1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nhtm(1) docx

11 530 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 139,5 KB

Nội dung

Đ S NHTM 1. TP CP 5 năm có thời gian đáo hạn còn lại là 6 tháng là CK thanh khoản sai Chứng khoán có tính thanh khoản là những chứng khoán có sẵn thị trường cho việc bán lại dễ dàng, giá cả tương đối ổn định theo thời gian và khả năng cao để phục hồi nguồn vốn đã đầu tư nguyên thủy của ngân hàng. Khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, ngân hàng dứt khoát phải xem xét đến khả năng bán lại trước khi chúng đáo hạn để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu. Nếu khả năng tái tạo kém, nghĩa là khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, ngân hàng sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Và điều này gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán. 2. Khoản mục CK sẵn sang để bán giúp NHTM tăng tính TK, giảm RR Đúng - có 3 loại CK: CK sẵn sàng để bán. CK chờ đến đáo hạn và CK kd - chứng khoán sẵn sàng để bán là chứng khoán dễ dàng bán, an toàn -> dễ dàng chuyển đổi thành tiền - khi ngân hàng có nhu cầu về thanh khoản ngân hàng sẽ bán những chứng khoán này chứng khoán sẵn sang để bán được giữ như một tài sản đệm cho ngân quỹ nhằm hạn chế rủi ro ho ngân hàng 3.Dự trữ bắt buộc làm tăng huy động vốn ủy thác của các ngân hang thương mại: Sai Dự trữ bắt buộc tiền ảnh hưởng đến chi phí vốn của các NHTM, do đó tác động đến thanh khoản tiền các NHTM theo chiều hướng ngược lại. Tức là tăng dự trữ bắt buộc sẽ làm khó huy động vốn ủy thác hơn . 4, Thấu chi cần phải có TSĐB. Sai: Có 2 loại thấu chi: -Thấu chi có tài sản đảm bảo: Các khách hàng có sổ tiết kiệm/kỳ phiếu mở tại NH - Thấu chi không có Tài sản đảm bảo: Đó là các KH trung thành hoặc các cán bộ công nhân viên chức làm việc trong các NH đó . Hiện nay ở VN nhiều NH đã áp dụng hình thức này . 5. cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn Đúng Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp. Khi này, ngân hàng cam kết mua và cho thuê lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong suốt thời gian thuê, ngân hàng vẫn là chủ sở hữu tài sản và doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho ngân hàng theo hợp đồng đã ký giữa 2 bên. Ưu điểm của cho thuê tài chính là doanh nghiệp được chủ động lựa chọn tài sản (máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển…) đáp ứng được mục đích sử dụng của mình với mức chi phí phù hợp nhất nhờ được thanh toán dần tiền thuê theo năng lực trả nợ. Ngoài ra, tỷ lệ cho thuê tài chính có thể lên đến 90% tổng giá trị tài sản. Đây là dịch vụ dành cho khách hàng là tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh tại Việt nam có nhu cầu thuê và trực tiếp sử dụng tài sản thuê. Nếu doanh nghiệp của bạn là một trong số đó, đừng bỏ qua kênh tài trợ tiện ích này. Tại sao bạn phải đầu tư một số tiền lớn ngay một lúc cho một tài sản khi mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng tài sản đó với mức giá rẻ hơn rất nhiều? 6. Căn cứ được sử dụng để phân biệt thị trường vốn và thị trường tiền tệ là các công cụ tài chính được sử dụng và lãi suất. Đúng vì TTvốn và TT tiền tệ được phân chia căn cứ vào thời hạn của các công cụ tài chính. - TTTT có thời hạn ngắn thường dưới 1 năm - TTV là nơi trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn 1 TTTT: do thời hạn ngắn nên những biến động về giá của các công cụ tài chính do ảnh hưởng của sự biến động lãi suất thị trường là không đáng kể,-> lợi nhuận đem lại thấp hơn. Ngược lại TTV sẽ đem lại lợi nhuận cao (tức ls cao) do biến động 7. Nếu cho vay đầu tư chứng khoán quá 3% tổng dư nợ, ngân hàng có thể gặp rủi ro trong thanh khoản Đúng. - việc tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay kinh doanh chứng khoán sẽ làm tổng tài sản có rủi ro của NHTM tăng lên rất nhiều. - Đúng 1 phần vì có thể còn gặp rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng theo qd thì k quá 3% tổng dự nợ. 7b. NH ko được cho vay cầm cố chứng khoán không vượt quá 3% vốn tự có. Đúng. - Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay dư nợ cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của các ngân hàng thương mại nhà nước khoảng 2,5% vốn tự có, của ngân hàng thương mại cổ phần khoảng 4,5% vốn tự có, của chi nhánh ngân hàng nước ngoài khoảng 1,9% vốn tự có và tổng dư nợ cho vay khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng. - Một biểu hiện khác của việc chưa thực hiện được đầy đủ mục tiêu của thị trường chứng khoán, đó là đáng lẽ vốn huy động vào thị trường chứng khoán là nguồn vốn được huy động trực tiếp từ các nhà đầu tư, chứ không phải là chảy từ ngân hàng thương mại sang 8. Lãi suất kỳ phiếu thường cao hơn l/s gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn do RR cao hơn Sai Lãi suất cao là do kỳ phiếu ko thường phải hoàn trả trước hạn theo yêu cầu của người gửi mà chỉ trả khi đáo hạn, NH có nguồn vốn ổn định hơn 9.Bán tài sản đảm bảo để thu nợ có thể gây ra những thông tin bất lợi cho cả 2 bên Đúng: Bán tài sản đảm bảo là phương án được xem như là cuối cùng để thu hồi nợ vì tài sản đảm bảo chưa chắc đã đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi được cả gốc lẫn lãi. Khi tài sản đảm bảo giảm giá thì cả ngân hàng và khách hàng đều bất lợi. 10.Ngân hàng ko chấp nhận chiết khấu trái phiếu của ngân hàng khác Sai 11.Khi giải ngân cho khách hàng vay vốn bằng cách ghi tăng tài khoan tiền gửi thì tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. => Sai. Do tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tính trên số dư tiền gửi bình quân của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc,Và tiền cho khách hàng vay lại không phải là đối tượng của dự trữ bắt buộc=> về bản chất thì khoản tăng trên tktg của khách hàng vẫn là vốn vay của NHTM cho khách hàng vay 12.Khoản mục đầu tư giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản,giảm rủi ro. a. ĐÚng. Khoản mục đầu tư được xem là tài sản đệm giữa ngân quỹ và tín dụng Ngân quỹ có tính thanh khoản cao,rủi ro thấp Tín dụng có tính thanh khoản thấp,rủi ro cao. -> Giúp tăng tính thanh khoản và giảm rủi ro( các danh much đâu tư ngắn hạn) b. sai: - do các khoản mục đầu tư vào công ty con… thì khôgn có tính thanh khoản và cugnx k làm giảm rủi ro - khoản mục dtu chủ yếu vì mục đích tăng knang sih lời 2 - đặc biệt là đầu tư dài hạn -> rủi ro C. vừa đúng vừa sai Dầu tư có nhiều loại ví dụ đầu tư chứng khoán có 2 loại nhằm mục đích sinh lời và mục đích thanh khoản hoạt động đầu tư chứng khoán thực hiện một số chức năng quan trọng sau đây: - Ổn định hóa thu nhập của ngân hàng: Nhằm tạo cân bằng về thunhập cho ngân hàng trong chu kỳ kinh doanh. Khi thu nhập từ các khoản tín dụng giảm xuống thì thu nhập chứng khoán có thể có thể bù đắp lại. - Bù trừ rủi ro tín dụng: Các chứng khoán có rủi ro thấp có thể được ngân hàng mua và giữ lại để cân bằng với rủi ro tín dụng. - Cung cấp một sự đa dạng hoá về mặt địa lý: Chứng khoán thường xuất phát từ nhiều khu vực khác nhau hơn so với các khoản tín dụng của ngân hàng, điều này cho phép ngân hàng đa dạng hóa đầu tư và lợi nhuận của nó trên phương diện địa lý một cách có hiệu quả hơn. - Cung cấp dự trữ cho ngân hàng: Vì chứng khoán có thể dễ chuyểnhoá thành nguồn tiền để thoả mãn nhu cầu thanh khoản hiện thời, hoặc có thể được dùng để cầm cố để vay vốn bổ sung cho ngân hàng. - Giảm nghĩa vụ nộp thuế của ngân hàng: Chứng khoán có loại phải nộp thuế và có loại không phải nộp thuế. Do đó, đây là khoản đầu tư bù trừ thu nhập chịu thuế do các khoản tín dụng. - Tạo ra tuyến phòng thủ cho ngân hàng: Nhằm ngăn ngừa những thiệt hại mà có thể là hậu quả của lãi