KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ VÀ CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
Khái quát về chế độ trợ cấp hưu trí trong BHXH
1.1.1 Cơ sở hình thành và vai trò của chế độ trợ cấp hưu trí trong BHXH
Cơ sở hình thành chế độ trợ cấp hưu trí trong BHXH
Theo chu kì của cuộc sống, mỗi người đều phải trải qua giai đoạn già yếu, không còn khả năng lao động, nhưng vẫn có những nhu cầu về cuộc sống Vì thế, khi về già họ cũng cần có những khoản tiền để đáp ứng những nhu cầu đó Khoản tiền ấy có thể là từ gia đình con, cháu hoặc cũng có thể là từ xã hội Nhưng ai cũng đều muốn tự lo cho bản thân Chính vì vậy, lương hưu là nguồn thu nhập khả quan nhất Vậy làm sao để có lương hưu?
Chính vì lí do trên, trong lịch sử của BHXH ở các nước, chế độ hưu trí là một trong những chế độ được hình thành sớm nhất Trong công ước số 102 tháng 6 năm 1952 của Tổ chức lao động Quốc tế về quy phạm tối thiểu của An sinh xã hội có khuyến nghị các nước thành viên phải thực hiện trợ cấp hưu trí (trợ cấp tuổi già) bắt buộc Điển hình như ở Đức và Pháp, khi hệ thống BHXH mới được hình thành vào cuối thế kỉ XIX, một trong hai chế độ BHXH bắt buộc được thực hiện là trợ cấp hưu trí (bảo hiểm tuổi già) Điều này chứng tỏ, chế độ trợ cấp hưu trí được ILO và Chính phủ các nước rất quan tâm và chú trọng.
Chế độ trợ cấp hưu trí được hình thành dựa trên những cơ sở chủ yếu sau:
Cơ sở sinh học tồn tại ngay trong bản thân NLĐ tham gia BHXH Nó liên quan đến độ tuổi, giới tính, nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống…nên được coi là cơ sở khách quan nhất, quan trọng nhất. Điều kiện về độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí ở các nước thường khác nhau vì tuổi già sinh học ở mỗi nước thường không giống nhau, và có sự khác biệt đáng kể Theo góc độ quản lí dân số và nguồn lao động, nhóm dân số già bao gồm những người trên độ tuổi 61 Tuổi già sinh học chịu sự chi phối chủ yếu của quá trình diễn biến tâm lí trong cơ thể con người: quá trình đồng hóa, dị hóa và trao đổi chất giảm dần làm suy giảm khả năng lao động của con người Bên cạnh đó, tuổi già sinh học còn chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường sống Vì vậy, tuổi già sinh học là cơ sở chủ yếu để xác định độ tuổi nghỉ hưu cho chế độ trợ cấp hưu trí.
Bên cạnh tuổi già sinh học, tuổi thọ bình quân cũng là một chỉ tiêu quan trọng để làm căn cứ xác định độ tuổi nghỉ hưu trong chế độ trợ cấp hưu trí Tuổi thọ này cũng khác nhau giữa các nước, ở các thời kì Nó làm căn cứ để xác định tuổi thọ bình quân trong tương lai của dân cư, từ đó có thể xác định thời gian đóng phí BHXH của NLĐ, xác định được thời gian hưởng trợ cấp hưu trí sau khi nghỉ hưu Ngoài ra, giới tính cũng là một cơ sở quan trọng tác động đến chế độ trợ cấp hưu trí Do đặc điểm lao động nữ thực hiện việc sinh để và nuôi con làm cho sức khỏe bị suy giảm đáng kể, nên tuổi nghỉ hưu của nữ giới được định thấp hơn so với nam giới, và các nước thường quy định độ chênh lệch này là 5 năm.
Trong điều kiện lao động, con người chịu ảnh hưởng của các yếu tố, điều kiện lao động khác nhau Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ của NLĐ Vì vậy đây là một chỉ tiêu quan trọng để thiết lập chế độ trợ cấp hưu trí Điều kiện và môi trường lao động có sự khác nhau giữa các ngành nghề, vùng miền cũng như tính chất công việc Nếu điều kiện lao động phù hợp với NLĐ về tâm sinh lý, yêu cầu sức khỏe sẽ ảnh hưởng tốt đến NLĐ, làm cho họ thoải mái hơn, tuổi thọ của NLĐ cũng tăng lên.
Ngược lại, khi làm việc trong điều kiện áp lưc, môi trường xấu, sẽ rút ngắn tuổi nghề, tuổi đời của NLĐ Do đó, ở mỗi điều kiện và môi trường khác nhau, sẽ có những quy định về tuổi nghỉ hưu khác nhau Ví dụ như NLĐ làm những công việc nặng nhọc, độc hại thì độ tuổi nghỉ hưu của họ có thể thấp hơn 5 năm so với lao động làm trong điều kiện lao động bình thường.
- Cơ sở kinh tế - xã hội:
Cơ sở kinh tế - xã hội có vai trò rất lớn đến việc xây dựng chế độ trợ cấp hưu trí cũng như các chế độ BHXH khác Cơ sở này thể hiện ở: trình độ dân trí, nhận thức xã hội của NLĐ và NSDLĐ, tiềm lực kinh tế của đất nước, khả năng tổ chức và quản lý xã hội của mỗi nước… Các yếu tố này không những quyết định đến khả năng thực hiện chế độ trợ cấp hưu trí mà còn ảnh hưởng đến nội dung của chế độ này cho phù hợp với khả năng chung của nền kinh tế quốc dân Ví dụ, tăng trưởng kinh tế làm tăng ngân sách nhà nước, nhà nước có điều kiện đảm bảo phúc lợi xã hội, nâng cao mức sống dân cư Thu nhập của NLĐ tăng cao do đó phần trích dẫn đóng góp cho quỹ BHXH được nhiều hơn, quỹ BHXH tăng lên, nhờ đó nâng cao được mức hưởng trợ cấp hưu trí và quỹ cũng tăng khả năng thanh toán Điều này dẫn tới việc xác định lại độ tuổi nghỉ hưu tăng hay giảm cho phù hợp Thông thường ở các nước phát triển, với tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn nhân lực đủ, họ có thể hạ độ tuổi nghỉ hưu xuống.
