1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana

76 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Cổ Phần Diana
Tác giả Hoàng Yến Giang
Người hướng dẫn PGS. TS Phan Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 331,69 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP (6)
    • 1.1. V ỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIÊP (6)
      • 1.1.1. Khái niệm vốn lưu động (6)
      • 1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động (6)
      • 1.1.3. Phân loại vốn lưu động của DN (7)
      • 1.1.4. Các hình thái biểu hiện của VLĐ (9)
    • 1.2. H IỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIÊP (9)
      • 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp (9)
      • 1.2.2. Các chỉ tiêu đo hiệu quả sử dụng vốn lưu động (10)
        • 1.2.2.1. Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn lưu động (10)
        • 1.2.2.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động (12)
        • 1.2.2.3. Chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động (13)
        • 1.2.2.4. Chỉ tiêu về hiệu quả từng khoản mục vốn lưu động (14)
      • 1.2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (15)
      • 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động (20)
        • 1.2.4.1. Các nhân tố ảnh hướng đến các chỉ tiêu kết quả đầu ra (20)
        • 1.2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí (23)
        • 1.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động bình quân (25)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA (27)
    • 2.1. G IỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN D IANA (27)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Diana (27)
      • 2.1.3. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản trị của công ty (28)
      • 2.1.4. Các đặc điểm về kinh tế- kỹ thuật của công ty (29)
    • 2.2. T HỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY (32)
      • 2.2.1. Cơ cấu chung về vốn lưu động của công ty cổ phần Diana (32)
      • 2.2.2. Quy mô, cơ cấu vốn bằng tiền của công ty (34)
    • 2.3. T HỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY (45)
      • 2.3.1. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động (45)
      • 2.3.2. Các giải pháp của công ty (51)
        • 2.3.2.1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ mà công công ty đã áp dụng (51)
        • 2.3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại (60)
      • 2.3.3. Các nguyên nhân (61)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA (63)
    • 3.1. Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI (63)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển SXKD (63)
      • 3.1.2. Định hướng về sử dụng VLĐ (64)
    • 3.2. G IẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY (64)
      • 3.2.1. Các biện pháp quản lý VLĐ (64)
      • 3.2.2. Các biện pháp tăng doanh thu cho công ty (68)
    • 3.3. M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ (71)
      • 3.3.1. Đối với các ngân hàng (71)
      • 3.3.2. Đối với Nhà nước (72)
  • KẾT LUẬN..............................................................................................................71 (75)
    • trong 3 năm (0)

Nội dung

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

V ỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIÊP

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Vốn lưu động là một bộ phận quan trong trong vốn của doanh nghiệp Vốn lưu động là biểu hiện bầng tiền của các tài sản luu động trong sản xuất và vốn lưu thông.

Vì vậy, nó tham gia trược tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh Tài sản lưu động trong sản xuất gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm dở giang, phụ tùng thay thế… đang trong quá trình dự trữ sản xuất, chế biến Còn vốn lưu thông gồm các thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán; tài sản lưu động, vốn lưu thông thay thế nhau vận động không ngừng trong quá trình SXKD.

Ban đầu doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định để đầu tư vào các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất Số tiền ứng trước cho những tài sản, đó được gọi là vốn lưu động Vốn lưu động sẽ được chuyển hóa qua các hình thái khác nhau, đầu tiên trong quá trình sản xuất, ốn lưu động được biểu hiện dưới dạng hình thái tiền tệ, trải qua những giai đoạn khác nhau, nó dần chuyển sang hình thái các sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm Kết thúc của quá trình SXKD, vốn lưu động được chuyển hóa vào sản phẩm cuối cùng của quá trình Quá trình sản xuất kinh doanh này trải qua rất nhiều chu kỳ, vận động liên tục, do đó VLĐ cũng tuần hoàn liên tục và có tính chất chu kỳ.

Mua vật tư sản xuất

Vốn bằng tiền Vốn dự trữ cho SXKD Vốn trong SX

1.1.2 Đặc điểm vốn lưu động

Vốn lưu động có những đặc điểm như sau:

+ Vốn lưu động tuần hoàn nhanh: một chu kỳ của vốn lưu động có thời gian ngắn hơn so với vốn cố định.

+ Vốn lưu động,dịch chuyển một lần vào quá trình SXKD.

+ Sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh,thì vốn lưu động cũng đồng thời hoàn thành một vòng tuần hoàn của nó.

+ Vốn lưu động vận động đi theo một chu kỳ khép kín từ hình thái này chuyển sang hình thái kia, rồi sau đó lại trở về với hình thái ban đầu Cuối cùng một chu kỳ thì vốn lưu động trở về trạng thái tiền tệ,với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.

Qua việc xem xét một chu kỳ vận động của vốn lưu động đã bỏ ra, qua đó DN đánh giá khả năng thanh toán cũng như hiệu quả sản xuất,kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của mình.

Sự khác biệt giữa khoản mục vốn lưu động và khoản mục vốn cố định đó là: Vốn cố định chuyển dần các giá trị của nó vào giá trị sản phẩm,qua mức khấu hao. Trong khi đó, giá trị của lượng vốn lưu động sẽ được chuyển toàn bộ vào giá trị của sản phẩm, theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

1.1.3 Phân loại vốn lưu động của DN

Căn cứ dựa vào các tiêu thức khác nhau, người ta đã phân chia các khoản vốn lưu động như sau:

 Dựa vào những giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh, mục vốn lưu động bao gồm như sau:

+ Vốn lưu động trong quá trình dự trữ,sản xuất bao gồm: giá trị các vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,động lực, bao bì đóng gói, phụ từng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ,…

+ Vốn lưu động trong quá trình SXKD: giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm, chi phí chờ phân bổ…

+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông, tiêu thụ: giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản phải thu, tạm ứng,…

Cách phân loại này thể hiện được vai trò cũng như sự phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của DN Từ đó, doanh nhiệp đưa ra được những biện pháp nhằm quản lý cũng như sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

 Dựa vào hình thái biểu hiện của VLĐ:

+ Vốn vật tư,hàng hóa gồm: các khoản vốn lưu động mà hình thái bểu hiện là các hiện vật như: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và các sản phẩm dở dang.

Vốn bằng tiền gồm: các khoản mục vốn tiền tệ,như tiền mặt, các chứng khoán ngắn hạn, các khoản tiền gửi ngân hàng và các khoản vốn,trong thanh toán (khoản phải thu, tạm ứng…)

+ Phân loại khoản mục vốn lưu động theo cách này sẽ giúp doanh nghiệp xem xét và đánh giá được mức độ tồn kho cũng như dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Từ đó mà doanh nghiệp có thể đưa ra được mức kết cấu vốn lưu động tối ưu nhằm đạt được hiệu quả trong việc sử dụng vốn của DN nói chung và vốn lưu động của DN nói riêng.

 Dựa theo tính chất sở hữu về vốn của DN

+ Vốn chủ sở hữu: là khoản mục mà vốn lưu động thuộc sở hữu của doanh nghiệp, các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh hay các cổ đông trong công ty cổ phần của DN.

+ Vốn vay : là những khoản vốn lưu động mà doanh nghiệp vay được từ các tổ chức, cá nhân Vốn vay này có được thông qua phát hành các trái phiếu, các khoản nợ của khách hành mà chưa thanh toán và doanh nghiệp có quyền sử dụng khoản vốn này trong một thời gian nhất định nào đó.

Với cách phân loại này thì kết cấu của vốn lưu động sẽ được chỉ rõ, qua đó cho biết được vốn được hình thành từ nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp hay là từ các khoản vay ngân hàng Nhìn vào cơ cấu VLĐ, doanh nghiệp có các quyết định huy động hay quản lý cũng như sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý hơn.

 Dựa vào các biện pháp quản lý vốn lưu động của DN.

