QUAN LY DSVN VA PHAT TRIEN DU LICH pptx

13 271 3
QUAN LY DSVN VA PHAT TRIEN DU LICH pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Đồng hành cùng diễn trình phát triển của lịch sử nhân loại, văn hóa trở thành nền tảng định hình cho sự phát triển toàn diện của xã hội. Trải qua một thời gian nghiên cứu tìm hiểu lâu dài, văn hóa được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong nhận thức mới của nhân loại, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những gì con người sáng tạo ra tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên xã hội; một hệ thống tổng hoà các giá trị vật thể phi vật thể; là hoạt động sáng tạo cả tinh thần lẫn vật chất, chứ không bó hẹp trong hoạt động tinh thần sáng tạo như cách hiểu trước đây. Như vậy, dựa trên cơ sở hình thành văn hóa, di sản văn hóa được xem là một khái niệm rộng lớn gồm cả môi trường thiên nhiên lẫn văn hoá: Bao gồm cảnh quan, các tổng thể lịch sử, các di chỉ tự nhiên do con người xây dựng, cả tính đa dạng sinh học, các sưu tập, các tập tục truyền thống hiện hành, tri thức kinh nghiệm sống. Di sản ghi nhận thể hiện quá trình phát triển lịch sử lâu dài vốn đã tạo nên bản chất của các thực thể quốc gia, khu vực, bản địa địa phương là một bộ phận hữu cơ của đời sống hiện đại. Nó là một điểm quy chiếu sống động, một công cụ tác dụng cho phát triển trao đổi. Di sản riêng ký ức tập thể của mỗi địa vực hoặc cộng đồng là không gì thay thế được là một nền tảng quan trọng cho phát triển, hôm nay cả mai sau. Bước vào thời đại toàn cầu hoá đang gia tăng như ngày nay, việc bảo vệ, bảo tồn giới thiệu di sản tính đa dạng văn hoá của bất kỳ một nơi hoặc khu vực nào là một bài toán quan trọng nhưng đầy khó khăn, thử thách đối với mọi quốc gia. Việc quản phải bao hàm nghĩa vụ tôn trọng các giá trị của di sản, các quyền lợi hợp tình hợp của cộng đồng với tư cách là chủ thể sáng tạo lưu truyền những giá trị văn hóa, phải tôn trọng cảnh quan những văn hoá đã sản sinh ra di sản đó. Việc quản vật chất tốt, hợp lý, việc 1 tiếp cận di sản về mặt trí tuệ hoặc về cảm xúc việc phát triển văn hoá trở thành mục tiêu cho sự phát triển của ngành du lịch. Du lịch trở thành cơ sở để nâng cao đẩy mạnh mối quan hệ quốc tế hợp tác giao lưu văn hóa. Nếu như thiên nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người thì văn hoá là cái nôi thứ hai, trong đó toàn bộ đời sống tinh thần của con người được tạo ra, nuôi dưỡng phát triển. Bao nhiêu khát vọng được hình thành, trong đó có khát vọng được đi tìm cái mới, cái khác trong đời sống thường nhật của mình. Mỗi dân tộc đều có sự khác nhau trong cách sinh hoạt văn hóa. Cùng một dân tộc, nhưng ở các vùng, miền khác nhau thì tính chất, kết cấu, mô thức văn hoá cũng đã khác nhau. Chính sự khác nhau đó là sự hấp dẫn du lịch, tạo ra các loại hình du lịch. Đặt trong mối tương quan tác động giữa văn hóa du lịch có thể thấy mối liên hệ mật thiết giữa quá trình quản di sản văn hóa phát triển du lịch trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của xã hội hiện đại. Để đạt được những hiệu quả trong quá trình quản di sản văn hóa phát triển du lịch, đòi hỏi phải có sự tuân thủ vận dụng hợp các nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản di sản văn hóa đồng thời phát triển du lịch. Nguyên tắc quản di sản văn hóa phát triển du lịch là chuẩn mực mang tính thống nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần đưa văn hóa Việt Nam đến với Thế Giới bằng sự liên kết tri thức. 2 NỘI DUNG Xuất phát từ yêu cầu tình hình thực tế, công tác quản di sản văn hóa với phát triển du lịch việt nam phải đảm bảo 7 nguyên tắc cơ bản sau đây: Nguyên tắc 1: Quản có trọng tâm, trọng điểm Bằng lịch sử phát triển rực rỡ của mình, ông cha ta để lại cho chúng ta một tài sản văn hóa vô cùng to lớn về cả số lượng chủng loại. Trong