Mục tiêu chung
- Chuyên đề nhằm cung cấp những lý luận cơ bản nhất về đầu tư nước ngoài,cũng như cập nhập những số liệu chính xác nhất về thực trạng đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam trong giai đoạn từ năm 2005- 2013 Từ đó, có cơ sở để phân tích, đánh giá sâu về chất lượng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cũng như là đưa ra những giải pháp để khắc phục những điểm yếu trong giai đoạn tiếp theo.
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá chất lượng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2013
- Đềxuất một sốkiến nghịmang tính giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở Việt Nam trong thời gian tới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của các dự án đầu tư FDI ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư FDI ở Việt Nam.
_Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn cả nước.
_Về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2005- 2013.
_Vềnội dung: Nghiên cứu về chất lượng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp thu thập thông tin, số liệu; phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, logic
-Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: thu thập thông tin, số liệu thứ cấp (thông tin, số liệu đã công bố) và thông tin , số liệu sơ cấp (thu thập số liệu mới).
- Phương pháp phân tích cho từng nội dung: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích theo nguyên lý phát triển bền vững
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương1: Lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2005- 2013.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)vào Việt Nam. Để hoàn thành được bài chuyên đề thực tập này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới sự hướng dẫn rất tận tình của thầy PGS-TS Lê Quang Cảnh cũng như các anh chị đang công tác tại Cục Đầu tư Nước ngoài Cho dù đã có nhiều cố gắng nhưngbài viết còn có những hạn chế nhất định, em rất mong sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô.
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
TheoNgô Thắng Lợi (2012) thì đầu tư được hiểu theo hai nghĩa Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động. Đầu tư theo nghĩa hẹp là những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được những kết quả đó.
1.1.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cho đến nay khái niệm về đầu tư nước ngoài của các quốc gia, các tổ chức trên thế giới vẫn chưa thống nhất được với nhau Vì có thể nói đây là vấn đề khá phức tạp, không dễ dàng gì đạt được những thống nhất về mặt quan điểm khi mà mỗi quốc gia về cơ bản đều theo đuổi những mục đích riêng của mình hoặc do ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế- xã hội của chính nước đó.
Theo IMF, FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổcủa một nền kinh tếkhác nền kinh tếnước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tưlà giành quyền quản lý thực sựdoanh nghiệp.
Theo OECD,đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách:
+ Thành lập hoặc mở rộng một DN hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư.
+ Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có.
+ Tham gia vào một doanh nghiệp mới.
+ Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).
Theo WTO, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư của một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản từ nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Ở Việt Nam theo điều 2 luật đầu tư nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này Điều đó có nghĩa FDI là nguồn vốn của các cá nhân và doanh nghiệp một nước đầu tư sang một nước khác nhằm thu được lợi nhuận lâu dài và dành quyền kiểm soát các doanh nghiệp ở các quốc gia khác theo Ngô Thắng Lợi (2012).
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thứnhất, gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại tài sản khác giữa các quốc gia, hệquảlà làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước đi đầu tư.
Thứ hai, được tiến hành thông qua việc bỏvốn thành lập các doanh nghiệp mới (liên doanh hoặc sởhữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lại các chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở mức khống chế hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp.
Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủsởhữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp Tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ theo quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam là 30% (điều 8 luật ĐTNN 1996), trừ những trường hợp do chính phủ quy định thì nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn với tỷ lệ thấp hơn nhưng không dưới 20%( Điều 14 mục 2 nghị định 24/2000 NĐ – CP).
Thứ tư, là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan hệ thị trường trên quy toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chính trị giữa các nước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản là đạt lợi nhuận cao.
Thứ năm, nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động của dòng vốn đầu tư Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi Nhà đầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.
1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.3.1 Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức truyền thống và phổ biến củaFDI Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú trọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.3.2 Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay Hình thức này cũng rất phát triển ởViệt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hút FDI Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bên nước chủ nhà với Bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước sở tại.
1.1.3.3 Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân
- Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT: BOT là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài đểxây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạtầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam BTO và BT là các hình thức phái sinh của BOT, theo đó quy trình đầu tư, khai thác, chuyển giao được đảo lộn trật tự.
-Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp: Khi thịtrường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp (FPI) được khai thông, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại các doanh nghiệp ở nước sởtại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích hình thức đầu tư này.
1.1.4 Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế
Theo Ngô Thắng Lợi (2012) nguồn vốn FDI đóng những vai trò chủ yếu sau:
Khung phân tích chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.2.1 Khái niệm chất lượng FDI
- Chất lượng FDI là sự phản ánh mức độ đóng góp của FDI đối với phát triển bền vững ở nước nhận đầu tư trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định
- FDI có chất lượng là FDI có đóng góp “tích cực” cho sựphát triển bền vữngcủa nước tiếp nhận đầu tư theo hướng hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước trong hoàn cảnh và mục tiêu cụ thể
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng FDI
Chất lượng FDI được xem xét một cách toàn diện theo những vấn đề sau:
1.2.2.1 Tiêu chí về cấu trúc dòng vốn FDI
Nội dung này sẽ phân tích xem năng lực công nghệ có được cải thiện nhờ hoạt động FDI hay vẫn giữ ở mức ban đầu Ở đây xem xét đến tỷ lệ dự án có quy mô lớn, tỷ lệ các nhà đầu tư có công nghệ gốc có công nghệ cao, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, số lượng các trung tâm R&D Trên thực tế có tình trạng chuyển giao máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại lỗi mốt, ít khả năng cạnh tranh, thậm chí gây ô nhiễm môi trường.
Những dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất mới, giá trị gia tăng cao như thế nào? Cần xem xét đến trình độ công nghệ thực sự được chuyển vào nước nhận đầu tư Tuổi đời công nghệ sẽ được lấy làm căn cứ đánh giá.
Sự tác động của dòng vốn FDI đến môi trường, tài nguyên như thế nào? Nhiều dự án đầu tư khai thác tài nguyên sẽ gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường Bên cạnh đó, những dự án đầu tư có công nghệ thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu cũng gây ảnh hưởng đến môi trường Ngày nay, có nhiều dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái sinh, những ngành tiết kiệm năng lượng được đánh giá rất cao.
1.2.2.2 Tiêu chí về hiệu quả dòng vốn FDI
Nội dung này sẽ xem xét kết quả mà một đồng vốn FDI tạo ra như thế nào? Tỷ suất sinh lời của đồng vốn cao hay thấp và chỉ số này thể hiện như thế nào so sánh với các khu vực kinh tế khác Để đánh giá vấn đề này, chỉ số ICOR thường được sử dụng. ICOR càng cao thì thể hiện hiệu suất đầu tư càng thấp và ngược lại, Thêm vào nữa, sự đóng góp của FDI vào năng suất lao động cũng như hiệu quả năng lượng, xem xét dòng vốn FDI làm tăng năng suất lao động như thế nào, so sánh năng suất lao động khi có dòng vốn FDI với năng suất lao động khi chưa có FDI Tình hình tiêu thụ năng lượng diễn ra như thế nào, năng lượng nào bị lãng phí nhiều nhất, nguyên nhân gây lãng phí năng lượng
1.2.2.3 Tiêu chí về tác động lan tỏa của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội
A-FDI với tăng trưởng kinh tế
Khi có sự dịch chuyển dòng đầu tư từ nước ngoài vào trong nước nhận đầu tư thì nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân cân tài khoản vốn Hoạt động của doanh nghiệp FDI còn tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nước nhận đầu tư Như vậy, FDI sẽ ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai Những ảnh hưởng đến cán cân thanh toán còn tác động sau xa hơn đến vấn đề chính sách tài chính - tiều tệ, tỷ giá.
FDI đã tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đóng thuế và các lệ phí Con số này có thể so sánh với các khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước để thấy được vị trí của khu vực FDI so với các khu vực khác Đi đôi với sự đóng góp vào ngân sách thì có hiện tượng trốn tránh nghĩa vụ Đối với đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thường trốn tránh nghĩa vụ thông qua việc chuyển giá giữa công ty mẹ và chi nhánh của nó ở nước ngoài để báo lỗ( giá) nhằm trốn thuế và được hoàn thuế( theo luật của Việt Nam).
B-FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Hơn nữa, cần phải xem xét sự tác động của FDI đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến việc nâng cao năng lực sản xuất thực của nền kinh tế Cơ cấu ngành chuyển dịch như thế nào, cơ cấu vùng chuyển dịch như thế nào, cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch ra sao Nó có hướng nền kinh tế tăng được tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao và thân thiện với môi trường hay không, chuyển dịch ưu tiên cho vùng và hay thành phần kinh tế nào, có phù hợp với đường lối phát triển chung của Đảng và Nhà nước hay không? Phân tích những điểm đã đạt được cũng như những hạn chế của dòng vốn FDI đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sự đóng góp vào GDP của nền kinh tế như thế nào, từ đó đánh giá hoạt động của khu vực FDI với các khu vực kinh tế khác không tăng trưởng hoặc tăng trưởng kém Liệu FDI có khuyến khich sự gắn kết giữa các khu vực, giữa các vùng trong cả nước Điều này giúp cho phát triển cân đối giữa các vùng, giảm bất bình đẳng, chính là góp phần phát triển bền vững đất nước.
C-FDI với sự gia tăng thu nhập của người lao động
FDI ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và một số vấn đề xã hội khác: FDI có tạo ra nhiều việc làm hay không? Quan trọng nữa đó là những việc làm như thế nào, đòi hỏi chuyên môn cao hay thấp, điều kiện làm việc và tiền lương có đáp ứng yêu cầu hay không? Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến FDI có làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp ở các địa phương
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng FDI
Như khái niệm đã nêu ở trên, chất lượng FDI ngoài việc phụ thuộc vào chính dòng vốn còn phụ thuộc rất nhiều vào cách nước tiếp nhận đầu tư quản lý và sử dụng dòng vốn đó như thế nào Trên thực tế, dòng FDI vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực Vấn đề đối với bất cứ nước nhận đầu tư nào cũng phải tìm mọi cách để tối đa mặt tích cực và tối thiểu mặt tiêu cực của nó để phục vụ cho mục tiêu phát triển của đất nước Vì vậy, có thể nhóm lại một số yếu tố ảnh hưởng đến FDI chất lượng như sau:
Thứ nhất, chính sách của nước tiếpnhận đầu tư Đối với các nhà đầu tư, họ luôn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận của mình Vấn đề đặt ra với nước tiếp nhận đầu tư là phải tổ chức và quản lý thế nào để hướng họ vào sân chơi của mình, đáp ứng mong muốn của mình Chỉ có cơ chế chính sách phù hợp mới làm được điều này Cụ thể, chính sách đầu tư khuyến khích doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao chuyển giao công nghệ, hạn chế những công nghệ, hạn chế những công nghệ lạc hậu Nói như vậy có nghĩa là có những chính sách điều chỉnh trực tiếp đến FDI và những chính sách mang tính gián tiếp.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng cứng và mềm có hấp dẫn để thu hút đầu tư và giúp các nhà đầu tư phát huy thế mạnh Những khó khăn trong cơ chế chính sách đưa dự án sớm vào hoạt động hay khó khăn giải phóng mặt bằng có tác động mạnh đến khả năng triển khai đầu tư, có thể làm chậm tiến độ gây lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư.
Thứ ba, khả năng đối ứng của doanh nghiệp trong nước Các doanh nghiệp trong nước có thể trở thành đối tác với doanh nghiệp FDI và kết nối chuỗi giá trị nhằm nâng cao khả năng sản xuất và trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong nước hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của những doanh nghiệp này Nếu các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp nhận công nghệ chuyển giao, có khả năng cung cấp những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp FDI thì dự án FDI đó sẽ phát huy được nhiều mặt tích cực Một cách đối nghịch lại, nếu doanh nghiệp trong nước hay những lao động trong nước không đủ khả năng tiếp nhận công nghệ mới từ bên ngoài thì dù nhà đầu tư có mang công nghệ hiện đại đến cũng không đem lại kết quả gì.