+ Vốn lưu động định mức: là khoản vốn lưu động cần thiết và thường xuyên nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh Khoản vốn này bao gồm: vốn dự trữ trong khâu sản xuất và vốn thành phẩm Vốn lưu động định mức là tiền đề để quản lý vốn và đảm bảo lượng vốn lưu động sao cho hợp lý trong sản xuất và kinh doanh.

H IỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIÊP

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, chiếm được ưu thế trên thị trường Điều đó có

Vốn lưu động sản xuất xuât

Vốn lưu động định mức Vốn lưu động không định mức nghĩa là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp đó là hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh phải đạt được hiệu quả cao.

Hiệu quả có thể được hiểu là một chỉ tiêu phán ánh trình độ của việc sử dụng các yếu tố cần thiết để phục vụ cho hoạt động của con người Vấn đề hiệu quả cần được đánh giá trên hai mặt, đó là: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được biểu hiện bằng các mối quan hệ giữa các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với lượng vốn lưu động đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ nghiên cứu.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = K ế t qu ả đ ầ u ra

- Các chỉ tiêu phản ảnh kết quả đầu ra bao gồm: Doanh thu, lợi nhuận.

- Vốn lưu động bình quân chính là số vốn lưu động được bỏ ra trong kỳ.

Từ đó, ta xây dựng được các chỉ tiêu đo hiệu quả sử dụng vốn lưu động dựa trên khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động như trên.

1.2.2 Các chỉ tiêu đo hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Có rất nhiều phương pháp để có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của một doanh nghiệp Phương pháp thường được dùng nhất đó là: so sánh hệ thống các chỉ tiêu tài chính thông qua giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm nay so với các năm trước đó thế nào.

Sau đây, chúng ta sẽ đi nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu tài chính, đo hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp:

1.2.2.1 Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn, chỉ tiêu này phản ánh tốc độ của việc sử dụng và quản lý khoản vốn lưu động của doanh nghiệp Các chỉ tiêu này cho ta biết được tình hình cũng như việc tổ chức vốn lưu động như: mua nguyên vật liêu và dự trữ;sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bên cạnh đó, nó còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quyết định nhu cầu của vốn lưu động cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn lưu động Hệ thống các chỉ tiêu này bao gồm 3 chỉ tiêu đươc đưa ra đó là :Vòng quay của vốn lưu động, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động.

 Vòng quay của vốn lưu động của DN

Chỉ tiêu này cho ta thấy phản ánh hiệu quả chung của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng của khoản vốn lưu động bằng việc so sánh các kết quả của hoạt động kinh doanh, số vốn lưu động bỏ ra trong kỳ (theo từng tháng, quý và năm)

Vòng quay của vốn lưu động bằng = Doanhthu thuầ n

VL Đ BQ tro ng kỳ

+ DTBH, cung cấp dich vụ là toàn bộ số tiền đã thu được hay sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm hay hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán Doanh thu được xác định theo công thức như sau:

Doanh thu = sản lượng * giá bán.

VLĐBQ tháng = VL Đ đ ầ u thá ng+VL Đ cu ố ith á ng

VLĐBQ quý = VL Đ BQ thá ng1+VL Đ BQ th á ng2+VL Đ BQth á ng3

VLĐBQ năm = T ổ ng VL Đ BQ c á c qu ý

4 Các chỉ tiêu này cho biết khoản vốn lưu động quay được mấy vòng trong chu kỳ kinh doanh Có thể thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng tốt chỉ khi chỉ số này càng cao; và vòng quay vốn lưu động càng nhiều cho thấy doanh nghiệp cần ít số vốn lưu động cho hoạt động SXKD của mình Do đó, có thể làm giảm được vay vốn lưu động nếu như doanh nghiệp phải đi vay vốn lưu động để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Ý nghĩa của tăng nhanh số vòng quay vốn lưu động này để tiến hành sản xuất kinh doanh Ý nghĩa của việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động mà vẫn đảm bảo mức luân chuyển hàng hóa như cũ thì chỉ cần với một mức lưu động thấp hơn hoặc cũng với số vốn lưu động như cũ thì sẽ đảm bảo luân chuyển một khối lượng hàng hóa lớn hơn.

 Chỉ tiêu thời gian luân chuyển vốn lưu động

Thời gian luân chuyển vốn lưu động = s ố ng à y quy ư ớ c trong kỳ ph â n t í ch

V ò ng quay VL Đ trong kỳ

Chỉ tiêu này cho ta biết độ dài của vòng quay vốn lưu động, tức là số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lưu động Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược lại với chỉ tiêu vòng quay của vốn lưu động và có nghĩa là số ngày luân chuyển vốn lưu động mà càng ngắn thì chứng tỏ số vốn lưu động được luân chuyển ngày càng nhiều trong kỳ phân tích và chứng tỏ rằng doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả.

Về mặt bản chất của chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển cũng như trình độ kinh doanh, công tác quản lý, kế hoạch và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vòng quay vốn lưu động có sự gia tăng đột biến, chứng tỏ rằng hàng hóa doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh có sức tiêu thụ càng mạnh, doanh thu cao sẽ dẫn đến lợi nhuận tương ứng cũng tăng mạnh theo Nếu không hoàn thành một chu kỳ luân chuyển thì có nghĩa là số vốn lưu động còn ứ đọng ở một quá trình nào đó, cần phải tìm biện pháp khai thông kịp thời.

 Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hai chỉ tiêu trên là hai chỉ tiêu mà phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác, đó là hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = V ố nl ư u đ ộ ng BQ

Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng luân chuyển thì cần mấy đồng của vốn lưu động Hệ số này mà càng nhỏ thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng của vốn lưu động sẽ càng cao.

1.2.2.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lưu động có được là do sự thay đổi về tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau:

B: là số vốn lưu động mà DN tiết kiệm được.

K BC : là số vòng quay vốn lưu động trong kỳ báo cáo.

K KH : là số vòng quay vốn lưu động trong kỳ kế hoạch

O BQKH : là số dư vốn lưu động bình quân trong kỳ kế hoạch

V BC : là số ngày của một vòng quay vốn lưu động trong kỳ báo cáo.

V KH : là số ngày của một vòng quay vốn lưu động trong kỳ kế hoạch.

DT KH : là doanh số bán hàng có được trong kỳ kế hoạch.

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA

G IỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN D IANA

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Diana.

Công ty Diana là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản xuất các sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam – chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy và bột giấy như BVS, tã giấy cho trẻ em, khăn giấy ăn.

Công ty Diana được thành lập vào năm 1997 tại Việt Nam Những sản phẩm đầu tiên đã được đưa ra thị trường vào tháng 11 cùng năm Với việc không ngừng áp dụng các công nghệ tiên tiến đi đầu của thế giới vào các sản phẩm của mình, Diana đã phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam trong các năm qua.

Các công nghệ sản xuất sản phẩm Băng vệ sinh Diana

 Công nghệ ép chân không

Công nghệ này ngay từ năm 1997 đã được áp dụng ngay vào sản xuất những gói BVS Diana đầu tiên tại Việt Nam Với công nghệ này sản phẩm BVS được cách mạng triệt để về độ dày Sản xuất Diana thật mỏng nhưng thấm hút ngang thậm chí hơn loại dày của các hãng BVS khác sản xuất theo công nghệ cũ lần đầu tiên người tiêu dùng Việt Nam được làm quen với BVS có ba rãnh thấm và với tính năng ưu việt của mình, sản phẩm đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng.