- Luật pháp và thể chế chính trị:
Cũng như các chế độ BHXH khác, chế độ trợ cấp hưu trí phải được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật về BHXH Chẳng hạn ở nước ta, các chế độ BHXH được quy định cụ thể trong Luật BHXH năm 2006 Các văn bản này phải nằm trong mối quan hệ với các bộ luật khác có liên quan của từng nước để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về độ tuổi lao động, tuổi nghỉ hưu, thang bảng lương, mức đóng BHXH…
Vai trò của chế độ trợ cấp hưu trí trong BHXH
Chế độ trợ cấp hưu trí là chế độ chủ đạo, quan trọng nhất của hệ thống các chế độ BHXH nói chung ở tất cả các quốc gia Nó thể hiện rõ tính phúc lợi xã hội, thực trạng an ninh xã hội, trình độ văn minh và tiềm lực kinh tế mỗi nước Phần đóng góp và phần hưởng của chế độ này thường chiếm tỷ trọng lớn nhất chung của cả hệ thống BHXH
Vai trò của chế độ trợ cấp hưu trí trong BHXH thể hiện ở các nội dung sau:
- Đối với NLĐ: chế độ trợ cấp hưu trí đảm bảo thực hiện quyền lợi chính đáng của NLĐ sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ lao động đối với xã hội Tiền lương hưu là kết quả tích lũy trong suốt quá trình làm việc thông qua đóng góp vào quỹ BHXH Đó là khoản thu nhập chủ yếu trong quãng đời còn lại của NLĐ về hưu, từ đó giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Chế độ trợ cấp hưu trí tạo niềm tin tương lai cho NLĐ, thúc đẩy họ gắn bó với công việc, yên tâm tích cực lao động tăng thêm thu nhập, từ đó có điều kiện tăng mức đóng BHXH để khi về hưu họ nhận được tiền lương hưu cao hơn.
- Đối với xã hội: Chế độ trợ cấp hưu trí thể hiện trách nhiệm vủa Nhà nước, của xã hội đối với những người đã có quá trình lao động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước khi họ đã hết tuổi lao động Chế độ trợ cấp hưu trí thế hiện tinh thần nhân văn sâu sắc của mỗi dân tộc, mỗi chế độ chính trị Từ đó NLĐ nói riêng và người dân nói chung vững tin vào hệ thống chính trị góp phần đảm bảo An sinh xã hội.
Ngoài ra, từ việc hình thành chế độ trợ cấp hưu trí, chế độ dài hạn, vô hình đã tạo nên quỹ tiền tệ tập trung chưa dùng đến Do đó, có thể sử dụng quỹ này để sử dụng vào việc đầu tư sinh lời tăng thêm nguồn thu cho quỹ BHXH, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Kết cấu của chế độ trợ cấp hưu trí
Theo công ước 102 của ILO, chế độ trợ cấp hưu trí gồm có 2 nhóm chính là chế độ trợ cấp hưu trí bắt buộc và chế độ trợ cấp hưu trí tự nguyện
Mỗi chế độ BHXH đều được cụ thể hóa bằng những điều, những mục vừa cụ thể, vừa mang tính định hướng để các nước vận dụng Nếu nhìn nhận một cách tổng quát, chế độ trợ cấp hưu trí cũng như các chế độ khác đều được kết cấu bởi các nội dung sau:
- Mục đích thực hiện chế độ;
- Đối tượng được bảo hiểm;
- Điều kiện hưởng trợ cấp;
- Mức trợ cấp và thời gian trợ cấp BHXH;
- Nguồn quỹ chi trả chế độ.
Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí
1.2.1 Cơ sở và nguyên tắc chi trả chế độ trợ cấp hưu trí
Cơ sở chi trả chế độ trợ cấp hưu trí Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện của các nước thì việc thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí lại khác nhau, tùy thuộc vào mô hình hệ thống BHXH mà mỗi nước áp dụng Ví dụ như, nước Đức có hệ thống các chế độ BHXH là gồm nhiều hệ thống riêng biệt tạo nên, do vậy việc thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí chỉ do hệ thống bảo hiểm hưu trí quản lý Trong khi đó, ở ViệtNam, hệ thống BHXH là hệ thống thống nhất, việc quản lý chi trả được quản lý thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp TW đến cấp huyện.
Bên cạnh đó, dựa trên văn bản Luật BHXH của các nước sẽ quy định các cơ sở khác nhau liên quan đến việc thực hiện chi trả chế độ trợ cấp hưu trí Như các quy định về độ tuổi nghỉ hưu sẽ liên quan đến thời gian tham gia đóng BHXH của NLĐ, mức hưởng lương hưu sẽ liên quan đến mức lương hưu của NLĐ… Đặc biệt, quan trọng nhất là việc các nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể liên quan đến việc tổ chức, quản lý công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí Dựa trên cơ sở văn bản này, mỗi nước sẽ có quy trình chi trả riêng tùy theo mô hình hệ thống BHXH, nguyên tắc chi trả riêng, nguồn kinh phí khác nhau và các phương thức quản lý người hưởng khác nhau… Từ đó sẽ đảm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí
Nguyên tắc chi trả chế độ trợ cấp hưu trí
Trong việc chi trả bất kì chế độ nào của thuộc hệ thống BHXH, ở mỗi quốc gia nói chung đều tuân thủ một số nguyên tắc phổ biến sau:
1 Đúng chính sách hiện hành, đúng người được hưởng.
2 Bảo đảm chi trả kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
3 Thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện.
4 Đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả.
5 Công tác chi trả cần được quản lý thống nhất, công khai, minh bạch.
1.2.2 Phương thức và quy trình chi trả chế độ trợ cấp hưu trí
Cũng như các chế độ khác trong hệ thống BHXH, trên thế giới hiện nay có 2 phương thức chi trả chế độ trợ cấp hưu trí là chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp
- Phương thức chi trả trực tiếp Đây là phương thức chi trả đầu tiên trong việc chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH nói chung và chế độ trợ cấp hưu trí nói riêng Hiện nay, ở các nước phát triển phương thức này không được sử dụng nhiều như phương thức chi trả gián tiếp Còn các nước đang phát triển cũng đang dần theo xu thế này.
