ACC's
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA SINH
PHẠM Y NGUYÊN THY
Trang 2
VHD:
LỜI CÁM ƠN
cme in chin thank edm on:
03 AGUYEN FHA VCAA , gidng olin bp man
(Dhutong Dhip Gidng Dey Sink Hoe, Khoa Sink - Tniiing
DUEP Tp HOM, dé tin tink butting din em hodn thank
lugn odn nay
06 LE THI MIAH, gidng vitn Khoa Sink, gido vitn tretting Trung Hoe The Hank - DASP Tp HOM đã tận
tinh gitip d? em trong qua trink Uuge nghigo dé tai nay
05 TRAA FHF DWC, gidng vitn bd min Dhutong
(Dhip Gidng Day Sink Woe, Khoa Sink - Trittng DHSD
Tp OM, da gdp ý cà chỉ bảo em trong qua trink thye hign
dé tal nay
BAA CMU HADEM KHOA SPAM, 08 ede Thiy
ĐA trong “Khoa Sink -Grường (92.57) đã tậm tìmk dạụu dễ oà
gitip dz ching em trong quad tràn học lập cà trong quá (ràmÉc
lame dé tai
Tig thé lop Sink FV, lép Sink FID đã giúp đỡ tài trong quá trink thie hign dé tai
Sink Vien
Dham Y Aguyén Thy
Trang 3LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP _ GVHD: NGUYEN THI VAN
BANG CAC CHU VIET TAT
VIET TAT BOC LA
Trang 4LUÂN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN MỤC LỤC
PHẨNI : Lý do chọn để tài . ccsv 01 PHAN II : Tổng quan về cơ sở lý luận và tình hình vận dụng
DHGQVĐ trong nhà trường PTTH 05 PHAN III : Mục tiêu của để tài -cœ=++z€czxeeer 12
PHẦN IV : Phương pháp nghiên cứu để tài 13
Trang 5LUÂN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế của nước ta sau khi kết thúc chiến tranh, đã trải qua biết bao
nhiêu năm khủng hoảng, nay đang được chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập
trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Để thực hiện công cuộc đổi mới này thì giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng, là nơi cung
cấp nguồn nhân lực trẻ cho XH, tạo cho XH những con người có trình độ văn
hóa cao, có khả năng tư duy, có khả năng suy nghĩ và hành động hợp lý, có khả
năng thích ứng nhạy bén với môi trường luôn thay đổi Do vậy, yêu cầu cần đặt ra là phải đổi mới hệ thống giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo thế hệ trẻ Nhận thức rõ tim quan trọng đặc biệt này của giáo dục, cho nên Đảng và Nhà nước ta đều rất quan tâm đầu tư để nâng cao chất lượng dạy và
học: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" {13,7],{16]
Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV Khóa VII ( 2/1993 ) đã khẳng
định: "Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học Ấp
dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn để "{13,7]
Qua đó chúng ta thấy những phẩm chất trí tuệ của con người phát triển toàn diện mà nhà trường chúng ta phải đào tạo, chủ yếu là những phẩm chất
của sự suy nghĩ, của tư duy, óc suy nghĩ độc lập sáng tạo và trí thông minh
Quán triệt những tinh thần trên, đồng thời để thực hiện mục tiêu của giáo
dục phổ thông là đào tạo cho XH một lớp người vừa “hồng” vừa “chuyên” như
Trang 6-1-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP _GVHD: NGUYEN THI VAN lời Bác Hồ đã căn dặn Muốn vậy ngành giáo dục phải xác định đổi mới nội
dung và phương pháp giảng dạy các bộ môn nói chung và bộ môn Sinh học nói
riêng là yêu cầu cấp bách hiện nay Và muốn đổi mới phương pháp đạy học thì điều đầu tiên là vận dụng và phổ biến kiểu DHGQVĐ để đạt đến trình độ sáng
tạo của sự lĩnh hội, tức là có khả năng vận dụng sự hiểu biết vào những tình huống mới chưa quen biết
Tuy nhiên trong thực tiễn dạy và học hiện nay, đặc biệt là trong dạy học
Sinh học, GV vẫn còn dùng các phương pháp truyền thống để truyền đạt kiến
thức cho HS là phương pháp thông báo - tái hiện và phương pháp làm mẫu -
bất chước Các phương pháp truyền thống chỉ có thể đưa HS đến trình độ tái
hiện và vận dụng thành thạo vào những tình huống quen biết mà thôi Còn những tình huống mới lạ thì các em sẽ trở nên lúng túng Phương pháp dạy học
truyền thống này theo kiểu chuyển giao một chiều, đơn tuyến từ thầy đến trò
Do vậy đào tạo ra phần lớn những con người thụ động, kém tháo vát, thiếu
sáng tạo, khó thích ứng Nếu có thích ứng được cũng phải trả giá rất đất về sự
sàng lọc, sự lãng phí thời gian và cả cơ hội Dạy học như vậy, HS chỉ làm được
những gì mà các em đã được học thì chẳng khác gì một cái máy, cho dù cái
máy đó có cao cấp như một “robot” hiện đại nhất thì nó cũng chỉ hoạt động theo một chương trình đã được cài đặt sấn Vì vậy, các phương pháp dạy học này chưa đạt được hiệu quả cao và chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của XH
đối với ngành giáo dục [1],[131.{16]
Trang 7-2-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đặc biệt phương pháp dạy học Sinh học nói riêng, chuyên để “DHGQVĐ trong bộ môn Sinh học” đã được đưa vào bồi dưỡng thường xuyên cho các thầy cô giáo đang giảng dạy ở trường PTTH vào chu kỳ 1997 - 2000 với mong muốn giúp các thầy cô giáo có cách nhìn, cách thay đổi phương pháp dạy học của mình Và chuyên để này đã được các thầy cô giáo PTTH chấp
nhận và vận đụng Trong hơn hai năm vận dụng DHGQVĐ vào giảng dạy mơn
Sinh học, ngồi những trở ngại đã nêu trong chuyên để thì còn một lý do quan trọng nữa đã cản trở các thầy cô giáo vận dụng DHGQVĐ đó là việc thiết kế
giáo án theo phương pháp DHGQVĐ đã gây khó khăn lớn trước khi thầy cô
vận dụng vào quá trình giảng dạy Sinh học của mình
Mặt khác, các kiến thức quy luật di truyền cung cấp cho HS là các quy
luật đi truyền cơ bản của hiện tượng đi truyền Nó có vị trí hết sức quan trọng
và chiếm một tỉ lệ khá lớn trong chương trình Sinh học 11 Day 1a thanh phan
kiến thức khó đối với HS trong quá trình nhận thức vì mức độ trừu tượng cũng như sự phức tạp của bản thân các quy luật đi truyền Song đây cũng là kiến thức sinh học có thể xác lập bằng bài toán nhận thức để HS giải quyết từng phan kién thức giúp các em có thể tự mình xác lập kiến thức, và bằng phương