Số lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2005-2013
2.1.1 Số lượng và quy mô dự án FDI giai đoạn 2005- 2013
Dòng vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đóng góp vai trò quan trọng, là một trong những động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Về quy mô vốn đầu tư: tổng số vốn đầu tư FDI nhận được giai đoạn từ năm
2005 đến 15 tháng 12 năm 2013 với số vốn đăng ký là 230,157.16tỷ USD với 15.696 dự án còn hiệu lực.
Bảng 1 :Thực trạng đầu tư FDI ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2013
Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài Đặc biệt điểm sáng nhất của bức tranh kinh tế 2013 chính là sự hồi phục mạnh mẽ của dòng vốn FDI vào Việt Nam hồi phục mạnh sau mấy năm suy giảm ; bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong năm 2013 đạt 88,423 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 66,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; kim ngạch nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2013 đạt 74,469 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 56,71% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung, trong năm 2013, khu vực ĐTNN đã xuất siêu 13,954 tỷ USD, góp phần đưa Việt Nam năm thứ 2 liên tiếp có xuất siêu.
2.2.2 Cơ cấu dòng vốn FDI giai đoạn 2005- 2013
2.2.2.1 FDI theo đối tác đầu tư
Tính đến 15 tháng 12 năm 2013 đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam Trong đó Nhật Bản, Samoa, Hàn Quốc, BritishVirginIslands, Hồng Kong, Đài Loan và Hà Lan là những nhà đầu tư lớn nhất chiếm tới 80,11% tổng số vốn đầu tư và chiếm tới 63,84% số dự án.
Trong giai đoạn 2005- 2013 tuy có biến đổi về thứ hạng trong các nước đối tác đầu tư trong ngắn hạn nhưng nhìn chung cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác khá ổn định châu Á vẫn dẫn đầu cả về số vốn và số dự án trong khi các nhà đầu tư Châu Âu chỉ chiếm vị trí khá nhỏ tại Việt Nam.
Hình 1: Biểu đồ cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác đầu tư năm 2013
Cục đầu tư nước ngoài.
2.2.2.2 FDI theo hình thức đầu tư
Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 theo số liệu của cục đầu tư nước ngoài cho thấy các hình thức đầu tư không có sự thay đổi lớn về tỷ trọng cơ cấu vốn FDI
Dẫn đầu luôn là hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Hình thức này chiếm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn qua về cả số lượng dự án lẫn số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm Tính đến cuối năm 2013, hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn dẫn đầu với hơn 1,102 dự án cấp mới chiếm khoảng 86.43% tổng số dự án FDI cấp mới. Đứng thứ 2 là hình thức liên doanh: năm 2013 với 171 dự án cấp mới, với số vốn đăng ký cấp mới là 1,458.53 USD Các hình thức còn lại như hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần, hợp đồng BOT, BT, BTO chiếm tỉ lệ nhỏ, đặc biệt là công ty mẹ công ty con chỉ có 1 dự án, vốn đăng ký là 98,008,000 USD
2.2.2.3 FDI theo lĩnh vực đầu tư
Nhìn chung xu hướng rõ nét trong cơ cấu vốn FDI của 10 năm trở về trước đó là các doanh nghiệp nước ngoài tập chung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, công
Samoa Hàn Quốc BritishVirginIslands Hồng Kông Đài Loan Hà Lan Các nước khác nghiệp chế tạo chiếm gần 90% vốn FDI, còn lại là ngành dịch vụ Tuy nhiên cơ cấu đầu tư giai đoạn 2005- 2013 đang dịch chuyển mạnh mẽ sang lĩnh vực dịch vụ Cụ thể năm 2005, vốn đầu tư FDI vào công nghiệp chiếm 77% số vốn đăng ký thì đến 15/12/2013 tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 53% tổng vốn đầu tư, trong khi đó nhóm ngành dịch vụ tăng tương ứng với các năm là từ 6.3% lên 11.6%.
Hình 2: Biểu đố tăng trưởng GDP các ngành giai đoạn 2001- 2011
Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp chế tạo FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng Đến nay, khu vực FDI đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp như dầu khí, ô tô, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh, 60% cán thép 28 % xi măng, 33% máy móc chính xác
Trong lĩnh vực dịch vụ, dòng vốn FDI lại chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, số liệu năm 2011 cho thấy: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp ( chiếm 61.99% vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ); tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (17%); dịch vụ lưu trú và ăn uống (15,11%).
Tính đến hết năm 2013, không kể dầu khí ngoài khơi, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh thành phố trong cả nước Trong đó, đầu tư chủ yếu vào các vùng địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và cơ sở hạ tầng, được thể hiện rõ nét qua bảng sau.
Bảng 2: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng stt Địa phương năm
Số dự án cấp mới
Vốn đăng ký ( triệu USD)
Số dự án cấp mới
Vốn đăng ký ( triệu USD)
2 Trung du và miền núi phía bắc
3 Bắc trung bộ và duyên hải miền
6 Đồng bằng sông cửu long
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Giai đoạn từ năm 2005 đến 2013, Đông Nam Bộlà khu vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với tổng 7,758 dự án, vốn đăng ký lên tới 94,884,863,717 USD, chiếm 47,94% Tiếp theo là đồng bằng sông Hồng với 3,915 dự án, vốn đăng ký lên tới 45,423,842,025 USD chiếm 22,95% Đây là hai vùng có điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư nước ngoài, với lợi thế về điều kiện địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, nguồn nhân lực có trình độ cao, nhiều cơ chế chính sách linh hoạt của các địa phương đã đưa các địa phương này trở thành các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 798 dự án số vốn đăng ký là 41,338,629,143 USD, chiếm 20,89% Tây Nguyên là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp nhất có 137 dự án, tổng sốvốn đầu tư 780,768,870 USD, đạt0,39%.Nguyên nhân chủ yếu của các vùng là do điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng yếu kém làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tư.
Chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2005-2013
2.2.1 Cấu trúc dòng vốn FDI giai đoạn 2005- 2013
2.2.1.1 Cơ cấu theo quy mô dự án FDI
Sau khi Việt Nam gia nhập và thực hiện các cam kết với WTO và triển khai thực hiện Luật Đầu tư 2005, Việt Nam đã thu hút được những dự án quy mô rất lớn, lên tới hàng tỷ USD chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất và chế biến dầu mỏ, sản xuất thép, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế tạo và kinh doanh bất động sản Tuy nhiên số lượng dự án có mức vốn đăng ký và thực hiện lớn rất ít, phần lớn là các dự án đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, các dự án này chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn, kinh doanh thương mại và sản xuất phần mềm
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy số lượng dự án lớn đăng ký và thực hiện trong những năm đầu của giai đoạn trên chỉ dao động ở mức thấp, năm
2005 với 3 dự án lớn trên 20 triệu USD và các năm 2006-2007 lần lượt là 8và 12 dự án
Hình 3: Biểu đồ cơ cấu theo quy mô các dự án FDI năm 2013 (USD)
Theo đó năm 2013, trong số 1.530 dự án FDI cấp mới, có 5 dự án có vốn đầu tư trên 1 tỷ USD, chiếm 53,5% vốn đầu tư cấp mới của năm Còn lại 47,5% vốn đầu tư là những dự án có quy mô vốn nhỏ và vừa.Trong đó, dự án có vốn đầu tư trên 10 triệu USD chỉ chiếm 9% số dự án và 35% vốn đầu tư Những dự án có vốn đầu tư với quy mô vốn nhỏ dưới 1 triệu USD chiếm 59,3% số dự án đăng ký, nhưng chỉ chiếm 2% vốn đầu tư.
Như vậy, trong tổng số 1.530 dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam trong năm
2013, có hơn 900 dự án có vốn đầu tư dưới 1 triệu USD, một con số không hề nhỏ, thể hiện ưu thế rõ ràng của các dự án quy mô nhỏ, siêu nhỏ.
Trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước với mục tiêu hàng đầu là thu hút các dự án có công nghệ cao, công nghệ nguồn, hay các dự án có sức lan tỏa đến kinh tế- xã hội Việt Nam, thì liệu có nên chấp nhận các dự án quy mô quá nhỏ như vậy?
Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư với dự án quy mô nhỏ là họ tìm cách lưu trú tại Việt Nam để tìm cơ hội việc làm mới bằng cách lập các dự án có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, sau khi tìm được việc làm thì xin giải thể doanh nghiệp Có những dự án quy mô vốn đăng ký chỉ 5.000 - 7.000 USD, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn, công nghệ thông tin… và hoạt động không hiệu quả.
Dù không thể nói rằng, các dự án quy mô nhỏ là không cần thiết và kém hiệu quả, nhưng cũng cần xem lại, nếu như số lượng các dự án quy mô dưới 1 triệu USD quá lớn như vậy.Đã đến lúc các địa phương phải chủ động về quyền lựa chọn dự án đầu tư và có thể nói ‘không’ với các dự án không phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của địa phương mình Chúng ta phải nghiên cứu kỹ với những dự án nhỏ và siêu nhỏ nói trên tập trung trong những lĩnh vực nào là chủ yếu,chúng ta cũng cần phải dành cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước trong những lĩnh vực mà họ có điều kiện phát triển Những dự án trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ, tư vấn thì có thể không cần vốn lớn, nhưng cũng không nên ‘vơ bèo vạt tép’, nếu như đứng trên định hướng muốn thu hút các dự án công nghệ cao.
2.2.1.2 Cơ cấu theo nhà đầu tư FDI
Trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012-2013 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tiến hành khảo sát với 144 nền kinh tế, Việt Nam bị rớt xuống nửa dưới của bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh xếp vị trí 75, tụt 10 bậc so với năm 2012 (vị trí 65) Trong khi đó, các nước trong khu vực có xu hướng duy trì và cải thiện thứ hạng, điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực thu hút ĐTNN của nước ta cả về lượng và chất.
Theo đó cơ cấu dự án theo đối tác đầu tư cho ta thấy dòng vốn đầu tư chủ yếu xoay quanh các nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trong khi đó tỷ trọng dự án cũng như số vốn đầu tư của các nhà đầu tư Châu Âu chỉ chiếm vị trí rất nhỏ, cho dù trình độ kỹthuật cũng như sức mạnh công nghệ của họ đã được công nhận là hàng đầu thế giới.
Hình 4: Biểu đồ 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trên 4 tỷ USD giai đoạn 1988- 2009
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Thực tế đầu tư từ các quốc gia phát triển vào Việt Nam vẫn còn khiêm tốn, nếu so với đầu tư của các nước này vào Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore… Cụ thể, tính đến hết năm 2013 đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có đầu tư vào Việt Nam Đứng đầu trong số này là Nhật Bản với 1.872 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 29 tỷ USD Cuối bảng là Iran, với chỉ một dự án duy nhất và vốn đăng ký vỏn vẹn 10.000 USD Đứng cuối Top 10 là Thái Lan, với 6 tỷ USD, cuối Top 20 là Luxembourg, với gần 1,5 tỷ USD Các nền kinh tế lớn như Đức, Nga, Ấn Độ… đều nằm ngoài Top 20.Vậy lý do nào khiến sự hợp tác của các nhà đầu tư lớn gặp nhiều trở ngại?
Theo điều tra cho thấy mặc dù đã có những cải thiện nhất định về môi trường đầu tư, song môi trường đầu tư của Việt Nam chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng lớn Bên cạnh đó, chính sách, pháp luật về FDI còn chậm được cải thiện, làm giảm sức cạnh tranh của môi trường đầu tư so với một số nước trong khu vực như Thái Lan,Indonesia, Myanmar Dòng vốn FDI đang có sự dịch chuyển tại Việt Nam, thể hiện qua việc một số nhà máy của các doanh nghiệp FDI đóng cửa hoặc di chuyển sang các hãng Sony, Daihatsu hay việc dời nhà máy của Toshiba (Nhật Bản) từ Việt Nam sang Indonesia và chọn nơi đây là trung tâm phát triển sản phẩm tivi LCD của hãng tại thị trường châu Á và châu Úc…Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nhiều nhà đầu tư chọn Việt Nam vì những ưu đãi Do đó, khi ưu đãi bị giảm bớt hoặc chấm dứt, trong lúc những lợi thế khác của Việt Nam yếu hơn trong tương quan so sánh, họ dịch chuyển đầu tư sang quốc gia khác, đó là quy luật chung của các dòng vốn đầu tư trên thế giới.
Trong Hội nghị “25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết đến nay, mới có hơn 100 tập đoàn đa quốc gia (TNCs) trong số khoảng 500 tập đoàn hàng đầu thế giới có dự án đầu tư ở Việt Nam Con số này ở Trung Quốc là 400 Chính vì vậy, mục tiêu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ là tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư từ các TNCshàng đầu thế giới Đơn giản là bởi, dòng vốn đầu tư của các TNCs thường gắn với công nghệ cao và góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư.
Như vậy, thông điệp đã quá rõ ràng Đó là, Việt Nam cần các dự án công nghệ cao và muốn có các công ty xuyên quốc gia Nhưng đặt câu hỏi ngược lại, lợi ích của nhà đầu tư đến đâu trong câu chuyện này? Việt Nam muốn tối ưu hóa lợi ích của FDI thì cũng không thể quên lợi ích của các nhà đầu tư Và, điều mà họ muốn là một môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, hấp dẫn và Việt Nam đang cố gắng từng bước đáp ứng các điều kiện đó để thu hút được các nhà đầu tư chất lượng nhất.
2.2.1.3 Cơ cấu tính chất công nghệ của các dự án đầu tư FDI
2.2.1.3.1 Theo tỷ trọng đầu tư FDI công nghệ cao, công nghệ sạch
A-Tỷ trọng đầu tư FDI công nghệ cao
Theo nhận định của Bộ KH-ĐT, nhìn chung trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ Trong nông lâm ngư nghiệp, ĐTNN đã tạo ra mộ số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới.
Không thể phủ nhận FDI giúp đưa những công nghệ mới vào Việt Nam nhưng chất lượng công nghệ như thế nào, có xứng đáng với vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế Việt Nam hay không thì vẫn là một điều cần tìm hiểu.
Hình 5:Biểu đồ tình hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ (2014)
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO VIỆT NAM
Cơ sở cho việc nâng cao chất lượng thu hút FDI của Việt Nam
3.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011- 2020
Nước ta bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến
Sau khủng hoảng tài chính- kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên
Trước bối cảnh nêu trên đã tạo cho nước ta vị thế mới với những thuận lợi và cơ hội to lớn cùng những khó khăn và thách thức gay gắt trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ chiến lược tới:
Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược.
Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng thu hút đầu tư FDI tới năm 2020
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳchiến lược mới với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta vềcơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, thu hút ĐTNN trong giai đoạn tới cần quán triệt định hướng sau:
Một là, cần tạo bước chuyển mạnh về thu hút ĐTNN,chủ trương tăng cường thu hút các dự án có quy mô lớn, chọn lọc dự án có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường đồng thời chú trọng đến các dự án quy mô vừa và nhỏ phù hợp với từng ngành kinh tế, từng địa phương.
Hai là, đặc biệt quan tâm thu hút các dựán quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trịtoàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từđó xây dựng, phát triển hệthống các ngành, các doanh nghiệp phụtrợ Đồng thờikhuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau và với các doanh nghiệp trong nước.
Ba là, quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư phù hợp với quy hoạch chung, đảm bảo lợi ích tổng thể quốc gia và tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới.
Bốn là, chuyển dần thu hút ĐTNN với lợi thếgiá nhân công rẻsang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lượng cao. Đểthực hiện thành công các mục tiêu vềthu hút và sửdụng ĐTNN thời gian tớitheo định hướng nêu trên thì việc đềra những giải pháp mang tính đột phá, có hiệu quảvà có tính thực thi cao là yếu tốcực kỳquan trọng.
Giải pháp nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam tới năm 2020
Để hoàn thành được các chiến lược trên trong thời gian tới chúng ta cần tập trung vào những nhóm giải pháp căn bản, mang tính quyết định đến việc thu hút và hiệu quả của ĐTNN như sau:
3.2.1 Nhóm hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư Để xử lý các bất cập về sự không thống nhất giữa Luật Đầu tư và pháp luật về đầu tư, cũng như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, kiến nghị:
-Tổng rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư, đồng thờikiến nghị phương án xử lý nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh đồng bộ, rõ ràng và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước Tiếp tục rà soát chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏcác điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO.