Phương thức chi trả trực tiếp là phương thức chi trả do chính các cơ quan BHXH trực tiếp chi trả cho những đối tượng hưởng, không qua tổ chức trung gian. Công việc do chính những cán bộ, nhân viên của ngành BHXH thực hiện Phương thức này đòi hỏi cán bộ chi trả phải chuẩn bị kĩ lưỡng mọi công việc có liên quan đến việc chi trả, từ khâu nhận danh sách đối tượng hưởng, đến khâu lên kế hoạch thông báo về thời gian, chuẩn bị tiền và quyết toán sau khi chi trả. Ưu điểm của phương thức này là thiết lập được mối liên hệ trực tiếp giữa cơ quan BHXH với các đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí, từ đó mà biết được tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng đối tượng Đồng thời, việc thực hiện công tác thanh quyết toán cũng được thực hiện tốt theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý. Tuy nhiên, việc thực hiện phương thức chi trả này, cũng có những nhược điểm. Đó là việc đòi hỏi số lương cán bộ BHXH nhiều Với những nơi có điều kiện giao thông còn khó khăn thì việc thực hiện chi trả theo phương thức này là rất khó khăn và chi phí cao Đặc biệt, theo phương thức chi trả này, thì nguyên tắc đảm bảo an toàn tiền mặt là rất khó thực hiện vì phải chu chuyển một lượng tiền mặt lớn. Không những vậy, theo phương thức này, còn gây khó khăn cho chính những đối tượng hưởng trong việc đến nhận tiền
- Phương thức chi trả gián tiếp Đây là phương thức mà được các cơ quan BHXH các nước sử dụng phổ biến hiện nay hơn cả
Theo phương thức này, việc chi trả chế độ trợ cấp hưu trí của cơ quan BHXH đến người hưởng phải qua một bên thứ 3 Bên thứ 3 đó có thể là các đại lý chi trả,qua hệ thống tài khoản ATM, hoặc là qua hệ thống bưu điện.
+ Chi trả gián tiếp cho người hưởng qua các đại lý chi trả:
Theo phương thức này, cơ quan BHXH ký kết hợp đồng với một số cá nhân làm đại lí chi trả, trên địa bàn xã, phường, thị trấn Các đại lý này thường được cơ quan các chính quyền địa phương giới thiệu. Ưu điểm của phương thức này là công tác chi trả được tiến hành nhanh chóng hơn so với phương thức chi trả trực tiếp Phương thức này không chỉ tận dụng được lao động tại chỗ mà còn dễ nhận được sự trợ giúp của chính quyền địa phương trong công tác chi trả, nhờ đó mà tiết kiệm được biên chế cho cơ quan BHXH.
Nhược điểm của phương thức này là việc các đại lý chi trả không có nhiều kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, chưa có khả năng giải thích hướng dẫn cho các đối tượng về các thắc mắc liên quan đế chế độ BHXH, đặc biệt là khi có sự thay đổi về mặt chính sách Ngoài ra, thực hiện phương thức chi trả này, cũng khó khăn trong việc đảm bảo an toàn tiền mặt.
+ Chi trả gián tiếp qua hệ thống tài khoản ATM Đây là là phương thức mà hầu hết các nước phát triển đang áp dụng chủ yếu. Nhưng ở các nước đang phát triển còn chưa áp dụng phổ biến, nhiều nước chỉ mới triển khai thí điểm
Phương thức này là việc chi trả chế độ trợ cấp hưu trí qua hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng cung ứng hệ thống tài khoản ATM, bên BHXH liên kết với các ngân hàng, tận dụng hệ thống ATM để chi trả lương cho các đối tượng hưởng Ưu điểm của phương thức chi trả này là giúp cơ quan BHXH giảm bớt công việc trung gian như rút tiền, đếm tiền, vận chuyển, chi trả tiền cho các đối tượng… nên sẽ giảm được các chi phí phát sinh, cũng như trong việc đảm bảo an toàn tiền mặt Phương thức này, giúp người hưởng chủ động hơn về thời gian trong việc lĩnh lương hàng tháng Ngoài ra, về phía Ngân hàng cũng có thể tận dụng được nguồn lương hưu nhàn rỗi có thể đem đi đầu tư sinh lợi
Nhược điểm: Mặc dù đây là phương thức chi trả rất hiệu quả, tuy nhiên lại đòi hỏi cơ sở vật chất phục vụ hiện đại, hệ thống ngân hàng tốt, tuy nhiên ở các nước chưa phát triển còn chưa thực sự có những yếu tố đó Bên cạnh đó, ở những nước đang phát triển, trình độ dân trí còn chưa thật sự cao, đặc biệt là những người già, trong độ tuổi về hưu Do đó, việc thực hiện phương thức này còn chưa mang lại hiệu quả cho người hưởng
+ Chi trả gián tiếp lương hưu qua hệ thống bưu điện Đây là phương thức chi trả lương hưu được thực hiện gián tiếp qua hệ thống bưu điện
Là một phương thức chi trả đã phổ biến và hiệu quả ở các nước phát triển, đem lại nhiều hiệu quả cho cả phía cơ quan BHXH, người hưởng.
Tuy nhiên, ở các nước đang và chưa phát triển, thì phương thức này còn chưa đi vào thói quen, và như vậy, các nước này vẫn chưa thật sự tận dụng được hết những ưu điểm của phương thức chi trả này.
1.2.2.2 Quy trình chi trả chế độ trợ cấp hưu trí
BHXH là một trong những chính sách cơ bản nhất của mỗi quốc gia Thực hiện tốt chính sách này mới có thể đảm bảo được nền An sinh vững mạnh Góp phần vào mục tiêu đó là việc thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH, mà chi trả chế độ trợ cấp hưu trí là công tác rất quan trọng Vì vậy, cũng như các chế độ khác trong hệ thống các chế độ BHXH, để thực hiện công tác chi trả đạt kết quả và hiệu quả cao, thì việc xác định, tạo một quy trình chi trả thực tốt là việc rất quan trọng. Ở các nước hiện nay, tùy thuộc vào mô hình BHXH, tình hình kinh tế - xã hội ở mỗi nước mà có các quy trình chi trả chế độ trợ cấp hưu trí khác nhau Nhưng về cơ bản đều thực hiện trên cơ sở phân cấp việc thực hiện quy trình chi trả. Đối với các nước có mô hình BHXH theo từng hệ thống riêng biệt, điển hình như Đức (các chế độ BHXH được triển khai theo mô hình các quỹ độc lập, xây dựng trên cơ sở chế độ, nhóm chế độ hoặc đối tượng cần bảo vệ) thì việc việc thực hiện ban hành quy trình chi trả nói riêng và tất cả các công việc liên quan đến chế độ trợ cấp hưu trí do Cơ quan hưu trí liên bang đảm nhiệm Do đó, quy trình chi trả chế độ trợ cấp này, sẽ được thực hiện từ theo các Bang Việc phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn sẽ được tổ chức theo các Bang, tùy vào điều kiện của mỗi Bang như dân số, địa lý…
Hay theo như các nước có mô hình BHXH được phân chia theo vùng, lãnh thổ thì việc thực hiện ban hành, thực hiện quy trình chi trả chế độ trợ cấp này, do chính các cơ quan BHXH ở mỗi vùng, lãnh thổ đó quy định để sao cho phù hợp nhất với điều kiện của vùng, lãnh thổ đó
Còn với các nước có mô hình BHXH là một hệ thống thống nhất thì việc ban hành, xác định quyền, nghĩa vụ thực hiện quy trình chi trả chế độ trợ cấp hưu trí sẽ được Cơ quan quyền lực nhất về BHXH ở quốc gia đó quy định Ví dụ, ở Việt Nam hiện nay, thực hiện theo mô hình này BHXH được chia thành 3 phân cấp là
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN QUẾ VÕ GIAI ĐOẠN 2007 - 2011
Vài nét về BHXH Huyện Quế Võ
Quế Võ là huyện nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Ninh Có diện tích tự nhiên 154,85 km 2 Địa hình chủ yếu là đồng bằng Theo số liệu thống kê của huyện tính đến 31/12/2011, toàn huyện có 138.935 người; Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên là 100.914 người, chiếm 72,63% Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 76.526 người, chiếm 55.1% Tỷ lệ tăng dân số hàng năm ổn định ở mức 1% Số lao động qua đào tạo chiếm 35%.
Bảo hiểm xã hội huyện Quế Võ được thành lập theo Quyết định số 83/QĐTCCB của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngày 01/8/1995và chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 9/1995 Theo điều 5 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày
21 tháng 10 năm 2008 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam về việc quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương thì BHXH huyện Quế Võ có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- BHXH huyện Quế Võ là một cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Bắc Ninh đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; Quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của Pháp luật BHXH huyện Quế Võ chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Ninh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của UBND huyện Quế Võ BHXH huyện Quế Võ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
- BHXH huyện Quế Võ có nhiệm vụ xây dựng và trình Giám đốc BHXH tỉnhBắc Ninh kế hoạch phát triển BHXH huyện Quế Võ dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác năm; Tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
- Tổ chức cấp sổ, thẻ BHXH, BHYT cho những đối tượng tham gia BHXH theo phân cấp.
- Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.
- Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.
- Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH huyện.
Xác định được vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạn của mình, BHXH luôn chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng được những nhiệm vụ và yêu cầu được giao.
Từ khi mới thành lập đến nay, bộ máy tổ chức của BHXH huyện Quế Võ gồm có 17 người Trong đó, có 15 cán bộ tổ chức thành thạo các phần mềm ứng dụng Word, excel, phần mềm ứng dụng quản lý thu - chi, cùng các chương trình khai thác thông tin trên Internet; 1 tạp vụ, 1 bảo vệ
Các kết quả đạt được:
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH tỉnh, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể BHXH huyện Quế Võ đã triển khai thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN
+ Về công tác thu (số liệu năm 2011): Năm 2011, BHXH huyện Quế Võ quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc ở 363 đơn vị, với tổng số 46.748 người, tăng 11,2% so với năm 2008 Số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN đạt 91,7 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch năm, tăng 182% sơ với năm 2008
+ Về công tác kế hoạch tài chính: Năm 2011, BHXH huyện chi trả cho 5.532 lượt đối tượng hưởng, với số tiền chi là 95 tỷ, tăng 55,7% so với năm 2008.
+ Về công tác giám định: Năm 2011, BHXH huyện đã giám định khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa huyện cho hơn 77.000 người, với số tiền thanh toán là 8,8 tỷ đồng, tăng 225% so với năm 2008.
+ Về công tác chi trả: BHXH huyện đều duyệt chi các chế độ BHXH, BHYT đúng, đủ, kịp thời.
Thực trạng công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH huyện Quế Võ giai đoạn 2007 - 2011
2.2.1 Cơ sở chi trả chế độ trợ cấp hưu trí
Là một cơ quan BHXH cấp huyện, BHXH xã hội huyện Quế Võ thực hiện công tác chi trả tuân thủ theo những cơ sở được quy định trong Quyết định số 488 ngày 23 tháng 5 năm 2012 về việc quản lý việc chi trả các chế độ BHXH (Quyết định này được ban hành trên cơ sở căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng
12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm
2007 hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội tự nguyện; Nghị định số127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định số68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân,công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Nghị định số 116/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số94/2008/NĐ-CP; Căn cứ Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2010 của
Chính phủ về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Căn cứ Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Quyết định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2012, thay thế Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 06 năm 2007 ban hành Quy định về quản lý chi trả các bảo hiểm xã hội bắt buộc Bãi bỏ Phần II Công văn số 1615/BHXH-CSXH ngày 02 tháng 06 năm 2009 hướng dẫn thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp; Công văn số 2036/BHXH-BC ngày 29 tháng 06 năm 2009 về hướng dẫn quản lý, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện và các văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành trước đây trái với Quyết định này.
Ngoài ra, trên cơ sở Luật BHXH năm 2006, việc thực hiện chi trả chế độ trợ cấp hưu trí còn dựa trên những cơ sở như số người hưởng chế độ hưu trí, mức hưởng của mỗi NLĐ về hưu.
2.2.2 Nguồn kinh phí chi trả
Hiện nay, việc chi trả chế độ trợ cấp hưu trí của BHXH huyện Quế Võ được lấy từ 2 nguồn là NSNN và Quỹ BHXH.
NSNN chịu trách nhiệm chi trả cho những đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí trước ngày 1/1/1995 Còn những đối tượng hưởng trợ cấp này từ sau ngày 1/1/1995, việc chi trả lương hưu do quỹ BHXH đảm bảo.
Việc tồn tại song song hai nguồn kinh phí khác nhau cũng gây ra những phức tạp cho việc quản lý công tác chi trả
2.2.3 Thủ tục xét hưởng trợ cấp hưu trí
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Căn cứ Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; Căn cứ Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Xét đề nghị của Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Tổng Giám đốc Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam ban hành Quyết định số 777 ngày 17 tháng 5 năm
2010 “Về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm Xã hội” Điều 19, Quyết định này chỉ rõ thủ tục xét hưởng chế độ trợ cấp hưu trí như sau:
Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí của người sử dụng lao động;
- Đối với trường hợp, những người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng chế độ hưu trí thì có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa; đối với người hưởng chế độ hưu trí là người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên có thêm Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản chính hoặc bản sao).
Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội bắt buộc (mẫu số 12-HSB) hoặc Giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động nghỉ việc, chờ đủ điều kiện về tuổi đời;
- Đối với người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp không được hưởng án treo thì có thêm Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao);
- Đối với trường hợp, người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên hưởng chế độ hưu trí thì ngoài các giấy tờ nêu trên theo từng loại đối tượng có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
2.2.4 Phương thức chi trả và quy trình chi trả chế độ trợ cấp hưu trí
Phương thức chi trả chế độ trợ cấp hưu trí
Là một cơ quan BHXH cấp huyện, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, do vậy phương thức chi trả chế độ trợ cấp hưu trí ở huyện BHXH Quế Võ còn nhiều hạn chế
Cũng giống như các cơ quan BHXH nước ta hiện nay, BHXH huyện Quế Võ có 2 hình thức chi trả là trực tiếp và gián tiếp
Theo hình thức chi trả trực tiếp, các đối tượng hưởng trực tiếp đến cơ quan BHXH huyện để hưởng tiền lương hưu Và hiện nay, phương thức này vẫn là phương thức chủ yếu trong việc chi trả lương hưu cho các đối tượng hưởng
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI BHXH HUYỆN QUẾ VÕ
Phương hướng hoạt động của BHXH huyện Quế Võ trong thời gian tới
Trong thời gian tới, phương hướng hoạt động của BHXH huyện Quế Võ về cơ bản là thực hiện các nhiệm vụ của BHXH cấp trên theo phân cấp, nhằm thực hiện những mục tiêu chung của BHXH nước ta
Cơ sở để xây dựng chiến lược
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội với các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Đến năm 2015 huyện Quế Võ với mục tiêu trở thành thị xã, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%/năm Tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Hình thành những cụm Khu công nghiệp hiện đại, quy mô lớn.
- Năm 2010, GDP bình quân đầu người của huyện đạt xấp xỉ 1500USD Phấn đấu đến năm 2015 con số này là 2000USD
- Đến năm 2011, dân số trên địa bàn huyện là 138.915 người Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 76.526 người chiếm 55,1% Với tốc độ dân số bình quân hang năm là 1,4% hiện nay, thì ước tính đến năm 2015 dân số trên địa bàn huyện Quế Võ là 140.880 người. Đây là những chỉ tiêu quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến lộ trình thực hiện những chiến lược về BHXH của huyện Quế Võ trong thời gian tới.
Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH, BHYT. Cùng với đó là những văn bản quy phạm pháp luật của ngành BHXH.
Các đề án cải cách tiền lương, trợ cấp theo Nghị Quyết Trung Ương 8.
Các hướng dẫn thực hiện, các văn bản quy định quyền hạn, chức năng củaBHXH tỉnh Bắc Ninh với BHXH huyện Quế Võ.
Các quan điểm chủ yếu về chiến lược thực hiện BHXH của BHXH huyện Quế Võ thời gian tới.
Từ những cơ sở kinh tế - xã hội của huyện Quế Võ thời gian tới, cùng những cùng văn bản Luật định của BHXH Việt Nam, các cơ quan chức năng Nhà nước về BHXH Việt Nam, các văn bản từ BHXH tỉnh Bắc Ninh Từ nay đến năm 2015 BHXH huyện Quế Võ đã chủ trương thực xây dựng các mục tiêu, phương hướng hoạt động sau 56hoc ơ quan mình:
Tiếp tục thực hiện tốt những nhiệm vụ cấp trên nhằm mục tiêu chung xây dựng một hệ thống BHXH thống nhất, vững mạnh Trong đó, quan trọng nhất là có các chính sách, biện pháp để đưa BHXH ngày càng trở thành một chính sách thiết yếu đối với cuộc sống của NLĐ Một trong những công việc đó là việc thực hiện tốt công tác thu, chi BHXH, cùng với việc tuyên truyền chính sách BHXH cho người dân trong địa bàn huyện.
- Về công tác thu: Trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, BHXH huyện tiếp tục thực hiện công tác này theo nguyên tắc mà toàn ngành BHXH đề ra Hạn chế tối đa các hành vi vi phạm đến công tác thu BHXH, đặc biệt là tình trạng nợ đọng ở các doanh nghiệp Điều này, là vô cùng cần thiết, trong điều kiện mà Quế Võ đang trở thành một trong những huyện có Khu Công nghiệp lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Là nơi tập trung của nhiều công ty lớn nước ngoài, sử dụng lượng lớn công nhân, như Cannon, Hồng Hải…
- Về công tác chi trả: Phát huy những kết quả đạt được những năm vừa qua, BHXH huyện Quế Võ tiếp tục thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH theo những nguyên tắc, và hướng dẫn của cấp trên đề ra
Không những vậy, còn là việc tiếp tục nâng cao kết quả, hiệu quả của công tác này Bằng việc nâng cao chất lượng cán bộ trong cơ quan; Hiện đại hóa cơ sở vật chất; Tiếp tục thực hiện các phương thức chi trả có hiệu quả hơn như chi trả qua hệ thốn ATM, Bưu điện…
- Về công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ: Việc trước tiên mà BHXH đề ra đề thực hiện được chiến lược này đó chính là việc nâng cao chất lượng công việc của BHXH huyện, để giữ lòng tin của người dân với chính sách xã hội này
Tiếp đó, với mục tiêu mở rộng phạm vi thực hiện chế độ, BHXH huyện Quế
Võ sẽ mở rộng phạm vi đại lý ở các xã, thực hiện tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách Với việc tiếp xúc trực tiếp người hưởng chế độ BHXH, BHXH huyện sẽ trực tiếp tiếp thu ý kiến, kiến nghị của NLĐ, từ đó có những biện pháp phù hợp để thực hiện chiến lược này…
BHXH huyện tiếp tục mối quan hệ với các bên có liên quan như Ngân hàng,kho bạc…đặc biệt, là huyện ủy Quế Võ, để từ đó có các điều kiện tốt nhất thực hiện được những nhiệm vụ được giao.
Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại
Về phía chính quyền Huyện ủy
Từ ngày thành lập đến nay, BHXH huyện Quế Võ luôn được sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo trực tiếp từ phía Chính quyền huyện Quế Võ trong việc thực hiện tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người dân.
- Từ khi được thành lập, đặc biệt đánh dấu bằng dấu mốc ra đời của Luật BHXH năm 2006, BHXH Việt Nam đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn việc thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí Những văn bản này, đã tạo cơ sở pháp lý để việc thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí ở huyện Quế Võ được thuận tiện và hiệu quả hơn Các văn bản quan trọng cần phải kể đến như Quyết định 488 (ngày 23 tháng 05 năm 2012) của Giám đốc BHXH Việt Nam “Về việc ban hành các quy định quản lý chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội”, Quyết định 777 (ngày 17 tháng 05 năm 2010) của Giám đốc BHXH
Việt Nam “Về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội”…
- Là một cơ quan BHXH cấp huyện, trong việc thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH nói chung và chế độ trợ cấp hưu trí nói riêng, BHXH huyện Quế Võ luôn được sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan BHXH tỉnh Bắc Ninh để việc thực hiện công tác chi trả được thuận lợi, hiệu quả nhất
- Thực hiện Quyết định số 884 của BHXH ngày 25/8/2011 “Về việc thực hiện quy trình nhận và trả kết quả thủ tục hành chính BHXH, BHYT”, từ ngày
1/11/2011, BHXH huyện Quế Võ đã thực hiện cơ chế 1 của trong chi trả các chế độ BHXH Việc thực hiện cơ chế này, đã giúp cho việc chi trả chế độ trợ cấp hưu trí được nhanh gọn, tiết kiệm, thời gian, chi phí hơn Đặc biệt trong điều kiện phương thức chi trả chế độ trợ cấp này ở huyện Quế Võ hiện này vẫn chủ yếu là phương thức chi trả trực tiếp.
Về cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả
Cơ sở vật chất của cơ quan dần được củng cố và hiện đại hóa, nhất là hệ thống công nghệ thông tin giúp cho việc quản lý và thực hiện nghiệp vụ được chất lượng và hiệu quả hơn.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức ở BHXH huyện Quế Võ ngày càng được trẻ hóa, có kiến thức nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc, đoàn kết trong việc giải quyết chi trả các chế độ.
Chính sách của Nhà nước
Hiện nay, còn nhiều chính sách của Nhà nước, của cơ quan BHXH còn bất cập gây khó khăn cho cơ quan BHXH huyện Quế Võ trong việc thực hiện công tác chi trả Có thể kể đến là chính sách điều chỉnh lương của Nhà nước Chính sách này thay đổi bất ngờ, có năm còn điều chỉnh tới 2 lần như năm 2008 Điều này đã gây khó khăn cho cơ quan BHXH huyện Quế Võ trong việc tính lại mức hưởng cho các đối tượng hưởng…
Hay như trong quy trình thực hiện chi trả cho các đối tượng Hiện nay có 2 quy trình khác nhau tùy vào từng đối tượng hưởng hàng tháng hay 1 lần Vì vậy cũng gây ra khó khăn cho cán bộ thực hiện chi trả của cơ quan trong việc thực hiện quy trình phù hợp cho từng đối tượng.
Cơ sở vật chất của cơ quan
- Hiện nay, cơ quan BHXH huyện Quế Võ có 17 cán bộ Trong đó, lượng cán bộ làm công tác chi trả chế độ trợ cấp các chế độ nói chung và chế độ trợ cấp hưu trí nói riêng là 5 cán bộ Xét về lượng đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí trong
5 năm qua năm thấp nhất là 2007 với 2298 người, gấp tới gần 500 lần Đặc biệt, theo xu hướng hiện nay, thì lượng đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí ngày càng tăng lên Trong khi đó, ở cơ quan BHXH hiện nay phương thức chi trả chủ yếu là trực tiếp, lượng đối tượng hưởng lương hưu là chủ yếu Như vậy có thể thấy, lượng nhân viên làm công tác chi trả tại BHXH huyện còn rất ít Điều này cho thấy, khối lượng công việc của mỗi nhân viên là vô cùng nặng nề Do đó, dễ dẫn đến các sai phạm trong chi trả, mà bắt nguồn từ chính người làm việc trong cơ quan BHXH.
