1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án: Điều khiển tay máy gắp sản phẩm dùng PLC S7 200

54 2,6K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Đồ án: Điều khiển tay máy gắp sản phẩm dùng PLC S7 200 với nhu cầu tìm hiểu về hệ thống tự động hóa trong sản xuất, tìm hiểu kỹ thuật điều khiển PLC và ứng dụng PLC S7200 CPU224 laser cho tay máy gắp sản sản phẩm. Mời bạn đọc cùng tham khảo

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Robot và công nghệ cao là những khái niệm của sản xuất tự động hoá

hiện đại Một đặc điểm quan trọng của robot công nghiệp là chúng cho phép dễ dàng kết hợp những việc phụ và chính của một quá trình sản xuất thành một

dây chuyền tự động So với các phương tiện tự động hoá khác, các dây chuyền

tự động dùng robot có nhiều ưu điểm hơn như dễ dàng thay đổi chương trình làm việc, có khả năng tạo ra dây chuyền tự động từ các máy vạn năng, và có

thể tự động hoá toàn phần

Tự động hóa là một nhu cầu không thể thiếu trong quá trình sản xuất

ngày nay Việc ứng dụng tay máy scara vào tự động hóa dây chuyền sản xuất mà

cụ thể hơn ở đây là dây chuyền phân loại sản phẩm trên băng chuyền giúp cho việcsản xuất trở nên linh hoạt hơn, hiệu quả hơn Với nhu cầu tìm hiểu về hệ thống tựđộng trong sản xuất và với kiến thức của sinh viên năm thứ 3 tại trường đại học

chúng em chọn đề tài “ ĐIỀU KHIỂN TAY MÁY GẮP SẢN PHẨM

DÙNG PLC S7 200” để nghiên cứu và tìm hiểu

Do yêu cầu về kiến thức về thiết kế, tính toán và điều khiển chính xác đối với thiết kế phần cứng là rất cao nên nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu sót Do đó, rất mong muốn được sự chỉ bảo thêm của các thầy, cô và đóng góp của bạn bè để đồ án được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Phạm Thị Hồng Hạnh đã giúp

đỡ chúng em hoàn thành đồ án này !

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I GIỚI THIÊU CHUNG 4

1.Tay máy công nghiệp 4

2 Cảm Biến 4

2.1 Cảm biến từ E2E (Phát hiện sắt từ): 5

2.2 Cảm biến quang: 5

3 Công tắt hành trình: 6

4 Công tắc 7

5 Nút ấn 8

6 Rơle 8

7 Động Cơ Một Chiều DC: 10

7.1 Cấu tạo động cơ DC 10

7.1.1 Phần cảm (stato): 11

7.1.2 Phần ứng (roto): 11

7.1.3 Cổ góp: 12

7.1.4 Chổi điện: 12

7.2 Nguyên lý làm việc 12

8 Khí nén 14

8.1 Máy nén khí: 14

8.2 Bình trích chứa khí nén: 15

8.3 Mạng đường ống dẫn khí nén: 15

8.4 Van đảo chiều: 15

8.5 Cơ cấu chấp hành 17

Trang 3

8.5.1 Nhiệm vụ 17

8.5.2 Xi lanh 18

9 Băng tải 19

CHƯƠNG II TÌM HIỂU KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN PLC 20

2.1 Quá trình phát triển của kỹ thuật điều khiển: 20

2.2 Giới thiệu về PLC: 20

2.3 Cấu trúc, nguyên lý hoạt động của PLC 21

2.4 Các hoạt động xử lý bên trong PLC 23

2.5 PLC Simatic S7-200 CPU 224 24

2.5.1 Cấu trúc phần cứng của CPU 224 AC/DC/RLY 24

2.5.2 Cấu trúc bộ nhớ: 26

2.5.3 Mở rộng cổng vào ra 27

2.5.4 Thực hiện chương trình của S7-200 29

2.5.5 Ngôn ngữ lập trình của S7-200 CPU 224 29

CHƯƠNG III ỨNG DỤNG PLC S7-200 CPU224 VIẾT LADDER CHO TAY MÁY GẮP SẢN PHẨM 47

3.1 Bảng địa chỉ I/O cho cơ cấu 47

3.2 Chương trình LAD của mô hình 48

3.3 Sơ đồ đấu dây mô hình 53

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN 54

Trang 4

CHƯƠNG I GIỚI THIÊU CHUNG

1 Tay máy công nghiệp

Tay máy ( Manipulator ) là cơ cấu cơ khí gồm các khâu khớp Chúng hình cánhtay để tạo các chuyển động cơ bản cổ tay tạo nên sự khéo léo, linh hoạt và bàn tay( End Effector ) để trực tiếp hoàn thành các thao tác trên đối tượng