suất thay đổi trên thị trường. - Đem lại tính năng động cho danh mục tài sản: Không như phần lớn các khoản vay, các chứng khoán đầu tư có thể mua được mua và bán nhanh chóng nhằm mục đích tái cơ cấu các tài sản của ngân hàng để phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại. Tăng cường hiệu quả của ngân hàng: Những chứng khoán có chất lượng ngân hàng đang nắm giữ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của ngân hàng. 13. Thấu chi là nv cho vay bên TK TGTT của KH. đúng. Thấu chi là việc khác h hàng được tiêu vươtrj quá số tiền tren tk. Số tiền vượt trên trên số dư chính là khoản ngân hàng ưgns trước cho khách hàng, chính là khoản cho vay, khách hàng phải chịu ls như khi vay của nh 14. Tiền gửi TT nhạy cảm hơn với biến động của lãi suất so với tiền gửi tiết kiệm. Sai. Ls TGTT - thấp hơn nhiều so với TGTK. - ít thay đổi theo thực tế. - mục đích gửi là để thanh toán ko phải để hưởng lãi 15. TP chuyển đổi của DN có thời hạn đáo hạn là 6 tháng là CK thanh khoán. Sai. do hết hạn thì trái phiếu chuyển đổi sẽ được chuyển thành cổ phiếu nên NH sẽ không nhận lại được giá trị trái phiếu đó dưới dạng tiền mà dưới dạng cổ phiếu. cổ phiếu này cũng k phải ts thanh khoản 16. Khi NH thanh toán cho 2 khách hàng có cùng TK GD tại NH, dự trữ bắt buộc của NH tăng lên Sai do tổng số dư của các tài khoản phải chịu cùng mức tỉ lệ dự trữ bắt buộc là không đổi 17. hoạt động TT giúp NHTM tạo tiền cho nền kinh tế. Đúng : (giáo trình trang 16) Thanh toans là 1 dịch vụ của NH, trong đó NH giúp các khách hàng giao dịch trao đổi tiền tệ để thanh toán hoạt động mua bán. Bên cạnh đó để đẩy mạnh quá trình lưu thông, Nh có thể cho KH vay trong trường hợp số dư tk ko đủ thanh toán > cơ sở của việc nhân tiền, hơn nữa số tiền nhàn rỗi trong tk có thể đem cho vay trong hệ thống 3 18. Doanh số thu nợ là tổng số tiền khách hàng vay từ NHTM trong 1 thời kỳ. sai - doanh số thu nợ là tổng st thực tế kh đã trả cho ngân hàng trong 1 thời kỳ - tổng số tiền khách hàng vay ngân hàng trong 1 thời kì là doanh số cho vay => doanh số thu nợ k fai là tổng st mà kh vay nh trog 1 tki 19. NHTM ko chấp nhận chiết khấu đối với cổ phiếu của DN. Đúng. - Vì theo quy chế ck giấy tờ có giá QD 1325/2004 thì nhtm chỉ chấp nhận chiết khấu gtcg của các tổ chức tín dụng phát hành theo quy định của luật các tổ chứ tín dụng , ngoài ra còn một số trái phiếu tín phiếu chính phủ=> k chấp nhận ck với cổ phiếu dng - Thực hiện chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán theo đúng quy định tại Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; không được chiết khấu cổ phiếu. Số 03/2007/CT-NHNN Về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - ngân hàng k ck cổ phiếu vì giá cổ phiếu bấp bênh -> dễ rủi ro cho ngân hàng 20.tg thanh toán tạo áp lực thanh khoản thấp hơn so với tgui tiết kiệm sai giải thích: -Tiền gửi thanh toán (TGTT) là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách. Ngoài ra, đối với khách hàng là các tổ chức có thể sử dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gửi thanh toán - tiền gửi tiết kiệm là các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng , nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời - tg tiết kiệm do có kì hạn, nếu khách hàng đến rút trước kì hạn thì hưởng ks k kì hạn= hạn chế việc rút truoc kì hạn=> ổn định hơn - tg thanh toán k nhằm mục tiêu sinh lời=> thường xuyên làm biến động cầu thanh khoản, kém ổn định => tạo áp lực thanh khoản 21.Ngân hàng ko chấp nhận chiết khấu cổ phiếu của ngân hàng khác Đúng nhtm chỉ chấp nhận ckhau với các loại trái phiếu tín phiếu của các tổ chức tín dụng, k chấp nhận ck với cổ phiếu vì cổ phiếu là giấy chứng nhận quyền sở hữu k phải giấy nợ => k chiết khấu dc 22. Bảo hiểm tiền gửi việt nam thanh toán cho mọi khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thương mại khi ngân hàg thương mại mất khả năng thanh toán. Sai: vì BHTGVN có nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền và góp phần xây dựng hệ thống tài chính an toàn, lành mạnh. Cụ thể, mỗi cá nhân gửi tiền vào tổ chức tham gia BHTG bằng đồng Việt Nam đồng nghĩa khoản tiền gửi đó mặc nhiên đã được bảo hiểm; trách nhiệm đóng phí BHTG thuộc về các tổ chức tham gia BHTG. Hiện nay,theo các quy định pháp lý,thì DIV chỉ thanh toán tối đa 50 triệu đồng/người ( cả gốc và lãi),quy định này không còn phù hợp vì có rất nhiều KH có số tiền gửi lớn hơn 50 tr rất nhiều. 23. Tăng dự trữ bắt buộc làm tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng thương mại Đúng,vì: Phần dự trữ bắt buộc của NHTM không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp. 4 NEC( dự trữ)=NEC ( không dự trữ)/(1-tỷ lệ dự trữ) Từ công thức ta thấy,lãi suất hiệu quả khi có dự trữ cao hơn lãi suất hiệu quả không có dự trữ tăng chi phí vốn của NH. - tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn làm cho số vốn ngân hàng có thể dùng để kinh doanh giảm đi nên chi phí huy động vốn của ngân hàng tăng, mặc dù tiền gửi DTBB tại NHNN có được nhận lãi nhưng tỷ lệ lãi này rất thấp (1,2%/năm, trong khi chi phí trả lãi cho người gửi cao hơn rất nhiều). 24. Dự phờng rủi ro tín dụng ngăn ngừa rủi ro tín dụng cho ngân hàng Sai, vì: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà NH phải gánh chịu do KH vay không trả đúng hạn ,không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi  là những tổn thất mà NH khó có thể dự báo chính xác đc và nằm ngoài ý muốn chủ quan của NH. Việc dự phòng rủi ro tín dụng không giúp ngăn ngừa rủi ro tín dụng,mà chỉ giúp hạn chế thiệt hại khi rủi ro xảy ra. 25. Khi có thăng dự tạm thời về vốn , ngân hàng thương mại nên ưu tiên cho vạy các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng Đúng: vì Cho vay NHTM khác trên thị trường liên ngân hàng rủi ro ít hơn,chi phí thấp hơn.Các món vay thường là ngắn hạn: 1 tuần,2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.Món vay lại lớn nên chi phí thấp. Trên thị trường liên NH,chỉ có những NH( có vốn pháp định đủ đk pháp luật quy định,có nhiều thông tin để phân tích) nên xác suất để các NH này gặp khó khăn đến mức không thể thanh toán cho NH cho vay có thể thấp hơn so với việc cho vay tiêu dùng. 26. Chi phí phi lãi của ngân hàng thường lớn hơn thu phi lãi của ngân hàng Đúng.chi phí phi lãi là những chi phí không phải từ viêc huy động tiền, như chi phí tiền lương Thu nhập từ lãi là thu nhập chính của ngân hàng, thu nhập phi lãi từ hoạt động dịch vụ (ví dụ như thanh toán) hay các hoạt động kinh doanh khác (như kinh doanh tiền tệ) thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Nhưng ngoài chi phí trả lãi, ngân hàng còn phải trả nhiều chi phí khác (như chi phí quảng cáo, tiền lương, khấu hao, nên chi phí phi lãi thường lớn hơn thu nhập phi lãi. 2. NHTM trích lập dự phòng chung = 0.75% tổng dự nợ. Sai 3. Đối với các NHTM cổ phần, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng làm tăng thuế thu nhập phải nộp cho Nhà nước. Đúng 5. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng như NHTM. Sai.Vì các tổ chức tín dụng phi NH ko đc phép thực hiện các dịch vụ TT và TG ko kỳ hạn - Nhà nước quản lý vĩ mô = chính sách tiền tệ khó vì khó quản lý kiểm soát 7. Tiền thu được từ phát hành trái phiếu là đối tượng phải dự trữ bắt buộc Đúng 8. Tiền gửi cho các Ngân hàng thương mại tại NHTW không được hưởng lãi Sai. Tùy chính sách tiền tệ. 9. Lý do khiến NH mua lại trái phiếu với giá lớn hơn mệnh giá và lãi tích lũy đến thời điểm chiết khấu là do lãi suất thị trường tăng lên Sai.Để Thanh toán. Vì mục tiêu thanh khoản. 5 10. Nếu dự kiến lãi suất thị trường giảm xuống trong thời gian tới, ngân hàng nên duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm ĐúngThay đổi thu chi lãi = GAP * mức thay đổi lãi suất 1. tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc có làm tăng chi phí huy động của ngân hàng không Đúng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao hơn làm cho số vốn ngân hàng có thể dùng để kinh doanh giảm đi nên chi phí huy động vốn của ngân hàng tăng, mặc dù tiền gửi DTBB tại NHNN có được nhận lãi nhưng tỷ lệ lãi này rất thấp (1,2%/năm, trong khi chi phí trả lãi cho người gửi cao hơn rất nhiều). Câu 11: tại sao ở NHTM, tỉ lệ nợ > 50%: - theo em là vì NHTM là trung gian tổ chức tín dụng nên hoạt động chủ yếu của NH là nhận tiền gửi để cho vay. do vậy nguồn vốn CSH của NH thường chiếm tỉ lệ rất nhỏ và tỉ lệ vốn vay rât lớn - NHTM là trung gian tài chính, chỉ là cầu nối dẫn vốn từ người có vốn sang người cần vốn và làm các dịch vụ tài chính khác nên nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn nợ. Câu 14: Nếu tính NEC cho các nguồn tiền có kì hạn khác nhau như 3 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng thì em có thể chỉ cần tính NEC của 1 năm thôi được k ah? hay em phải tính NEC của chính các kì hạn đó ah? - NEC là lãi suất tương đương cuối kỳ nên em phải tính quy đổi lãi suất về thời điêm cuối kỳ Câu 16: hoạt động cho vay hợp vốn không giúp cho NH a- tăng thu nhập do lãi suất cao b-có được thông tin tổng hợp về khách hàng c- tạo sự ràng buộc về lợi ích với các ngân hàng khác d-đáp án khác Câu 17: tại sao tiền gửi tiết kiệm = $ lãi suất lại thấp hơn? - Theo em là vì tiền gửi $ có giá trị hơn tiền VND, ít chịu ảnh hưởng của lạm phát, độ rủi ro thấp. hơn nữa dự trữ bắt buộc của $ cao hơn VND. vì vậy lãi suất $ thấp hơn - Sự mất giá của USD ít hơn của VND nên có lãi suất thấp hơn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhu cầu của NH và cính sách tiền tệ của NHTW nữa. Tỷ lệ DTBB của USD cao hơn làm lãi suất huy động vốn thực tế (NEC có dự trữ) của NH tăng lên Câu 18: tại các NHTM VN, USD không được bảo hiểm tiền gửi đảm bảo chi trả? đúng- vì theo Đ3- ND 89/1999/ CP thì bảo hiểm tiền gửi chỉ áp dụng với VND. liệu giải thích như vậy được chưa ah? có cần bổ sung gì k thưa cô? - Mục đích của BHTG là bảo hiểm cho những người gửi tiền nhỏ, lẻ, dễ bị ảnh hưởng khi NH bị phá sản. Khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ có thể không phải là ngưởi dễ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, chính sách không bảo hiểm cho USD khuyến khích khách hàng gửi tiền bằng VND, góp phần chống tình trạng đô la hóa. 2. Ở tập bài tập cô gửi cho lớp, phần tài liệu đọc thêm cô có nói là TSNC LS có cả tiền gửi tại NHNN sao ở công thức 16 lại không có ạ? các bài tập có mục tiền gửi tại các TCTD khác cũng không đưa vào a? Có phải tiền gửi ở đây là hàm ý là tiền gửi thanh toán nên không đưa vào k ạ? Em đọc phần chú ý (in nghiêng) của tài liệu đọc thêm về Rủi ro lãi suất nhé. TG tại NHNN, Tiền gửi thanh toán tại TCTD khác và Tiền gửi thanh toán của khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp, TCTD khác) không nhậy cảm lãi suất vì mục đích gửi không phải để hưởng lãi 1. Nợ quá hạn có tính là tài sản nhạy cảm khi tính khe hở lãi suất ko? 6 Có 2. Nợ sơ cấp, nợ thứ cấp là gì? Chỉ có Dự trữ sơ cấp và Dự trữ thứ cấp 3. Vì sao trong NHTM vốn cấp 1 < vốn cấp 2 Vì vốn cấp 2 là nguồn kém ổn định hơn Vốn cấp 1 4. Khi tính lợi nhuận <0 thì có tiếp tục tính ROA, ROE không? và nếu tính tiếp thì theo số lợi nhuận âm ROA, ROE < 0 thể hiện tỷ lệ lỗ của NH 6. tiền huy động từ phát hành tín phiếu, kỳ phiếu NH có chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc không? Có (Xem quy định về DTBB) 5. Đề bài: có HĐ tín dụng: cho vay 880 triệu, kỳ hạn 12 tháng, trả gốc cuố ikỳ, lãi trả 2 lần trong kỳ, lãi suất 20%/năm. Cuối kỳ, khách hàng mang đến trả 450 tr. Sau 12 tháng tiếp theo, biết không thể thu hồi khoản nợ này, NH tiến hành bán TSĐB và thu được 400tr sau khi trừ chi phí bán. Hãy tính gốc và lãi NH thu đc khi thanh lý tài sản. Tính lãi suất thực của HĐ trong thời hạn vay ban đầu(12 tháng), biết KH đã trả lãi lần đầu trong kỳ. Bài làm: Lần trả lãi 1: 880*10%= 88tr Cuối kỳ số lãi phải trả là 88tr và gốc phải trả là 880tr Giả sử NH thu gốc, lãi theo tỷ lệ thì cuối kỳ khách hàng thanh toán được: gốc=450*880/(880+88) = 409,1tr > Nợ quá hạn = 880-409,09=470.9 tr Số lãi thu được = 450-409,1=40,9tr > lãi treo= 88 - 40,9=47,9tr Sau 1 năm: Lãi phạt trên nợ quá hạn= 470,91*20%*150%= 141,273tr Lãi thực của HĐ trong thờhaiạnva y ban đầu = (88 + 40,9)/880= 14,65% Thưa cô cho em hỏi các phần trên em đã làm đúng chưa và theo yêu cầu của bài thì sẽ phải làm như thế nào ạ? Bổ sung: Giá trị tài sản thu hồi là 400tr < số tiền lãi và gốc NH phải thu. Vậy số tiền gốc và lãi NH thu đc khi thanh lý tài sản là 400tr. Baseline Credit Assessments.; Bank Financil Strength Ratings - xếp hạng tiền gửi ngoại tệ, đánh giá tín dụng cơ sở (Baseline Credit Assessments) - xếp hạng sức mạnh tài chính ngân hàng (Bank Financial Strength Ratings). 1. Pb vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn CSH. - Vốn điều lệ: Là số vốn do các thanh viên góp vốn cam kết sẽ góp vào khi thành lập doanh nghiệp ( không được phép thấp hơn vốn pháp định - nếu có ). - Vốn pháp định (legal capital) là mức vốn tổi thiểu phải có đối với từng ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. (Điều 4_Luật DN 2005) - Vốn đầu tư là vốn do chủ doanh nghiệp huy động ( bằng tất cả các nguồn) để đầu tư vào hoạt động kinh doanh. - Vốn chủ sở hữu (Equity): Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. (3 nguồn: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản.) Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi , vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát không hoàn lại ) - Vốn kinh doanh (hay còn gọi là nguồn vốn kinh doanh ) là một bộ phận của vốn chủ sở hữu ( nêu trên ) dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cụ thể: A. Vốn điều lệ 1. Vốn điều lệ là gì? 7 Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty. 2. Ai là người có quyền góp vốn điều lệ? Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây: - Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 3. Ý nghĩa của vốn điều lệ: - Là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác; - Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp; - Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn. Đọc thêm http://www.luattriminh.vn/pho-bien-phap-luat/hoi-dap-phap-luat/luat-doanh-nghiep/186-von-dieu-le- la-gi.html#ixzz1OqCuA3us B. Vốn pháp định: hiện nay ở Việt Nam, yêu cầu vốn pháp định : - Kinh doanh tiền tệ – tín dụng (nếu thành lập ngân hàng thương mại cổ phần thì phải có ít nhất 1.000 tỷ đồng cho năm 2008 và 3.000 tỷ đồng cho năm 2010 trở đi, nếu là ngân hàng đầu tư thì phải có ít nhất là 3.000 tỷ đồng, ngân hàng phát triển ít nhất 5.000 tỷ đồng…). - Kinh doanh chứng khoán (phải có ít nhất 165 tỷ đồng cho ngành nghề bảo lãnh phát hành hoặc 100 tỷ đồng cho ngành nghề tự doanh…). - Kinh doanh bảo hiểm (tối thiểu phải có 300 tỷ đồng cho ngành nghề bảo hiểm phi nhân thọ, 600 tỷ đồng cho ngành nghề bảo hiểm nhân thọ, môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng). - Kinh doanh vận chuyển hàng không (dao động từ 200 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng tương ứng với số lượng tàu bay khai thác, hoặc nếu kinh doanh hàng không chung là 50 tỷ đồng). - Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê (ít nhất là 2 tỷ đồng). - Kinh doanh sản xuất phim (ít nhất là 1 tỷ đồng). - Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (ít nhất là 2 tỷ đồng). - Kinh doanh bất động sản (ít nhất là 6 tỷ đồng). Nhìn chung, khi nhà đầu tư kinh doanh thành lập doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có vốn pháp định nêu trên thì nhà đầu tư phải chứng minh năng lực tài chính của mình bằng nhiều cách, như mở tài khoản tại một tổ chức mà Nhà nước quy định (thường là tại ngân hàng) để lấy giấy xác nhận của của tổ chức này hoặc có kết quả kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập về hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, hoặc chứng thư định giá đối với tài sản bằng hiện vật của tổ chức định giá hoạt động hợp pháp tại Việt Nam… Quy định về vốn pháp định là việc làm cần thiết để nhằm tạo ra sự an toàn cho xã hội và đảm bảo trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trước đối tác và chủ nợ. Vì thực chất những ngành nghề như kinh doanh tiền tệ – tín dụng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán trên thế giới nhiều quốc gia cũng đã và đang áp dụng mức vốn pháp định, cho nên ở Việt Nam cũng không là ngọai lệ Thông tin thêm http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/03/18/2488/ C. Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu * Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu : Vốn điều lệ chỉ ghi con số có tính chất đăng ký. Trong khi đó, doanh nghiệp vận hành qua các năm, lãi-lỗ làm thay đổi phần lãi giữ lại, khiến cho vốn chủ sở hữu trên thực tế thay đổi. Đó là từ nguồn vận hành sản xuất-kinh doanh. 8 Hơn thế nữa, ngày nay với việc phát hành cổ phần mới, với mức thặng dư tạo thành vốn chủ sở hữu, và việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần, tức là biến tài sản nợ thành tài sản vốn, vốn chủ sở hữu tiếp tục còn tăng lên. Ngược lại, lại có trường hợp vốn điều lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu, một trong những lý do là: (i) Chưa góp đủ vốn; (ii) Vốn chủ sở hữu teo đi do phần lỗ trong hoạt động kinh doanh. * về vốn điều lệ lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu thì rủi ro có thể xảy ra là: Đối với vận hành sản xuất-kinh doanh, doanh nghiệp có thể thiếu vốn, do vốn điều lệ ít nhiều phản ánh mong muốn của cổ đông kinh doanh ở quy mô "nào đó hợp lý". Thiếu vốn sẽ vất vả xoay sở. Đối với pháp lý thì tiềm tàng nếu có tranh chấp, hay phải bồi thường, các cổ đông có nghĩa vụ góp đủ số đã đăng ký, đây là yêu cầu pháp luật để bảo đảm quyền lợi các bên liên quan, đặc biệt là chủ nợ của công ty. Thứ ba, việc chưa góp đủ vốn hoặc lỗ làm giảm hiệu quả kinh doanh và giảm vốn chủ sở hữu nhìn chung đều có thể gây ra hạn chế trong trường hợp công ty muốn kêu gọi thêm vốn từ các cổ đông mới, hoặc từ đối tác vốn. Tôi nói "nhìn chung" bởi vì có những hoạt động kinh doanh và dù liên tục lỗ và giảm vốn cổ đông, nhưng vẫn tiếp tục thu hút được đầu tư mới, do tiềm năng tương lai trong xu hướng lạc quan của thị trường và ngành. Ở thế giới trường hợp của Amazon là một ví dụ. Ở Việt Nam thì rất nhiều công ty tài chính và cả bất động sản cũng như vậy trong quá khứ. Sự lạc quan của cổ đông mới là nguồn sinh lực ngay cả khi vốn chủ sở hữu suy giảm do tính chất "conservative" của nguyên lý hạch toán-kế toán. 1. Giải pháp phòng ngữa rủi ro tín dung? - tuân theo các quy định về an toàn tín dụng - phân loại danh mực tín dụng theo mức độ rủi ro (theo từng khách, hình thức vay…) -> chủ yếu qtam chỉ tiêu tương lai - xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng -> chỉ tiêu quá khứ Đối với ngân hàng: Xếp hạng tín nhiệm là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu. Đồng thời cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng. - xác định các khoản cho vay có vấn đề -> thường xuyên - xác định tỷ trọng an toàn cho các khoản cho vay khác nhau - xây dựng chiến lược đa dạng hóa Một số thuật ngữ bạn hỏi như sau: 1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng. 2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. 3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Về vấn đề lãi suất: Lãi suất thả nỗi hay lãi suất cố định đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Lãi suất thả nỗi mang tính linh hoạt và Ngân hàng có thể điều chỉnh cho từng thời kỳ phù hợp. Do đó, cũng mang lại phương án hạn chế rủi ro cho ngân hàng nhất định. 9 4. Chiết khấu giấy tờ có giá Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá là việc Ngân hàng mua lại hoặc tạm thời bảo quản với một mức phí nhất định (lãi suất chiết khấu) các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân. 1. Tiện ích • Giúp khách hàng tái tạo lại khả năng tiền tệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của mình • Khách hàng có thể lựa chọn hình thức tái chiết khấu có hoàn lại (chiết khấu có kỳ hạn) hoặc chiết khấu không hoàn lại • Thủ tục đơn giản, thuận tiện 2. Đặc điểm • Chiết khấu chứng từ có giá có hai loại: - Chiết khấu có hoàn lại (còn gọi là chiết khấu có kỳ hạn) Là chiết khấu mà sau một thời gian theo thoả thuận, chủ sở hữu giấy tờ có giá hoàn lại tiền chiết khấu cho Ngân hàng để nhận lại giấy tờ có giá đã chiết khấu tại Ngân hàng. - Chiết khấu không hoàn lại là hình thức chiết khấu mà kể từ khi chiết khấu các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của Ngân hàng • Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân sở hữu các giấy tờ có giá. Trường hợp khách hàng đề nghị chiết khấu không phải là chủ sở hữu giấy tờ có giá thì phải có văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu được công chứng Nhà nước xác nhận hoặc Uỷ ban nhân dân phường xã chứng thực • Loại tiền áp dụng: VND • Thời hạn chiết khấu: Trong trường hợp chiết khấu hoàn lại, thời hạn chiết khấu áp dụng là thời gian ngắn hạn và tối đa bằng thời hạn còn lại của giấy tờ có giá được chiết khấu nhưng không quá 12 tháng 3. Các loại giấy tờ được chiết khấu • Trái phiếu Chính phủ gồm các loại: Trái phiếu Kho bạc, Tín phiếu Kho bạc và Trái phiếu đầu tư của Chính phủ, Công trái • Các loại giấy tờ có giá do Habubank và các ngân hàng thương mại khác phát hành như Trái phiếu NHTM; Kỳ phiếu; Chứng chỉ tiền gửi (Sổ Tiết kiệm, Sổ Tiền gửi nhưng không bao gồm Sổ Tiết kiệm mang tính gửi góp) • Các loại giấy tờ có giá khác do Habubank quy định trong từng thời kỳ hoặc do Tổng Giám đốc quyết định từng trường hợp cụ thể (VD: Bộ chứng từ thanh toán L/C không huỷ ngang, có bảo hiểm và thanh toán qua HABUBANK; Hối phiếu; Lệnh phiếu; Trái phiếu của UBND tỉnh, thành phố Câu 12: phân biệt nợ xấu và nợ quá hạn? - Phân biệt Nợ quá hạn, Nợ Rủi ro và Nợ xấu (Xem QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007/QĐ- NHNN) o Nợ quá hạn là Nợ đến hạn mà khách hàng không trả được. Tuy nhiên đối với món vay được trả làm nhiều lần (trả góp), khi khách hàng không trả được nợ vào 1 kỳ nhất định trong thời gian vay, không có quy định rõ ràng là NH phải chuyển dư nợ chưa trả kỳ đó hay toàn bộ dư nợ còn lại sang nợ quá hạn. Hơn nữa, NH có thể gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, làm cho món nợ đến hạn trả mà khách hàng không trả được sẽ không bị chuyển nợ quá hạn.→ NQH ko phải là chỉ tiêu đáng tin cậy để đánh giá RRTD. o Nợ Rủi ro: là Nợ có dấu hiệu rủi ro mà Ngân hàng đánh giá là khách hàng có dấu hiệu khó khăn về khả năng trả nợ (Nợ từ nhóm 2 đến Nhóm 5). Nợ rủi ro không nhất thiết là Nợ quá hạn vì có những khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại vẫn có thể cho vào Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn). Ngược lại, có những khoản nợ đã được cơ cấu lại thời gian trả nợ (không phải là nợ quá hạn) hoặc những khoản Nợ đủ tiêu chuẩn của khách hàng có ít nhất 1 món vay bị xếp vào nhóm nợ Rủi ro (từ nhóm 2 đến nhóm 5) thì tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất trong các món nợ của khách hàng đó. 10

Ngày đăng: 10/08/2014, 22:24

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w