- Với điều kiện là việc thực hiện chi trả chế độ trợ cấp hưu trí ở BHXH huyện Quế Võ chủ yếu theo phương thức trực tiếp Nhưng với hiện trạng, lượng nhân viên làm công tác này còn quá ít so với lượng đối tượng hưởng chế độ trợ cấp này hàng năm, thì việc có thêm những phương thức chi trả gián tiếp là vô cùng cần thiết Tuy vậy, hiện nay, với điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế thì phương thức chi trả gián tiếp ở BHXH mới chỉ có qua đại lý chi trả ở các xã Còn chưa thực hiện được phương thức chi trả gián tiếp qua hệ thống ATM, Bưu điện…
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 10 địa điểm rút tiềnATM của các Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam (Argribank);
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)…, tập trung ở khu vực trung tâm Phố Mới, cùng khu vực Khu Công nghiệp Hệ thống Bưu điện còn chưa mở rộng, cơ sở vật chất còn thiếu, dù cho hệ thống bưu điện này đã mở rộng đến từng xã trên địa bàn huyện Trong khi đó, với điều kiện tự nhiên là vùng đồng bằng, chủ yếu là nông nghiệp, hệ thống giao thông còn chưa thuận tiện, do vậy việc thực hiện chi trả chế độ trợ cấp hưu trí thông qua hệ thống ATM, Bưu điện còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện.
- Trong công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí qua đại lý cấp xã hiện nay, BHXH huyện Quế Võ còn gặp khó khăn trong việc chuyển tiền từ huyện đến các đại lý Do chưa có ôtô phục vụ công tác này, nên BHXH huyện Quế Võ không thể chủ động được thời gian và công việc của mình, còn phải phụ thuộc vào Ngân hàng Đó còn chưa kể đến, việc các đại lý chi trả cấp xã hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, cùng với mức lệ phí chi trả nhận được còn chưa cao nên dễ dẫn đến việc các đại lý cố tình vi phạm trong việc chi trả.
- Công tác giám định chi còn chưa thật sự tốt Do vậy dễ dẫn đến việc chi sai, nhầm đối tượng Điều này xuất phát từ việc lượng nhân viên làm công tác chi trả còn thấp Trong khi đó, cán bộ chuyên sâu về giám định còn chưa có.
- Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều đơn vị SDLĐ còn cố tình đóng, kê khai sai đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí, do đó gây ra việc chi sai cho các đối tượng.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại
Trên cơ sở phân tích kết quả chi trả, đánh giá hạn chế, nguyên nhân của công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí giai đoạn 2007 - 2011, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này tại BHXH huyện Quế
Võ trong giai đoạn tới:
- Với thực tế đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hưu trí chủ yếu là những đối tượng hưởng thuộc diện bắt buộc, trong khi đối tượng hưởng thuộc diện tự nguyện còn rất ít, BHXH huyện Quế Võ cần thực hiện, tổ chức các đợt tuyên truyền chính sách này cho người dân Nói về cách thức tham gia, quyền lợi hưởng, vai trò của chính sách…như vậy chính sách sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống của người dân.
- Duy trì tốt vai trò của BHXH huyện Giữ mối quan hệ tốt với các bên liên quan như Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị sử dụng lao động, Ngân hàng, Kho bạc… để tạo thuận lợi cho công tác chi trả Phối hợp với các Ngân hàng trong việc cải tiến hệ thống chi trả qua tài khoản cá nhân của các đơn vị sử dụng lao động Phối hợp tốt với Kho bạc để đảm bảo số tiền chi trả, đảm bảo những nguyên tắc trong chi trả chế độ trợ cấp hưu trí.
BHXH huyện cần phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp để chọn người có đủ điều kiện làm đại lý chi trả
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trên địa bàn huyện để đảm bảo an toàn trong công tác vận chuyển tiền chi trả.
- Để nâng cao hiệu quả của công tác chi trả chống những trường hợp xấu gây thất thoát tiền lương hưu của các đối tượng, hay như việc cái đối tượng cố tình khai báo sai thông tin để được hưởng lương hưu, BHXH cần phải đẩy mạnh công tác giám định chi Phát hiện sớm nhất những trường hợp tiêu cực để có những biện pháp chống lại phù hợp, kịp thời.
- Ở mỗi đơn vị, cơ quan thì chất lượng cán bộ công nhân, viên chức là yếu tố quan trọng nhất và BHXH Quế Võ cũng vậy Vì vậy để nâng cao được hiệu quả công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí, việc đào tạo nâng cao kiến thức về BHXH nói chung và nghiệp vụ chi trả chế độ trợ cấp hưu trí nói riêng là rất quan trọng và cần thiết
Xây dựng chương trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lý luận, kinh nghiệm quản lý cho cán bộ làm công tác chi trả lương hưu Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo kiến thức lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ BHXH, từ đó xây dựng lòng tin của người dân.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chi trả thường xuyên cho cán bộ làm công tác chi trả, các đại lý chi trả, các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện.
Tăng cường các đợt đào tạo về sử dụng phần mềm công nghệ thông tin cho các cán bộ làm công tác chi trả.
Tổ chức các đợt thi đua, khen thưởng các cán bộ có thành tích tốt.
- BHXH huyện Quế Võ cần chủ động đề xuất, kiến nghị những bất cập trong những chính sách BHXH của cấp trên, để công tác chi trả được thuận tiện và hiệu quả nhất Như những chính sách về việc tăng lương, các cơ quan cấp trên cần phải thông báo trước khi có hiệu lực để cơ quan BHXH huyện có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc tính lại mức hưởng cho các đối tượng hưởng Hay như, để hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi trục lợi trong hưởng lương hưu, BHXH huyện Quế Võ nên có những kiến nghị với cấp trên về việc ban hành những quy định xử phạt hợp lí thích đáng Đặc biệt là việc kiến nghị với cơ quan chịu trách nhiệm Nhà nước vềBHXH về việc nâng cao mức lệ phí chi trả cho đại lý chi trả.
Một số kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để việc thực hiện chi trả trợ cấp hưu trí ở huyện Quế Võ được tốt nhất
Để việc thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí ở huyện Quế Võ đảm bảo được những nguyên tắc chi trả trong thời gian tới, em xin đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan thẩm quyền có liên quan như sau:
Luật BHXH đã được thực hiện từ năm 2007, tuy nhiên qua báo cáo của Chính phủ và giám sát của ủy ban cho thấy đã bộc lộ một số vấn đề cần được tiếp tục đánh giá, xem xét sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế
- xã hội, đáp ứng tốt nhất công tác thực hiện chính sách BHXH ở các cấp được hiệu quả nhất:
Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nói chung, đặc biệt là của nữ giới phải căn cứ vào điều kiện sức khỏe, môi trường làm việc, đặc thù công việc của từng lĩnh vực, ngành nghề Xác định tuổi nghỉ hưu phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, tạo điều kiện cho các lao động tăng thu nhập, đồng thời cống hiến nhiều hơn (có sự phân biệt giữa các ngành).
Và theo kiến nghị hiện nay, về độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới nên điều chỉnh theo hướng tăng lên.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, hiện nay, độ tuổi về hưu bình quân ở nước ta là 51 tuổi với nữ, 55 tuổi với nam (thấp hơn so với quy định hiện hành), thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới Trong khi đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, tuổi thọ ngày càng tăng lên, xu hướng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng, thì việc điều chỉnh lại độ tuổi nghỉ hưu là cần thiết
Việc điều chỉnh tăng độ tuổi nghỉ hưu hiện nay có thể thực hiện theo 2 hướng. Hoặc là tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ lên 60 tuổi, hoặc là xác định việc nghỉ hưu sớm không phải là nghĩa vụ mà là quyền lợi, tức là cho lao động nữ chọn việc nghỉ hưu sớm 5 năm, hoặc là tiếp tục đóng BHXH và làm việc đến khi 60 tuổi.
Và mới đây, đại điện của BHXH Việt Nam cho biết, để cân đối quỹ hưu trí – tử tuất trong thời gian gần, thì đại diện đang đề nghị việc tăng dần tuổi nghỉ hưu theo cách: từ năm 2015 cứ 2 năm thì tăng thêm 1 tuổi cho đến khi tuổi nghỉ hưu của nam đủ 65 và của nữ là đủ 60
- Về hưởng trợ cấp hưu trí 1 lần
NLĐ chưa đủ tuổi về hưu theo quy định được hưởng trợ cấp 1 lần, được đưa vào chế độ trợ cấp hưu trí là không hợp lí Những người này không tích lũy đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hưu trí, gây thêm gánh nặng cho quỹ hưu trí.
Vì vậy, nên sửa đổi, bổ sung Điều 55 Luật BHXH về điều kiện nhận trợ cấp 1 lần theo hướng là NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp 1 lần trong trường hợp:
+ Hết tuổi lao động nhưng không đủ 20 năm đóng BHXH.
+ Đi nước ngoài để định cư.
+ Bị mắc bệnh hiểm nghèo, nếu có hồ sơ bệnh án chứng minh thì mới được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần.
- Về mức tiền lương, tiền công căn cứ đóng BHXH
+ Quốc hội cần ban hành lộ trình thống nhất về cách tính tiền lương, tiền công bình quân đóng BHXH làm cơ sở tính tiền lương hưu theo hướng bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH cho tất cả mọi đối tượng để chuyển dần theo hướng công bằng, giảm bớt bội chi quỹ hưu trí - tử tuất.
+ Về mức lương đóng BHXH tự nguyện, với điều kiện nước ta còn chưa phát triển, với mức đóng 20% so với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng còn cao Như vậy, sẽ khó có thể thu hút được người tham gia Do đó, nên chăng cần phải giảm mức % đóng, thay vào đó là việc gia tăng độ tuổi về hưu.
- Về mức lệ phí chi trả
Với mức lệ phí chi trả là 0,78%/(số tiền chi trợ cấp) hiện nay, còn quá thấp để đảm bảo đủ thực hiện các chi phí cho đại lý, các chi phí in ấn, chi phí đi lại Do đó, với mục tiêu thực hiện công tác chi trả chế độ hưu trí đúng, đủ thì Quốc hội cần phải xem xét và điều chỉnh mức lệ phí này.
Đối với Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH
- Nghiên cứu, xây dựng các phương án ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến trong hoạt động quản lý việc chi trả chế độ trợ cấp hưu trí
- Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí ở các địa phương trong cả nước bằng phương thức chi trả gián tiếp Đặc biệt là 2 phương thức chi trả qua hệ thống ATM và hệ thống bưu điện.
- Phân công cụ thể trách nhiệm của cấp tỉnh và cấp huyện trong việc thực hiện chi trả trợ cấp hưu trí
- Nghiên cứu phương án tổ chức, hoạt động tổ chức chi trả có hiệu quả giúp bảo toàn quỹ BHXH và cân đối thu - chi quỹ BHXH lâu dài.
- Tăng cường công tác giám định chi ở các cấp, để phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm kịp thời.
- Ban hành các quy định, chế tài đủ mạnh để xử lý những hành vi cố tình vi phạm những quy định trong việc thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp
Đối với BHXH các cấp
+ Nên kiến nghị với Chính Phủ việc thực hiện thêm bảo hiểm hưu trí bổ sung Cuộc sống của người về hưu phụ thuộc chủ yếu và lương hưu định kì Thực tế hiện nay cho thấy, do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao nên lương hưu không đủ đảm bảo cuộc sống cho người về hưu Vì vậy, BHXH Việt Nam nên nghiên cứu thực hiện bảo hiểm hưu trí bổ sung nhằm cải thiện đời sống của NLĐ về hưu. Hiện nay, hệ thống hưu trí ở Việt Nam là hệ thống riêng lẻ, lương hưu là thu nhập duy nhất của phần lớn người nghỉ hưu Mặc dù, Chính phủ có nhiều sự hỗ trợ nhưng đời sống của người về hưu vẫn cần được cải thiện hơn Chưa kể quỹ hưu trí
- tử tuất hiện hành còn tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo được chi trả trong tương lai Việc nghiên cứu và thiết lập một quỹ hưu trí bổ sung là hướng đi đúng và cần thiết Khi tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung, NLĐ sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm tương ứng với mức tham gia, cụ thể: NLĐ bị tử vong hoặc thương tật toàn bộ, vĩnh viễn do mọi nguyên nhân được thanh toán 1 lần (24 tháng), quyền lợi được tăng lên trong trường hợp tử vong do tai nạn lao động (12 tháng), mất khả năng lao động tạm thời (tối đa 3 tháng)…