kho tàng di sản văn hóa ấy có cả yếu tố tích cực yếu tố tiêu cực, quy mô tính chất khác nhau. Về mặt nội dung bất kì một sản phẩm du lịch nào cũng là một sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản phẩm văn hóa nào cũng trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch. Điều này có nghĩa rằng, mỗi một sản phẩm du lịch của một địa phương đều phải được xây dựng trên nền tảng các yếu tố văn hóa bản địa nhưng phải đáp ứng phù hợp với nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau. Trong khi đó, không phải tất cả các sản phẩm văn hóa của địa phương đều có thể đem ra phục vụ du khách. Muốn trở thành sản phẩm du lịch, sản phẩm văn hóa đó phải đáp ứng được các tiêu chí nhất định về không gian, thời gian, về định tính, định lượng… phải cân đối về giữa giá trị giá cả….trong rất nhiều di sản văn hóa trên một địa bàn, chỉ có thể đưa một số di sản đáp ứng được những tiêu chí nhất định vào khai thác, phục vụ du lịch. Do vậy, người làm công tác quản phải bám sát thực tế của từng địa phương, nghiên cứu cụ thể để có phương án quản các di sản có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng quản tràn lan gây lãng phí, không hiệu quả. Nghiên cứu tổng thể để tìm ta những di sản văn hóa nào có thể đưa vào khai thác đề phát triển du lịch, từ đó có chính sách biện pháp quản phù hợp. Việc quản có trọng tâm, trọng điểm phải đồng bộ tức là phải đặt trong một kế hoạch tổng thể thống nhất từ trung ương đến các địa phương, 3 tránh tình trạng “ mạnh ai nấy làm” sẽ phá vỡ tính hệ thống. Phải xây dựng kế hoạch tổng thể khai thác di sản để phát triển du lịch trong phạm vi quốc gia các địa phương - vùng miền. Không phải di sản văn hóa nào cũng đưa vào khai thác để phát triển du lịch. Tránh tình trạng người người làm du lịch, nơi nơi làm du lịch, chỉ có những di sản văn hóa đáp ứng các yêu cầu cần đủ mới đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Khi đưa vào khai thác phải có đầy đủ phương án quản đồng bộ. Trong phương án tổng thể đó phải dự liệu các phương án cụ thể để quản cái đã có quản cái đã có. Tức là quản có chiều sâu, quản có kế hoạch, quản trong tiên liệu. Muốn vậy phải xã hội hóa công tác quản di sản văn hóa bằng việc trao quyền cho cơ quan chuyên trách, trao quyền cho những người có chuyên môn nghiệp vụ đủ thẩm quyền. đó là sự cần thiết phải chuyên môn hóa, chuyên trách hóa công tác quản lý. Nguyên tắc 2: Không phá vỡ không gian, không làm biến đổi cảnh quan thiên tạo, nhân tạo vốn có. Quản di sản văn hóa để hoạt động du lịch không phá vỡ cảnh quan không gian nơi có các di sản văn hóa vật thể hay di sản văn hóa phi vật thể đã đang tồn tại. Phải giữ nguyên tắc là khai thác tối đa các giá trị của kho tàng di sản văn hóa nhưng vẫn giữ được tính nguyên trạng của di sản ở chính nơi nó đã đang tồn tại. Muốn vậy, công tác quản phải có cái nhìn lịch đại đồng đại đối với từng di sản văn hóa riêng biệt. Khi tiến hành khai thác giá trị của di sản văn hóa để phát triển du lich, tất yếu sẽ phải dẫn đến các công trình bổ trợ để tiến hành các hoạt động dịch vụ để phục vụ du khách. Tất cả các dịch vụ bổ trợ đó phải được bố trí hợp lý, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên vốn có, cảnh quan văn hóa đương đại đã hình thành trong lịch sử. Sự bổ sung những công trình phụ trợ chỉ tạo nên sự hài hòa, tô điểm thêm cho những công trình đã có đồng thời có tác dụng thúc đẩy 4 những tiềm năng sẵn có mà các di sản vốn mang trong mình để tạo nên sự phát triển. Nguyên tắc 3: Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên môi trường sinh thái nhân văn. Khi tiến hành hoạt động du lịch phải luôn đặt mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn lên trên trong suốt quá trình khai thác các giá trị của kho tàng di sản văn hóa Viêt Nam. Đây chính là một nội dung đặc biệt quan trọng, không thể thiếu, không thể bỏ qua trong quá trình khai thác kho tàng di sản văn hóa Việt Nam để phát triển du lịch. Quản để các hoạt động du lịch không gây nên ô nhiễm môi trường do lượng rác thải tăng lên nhanh chóng cả về số lượng chủng loại do sự tiêu dùng tăng nhanh của du khách. Xây dựng các cơ sở dịch vụ phải đi kèm với xây dựng các điều kiện để xử rác thải, tránh ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Quản lỷ để hoạt động du lịch không làm ô nhiễm môi trường văn hóa. Không tạo ra sự xung đột văn hóa giữa các văn hóa bản địa sự khác biệt về văn hóa đem đến từ một bộ phận du khách. Tuy nhiên, sự giao thoa văn hóa tất yếu sẽ làm biến đổi những nét văn hóa mang truyền thống bản địa. công việc quản phải tạo cơ hội cho văn hóa bản địa khẳng định thể hiện mình đông thời tự điểu chỉnh, khắc phục những nhược điểm tồn tại nếu có, những bất cập nảy sinh trong quá trình giao lưu hội nhập giữa các thành phần cư dân, các đối tượng du khách đến từ các nơi khác nhau trong ngoài nước Nguyên tắc 4: Tôn trọng đặt lợi ích cộng đồng lên trước hết, trên hết xuyên suốt. Nguyên tắc của quá trình quản di sản văn hóa với phát triển du lịch ở nơi có các di sản là phải đặt lợi ích của cộng đồng cư dân bản địa – chủ 5 nhân của di sản lên trên hết trước hết. Tạo điều kiện cho cộng đông cư dân sở tại có thể tham gia vào các nội dung khác nhau trong quá trình quản khai thác di sản trên quê hương mình. Đây là một trong những nguyên tắc trở thành điều kiện tiên quyết xuyên suốt trong quá trình khai thác giá trị kho tàng di sản văn hóa để phát triển du lịch. Rõ ràng rành mạch hợp trong việc phân chia lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch giữa các cá nhân, tổ chức hay nhóm dân cư có liên quan. Có sự thỏa thuận chia sẻ lợi ích một cách hợp nhất. Bình đẳng về lợi ích vật chất cũng như tinh thần với mọi cá nhân tổ chức tham gia khai thác di sản văn hóa. Tuy nhiên, cần có những ưu tiên phù hợp đối với các tầng lớp cư dân bản địa bởi vì chính họ là chủ nhân của di sản, chính họ là tiền đề giữ vai trò quyết định đến việc tổ chức, khai thác giá trị của kho tàng di sản trong giai đoạn hiện nay. Nguyên tắc 5: Khai thác phải luôn đi đôi với công tác bảo tồn Xét về hình thức, kho tàng di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng về cơ bản là tĩnh trong khi hoạt động du lịch về cơ bản là động ; như vậy, thực chất của kinh doanh du lịch là “khai thác cái tĩnh để phục vụ cái động”. điều đó đặt ra cho công tác quản di sản văn hóa với phát triển du lịch là khai thác phải gắn bó chặt chẽ với bảo tồn, không thể tách rời. công việc bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình khai thác để kinh doanh du lịch phải đi theo các xu hướng: bảo tồn nguyên trạng , bảo tồn phát triển cách tân văn hóa nhằm mục tiêu giữ gìn một cách tốt nhất sự tồn tại khách quan của hệ thống di sản văn hóa Việt Nam trong đời sống xã hội, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả giá trị của kho tàng di sản văn hóa. Xưa nay chúng ta thường đề cập đến vấn đề bảo tồn để phát triển, điều đó là hoàn toàn đúng song trong giai đoạn hiện nay chúng ta cũng cần thiết phải đặt vấn đề ngược lại phát triển để bảo tồn. Đó là hai mặt của một vấn đề, không tách rời, không tác động tương hỗ lẫn nhau. 6 Khai thác bảo tồn hợp lý, hài hòa để bảo đảm sự phát triển trong suốt quá trình khai thác hệ thống giá trị của các di sản văn hóa vật thể si sản văn hóa phi vật thể nhằm phục vụ du lịch. Tôn trọng tạo điều kiện thuận lợi nhất để có sự tham gia của cộng đồng cư dân sở tại trong quá trình quản bảo tồn khai thác giá trị các di sản để phát triển du lịch. Nguyên tắc 6: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhiều mặt của du khách - cư dân bản địa - hãng lữ hành. Một trong những nguyên tắc của công tác quản di sản văn hóa