van 10nghi luan van hoc doc

8 240 0
van 10nghi luan van hoc doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn.Nếu như “Bình Ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Mở đầu bài thơ “Cảnh ngày hẻ” là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè: “Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng Ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương” Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh “lao xao” của làng chài, “dắng dỏi” của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “ lao xao”, “dắng dỏi”. Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ : “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương” Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước. Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục : Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du: “ Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông” Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn. Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước. Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu truyền qua bao năm tháng. Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru êm đềm của bà của mẹ. Nó rực rỡ, thơm ngát như bông sen trong đầm, gần gũi, quen thuộc như luỹ tre bao bọc xóm làng, như cánh cò bay lả trên ruộng đồng. Nó bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru của bà của mẹ, giúp ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp bình yên nơi thôn quê, nỗi nhọc nhằn cũng như vẻ đẹp khoẻ khoắn của người lao động, tình cảm gia đình thắm thiết, nghĩa vợ chồng tao khang của những con người quê chân chất, mộc mạc. Trong thế giới đó, lắng sâu hơn cả vẫn là hình ảnh của những người phụ nữ xưa – đau khổ, cay đắng đến cùng cực nhưng cũng đẹp đẽ, cao quý đến vô ngần. Có thể nói, ca dao đã làm tròn sứ mệnh của nó trong việc lưu giữ những nỗi lòng của người phụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, trong khổ đau cũng như những vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng. Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công, khe khắt “tại gia tong phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tong tử”, quan niệm trọng nam khinh nữ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đã dành mọi ưu tiên, ưu đãi cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than thân: - “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” - “Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày” - “Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân Gọi người hàng xóm có chân thì chùi” Có biết bao nhiêu nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ vật chất “ngày ngày hai buổi trèo non”, “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”. Nhưng nỗi khổ lớn nhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ của thân phận mong manh, bị động, ít giá trị. Những người phụ nữ ở đây bị “đồ vật hoá”, được định giá theo giá trị sử dụng. Thân phận họ chỉ được ví với “hạy mưa sa”, “chổi đầu hè” Ta có thể cảm nhận được bao nỗi xót xa của người phụ nữ khi cất lên những lời ca ấy. Không phải người phụ nữ không ý thức được vẻ đẹp và phẩm giá đáng quý của mình. Họ luôn ví mình với “tấm lụa đào”, “giếng nước trong” nhưng những phẩm chất ấy đâu có được xã hội , người đời biết đến và coi trọng. Cả đời họ chỉ lầm lũi, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và dường như sự bất hạnh ấy của người phụ nữ trong xã hội xưa là một hằng số chung, ở tất cả các vùng miền. Người phụ nữ dân tộc Thái cũng từng đau đớn thốt lên: “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa, con