có Quyết định số 168/NN- TCCB/QĐ đổi tên Xí nghiệp thành Công ty Vật liệu xây dựng và xây lắp.
- Năm 2004, theo Quyết định số 2506/QĐ/BNN- TCCB ngày 20 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, Công ty vật liệu xây dựng và xây lắp đã cổ phần hóa và chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và xây lắp.
Tuỳ theo tình hình hoạt động của công ty, các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện sẽ được lập ra ở các địa bàn để thực hiện các mục tiêu của công ty phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) và trong phạm vi Luật pháp cho phép.
Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 6.000.000.000 ĐVN, với cơ cấu như sau:
+ Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập: 6.000.000.000 ĐVN tương ứng 100%.
+ Vốn Nhà nước: 3.060.000.000 ĐVN chiếm 51%
+ Vốn của cán bộ công nhân viên công ty: 2.294.400.000 ĐVN chiếm 38,24% Trong đó Cổ phần ưu đãi là 788.000.000 ĐVN chiếm 13,13%, Cổ phần thường là 1.506.400.000 ĐVN chiếm 25,11%.
+ Cổ đông khác ngoài công ty: 645.600.000 ĐVN chiếm 10,76%. Vốn Nhà nước do Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là chủ sở hữu cử người đại diện quản lý Như vậy với tỷ lệ vốn góp của Nhà nước chiếm tỷ lệ 51%, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp là một công ty con của Tổng công ty xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Năm 2005, theo Quyết định số 3527/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 16 tháng 12 năm 2005, Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng và xây lắp tiếp tục đổi tên thành Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển kinh doanh Tên giao dịch bằng tiếng Anh là: Construction and Business Development Joint Stock Company, và tên viết tắt là CBD.JSC Đây là tên giao dịch chính thức của công ty cho tới thời điểm hiện tại. Đồng thời vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 7.500.000.000 VND, vốn Nhà nước chiếm 40,8% Công ty cổ phần xây dựng và phát triển kinh doanh trở thành công ty hoạt động dưới hình thức liên kết với Tổng công ty xây dựng và phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Kết quả kinh doanh của công ty
Từ một doanh nghiệp trước đây gặp nhiều khó khăn về tài chính và việc làm, đến nay công ty chúng ta đã tăng trưởng nguồn vốn chủ sở hữu hơn 30 tỷ đồng, vốn cổ đông từ 6 tỷ nay tăng lên 15.5 tỷ đồng và trong đó, vốn cổ đông đầu tư đóng góp 80.3%, vốn Nhà nước còn chi phối 19.7% Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm được quyết toán, kiểm toán giám sát kịp thời tuy vẫn còn một vài tồn tại nhưng trong những năm qua nến tài chính của công ty luôn xác lập kiểm tra , kiểm soát rõ ràng, minh bạch; hàng năm vẫn duy trì trích lập các quỹ dự phòng và cơ bản đáp ứng yêu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất.
Một số kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được qua các năm 2010, 2011, 2012:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận trước thuế 5.184.131 5.082.925 4.448.471 Lợi nhuận sau thuế 3.888.098 4.193.413 3.669.989
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/
Thu nhập bình quân NLĐ 5.200 5.250 5.050
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Qua phân tích số liệu cho thấy, sản lượng và doanh thu của công ty có giảm qua các năm nhưng lợi nhuận sau thuế cũng vẫn được duy trì ổn định thậm chí năm 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 1,08 lần tương ứng 305.315.000 đồng so với năm 2010 Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn và biến đổi phức tạp Thêm vào đó, ngành xây dựng trong nước gặp rất nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường
Năm 2013, Công ty đã xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế Khi so sánh kết quả thực tế thu được năm 2013 với kế hoạch đặt ra, có thể nói công ty đã có sự cố gắng lớn để đảm bảo mức sản xuất
Các chỉ tiêu chính Kế hoạch Thực hiện TH/
KH(%) Sản lượng thực hiện 150.000.000 138.420.000 92,28
Nộp ngân sách Nhà nước
Tỷ suất LNST/doanh thu
Thu nhập bình quân người
Bảng 1.2 Bảng so sánh kết quả SXKD thực tế so với kế hoạch năm
Như vậy, mặc dù không đạt sản lượng 150 tỷ như kế hoạch nhưng công ty đã đảm bảo được các chỉ tiêu khác như: Thu nộp công ty, lợi nhuận, cổ tức,mức lương người lao động…và có sự tăng trưởng nhất định so với năm2012.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Xây dựng và Phát triển kinh doanh
1.1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty bao gồm
- Xây dựng các công trình thuỷ lợi, các trạm bơm, các công trình kè mỏ hàn cứng bảo vệ bờ sông, bờ biển, xây dựng đập đất, hồ chứa nước
- Xây dựng đường giao thông, công trình hạ tầng;
- Xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng & công nghiệp;
- Thi công lắp đặt hệ thống cấp nước sạch và bảo vệ sức khỏe nông nghiệp nông thôn;
- Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng…
1.1.2.2 Đặc điểm quy trình xây dựng
Công ty sẽ tìm kiếm các công trình xây dựng, tổ chức đấu thầu Sau khi nghiên cứu tính khả thi của công trình về các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật
… sẽ giao cho các đội thực hiện Hoặc các đội sẽ tự tìm kiếm công trình, khi thấy khả thi thì Ban giám đốc sẽ ký kết hợp đồng rồi giao cho đội đó thi công Quá trình thi công công trình được thực hiện theo quy trình sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ thi công
Khi có chủ đầu tư thông báo mời thầu, công ty sẽ mua hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư đã bán Căn cứ vào biện pháp thi công hồ sơ, kỹ thuật, lao động, tiền lương của hồ sơ mời thầu và các điều kiện khác công ty phải lập phương án thi công và thực hiện một số thủ tục nhất định để tham gia đấu thầu công trình
Khi trúng thầu công trình, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt kết quả mà công ty đã trúng:
- Công ty cùng chủ đầu tư thương thảo hợp đồng.
- Lập hợp đồng giao nhận thầu và ký kết.
- Thực hiên bảo lãnh và thực hiện hợp đồng của ngân hàng.
- Tạm ứng vốn theo hợp đồng và luật xây dựng quy định.
Chủ đầu tư mời thầu
Nhận hồ sơ và lập phương án thi công
Tham gia đấu thầu và thắng thầu
Chuẩn bị nguồn vốn, thiết bị, vật tư, nhân công
Tiến hành thi công xây lắp công
Duyệt quyết toán công trình đã hoàn thành
Thanh lý hợp đồng, bàn giao công trình hoàn thành
- Lập bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công chi tiết cho từng phần công việc, lên kế hoạch triển khai, chia cụ thể từng phần và trao đổi với Ban điều hành quản lý dự án thi công để phối hợp triển khai.
- Nghiên cứu kỹ thiết kế, các yêu cầu của dự án, điều kiện thi công thực tế để điều chỉnh biện pháp thi công hợp lý nhằm đảm bảo kế hoạch thi công.
Lúc này, công ty thực hiện công tác chuẩn bị những vấn đề liên quan đến thi công công trình đã trúng thầu như nguồn vốn, thiết bị, nhân công…. Sau khi đã có đủ các yếu tố cần thiết, công ty tiến hành thi công công trình xây lắp theo đúng trình tự, sát với tiến độ thi công.
Do đặc điểm công trình xây dựng thường có nhiều giai đoạn thi công và phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố khách quan khác Vì vậy, công ty và chủ đầu tư thường quy định nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn Chủ đầu tư xác định giá trị công trình đã hoàn thành và ký vào văn bản nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn đã ký trong hợp đồng và ứng một phần giá trị của giai đoạn tiếp theo của công trình Khi công trình thực sự hoàn thành và thực hiện đầy đủ các thủ tục nghiệm thu công ty tiến hành thủ tục duyệt quyết toán công trình Chủ đầu tư phê duyệt và thanh toán tới 95% giá trị công trình cho công ty, giữ lại 5% để bảo hành Khi hết thời hạn bảo hành, công ty nhận nốt 5% giá trị công trình còn lại, kết thúc hợp đồng kinh tế giữa công ty và chủ đầu tư.
Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh công ty
Phó Giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng
Văn phòng đại diện miền Trung, Tây nguyên
Phòng dự án và chất lượng CT
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch-kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
BCH công trình thủy lợi Đội thi công xây lắp 2
BCH công trình giao thông
Ban xây lắp và kinh doanh vật tư 1, 2 Đội thi công cơ giới Đội thi công xâylắp 3 Đội thi công xây lắp 5 Đội thi công xây lắp 9
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty CP XD và PTKD
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
HĐQT là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền giải quyết mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty.
Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị và Nhà nước, điều hành hoạt động của Công ty, thực hiện nghị quyết của HĐQT và Đại hội đồng cổ đông.
Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành Công ty theo phân công của
Giám đốc, chịu trách nhiệm với Giám đốc và Nhà nước về nhiệm vụ được giao.
Các chi nhánh, văn phòng đại diện sẽ đại diện Công ty tìm kiếm các công trình, được Giám đốc uỷ quyền ký kết hợp đồng xây dựng các công trình, hoặc được phép ký các công trình dưới 1 tỷ, thực hiện các công trình mà Công ty giao cho.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý và có các chức năng nhất định:
Phòng dự án và chất lượng công trình: có trách nhiệm kiểm tra, quản lý, đốc thúc các công trình thi công đúng chất lượng và kịp tiến độ.
Phòng tổ chức hành chính : Quản lý điều hành tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương, thực hiện các chính sách của Công ty và Nhà nước đối với người lao động, góp phần hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm và kế hoạch SXKD dài hạn của Công ty trên cơ sở tổng hợp và phân tích kế hoạch của các đơn vị
Phòng tài chính kế toán : tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Công ty về công tác quản lý tài chính, tổ chức kế toán và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ thu nộp ngân sách và các chế độ tài chính kế toán do Nhà nước quy định và đề xuất các vấn đề tài chính trong Công ty.
Các đội thi công xây lắp: có chức năng thuê nhân công ngoài, thuê máy móc thiết bị để thực hiện các công trình mà công ty giao, thực hiện việc tập hợp chi phí theo từng công trình để chuyển cho phòng tài chính kế toán xác định giá thành, doanh thu
Giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực hoặc dự án được giao phụ trách Văn phòng đại diện khu vực hay ban điều hành và quản lý dự án có trưởng văn phòng hay giám đốc điều hành và có từ 02 đến 05 nhân viên.
Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển kinh doanh
Thực trạng kế toán CPSX tại công ty CP Xây dựng và Phát triển
2.1.1 Phân loại CPSX và đối tượng kế toán CPSX
2.1.1.1 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong ngành xây dựng cơ bản là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá, tiền lương phải trả cho công nhân liên quan từ quá trình sản xuất thi công đến khi bàn giao sản phẩm trong một thời gian nhất định.
Trong quá trình thi công xây lắp, chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế, công dụng và yêu cầu quản lý đối với mỗi loại khác nhau Do vậy việc quản lý chi phí sản xuất không chỉ căn cứ vào số liệu tổng hợp mà phải căn cứ vào số liệu theo dõi chi tiết của từng loại chi phí.
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là các công trình, hạng mục công trình nên Công ty tiến hành quản lý chi phí sản xuất theo dự toán.
Căn cứ vào bản dự toán công trình, kế toán tiến hành tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang để đối chiếu với dự toán, từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị để chi phí thực tế không vượt quá dự toán.
Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm xây lắp và phương pháp lập dự toán trong XDCB được lập cho từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình) nên hiện tại Công ty phân loại chi phí sản xuất theo các khoản mục chi phí trong giá thành Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục sau:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
-Chi phí nhân công trực tiếp
-Chi phí máy thi công
-Chi phí sản xuất chung
2.1.1.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm thực tế sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành ở nhiều địa bàn khác nhau, trên mỗi địa điểm cũng có thể sản xuất xây lắp nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau, theo đó nên chi phí sản xuất phát sinh cũng khác nhau Hơn nữa do tính chất công việc phức tạp, quy trình công nghệ liên tục, thời gian sản xuất kéo dài, sản phẩm mang tính đơn chiếc nên mỗi công trình phải lập dự toán riêng lẻ, tổ chức theo đơn đặt hàng.
Do vậy, đối tượng của việc tập hợp chi phí sản xuấtlà từng công trình, hạng mục công trình Trên cơ sở đó công tác tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển kinh doanh được triển khai một cách cụ thể cho từng công trình và hạng mục công trình.
2.1.1.3 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại công ty
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là khoán gọn 95%- 97% tùy theo giá trị từng công trình, hạng mục công trình cho các đội thi công xây lắp nên tất cả các chi phí phát sinh của một công trình đều do kế toán các đội hạch toán thông qua tài khoản 1413.
Hàng tháng, đội trưởng gửi bảng kê chi tiết toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình thi công toàn bộ công trình, hạng mục công trình về phòng kế toán Bảng kê chi tiết chi phí được kế toán đội tiến hành thủ công căn cứ vào các chứng từ phát sinh (Hoá đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho) để tập hợp chi phí công trình hoàn thành sau khi được Giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt, kế toán tổng hợp tiến hành nhập số liệu vào máy theo bảng kê chi tiết từng công trình, hạng mục công trình và máy sẽ tự động kết chuyển.
2.1.1.4 Nội dung kế toán các khoản mục chi phí sản xuất của công ty
Hàng năm, Công ty CPXD & PTKD tiến hành thi công nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, có những công trình có thời gian kéo dài qua nhiều năm Tuy quy mô, khối lượng của từng công trình là khác nhau nhưng phương pháp hạch toán và tính giá thành là được áp dụng nhất quán cho tất cả các công trình, hạng mục công trình Thông thường khi đấu thầu công trình, Công ty lập hồ sơ dự thầu gửi đến bên chủ đầu tư trong đó có giấy bảo lãnh thực hiện công trình của Ngân hàng và hồ sơ năng lực của Công ty Sau khi trúng thầu, Công ty tiến hành thi công theo kế hoạch đã định trong phương án dự thầu. Công ty áp dụng hình thức khoán cho các đội Các đội không mở sổ kế toán theo dõi riêng mà tập hợp chứng từ, tổng hợp chi phí của từng công trình, hạng mục công trình và định kỳ gửi lên phòng Tài chính kế toán của Công ty Công tác hạch toán được thực hiện trên Công ty Để làm rõ hơn thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty, em xin lấy số liệu của Công trình: Trạm bơm ngoại độ II TP Hà Nội Công trình do Công ty CP Xây dựng & PTKD thực hiện từ tháng 04 năm 2013 và hoàn thành vào tháng 12 năm 2013 tại Thành phố Hà Nội Công trình do ông Trần Viết Thành làm chỉ huy trưởng và ký hợp đồng giao khoán choBan Thủy Lợi của Công ty Công trình bao gồm các hạng mục:
- Hạng mục cống xả qua đê
- Hạng mục phần mở rộng.
- Hạng mục bể nước ngầm.
- Hạng mục hệ thống điện chiếu sáng.
- Hạng mục hệ thống cấp thoát nước.
Trước khi thi công công trình, Công ty sẽ tạm ứng bằng tiền cho đội thi công căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng được duyệt và khế ước vay vốn lưu động do đội viết Các chi phí phát sinh trong kỳ được hạch toán thông qua TK 1413 Khi hạng mục công trình hoàn thành, Công ty tiên hành lập Biên bản nghiệm thu khối lượng theo từng hạng mục và Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình khi công trình hoàn thành, sau đó tiến hành thanh lý hợp đồng giao khoán.
Tạm ứng cho đội nhận khoán
Thanh toán tạm ứng Kết chuyển CP NVL
Kết chuyển CP SXC Quy trình hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 Quy trình hạch toán theo phương thức khoán gọn giữa Công ty và đội thi công.
Tại đội xây dựng, khi các nghiệp vụ chi phí sản xuất phát sinh, nhân viên kế toán đội lập các chứng từ liên quan, sau đó tổng hợp lên bảng kê và hàng tháng gửi lên phòng Tài chính kế toán của Công ty.
Tại phòng kế toán của Công ty, khi nhận được các chứng từ của kế toán đội gửi lên, kế toán các phần hành nhập liệu vào máy tính, lập Chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ được lập riêng cho từng công trình và cho các TK
621, 622, 623, 627, 154 Số liệu kế toán từ Chứng từ ghi sổ sẽ tự động cập nhật vào sổ chi tiết và sổ cái TK 621, 622, 623, 627,154 Định kỳ căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết và kết quả đánh giá lại giá trị sản phẩm dở dang, kế toán tính ra giá thành cho từng công trình.
2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1 2.1 Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đặc điểm và đối tượng hạch toán
Chi phí NVL trực tiếp là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành công trình, thường chiếm từ 60%- 70% tuỳ theo kết cấu từng công trình Do đặc điểm riêng của sản phẩm xây lắp là mang tính đơn chiếc nên NVL phát sinh thường không cố định và không giống nhau đối với mỗi công trình Hơn nữa, các công trình được thi công ở những địa điểm khác nhau, việc tìm kiếm NVL phải được thực hiện linh hoạt, kết hợp
Giá nhập thực tế Giá mua trên hoá đơn
Chi phí thu mua NVLCác khoản giảm giá, chiết khấu TM
= + - với việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ Vì vậy nên công ty không tổ chức kho
Thực trạng tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Xây dựng và Phát triển kinh doanh
2.2.1 Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng nên Công ty CP Xây dựng và Phát triển kinh doanh xác định đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành bàn giao hoặc khối lượng công tác xây dựng đã đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý được thanh toán.
2.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng Việc tính giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư.
Có 2 phương thức thanh toán: Thanh toán khi hoàn thành khối lượng công việc và thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý Với hình thức thanh toán khi công trình hoàn thành thì đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao Những công trình nào chưa hoàn thành vào cuối kỳ tính giá thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp cho công trình đến thời điểm đó được coi là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Phương thức này chỉ phù hợp vời những công trình có thời gian thi công ngắn ngày vì nếu dài ngày bên nhận thầu sẽ không đủ vốn để quay vòng phục vụ cho thi công. Đối với Công ty CPXD & PTKD thì áp dụng phương thức thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý bởi hầu hết các công trình mà Công ty thi công đều có thời gian kéo dài qua nhiều năm Khi hoàn thành một hạng mục công trình thì Công ty tiến hành quyết toán khối lượng công việc hoàn thành của hạng mục đó Đến thời điểm quyết toán mà hạng mục hoặc công trình đó mà chưa hoàn thành thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được xác định:
VD: Số liệu công trình Hồ Tân Dân đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 :
+ Chi phí SXKDD đầu kỳ: 435.538.419 đồng
+ Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ: 1.428.680.300 đồng
+ Giá trị khối lượng hoàn thành theo dự toán: 683.800.400 đồng
+ Giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ theo dự toán: 650.795.500 đồng
Quy trình hạch toán trên MISA
VD: Đối với công trình Trạm bơm ngoại độ II TP Hà Nội do công trình hoàn thanh trong năm 2013 nên thời điểm 31/12/2013 giá trị dở dang cuối kỳ là bằng 0 Kế toán nhập liệu vào MISA như sau:
-Chọn Đánh giá sản phẩm dở dang tại phân hệ Giá thành
-Nhập số liệu về dở dang cuối kỳ cho công trình Trạm bơm Ngoại độ II thành phố Hà Nội bằng 0 do công trình hòa thành trong kỳ tính giá thành.
-Nhấn“Cất”để lưu giá trị dở dang vừa nhập.
Giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ
CPSXKD phát sinh trong kỳ
Giá trị khối lượng hoàn thành theo dự toán
DD cuối kỳ theo dự toán +
Giá trị dở dang cuối kỳ theo dự toán
Giá trị khối lượng dở dang cuối kỳ
Hình ảnh 2.23 Giao diện đánh giá sản phẩm dở dang
2.2.3 Phương pháp và quy trình tính giá thành. Để tính giá thành công tác xây lắp hoàn thành có thể áp dụng nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau phụ thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm Công ty CPXD & PTKD áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn:
Giá thành sản phẩm xây lắp
CPSXKD dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
CPSXKD dở dang cuối kỳ
CPSX đã tập hợp được là cơ sở để tính giá thành và được tiến hành vào cuối niên độ kế toán Cuối năm, Công ty tiến hành kiểm kê khối lượng dở dang thực tế trong thi công để tính giá thành sản phẩm xây lắp Khi có một hạng mục hoàn thành thì Công ty tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo hạng mục đó Giá thành thực tế của hạng mục đó chính là chi phí thực tế phát sinh tập hợp cho hạng mục đó Cuối năm, kế toán sẽ tính giá thành thực tế theo công trình, hạng mục công trình hoàn thành và xác định kết quả xây lắp của Công ty trong năm đó Sau khi xác định khối lượng hoàn thành và tính giá thành công trình hoàn thành ở các đội thi công, kế toán Công ty tiến hành lập Bảng kê chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Cụ thể ở công trình Trạm bơm Ngoại độ II thành phố Hà Nội được công ty bắt đầu khởi công từ tháng 4/ 2013 đến tháng 12 năm 2013 thì hoàn thành nên giá thành thực tế của công trình hoàn thành bàn giao chính là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ (vì không có chi phí xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ) trên sổ chi tiết tài khoản 154 - công trình: Trạm bơm Ngoại độ II thành phố Hà Nội là 2.686.327.280đồng.
Quy trình tính giá thành trên phần mềm MISA như sau:
Bước 1: Chọn Nghiệm thu tại phân hệ Giá thành
Hình ảnh 2.24 Giao diện Nghiệm thu công trình tại phân hệ Giá thành
Bước 2: Hộp thoại chọn kỳ tính giá thanh hiện ra, kế toán chọn:
+ Kỳ tính giá thành: 1/4/2013 đến 31/12/2013
+Mã đối tượng tập hợp chi phí: TB-NĐ: Trạm bơm Ngoại độ II TP Hà Nội
Nhấn “Nghiệm thu” để phần mềm tự động tính giá thành công trình
Hình ảnh 2.25 Hộp thoại chọn kỳ tính giá thành và đối tượng THCP
Bước 3: Chứng từ nghiệm thu công trình hạch toán việc kết chuyển chi phí dở dang sang giá vốn xuất hiện, nhấn “Cất” để lưu chứng từ.
Hình ảnh 2.26 Giao diện chứng từ kết chuyển CP dở dang sang giá vốn
Chi phí trực tiếp CPSXKD
DD cuối kỳ Giá thành
CPNVL CPNC CPSDMTC CPSXC Tổng CP
Bảng 2.6 Bảng kê chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển kinh doanh
Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty CP Xây dựng và Phát triển kinh doanh
3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và mạnh mẽ Bởi vậy bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có những bước đi vững chắc mới đảm bảo được sự vững chắc và phát triển của mình Do đó, kế toán với chức năng và nhiệm vụ của mình chiếm một vị trí quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh và quản lý kinh tế, tài chính. Ở Việt Nam hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất xây lắp, thực hiện tiết kiệm được thể hiện cụ thể bằng việc tiết kiệm triệt để các khoản chi phí NVL, năng lượng, máy móc… thông qua một số biện pháp như đổi mới quy trình công nghệ, tận dụng tối đa công suất hoạt động của máy móc thiết bị… bởi lẽ tiết kiệm chi phí đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Hơn nữa, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế nói chung và công tác hạch toán chi phí nói riêng phải đảm bảo tính chính xác Sự chính xác này thể hiện ở tất cả các bước trong quá trình hạch toán.
Với đặc thù riêng của ngành xây dựng và địa điểm thi công phân tán ở nhiều nơi nên công tác kế toán gặp nhiều khó khăn, quá trình xử lý chứng từ phức tạp Bởi vậy nên không tránh khỏi những bất hợp lý vẫn còn tồn tại do thói quen làm việc hay cách thức hạch toán chưa được linh hoạt.
Với những lý do trên và từ thực tế tại Công ty CP XD & PTKD em thấy việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng.
3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Kế toán có vai trò quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp Để việc hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất đạt hiệu quả cao cần thực hiện theo một số yêu cầu sau:
-Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất trước tiên phải phù hợp với chính sách kinh tế tài chính và chế độ kế toán hiện hành Trong điều kiện kinh tế hội nhập, các chính sách về quản lý cũng từng bước được cải tiến nhằm hoàn thiện và đồng bộ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế Chính vì vậy đòi hỏi kế toán Công ty phải thường xuyên cập nhật những tin mới nhất áp dụng vào thực tế
-Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Mỗi công ty đều có đặc điểm khác nhau về tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ nhân viên, yêu cầu quản lý… Do vậy hoàn thiện công tác kế toán phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ, trình độ nhân viên kế toán của công ty.
-Hoàn thiện phải đảm bảo tính thống nhất từ hệ thống chứng từ, tài khoản sử dụng, quy trình hạch toán và ghi sổ kế toán Bên cạnh đó cần tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, nâng cao hiệu quả của các bộ phận.
-Hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi cao dựa trên cơ sở hiệu quả và tiết kiệm Đây là cơ sở cần thiết cho công tác hoàn thiện kế toán tại công ty.Các biện pháp phải đi vào thực tế và không gây xáo trộn nhiều trong nội bộ công ty.
Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Xây dựng và phát triển kinh doanh
Thứ nhất, hoàn thiện công tác tập hợp, lưu trữ, luân chuyển chứng từ Để khắc phục tình trạng công việc bị dồn nhiều vào cuối kỳ, tránh những sai sót nhầm lẫn không đáng có trong công tác hạch toán kế toán,Công ty nên có quy định ngày giao nộp chứng từ cụ thể đối với từng đội xây lắp tiến hành công việc thi công Ðối với những công trình ở xa có thể quy định ngày giao nộp dài hơn những công trình ở gần Hạn cuối là một ngày cố định trong tháng đối với những công trình ở gần và quý đối với những công trình ở xa trụ sở chính của Công ty Công ty cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện về việc gửi hồ sơ quyết toán bằng phương tiện chuyển phát nhanh Như thế vừa đảm bảo về mặt thời gian cập nhật sổ sách, cung cấp kịp thời thông tin chi tiết cho ban lãnh đạo Công ty và phòng kế toán, hơn nữa lại giảm chi phí đi lại của kế toán công trường, đặc biệt là các công trình ở xa Bên cạnh đó, Công ty cũng nên kiểm tra chặt chẽ hơn việc luân chuyển chứng từ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hạch toán kế toán.
Ngoài ra, Công ty cũng nên tổ chức những khoá tập huấn ngắn hạn, định kỳ cho đội ngũ cán bộ, kế toán đội, để cập nhật chế độ kế toán mới Đây cũng là cơ hội tạo sự gắn bó hợp tác giữa nhân viên kế toán của Công ty với kế toán đội trong công tác hạch toán kế toán, vừa đảm bảo tính đối chiếu kiểm tra vừa có điều kiện giúp đỡ nhau trong công việc.
Thứ hai, hoàn thiện cơ cấu tổ chức lao động phòng Tài chính kế toán và công tác sử dụng phần mềm kế toán:
- Đối với cơ cấu tổ chức lao động phòng kế toán thì giải pháp thiết thực nhất hiện nay là công ty nên bổ sung thêm nhân sự cho phòng kế toán để bớt kiêm nhiệm và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.
- Ngoài ra, để giúp cho bộ máy kế toán của công ty linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả công ty nên cập nhật phần mềm kế toán lại cho phù hợp Đồng thời công ty cũng nên nối mạng nội bộ giữa các chi nhánh với công ty để giảm công việc phải thực hiện thủ công , giúp cho việc luân chuyển chứng từ, đối chiếu số liệu, cung cấp thông tin kịp thời… từ đó giúp cho công tác kế toán thu được hiệu quả cao cũng như giúp cho công ty trong việc quản lý và điều hành.
-Với công tác sử dụng phần mềm kế toán, theo em, Công ty nên tổ chức cử cán bộ đi học về kế toán máy để nâng cao tính chuyên môn hóa và tăng khả năng khai thác những chức năng ưu việt của máy tính, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng.
Thứ ba, hoàn thiện về sổ sách kế toán và thời gian ghi sổ:
-Để giải quyết nhứng thiếu xót trong Bảng tính và phân bố khấu hao tài sản cố định, kế toán công ty nên chi tiết khấu hao tài sản cố định theo nơi sử dụng và theo đối tượng sử dụng để công tác hạch toán chi phí rõ ràng và chính xác nhất và đảm bảo giá thành công trình được tính toán một cách chuẩn xác.
- Đối với yêu cầu về thời gian ghi sổ sách, để đáp ứng yêu cầu của hình thức ghi sổ này và thỏa mãn yêu cầu đặc thù của công ty thì ta nên thực hiện :
+Lập chứng từ ghi sổ theo định kỳ 15 ngày một lần đối với các công trình cách công ty dưới 100km.
+Lập chứng từ ghi sổ định kỳ vào cuối tháng đối với các công trình cách xa công ty từ 100km trở lên
3.2.2 Giải pháp khắc phục hạn chế của công tác khoán gọn ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành công trình
- Hạch toán chi phí nhất thiết phải theo từng khoản mục chi phí, từng hạng mục công trình và từng công trình cụ thể từ đó thường xuyên so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt hay hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Nâng cao năng lực giám sát, tổ chức hệ thống giám sát thi công khoa học, chặt chẽ để phản ánh đúng tình hình thực tế tại công trường để tránh tình trạng lãng phí hay gian lận các yếu tố chi phí đầu vào (chi phí nguyên vật liệu hay thời gian sử dụng máy…) cũng như những sai xót trong công tác kế toán ở đội thi công Điều này sẽ tác dụng tích cực đến tính chính xác của việc xác định chi phí và tính giá thành công trình.
3.2.3 Giải pháp hoàn thiệnkế toán tập hợp chi phí sản xuất
Thứ nhất, hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu Đối với những nguyên vật liệu chính có giá trị lớn, đội thi công nên cử cán bộ cung ứng đi liên hệ, giao dịch và ký hợp đồng với nhà cung cấp đảm bảo cung cấp đúng về chất lượng, đủ về số lượng ở mọi lúc, mọi nơi. Để đảm bảo sử dụng vật tư đúng mức, tiết kiệm, hàng tuần các đội lập bảng kế hoạch mua vật tư dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật tư Sau khi ký hợp đồng mua vật tư với nhà cung cấp, đến thời hạn, cán bộ cung ứng sẽ đi áp tải vật tư về tận công trường Hai bên sẽ tiến hành lập biên bản giao nhận vật tư (lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản) Sau đó nhân viên kế toán công trường ghi vào Bảng theo dõi chi phí vật tư Căn cứ vào Biên bản giao nhận vật tư, đội sẽ làm thủ tục thanh toán cho người bán Để cạnh tranh trên thị trường, Công ty còn phải hạ thấp chi phí vật tư Do vật tư có giá trị lớn, giảm chi phí vật tư sẽ giúp Công ty giảm chi phí thi công xuống rất nhiều Nhưng cắt giảm không có nghĩa là cắt xén vật tư mà là hạ đến mức thấp nhất mua vật tư Giảm chi phí vật tư bao gồm giảm chi phí thu mua vật tư và giảm chi phí vận chuyển vật tư tới tận chân công trình
Ngoài ra, trong trường hợp Công ty phá dỡ công trình cũ để xây lại mới, Công ty nên tổ chức vận dụng phế liệu thu hồi chặt chẽ hơn Đây thực sự là nguồn quan trọng giúp Công ty giảm bớt phần nào vật tư mới cần mua cho thi công Tuy nhiên, nếu vật tư mua về phục vụ thi công gồm nhiều chủng loại khác nhau thì ngoài sổ chi tiết vật tư, kế toán đội cần mở thêm các sổ danh điểm vật tư theo dõi chi tiết cho từng loại hàng hoá vật tư Vì như thế sẽ giúp ích cho việc xác định giá thực tế vật tư xuất dùng (theo phương pháp giá thực tế đích danh) được chính xác hơn và việc quản lý vật tư được chặt chẽ hơn Công ty nên đưa ra các quy định cụ thể về hạch toán phế liệu thu hồi Đối với các vật tư không sử dụng hết hoặc phế liệu thu hồi do phá dỡ công trình cữ, kế toán đội nên lập Biên bản kiểm kê và đánh giá giá trị thu hồi với sự có mặt của Đội trưởng công trình và thủ kho công trình theo mẫu sau :
BIÊN BẢN KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ PHẾ LIỆU THU HỒI
STT Loại vật tư, quy cách Đvt Số lượng Giá trị ước tính
Người lập Đội trưởng Thủ khoBiểu 3.1 Biên bản kiểm kê và đánh giá giá trị phế liệu thu hồi
Đối với các nguyên vật liệu thừa, phế liệu được thu hồi trước khi tập hợp các khoản mục chi phí, kế toán sẽ hạch toán giảm chi phí NVLTT
Nợ TK 152 : Giá trị phế liệu thu hồi
Có TK 621 : Giá trị phế liệu thu hồi
- Nếu không nhập kho mà tiêu thụ ngay
Nợ TK 111, 131 : Tổng giá thanh toán
Có TK 621 : Giá trị phế liệu thu hồi
Có TK 3331 : Số thuế GTGT phải nộp
Đối với các nguyên vật liệu thừa, phế liệu thu hồi sau khi tập hợp các khoản mục chi phí, kế toán sẽ hạch toán giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nợ TK 152 : Giá trị phế liệu thu hồi
Có TK 154 : Giá trị phế liệu thu hồi
- Nếu không nhập kho mà tiêu thụ ngay
Nợ TK 111, 131 : Tổng giá thanh toán
Có TK 154 : Giá trị phế liệu thu hồi
Có TK 3331 : Số thuế GTGT phải nộp
Khi đó, giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ được xác định theo công thức sau :
Thứ hai, hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty cần thực hiện trích BHXH, BHYT,BHTN và KPCĐ theo đúng quy định của chế độ, tức là trích các khoản này vào TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng theo bút toán sau :
Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384 ) Điều này sẽ giúp phản ánh đúng chi phí phát sinh trên thực tế, giảm thiểu sai lệch trong hạch toán và phân tích số liệu đưa ra các Báo cáo quản trị kịp thời, chính xác.
Giá thành sản phẩm xây lắp
CPSXKD dở dang đầu kỳ
CPSX phát sinh trong kỳ
= + - - Giá trị phế liệu thu hồi
Điều kiện thực hiện
3.3.1 Đối với công ty CP Xây dựng Và Phát triển kinh doanh
Với mục đích nâng cao hiệu quả trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và nâng cao hiệu quả toàn bộ hoạt động của Công ty nói chung, Công ty CP Xây dựng và Phát triển kinh doanh cần thực hiện tốt và đồng bộ tất cả các giải pháp nói trên sao cho giải pháp này có tác động tích cực tới giải pháp kia Đặc biệt chú trọng tới công tác đào tạo cán bộ và đội ngũ nhân viên có kiến thức và tâm huyết với nghề, đảm bảo nắm bắt thường xuyên, liên tục các chế độ chính sách kế toán mới để đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và của toàn xã hội.
3.3.2 Đối với các cơ quan Nhà nước
Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh tế ổn định và thuận lợi cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, trước hết, các cơ quan Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý an toàn, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển Đặc biệt cần chú trọng hoàn chỉnh các chuẩn mực kế toán cho phù hợp và có những hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp sớm cập nhật và kịp thời sửa đổi chế độ.