1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

C1- NHTM 0k docx

28 373 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 284,5 KB

Nội dung

Định nghĩa Ngân hàng Thương mại: Theo pháp lệnh Ngân hàng năm 1990: NHTM là 1 tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nh

Trang 1

CHƯƠNG I:NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM:

1 Định nghĩa Ngân hàng Thương mại:

Theo pháp lệnh Ngân hàng năm 1990: NHTM là 1 tổ chức kinh

doanh tiền tệ mà nhiệm vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền

đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán

Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam : “Ngân hàng là loại hình tổ chức

tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt

động kinh doanh khác có liên quan” (Điều 10 Luật các tổ chức tín

dụng)

Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000: “Ngân hàng thương

mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và

các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận,

Trang 2

06/18/14 2

Họat động NH: là họat động KDTT và DV ngân

hàng với nội dung thường xuyên là nhận TG, sử dụng số tiền này để cấp TD và cung ứng các

dịch vụ thanh tóan.

Trang 3

Ngân hàng thương mại

Thu nhận

tiền gửi, tiết kiệm

Công ty,

Xí nghiệp, Tổ chức kinh tế, Hộ gia đình, Cá nhân

Trang 4

06/18/14 4

2 Hệ thống Ngân hàng Thương mại

Việt Nam:

Ngân hàng Thương mại Quốc doanh (State owned Commercial Bank)

“Ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Thương mại được thành lập bằng

100% vốn ngân sách Nhà nước”

Ngân hàng Thương mại Cổ phần (Joint Stock Commercial Bank).

Ngân hàng Thương mại cổ phần là Ngân hàng Thương mại được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần Ngân hàng cổ phần được phân loại thành Ngân hàng cổ phần đô thị và Ngân hàng cổ phần nông thôn.

Ngân hàng Liên doanh:

Là ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là Ngân

hàng Việt Nam và một bên khác là Ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Indo Vina Bank, Vid Public Bank, First Vina Bank, Viana Siam Bank…

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: là ngân hàng được lập theo pháp luật

nước ngoài, được phép mở chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động theo Pháp luật Việt Nam.

Trang 5

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Thương mại:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Kinh doanh ngoại tệ vàng bạc

Thanh toán quốc tế

T.Dụng và kinh doanh

Kế toán tài vụ vi tính

Phòng ngân quỹ

Chi nhánh 1 Chi nhánh 2

Trang 6

06/18/14 6

Hội Đồng Quản trị:

- Đối với Ngân hàng Quốc doanh: Chính phủ quyết định bổ nhiệm hoặc ủy nhiệm cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định bổ nhiệm Nhiệm kỳ là 5 năm Số thành viên từ 6 - 8 người

-Đối với Ngân hàng Cổ phần: Hội đồng Quản trị do đại hội cổ đông bầu ra,

 Ban điều hành: Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc.

- Đối với Ngân hàng Quốc doanh: do Chính phủ hoặc Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm.

-Đối với các Ngân hàng CP: do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

 Ban kiểm sóat: Giám sát NH hoạt động theo luật pháp, thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ NH.

Trang 7

II HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG:

1/ Nghiệp vụ nguồn vốn (Nghiệp vụ nợ)

1.1 Vốn tự có:

a V n đi u l (v n đã đ c c p, v n đã góp) ố ề ệ ố ượ ấ ố

Là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động và được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng

Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật (ở các nước và ở Việt Nam đều có quy định mức vốn pháp định cho mỗi loại hình ngân hàng)

Tùy theo loại hình ngân hàng,vốn điều lệ có thể hình

thành từ những nguồn khác nhau.

Trang 8

1 Ngân hàng thương mại

a Ngân hàng thương mại Nhà nước 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

b Ngân hàng thương mại cổ phần 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

c Ngân hàng liên doanh 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

d Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

đ Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD

2 Ngân hàng chính sách 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng

3 Ngân hàng đầu tư 3.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

4 Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng 5.000 tỷ đồng

5 Ngân hàng hợp tác 1.000 tỷ đồng 3.000 tỷ đồng

Trang 9

V n c p 1(Cơ bản): ố ấ

b Qu d tr b sung v n i u l : ỹ ự ữ ổ ố đ ề ệ Quĩ này được hình thành nhằm mục đích

bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu mở rộng qui mô hoạt động Hiện nay ở Việt Nam các ngân hàng được trích theo tỉ lệ 5% tính trên lãi ròng hàng năm, mức tối đa của quĩ này không được vượt quá mức vốn điều lệ thực có của

ngân hàng

c Qu d phòng tài chính ỹ ự : tỉ lệ trích bằng 10% lãi ròng hàng năm của ngân

hàng, số dư của quĩ không được phép vượt quá 25% vốn điều lệ ngân hàng Được dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trích lập trong chi phí

d Qu ỹ đầ ư u t phát tri n nghi p v : ể ệ ụ tỉ lệ trích bằng 50% lãi ròng hàng năm

của ngân hàng

đ L i nhu n không chia ợ ậ

V n c p 1 đ c dùng làm c n c đ xác đ nh gi i h n mua, đ u t vào tài s n c ố ấ ượ ă ứ ể ị ớ ạ ầ ư ả ố