chão chuộc thôi”. Có ai đó đã nói, nếu dùng một từ để nói về số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thì đó là “tủi nhục”. Quãng thời gian họ sống trên đời được đong đếm bằng những nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu. Khi còn nhỏ, sống trong gia đình, người thiếu nữ đã phải chịu sự bất công của quan niệm “trọng nam khinh nữ”: - “Cô kia cắt cỏ đồng màu Chăn trâu cho béo làm giàu cho cha Giàu thì chia bày chia ba Phận cô là gái được là bao nhiêu” - “Em như quả bí trên cây Dang tay mẹ bứt những ngày còn non” Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm “xuất giá tòng phu”, “lấy chồng làm ma nhà chồng” đã khiến bao người phụ nữ xa quê phải ngậm ngùi nuốt đắng cay, thấm thía nỗi buồn, nhớ khi nghĩ về quê mẹ: - “Chiều chiều ra đứng bờ sông Muốn về với mẹ mà không có đò” - “Chiều chiều ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” - “Chiều chiều xách giỏ hái rau Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần” Nhớ nhà nhớ mẹ mà không được về, những người đi làm dâu còn phải chịu sự đày đoạ của gia đình nhà chồng, đặc biệt là mẹ chồng. Trong chế độ cũ, những người mẹ chồng xưa kia thường là “nỗi kinh hoàng” của những nàng dâu vì xã hội phog kiến với quan niệm hôn nhân gả bán cho phép người ta “mua” vợ cho con khác nào mua người lànm không công, trả cái nợ đồng lần mà chính người mẹ chồng trước đây phải gánh chịu: - “Tiếng đồn cha mẹ anh hiền Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan” - “Trách cha, trách mẹ nhà chàng Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau Thực vàng chẳng phải thau đâu Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng” Trong hoàn cảnh ấy đại đa số những người phụ nữ phải cam chịu, nín nhịn nhưng cũng có trường hợp, người con dâu tỏ thái độ phản kháng có phần quyết liệt, cô “đội nón về nhà mình” dẫu biết hành động ấy sẽ bị lên án, bị không ít tiếng thị phi, cay độc vì trong xã hội xưa còn gì đáng sợ hơn bằng tội “trốn chúa, lộn chồng”: “Cô kia đội nón đi đâu Tôi là phận gái làm dâu mới về Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi” Sở dĩ họ phải phản kháng là do không còn nơi để bấu víu, tựa nương. Mẹ chồng đã vậy, lại còn chịu thêm nỗi khổ của “cảnh chồng chung”. Xã hội phong kiến cho phép “trai quân tử năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng” đã gây ra bao cảnh đau lòng. Nhân dân hướng về những người vợ lẽ - những người chịu nhiều thua thiệt hơn cả để cảm thông, để lắng nghe những tiếng giãi bày xót xa, cay đắng: - “Lấy chồng làm lẽ khổ thay Đi cấy đi cày chị chẳng kể công Tối tối chị giữ mất chồng Chị cho manh chiếu, nằm không chuồng bò Mong chồng chồng chẳng xuống cho Đến khi chồng xuống, gà o o gáy dồn Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con” - “Thân em làm lẽ chẳng nề Có như chính thất, ngồi lê giữa đường” Khao khát của người phụ nữ ở đây không phải là cái khao khát mang tính chất bản năng thuần tuý mà là những khát khao hạnh phúc chính đáng nhất của một con người. Vì thế họ đã nhắn nhủ nhau: - “Đói lòng ăn nắm lá sung Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng” - “Chồng con là cái nợ nần Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm”. Nhưng dù sống trong bất hạnh, tâm hồn người phụ nữ vẫn sáng lên lấp lánh ánh sáng của trái tim đôn hậu, cao thượng, vị tha. Từ trong khổ đau, bất hạnh, từ trong tiếng hát than thân đầy tủi cực, tâm hồn trung hậu, đẹp đẽ, thuỷ chung của người phụ nữ vẫn vươn lên, toả sáng khiến cho tiếng hát than thân kia không mang vẻ bi luỵ mà vẫn toả sáng, ấm áp tình đời, tình người. Ca dao đã phản ánh đầy đủ những vẻ đẹp đó của họ - những con người thuỷ chung son sắt, giàu nghĩa tình. Quên đi những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống lao động, những người phụ nữ bình dân ấy cũng có những phút giây sống cho cảm xúc riêng tư, cũng trải qua các cung bậc nhớ nhung của một trái tim mới yêu: - “Gió sao gió mát sau lưng Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này” - “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than” Có cô gái thì hồn nhiên, tinh nghịch. Họ không quá câu nệ như các cô gái khuê phòng: “Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi” Cũng có khi thật tế nhị, ý ứ, nết na: “Sáng ngày tôi đi hái dâu Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn Hai anh đứng dậy hỏi han Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu Thưa rằng tôi đi hái dâu Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn Thưa rằng bác mẹ tôi răn Làm thân con gái chớ ăn trầungười” Họ biết đề cao tình yêu thương, lòng chung thuỷ: - “Trăng tròn chỉ một đêm rằm Tình duyên chỉ hẹn một lần mà thôi” - “Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đạo cương thường chớ đổi đừng thay Dẫu có làm nên danh vọng hay rủi có ăn mày ta cũng theo nhau” Người phụ nữ đảm đang, vị tha, chung thuỷ đã thể hiện cảm nghĩ của một cách giản dị mà vẫn có sức cuốn hút lạ thường. Cả khi khó khăn họ vẫn nhẫn nại: - “Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm , sông hương mặc người” - “Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” Chỉ những lời ca ngắn ngủi mà chất chứa trong đó bao ý tình sâu xa. Đó là lời nhắn nhủ của những người phụ nữ trọn nghĩa vẹn tình. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn đồng cam cộng khổ cùng chồng, xây dựng một gia đình đầm ấm yên vui. Ở thời nào cũng vậy, vẻ đẹp của người phụ nữ như một hằng số, bất biến ngàn đời. Đó là sự nhẫn nại, cam chịu, là sự thuỷ chung son sắt. Dù bao khổ đau, bất hạnh vẫn không thể vùi lấp được những vẻ đẹp đó. Nó như những viên ngọc thô mà thời gian, những bất hạnh khổ đau là chất xúc tác mài giũa, càng ngày càng toả sáng lấp lánh. Văn học, nghệ thuật ngày nay cũng rất chú ý đến việc lưu giữ những vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhưng những làn điệu dân ca từ thuở sơ khai vẫn chính là kho tàng vô giá lưu giữ trọn vẹn nhất về những con người kì lạ ấy: càng trong đau khổ lại càng ngời sáng, thanh cao. Sẽ còn mãi lắng đọng trong tâm hồn những người dân đất Việt hình ảnh những người phụ nữ sáng lấp lánh trong những câu ca dao tự ngàn xưa. I. Mở bài : - Nhắc đến Phạm Ngũ Lão,chúng ta liền nhớ đến người anh hùng xuất thân ở tầng lớp bình dân,ngồi đa sọt mà lo việc nước.Về sau,chàng trai làng PHù Ủng ấy đã trở thành nhân vật lịch sử từng có công lớn trong kháng chiến chống quân Nguyên-Mông,giữ địa vị cao ở đời Trần. - Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn.Văn thơ của ông để lại không nhiều,nhưng Thuật hoài là bài thơ nổi tiếng hừng hực hào khí Đông A của lịch sử giai đoạn thế kỷ X đến XV. II. Thân bài : 2.1. Hoàn cảnh sáng tác : Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành,nhưng thực ra định xâm lược nước ta.Trước tình hình ấy,vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc.Sau đó,Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc đẻ trấn giữ đất nước.Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều đến hào khí trong bài thơ. 2.2 Tựa đề: - Thuật có nghĩa là bầy tỏ , hoài là mang trong lòng .Thuật hoài nghĩa là bầy tỏ khát vọng , hoài bão. Đây là đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Điều đáng chú ý của baìo thơ này ở chỗ người tỏ lòng là một vị tướng đang giữ trọng trách nặng nề nơi biên ải. 2.3 Hai câu đầu: - Câu 1 khắc hoạ hình ảnh người tráng sĩ qua tư thế và hành động .Hoành sóc nghĩa là cặp ngang ngọn giáo .Người trai càm giáo đã mấy thu sẵn sàng bảo vệ non sông đất nước . Tư thế ấy lại đặt trong không gian kỳ vĩ của giang san.Tất cả những chi tiết trên đã dựng lên bức chân dung oai phong lẫm liệt của người trai thời loạn. - Câu 2 là hình ảnh ba quân.Ngày xưa ,quân lính thường chia làm ba đội gọi là tiền quân , trung quan ,hậu quan.Vì thế , câu thơ nói đến ba quân là ca ngợi sức mạnh của toàn dân tộc . Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu ,câu thơ có thể hiểu theo hai cách.Khí thôn Ngưu là khí thế nuốt được cả con trâu (chú giải của sách giáo khoa),cũng có thể hiểu là nuốt cả con ngưu.Cả hai cách hiểu đều nói đến khí thế mạnh mẽ của dân tộc . Đây là hình ảnh ước lệ quen thuộc thường gặp trong thơ cổ nhưng đặt trong hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ,hình ảnh này lại gợi lên những cảm xúc chân thực vì phản ảnh hào khí của thời đại. - Hai câu thơ là hai hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau.Thời đại hào hùng tạo nên những con người anh hùng , ngược lại mỗi cá nhân đóng góp sức mạnh làm nên hào khí của thời đại.Câu thơ bộc lộ niềm tự hào của tác giả về quân đội của mình , về con người và thời đại của mình.Tác giả nói về chính mình vừa nói tiếng nói cho cả thế hệ. 2.4 Hai câu sau: - Đến đây bài thơ mới bầy tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình . Đó là lập công danh nam tử, tức là công danh của đấng làm trai theo lý tưởng phong kiến .Người xưa quan niệm ,làm trai là phải có sự nghiệp và danh tiếng để lại muôn đời .Chí làm trai được coi là món nợ phải trả của đấng nam nhi .Phạm Ngũ Lão đã bầy tỏ khát vọng được đóng góp cho đất nước , xứng đáng là kẻ làm trai .Khát vọng thật đẹp và cao cả. - Nhưng thật bất ngờ , câu kết bài thơ lại là nỗi thẹn: Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu) Vũ Hầu là Gia Cát Lượng , quân sư nổi tiếng đã giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán.Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình tài giỏi như Vũ Hầu để lập công giúp nước . Đây là nỗi thẹn cao cả , cái thẹn làm nên nhân cách .Vì sao? Phạm Ngũ Lão là người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước , đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.Vậy mà ông vẫn còn cảm thấy mình vương nợ với đời , còn phải thẹn lhi nghe thuyết Vũ Hầu . Điều đó nói nên khát vọng muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước. - Nếu hai câu đầu của bài thơ khắc hoạ chân dung người trai Đại Việt với vẻ đẹp oai phong bao năm bền bỉ bảo vệ đất nước thì hai cau sau bộc lộ chí lớn và cái tâm cao cả của người tráng sĩ. III. Kết luận: - Bài thơ súc tích , ít lời nhưng đã nói nên lí tưởng nhân sinh của kẻ làm trai: lập công danh không phải chỉ để vinh thân vì phì gia,mà vì đan tộc ;khi đã có công danh , còn phải phấn đấu vươn lên không ngừng. - Bài thơ súc tích , lời ít , chi tiết có sức gợi , tiêu biểu quy luật kết tinh nghệ thuật của văn học trung đại ST BI KICH CUANGUOI PHU NU 1. Khi nói về số phận nàng Kiều, Nguyễn Du đau xót viết rằng: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Tư tưởng có vẻ thật bi quan, nhưng thực tế là như vậy. Dưới chế độ phong kiến, người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, họ là nạn nhân của một số tư tưởng phong kiến. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những bi kịch số phận của phụ nữ. Nưgời phụ nữ không được quyền quyết định số phận mình, không được học hành, họ phải chấp nhận sống phụ thuộc. Cảm thông và thấu hiểu nỗi đau đớn của thân phận đàn bà trong xã hội cũ, các thi nhân xưa đã ghi lại những bi kịch ấy qua số phận của một số người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Mỗi con nưgời một nỗi đau riêng nhưng nỗi đau chung nhất vẫn là những bất hạnh trong cuộc sống tình duyên. Phụ nữ vốn là những người nhạy cảm. Chỉ riêng điều ấy thôi cũng đủ để họ phải chịu nhiều bất hạnh hơn đàn ông. Mềm yếu, đa sầu, đa cảm và cả đa đoan đã khiến người phụ nữ luôn rất nhạy cảm với những bất hạnh của mình dù họ sống trong xã hội nào. Trong xã hội cũ, khi người đàn ông có quyền được lấy “năm thê bảy thiếp”, thì những bất hạnh mà người phụ nữ phải ghánh chịu lại càng lớn hơn. Người phụ nữ phải sống trong cảnh “Chồng chung đâu dễ ai nhường cho ai”, họ phải chịu những nỗi niềm cay đắng xót xa. Những khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn luôn day dứt họ. Nữ sĩ Hồ Xuân Hơng - người phụ nữ đầy bản lĩnh - đã phải thốt lên đầy uất ức khi phải sống trong nỗi tủi hờn ấy: “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cho cái kiếp lấy chồng chung” Cũng cảnh lấy chồng chung, cơn ghen tuông quý tộc của Hoạn Thư đã đẩy Thuý Kiều – Thúc Sinh vào cảnh ngộ éo le: Cùng trong một tiếng tơ đồng Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm Nàng Tiểu Thanh trong Độc Tiểu thanh kí của Nguyễn Du và người cung nữ trong Cung oán ngâm cũng chịu chung nỗi đau như thế. Nhưng tấm bi kịch của họ xót xa hơn nhiều. Nàng Tiểu Thanh tài sắc vẹn toàn lại đa sầu đa cảm phải lấy lẽ người đàn ông họ Phùng, nàng bị người vợ cả của chồng hành hạ đến phải chết trong cảnh cô đơn. Còn những ngời cung nữ vốn là những trang quốc sắc thiên hương thì phải sống mỏi mòn trong cảnh cô đơn buồn tủi vì bị vua chúa bỏ quên giữa chốn thâm cung. Họ đều là nạn nhân của chế độ đa thê. May mắn hơn nàng Tiểu Thanh và người cung nữ, người chinh phụ được sống những năm tháng hạnh phúc lứa đôi mặn nồng. Nhưng bi kịch của nàng lại bắt đầu từ chiến tranh. Nàng tiễn chồng ra đi với mong muốn chồng lập công để lấy ấn phong hầu. Người chinh phụ phải chờ chồng trong cảnh cô đơn. Phong hầu đâu chưa thấy, nàng phải chờ đợi mỏi mòn trong cô độc, lặng lẽ nhìn tuổi xuân của mình trôi đi trong vô vọng. Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và sự cô đơn đã khiến người chinh phụ nhân ra rằng ấn phong hầu, công danh là phù phiếm và vô nghĩa. Trong cảnh cô đơn, người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn cũng có tâm trạng giống như người chinh phụ trong Khuê oán của ]Vương Xương Linh: “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc Hối giao phu tế mịch phong hầu” (Chợt thấy màu dương liễu đầu đường Hối hận đã để chồng đi tòng quân để tìm kiếm ấn phong hầu) Tấn bi kịch chung nhất của nàng Tiểu Thanh, người cung nữ và người chinh phụ cũng chính là bi kịch của đa số phụ nữ trong xã hội cũ. Đó là tấn bi kịch hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn. Khi người phụ nữ khônh được quyền quyết định hạnh phúc của mình thì họ không thể có được hạnh phúc, nếu có thì cũng rất mong manh. Hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ phụ thuộc vào sự may mắn mà thôi: Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày Bi kịch của nàng Tiểu Thanh là tấn bi kịch của phận lẽ mọn. Trong chế độ đa thê, ngời vợ cả có quyền hành hơn cả, nếu người chồng nhu nhược, thì quyền sinh quyền sát sẽ thuộc về bà cả hoặc một người đàn bà ghê gớm nhất trong số các bà vợ. Và những người vợ khác chỉ còn biết sống trong đắn cay tủi hờn. Nàng Tiểu Thanh tài sắc như thế nhưng đã chết yểu bởi sự hành hạ trong ghen tuông của người vợ cả. Bi kịch thảm thương của nàng đã khiến bao người phải rơi nước mắt cùng Tố Như: Chi phấn hữu thần liên tử hậu Văn chương vô mệnh luỵ phần dư Những người phụ nữ như Tiểu Thanh thường nhạy cảm, đa sầu. Chồng chung đã khổ lại còn bị hành hạ thì còn có bi kịch nào đau đớn hơn. Và kể cả khi đã chết đi, những tâm sự tủi hờn gửi gắm trong những trang thơ văn cũng bị hành hạ, bị đốt bỏ. Bi kịch của Tiểu Thanh là tấn bi kịch chung của nhiều người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ không được hởng trọn hạnh phúc lứa đôi mà còn phải sống trong cô đơn ê chề nhục nhã. Bi kịch của người cung nữ chốn thâm cung cũng vậy. Phải có tuổi trẻ, có nhan sắc họ mới được tuyển vào cung để hầu hạ nhà vua. Vào chốn thâm cung, hàng ngàn cung tần mỹ nữ chỉ có duy nhất một người để ngóng trông, đó là nhà vua. Họ phải sống trong hi vọng, trong mỏi mòn chờ đợi. Nhưng tất cả đều rất mong manh. Có những người cung nữ cả đời bị chôn vùi trong chốn thâm cung, cả cuộc đời không một lần được nhìn thấy mặt vua. Khi tóc đã ngả màu hoặc khi được về quê họ vẫn là một cô gái. Có người may mắn được một đôi lần nhà vua ngó ngàng tới thì cũng chẳng hơn gì. Sau đó lại là chuỗi ngày sống trong đau khổ, trong mỏi mòn chờ đợi, để rồi bị những nỗi khao khát hạnh phúc vò xé cõi lòng. Sống cuộc đời cung nữ, không chỉ cô đơn, tủi hờn mà họ còn phải tranh giành nhau bằng tiền, bằng thế lực và bằng thủ đoạn để có thể được gần vua. Khi bị thất sủng, trong chốn thâm cung, họ chỉ còn biết sống trong vô vọng, sống trong cô độc, buồn tủi. Thật chua xót khi người con gái trẻ tuổi tràn đầy sức sống và khát vọng ngày nào nay đã trở thành ngời phụ nữ cô độc, để rồi họ phải cất lên lời than đầy uất ức: Đêm năm canh lần nương vách quế Cái buồn này ai để giết nhau Giết nhau chẳng cái lưu cầu Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa” Bi kịch của người cung nữ đã chứng tỏ rằng chế độ cung tần là nơi thể hiện rõ nhất bản chất vô nhân đạo của chế độ phong kiến. Chế độ ấy đã cướp đi của người phụ nữ quyền được sống, được hưởng hạnh phúc của một con người bình thường. Chốn thâm cung là nấm mồ chôn sống bao người con gái tài sắc. Đó cũng là bãi chiến địa của những người đàn bà. Họ tranh giành, ghanh đua để có được một chút hạnh phúc, một chút quan tâm của người chồng chung quyền quý. Người cung nữ mỏi mòn trong cô độc vì phận cung nữ chốn thâm cung còn người chinh phụ lại mỏi mòn trông đợi ngời chồng đi chiến trận. Mong chồng mang ấn phong hầu trở về để rạng danh dòng họ nhưng sự trông đợi của họ là vô vọng. Người chinh phụ cô độc trong sự mỏi mòn. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi đã giày vò nàng. Bi kịch của nàg chính là nỗi cô đơn. Người chinh phu ra đi không hẹn ngày trở lại. Những cuộc chiến tranh phong kiến đã cướp đi của nàng hạnh phúc và tuổi trẻ. Mỗi người phụ nữ một số phận khác nhau những họ đều rơi vào bi kịch. Bi kịch chung nhất của họ là hạnh phúc lứa đôi bị dang dở. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự dang dở ấy chính là tính chất phi nhân đạo của chế độ phong kiến. Đó là chế độ năm thê bảy thiếp, là chiến tranh phi nghĩa, là mộng công hầu. Các thi nhân xưa với niềm cảm thông sâu sắc của mình đã cất lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền được hạnh phúc cho những người phụ nữ. Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi là niềm khát khao chính đáng của người phụ nữ nói riêng và của con người nói chung. And

Ngày đăng: 18/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan