1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Quả lựu - Vị thuốc đa năng ppt

5 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 154,25 KB

Nội dung

Quả lựu - Vị thuốc đa năng Quả lựu ngừa ung th ư vú Cây lựu còn có tên: thạch lựu, thừu lựu. Tên khoa học: Punica Gracinatum L. Họ lựu Punicaceae. Ở Việt Nam, cây lựu được trồng nhiều để lấy quả ăn, làm thuốc và làm cảnh. Cả cây lựu đều làm thuốc chữa bệnh. Từ xưa quả lựu được ca tụng về cả 2 phương diện dinh dưỡng và trị liệu. Thành phần hóa học: dịch quả chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza…Vỏ quả và vỏ rễ chứa nhiều tanin, granatin, hoạt chất peletierin, izopeletierin, ac.betulic, ac.usolic và iso quercetin. Nước ép lựu là nguồn kali, vitamin C và các chất chống ôxy hoá quý. Theo Đông y vỏ quả vị chua, chát, tính ấm, chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân, vỏ rễ vị đắng chát, tính ấm, sát trùng. Vỏ thân rễ dùng tẩy sán. Một số cách dùng quả lựu chữa bệnh: - Lao phổi, viêm phế quản mạn tính ở người già: quả lựu tươi chưa chín 1 quả, bóc lấy hạt ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ. - Trẻ em có tích trệ ăn không tiêu, có ký sinh trùng đường ruột dùng nước ép hạt lựu thêm đường và nước cho uống. Tuy hiệu quả kém nhưng an toàn hơn vỏ rễ lựu. - Phòng chữa cam tích ở trẻ em (thực tích, thực trệ, tiêu chảy…): lấy quả lựu muối nấu cháo cho trẻ ăn. Quả lựu muối làm như sau: hái quả lựu chín tốt nhất là những quả chín nứt vỏ, cho vào thố (vại, lọ…), rắc muối, đậy kín đem phơi nắng, mỗi ngày trở vài lần. Một thời gian vỏ lựu mềm, nước từ trong quả lựu thoát ra ngoài hoà lẫn nước muối. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi khô nước thì lấy lựu ra cất vào hũ. Cất càng lâu công hiệu càng cao. - Thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mồ hôi vào mùa hè - nấu canh cho một số hạt lựu tươi. Canh này còn phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt. - Thực tích (do ăn nhiều thịt) khó tiêu, trĩ và ra máu, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều: dùng quả lựu muối nấu với canh thịt heo ăn. - Viêm loét trong miệng: lựu tươi 1-2 quả, lấy hạt giã nát, ngâm vào nước sôi rồi lọc lấy nước để nguội ngậm nhiều lần trong ngày. - Tiêu hoá kém, đau bụng, tiêu chảy: lựu 2-3 quả bỏ vỏ lấy cùi với một bát rưỡi nước sắc lấy nửa bát rồi đổ vào một ít mật ong, uống làm 2-3 lần trong ngày. - Đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài: ruột quả lựu sấy khô, tán bột. Mỗi lần 10-12g với nước cơm. Hoặc 1 quả lựu tươi nguyên vỏ giã nát sắc với mấy hạt muối để uống. - Sâu răng: vỏ thân cây lựu hoặc vỏ quả sắc đặc ngậm nghiêng về phía răng sâu. - Khô miệng, viêm họng, loét lưỡi: bóc lấy hạt của 1-2 quả lựu tươi nhai chậm kỹ nuốt nước. - Trĩ loét chảy máu: vỏ quả lựu 50 - 100g sắc lấy nước xông rửa hậu môn. - Nước ngâm rửa khi bị đới hạ, khí hư: vỏ quả lựu 30g, phèn chua 10g sắc lấy nước ngâm rửa. - Ghẻ ngứa: vỏ quả lựu sắc để ngâm, tán bôi lên chỗ tổn thương - có thể ngâm vào rượu hoặc cồn để dùng hoặc lá lựu tươi giã nhuyễn xoa xát. Kiêng kỵ: - Lựu và bưởi chùm có tương tác với một số thuốc dùng trong điều trị tăng huyết áp (nitatin). Do đó nếu dùng phải thận trọng và cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa. - Không dùng lựu cùng củ cải . Quả lựu - Vị thuốc đa năng Quả lựu ngừa ung th ư vú Cây lựu còn có tên: thạch lựu, thừu lựu. Tên khoa học: Punica Gracinatum L. Họ lựu Punicaceae. Ở Việt Nam, cây lựu được. hiệu quả kém nhưng an toàn hơn vỏ rễ lựu. - Phòng chữa cam tích ở trẻ em (thực tích, thực trệ, tiêu chảy…): lấy quả lựu muối nấu cháo cho trẻ ăn. Quả lựu muối làm như sau: hái quả lựu chín. răng sâu. - Khô miệng, viêm họng, loét lưỡi: bóc lấy hạt của 1-2 quả lựu tươi nhai chậm kỹ nuốt nước. - Trĩ loét chảy máu: vỏ quả lựu 50 - 100g sắc lấy nước xông rửa hậu môn. - Nước ngâm

Ngày đăng: 18/06/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w