Giữa năm 2000 phụ nữ Việt Nam thật sự ngạc nhiên bởi công nghệ “Lớp thấm thông minh” được ứng dụng vào BVS Diana Sự cải tiến này đã nhen nhóm cho xu hướng sử dụng BVS siêu thấm sau này Và thêm một lần nữa Diana vẫn là sản phẩm được mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam tin dùng bởi sự hữu dụng hợp với nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao của người tiêu dùng nữ Không dừng lại ở đó Diana đã đưa ra sản phẩm mang nhãn hiệu Libera, đó là sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng nhu độ thấm hút, sự mềm mại tạo cảm giác thoáng mát, thoải mái và yên tâm, đặt biệt là giá cả phù hợp để ngay cả các chị em có mức thu nhập khiêm tốn cũng được hưởng những thành quả của khoa học và công nghệ tiên tiến.

Từ giữa tháng 7 năm 2001, công ty tiếp tục tung ra một loại sản phẩm thế hệ mới mang tên Diana siêu thấm, bề mặt được hình thành từ lưới siêu thấm được lụa hóa, với những lỗ hút một chiều, đẩy nhanh chất lỏng đi xuống, đem lại cảm giác thật sự khô thoáng cho người tiêu dùng Loại lưới này cho tới nay chỉ có ở sản phẩm nhập ngoại hàng đầu cho nên giá cả rất đắt Trong khi đó, do được sản xuất tại Việt Nam nên không phải chịu thuế nhập khẩu, Diana siêu thấm có mức giá có thể chấp nhận được, đã thực sự tạo điều kiện cho đông đảo phụ nữ Việt Nam tận hưởng những tiến bộ hàng đầu của thế giới trong lĩnh vực này đem lại.

Năm 2002, 2003 đánh dấu một tiến bộ vượt bậc của công ty trong việc áp dụng kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất bằng việc cho ra đời sản phẩm BVS siêu mỏng Diana M và Diana M Daily, Diana Soft và Diana Soft rất mỏng.

BVS Diana Mama đầu tiên đã được đưa ra thị trường vào tháng 10 năm 2013. Đây là sản phẩm BVS duy nhất trên thị trường Việt Nam dành cho các bà mẹ sau khi sinh Sản phẩm này cho đến nay được các bà mẹ trẻ đánh giá là sản phẩm mang lại sự yên tâm và thoãi mái khi dùng Công nghệ sản xuất sản phẩm tã giấy Bobby đã được công ty đưa ra thị trường từ giữa năm 2003 Đây là loại sản phẩm được ứng dụng công nghệ màng đáy thoát ẩm thế hệ mới dạng vải tiên tiến nhất của Italia, làm tăng độ thoáng khí, thoát hơi ẩm, giảm nhiệt độ trong tã giấy từ 0,7 đến 1,5 độ C Ngoài ra, sản phẩm còn cho bé cảm giác mềm mại, không thô ráp, có độ thuần khiết cao và đặc biệt rất dễ chịu cho da bé khi tiếp xúc Từ khi ra đời cho đến nay, tã giấy Bobby được các bà mẹ tín nhiệm lựa chọn khi mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho con em.

2.1.3 Đặc điểm bộ máy tổ chức quản trị của công ty.

Công ty có tổ chức bộ máy quản lý quản trị và các phòng ban tương ứng phù hợp với chức năng nhiệm vụ cũng như đặc điểm kinh doanh của Công ty Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp theo hình thức cấp bặc từ cao xuống thấp nhằm làm cho hoạt động quản lý chi nhánh được chặt chẽ xác thực Các bộ phận trong doanh nghiệp có chức năng tham mưu giúp việc cho ban giám đốc thực hiện tốt các chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.4 Các đặc điểm về kinh tế- kỹ thuật của công ty. a Đặc điểm cơ sở vật chất, máy móc thiết bị

Hiện công ty có 2 nhà máy sản xuất ở Lĩnh Nam – Hà Nội và Tiên Du- Bắc Ninh. Một chi nhánh ở 186 Phan xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Công nghệ sản xuất được sử dụng:

+ Công nghệ ép chân không

+ CÔng nghệ màng đáy thoát ẩm. b Đặc điểm về lao động

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của công ty

Số lao động (người) Cơ cấu

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự

Nhận xét: Qua từng năm ta thấy cơ cấu lao động đã chuyển hướng theo hướng tích cực Số lượng lao động ngày càng gia tăng, hoạt động của công ty được mở rộng nên nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều hơn Cụ thể: năm 2011 là 3474 lao động , năm 2013 tăng thêm 124 người, đạt 3598 lao động Về chất lượng lao động cũng

Phòng marketing Phòng kế toán phòng mua hàng

Phòng hành chính nhân sự phòng sản xuất

Phòng kinh doanh nâng cao hơn Số lao động có trình độ ngày càng cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn hơn đạt 10,95%, cao hơn so với năm 2012 là 0,6% Còn số lao động chưa qua đào tạo ngày càng giảm đi do công ty đã áp dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất. c Đặc điểm về vốn

Bảng 2.2 Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty từ năm 2011- 2013 Đơn vị: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2011 Cơ cấu

Qua bảng ta thấy, tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm chứng tỏ công ty có nguồn tài chính ổn định Nguồn vốn này tăng là do vốn chủ sở hữu tăng được trích từ lợi nhuận giữ lại trong quá trình sản xuất kinh doanh của các năm và tăng nợ phải trả. Công ty cổ phần Diana là công ty sản xuất nên tỷ trọng vốn CSH chiếm trên 70% trong cơ cấu tổng vốn Trong những năm 2012 và 2013, công ty đã tăng các khoản nợ lên nhằm mở rộng quy mô nhưng do lượng vốn CSH cũng tăng lên rất nhiều nên tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống Năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả tăng nhẹ đạt 29,63% so với năm 2012 là do cuối năm 2013 công ty đã có những bước triển khai tăng vay ngân hàng để tiếp tục mở rộng sản xuất. d Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ

Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho phụ nữ và trẻ emBVS Diana, tã lót nhãn Bobby, khăn giấy ướt Diana care

Bảng 2.3: Bảng tiêu thụ các loại sản phẩm từ năm 2011- 2013 Đơn vị: thùng

Sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)

Từ thống kê của bảng tiêu thụ sản phẩm qua các năm ta thấy số lượng tiêu thụ đưa ra thị trường tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên Nhìn vào cơ cấu của mỗi loại sản phẩm, ta thấy rằng các loại sản phẩm BVS Dinana, tã giấy Newborn, caref có xu hướng ngày càng tăng lên Đặc biệt, công ty đang đẩy mạnh sản xuất khăn ướt – một sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường khăn giấy cao cấp. e Các kết quả đạt được. Để hiểu rõ về sự phát triển và vị trí của công ty trên thị trường ta hãy nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây:

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính:triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm2012 Năm2013

4 Doanh thu từ hoạt động tài chính 20.407 14.257 15.220

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 13.783 13.783 18.338

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Diana)

Qua bảng kết quả kinh doanh 2011-2013 cho thấy tổng doanh thu của công ty tăng trưởng ngày càng cao và vượt trội hơn Giá vốn hàng bán cũng tăng đáng kể do ảnh hưởng của giá cả và việc mở rộng quy mô sản xuất Năm 2012, tuy nền kinh tế có nhiều bất ổn, khó khăn nhưng doanh thu của doanh nghiệp vẫn đạt hơn 790 tỷ đồng, tăng so với năm 2011 Bước sang năm 2013, nền kinh tế vẫn chưa khởi sắc và hoạt động của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng Cụ thể, doanh thu năm 2013 đạt hơn 928 tỷ đồng, tăng ít hơn so với năm 2012 và doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty cũng ít hơn so với năm 2011 Tuy nhiên, công ty cổ phần Diana là công ty sản xuất mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cuộc sống hằng ngày nên doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn luôn ổn định và giữ ở mức khá cao.

T HỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY

2.2.1 Cơ cấu chung về vốn lưu động của công ty cổ phần Diana. Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết ta cần phân tích cơ cấu vốn lưu động bởi vì thông qua việc phân tích đó sẽ giúp cho người quản lý thấy được tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn lưu động bình quân giai đoạn 2011-2013. Đơn vị: triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) số tiền tỷ trọng (%) 1

Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản đầu tư tài chính

Tài sản lưu động khác 7.366 2,69 9.313 2,92

Tổng tài sản lưu động

Tỷ lệ % trong tổng vốn kinh doanh 69,2 60,37 59,09 -8,83 -1,28

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Diana)

Trước tiên, ta nhận thấy VLĐ của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn mà công ty bỏ ra để đầu tư sản xuất kinh doanh Trong năm 2012 và 2013, tỷ trọng VLĐ có giảm xuống do công ty đã nhập thêm công nghệ để sản xuất sản phẩm nên tỷ trọng VLĐ trong tổng vốn đã giảm đi Có thể thấy tỷ trọng vốn lưu động luôn chiếm trên 50% tổng vốn Điều này có thể giải thích là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là công ty sản xuất , do vậy không nhất thiết cần tập trung đầu tư vào vốn cố định Nhìn vào con số tuyệt đối của vốn lưu động, có thể thấy con số này liên tục tăng trong ba năm, điều đó chứng tỏ công ty đã triển khai mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Về mặt cơ cấu, dễ dàng nhận thấy hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động của công ty Bên cạnh đó hoạt động đầu tư tài chính cũng chiếm tỷ trọng khá cao và tăng qua các năm Năm 2011, công ty cần một lượng vốn lớn để đầu tư mua thêm máy móc, thiết bị, công nghệ nhằm đẩy mạnh sản xuất nên tỷ trọng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá lớn, đạt tới 24,17 % Tuy nhiên đến năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền lại có xu hướng tăng lên, cuối năm 2013 công ty lại tiếp tục giữ một lượng tiền khá lớn để tiếp tục đầu tư mua máy móc Điều này cho thấy mục tiêu mở rộng thị trường của công ty ngày càng được xúc tiến Trong năm 2012 và 2013, tỷ trọng này giảm dần xuống còn 15,89% trong khi con số tuyệt đối lại tăng lên là do công ty đã tăng cường hoạt động đầu tư tài chính Khoản phải thu của công ty tăng dần và chiếm tỷ không lớn, do đó khoản vốn mà công ty bị chiếm dụng không lớn Điều này có được một phần là do mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh là khăn ướt, tã giấy, băng vệ sinh… là những hàng hóa thiết yếu và dùng hằng ngày nên tỷ trọng của khoản mục này khá ổn định

Biểu đồ 2.1: Xu hướng biến động VLĐ giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: triệu đồng

Tiền Hàng tồn kho KPT Đầu tư tài chính

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy lượng hàng tồn kho tăng dần, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012 Điều này cũng dễ hiểu do trong năm này, công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất nên hàng tồn kho đã tăng lên Bên cạnh đó, tình hình kinh tế ngày càng ổn định và khả quan hơn những tháng cuối năm 2011 nên công ty đã tăng cường hoạt động đầu tư tài chính của mình vào năm 2012 , đặc biệt tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động năm 2013.

Trên đây là những khái quát về cơ cấu VLĐ của công ty, qua đó nhận thấy lượng tiền mà công ty nắm giữ tương đối lớn, đồng thời lượng VLĐ không ngừng tăng cho thấy công ty tập trung nhiều vào sản xuất kinh doanh Các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty rất tốt nên mặc dù tăng cường sản xuất nhưng khoản phải thu luôn ổn định và hoạt động đầu tư tài chính tăng mạnh trong các năm 2011-2013

2.2.2 Quy mô, cơ cấu vốn bằng tiền của công ty.

Trong thực tế công ty muốn hoạt động SXKD của mình diễn ra liên tục đều đặn, khả năng thanh toán của mình được đảm bảo , tránh tình trạng căng thẳng về tài chính cũng như mất cơ hội trong kinh doanh thì cần duy trì một lượng tiền mặt hợp lý, nhưng tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lời Do vậy, sử dụng tiền mặt có hiệu quả là phải tối thiểu hóa được lượng tiền mặt trên cơ sở đáp ứng được cho những nhu cầu của công ty là quan trọng nhất.

Bảng 2.6: Xu hướng biến động tiền giai đoạn 2011-2012. Đơn vị tính:triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11/12 Chênh lệch 12/13

2.Tiền gửi ngân hàng 15.532 27,47 24.602 37,2 33.654 56,12 9.070 58,40 9.052 36,79 3.Tiền đang chuyển 45 0,08 11 0,02 11 0,04 -34 -75,56 0 0

4.Các khoản tương đương tiền

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Diana)

Qua bảng 2.6 nhận thấy: Vốn bằng tiền của công ty được dự trữ chủ yếu dưới dạng các khoản tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng Còn lại một lượng vốn rất nhỏ nằm trong tiền mặt và tiền đang chuyển Điều này giúp công ty quản lý chặt chẽ và an toàn lượng vốn bằng tiền hơn

Các khoản tương tương tiền là khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn đáo hạn ban đầu không quá 3 tháng Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng vốn bằng tiền vào năm 2011, nguyên nhân là do công ty cần một lượng vốn lớn vào cuối năm 2011 cho hoạt động mua tài sản cố định để mở rộng sản xuất của mình. Trong những năm sau đó thì công ty tập trung vào sản xuất sản phẩm và không mua thêm máy móc thiết bị nên tỷ trọng khoản mục này cũng giảm dần.

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy được lượng vốn bằng tiền tăng hay giảm chủ yếu do biến động cụ thể ở khoản mục nào Năm 2012, công ty nắm giữ một lượng vốn bằng tiền lớn do tăng khoản tương đương tiền, nhưng đến năm 2013 lượng vốn bằng tiền vẫn khá lớn và chủ yếu tồn tại dưới dạng tiền gửi ngân hàng

Lượng tiền mặt tại quỹ của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tăng dần do công ty mở rông quy mô sản xuất nên lượng tiền mặt cần nắm giữ cũng tăng lên Đồng thời, tỷ trọng tiền gửi ngân hàng cũng tăng lên và tỷ trọng các khoản tương đương tiền giảm xuống

Có thể thấy, tỷ trọng của tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng không ngừng tăng cho thấy công ty sử dụng khoản vốn bằng tiền khá hợp lý, đảm bảo khả năng thanh khoản khi công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Biểu đồ 2.2a Xu hướng biến động tiền giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính:triệu đồng

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy được lượng tiền mặt tại quỹ của công ty liên tục tăng, điều này đảm bảo an toàn cho các hoạt động, chi phí phát sinh khi công ty có nhu cầu bất thường.

Biểu đồ 2.2b Xu hướng biến động các khoản mục vốn bằng tiền của công ty. Đơn vị tính:triệu đồng

Tiền gửi ngân hàng Các khoản tương đương tiền

Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy, mặc dù lượng vốn bằng tiền năm 2013 giảm so với năm 2012 nhưng lượng tiền gửi ngân hàng của công ty không ngừng tăng sẽ làm cho lượng tiền mặt của công ty được sử dụng hiệu quả và an toàn hơn

Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của công ty Đơn vị tính:triệu đồng

13/12 1.Doanh thu thuần 648.822 796.847 928.458 148.024 131.610 2.Tiền bình quân 56.549 66.129 59.966 9.579 - 6.163

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Diana)

Chỉ tiêu vòng quay tiền của công ty đạt được khá cao (đạt 11,47 năm 2011) và tăng dần lên vào năm 2013, chứng tỏ việc huy động và sử dụng tiền để sản xuất kinh doanh là khá nhanh Tuy nhiên, đây chỉ là một chỉ tiêu mang tính chất tương đối vì vốn bằng tiền giảm trong khi doanh thu thuần tăng lên thì dấu hiệu này cũng tiềm ẩn những nguy cơ về khả năng thanh toán (nhất là khả năng thanh toán tức thời) của công ty, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm nhu cầu tiền mặt tăng cao.