pháp DHGQVĐ không những giúp các em nấm kiến thức một cách sâu sắc mà quan trọng hơn cả là rèn luyện được cách lập luận cho các em, từ đó bồi dưỡng
cho HS năng lực phát hiện vấn để, đặt ra và giải quyết các vấn để học tập để tự tìm ra tri thức cho mình Và trong việc tập dượt từ thấp đến cao của
Trang 8LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN DHGQVĐ sẽ góp phần hình thành nhân cách của HS đạt được yêu cầu đòi hỏi
của XH [161.113,9]
Từ sự phân tích trên nên tôi chọn để tài: "Vận dụng DHGQVĐ để giảng
dạy các quy luật di truyền trong chương trình Sinh học lớp II - cải cách giáo
dục” để đáp ứng nhu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy đồng thời nâng
cao chất lượng day va hoc các quy luật di truyền, góp phần thúc đẩy việc vận
dung DHGQVD trong giảng dạy Sinh học nói chung và giảng dạy các quy luật
di truyền nói riêng
Trang 9LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN
PHAN I:
TONG QUAN VE CO SG LY LUAN VA TINH HINH VAN DUNG “DHGQVD ”
TRONG NHA TRUONG PTTH
U CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA “ VD”:
DHGQVĐ không phải là một phương pháp day hoc cu thể đơn nhất mà nó là một tổ hợp phương pháp dạy học phức tạp tức là mội tập hợp nhiều
phương pháp đạy học liên kết với nhau chặt chẽ và tương tác lẫn nhau, trong
đó phương pháp xây dựng bài toán nhận thức để tạo tình huống có vấn để là
thành tố chính, giữ vai trò trung tâm chỉ đạo, kết hợp với các phương pháp dạy học khác như: thuyết trình, thí nghiệm, đàm thoại, trực quan thành một hệ
thống toàn vẹn nhằm đạt mục đích sư phạm là tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo của HS để các em vừa tiếp thu được kiến thức vừa hình thành được
kinh nghiệm, kỹ năng trên cơ sở tìm tòi, nghiên cứu [13,111
DHGQVD dựa trên ba cơ sở khoa học: cơ sở triết học, cơ sở tâm lý học
và cơ sở giáo dục
1/Cđ t
Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình phát triển Một vấn để được khơi gợi ra cho HS học tập chính là một mâu thuẫn giữa yêu cầu nhiệm vụ nhận thức với kiến thức và kinh nghiệm có sấn
Trang 10LUAN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Tình huống này phản ánh một cách logic và biện chứng quan hệ bên trong giữa
kiến thức cũ, kỹ năng cũ và kinh nghiệm cũ với yêu cầu giải thích sự kiện mới
hoặc đổi mới tình thế
2/Cơ sở tâm lý học:
Theo các nhà tâm lý học, con người chỉ bất đầu thực sự tư đuy tích cực (tức nảy sinh nhu cẩu tư duy) khi đứng trước một khó khăn về nhận thức cần
phải khắc phục, một tình huống gợi vấn để ”Tư duy sáng tạo luôn luôn bất đầu bằng một tình huống gợi vấn để”
3/Cơ sở giáo dục:
DHGQVP phù hợp với nguyên tắc tính tự giác và tính tích cực vì nó
khêu gợi được hành động học tập mà chủ thể được hướng tới, gợi động cơ trong quá trình phát triển và giải quyết vấn đề
DHGQVPĐ cũng biểu hiện sự thống nhất giữa giáo đưỡng và giáo dục Tác dụng của kiểu DHGQVĐ là ở chỗ nó dạy cho HS cách khám phá tức rèn luyện cho HS cách thức phát hiện, tiếp cận và giải quyết vấn để một cách khoa học Đồng thời góp phần bồi dưỡng cho HS những đức tính cần thiết của người
lao động sáng tạo như: tính chủ động tích cực, tính kiên trì vượt khó, tính kế
hoạch và thói quen tự kiểm tra [13,4,5]
Như vậy, DHGQVĐ nhằm mục đích tạo ra sự tác động tối đa của chủ thể
(HS) đốt với đốt tượng nhận thức bằng cách tạo ra “các tình huống có vấn để ”
kích thích sự phát triển hứng thú nhận thức và sự phát triển tư đuy sáng tạo
Trang 11-6-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN
Đối với sự hình thành phát triển hứng thú nhận thức ở HS, kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cần phải có các điểu kiện sau:
-Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của HS, hay nhất là tổ chức những tình huống có vấn để đòi hỏi dự đoán, nêu giả thiết tranh luận giữa
những ý kiến trái ngược
-Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển
của HS: một nội dung quá khó hay quá dễ đều không gây được hứng thú, GV cần biết dẫn dắt để HS luôn tìm thấy cái mới, có thể tự lực giành lấy kiến thức
mới, cảm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành
-Tạo ra không khí có lợi cho lớp học, làm cho HS thích thú được lên
lớp, mong chờ đến giờ học, tạo ra sự giao tiếp thuận lợi trong dạy học giữa
thầy với trò, trò với trò, bằng cách tổ chức và điều chỉnh hợp lý sự làm việc của từng cá nhân với tập thể lớp, GV sẽ tạo được hứng thú học tập cho cả lớp và
phát triển nhân cách của từng HS [13,18]
Qua đó ta thấy rõ mối quan hệ giữa DHGQVĐ với sự phát triển hứng thú
nhận thức:
-Hứng thú nhận thức là cơ sở để tiến hành DHGQVD vì không có
hứng thú nhận thức thì HS đã không thể có trạng thái tâm lý thích thú và cũng không thể có được trạng thái hoạt động độc lập, tự tìm tòi, tự xác lập giả thiết để giải quyết vấn để đi đến trị thức mới khi GV cung cấp tình huống có vấn đề
Trang 12LUẬN VĂN TỐT NGHIEP _GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
-Ngược lại, nhờ sử dụng DHGQVĐ mà GV đã giúp các em HS phát
triển hứng thú nhận thức, giúp các em có niểm tin vào bản thân và hoạt động tư
duy sáng tạo từ đó hình thành nhân cách của HS [13,19]
Còn đối với sự phát triển tư duy sáng tạo, nhờ tình huống có vấn để, HS sẽ trải qua quá trình tư duy sáng tạo để giải bài toán và biến “cái mới có ích”
(cái chưa biết) thành cái “biết” trong kho tầng nhận thức của mình và như thế
HS sẽ phát triển tư duy sáng tạo lên một mức cao hơn [ 13,19]
Tư duy sáng tạo tìm ra “cái mới có ích” là động lực thúc đẩy XH loài người phát triển Mỗi một người bình thường có khả năng và cần sáng tạo Vậy làm thế nào để tư duy sáng tạo luôn tổn tại và phát triển trong mỗi con người?
(13,19]
Lời khuyên của Orixtic hiện tại sẽ là: "Hãy suy nghĩ theo những quy luật
khách quan về sự phát triển, chắc chấn bạn sẽ có những sáng kiến, cải tiến và
cao hơn nữa là nhưñg sáng chế, phát minh ”
Như vậy, gốc của vấn để chính là những quy luật khách quan, trước hết là những quy luật liên quan đến sự tiến hoá và phát triển của sự vật
L.Tolxtoi đã nhấn mạnh: ”Điểu quý báu cần biết không phải là quả đất tròn mà là làm thế nào để đi đến kết luận như vậy” Landau cũng đã viết:
“Phương pháp quan trọng hơn phát minh, bởi vì phương pháp nghiên cứu đúng
sẽ dẫn đến những phát minh mới, giá trị hơn ”
Trang 13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN TH] VAN
phổ thông, các em đã được đặt vào tình huống có vấn để để suy nghĩ ở các cấp
học và ở các bộ môn (tất nhiên tình huống này phải phù hợp với nhận thức của HS và các em suy nghĩ sẽ tìm được cách giải quyết tình huống này) DHGQVĐ
là hình thức dạy học đáp ứng được nhu cầu phát triển tư duy sáng tạo ở HS GV
vận dụng càng nhiều cách DHGQVĐ trong quá trình dạy học, không những giúp HS nắm vững kiến thức, nắm vững con đường đi đến kiến thức mà còn tạo
ra nền tảng cho quá trình phát triển tư duy sáng tạo mà kết quả có thể là “cái
mới” cho mọi người và cho nhân loại { 13,20]
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp DHGQVĐ
-phương pháp tích cực lấy HS làm trung tâm - nên chuyên để DHGQVĐ đã được giảng dạy cho các thẩy cô giáo phổ thông vào năm 1999, Vì trước khi được học chuyên để này, GV chỉ chủ yếu sử dụng phương pháp “giảng giải kết
hợp với trực quan” là chính Còn phương pháp "trực quan kết hợp hỏi đáp”
cũng được sử dụng nhưng chưa đều và GV chủ yếu sử dụng đồ dùng dạy học là tranh vẽ Tuy nhiên, sau khi học xong chuyên để này, phương pháp DHGQVĐ cũng chưa được các thầy cô giáo vận dụng nhiễu, chỉ ở những tiết thao giảng
của một số GV đạy giỏi hoặc những GV có trình độ và kinh nghiệm lâu năm
thì thầy cô mới mạnh dạn vận dụng DHGQVĐ trong tiết dạy của mình
Trang 14-9-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THỊ VÂN
Tại sao phương pháp DHGQVĐ chưa được áp dụng rộng rãi trong các
trường PTTH? Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy GV có những vấn để khó
khăn khi vận dụng phương pháp này Ngoài các nguyên nhân đã nêu trong
chuyén dé "DHGQVD trong bộ môn Sinh học” và trong luận văn tốt nghiệp
của anh Tống Xuân Tám, chúng tôi xin đưa ra thêm một số nguyên nhân sau:
-Phương pháp DHGQVPĐ thông qua *các bài toán có vấn để”, một vấn
để đã học, đã biết nhưng không thể giải thích theo cách đã biết trong trường
hợp này, do đó nó sẽ kích thích HS tìm ra cách giải quyết mới từ đó đi đến tri
thức mới Điều này cần rất nhiều thời gian cho sự tư duy sáng tạo, sự suy nghĩ tích cực của HS Nếu HS học tập không tích cực, GV sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi vận dụng phương pháp DHGQVDĐ, thậm chí không thể vận dụng được
-Ngoài ra, khi HS được học theo phương pháp này thì nấm bài rất vững, vận dụng đúng, chắc và hiểu sâu, cặn kẽ nhưng thời gian cho hoạt động của thầy và trò (đặc biệt là hoạt động suy nghĩ của trò ) cùng với khối lượng kiến thức ôm d6m 44 không cho phép người thầy dẫn dắt sự suy nghĩ để HS tự xác lập kiến thức cho mình, nếu có được thì người thầy rất dễ bị “cháy giáo
án”, do đó nhiều GV đã không mạnh dạn vận dụng phương pháp này
-Và quan trọng nhất mà DHGQVĐ chưa được vận dụng rộng rãi đó là
sự đầu tư suy nghĩ để thiết kế giáo án bài đạy theo phương pháp DHGQVPĐ GV đều cảm thấy gặp khó khăn ở điểm xuất phát để đặt ra “những tình huống có vấn để“ và nêu những giả thiết để giải quyết vấn để đó Do đó nó đã cần trở
bước đường vận dụng phương pháp DHGQVĐ của các GV ở trường PTTH
Trang 15-LUAN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Chính vì những lý do trên mà phương pháp DHGQVĐ chưa trở thành
phổ biến ở trường phổ thông nói chung và trong bộ môn Sinh học nói riêng Trước tình hình đó, để tài đặt ra nhiệm vụ là thiết kế và vận dụng dạy
định luật “Tương tác gen” qua bài ”Sự tác động qua lại giữa các gen” theo
phương pháp đàm thoại tìm tòi - một mức độ của DHGQVĐ
Trang 16LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Để tài này, chúng tôi thực hiện gồm mấy mục tiêu sau:
% Góp phần phát huy tính tích cực của HS, bồi đưỡng cho HS năng
lực phát hiện vấn để, đặt ra và giải quyết các vấn để học tập trong việc học kiến thức sinh học nói chung và nhất là kiến thức quy luật sinh học nói riêng
Không những giúp cho HS nắm vững trị thức mà còn giúp HS tự tìm ra tri thức
đó
% Để tài này sẽ tiếp tục thiết kế bằng phương pháp DHGQVĐ để dạy các quy luật di truyền, cụ thể là thiết kế giáo án bài "Sự tác động qua lại
giữa các gen” bằng phương pháp DHGQVĐ, đồng thời đưa ra một số giải pháp
để thực hiện bằng được phương pháp DHGQVĐ và mở rộng vào việc giảng dạy bộ môn sinh học ở tất cả các nhà trường phổ thông
> Là tài liệu tham khảo cho GV và giáo sinh trong quá trình vận
dụng DHGQVĐ vào giảng day bộ môn Sinh học, đặc biệt là dòng phương pháp
DHGQVP trong các quy luật di truyền
* Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Sinh học (đặc biệt là chất lượng day và học các quy luật di truyền) Từ đơ, góp phần vào việc
hình thành nhân cách cho HS ở trường PTTH
Trang 17-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN
2
PHAN IV:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Ở đẻ tài này, chúng tôi thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau: [2,7-
1211111
1 Phương pháp điều tra tài liệu:
-Tìm hiểu chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới giáo
dục
“Tìm hiểu các thực tiễn ở phổ thông về lý luận phương pháp dạy và học phần kiến thức quy luật di truyền
-Tìm hiểu một số tài liệu về lý luận dạy học sinh học ở trường
phổ thông có liên quan đến phương pháp DHGQVĐ mà để tài sẽ thực hiện: +Cơ sở lý luận DHGQVĐ của Okon, Macmutop
+Chuyên để “DHGQVĐ trong bộ môn sinh hoc”
+Những tài liệu về lý luận dạy học để xây dựng cơ sở lý luận
của để tài
+Những tài liệu về cải cách giáo dục (đặc biệt là những tài
liệu cải cách giáo dục từ lớp 9 đến lớp 11 ) 2 Phương pháp điều tra cơ bản;
Thông qua điều tra cơ bản, chúng tôi tìm hiểu một số phương điện sau
đây:
Trang 18-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN
-Phương pháp giảng dạy hiện nay: chủ yếu là phương pháp giảng giải và phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải
-Dé dùng để giảng dạy các quy luật di truyền ở trường phổ thông hiện
nay: chủ yếu là tranh vẽ
-Thái độ của HS khi học các quy luật di truyền rất thụ động, không nắm chắc được các vấn đề GV giảng
Xuất phát từ tình hình thực tiễn về tình hình vận đụng phương pháp DHGQVPĐ ở trường phổ thông hiện nay là rất hiếm, chúng tôi tiến hành dé tai nay để kiểm nghiệm và phổ biến mở rộng phương pháp DHGQVĐ nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, sáng tạo đang tiểm ẩn nơi các em
3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: a.Mục đích thực nghiệm sự phạm:
-Cụ thể hóa và kiểm tra giáo án DHGQVĐ mà để tài đã nêu
-Xử lý các kết quả thực nghiệm bằng xác suất thống kê để đánh giá
tính khả thi của giáo án DHGQVĐ mà để tài để xuất
-Xác lập được trình tự các câu hỏi của bài: ”Sự tác động qua lại giữa
các gen" để triển khai phương pháp DHGQVĐ và các giải pháp để thực hiện
*#Nội dung thực nghiệm:
Chúng tôi đã tiến hành soạn giảng bài “Sự tác động qua lại giữa các gen "theo hai phương pháp khác nhau (xem phần phụ lục 1)
Trang 19-LUÂN VĂN TỐT NGHIỆP _GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
Tén bai day Phương pháp Số tiết
Giảng giải với trực quan 2
Sự tác động qua lại giữa các gen '- _—- —- —-—_ -——-
Đàm thoại tìm tòi 2
*Phương pháp thực nghiệm:
-Trường thực nghiệm: để giảng dạy quy luật di truyền “Tương tác gen”, chúng tôi đưa về trường PTTH Trung Học Thực Hành - Đại Học Sư
Phạm để thực nghiệm
-Lớp thực nghiệm: bố trí cặp lớp TN - ĐC đều do cùng một GV dạy,
chỉ khác nhau về phương pháp giảng dạy Chúng tôi chọn hai cặp lớp tương đương nhau về học lực và hạnh kiểm (lớp I1 A2 và lớp l1 A3):
+Lớp thực nghiệm (11A2): được dạy bằng phương pháp: “Đàm
thoại tìm tòi” (đàm thoại nêu vấn đề)
e Sĩ số: 44 HS: 22 nữ, 22 nam
e Hoc lực trung bình và khá, giỏi có 33 / 44 HS chiếm tỉ lệ
15%
øe Hạnh kiểm: Tốt và Khá có 31 /44 HS chiếm tỉ lệ 70,5%
+Lớp đối chứng (11A3): được dạy bằng phương pháp : "Giảng
giải kết hợp với trực quan”
e Sĩ số: 43 HS : 22 nữ, 2l nam
Trang 20-15-LUAN VAN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
e Học lực trung bình và khá, giỏi có 33 / 43 HS chiếm tỉ lệ 16,1% e Hạnh kiểm:Tốt và Khá có 32 / 43 HS chiếm tỉ lệ 74,4% -Yéu cầu thực nghiệm: lặp lại 3 lần đối với mỗi bộ giáo án trên 3 cặp lớp TN - ĐC khác nhau c.Kết quả thực nghiêm:
Kết quả học tập là sản phẩm của HS cần đạt được sau khi học Khi đánh giá kết quả DHGQVĐ chúng tôi quan tâm đến việc : sau tiết học HS nắm
bài đến đầu ngay tại lớp Vì vậy, cuối mỗi tiết học, chúng tôi cho các em làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan khoảng 5 phút ngay tại lớp học để tìm hiểu mức độ hiểu bài của HS lớp TN và lớp ĐC khác nhau ra sao thông qua
điểm số
Kết quả của trắc nghiệm cùng phiếu học tập sẽ là cơ sở để kiểm tra
trình độ nấm bài của HS về kiến thức, giúp GV hướng dẫn HS học tập ở nhà
d.Phân tích kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học:
Từ kết qủa (điểm số) qua bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, chúng
tôi phân tích kết quả như sau:
e Lập bảng phân phối, bảng tần suất, bảng tần suất hội tụ (luỹ
tích)
e Vẽ các đường đặc trưng phân phối
e Tính các tham số đặc trưng của xác suất thống kê như:Mo, x,s,
Cv(%)
Trang 21-16-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
‹Tham số Mod (Mo): là giá trị có tần số lớn nhất trong dãy số
thống kê
-Trung bình cộng( x ): là tham số xác định chỉ số trung bình
của dãy số thống kê, được tính bằng công thức sau: mm X = va *x,Ú, Ì „Sai số trung bình cộng: s vn + Phương sai (s?): sg”= 1S, —x) f,
„Độ lệch tiêu chuẩn (s): đặc trưng cho độ phân tán ít hay nhiều
của số liệu quanh giá trị trung bình cộng, được tính bằng công thức:
s= ve
(Độ lệch tiêu chuẩn càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán và kết
quả cũng đáng tin cậy hơn)
Trang 22LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN
„Hệ số biến thiên Cv (%): là tỉ số giữa độ lệch tiêu chuẩn và
trung bình cộng (tính ra %), đặc trưng cho độ biến thiên giữa độ lệch tiêu
chuẩn và giá trị trung bình, để so sánh 2 tập hợp có x khác nhau, được tính bằng công thức: Cv(%) = = #100
(Hệ số biến thiên càng nhỏ thì mức chênh lệch giữa độ lệch tiêu
chuẩn và giá trị trung bình của dãy thống kê cũng ít nên kết quả cũng đáng tin
cậy hơn)
Kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của hai giá trị trung bình cộng
cla TN va DC bing dai lượng tu theo công thức: ty = a —* sỉ + uẾ Ì nm OM, $
Giá trị giới han của te là ta tra trong bảng phân phối Student với a=
0.05 và bậc tự do f = nị + na — 2 Nếu | ta | > t« thì sự sai khác của các giá trị
trung bình TN và ĐC là có ý nghĩa * Chú thích:
-m, n› là số HS được kiểm tra ở các khối lớp DC va TN -$i, s+ là phương sai của các khối lớp ĐC và TN
-X¡, x: là điểm trung bình của các khối lớp DC va TN
Trang 23-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN -f là số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng là x¡, trong đó 0 < xi < 10
đặc trưng cho phổ phân bố điểm của bài kiểm tra ở mỗi lớp
Thông qua các tham số trên ( được tính toán đựa vào điểm số mỗi khối
lớp ĐC và TN ), chúng tôi so sánh và phân tích mỗi tham số giữa hai khối lớp
để rút ra những kết luận cần thiết về mức độ đồng đều và độ tin cậy của kết
Trang 24LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THỊ VÂN
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ PHAM VI GIGI HAN CUA DE TAI
ĐỐI TƯƠNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
*Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và phương pháp giảng dạy các kiến
thức quy luật đi truyền trong chương trình sinh học lớp 11 - cải cách giáo dục *Khách thể nghiên cứu: HS lớp 11 trường PTTH, tại Tp.Hồ Chí Minh *Dia bàn nghiên cứu: Các trường PTTH trong Tp.Hồ Chí Minh
1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Chúng tôi vận dụng phương pháp DHGQVP vào việc thiết kế và giảng dạy tiếp các quy luật đi truyền trong bộ môn Sinh học lớp 1! phổ thông theo
chương trình cải cách giáo duc
Ở một số để tài trước đó đã nghiên cứu phát huy tính tích cực của HS qua
việc giảng dạy các định luật của Mendel do chị Đỗ Thị Khánh Hồng đã thực hiện trong năm học 1998 - 1999 và anh Tống Xuân Tám đã nghiên cứu vận
dụng dạy học giải quyết vấn để để giảng dạy hai định luật của Morgan trong
năm học 2000 - 2001 Để có sự nối tiếp phát huy tính tích cực của HS qua việc
vận dụng DHGQVĐ, chúng tôi xây dựng trên định luật tiếp theo Đó là định
luật “Tương tác gen” qua bài "Sy tác động qua lại giữa các gen” Đồng thời
qua việc vận dụng phương pháp này, chúng tôi còn đưa ra một số giải pháp để
thực hiện thành công DHGQVĐ trong giảng dạy sinh học
Trang 25-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN TH] VAN
Vì vậy trong để tài này, chúng tôi nghiên cứu những khó khăn mà GV đã gặp phải trong quá trình vận dụng phương pháp DHGQVĐ Đồng thời chúng
tôi tiếp tục thiết kế giáo án bài ”Sự tác động qua lại giữa các gen” bằng
phương pháp DHGQVD và đưa ra một số biện pháp khả thi để làm sao vận
dụng được phương pháp dạy học này và còn có xu hướng vận dụng rộng rãi ở các trường PTTH
IIU PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
*Vì thời gian có hạn:chỉ trong vòng 6 tháng (10/2002 - 3/2003) chúng
tôi vừa xây dựng bộ giáo án vừa tiến hành thu thập tài liệu nghiên cứu vừa triển khai thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông nên để tài của chúng tôi
chỉ giới hạn ở định luật “Tương tác gen” với giáo án thiết kế các phần trong
bai ”Sự tác động qua lại giữa các gen”
*Trường mà tôi được phân công thực tập sư phạm là trường THTH thuộc
ĐHSP - là trường mới thành lập nên số lượng lớp ít và chất lượng HS không
đồng đều, chỉ gồm 5 lớp 11 và do 3 GV giảng dạy dẫn đến việc chọn lựa để có
mẫu đối chứng và mẫu thực nghiệm gần nhau là rất khó khăn Do đó chúng tôi
chỉ chọn được hai lớp 11A2 và 11A3 là hai lớp tương đối gần nhau về số lượng
HS nam - HS nữ, về học lực và hạnh kiểm, và mỗi lớp là hơn 40 em (chúng
tôi đã nói rõ ở phần IV: Phương pháp nghiên cứu để tài)
*Bài “Sự tác động qua lại giữa các gen” được dạy ở tuần từ ngày 7 >
1244 Tức là đã kết thúc đợt thưc tập sư phạm và các em sắp thi hoc kỳ nên sau khi xin phép Khoa Sinh và Hiệu trưởng của trường, chúng tôi quay lại
Trang 26-21-LUAN VAN TOT NGHIEP GVHD: NGUYEN THI VAN
trường thực nghiệm và chỉ thực nghiệm được 1 tiết ở phần “Tác động bổ trợ”,
còn tiết sau chúng tôi phải trả lớp để GV chủ động dạy và củng cố kiến thức
cho HS nhằm giúp chuẩn bị cho các em thi học kỳ đạt kết quả tốt
*Ngoài ra, do trong thời gian thực tập sư phạm tại trường THTH thuộc
trường ĐHSP, chúng tôi chỉ được thực tập ở khối lớp 10 nên khi giảng dạy ở
lớp 11 chúng tôi còn bỡ ngỡ và chưa quen lớp Mặt khác trường chưa giảng dạy
bằng phương pháp DHGQVĐ nên HS cũng rất bỡ ngỡ với phương pháp mới
này
Chính vì những lý do trên nên để tài của chúng tôi chỉ xác định là thực
hiện được một lần giảng dạy ở một lớp TN và một lớp ĐC với tiết I của bài:
"Sự tác động qua lại giữa các gen” - phần ”Tác động bổ trợ”
Muốn có kết quả tương đối và độ tin cậy cao thì mẫu phải hơn 100 HS
cho mỗi lần thực nghiệm và phải thực nghiệm từ 3 lần trở lên Điểu này không
thể thực hiện được trong thời gian thực tập ở trường THTH - ĐHSP Do đó nó
sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả thống kê
Trang 27LUAN VĂN TỐT NGHIEP GVHD: NGUYỄN THỊ VẬN
NHẬN XÉT - KẾT LUẬN
Để đạt được mục tiêu của để tài, chúng tôi tiến hành xây dựng hai bộ
giáo án để giảng dạy bài: ”Sự tác động qua lại giữa các gen”:
+Một bộ giáo án dạy theo phương pháp “giảng giải kết hợp với trực quan ” được giảng dạy ở khối lớp đối chứng [Xem phần phụ lục !]