- Kết cấu của tay máy

Các tay máy có điểm chung về kết cấu là gồm có các khâu được nối với nhaubằng các khớp để hình thành một chuỗi động học hở, tính từ phần công tác Cáckhớp phổ biến là khớp trượt và khớp quay Tùy theo số lượng và cách bố trí cáckhớp mà người ta có thể tạo ra tay máy kiểu tọa độ đề các , tọa độ trụ, tọa độ cầu,SCARA, và kiểu tay người ( Anthropomorpnic )

Tiếp điểm của cảm biến chia ra làm 2 loại: thường đóng (Normal Closed – NC)

và thường mở (Normal Open – NO) Công tắc hành trình thường có cả 2 loại tiếpđiểm NO và NC nhưng với một cực chung Khi có tín hiệu tác động thì sẽ chuyểnđổi trạng thái của 2 tiếp điểm này: tiếp điểm thường mở đóng lại và tiếp điểmthường đóng mở ra

Trang 5

2.1 Cảm biến từ E2E (Phát hiện sắt từ):

 Dùng để phát hiện các vật thể bằng kim loại, thường dùng để khống chế cáchành trình Khoảng cách phát hiện của cảm biến loại này phụ thuộc rất nhiềuvào vật liệu của vật cảm biến, các vật liệu có từ tính hoặc kim loại có chứasắt sẽ có khoảng cách phát hiện xa hơn các vật liệu không có từ tính

 Đa chức năng, khoảng cách phát hiện tới 30mm

 Vỏ bọc đồng thau hoặc thép không gỉ cho độ bền cao

 Các model DC 2 dây, 3 dây và 4 dây (NO + NC)

 Ứng dụng vào mô hình tại các cơ cấu Input:

 I0.3 (Ta) cảm biến xác định vị trí tay máy bên trên

 I0.4 ( Tb) cảm biến xác định vị trí tay máy bên dưới

 I0.5 (Tc) cảm biến xác định vị trí tay máy bên trái

 I0.6 (Td) cảm biến xác định vị trí tay máy bên phải

2.2 Cảm biến quang:

Ánh sáng từ nguồn sáng được tập trung bởi thấu kính hội tụ và chiếu thẳng vào

vật

Trang 6

Tia sáng phản xạ từ vật được tập trung lên dụng cụ cảm biến vị trí (PSD:

position sensing device) bằng thấu kính thu Nếu vị trí vật ( khoảng cách đến thiết

bị đo) thay đổi, hình ảnh vị trí vật hình thành trên PSD sẻ khác đi và nếu ở trạngthái cân bằng của hai ngõ ra PSD thay đổi ảnh vị trí vật hình thành trên PSD sẽkhác đi và trạng thái cân bằng của 2 PSD cũng thay đổi

Ứng dụng mô hình tại cơ cấu input

 I0.7 (PDA) cảm biến xác định có sản phẩm

3 Công tắt hành trình:

Công tắt hành trình trước tiên là cái công tắc tức là làm chức năng đóng mởmạch điện, và nó được đặt trên đường hoạt động của một cơ cấu nào đó, sao chokhi cơ cấu đến 1 vị trí nào đó sẽ tác động lên công tắc Hành trình có thể là tịnhtiến hoặc quay Khi công tắc hành trình được tác động thì nó sẽ làm đóng hoặcngắt một mạch điện do đó có thể ngắt hoặc khởi động cho một thiết bị khác Người

ta có thể dùng công tắc hành trình vào các mục đích như:

Giới hạn hành trình ( khi cơ cấu đến vị trí dới hạn tác động vào công tắc sẽ làmngắt nguồn cung cấp cho cơ cấu -> nó không thể vượt qua vị trí giới hạn)

Trang 7

Hành trình tự động: Kết hợp với các role, PLC hay VDK để khi cơ cấu đến vịtrí định trước sẽ tác động cho các cơ cấu khác hoạt động (hoặc chính cơ cấu đó).Công tắc hành trình được dùng nhiều trong các dây chuyền tự động Các côngtắc hành trình có thể là các nhút nhấn (button) thường đóng, thường mở, công tắc 2tiếp điểm, và cả công tắc quang.

4 Công tắc

Trong kỹ thuật điều khiển, công tắc, nút ấn thuộc phần tử đưa tín hiệu Có hailoại công tắc thông dụng: công tắc đóng – mở và công tắc chuyển mạch quay

Công tắc chuyển mạch Công tắc đóng mở

Công tắc và ký hiệu của công tắc

Trang 8

a Rơle đóng mạch

- Nguyên lý làm việc: Khi dòng điện vào cuộn dây cảm ứng, xuất hiện lực từtrường sẽ hút lõi sắt, trên đó có lắp các tiếp điểm Các tiếp điểm đó có thể là tiếpđiểm chính để đóng , mở mạch chính và các tiếp điểm phụ để đóng, mở mạch điềukhiển

Cấu tạo và ký hiệu nút ấn

Nút ấn đóng – mở

Rơ le đóng mạch

Trang 9

- Ký hiệu

b Rơle điều khiển

- Nguyên lý hoạt động: tương tự như rơle đóng mạch nhưng khác rơle đóngmạch ở chỗ chỉ dùng cho mạch điều khiển có công suất nhỏ và thời gian đóng mởcác tiếp điểm rất nhỏ (từ 1ms đến 10ms)

- Cấu tạo và ký hệu

thời gian đóng chậm

- Nguyên lý làm việc: Tương tự như rơle thời gian tác động chậm của phần tửkhí nén Gồm các phần tử: điot tương tự van 1 chiều, tụ điện như bình chứa, điệntrở R như van tiết lưu Ngoài ra tụ điện còn có nhiệm vụ giảm điện áp quát tảitrong quá trình ngắt

d Rơle thời gian ngắt chậm

Cấu tạo và ký hiệu rơle điều khiển

Rơ le đóng mạch

Trang 10

- Nguyên lý làm việc: tương tự như rơle thời gian ngắt chậm của phần tử khínén Gồm các phần tử: điot như van đảo chiều, tụ điện như bình chứa, điện trở R1

như van tiết lưu Ngoài ra tụ điện còn có nhiệm vụ giảm điện áp quá tải trong quátrình ngắt

- Cấu tạo và ký hiệu

7 Động Cơ Một Chiều DC:

Động cơ điện một chiều được sử dụng ở những nơi yêu cầu mở máy lớnhoặc yêu cầu điều chỉnh tốc độ bằng phẳng và phạm vi rộng như : băng tải,thang máy, máy ép…

Nhược điểm chủ yếu của động cơ 1 chiều là cổ góp có cấu tạo phức tạp, đắttiền và kém tin cậy Cần phải có nguồn điện 1 chiều kèm theo

7.1 Cấu tạo động cơ DC

Những phần chính gồm có: vỏ, trục, phần cảm (stato), phần ứng (roto),cổ góp,chổi điện

Trang 11

7.1.1 Phần cảm (stato):

Stato gồm có lõi thép và cuộn dây kích từ Cuộn dây kích từ được đặt vào tronglỏi thép để tạo thành một nam châm điện Trong động cơ nhỏ stato có thể là mộtnam châm vĩnh cửu Tuy nhiên trong động cơ lớn thường là nam châm điện

7.1.2 Phần ứng (roto):

Roto gồm có lõi thép và dây quấn phần ứng Lõi thép hình trụ làm bằng các láthép kỷ thuật phủ sơn cách điện ghép lại Dây quấn phần ứng có dạng cuộn vàđược đặt trong cách rãnh của lõi thép Roto được lồng vào giữa các cuộn dây kích

từ, được đỡ bằng ổ bi và nắp vỏ

Trang 12

Chức năng của chổi than – vành góp là để đưa điện áp một chiều và đổi chiềudòng điện trong cuộn dây phần ứng Số lượng chổi than bằng số lượng cực từ (mộtnửa có cực từ âm, một nửa có cực từ dương).

- Khi đặt điện áp 1 chiều Vf vào cuộn dây kích từ, một nam châm điện vớicác cực bắc nam hình thành và sinh ra từ trường gọi là từ trường cực từ Từtrường này tĩnh ( không quay)

Trang 13

- Khi cho điện áp 1 chiều Va vào 2 chổi điện , trong dây quấn phần ứng sẻ códòng điện 1 chiều Ia đi qua và sinh ra 1 từ trường gọi là từ trường phần ứng.

Từ trường cực từ và từ trường phần ứng sẻ tương tác với nhau và làm chotrục động cơ quay

Từ trường cực từ và từ trường phần ứng Khi roto quay sinh ra một điện áp phần ứng ( sức điện động cảm ứng) Ea trêndây quấn Ea có chiều ngược với Va nên gọi là sức phản điện, sẻ làm giảm điện ápđặt vào phần ứng

Độ lớn của sức phản điện phụ thuộc vào số vòng dây quấn trong cuộn dây, mật

độ từ thong và tốc độ quay của roto

Ảnh hưởng của sức điện động cảm ứng lên điện áp đặt vào roto

Trang 14

Khi có dòng điện chạy trong cuộn dây đặt trong từ trường, lực điện từ sẻ tạo ramomen làm quay khung dây Cổ góp có tác dụng đổi chiều sau mỗi nữa chu kỳquay.

Ưu điểm:

- Động cơ DC có mô-men quay cao,thời gian đáp ứng nhanh

- Giá thành không cao

- Cho phép điều khiển điện áp chính xác, mà cần thiết với tốc độ và cácứng dụng điều khiển mô-men

- Động cơ DC hoạt động tốt hơn so với động cơ AC trên thiết bị kéo

- Động cơ DC được thuận tiện cầm tay và rất thích hợp cho các ứng dụngđặc biệt, chẳng hạn như các công cụ công nghiệp cầm tay máy móc thiếtbị

Phân làm 2 loại :

- Phân loại theo áp suất

 Máy nén khí áp suất thấp p <= 15 bar

 Máy nén khí áp suất cao p>= 15 bar

 Máy nén khí áp suất rất cao p>= 300 bar

Trang 15

- Phân loại theo nguyên lý hoạt động.

+ Máy nén khí theo nguyên lý trao đổi thể tích: Máy nén khí kiểupittong, máy nén khí kiểu cách gạt, máy nén khí kiểu root, máy nénkhí kiểu trục vít

+ Máy nén khí tuabin: Máy nén khi ly tâm và máy nén khí theo chiềutrục

8.2 Bình trích chứa khí nén:

Khí nén sau khi ra khỏi máy nén khí và được xử lý thì cần phải có một bộ phậnlưu trữ để sử dụng Bình trích chứa khí nén có nhiệm vụ cân bằng áp suất khí nén

từ máy nén khí chuyển đến trích chứa, ngưng tụ và tách nước

Kích thước bình trích chứa phụ thuộc vào công suất của máy nén khí và công suấttiêu thụ của các thiết bị sử dụng, ngoài ra kích thước này còn phụ thuộc vàophương pháp sử dụng: ví dụ sử dụng liên tục hay gián đoạn

8.3 Mạng đường ống dẫn khí nén:

Mạng đường ống dẫn khí nén là thiết bị truyền dẫn khí nén từ máy nén khí đếnbình trích chứa rồi đến các phần tử trong hệ thống điều khiển và cơ cấu chấp hành

8.4 Van đảo chiều:

Van đảo chiều có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng bằng cách đóng mởhay thay đổi vị trí các cửa van để thay đổi hướng của dòng khí nén

Trạng thái khi OFF và ON của van đảo chiều

Trang 16

Cửa xả khí không có mối nối cho ống dẫn

2(A)4(B)

5(S)

1(P)

3(R)Nối với nguồn khí nén Cửa xả khí có mối nối cho ống dẫn

14(Z)

Cửa 1nối với cửa 2 Cửa 1nối với cửa 4

* Ký hiệu của van đảo chiều

Vị trí của nòng van được ký hiệu bằng các ô vuông liền nhau với các chữ cáio,a ,b ,c ,… hay các chữ số 0, 1, 2, …

Vị trí ‘không’ là vị trí mà khi van chưa có tác động của tín hiệu bên ngoài vào.Đối với van có 3 vị trí, thì vị trí ở giữa, ký hiệu ‘o’ là vị trí ‘không’ Đối với van có

2 vị trí thì vị trí ‘không’ có thể là ‘a’ hoặc ‘b’, thông thường vị trí bên phải ‘b’ là vịtrí ‘không’

Trường hợp a là cửa xả khí không có mối nối cho ống dẫn, còn cửa xả khí có mối nối cho ống dẫn khí là trường hợp b.

Bên trong ô vuông của mỗi vị trí là các đường mũi tên biểu diễn hướng chuyểnđộng của dòng khí nén qua van Khi dòng bị chặn thì được biểu diễn bằng dấugạch ngang

Hình 1.28: Ký hiệu và tên gọi của van đảo chiều

Hình 1.27: Kí hiệu cửa xả

khí

Trang 17

Hình trên là ký hiệu của van đảo chiều 5/2

Trong đó: 5 : chỉ số cửa và 2 : chỉ số vị trí

Cách gọi tên và ký hiệu của một số van đảo chiều:

Van đảo chiều 2/2

Van đảo chiều 4/2

Van đảo chiều 5/2

Cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ biến đổi năng lượng khí nén thành năng lượng

cơ học Cơ cấu chấp hành có thể chuyển động thẳng (xilanh) hoặc chuyển độngquay (động cơ khí nén)

Trang 18

Chiều tác động ngược lại do ngoại lực (a) và do lo xo (b)

Xilanh tác động 2 chiều (xilanh tác động kép).

Khí nén được đưa vào 2 phía của xilanh, do yêu cầu điều khiển mà xilanh đivào hay đi ra sẽ tuỳ thuộc vào việc đưa khí nén vào phía nào của xilanh

Xilanh quay

Hình biểu diễn tượng trưng của xilanh quay Hai ngõ vào điều khiển để điều khiểnpittong có răng di chuyển qua lại Khi cần pittong di chuyển sẽ ăn khớp với 1 bánhrăng làm bánh răng quay Trục bánh răng sẽ được gắn với cơ cấu chuyển động

Trang 19

Ưu nhược điểm của khí nén:

Ưu điểm:

 Không gây ô nhiễm môi trường

 Có khả năng truyền tải năng lượng đi xa do độ nhớt động học củakhí nén nhỏ, tổn thất trên dọc đường thấp

 Hệ thống phòng ngừa quá áp suất giới hạn được đảm bảo

Nhược điểm:

 Khi tải trọng thay đổi, vận tốc truyền cũng thay đổi

 Dòng khí nén thoát ra gây tiếng ồn lớn

Thành phần và cấu tạo băng tải :

- Một động cơ giảm tốc, trục vít và bộ điều khiển tốc dộ

- Bộ con lăn, truyền lực chủ động

- Hệ thống khung đỡ con lăn

- Hệ thống dây băng hoặc con lăn

Trang 20

CHƯƠNG II TÌM HIỂU KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN PLC

2.1 Quá trình phát triển của kỹ thuật điều khiển:

Hệ thống điều khiển là gì?

Hệ thống điều khiển là tập hợp các thiết bị và dụng cụ điện tử Nó dùng để vậnhành một quá trình một cách ổn định, chính xác và thông suốt

Hệ thống điều khiển dùng rơle điện:

Sự bắt đầu về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đặc biệt vào những năm 60 và

70, những máy móc tự động được điều khiển bằng những rơle điện từ như các bộđịnh thời, tiếp điểm, bộ đếm, relay điện từ Những thiết bị này được liên kết vớinhau để trở thành một hệ thống hoàn chỉnh bằng vô số các dây điện bố trí chằngchịt bên trong panel điện ( tủ điều khiển)

Như vậy, với 1 hệ thống có nhiều trạm làm việc và nhiều tín hiệu vào/ra thì tủđiều khiển rất lớn Điều đó dẩn đến hệ thống cồng kềnh, sửa chữa khi bị hỏng rấtphức tạp và khó khăn Hơn nữa, các rơle tiếp điểm nếu có sự thay đổi yêu cầu điềukhiển thì bắt buộc thiết kế lại từ đầu

Hệ thống điều khiển dùng PLC:

Với những khó khăn và phức tạp khi thiết kế hệ thống dùng rơle điện nhữngnăm 80, người ta chế tạo ra các bộ điều khiển có lập trình nhằm nâng cao độ tinhcậy, ổn định, đáp ứng hệ thống làm việc trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt

đem lại hiệu quả kinh tế cao đó là bộ điều khiển PLC

2.2 Giới thiệu về PLC:

Bộ điều khiển lập trình PLC (Programmable Logic Controller) được sáng tạo

từ những ý tưởng ban đầu của một nhóm kỹ sư thuộc hãng General Motor vào năm

1968 Trong những năm gần đây, bộ điều khiển lập trình được sử dụng ngày càngrộng rãi trong công nghiệp của nước ta như là 1 giải pháp lý tưởng cho việc tựđộng hóa các quá trình sản xuất Cùng với sự phát triển công nghệ máy tính đếnhiện nay, bộ điều khiển lập trình đạt được những ưu thế cơ bản trong ứng dụngđiều khiển công nghiệp

Trang 21

Như vậy, PLC là một máy tính thu nhỏ nhưng với các tiêu chuẩn công nghiệpcao và khả năng lập trình logic mạnh PLC là đầu não quan trọng và linh hoạt trongđiều khiển tự động hóa.

2.3 Cấu trúc, nguyên lý hoạt động của PLC

Cấu trúc

 Đơn vị xử lý trung tâm:

CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm trachương trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trongchương trình, đóng hay ngắt các đầu ra Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới cácthiết bị liên kết để thực thi Toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vàochương trình điều khiển được giữ trong bộ nhớ

Trang 23

Mỗi đơn vị I/O có duy nhất một địa chỉ, các hiển thị trạng thái của các kênh I/

O được cung cấp bỡi các đèn LED trên PLC, điều này làm cho việc kiểm tra hoạtđộng nhập xuất trở nên dể dàng và đơn giản

Bộ xử lý đọc và xác định các trạng thái đầu vào (ON, OFF) để thực hiện việcđóng hay ngắt mạch ở đầu ra

Bộ nguồn:

Biến đổi từ nguồn cấp bên ngoài vào để cung cấp cho sự hoạt động của PLC

Khối quản lý ghép nối

Dùng để phối ghép giữa PLC với các thiết bị bên ngoài như máy tính, thiết bị lập trình, bảng vận hành, mạng truyền thông công nghiệp

2.4 Các hoạt động xử lý bên trong PLC

 Đầu tiên, bộ xử lý đọc trạng thái của tất cả đầu vào Phần chương trìnhphục vụ công việc này có sẵn trong PLC và được gọi là hệ điều hành

 Tiếp theo, bộ xử lý sẽ đọc và xử lý tuần tự lệnh một trong chương trình.Trong ghi đọc và xử lý các lệnh, bộ vi xử lý sẽ đọc tín hiệu các đầu vào,thực hiện các phép toán logic và kết quả sau đó sẽ xác định trạng thái củacác đầu ra

Trang 24

 Cuối cùng, bộ vi xử lý sẽ gán các trạng thái mới cho các đầu ra tại cácmodule đầu ra.

2.5 PLC Simatic S7-200 CPU 224

2.5.1 Cấu trúc phần cứng của CPU 224 AC/DC/RLY

S7-200 là thiết bị điều khiển logic khả trình loại nhỏ của Hãng SIEMENS(CHLB Đức) có cấu trúc theo kiểu Modul và có các modul mở rộng Các modulnày được sử dụng cho nhiều ứng dụng lập trình khác nhau Thành phần cơ bản củaS7-200 là khối vi xử lý CPU-224

Trang 25

PLC Siemens S7-200, CPU 224, 14 vào, 10 ra relay, nguồn 220 VAC

Số đầu vào/ra có sẵn: 14 DI / 10DO

Số đầu vào / ra số cực đại ( nhờ lắp ghép thêm Modul số mở rộng:DI/DO/MAX: 94 / 74 / 168

Số đầu vào / ra tương tự ( nhờ lắp ghép thêm Modul Analog mở rộng: AI/AO/MAX: 28 / 7/ 35 hoặc 0 / 14 / 14

IP 20

Kích thước: Rộng x Cao x Sâu : 120 x 80 x 62

Các đèn báo trên S7-200 CPU224

Trang 26

Chế độ làm việc

PLC có 3 chế độ làm việc:

 RUN: cho phép PLC thực hiện chương trình từng bộ nhớ, PLC sẽ chuyển từRUN sang STOP nếu trong máy có sự cố hoặc trong chương trình gặp lệnhSTOP

 STOP: Cưỡng bức PLC dừng chương trình đang chạy và chuyển sang chế độSTOP

 TERM: Cho phép máy lập trình tự quyết định chế độ hoạt động cho PLChoặc RUN hoặc STOP

Cổng truyền thông

S7-200 sử dụng cổng truyền thông nối tiếp RS485 với phích nối 9 chân đểphục vụ cho việc ghép nối với thiết bị lập trình hoặc với các trạm PLC khác.Tốc độ truyền cho máy lập trình kiểu PPI là 9600 baud Tốc độ truyền cung cấpcủa PLC theo kiểu tự do là 300 38.400 baud

Để ghép nối S7-200 với máy lập trình PG702 hoặc các loại máy lập trìnhthuộc họ PG7xx có thể dùng một cáp nối thẳng MPI Cáp đó đi kèm với máylập trình

Ghép nối S7-200 với máy tính PC qua cổng RS232 cần có cáp nối PC / PPIvới bộ chuyển đổi RS232/ RS485

2.5.2 Cấu trúc bộ nhớ:

Bộ nhớ S7-200 được chia thành 4 vùng với 1 tụ có nhiệm vụ duy trì dữ liệutrong một khoảng thời gian nhất định khi mất nguồn Bộ nhớ S7-200 có tínhnăng động cao, đọc, ghi được trong toàn vùng, loại trừ các bit nhớ đặc biệt SM(Special memory) chỉ có thể truy nhập để đọc

Trang 27

Vùng chương trình

Là nguồn nhờ được sử dụng để lưu giữ các lệnh chương trình Vùng này thuộc

kiểu non-volatile đọc/ghi được

Vùng tham số

Là miền lưu giữ các tham số như: từ khóa, địa chỉ trạm, … cũng giống như

vùng chương trình, thuộc kiểu non-volatile đọc/ghi được

Vùng dữ liệu

Là miền nhớ động được sử dụng để cất giữ các dữ liệu của chương trình Nó

có thể được truy cập theo từng bít, từng byte, từng từ đơn (W-Word) hoặc theo

từ kép (DW_ Double Word), vùng dữ liệu được chia thành những miền nhớ nhỏvới các công dụng khác nhau Chúng được ký hiệu bằng chữ cái đầu theo từtiếng Anh, đặc trưng cho công dụng riêng của chúng như sau:

V : Variable Memory

I : Input image register

O : Output image regiter

M : Internal Memory bits

SM: Special Memory bits

Tất cả các miền này đều có thể truy nhập theo từng bít, từng byte, từng từ(word) hoặc từ kép (double word)

Vùng đối tượng

Bao gồm các thanh ghi Timer, bộ đếm tốc độ cao, bộ đệm vào ra, thanh ghi AC.Vùng này không thuộc kiểu Non-Volatile nhưng đọc/ ghi được

2.5.3 Mở rộng cổng vào ra

CPU 224 cho phép mở rộng nhiều nhất 7 Modul Các modul mở rộng tương tự

và có thể mở rộng cổng vào của PLC bằng cách ghép nối thêm vào nó các modul

mở rộng về phía bên phải của CPU, làm thành một móc xích Địa chỉ của các vị trí

Ngày đăng: 18/06/2014, 09:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ nguyên lý của động cơ DC - Đồ án: Điều khiển tay máy gắp sản phẩm dùng PLC S7 200
Sơ đồ nguy ên lý của động cơ DC (Trang 9)
Bảng  địa chỉ của một số modul mở rộng trên CPU 224 - Đồ án: Điều khiển tay máy gắp sản phẩm dùng PLC S7 200
ng địa chỉ của một số modul mở rộng trên CPU 224 (Trang 25)
3.1  Bảng địa chỉ I/O cho cơ cấu - Đồ án: Điều khiển tay máy gắp sản phẩm dùng PLC S7 200
3.1 Bảng địa chỉ I/O cho cơ cấu (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w