- Khẩn trương thực hiện dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) Nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng một sốcam kết chưacó cách hiểu thống nhất.Sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh Các Bộ, ngành chủ động sửa đổi, bổ sung các nội dung thuộc thẩm quyền (Quy định về mã ngành, yêu cầu về hợp pháp hóa lãnh sự, hệ thống biểu mẫu báo cáo, cơ chế hậu kiểm, giám sát đầu tư… ).
- Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong thời gan gần đâycó liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu; dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.
3.2.1.2 Sửa đổi mộtcách căn bản chính sách ưu đãi và cơ quan xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư
Trong thời gian tới, tập chung sửa đổi chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút ĐTNN đến năm 2020, đồng thời đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Vềdài hạn, cần thay đổi một cách căn bản việc xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng:
- Cơ quan quản lý nhà nước vềđầu tư chủtrì, phối hợp với các bộ chuyên ngành, địa phương xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư (thuế, đất đai, xuấtnhập khẩu…) nhằm đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt với định hướng thu hút đầu tư và các hỗtrợkhác ngoài hàng rào, trong hàng rào, bảo lãnh, đào tạo…
-Chính sách ưu đãi được xây dựng trên nguyên tắc hậu kiểm có điều kiện và thời hạn, thay vì phươngthức tiền kiểm như hiện nay với định hướnglà tập trung ưu tiên vào ngành, lĩnh vực cần phát triển, vào các dự án đầu tư trong KCN, KKT.
-Bên cạnh hệthống ưu đãi chuẩn, cần quy định thêm cơ chếưu đãi thỏa thuận đểáp dụng đối với các dựán đặc thù.
-Đểcó cơ sở xem xét, quyết định ưu đãi thỏa thuận một cách rõ ràng, minh bạch, tránh cơ chế“xin cho” cũng như giám sát thực hiện đối với các dựán này, cần nghiên cứu xây dựng bộtiêu chí (công nghệcao, giá trịgia tăng, liên kết, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, sửdụng công nghệxanh, đóng góp cho ngân sách…) thay vì chỉdựa vào tiêu chí lĩnh vựcvà địa bàn như hiện nay.
3.2.2 Hoàn thiện cơ chế phân cấp trong quản lý ĐTNN
Theo hướng phát huy quyền chủđộng của địa phương, đồng thời đảm bảo tập trung thống nhất, hiệu quảvà hiệu lực quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội và của Thủtướng Chính phủ; dựán có tầm ảnh hưởng lan tỏa vùng; dựán thực hiện trên địa bàn từ2 tỉnh trởlên; dựán được hưởng ưu đãi đầu tư theo cơ chếthỏa thuận…
-Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đánh giá tổng thể hoạt động ĐTNN tại Việt Nam (đánh giá hàng năm, theo giai đoạn).
- Các bộ, ngành chịu trách nhiệm đánh giá về hoạt động ĐTNN theo chuyên ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đánh giá về hoạt động ĐTNN trên địa bàn.
Các bộ, ngành tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện việc phân cấp quản lý hoạt động đầu tư trong lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình (môi trường, lao động, công nghệ, xuất nhập khẩu, tài chính ), chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ đúng quy hoạch đối với các dự án khi cấp GCNĐT từ đó đề xuất giải pháp khắc phục bất cập.
Trên cơ sởmục tiêu và định hướng Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 2011-
2020, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm 2011-2015 của cả nước và của các ngành, các địa phương và định hướng ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ nêu trên và cam kết quốc tế, các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, điều chỉnh, sửa đổi quy hoạch ngành, sản phẩm, vùng lãnh thổ; công bố các điều kiện đầu tư theo quy định tại pháp luật về đầu tư.
Kiên quyết đình chỉđối với những dựán đã được cấp hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tưmà không phù hợp với quy hoạch, quy trình, thủtục… Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tưcó trách nhiệm xửlý các vấn đềphát sinh.
3.2.3 Đổi mới công tác XTĐT