Tỏi-Vịthuốckỳdiệu Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế. Tỏi giúp phục hồi alycin, một hợp chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp, có khả năng giết 60 loại nấm độc, đồng thời làm phát triển 20 loại vi khuẩn có ích đối với phụ nữ mãn kinh. Mỗi ngày ăn 1-2 nhánh tỏi rất tốt cho sức khỏe. Tỏi hỗ trợ trị nhiều bệnh. Một số bài thuốc kinh nghiệm có sử dụng tỏi Dự phòng cảm mạo, cảm cúm: Giã tỏi vắt lấy nước cốt, pha thêm nước sôi để nguội, tỷ lệ bằng nhau. Dùng dịch tỏi này nhỏ mũi. Trị cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi, ho hen: Giã tỏi nát xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần. Chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Giã tỏi vắt lấy nước cốt trộn với dầu vừng (hoặc mật ong) nửa nọ, nửa kia, rửa mũi bằng nước muối, lau sạch, lấy bông thấm thuốc nhét vào mũi. Chữa chảy máu cam: Giã 2-3 tép tỏi đắp vào gan bàn chân, tại huyệt dũng tuyền (ở lòng bàn chân, từ ngón chân giữa kéo thẳng xuống bằng 3 ngón tay 2,3,4 khép kín, chỗ lõm giữa 2 mô cao dày của dưới ngón chân cái và ngón chân út). Nếu chảy máu cam lỗ mũi phải thì đắp gan bàn chân trái và ngược lại Nếu chảy cả 2 lỗ mũi thì đắp cả 2 gan bàn chân. Hết chảy máu thì bỏ tỏi rửa sạch bàn chân. Trị ho lâu ngày, viêm khí quản mạn: Dùng 500g tỏi bóc vỏ, cho 50g muối để muối tỏi. Sau 3 ngày lấy ra hong khô, ngâm với giấm ăn, cho một ít đường, ngâm 2-3 ngày thì ăn được. Sáng sớm và tối trước khi đi ngủ ăn 1-2 tép tỏi và uống một ít giấm tỏi. Ăn 15 ngày nghỉ 3 ngày lại ăn tiếp sẽ khỏi bệnh Chữa lỵ, đi ngoài (phúc tả ): Dùng 5 củ tỏi to bóc vỏ, củ cải 20g. Nước vừa đủ sắc uống hàng ngày. Huyệt dũng tuyền. Hỗ trợ trị bệnh tim mạch: Tỏi làm giảm độ kết dính của tiểu cầu nên tránh được các cục máu đông gây tắc mạch máu, bệnh mạch vành và xơ vữa động mạch, nhờ làm giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) và làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL) Hỗ trợ chữa tiểu đường: Tỏi làm giảm đường trong máu và làm tăng sự bài tiết insulin - nội tiết tố điều hòa lượng đường trong cơ thể Chữa viêm khớp, đau khớp: Tỏi và lá lốt đun sôi để xông. Sau đó ngâm khớp tay chân đau. Nếu đau lưng, đầu gối thì lấy khăn nhúng nước thuốc nóng để chườm. Ngày làm 2 lần sáng và tối. Chữa chứng tiểu tiện khó ở người già: Lấy 1 củ tỏi, bỏ vỏ, giã nhỏ rồi đắp vào rốn (thấy nóng quá thì bỏ ra). Chữa sưng vú: Lấy 50-100g tỏi giã nhỏ trộn với bột mì, đường đỏ, trộn đều với nước ấm đắp nơi sưng. Chống rụng tóc: Rụng tóc từng đám hay từng mảng đầu thì dùng tỏi bóc sạch vỏ nghiền nhuyễn được một chất dịch như cháo, đắp chất lỏng này lên chỗ tóc rụng, để 2 giờ, sau đó gội đầu thật sạch bằng xà phòng tắm hoặc nước gội đầu. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục trong 7-10 ngày. Nghỉ 10 ngày lại làm tiếp đợt 2 . Để làm tóc mọc tốt và đầu sạch gàu, mỗi tuần làm 1 lần, trước khi gội đầu 2 giờ, đắp tỏi nghiền nát, hoặc nước tỏi ép lên da đầu. Nếu tóc khô thì trộn nước tỏi với bất kỳ loại dầu thực vật nào, tỷ lệ bằng nhau. Còn tóc nhờn thì không cần dầu. Làm liên tục 2-3 tháng có kết quả tốt. . Tỏi - Vị thuốc kỳ diệu Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn;. mãn kinh. Mỗi ngày ăn 1-2 nhánh tỏi rất tốt cho sức khỏe. Tỏi hỗ trợ trị nhiều bệnh. Một số bài thuốc kinh nghiệm có sử dụng tỏi Dự phòng cảm mạo, cảm cúm: Giã tỏi vắt lấy nước cốt, pha. nhau. Dùng dịch tỏi này nhỏ mũi. Trị cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi, ho hen: Giã tỏi nát xoa ngực cho nóng lên. Ngày làm 2-3 lần. Chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang: Giã tỏi vắt lấy nước