đ nh c a t ch c tín d ng ị ủ ổ ứ ụ

Trang 10

06/18/14 10

V n c p 2(Boå sung): ố ấ

a 50 % phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định

được định giá lại theo quy định của pháp luật.

b 40% phần giá trị tăng thêm của các loại chứng

khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được

định giá lại theo quy định của pháp luật

c Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành có kỳ hạn ban đầu, thời hạn

còn lại trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông tối thiểu là 5 năm;

d Các công cụ nợ khác thỏa mãn điều kiện có kỳ

hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm;

đ Dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản

“Có” rủi ro.

Trang 11

2 Các giới hạn khi xác định vốn tự có:

2.1 Giới hạn khi xác định vốn cấp 1: Vốn cấp 1 phải trừ đi lợi thế thương

mại (Lợi thế thương mại là phần chênh lệch lớn hơn giữa số tiền mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó Tài sản tài

chính này được phản ánh đầy đủ trên bảng cân đối của tổ chức tín dụng)

đổi được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải khấu trừ mỗi năm 20% giá trị ban đầu

c Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1

3 Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có:

3.1 Toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định do định giá lại theo quy định của pháp luật

3.2 Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ

phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lại theo quy định của pháp luật

3.3 Tổng số vốn của tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác

dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần

3.4 Phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, doanh nghiệp

Trang 12

06/18/14 12

Theo thông lệ của các nước, VTC còn bao gồm:

- Giấy nợ thứ cấp (trái, kỳ phiếu) có thời hạn trên 7 năm:

Là khoản nợ vốn dài hạn do các nhà đầu tư bên ngoài đóng góp Việc phát hành giấy nợ loại này là một phương pháp tốt để đáp ứng nhu cầu tăng vốn của ngân hàng vì nó có chi phí thấp, lãi của chúng được tính vào chi phí và không làm giảm lợi tức trên mỗi cổ phần Theo

luật định, người sở hữu loại chứng khoán này có quyền hưởng thu

nhập từ ngân hàng sau cả những người gửi tiền

- Trái phiếu hoán đổi cổ phiếu:

Là những chứng khoán nợ mà người mua nó sẽ được hoàn trả bằng cổ phiếu của ngân hàng khi đến đợt phát hành

- Thu nhập từ các công ty thành viên và từ những tổ chức mà ngân

hàng nắm cổ phần sở hữu ( công ty chứng khóan, cho thuê tài chính, quản lý nợ & khai thác tài sản, bảo hiểm, factoring )

- Thặng dư vốn.

Trang 13

1.2 VỐN HUY ĐỘNG:

o Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng (còn gọi

là tiền gửi giao dịch, tiền gửi thanh toán).

o Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân.

o Tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

o Nguồn vốn huy động qua phát hành kỳ phiếu,

trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, …

Trang 14

06/18/14 14

1.3 NGUỒN VỐN ĐI VAY:

- Vay của ngân hàng Nhà nước dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá; cầm cố, tái cầm cố các thương phiếu; vay lại theo hợp đồng tín dụng…

- Vay của các ngân hàng thương mại khác qua thị trường liên ngân hàng, hợp đồng mua lại…

- Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế…

1.4 NGUỒN VỐN KHÁC:

Vốn tiếp nhận từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch tập trung của Nhà nước; vốn chiếm dụng của khách hàng trong qúa trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt…

Trang 15

2/ Nghiệp vụ sử dụng vốn (Nghiệp vụ có)

2.1/ Thiết lập dự trữ: Nhằm đáp ứng những yêu cầu sau:

- Duy trì dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhà nước

- Thực hiện các lệnh rút tiền và thanh toán chuyển khoản của khách hàng

- Chi trả các khoản tiền gửi đến hạn, chi trả lãi

- Đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý trong ngày của khách hàng

- Thực hiện các khoản chi tiêu hàng ngày tại ngân hàng…

Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng khác và các chứng khoán có tính thanh khoản cao

Trang 16

06/18/14 16

Góp vốn, mua cổ phần

1 Tổ chức tín dụng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự

trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và

của các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

2 Tổ chức tín dụng được góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất theo luật về đất đai.

3 Tổ chức tín dụng không được mua cổ phần, góp vốn với các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều

hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này

là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban

Giám đốc và kế toán trưởng của tổ chức tín dụng.