+Một bộ giáo án dạy theo phương pháp DHGQVD cu thé là dùng
phương pháp “Đàm thoại nêu vấn để” được giảng dạy ở khối lớp thực nghiệm [xem phần phụ lục 1]
Sau khi xây dựng xong hai bộ giáo án của bài: ”Sự tác động qua lại giữa các gen”, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THTH - ĐHSP với hai
lớp L1 được dạy song song:
-Ở lớp 11A2 dùng là lớp thực nghiệm với phương pháp DHGQVĐ
(đàm thoại tìm tòi)
-Ở lớp 11A3 dùng là lớp đối chứng với phương pháp “giảng giải kết
hợp với trực quan”,
Sau khi giảng dạy , chúng tôi có kiểm tra sự nắm kiến thức tại lớp của
HS bằng hai câu trắc nghiệm khách quan [xem dé kiểm tra phần phụ lục 2]
Sau khi kiểm tra và chấm bài, chúng tôi thu được kết quả điểm số của hai lớp ĐC và TN, sau đó dùng thống kê toán học để lập bảng và phân tích một
số tham số sau:
Trang 28-Xi 43 0 0 0 L0 |465| 0 2.33 0 | 4.65 0 | 88.37 44 0 0 QO) Fo 18 0 0 | 90.91 Bảng 1:Bang tan sudt (fi%):S6 % HS dat điểm xi Phương án \ 43 100 100 100 | 100 | 100 | 95.35 95.35 93.02 | 93.02 88.37 | 88.37 DC TN 44 100 100 100 | 100 | 100 | 100 100 100 | 100 9.09 | 9.09 Bảng 2: Bảng tần suất hội tụ tiến f† :số % HS đạt điểm x: trở lên Phương án x‡m S Cv (%) DC 43 9.53 + 0.22 1.42 14.9 TN 8.18 + 0.13 0.88 10.76 5.31
Bảng 3: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp ĐC và TN
Từ các số liệu trên,chúng tôi xây dựng được biểu đổ biểu diễn tần suất và đường tần suất hội tụ tiến của hai khối lớp ĐC và TN như sau:
SVTH: PHAM Y NGUYÊN THY_
Trang 30120 l3 100 se S s & 12345 6 7 8 9 19 Bảng 5:Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến của hai khối lớp DC va TN *Nhân xét:
-Đường thực nghiệm phân bố quanh giá trị Mo=8 Đường đối chứng
phân bố quanh giá trị Mo=l0 Nhưng số HS đạt điểm dưới giá trị Mo=7 của
khối lớp TN là không có so với khối lớp ĐC và trên điểm 7 luôn nhiễu hơn
-Kết qủa so sánh hai bài kiểm tra cho thấy:
Điểm trung bình cộng của khối lớp thực nghiệm thấp hơn điểm trung bình cộng của khối lớp đối chứng (8.1§<9.53) nhưng ở khối lớp đối chứng mức
Trang 31trung bình vẫn còn một vài HS, trong khi đó ở khối lớp thực nghiệm, không có
điểm dưới 8
Tại sao ở khối lớp TN điểm trung bình cộng lại thấp hơn khối lớp ĐC? Chúng tôi xin nêu ra một số nguyên nhân:
+GV giảng dạy phương pháp DHGQVĐ chưa được làm quen với
lớp trong những tiết học trước cho nên các em cảm thấy bỡ ngỡ và có phần không quan tâm lắm đến phương pháp này Và các kiến thức về quy luật của
Mendel do hoc đã lâu, các em không nhớ rõ nên GV có khó khăn khi đưa ra
“tinh huống có vấn để”
+Mặt khác, ở khối lớp TN do các em chưa quen với phương pháp
này nên có phần lúng túng trong trả lơi các câu hỏi , phần này mất rất nhiều thời gian và do đó dẫn đến “cháy giáo án” Ngoài ra, kỹ năng sư phạm của GV
cũng rất quan trọng, người thực hiện phương pháp DHGQVĐ là sinh viên năm IV, chưa có kinh nghiệm giảng dạy cũng như kỹ năng sư phạm còn cần phải
học hỏi nhiều nên trong tiết 1 giảng dạy phần "Tác động bổ trợ” chỉ mới thực hiện xong ph4n giải thích và viết sơ đồ lai là hết thời gian, phẩn điểu kiện nghiệm đúng chỉ lướt sơ qua do đó HS không nắm chắc phần này , vì vậy điểm
trung bình cộng có thấp hơn Còn ở khối lớp ĐC, dùng phương pháp “giảng giải kết hợp với trực quan”, chủ yếu là lời giảng của GV nên chủ động được
thời gian và đi hết phần bài đạy trong 1 tiết do đó điểm trung bình cộng có cao
hơn
Trang 32LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN THỊ VÂN
+Ngoài ra, mẫu ĐC - TN phải lặp lại ít nhất là 3 lần đối với mỗi
bộ giáo án và mẫu là % 100/mẫu thì kết quả mới đáng tin cậy Nhưng do không đủ thời gian (chúng tôi tiến hành thực nghiệm sau đợt thực tập sư phạm, vào
thời gian cuối hoàn thành để tài), không đủ lớp để lặp lại (trường chỉ gồm 5 lớp 11 và do 3 GV giảng dạy) và trình độ HS lại không đều nhau Do đó, chúng
tôi chỉ thực hiện được một lần đối với mỗi bộ giáo án
*Kết luận chung:
-Ở lớp đối chứng, bằng phương pháp giảng giải kết hợp với trực quan,
GV có điều kiện về thời gian giảng dạy và củng cố kiến thức cho HS đo đó có
nhiều HS nấm bài tốt thể hiện ở số em HS đạt điểm 10 là 38 em và 2 em đạt
điểm 8 Điều này cho phép kết luận trong những trường hợp cụ thể, phương
pháp truyền thống vẫn có giá trị trong giảng dạy sinh học Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp truyền thống là không phát huy được tính tích cực của
HS, HS không chủ động trong quá trình nhận thức, phương pháp truyền thống
không tập đượt cho các em cách phát hiện và giải quyết vấn dé, các em chỉ đơn thuần tiếp nhận cách giảng dạy của thầy cô giáo Ngoài ra ở lớp ĐC, số
HS nắm bài chưa chắc vẫn còn, cụ thể: 2 em bị điểm 4 và 1 em có điểm 6
chiếm tỉ lệ 4,65 + 2,33 = 7,98% cho chúng ta thấy nhược điểm của phương pháp chuyển giao một chiểu có ở hầu hết các phương pháp truyền thống
-Còn ở lớp TN, mặc dù điểm trung bình cộng là 8,18 nhưng số HS đạt điểm từ 8 trở lên là 100% cho phép ta kết luận các em nấm bài rất chấc, hiểu bài sâu và biết cách vận dụng làm bài tập Điểm trung bình cộng thấp hơn so
Trang 33-LUAN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN
với lớp ĐC là do GV chưa dạy hết kiến thức trong phần “tác động bổ trợ” trong
tiết ! và kỹ năng sư phạm cũng như cách xử lý chưa thật logic, hợp lý của GV
đứng lớp và còn do chỉ mới thực nghiệm 1 lần trên mẫu hơn 40 HS nên chưa đủ
độ tin cậy
Do đó, kết quả thực nghiệm trên chỉ phản ánh sự cố gắng của chúng tôi
trong quá trình làm để tài, chưa đủ độ chính xác Tuy nhiên cũng chứng minh cho chúng ta thấy những ưu điểm của phương pháp DHGQVĐ so với các phương pháp truyền thống được sử dụng trong quá trình dạy học đó là phương pháp DHGQVĐ không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản cho HS mà còn góp phần phát huy tính tích cực của HS, bổi dưỡng cho HS khả năng tự xác lập
kiến thức, khả năng tự học, kích thích sự say mê tìm hiểu,khám phá của HS,
giúp HS có thể tự mình giải quyết được những vấn để mà các em chưa bao giờ
được học Qua đó giúp HS nắm vững tri thức và rèn luyện cho các em phương
pháp để tìm ra trì thức - đó là mục đích mà DHGQVĐ hướng tới
Trang 34-29-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN
PHAN VII:
ĐỀ NGHỊ
Từ sự phân tích và so sánh kết quả thực nghiệm ở hai khối lớp ĐC và TN
qua việc giảng dạy quy luật “Tương tác gen” phần “Tác động bổ trợ” theo hai phương pháp khác nhau Chúng tôi xin để nghị:
-Với các quy luật di truyền thì GV nên mạnh dạn sử dụng phương pháp
DHGQVĐ để giảng dạy vì nó không chỉ giúp HS nắm kiến thức chắc hơn, sâu
hơn mà còn quan trọng hơn là béi dưỡng cho các em năng lực phát hiện vấn để, giải quyết các vấn để đặt ra, bên cạnh đó bồổi đưỡng cho các em năng lực tự học Từ đó đáp ứng được yêu cầu đồi hỏi của XH đối với ngành giáo dục mà
không có được ở một phương pháp truyền thống nào khác
Vì điều kiện thời gian tiến hành để tài này có giới hạn, chỉ trong vòng 6
tháng (10/2002 — 3/2003) và thực nghiệm trong thời gian cuối để hoàn thành
để tài Hơn nữa, chúng tôi không chủ động được lớp học, cho nên không thể lặp
lại thí nghiệm như đã yêu cẩu là tối thiểu một bộ giáo án phải thực nghiệm trên 3 cặp lớp TN —- ĐC khác nhau Do đó để độ tin cậy của kết quả cao hơn
„chúng tôi xin để nghị như sau:
-Lặp lại thực nghiệm của định luật “Tương tác gen” phan "Tac động bổ
trợ ” thêm 3 lần nữa theo yêu cầu của để tài đặt ra để tăng thêm tính chính xác
của kết quả trong để tài và đồng thời kiểm chứng ứng dụng thực tiễn của để tài vào việc giảng dạy bộ môn sinh học ở nhà trường phổ thông
Trang 35LUAN VAN TOT NGHIEP _GVHD: NGUYEN THI VAN
-Thực nghiệm tiếp các phần của bài: ”Sự tác động qua lại giữa các gen" phần "Tác động cộng gộp ” và phẩn "Một gen quy định nhiều tính trạng” Tuỳ theo trường mà bài này dạy hai tiết hoặc một tiết Nếu dạy trong Ì
tiết thì phương pháp DHGQVĐ sẽ không chuyển tải hết nội dung bài Do đó chúng tôi xin để nghị như sau:
+Ðối với bài "Sự tác động qua lại giữa các gen” - nội dung ,
chương trình như vậy là đảm bảo kiến thức cơ bản nhưng cần tăng cường thêm thời gian Đây là sự linh động của GV trong cách phân bố thời gian làm sao cho hợp lý: có thể dạy phân “Tác động bổ trợ” ở tiết 1, sau đó các em sẽ quen
với phương pháp này do đó qua tiết 2 giảng dạy “Tác động cộng gộp” bằng
phương pháp này sẽ hiệu quả và nhanh hơn do đó sẽ hoàn thành bài dạy trong
2 tiết
-Các GV ở các trường PTTH trong Tp.Hồ Chí Minh do có kinh nghiệm
giảng dạy và kỹ năng sư phạm tốt cùng với việc đã quen biết HS qua các tiết
dạy thì giáo án thiết kế trên của chúng tôi là tài liệu để các thầy cô giáo tham
khảo và vận dụng vào quá trình giảng dạy của mình Chúng tôi xin để nghị: Các GV giảng dạy môn sinh học ở các trường PTTH có thể vận dụng phương pháp DHGQVĐ, gia giảm tuỳ đối tượng HS để giảng dạy định luật “Tương tác gen” đồng thời cũng góp phần mở rộng và phổ biến việc vận dung DHGQVD vào giảng dạy các quy luật di truyền
Để giảng dạy tốt định luật “Tương tác gen” và hạn chế những thời gian lãng phí không cần thiết xảy ra ở tiết dạy trên lớp thì GV nên sử dung “phiếu
Trang 36LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP _GVHD: NGUYEN THỊ VÂN
học tập” phát cho HS chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học sau đó Bằng “phiếu
học tập” này, HS không chỉ nhớ lại kiến thức cũ đã học mà còn hướng các em
vào việc suy nghĩ những vấn để khó sắp xảy ra trong tiết học tiếp theo Nhờ
đó, HS không chỉ nhớ lại kiến thức đã học một cách chắc chấn mà còn biết cách vận dụng các kiến thức đã học vào việc suy nghĩ có tích cực , hợp logic cho vấn để sẽ được học Từ đó cách làm việc của thầy và trò trong tiết học tiếp theo sẽ đạt hiệu quả cao hơn, sẽ hạn chế tình trạng “cháy giáo án” xảy ra
-Dưới đây chúng tôi xin để nghị một giải pháp giúp cho việc giảng dạy
bài: "Sự tác động qua lại giữa các gen” đạt hiệu quả bằng việc thiết kế 2 loại phiếu học tập như sau:
+Thứ nhất:loại phiếu học tập chuẩn bị cho bài mới, mục đích giúp
HS nhớ lại các thành phần kiến thức của những bài học trước đó có liên quan
đến bài sắp được học để làm cơ sở cho việc lập luận, nêu giả thiết [xem phần
phụ lục 3]
+Thứ hai: Để đảm bảo nội dung chương trình và thời gian quy định
giảng dạy cho bài, GV cần xác định thành phần kiến thức nào là mấu chốt,
trọng tâm thì dạy theo phương pháp DHGQVĐ Còn những thành phẩn kiến
thức nào đơn giản, dễ hiểu thì GV nên thiết kế trên phiếu học tập và giao cho các em về nhà đọc SGK, sách tham khảo để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập Những thành phần kiến thức này sẽ được sử dụng để làm những câu hỏi
lỗng vào phần kiểm tra bài cũ hoặc được GV hệ thống lại vào đầu tiết học hôm
Trang 37-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN
sau Bằng cách này GV sẽ chủ động về mặt thời gian mà không sợ bị “cháy
giáo án” [xem phần phụ lục 3]
Để có được nội dung bài ghi cho HS thì chúng tôi xin để nghị giải pháp
như sau:
-GV phải biết kết hợp được hoạt động của thầy với hoạt động của trò
trong quá trình dạy học, GV phải biết cách trình bày bảng và hướng dẫn HS cách ghi bài hợp lý, hợp logic GV cần phải xác định câu hỏi nào là câu hỏi có liên quan đến nội dung cần phải ghi bài của các em thì khi HS đáp đúng câu hỏi đó, GV cẩn phải ghi ngay lại tóm tắt trên bảng để HS ghi được vào tập Còn những câu hỏi nào chỉ được dùng để làm sáng tỏ vấn để đặt ra thì cần phải
có sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của thầy với hoạt động của trò Ngoài ra
GV còn có thể thiết kế sấn các thành phần kiến thức cần phải ghi bài của HS cho bài học đó Còn những phần như: sơ đồ lai thì nên chừa khoảng trống
trong giấy để HS tự hoàn thiện trong quá trình học của tiết học đó "Với” và
"bằng” cách này, GV sẽ tiết kiệm được thời gian ghi bài của HS và bài học sẽ
logic hơn, GV sẽ dành những thời gian đó để cùng với HS giải quyết vấn để
đặt ra một cách sâu hơn, một cách kỹ hơn Bằng giải pháp này , GV sẽ không sợ là HS không có nội dung bài để học thi
Để DHGQVĐ vận dụng cho mọi đối tượng HS thì chúng tôi xin để nghị
giải pháp sau:
-GV cần phải linh động khi thiết kế giáo án của mình cho từng đối
tượng HS khác nhau, làm sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của các em
Trang 38-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD; NGUYEN THI VAN
Với để tài này, chúng tôi thiết kế giáo án dạy theo phương pháp DHGQVĐ cho các lớp HS trình độ tương đối trung bình khá và khá Còn đối với HS trung bình
yếu và kém thì GV cần phải linh động chia “câu hỏi lớn” thành “nhiều câu hỏi
nhỏ hơn”, sau đó GV cần phải xác định những câu hỏi nào vừa sức với các em để HS khá, giỏi, trung bình và yếu , kém đều có khả năng tham gia phát biểu xây dựng bài.Trong quá trình thực hiện,GV cũng cẩn xác định những câu hỏi
nào dễ thì dành cho HS trung bình và yếu,kém Khi đối tượng HS này trả lời
đúng câu hỏi đó thì các thầy cô giáo có thể khuyến khích bằng việc cho điểm để khích lệ tinh thần tích cực học tập của các em Còn những câu hỏi khó thì
nên dành cho HS khá , giỏi Bằng cách này GV vừa phát huy được tính tích cực
cho cả lớp vừa đồng thời góp phần làm hạn chế những thời gian lãng phí không cần thiết xảy ra trong một tiết học
Sau khi thực nghiệm, kiểm chứng bằng những giải pháp trên, chúng tôi thấy có nhiều ưu điểm Chúng tôi xin ghi lại đây những kinh nghiệm đó để làm tài liệu tham khảo cho các thầy cô giáo cùng các bạn bè quan tâm đến Vì chúng tôi nhận thấy đây là việc làm thiết thực, cấp bách, đáp ứng được xu hướng về đổi mới phương pháp dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học bộ môn Sinh học ở nhà trường phổ thông
Trong điều kiện vật chất hiện nay còn nhiều hạn chế, nhưng các thầy cô giáo vẫn có thể áp dung được các mức độ khác nhau của DHGQVPĐ để thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mà Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ IV đã nêu rõ Vấn để còn lại là GV phải làm sao thực hiện cho bằng được dù
Trang 39-LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu Phương pháp phát huy tính tích cực nói
chung và phương pháp DHGQVĐ nói riêng có thể thực hiện được và thực hiện
tốt để đào tạo cho XH những lớp người năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước và của thời đại ngày nay
Trang 40-LUÂN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYEN THI VAN
TAI LIEU THAM KHAO
(1] PGS Lê Khánh Bằng : Công nghệ dạy học với vấn để tổ chức quá
trình dạy học ở PTTH Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993 - 1996
cho GV PTTH, Bộ Giáo dục và đào tạo vụ GV — 1995
[2] Định Quang Báo - Nguyễn Đức Thành: Lý luận dạy học sinh học -
Phân đại cương, NXBGD 1998, 3, 95 - 103
[3] Phạm Văn Đồng: Đào tạo thế hệ trễ của dân tộc thành những người
chiến sĩ cách mạng dũng cảm, thông mình, sáng tạo NXBGD - 1969, 137-178
[4] Trần Bá Hoành: Kỹ thuật dạy học sinh học NXBGD 1996
[5] Trần Bá Hoành, Phan Cự Nhân: Tài liệu giáo khoa thực nghiệm sinh học 12, Ban khoa học tự nhiên, NXBGD 1996, 84-89
(6] Phạm Thành Hổ: Di truyền học, NXBGD ~ 1999, 57 -67
[7] Nguyễn Bá Kim, Vương Dương Minh, Nguyễn Sỹ Đức: Tính giải
quyết vấn để trong toàn bộ quá trình day hoc
(8] Hoàng Đức Nhuận, Đặng Hữu Lanh: Sách giáo khoa sinh học lớp 11,
NXBGD 1996, 117 —121
(9] Hoàng Đức Nhuận, Đặng Hữu Lanh: Sách giáo viên sinh học lớp 11,
NXBGD 1996, 144-147
[10] V OKON: Những cơ sở của việc day học nêu vấn đề Tổ tư liệu
trường DHSP dich Pham Hoang Gia chon loc, hiệu đính và giới thiệu,
NXBGD 1976