với phát triển du lịch là phải đảm bảo lợi ích một cách hài hòa, hợp lý, ngày càng nâng cao về lợi ích của du khách, cộng đồng cư dân bản địa các hãng lữ hành. Chỉ có bình đẳng trong các cơ hội hành động cũng như hưởng thụ lợi ích mới là môi trường thuận lợi nhất để giúp cho các mối quan hệ bền chặt. Khi khai thác giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch: sự cân bằng, hài hòa về lợi ích giúp cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển. Khi đó, kho tàng di sản có những cơ sở tài chính, trở thành một trong những động lực cho các di sản văn hóa tồn tại phát triển không ngừng. Muốn vậy, công tác quản di sản phải tạo dựng kiểm soát những quy chế thích hợp ở mỗi địa phương mà không tạo ra những rào cản kìm hãm sự phát triển du lịch của địa phương đó. Nguyên tắc 7: Xuất phát từ thực tế, bám sát thực tế Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất, bao trùm lên toàn bộ mọi mặt hoạt động của công tác quản di sản văn hóa với phát triển du lịch. Thực tế luôn biến đổi phát triển không ngừng, phù hợp với tình hình thực tế. Trong quản di sản, việc bám sát thực tế vận động phát triển chính là những động thái tích cực đem sức sống cho di sản, “thổi hồn vào di sản” chứ không tách rời di sản khỏi cuộc sống vốn có của nó. Nói một cách hình tượng: để cho di sản được sống đời sống hữu cơ chứ không chỉ sống cuộc sống vô cơ. 7 Nguyên tắc bám sát thực tế, xuất phát từ thực tế, nhưng luôn phải vượt lên trên, mở đường, định hướng cho thực tế phát triển đúng hướng chứ không chạy theo sự biến đổi của thực tế một cách thụ động. Có thể khẳng định rằng: “Công tác quản di sản với phát triển du lịch là một nghệ thuật: nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp sức mạnh” Liên hệ với công tác quản di sản văn hóa sự phát triển của hoạt động du lịch tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung độ của cả nước, trên trục giao thông chính Bắc Nam, tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, là địa bàn phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cả nước. Thừa Thiên Huế đang bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa mang đậm đặc trưng của vùng văn hóa phương Đông. Đây chính là nguồn lực tiềm năng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. * Tiềm năng thế mạnh của vùng di sản văn hóa Thừa Thiên Huế đang gìn giữ kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc trong dòng chảy văn hóa Việt Nam. Với gần 1000 di tích bao gồm di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo, di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới (năm 1993). Thừa Thiên Huế còn là nơi tập trung những di sản văn hóa phi vật thể phong phú đa dạng, được bảo tồn, khai thác phát huy. Từ những loại hình nghệ thuật diễn xướng cung đình bác học, nghệ thuật trang trí đến những phong tục tập quán mang đậm những nét riêng của từng vùng đất. Trong đó, Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể truyền khẩu của nhân loại (năm 2003) đang được tích cực gìn giữ phát huy giá trị. Các loại hình múa hát cung đình, lễ nhạc cung đình, tuồng Huế, ca 8 Huế, ca kịch Huế các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ đã đang tiếp tục được đầu tư sưu tầm, khôi phục, phát huy phát triển. Thừa Thiên Huế có hơn 500 lễ hội bao gồm lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại cùng với truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi vùng miền. Hiện nay, có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống hiện đại đã được các địa phương khôi phục phát huy, bao gồm lễ hội cung đình Huế (lễ tế Đàn Nam Giao, lễ hội thao diễn thủy binh thời chúa Nguyễn ), các lễ hội văn hóa tín ngưỡng tôn giáo (lễ hội Điện Huệ Nam, lễ hội Quán Thế Âm, lễ Phật Đản ), lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, thành hoàng, lễ tưởng niệm