Trang 17

3/ Nghiệp vụ trung gian (Dịch vụ ngân hàng)

o Dịch vụ ngân quĩ.

o Dịch vụ uỷ thác.

o Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt cho

khách hàng.

o Nhận quản lý tài sản qúy giá theo yêu cầu khách hàng.

o Kinh doanh vàng bạc, đá qúy, ngoại tệ.

o Mua bán hộ chứng khoán, phát hành hộ cổ phiếu, trái phiếu cho các công ty, xí nghiệp.

o Tư vấn về tài chính, đầu tư…

Trang 18

06/18/14 18

1 Doanh thu:

1.1.Thu từ hoạt động kinh doanh: thu từ hoạt động tín

dụng, thu lãi tiền gửi, thu dịch vụ, thu từ hoạt động

kinh doanh ngoại hối và vàng, thu lãi góp vốn, mua cổ phần, thu từ hoạt động mua bán nợ, thu về chênh lệch

tỷ giá, thu từ hoạt động kinh doanh khác;

1.2 Thu khác: các khoản thu từ việc nhượng bán, thanh

lý tài sản cố định, thu về các khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro; thu kinh phí quản lý đối với các công ty thành viên độc lập; thu tiền phạt do khách

hàng vi phạm hợp đồng; các khoản thu khác.

Trang 19

2 Chi phí

2.1 Chi hoạt động kinh doanh:

a) Chi phí phải trả lãi tiền gửi; chi phí phải trả lãi tiền vay; chi hoạt

động kinh doanh ngoại hối và vàng; chi hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng; chi cho việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; chi cho hoạt động mua bán nợ; chi cho hoạt động gĩp vốn, mua cổ phần; chi về chênh

lệch tỷ giá; chi cho hoạt động kinh doanh khác;

b) Chi trích khấu hao tài sản cố định.

c) Chi đi thuê và cho thuê tài sản;

d) Tiền lương, tiền cơng và chi phí cĩ tính chất lương theo quy định; đ) Chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn;

e) Chi dịch vụ mua ngồi: chi thuê sửa chữa tài sản cố định, vận

chuyển, điện, nước, điện thoại, vật liệu, giấy in, văn phịng phẩm, cơng

cụ lao động, phịng cháy chữa cháy, tư vấn, kiểm tốn, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền mua bảo hiểm tai nạn con người, chi cơng tác phí, chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép theo quy định, chi hoa hồng, đại lý mơi giới,

uỷ thác và các dịch vụ khác;

g) Chi khác về kinh doanh

Trang 20

06/18/14 20

2.2 Các chi phí khác của tổ chức tín dụng bao gồm:

a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí nhượng bán, thanh lý);

b) Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi;

c) Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;

d) Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp bằng các nguồn theo quy định;

e) Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được;

f) Các khoản chi hợp lý, hợp lệ khác.

Trang 21

Tổ chức tín dụng không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh các khoản sau:

1 Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật do

cá nhân gây ra không mang danh tổ chức tín

dụng.

2 Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, các khoản chi không có chứng từ hợp lệ.

3 Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.

4 Các khoản chi không hợp lý khác

Trang 22

06/18/14 22

3 LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

3.1 Lợi nhuận thực hiện

Lợi nhuận của tổ chức tín dụng là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ

Pgộp= ∑ Doanh thu- ∑ Chi phí

 Phân phối lợi nhuận đối với các tổ chức tín dụng 100% vốn Nhà nước:

Lợi nhuận của các tổ chức tín dụng sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, được phân phối như sau:

1 Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 5%, mức tối đa của quỹ này khơng vượt quá mức vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng

2 Chia lãi cho các thành viên gĩp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng

(nếu cĩ)

3 Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 23

Lợi nhuận sau khi trừ các khoản quy định tại khoản treân được phân phối theo quy định dưới đây:

a) Trích qũy dự phòng tài chính 10%; mức tối đa của qũy này không vượt quá 25% vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng; b) Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ 50%;

c) Lợi nhuận còn lại được phân phối tiếp như sau:

- Trích quỹ thưởng Ban quản lý điều hành tổ chức tín dụng

theo quy định chung đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi Mức trích tối đa không

quá ba tháng lương thực hiện.

- Số lợi nhuận còn lại sau khi trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi

được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ.

Trang 24

06/18/14 24

 Phân phối lợi nhuận đối với các tổ chức tín dụng khác:

Lợi nhuận của các tổ chức tín dụng sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật,

được phân phối như sau:

1 Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, chia lãi cho các

thành viên liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có), bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp.

2 Trích 10% vào qũy dự phòng tài chính; số dư tối đa của qũy này không vượt quá 25% vốn điều lệ của các tổ chức tín

dụng.

3 Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng tự quyết định.

Trang 25

4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG:

1/ Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE _ Return on equity): được tính bằng

cách lấy lợi nhuận ( lợi tức ròng) chia cho vốn tự có cơ bản trung bình (vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, các quĩ dự trữ và lợi nhuận không chia)

ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng

Lợi nhuận ròng

Hệ số ROE = —————————

Vốn chủ sở hữu (Vốn tự có bình quân )

2/ Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA: Return on asset):

Lợi nhuận ròng

Hệ số ROA = —————————

Tổng tài sản (Tài sản có bình quân)

ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng

Ngày đăng: 18/06/2014, 12:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w