CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TÂY NINH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐO KIỂM KÍCH THƯỚC VÀ VỊ TRÍ NGÀNH LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP (Ban hành kèm[.]
Sử dụng các dụng cụ cầm tay thông dụng
- Luyện tập thao tác đo kiểm bằng các loại dụng cụ đo đúng kỹ thuật, đạt độ chính xác;
- Có ý thức bảo quản các loại dụng cụ và đảm bảm an toàn trong thực tập;
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập.
- Thước cặp là dụng cụ đo phổ biến trong ngành cơ khí (Hình 1.1a)
Thước cặp dễ sử dụng, dùng để đo kích thước ngoài (Hình 1.1c) , đo kích thước trong (Hình 1.1b) và đo độ sâu (Hình 1.1d ) Độ chính xác khi đo bằng thước cặp khá cao, đạt tới 0,02 mm và 0,01 mm).
Cấu tạo của thước cặp.
Hình 1.2: Cấu tạo thước cặp điển hình
- Thước cặp được làm bằng thép hợp kim CrNi, thép đặc biệt hoặc thép trắng.
- Thước cặp được chế tạo bằng thép hợp kim dụng cụ đặc biệt , rất ít co giãn biến dạng nhiệt, thường là thép đen và mạ chống rỉ hoặc là thép không rỉ ( Inox).
* Thước cặp gồm 2 phần chính: (Hình 1.2)
- Phần tĩnh là thân thước gắn đầu đo cố định gồm 2 mỏ đo kích thước ngoài, mỏ đo kích thước trong Thân thước mang thước chính có khắc vạch, phần dưới là hệ mét mỗi vạch là 1 mm Ở 1 số thước ngoài hệ mét còn hệ đo lường Anh, 1” = 25,4 mm.
- Phần thước động di trượt trên thước chính, có gắn đầu đo động gồm 2 mỏ đo kích thước ngoài, kích thước trong và 1 thanh đo sâu. Trên phần động có gắn du tiêu (còn gọi là du xích, thước phụ), du tiêu có thể liền hoặc ghép với thước động Du tiêu là 1 bảng số có khắc vạch, số vạch của du tiêu tuỳ theo loại thước cặp.
+ Thước cặp 1/10 du tiêu có 10 vạch, giá trị 1 vạch là 0,1 mm.
+ Thước cặp 1/20 du tiêu có 20 vạch, giá trị 1 vạch là 0.05 mm.
+ Thước cặp 1/50 du tiêu có 50 vạch, giá trị 1 vạch là 0,02 mm.
+ Thước cặp 1/10, người ta lấy 9 vạch (9m) trên thước chính chia thành 10 phần (10 vạch) trên du tiêu, như vậy mỗi vạch trên du tiêu là 9mm/10 vạch =0,9 mm 1 vạch của du tiêu nhỏ hơn 1 vạch của thước chính là 1 – 0,9 = 0,1 mm Khi cho vạch số 0 của du tiêu trùng (thẳng hàng) với vạch số 0 của thước chính thì vạch số 10 (vạch cuối cùng) của du tiêu trùng với vạch 9 mm trên thước chính Trong thực tế để dễ quan sát, 19 mm của thước chính được chia làm 10 vạch của du tiêu 1 vạch của du tiêu = 19 / 10 = 1,9 mm, giá trị 1 vạch của du tiêu là 2 – 1,9 = 0,1 mm Nếu vạch số 0 của du tiêu và thước chính trùng nhau thì vạch số 10 của du tiêu trùng với vạch 19 mm của thước chính.
+ Trên thang chia chính có khắc các vạch cứ 10 vạch thì được khắc
1 con số, giá trị mỗi vạch bằng 1 mm Có mỏ đo kích thước trong và mỏ đo kích thước ngoài chế tạo liền với thước chính.
+ Thang chia phụ (hay còn gọi là phần du tiêu) Trên du tiêu có 1 mỏ đo trong, 1 mỏ đo ngoài, trên phần thân du tiêu có khắc các vạch chỉ giá trị sai số nhỏ nhất của thước khi đo (Hình 1.3)
Hình 1.3: Du tiêu của thước cặp 1/20
+ Thước cặp 1/50 49 mm được chia thành 50 vạch của du tiêu, 1 vạch của du tiêu
Là 49/50 = 0,98 mm Giá trị 1 vạch của du tiêu là 1 – 0,98 = 0.02 mm Khi vạch số 0 của du tiêu trùng với vạch 0 của thước chính thì vạch
50 của du tiêu trùng với vạch 49 của thước chính (Hình 1.4)
Hình 1.4: Du tiêu của thước cặp 1/50
Ngoài ra trên phần thước động còn có các vít hãm để cố định phần thước động với thước chính.
- Thước cặp là loại dụng cụ đo dược dùng phổ biến nhất trong nghành chế tạo cơ khí, độ chính xác khá cao Thước cặp có nhiều loại theo chiều dài kích thước đo được ta có các loại thước; 0-125mm; 0- 150mm; 0-200mm; 0-320mm; và 0- 500mm…
Thước cặp có nhiều loại, đựơc phân chia như sau:
* Theo kích thước đo được:
- Thước cặp 0 ÷ 125 mm kích thước đo được lớn nhất là 125 mm.
- Thước cặp 0 ÷ 200 mm, 0 ÷ 320 mm và thước cặp 0 ÷ 500 mm.
Thước cặp 1/10: Trên thân du tiêu có 10 vạch, giá trị mỗi vạch bằng 0,1 mm Thước cặp 1/20: Trên thân du tiêu có 20 vạch, giá trị mỗi vạch bằng 0,05 mm Thước cặp 1/50: Trên thân du tiêu có 50 vạch, giá trị mỗi vạch bằng 0,02 mm.
- Thước cặp có đồng hồ: Kích thước đo được hiển thị trên mặt đồng hồ
Hình 1.6: Thước cặp đồng hồ
- Thước cặp điện tử: Kích thước đo được hiển thị bằng số (Hình 1.7).
Hình 1.7: Thước cặp điện tử
Phương pháp sử dụng dụng cụ đo thước cặp a Kiểm tra độ chính xác của thước cặp
- Kiểm tra độ chính xác của thước cặp: Độ chính xác đo lường phụ thuộc rất nhiều vào dụng cụ đo Để kết quả đo chính xác, tránh sai số do dụng cụ đo, trước khi tiến hành đo phải kiểm tra chất lượng của thước cặp Việc kiểm tra nhằm đánh giá độ chính xác của thước và còn có thể hiệu chỉnh sai số để thước đạt độ chính xác theo yêu cầu Cách kiểm tra chung như sau (Hình 1.8).
- Vệ sinh sạch sẽ thước, nhất là 2 mỏ đo ngoài.
- Nới vít hãm cho phần thước động di trượt trên thước chính êm nhẹ, không lỏng quá hay chặt quá Cho 2 mỏ đo ngoài áp sát nhau và nhìn vào khe hở tiếp xúc giữa 2 mỏ đo.
- Nếu khe hở rất nhỏ và đều đồng thời vạch số 0 của du tiêu trùng (thẳng hàng) với vạch số 0 của thước chính, đầu mút của thanh đo độ sâu bằng mặt với mặt đáy của thước là thước có chất lượng tốt.
- Nếu khe hở của 2 mỏ đo không đều là thước đã sử dụng nhiều, bị mòn mỏ đo.
- Nếu khe hở của 2 mỏ đo rất nhỏ và đều nhưng 2 vạch số 0 của du tiêu và thước chính không trùng nhau hoặc 2 vạch số 0 trùng nhau mà khe hở tuy đều nhưng còn lớn thì có thể điều chỉnh Với loại thước cặp có du tiêu rời được gắn với phần động bằng vít thì nới lỏng vít, chỉnh lại du tiêu cho vạch số 0 trùng với vạch số 0 của thước chính rồi vặn chặt vít lại.
- Đối với thước cặp có đồng hồ, cho 2 mỏ đo áp sát nhau rồi chỉnh cho vạch số 0 của mặt số đồng hồ và kim thẳng hàng bằng cách nới lỏng vít hãm mặt số, xoay mặt số để vạch số 0 trùng với kim đồng hồ.
- Nhẹ nhàng kéo phần động ra rồi đẩy vào vài lượt mà kim đồng hồ vẫn cỉ đúng số 0 là được, nếu không đúng thì phải chỉnh lại.
- Đối với thước cặp điện tử cũng làm tương tự như trên rồi bấm nút điều chỉnh để đưa đồng hồ về 0).
Hình 1.8: Kiểm tra độ chính xác của thước cặp b Đo kích thước ngoài
- Vệ sinh sạch thước cặp và chi tiết cần đo.
- Tay phải cầm thước cặp, mặt số thước cặp quay về phía mắt nhìn. Nới lỏng vít hãm, ngón tay cái đặt lên mấu… của thước động Dùng ngón tay cái kéo phần động cho mỏ đo ngoài động ra xa mỏ đo ngoài tĩnh, khoảng cách 2 mỏ đo lớn hơn chi tiết đo.
- Tay trái cầm chi tiết cần đo (với những chi tiết nhỏ) đưa vào khoảng giữa 2 mỏ đo Cho 2 mỏ đo áp sát vào chi tiết cần đo đúng vị trí với lực đo vừa phải (không chặt quá hay lỏng quá).
Sử dụng các máy đo
Sử dụng các máy đo
Hiểu rõ cấu tạo và chức năng của các loại máy đo thông dụng (máy đo độ cứng, máy đo độ nhám, máy chiếu biên dạng);
Luyện tập thao tác đo trên máy chính xác;
Xác định được sai số của phép đo.
Hình 2.1: Máy Chiếu Biên Dạng INSIZE ISP-Z3015
Thông số kỹ thuật. Độ phóng đại: 10X (option 20x,
77.7mm Độ cao tối đa: 90mm Độ chính xác phóng đại: ±0.08% Màn hình máy chiếu:
Dải quay: 0°~360°, độ phân giải:
24V/150W halogen lamp Màn hình: X-Y stage travel, sreen rotation Giao tiếp: RS-232C
Chức năng xử lý dữ liệu
Chức năng của máy chiếu biên dạng
Insize ISP-Z3015 là một thiết bị vô cùng tiện dụng với khả năng đo đa dạng với 8 chức năng đo kích thước biên dạng khác nhau. Bao gồm:
– Đo tọa độ của điểm
– Đo tọa độ của đường thẳng
– Đo tọa độ trung tâm của bán kính vòng tròn với ba điểm
– Đo khoảng cách giữa hai vật
– Đo góc với bốn điểm hoặc hai đường thẳng
– Thiết lập nguồn gốc hệ tọa độ
– Biến đổi hệ tọa độ
– Thiết lập trung điểm của hệ tọa độ
Thích hợp với nhiều nhu cầu đo đạc kích thước biên dạng khác nhau của quý khách hàng.
Nâng cao tối đa hiệu quả cho công việc.
Với việc đo đạc kiểm tra kích thước của biên dạng như như khoảng cách, góc độ, bán kính cung, bước ren… Ứng dụng của máy chiếu biên dạng.
Máy chiếu biên dạng được sử dụng rộng dãi để đo các sản phẩm có hình dạng phức tạp trong các phòng thí nghiệm, phòng KCS trong lĩnh vực cơ khí, sản xuất bánh răng, điện, điện tử, sản phẩm nhựa…
Phương pháp đo này có ưu điểm là nhanh, tiện lợi, có độ chính xác khá cao và đo được các chi tiết nhỏ mà các dụng cụ đo lường cơ khí khác như panme, thước cặp không đo được.
Hình 2.2: Máy đo biên dạng CONTOURECORD 1600G
Thông số kỹ thuật cơ bản.
Tên sản phẩm: Máy đo biên dạng
Mã sản phẩm ( Model / Code / Part No ): CONTOURECORD 1600G
Thương hiệu: Accretech Đơn vị tính: Cái dải đo Trục X: 100mm - 200mm
Sai số Hành trình trục Z: ±0.25% ( Full scale) Độ chính xác: 0.1 μm/m/ 5mm range
Tốc độ lên/xuống ( Z axis): 0.4 μm/m/ 20 mm range đầu dò : 0.4 μm/m/ 20 mm range
Tốc độ đo: 10 mm/s (3 mm/s)
Sai số/khoảng đo: có thể thay thế được Đầu dò : từ 10mN đến 30 mN và có thể co rút theo yêu cầu
Kích thước bàn đá: 1μm/m/100mm
Trọng lượng (E-VS-S-57B): Sử dụng cảm biến
Kích thước( Width): kéo/đẩy
Kích thước( Depth): lên/xuống theo hướng lớn nhất cao nhất có thể hơn 77 độ
Trọng lượng: 35 kg ( Bàn Grinate)
Chức năng máy đo biên dạng.
- Chức năng này tự động xác định loại yếu tố (điểm, đường thẳng, hình tròn).
- Chức năng hiển thị kích thước: Có thể hiển thị các giá trị đo thực tế cho các thông số và độ lệch hình học trên đồ thị (Hình 2.3).
Hình 2.3: Chức năng hiển thị đường kích thước (TiMS)
- Chức năng tổng hợp biên dạng: Những hạn chế về phạm vi phân tích do góc đầu dò được giải quyết với chức năng tổng hợp.
- Chức năng đỉnh và đáy: Chức năng này cho phép xác định điểm phôi tối đa bằng cách đo với đầu dò, đơn giản hóa canh chỉnh.
- Chức năng lặp lại điểm tính toán: Có thể thực hiện việc phân tích phôi tổng thể sau khi hoàn thành chỉ một phân tích mẫu đối với những phôi có hình dạng lặp đi lặp lại nhất định.
- Đánh giá biên dạng chính xác cao (2600G): Mẫu 2600G lý tưởng để đánh giá ống kính không cầu, bộ kết nối sợi quang, vít me mi và các bộ phận khác, nơi đòi hỏi độ chính xác biên dạng cao.
- Nơi thực hiện các chức năng đánh giá biên dạng:
Cung cấp một loạt các chức năng đánh giá Chức năng chuẩn bao gồm dữ liệu đã đo (dữ liệu điểm)/chức năng đối chiếu độ lệch giá trị thiết kế, chức năng sinh giá trị thiết kế, chức năng phù hợp nhất và chức năng chuyển đổi IGES/DXF để tạo điều kiện kết nối với các hệ thống CAD (Hình 2.4).
Hình 2.4: Đối chiếu giá trị danh nghĩa của biên dạng (TiMS)
- Phần mềm đo lường và phân tích ACC Tee:
ACCTee là phần mềm đo lường và phân tích biên dạng với khả năng hoạt động nâng cao Được cung cấp cùng với chế độ thuật sĩ giúp vận hành dễ dàng hơn, cũng như một loạt các chức năng hỗ trợ như:
“chức năng AI”, “chức năng tự chẩn đoán” và “chức năng phát hiện đỉnh và đáy”, ACCTee thực hiện tất cả việc đo lường một cách dễ dàng và hiệu quả hơn (Hình 2.5).
Hình 2.5: Phân tích ACC Tee Ứng dụng máy đo biên dạng.
Máy đo biên dạng được sử dụng khá phổ biến dùng để đo các sản phẩm có kích thước, hình dạng phức tạp trong phòng thí nghiệm, phòng KCS Dùng để kiểm tra trong việc sản xuất bánh răng, sản phẩm nhựa, sản xuất độ điện tử… Máy đo biên dạng có ưu điểm nhanh, tiện lợi, đo được các chi tiết nhỏ có độ chính xác cao mà các dụng cụ đo lường khác như thước cặp hoặc panme không đo được.
Máy đo độ cứng Vicker.
Hình 2.6: Máy thử độ cứng Micro Vickers NOVOTEST-MCV-1
–Thang đo: HV0.01, HV0.025, HV0.05, HV0.1, HV0.2, HV0.3, HV0.5, HV1
– Đầu ra dữ liệu: Màn hình LCD, máy in bên trong, RS232 data port
– Chuyển đổi thang đo: HRA, HRB, HRC, HRD, HRF, HV,
HK, HBW, HR15N, HR30N, HR45N, HR15T, HR30T, HR45T.
– Tải kiểm tra: 10gf (0.098N), 25gf (0.245N), 50gf (0.49N), 100gf (0.98N), 200gf (1.96N), 300gf (2.94N), 500gf(4.9N), 1000gf (9.8N)
– Chiều cao mẫu tối đa: 90 mm
– Độ sâu mẫu kiểm tra: 120 mm
– Hệ thống đo quang học: vật kính 10X, 40X, thị kính 10X, phóng đại 100X, 400X, khoảng đo: 0-200àm
– Độ sâu mẫu kiểm tra: 120 mm
– Điều kiện hoạt động: nhiệt độ 0…+40 °С, độ ẩm tới 65%
Chức năng của máy thử độ cứng Vickers.
Phép kiểm tra độ cứng Vickers được phát minh vào năm 1922 bởi kỹ sư Smith và Sandland, tại vương quốc Anh Như là một sự thay thế cho phương pháp đo độ cứng Brinell Chỉ số độ cứng được quyết định bởi trọng lượng trên diện tích bề mặt của vết lõm.
Các tính toán của phép kiểm tra độ cứng Vickers không phụ thuộc kích cỡ của đầu thử Đầu thử có thể sử dụng cho mọi loại vật liệu Phép thử này sử dụng một mũi thử kim cương hình chóp 4 cạnh có kích thước tiêu chuẩn, góc giữa các mặt phẳng đối diện là 136o(±3o) Mũi thử được ấn vào vật liệu dưới tác dụng của các tải trọng 50N, 100N, 200N, 300N, 500N, 1000N Sau khi cắt tải trọng, tiến hành đo đường chéo D1, D2 của vết lõm, và tra theo bảng sẽ có trị số độ cứng Vickers (hoặc giá trị cho trên màn hình nếu dùng máy hiển thị số) (Hình 2.7).
Hình 2.7: Đầu thử cứng Vickers Độ cứng Vickers tính bằng F/S Lấy lực thử F chia cho diện tích bề mặt lõm S Bề mặt lõm S được tính theo độ dài trung bình hai đường chéo d Bề mặt lõm được tạo thành khi tác dụng một lực vào mẫu thử với mũi đột kim cương, hình chóp. Ưu điểm, nhược điểm của máy thử độ cứng Vickers. Ưu điểm Nhược điểm
– Có thể so sánh với nhiều tải trọng
– Một phương pháp cho tất cả vật liệu
– Có thể kiểm tra diện tích nhỏ – Yêu cầu phải chuẩn bị mẫu kỹ càng Ứng dụng của máy thử cứng Vickers.
- Máy thử độ cứng Micro Vickers được sử dụng để kiểm tra độ cứng với độ chính xác cao các vật liệu lớp cacbon, gốm, thép, kim loại màu; tấm, lá kim loại, lớp mạ, mẫu vật mịn, các lớp cứng bề mặt; lớp phủ; lớp thấm cacbon và lớp cứng; các bề mặt song song; vật mỏng và nhỏ, khi sử dụng các máy đo độ cứng khác là không thể.
– Máy đo độ cứng HV vickers có màn hình hiển thị độ tương phản lớn.
Thiết bị rất tiện dụng và dễ cài đặt và vận hành.
– Máy thử độ cứng có màn hình LCD lớn với menu thao tác dễ dàng Thiết bị được trang bị máy in tích hợp
– NOVOTEST TC-MCV-1 có kính hiển vi quang học để đo các đường chéo thu được của các dấu ấn Giá trị độ cứng được tính toán hoàn toàn tự động, không sử dụng bảng thủ công Người vận hành nhìn thấy giá trị độ cứng sẵn sàng trên màn hình LCD.
– Máy đo độ cứng có chức năng: tính toán độ cứng tự động, lưu trữ, hiển thị, in kết quả và chuyển đổi giá trị độ cứng sang các thang đo khác nhau.
Máy đo độ cứng Rocwell
Hình 2.8: Máy đo độ cứng ROCWELL
Khoảng cách chiều cao: 25.4 cm, 35.6 cm,
45.7 cm Độ sâu: 14 cm Tuỳ chọn 24cm.
Thang đo thông thường: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, P, R, S, và lực V: 10kg., 60 Kg., 100 Kg., và 150 Kg.
Lực: 3kg., 15 Kg., 30 Kg., và 45 Kg.
4 cài đặt thời gian dừng của ASTM E-18 cộng với thời gian
NIST SRM Cài đặt thời gian dừng nhựa theo tiêu chuẩn ASTM
Công nghệ điều khiển kỹ thuật số khép kín Lực lượng được đo thông qua cell tải nội tuyến.
Màn hình huỳnh quang chân không sáng 4x20 Điều khiển bảng mặt trước với công tắc Piezo-Electric.
Thống kê tóm tắt bao gồm Trung bình, Phạm vi, Độ lệch chuẩn,
Cao, Thấp và số lượng thử nghiệm.
Tự động hiệu chỉnh các giá trị độ cứng cho các bộ phận hình trụ.
Biểu đồ chuyển đổi ASTM E-140 tích hợp và Giá trị độ bền kéo của ASTM A-370 (chỉ vật liệu thép).
Bộ phận IN/OUT của cài đặt dung sai với cảnh báo âm thanh có thể điều chỉnh.
Ngôn ngữ: tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý và tiếng Bồ Đào Nha.
Kết nối với bàn phím PC được sử dụng để nhập dữ liệu ID Cổng giao diện RS-232 và máy in song song (Dot Matrix). Ứng dụng hai chiều của thử nghiệm thông qua bộ phận nâng hoặc bảng điều khiển.
Tự động kiểm tra chẩn đoán.
Kẹp có thể tháo rời được sử dụng để giữ các bộ phận có hình dạng bất thường hoặc quá khổ.
Bộ chuyển đổi tương tự sang kỹ thuật số 20 bit để đo lực và độ sâu.
Thiết lập logic và menu vận hành từ các phím bảng điều khiển phía trước.
Tấm chắn bụi nâng cao • Hướng dẫn sử dụng, công cụ cài đặt và dây nguồn.
Chứng nhận nhà máy cho xác nhận trực tiếp về tải, độ sâu, độ trễ và thời gian dừng.
Có sẵn Giấy chứng nhận nhà máy để xác minh gián tiếp nhưng khách hàng phải cung cấp cho United 1 đe cho mỗi thang đo được chỉ định.
Bảo hành nhà máy 2 năm
Công suất cần thiết: 100-240 VAC 50/60 Hz, Một pha
1 Ampe Phụ kiện kiểm tra độ cứng được bán riêng.
Chức năng đo độ cứng Rockwell.
Hình 2.9: Phương pháp đo độ cứng Rockwell