các vị tổ sư làng nghề (lễ hội Cầu ngư, Vật võ Làng Sình, vật võ Làng Thủ Lễ, Đu tiên Phong Điền, lễ hội Làng Chuồn, lễ hội đua ghe ) nhiều lễ hội khác như lễ hội Đền Huyền Trân, Ngày hội Văn hóa, Thể thao, Du lịch đồng bào các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế, Lăng Cô huyền thoại biển, Festival Thuận An Biển gọi, Ấn tượng Bạch Mã Đặc biệt, Festival Huế được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn, Festival Nghề truyền thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm lẻ đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc, tạo nên nét độc đáo cho vùng đất. Nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục phát huy, tạo sự hấp dẫn khách du lịch như các làng điêu khắc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, tranh dân gian Làng Sình, tranh thêu cố đô, đan lát Bao La, gót Dã Lê, đúc đồng Phường Đúc, dệt Zèng A Lưới. Phát huy lợi thế di sản văn hóa Huế - nguồn tài nguyên quý giá, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với những tiềm năng khác của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển khá toàn diện bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước, thực hiện sự liên kết phát triển với các tuyến du lịch của hành lang Đông - Tây các điểm du lịch 9 Phong Nha - Cố đô Huế - Hội An - Mỹ Sơn, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”. * Khai thác hợp nguồn tài nguyên văn hóa phát triển du lịch, dịch vụ Với lợi thế về tài nguyên di sản lễ hội, Thừa Thiên Huế đã khai thác phát huy lợi thế đó, đưa du lịch trở thành một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh của cả khu vực miền Trung. Năm 1990, dịch vụ du lịch chỉ chiếm 25-35%, đến nay đã vươn lên chiếm tới hơn 43% trong tổng thu nhập kinh tế của tỉnh. Ngành du lịch từ chỗ chỉ có 30 khách sạn với 150 phòng, nay đã tăng lên gần 160 khách sạn với 6000 phòng, trong đó có 36 khách sạn được công nhận là khách sạn 1- 5 sao. Những doanh nghiệp du lịch tiêu biểu như làng Hành hương, Sài Gòn Morin, Hoàng Cung, Celadon Palace, Century, Hương Giang, Park View, Festival Huế, La Résidence, Xanh Huế, Queen Huế các khu du lịch Lăng Cô, Làng Xanh, Mỹ An, Thanh Tân Doanh thu từ dịch vụ du lịch ngày càng tăng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân 30-35% năm, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế đạt từ 300.000 lượt mỗi năm, đến nay đã tăng lên từ 1,5 đến 2 triệu lượt khách mỗi năm. Du lịch văn hóa, lễ hội ngày càng được khai thác phát huy có hiệu quả, đây là tâm điểm thu hút một số lượng lớn khách tham quan du lịch. Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch vụ du lịch nên Thừa Thiên Huế cũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư du lịch trên 1 tỷ USD. Không chỉ là vùng đất mang đậm nét văn hóa đặc sắc của phương Đông, Thừa Thiên Huế còn là một vùng đất có nhiều nguồn lực tiềm năng thu hút đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đô thị Huế đang từng bước khẳng định là Thành phố du lịch, Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. * Thực hiện các nguyên tắc trong công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển 10 [...]... Thừa Thiên Huế 11 Mở rộng phạm vi tham quan nhằm đưa khách đến với các hoạt động văn hóa, lễ hội, di chỉ khảo cổ, làng nghề truyền thống; tham quan hệ sinh thái biển, đầm phá; du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trên biển, thể thao dưới nước, du lịch mạo hiểm Từng bước xây dựng các điểm du lịch gắn với giá trị cảnh quan độc đáo, phát huy có hiệu quả loại hình du lịch tâm linh; hình thành mới các loại... đối nghịch, làm phá vỡ cảnh quan của thành phố lịch sử Nghiên cứu xây dựng quy tắc quản về du lịch nhằm đề ra những biện pháp, giải pháp hữu hiệu để quản chặt chẽ việc phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng Tăng cường