2.2.3 Quy mô, cơ cấu khoản phải thu.

Sử dụng khoản phải thu hợp lý đòi hỏi các nhà quản trị phải thường xuyên theo dõi sát sao các khoản nợ, tính toán khả năng, biện pháp để nhanh chóng thu hồi tiền hàng… Đồng thời, phải giữ các khoản mục này ở một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp Từ đó tăng khả năng hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường Dưới đây ta đi vào xem xét cơ cấu và sự biến động của khoản phải thu qua 3 năm 20011- 2013 để hiểu hơn về tình hình sử dụng khoản mục này.

Bảng 2.8 Xu hướng biến động khoản phải thu giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Triệu đồng.

Năm 2011 Năm2012 Năm 2013 Chênh lệch

(%) 1.Phải thu khách hàng 25.959 52,50 36.195 54,58 47.468 63,46 10.236 39,43 11.273 31,15 2.Trả trước người bán 17.239 34,86 20.577 31,03 15.007 20,06 3.338 19,36 - 5.570 -27,07 3.Phải thu khác 6.251 12,64 9.548 14,40 12.326 16,48 3.297 52,74 2.778 29,10

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Diana)

T HỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY

2.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để có cái nhìn đúng đắn khi xem xét tình hình sử dụng VLĐ của công ty có hiệu quả hay không thì phương pháp cơ bản nhất là đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. Việc này được thực hiện thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính, bởi chúng là biểu hiện đặc trưng nhất về mức độ hiệu quả của việc sử dụng VLĐ.

Bảng 2.13 Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đơn vị: triệu đồng

(%) 1.Doanh thu thuần 648.822 796.847 928.458 148.025 22,81 131.611 16,52 2.Giá vốn hàng bán 451.179 524.544 592.973 73.365 16,26 68.429 13,05 3.Lợi nhuận sau thuế 112.226 168.001 179.242 55.775 49,70 11.241 6,69 4.VLĐ bình quân 273.573 319.467 377.368 45.894 16,78 57.901 18,12

6 Hàng tồn kho bình quân

7.Phải thu bình quân 49.449 66.320 74.801 16.871 34,12 8.481 12,79 8.Vòng quay

(Nguồn: Báo cáo tài chính của CTCP Diana)

 Nhóm chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí

Trước tiên để có thể thấy được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Diana thì ta phải phân tích tình hình các kết quả kinh doanh và các chi phí của công ty Từ đó, chúng ta sẽ có những nhận định đúng về hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

Công ty Diana là một công ty chuyên sản xuất những sản phẩm chăm sóc cho phụ nữ và trẻ em Bên cạnh đó, công ty cũng sản xuất những sản phẩm thiết yếu và được người tiêu dùng sử dụng hằng ngày nên có thể thấy rằng giá cả của các mặt hàng này ít biến động và luôn giữ ở một mức giá cố đinh trong suốt một thời gian dài Năm 2012 là một năm phát triển và đánh dấu nhiều bước tiến của công ty về thị trường tiêu thụ sản phẩm Đồng thời, việc mở rộng sản xuất và đưa sản phẩm của mình tiến tới thị trường nước ngoài là một trong những mục tiêu lớn của công ty Do đó, năm 2012 công ty đã bỏ ra một lượng vốn khá lớn để mua thêm máy móc, thiết bị cho việc đẩy mạnh sản xuất của mình Theo đó, công ty cũng tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm Nhìn vào bảng 2.13 có thể thấy kết quả mà công ty đạt được đó là doanh thu không ngừng tăng lên trong 3 năm Điều này là do công ty đã tăng quy mô sản xuất sản phẩm của mình chứ không phải do giá cả của mặt hàng tăng lên (sản phẩm của công ty là những sản phẩm có giá cả bình ổn). Đồng thời với việc doanh thu tăng lên đó là giá vốn hàng bán cũng tăng theo.

Do đó, năm 2012 lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng lên rất nhanh (tăng 49,7%). Sang đến năm 2013, giá vốn hàng bán tăng lên so với năm 2012 cho thấy công ty vẫn tiếp tục tăng sản lượng.

Với việc tiếp tục tăng sản lượng trong khi hàng tồn kho năm 2012 vẫn còn rất lớn thì công ty phải đẩy mạnh công tác quảng cáo và bán hàng nhằm tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng Do đó, các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng đột biến vào năm 2013, từ đó làm lợi nhuận của công ty tăng rất ít, tăng trưởng lợi nhuận chỉ đạt 6,69%.

 Nhóm chỉ tiêu về tiền, hàng tồn kho và khoản phải thu

Bên cạnh các nhóm chỉ tiêu chung về VLĐ thì ta cần xem xét thêm các nhóm chỉ tiêu về tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu để có được cái nhìn toàn diện về hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty Nhóm chỉ tiêu này đã được làm rõ trên cơ sở phân tích tình hình sử dụng các khoản mục tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho như ở các bảng trên Nhìn vào bảng 2.13 ta thấy rằng lượng VLĐ không ngừng tăng trong 3 năm 2011-2013 và mức tăng VLĐ năm 2013 lớn hơn mức tăng VLĐ của năm 2012 Nguyên nhân của việc tăng VLĐ này là do năm 2012 công ty tăng việc sản xuất sản phẩm phục vụ thị trường Do đó, các khoản mục hàng tồn kho, khoản phải thu và vốn bằng tiền đều tăng Sang năm 2013 mức tăng lại lớn hơn so với năm

2012 trong khi đều có sự giảm xuống của vốn bằng tiền và hàng tồn kho Có thể nhận thấy rằng việc lượng VLĐ tăng lên trong năm 2013 là do khoản phải thu tăng mạnh. Khoản phải thu tăng lên là do công ty đã áp dụng các biện pháp nhằm tăng tiêu thụ sản phẩm bằng việc bán chịu cho khách hàng là chủ yếu Điều này đã làm giảm được lượng hàng tồn kho nhưng lại làm cho lượng VLĐ tăng lên với mức tăng khá lớn 18,12% Nhận thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty vẫn chưa hiệu quả bởi công tác sử dụng tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho vẫn còn nhiều biến động Vòng quay tiền có xu hướng biến động khá tốt nhưng vòng quay hàng tồn kho có sự tăng giảm chưa hiệu quả khi công ty có sự thay đổi quy mô Có thể thấy rằng, công ty đã phải sử dụng khá nhiều VLĐ phục vụ cho hoạt dộng SXKD để tạo ra doanh thu nhưng với lượng VLĐ đó lại không mang lại lợi nhuận như mong đợi Mặt khác, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cho thấy rằng việc sử dụng VLĐ còn nhiều hạn chế và gây lãng phí VLĐ

 Chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển VLĐ Để xác định tốc độ luân chuyển VLĐ người ta dùng 2 chỉ tiêu là: vòng quay VLĐ và kỳ chu chuyển VLĐ.

Vòng quay VLĐ cho biết mỗi đơn vị VLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần

Biểu đồ 2.5 Biểu đồ biểu thị xu hướng biến động của doanh thu và VLĐ của công ty trong 3 năm. Đơn vị: triệu đồng

Doanh thu thuần VLĐ bình quân

Nhìn vào biểu đồ 2.5 ta thấy doanh thu của công ty có xu hướng tăng, đồng thời VLĐ của công ty cũng tăng Điều này cho thấy công ty luôn mở rộng quy mô sản xuất của mình Và việc mở rộng quy mô này có thực sự đạt được hiệu quả hay không thì phải xem xét nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ Dưới đây là biểu đồ cho thấy xu hướng biến động của chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động.

Biểu đồ 2.6 Vòng quay VLĐ

Vòng quay VLĐ có xu hướng tăng vào năm 2012 nhưng sau đó lại giảm vào năm 2013 Nhưng đến năm 2013 thì số vòng quay VLĐ giảm xuống còn 2,46 vòng hay mỗi đơn vị VLĐ bình quân được sử dụng trong kỳ đem lại 2,46 đơn vị doanh thu thuần Con số này cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đã giảm trong năm

2013 Năm 2012 vòng quay VLĐ tăng là do mức tăng của VLĐ ít hơn rất nhiều so với mức tăng của doanh thu Việc sử dụng VLĐ có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào lượng VLĐ mà công ty muốn có trong năm 2012 Tuy nhiên so với năm

2011 thì việc sử dụng VLĐ đã có hiệu quả hơn Năm 2013 thì chỉ tiêu này đã giảm xuống do mức tăng của doanh thu lớn hơn mức tăng của VLĐ Tuy nhiên lượng VLĐ của công ty vẫn còn lớn do mức tăng của VLĐ vẫn cao (cao hơn so với năm trước). Điều này chỉ ra rằng VLĐ của công ty chưa thực sự được sử dụng hiệu quả và không ổn định trong 3 năm 2011-2013.

Chỉ tiêu này cho biết rằng với mỗi đồng VLĐ của doanh nghiệp bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.7 Mức doanh lợi VLĐ Đơn vị: %

Mức doanh lợi của công ty khá cao, tuy nhiên nhiên có xu hướng biến động không đều và cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ không bền vững Cụ thể, năm 2011 mức doanh lợi đạt được ở mức khá thấp, sau đó tỷ số này tăng rất mạnh vào năm

2012 và đến năm 2013 thì con số này chững lại và có sự giảm nhẹ xuống Năm 2011 mức doanh lợi VLĐ giữa ở mức rất thấp, cho thấy công ty chưa khai thác được hiệu quả sử dụng VLĐ của mình Do đó, sang năm 2012 công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ hơn, đầu tư vào dây chuyền sản xuất, tăng sản lượng Bằng việc mở rộng thị trường nhằm tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm, công ty đã làm lợi nhuận của mình tăng trưởng 49,7% Lượng VLĐ cũng tăng trong năm 2012, tuy nhiên mức tăng của VLĐ nhỏ hơn mức tăng của lợi nhuận Do đó, mức doanh lợi VLĐ của công ty cũng tăng nhanh so với năm 2011 Bước sang năm 2013, công ty nhận thấy lượng hàng tồn kho rất lớn, do đó công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm kể cả bán chịu cho những khách hàng của mình Từ đó, khoản phải thu đã tăng lên trong năm 2013, điều này đã làm giảm lượng hàng tồn kho nhưng lại làm cho lượng VLĐ vẫn tiếp tục tăng và với mức tăng là 18,12% cao hơn cả năm các năm trước Bên cạnh đó việc tăng quy mô sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ còn làm tăng các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp lên, do đó đã làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Từ những phân tích trên có thể thấy được rằng năm 2013 công ty chỉ chú trọng việc tiêu thụ sản phẩm nên đã làm tăng chi phí hay giảm lợi nhuận đồng thời cũng làm tăng lượng VLĐ lên Điều này đã dẫn đến chỉ tiêu mức doanh lợi đo hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty giảm xuống đáng kể Do đó, công ty cần tìm biện pháp giữ cho mức doanh lợi có xu hướng tăng đều và bền vững qua các năm.

2.3.2 Các giải pháp của công ty.

2.3.2.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ mà công công ty đã áp dụng

 Các biện pháp quản lý vốn lưu động

- Xác định nhu cầu VLĐ của công ty.

Trong năm kế hoạch công ty luôn lập ra những chỉ tiêu kế hoạch rồi từ đó thực hiện dựa trên những cơ sở có khoa học như kế hoạch SXKD, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật cũng như định mức tiêu hao vật tư, giá cả và trình độ quản lý năng lực quản lý.Công ty căn cứ vào doanh thu thuần của năm báo cáo và năm kế hoạch Bên cạnh đó,công ty còn dựa vào các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của năm báo cáo, rồi xác định các chỉ tiêu tài chính cho năm kế hoạch để cho khả thi nhất.Đồng thời, công ty cũng chú trọng nhiều đến tình hình thị trường cũng như nhu cầu sản phẩm có liên quan đến hoạt động của công ty cũng như tình hình phát triển kinh tế và kế hoạch định hướng của công ty trong những năm tới.

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIANA

Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1 Định hướng phát triển SXKD.

- Minh bạch, hiệu, quả hơn: Nội dung của các cuộc cải cách nhằm tăng hiệu quả cũng như tính minh bạch trong quản lý, từ đó đảm bảo lợi ích của các chủ sở hữu, công chúng Tính minh bạch hay rõ ràng và dự đoán được xem là yếu tố quan trọng để thu hút những nhà đầu tư một cách nghiêm, túc và tối đa hóa giá trị của nhà đầu tư Hệ thống, quản lý được xây dựng dựa trên sự kết hợp của hai yếu tố thiết chế quản lý khoa học cũng như linh hoạt và công nghệ quản lý hiện đại.

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong dài hạn: Tiếp tục phát triển sản phẩm của ngành nghề truyền thống, phát triển, thêm những ngành sản xuất sản phẩm, phục vụ ngành y tế, đồng thời sản phẩm phục vụ nữ giới, trẻ em Nâng cao vị thế cạnh tranh ngang của công ty tầm thế giới.

- Kế hoạch trong ngắn hạn đó là: Tiếp tục tìm kiếm nhà cung ứng cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm, mở rộng thị phần để tăng lợi nhuận, doanh thu, đảm bảo đời sống của công nhân viên và tạo niềm tin với người tiêu dùng.

- Chiến lược trong dài hạn của công ty: CTCP Diana tiếp tục đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực truyền thống của mình (những sản phẩm chăm sóc dùng một lần), đồng thời mở rộng sang ngành hàng tiêu dùng gần gũi, để tận dụng tối đa những kinh ngiệm sẵn có trong quá trình sản xuất, phân phối (giấy tisua và các sản phẩm tã lót người lớn) Bên cạnh đó, công ty cũng chú ý tới những hoạt động của kênh phân phối và mở rộng thị trường tiêu thụ.

3.1.2 Định hướng về sử dụng VLĐ.

Hoạt động đầu tư nhằm tăng năng lực sản xuất của công ty trong năm 2014 đã hoàn tất, công suất này có khả năng đáp ứng được cho nhu cầu phát triển và sản xuất của công ty đến năm 2015 Trong năm 2014, công ty tăng vốn lưu động lên hơn 1.300 tỷ đồng Cuối năm 2013,vốn bằng tiền của công ty tăng lên 82.369 triệu đồng, trong đó các khoản tương đương tiền là 40.530 triệu đồng Công ty dự định sẽ mua thêm tài sản cố định và mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm trong những năm tới

Về thị trường, trong những năm tới thì công ty sẽ tiếp tục công tác nghiên cứu và tìm các phương án phát triển cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty tới các thị trường có khả năng tiêu thụ lớn Có thể thấy rằng, những sản phẩm của công ty đã có mặt trên thị trường của một số nước , do đó, công ty đang quan tâm nhiều hơn nữa trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước và ngoài nước.

G IẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Vốn là điều kiện tiên quyết mà bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay phải quan tâm Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động cuangc như sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp.

Xây dựng kế hoạch và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về công tác tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của công ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

3.2.1 Các biện pháp quản lý VLĐ.

- Chủ động xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng VLĐ trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu của VLĐ.

Trước khi lập kế hoạch huy động cũng như sử dụng vốn thì công ty cần xác định rõ số VLĐ cần thiết cho hoạt động kinh doanh trong năm bởi trong bất cứ một hoạt động SXKD nào của công ty cũng luôn phát sinh nhu cầu của VLĐ Nó thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết mà công ty phải trực tiếp ứng ra để hình thành nên một lượng dự trữ HTK, khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng do nhà SX cung cấp Nhu cầu VLĐ tính ra phải đảm bảo cho quá trình SXKD một cách liên tục nhưng đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý Có như vậy mới có thể thúc đẩy việc công ty ra sức phấn đấu cải tiến hoạt động; phương thức kinh doanh, tìm mọi biện pháp đảm bảo quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Không dừng lại ở việc xác định được tổng mức VLĐ trong năm vì đây chỉ mới là bước đầu tiên của công tác quản trị, do vậy, ta cần xác định đúng nhu cầu vốn cho từng quý dựa trên kế hoạch phân bổ DT cho từng năm Sau đó, công ty cần lập kế hoạch sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất trên cơ sở điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

Việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động cũng như sử dụng VLĐ là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty nói riêng, hiệu quả SXKD nói chung Đối với công ty, có một bất cập đó là việc huy động cũng như sử dụng vốn của công ty còn bị động, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của công ty.

Với quy trình đảo ngược, công ty tiến hành ký kết hợp đồng rồi mới tìm nguồn vốn để thực hiện hợp đồng, sau đó tiến hành SXKD, làm thế rất có thể công ty phải chịu một số tiền chi phí huy động vốn cao hơn bình thường và thậm chí có thể dẫn đến bị gián đoạn quá trình sản xuất nếu công ty không thể huy động được vốn hay vốn đến chậm, việc này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách công ty chủ động trong việc dự đoán nhu cầu vốn của từng giai đoạn và đồng thời tích cực tìm các nguồn tài trợ hiệu quả nhất trên cơ sở cân đối khoản mục chi phí và lợi ích trong việc huy động các nguồn vốn khác nhau Công ty nên tìm cách để có thể huy động tối đa nguồn vốn ngắn hạn có thể để đầu tư cho VLĐ trước khi quyết định vay vốn của cácTCTD, như sử dụng khoản tiền khấu hao, bảo hiểm xã hội cũng như tiền lương công nhân viên, tín dụng thương mại… Bởi chi phí của những nguồn vốn này thường khá nhỏ Từ đó công ty có thể vừa sử dụng hiệu quả đồng vốn bỏ vào sản xuất lại vừa tạo nên sợi dây liên kết giữa chủ sở hữu với nhân công trong công ty.

- Quản lý tốt công nợ và các khoản phải thu nhằm hạn chế tối đa được lượng vốn bị chiếm dụng Để tăng cường độ sự ổn định cũng như lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, từ đó đẩy mạnh tốc độ luân chuyển VLĐ của mình, công ty cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu và xiết chặt kỷ luật thanh toán để hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng Để có thể giải quyết những vấn đề đó, công ty nên xem xét đến việc áp dụng các biện pháp sau:

Thứ nhất: Về việc tiến hành cấp tín dụng thương mại, công ty nên áp dụng chính sách tín dụng thương mại hợp lý tùy từng loại khách hàng, tiến hành thẩm định về khả năng uy tín cũng như khả năng thanh toán, tình hình tài chính của họ và so sánh giữa lợi ích cũng như chi phí từ khoản tín dụng đó trước khi đi đến những quyết định cuối cùng cho DN Khi quyết định cung cấp tín dụng thương mại thì trong hợp đồng cần có quy định rõ thời gian, cũng như hình thức thanh toán và mức phạt thanh toán chậm so với quy định trong hợp đồng Định kỳ công ty nên tổng kết, đánh giá tiêu thụ cũng như liệt kê những khách hàng mà công ty quen thuộc, khách hàng mua thường xuyên SP với khối lượng lớn, những khách hàng thanh toán nhanh… Mặt khác, công ty cũng nên thu thập những ý kiến đóng góp của khách hàng để tạo điều kiện cho quá trình bán hàng, thu hồi tiền để có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, khi xác định chính sách bán chịu cho KH công ty cần chú ý hơn tới các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách bán chịu của mình ví như: mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như tăng doanh thu hay tăng lợi nhuận, tình trạng cạnh tranh và tình trạng tài chính của công ty mình.

Thứ hai: Để có thể hạn chế lượng vốn bị chiếm dụng, công ty cần xây dựng một hệ thống kiểm soát số nợ rõ ràng, rành mạch và chặt chẽ hơn Công ty nên áp dụng kỹ thuật phân loại nợ, từ đó theo dõi chúng trên bảng xếp hạng nợ, đồng thời mở sổ theo dõi các khoản mục nợ chi tiết tới từng KH, từ đó có các biện pháp quản lý sao cho phù hợp với từng loại Trong đó, việc tổ chức, thành lập tổ thu hồi công nợ có thể nói là một trong những giải pháp cụ thể và hiệu quả trước mắt cho công ty Tổ thu hồi công nợ này có trách nhiệm chuyên theo dõi và thu hồi tất cả các khoản công nợ, từ đó sẽ tạo điều kiện theo dõi sát sao hơn, đồng thời có các biện pháp kịp thời và thích hợp đối với từng loại đối tượng Bên cạnh đó, tổ này có trách nhiệm tham mưu cho các nhà quản lý của công ty để đưa ra biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo cho vốn không bị chiếm dụng quá nhiều và quá lâu, từ đó ảnh hưởng đến tình hình SXKD chung Tuy nhiên, khi thu hồi những khoản phải thu cần tránh không dùng những biện pháp tiêu cực, không đúng quy định của pháp luật, gây nên tiếng xấu ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho.

Trong quá trình luân chuyển VLĐ cho hoạt động SXKD thì tồn kho vật tư, hàng hóa dự trữ là những khoản mục cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của công ty Đối với CTCP Diana, sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng hàng ngày, công nghệ sản xuất phức tạp Do đó, công ty phải dự trữ một lượng NVL khá lớn trong kho cho một đợt sản xuất Mặt khác, ngoài việc số lượng NVL phải có đủ thì hàng tồn kho còn phải được quan tâm về mặt chất lượng bởi nhiều mặt hàng nhập về lưu kho chưa đưa vào sản xuất Nếu để lâu ngày thì mặt hàng sẽ bị giảm chất lượng, chi phí lưu kho sẽ tăng Do đó, để quản lý tốt hàng tồn kho từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ thì công ty cần áp dụng một số giải pháp sau:

+ Đối với nguyên vật liệu: Trong nền kinh tế thị trường, các DN không thể sản xuất đến đâu thì tiến hành mua NVL đến đó mà DN cần phải có NVL dự trữ Mặc dù, NVL không trực tiếp tạo ra lợi nhuân nhưng nó lại có vai trò rất lớn cho hoạt động SXKD diễn ra bình thường Nếu dự trữ NVL quá lớn sẽ dẫn đến dư thừa, gây tốn kém chi phí, ứ đọng vốn của công ty Còn nếu công ty dự trữ quá ít sẽ làm cho hoạt động sản xuất của công ty bị gián đoạn, từ đó sẽ gây ra những hậu quả khác cho doanh nghiệp.

Công ty cần tiến hành tổ chức thu mua NVL theo kế hoạch đề ra và phương hướng tổ chức sản xuất, tránh tình trạng dư thừa hàng tồn kho Mặt khác, công ty cần duy trì mối quan hệ lâu dài và tin tưởng với các đối tác Từ đó, công ty có thể cung ứng kịp thời NVL cho sản xuất khi cần thiết và luôn đảm bảo đủ lượng NVL dự trữ. Đối với những nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài, công ty cần có kế hoạch thu mua, dự trữ về số lượng cũng như chất lượng, chủng loại của từng mặt hàng Cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp, tăng cường và tìm kiếm thị trường đầu vào thông qua các khách hàng hay qua mạng internet để tìm kiếm các nguồn cung cấp thường xuyên, đảm bảo uy tín và giá thành rẻ hơn.Bên cạnh đó, công ty tích cực tìm kiếm các nguồn NVL ở trong nước để giảm bớt chi phí vận chuyển, chênh lệch tỷ giá, thuế nhập khẩu, đồng thời giảm các thủ tục liên quan để đẩy nhanh việc mua hàng Từ đó, giá vốn hàng bán giảm và lợi nhuận của công ty tăng lên.

Khi mua hàng và nhận hàng, công ty cần phải kiểm tra kỹ về số lượng cũng như chất lượng của NVL, nếu hàng hóa kém phẩm chất thì đề nghị người bán đền bù nhằm tránh thiệt hại cho công ty.

Bảo quản tốt NVL khi mua về, định kỳ hàng tháng công ty kiểm tra số lượng và chất lượng NVL để xem tình hình sử dụng NVL như thế nào, từ đó có các biện pháp kịp thời xử lý Bên cạnh đó, công ty có các chế độ thưởng phạt về vật chất trong các khâu có liên quan đến NVL để tránh sự mất mát NVL sản xuất.

+ Đối với thành phẩm tồn kho: Công ty cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm của mình hơn nữa, đồng thời phấn đầu giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Để làm được những điều này công ty cần đầu tư nhiều cho máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất và bổ sung các nguồn NVL chất lượng cao và có tính ổn định. Công ty cũng cần bố trí các khâu sản xuất sao cho hợp lý, khoa học nhằm hạn chế sự lãng phí NVL Đồng thời, bộ phận KCS cần kiểm tra chặt chẽ hơn những công đoạn sản xuất, đóng gói và bảo quản trước khi giao sản phẩm cho khách hàng Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao mẫu mã sản phẩm để tạo ấn tượng tốt trên thị trường.

3.2.2 Các biện pháp tăng doanh thu cho công ty.

 Mở rộng thị trường tiêu thụ

M ỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì nỗ lực riêng của công ty vẫn còn chưa thực sự đầy đủ, mà ngoài ra còn cần thêm sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành khác có liên quan Do đó, để cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty thực sự đạt được hiệu quả em xin kiến nghị một số ý kiến với các cấp có liên quan.

3.3.1 Đối với các ngân hàng. Đây là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi, cho vay, các chức năng thanh toán khác Tuy nhiên các tổ chức tín dụng đã tác động tới việc huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp qua rất nhiều hình thức khác nhau.

Hiện nay, vốn kinh doanh là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp Vì vậy, trước hết cần nâng cao tác động của hệ thống các tổ chức tài chính trong việc huy động và tạo kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp.

Chính vì yêu cầu trên, các ngân hàng cần được tăng cường hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là khách hàng nghĩa là đối tượng quan tâm của các ngân hàng Để làm được điều đó ngân hàng cần chú ý:

- Tăng cường năng lực của cán bộ ngân hàng trong việc xem xét và ra các quyết định một cách khoa học, dựa trên đặc thù hoạt động của ngân hàng.

- Hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ hoạt động của hệ thống ngân hàng.

- Hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ hoạt động của hệ thống ngân hàng, giữa các đơn vị kinh tế, tăng cường các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm rút ngắn thời hạn thanh toán, tăng cường sự kiểm soát của pháp luật đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Thay đổi phong cách làm việc trong quan hệ với các doanh nghiệp, tạo lập mới quan hệ dài hạn nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng ổn định, đồng thời đảm bảo mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng Điều này tạo điều kiện để các doanh nghiệp giảm chi phí trong giao dịch huy động vốn.

Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc điều phối nền kinh tế ở tầm vĩ mô, và sẽ ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến các thành viên trong nền kinh tế.

Vì vậy để đảm bảo cho các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Diana nói riêng hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước cần:

- Tạo lập môi trường pháp luật, ổn định thông thoáng.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất cả mọi hoạt động kinh tế đều phải chịu sự định chế của Nhà nước bằng pháp luật, đó là bộ luật và các văn bản dưới luật, có ý nghĩa như là điều kiện xác lập và ấn định các mối quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô, tạo ra khuôn khổ hành lang pháp lý cho sự hoạt động quản lý các đơn vị kinh tế phù hợp với lợi ích phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Việc chuyển đổi các hình thức sở hữu doanh nghiệp sẽ không thực hiện được nếu không có hành lang pháp lý để điều chỉnh.

Theo xu hướng chung của nền kinh tế thế giới khi chuyển sang nền kinh tế thị trường phải có đầy đủ các bộ luật cơ bản Hiện nay Nhà nước ta đã có các luật như: luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài…

Nhà nước và Quốc hội phải sớm thông qua các luật để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường như: luật chứng khoán, luật giao dịch chứng khoán, luật cạnh tranh… để từng bước xác định môi trường pháp lý cho sự hoạt động của các công ty cổ phần sẽ được hình thành trong thời gian tới Đối với vấn đề huy động vốn kinh doanh, Nhà nước cần ban hành các quy định thuận lợi về vay vốn ngân hàng và các hoạt động huy động tài chính khác.

- Tạo ra một môi trường kinh tế, xã hội ổn định đảm bảo cho việc huy động vốn có hiệu quả.

Thị trường vốn phát triển một mặt tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định, đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình kinh doanh Mặt khác tạo cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư vốn ra bên ngoài để tìm kiếm lợi nhuận cho việc đầu tư vốn. Điều đó thể hiện ở các điểm:

+ Định hướng cho sự phát triển của thị trường bằng cách vạch ra kế hoạch và chính sách phát triển dài hạn của thị trường vốn, có biện pháp cải tiến và hiện đại hóa hệ thống tài chính, làm cho hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh, đủ sức chuyển tiền tích lũy thành tiền đầu tư.

+ Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiền chế lạm phát tạo ra các yếu tố cơ bản khuyến khích đầu tư, nhất là chính sách lãi suất và thuế. Đa dạng hóa các công cụ tài chính tạo ra phương tiện chu chuyển vốn, các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp, tín phiếu kho bạc.

- Thực hiện ưu đãi trong cơ chế, chính sách về tài chính.

Cơ chế, chính sách về tài chính đối với một doanh nghiệp là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp Việc thực hiện một cơ chế tài chính thông thoáng và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Đói với vấn đề cho vay vốn đầu tư Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng nguồn vốn kinh doanh cho công ty: hạ lãi suất, kéo dài thời hạn vay.

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Sơ đồ c ơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp (Trang 9)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của công ty (Trang 29)
Bảng 2.2. Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty từ năm 2011- 2013 - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.2. Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty từ năm 2011- 2013 (Trang 30)
Bảng 2.3: Bảng tiêu thụ các loại sản phẩm từ năm 2011- 2013. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.3 Bảng tiêu thụ các loại sản phẩm từ năm 2011- 2013 (Trang 31)
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 31)
Bảng 2.5:  Cơ cấu vốn lưu động bình quân giai đoạn 2011-2013. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.5 Cơ cấu vốn lưu động bình quân giai đoạn 2011-2013 (Trang 32)
Bảng 2.6: Xu hướng biến động tiền giai đoạn 2011-2012. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.6 Xu hướng biến động tiền giai đoạn 2011-2012 (Trang 35)
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của công ty - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của công ty (Trang 37)
Bảng 2.8. Xu hướng biến động khoản phải thu giai đoạn 2011-2013 - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.8. Xu hướng biến động khoản phải thu giai đoạn 2011-2013 (Trang 38)
Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng khoản phải thu của công ty. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng khoản phải thu của công ty (Trang 39)
Bảng 2.10. Tình hình công nợ của công ty. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.10. Tình hình công nợ của công ty (Trang 41)
Bảng 2.11.Xu hướng biến động hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013 - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.11. Xu hướng biến động hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013 (Trang 42)
Bảng 2.12. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2011-2012. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.12. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2011-2012 (Trang 44)
Bảng 2.13. Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần diana
Bảng 2.13. Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w