các biện pháp, lập lại trật tự tại các điểm tham quan du lịch, khắc phục tình trạng chèo kéo, ăn xin Quy hoạch các loại hình dịch vụ đảm bảo trật tự mỹ quan, tăng các loại hình dịch... hóa, về quan hệ tác động giữa di sản văn hóa với phát triển du lịch; di sản lễ hội; các biện pháp chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch Văn hóa vốn là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của xã hội, vấn đề quản bảo tồn kho tàng di sản văn hóa là việc hết sức cần thiết trong quá trình duy trì tính bền vững của hệ văn hóa truyền thống Xuất phát từ thực tế hoạt động du lịch... động du lịch hình thành phát triển nhanh chóng Các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam với nền văn hóa huyền bí, đầy màu sắc là điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch phương Tây Những di tích lịch sử, công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội…là những di sản văn hóa đóng vai trò là nền tảng trong quá trình đẩy mạnh sự phát triển của du lịch Để hoạt động du lịch... trị văn hóa, ngành Văn hóa, Thể thao Du lịch đã đang tập trung đẩy mạnh công tác tu bổ hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan môi trường, chú trọng công tác nghiên cứu khoa học nhằm phát huy tốt các giá trị của hệ thống di tích trên địa bàn, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân thu hút khách đến tham quan du lịch Quá trình quản di sản văn hóa... kinh tế - xã hội ở Thừa Thiên 12 Huế Với những nguồn lực đầy tiềm năng, di sản văn hóa Huế đã góp phần tạo ra động lực mới củng cố vị thế Trung tâm văn hóa - du lịch theo đúng những nguyên tắc quản di sản văn hóa và phát triển du lịch KẾT LUẬN Du lịch kể từ khi hình thành đã được coi là “sự mở rộng không gian văn hóa của con người” (Nguyễn Khắc Viện) Con người ở những nền văn hóa khác nhau có nhu... bảo vệ giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái, không gây ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, nước thải Xây dựng cơ chế nhằm điều tiết, hạn chế số dân trong các khu vực khoanh vùng bảo vệ khu vực I, II của di tích, đồng thời tuyên truyền làm cho người dân ý thức tham gia vào công tác bảo vệ di sản, các loại hình hoạt động nhằm phát triển du lịch, dịch vụ Tăng cường quản chặt chẽ về cảnh quan, môi trường,... có hiệu quả loại hình du lịch tâm linh; hình thành mới các loại hình dịch vụ, hình thành các điểm vui chơi giải trí; các điểm du lịch sinh thái bên cạnh việc bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên môi trường sinh thái nhân văn, tránh làm phá vỡ không gian, làm biến đổi cảnh quan thiên tạo, nhân tạo vốn có Tăng cường các hoạt động hợp tác phát triển về văn hóa, giáo dục, đào tạo, tăng cường hoạt động... trên những nguyên tắc cơ bản trong quá tình quản di sản văn hóa và phát triển du lịch, văn hóa Việt Nam có những tiền đề vững chắc trong quá trình hội nhập, tiếp thu những giá trị văn hóa mới bằng chính khả năng cá tính dân tộc Người Việt Nam tự hào với truyền thống văn hóa của đất nước, thông qua hoạt động văn hóa du lịch nhằm vinh danh đất nước, dân tộc Việt, đưa tên tuổi Việt Nam đến với Thế . dẫn du lịch, tạo ra các loại hình du lịch. Đặt trong mối tương quan tác động giữa văn hóa và du lịch có thể thấy mối liên hệ mật thiết giữa quá trình quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch. thống; tham quan hệ sinh thái biển, đầm phá; du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng trên biển, thể thao dưới nước, du lịch mạo hiểm Từng bước xây dựng các điểm du lịch gắn với giá trị cảnh quan độc. triển du lich, tất yếu sẽ phải dẫn đến các công trình bổ trợ để tiến hành các hoạt động dịch vụ để phục vụ du khách. Tất cả các dịch vụ bổ trợ đó phải được bố trí hợp lý, không phá vỡ cảnh quan

Ngày đăng: 18/06/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan