1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn lỗ tấn

49 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

Trang 4

LỖ TẤN

Trang 5

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

e« Lời nói đầu

PHẦN I: GIỚI THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI

Chương 1 : Vấn đế giải phóng phụ nữ và hình tượng

người phụ nử

I-Vấn đế giải phóng phụ nư:

II- Hình tượng nhân vật phụ nữ

Chương 2 : Giới hạn đề tài - tư liệu - phương pháp nghiên

cửu

Chương 3 : Lịch sử vấn đế

à ~ `

PHAN IL: LO TAN - NGON CỜ CỦA VĂN HỌC MỚI Chương † : Thời đại Lỗ Tấn

Chương 2 : Văn nghiệp

PHẦN III : HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ

TRUNG HOA TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN

Chương † : Tần số xuất hiện và vị trí trong tác phẩm

Chương 2 : Người phụ nữ Trung Hoa truyền thống qua cái nhìn của Lễ Tấn

Chương 3 : Nét mới mẻ của hình tượng

|- Phương tiện đan dệt hình tượng

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU:

Đã gần một thế kỷ trôi qua, Lỗ Tấn và các tác phẩm của ông vẫn chiếm một vị trí xứng đáng trong lịng độc giả Ơng khơng chỉ là một

hiện tượng riêng của Trung Quốc mà còn của Phương Đông và Thế giới Người ta đặt ông bên cạnh những nhà văn nổi tiếng cùng thời như A.Tsekhop, M.Gorki, G.Mopatxand với tấm lòng ngưỡng mộ

Đối với Trung Quốc, kho tàng văn học đồ sô, cổ kính vẫn giành cho ông một vị trí trang trọng với tư cách là “nhà văn vĩ đại tiêu biểu

hơn hết của văn học hiện đại Trung Quốc” Ông đã mơ tưởng, đặt nên

tnóng cho tòa văn học hiện đại Trung Quốc, thành công rực rỡ và tên

tuổi của ông dường như “bao trùm ca thé ky XX”

Nói đến ông, người ta nghĩ đến một nhà văn với tấm lòng nhân

đạo luôn rộng mở, thiết tha quan tâm đến cuộc đời của nhân dân lao

động đau khổ, bẩn hàn Một nhà văn với thái độ dân chủ trân trọng, khao khát muốn đi tìm con đường phát triển tốt đẹp hơn cho quân

chúng lao động bị áp bức, đè nén dưới xã hội Trung Hoa nửa thuộc địa

nửa phong kiến

Những vấn để ông để cập đến trong tác phẩm của mình là những vấn để nóng hổi của thời đại Trong khả năng hạn hẹp của mình, tôi chỉ

xin khảo sát một mảng thể loại rất nhỏ là truyện ngấn và một mảng để

tài cũng rất khiêm tốn nhưng chiếm một vị trí khá quan trọng trong sự nghiệp của ông Đó là hệ thống hình tượng người phụ nữ

Bản thân tôi là phụ nữ, những hình tượng trong truyện ngắn Lỗ Tấn đã tạo sự đồng cảm và gây xúc động mãnh liệt trong tôi, thôi thúc tôi viết một cái gì đó về những con người khốn khổ đáng thương này Đó là những nhân vật với từng cảnh đời bất hạnh, từng thân phận làm

người có sự phát triển từ thấp đến cao theo logic của nội tại bản thân,

logic của lịch sử , đã tạo nên một hệ thống hình tượng mà mỗi hình tượng đều đại diện cho “kiểu mẫu” con người trong xã hội, phát ngôn cho một thời đại đẩy biến động

Trang 7

Hy vọng luận văn khiêm nhường này sẽ góp phần nhỏ vào việc

nghiên cứu về Lỗ Tấn và với nhân vật nữ của ông cũng sẽ góp một cái nhìn mới của một người hiện đại với di sản danh nhân thế giới

Đó là lý do vì sao tôi chọn để tài này

Trang 8

PHẦN I: GIỚI THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI

Chương |: Van dé giải phóng phụ nữ và hình tượng

người phụ nữ

|- Vấn đế giải phóng phụ nữ:

Trong một xã hội có giai cấp người chịu nhiều thiệt thòi đắng

cay nhất có lẽ là người phụ nữ Dù là phụ nữ ở nước nào hay ở giai tầng

gì, họ cũng đều phải gánh chịu những ràng buộc mà lẽ ra họ không phải

chịu đưng Một trong những yêu cầu xóa bỏ sự bất công chính là vấn dé

giải phóng người phụ nữ

Bàn về vấn để phụ nữ, có lề không ở đâu điều này lại mang ý

nghĩa nhân đạo cho bằng ở Phương Đông, đặc biệt là ở Trung Quốc Chính những quan niệm về cuộc sống giữa phương Tây và phương Đông đã tạo ra ý nghĩa này So sánh với một phương Tây không yêu

cầu một cách khắc nghiệt về con người mà để cao sự hưởng thụ, quyển

lợi và một phương Đông luôn đòi hỏi trách nhiệm, nghĩa vụ “tu thân tể

gia” Do đó vai trò người phụ nữ trong xã hội phương Đông sẽ gánh

nhiều trách nhiệm nặng nể hơn Trung Quốc còn là cái nôi của Đạo Khổng (Nho giáo), là một “kinh điển giáo” của chế độ phong kiến buộc người phụ nữ vào một loạt những trách nhiệm và thậm chí hạ thấp

người phụ nữ xuống cái ngưỡng cuối cùng của giá trị con người, làm

cho người phụ nữ không còn chút tự do cá nhân Đó là những chủ trương “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai coi như có,

tmười con gái cũng như không) hay quan niệm “duy nữ tử di tiểu nhân,

vi nam dưỡng dã, cận chỉ tắc biến tốn, viễn chỉ tắc oán” (Chỉ có đàn bà

và tiểu nhân là khó nuôi, gần thì sinh nhờn mà xa thì oán - Khổng Tử -

Luận ngữ) .những ràng buộc “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở

nhà theo lời cha, lấy chống theo lời chống, chồng chết theo lời con), những tục lệ oái oăm, gây khó khăn cho người phụ nữ: con gái đến tuổi

phải bó chân, phụ nữ có chồng chết không được lấy chồng khác, nếu bị làm nhục phải tự vẫn (gọi là tiết liệt, liệt nữ .) thực chất là hành vi can thiệp vào quyền tự do của người khác, không cho con người mưa cầu

hạnh phúc

Trang 9

Trong một xã hội như vậy thì vấn để giải phóng phụ nữ không

phải đến thời Lỗ Tấn mới có Nhưng giải phóng phụ nữ là thước đo cho

sự giải phóng toàn thể xã hội cho nên so với trước Cách mạng dân chủ mới đã nêu yêu cầu cao hơn về vấn để phụ nữ Đó chính là đòi hỏi cấp

bách của xã hội Trung Hoa bấy giờ trong bối cảnh chung của nhân loại

Lô Tấn đã lên tiếng đả phá những quan niệm đã và đang trở

thành rào cẩn bước phát triển theo hướng mới của người phụ nữ Đó là

những quan niệm phủ nhận quyền bình đẳng của ho như buộc họ phải

thủ tiết thờ chồng, không được tái giá Ông nghiêm khắc lên án: “chỉ một xã hội trong đó người này không để ý người kia, đàn bà phải thủ

tiết, mà đàn ông thì có thể có nhiều vợ mới sinh ra một thứ đạo đức kỳ

quái như vậy mà ngày càng chặt chẽ, càng hà khắc”°), Ông đau xót

nhận thấy rằng: “Người đàn bà làm mẹ ở Trung Quốc vần bị hết thảy những người đàn ông, ngoài con mình đẻ ra, khinh rẻ *°'

Không chỉ vạch ra những quan niệm cổ hủ, thực tế bất bình đẳng

đó, ông còn lên tiếng kêu gọi phái nữ, những ai nếu có lòng muốn thay đổi số phận của mình, hãy đũng cảm đứng lên mà thẳng bước, vượt lên mọi trở ngại chông gai, những rào cần từ ngàn xưa của ách phong kiến, không bằng lòng với số phận hiện tại, với những thành quả bước đâu của mình: “Tôi chỉ cho rằng không nên bằng lòng với cái vị trí tạm thời trước mắt, mà phải không ngừng đấu tranh để giải phóng tư tưởng, giải phóng kinh tế, giải phóng xã hội cũng là tự giải phóng cho mình Nhưng tất nhiên cũng cân phải đấu tranh để tháo những xiểng xích đang trói buộc người phy ar”

Vừa kêu gọi phụ nữ đứng lên, Lô Tấn vừa ca ngợi những người

phụ nữ tiến bộ cống hiến toàn bộ công sức, tâm huyết, khả năng và cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng chung, đó còn là tỏ lòng “tiếc thương những người đã mất”, những người đã ngã xuống nhưng hình

ảnh và chí hướng của họ còn mãi: “Nhưng máu đã để rồi tất nhiên bất giác nó sẽ lan rộng ra tối thiểu cũng sẽ ngấm vào lòng những người thân thuộc, thầy học, bạn bè người yêu cho dù thời gian có trôi qua và

trang 5

(1): Quan niệm của tôi về tiết liệt - Mộ

Trang 10

phai nhạt đi thì hình ảnh của chị với nụ cười mỉm, hoà nhã kia vẫn còn mãi trong nỗi đau thương nhè nhẹ ”0',

Dau rằng những hình tượng ông để cập đến đã qua đi nhưng cái đọng lại trong chúng ta là lòng nhân ái của ông, ¡nong mỏi cdi md cho

người phụ nữ tất cả những xiểng xích đã cột chặt họ lại, mong họ sống

một đời sống vui vẻ hơn, tự do hơn, hạnh phúc hơn

Bằng cảm xúc, sự rung động của một trái tim đây tình yêu thương, Lỗ Tấn đã tạo nên một hệ thống hình tượng riêng của chính mình - mỗi nhân vật của ông đã đi vào làm xúc động bao trái tìm độc gia

II- Hình tượng nhân vật phụ nữ

Các nhà văn, dù đi vào để tài gì, mối quan tâm chính của họ vẫn

là xoay quanh vấn để con người, là số phận đường đời của các nhân vật

trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau

Như vậy hình tượng nhân vật là biểu hiện sinh động của nhân

vật, của nguyên mẫu con người ngoài đời được tập trung trong văn học

Hơn thế nưã, hình tượng không giản đơn chỉ là sự phản kháng một hiện tượng riêng biệt của đời sống vào ý thức của con người, cũng không

phải là để minh họa các khái niệm trừu tượng và hình tượng càng

không phải là bức ảnh chụp hiện thực (mô phỏng phản ánh hiện thực

100%) Hinh tượng là “sự tái hiện hiện thực qua lò nung của ý thức sáng tạo của nhà văn, Do đó nó chứa đựng trong đó nhân tố chủ quan, tức là thái độ của tác giả đối với những hiện tượng trong cuộc sống

được miêu tả”6),

Nói cách khác, hình tượng nghệ thuật là sản phẩm rút ra từ hiện

thực nhưng lại cao hơn hiện thực ở chỗ phản ánh được tư duy nghệ thuật và cảm hứng của nhà văn về những hiện tượng được miêu tả Nó không chỉ là hoa của sức tưởng tượng mà còn là kết quả của sự phô

trương đầy chất thơ, kết hợp với quy luật tất yếu của hình tượng Hình

tượng văn học thường đa diện, đa nghĩa, nhiều tắng nhiều lớp, tính

chính xác của nó khác với toán học và khoa học tự nhiên, cho phép nhiều cách lý giải khác nhau Những nguyên mẫu từ ngoài đời đi vào

trang sách trở thành hình tượng nhân vật phải thông qua những nguyên

tắc trên Nhân vật là một thành tố quan trọng, thiết yếu trong cấu trúc

trang 6 (I):Kỷ niệm chị Lưu Hòa Trần - Hoa Cái

Trang 11

nghệ thuật của tác phẩm kịch và tự sự Nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt tiểu thuyết là sự thể hiện trong con người cá nhân nhừng thuộc tính chung, bản chấtt do xã hội quy định của loài người Chức năng của

nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống, con người xã hội Sáng tạo ra nhân vật, nhà văn nhằm mục đích thể hiện những cá nhân,

xã hôi nhất định và những quan niệm về cá nhân đó trong các quan hệ xã hội Chính nhân vật là một thành tố quan trọng như vậy nên Tơ Hồi mới nhận xét: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết

hết thay trong một sáng tác "©)

Khi nhắc đến tên một nhà văn, người ta thường nghĩ ngay đến

nhân vật mà nhà văn đó miêu tả, đặc biệt là nếu nhân vật đó đạt đến

“độ” điển hình Điển hình là những cái tiêu biểu, cái chung có ý nghĩa

khái quát cao, nhưng cái chung đó phải hài hòa cao độ, phải dệt trong

cái riêng với một cá tính sinh động và sắc nét Từ đó, nhân vật điển hình phải kết tỉnh trong nó sư thật sâu xa của đời sống, được tập trung

nâng cao qua sự sáng tạo nghệ thuật, gạt bỏ những diéu ngẫu nhiên,

pha tạp, giữ lại và tô đậm những gì đặc sắc, ý nghĩa bến vững nhất,

mang ý nghĩa tâm lý và xã hội sâu rộng

Qua một số những vấn để lý luận trên đây để thấy rõ rằng, Lỗ

Tấn với mạch cảm xúc riêng thể hiện một cách rõ ràng cụ thể và một

tài năng, bản lĩnh nghệ thuật đã giúp ông nấm bắt được những nỗi đau hần sâu trong tâm hồn người phụ nữ Trung Hoa, từ đđó vấn để phụ nữ thăng hoa thành những hình tượng nhân vật đẩy ấn tượng, sâu đậm, khó quên ,

Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngấn Lỗ Tấn tuy không

nhiều nhưng cũng đủ để hình thành một hệ thống hình tượngkhá hoàn

chỉnh và độc đáo Chân dung người phụ nữ Trung Hoa qua ngòi bút Lỗ

Tấn hiện lên với một xã hội bao gồm đủ loại người: nô lệ, nông dân, trí

thức đủ mọi cá tính và nét tính cách đặc trưng của người phụ nữ Trung Hoa thời đó Sự thay đổi của xã hội, của văn học thời Ngũ Tứ đã dẫn đến sự thay đổi để tài nhân vật “nhân vật trong tác phẩm da thay

đổi rồi "?', Đó không còn là cái thời của những giai nhân phong kiến

lông lây như Tiết Bảo Thoa (Hồng Lâu Mộng) cũng không còn là

không gian của những mỹ nữ tuyệt trần xiêm áo thướt tha (Liêu Trai

Chí Dị) nhưng lại chưa phát triển đến độ nhân vật là những chiến sĩ

trang 7

Trang 12

công sản mang trong mình nhiệt tình cách mạng và tư tưởng chủ nghĩa

xã hội Đó chỉ có thể bất đầu bằng những người đang bị đấm chìm

trong vòng cương tỏa của chế độ phong kiến, sống trong tăm tối, những

người nông dân ngu muội không ý thức được vị trí của mình Là những

người dù chưa nhận ra được vì sao mình khổ nhưng đã biết được mình

đang khổ, đang bị đè nén, áp bức Và kết thúc bằng những thanh niên cấp tiến, mang trong mình bấu máu nóng của thế hệ dân chủ tư sản

nhưng chưa vượt qua được giới hạn lịch sử và giới hạn thời đại mình

Đó là hệ thống hình tượng nhân vật phụ nữ Trung Hoa với những

đặc điểm, những phẩm chất tiêu biểu, rất “phụ nữ” đồng thời cũng rất “Trung Hoa” mà Lô Tấn phát hiện ra ở những người phụ nữ Trung Hoa

qua mọi thời đại, cả trước ông và sau ông Thêm vào đó là những cá

tính riêng của phụ nữ thời này, những nét mà ta không hề bắt gặp trước

hay sau thời kỳ đó với sự phát triển nhận thức, tâm lý, trình độ về tư duy cá nhân, lịch sử, xã hội, đặc biệt là sự phát triển của logic, đó chính là qui luật khách quan trong việc hình thành và phát triển của nhân vật

buộc nhà văn phải suy nghĩ trước trong quá trình sáng tác, nghiên cưá

Và những nhân vật này sống một đời sống riêng, đôi khi tổn tại độc lập với ý muốn chủ quan của nhà văn, nhà văn đôi khi còn bất ngờ trước một tâm lý hay một kết thúc của nhân vật Ý thức rõ điểu này sẽ giúp cho nhân vật “sống” hơn, “thực” hơn, “người ” hơn

Với cái nhìn của nhà văn tâm lý hiện đại, Lỗ Tấn đã tạo ra một

hệ thống hình tượng nhân vật mà chắc chấn sẽ tạo được miễn hứng thú

cho người đọc

Trang 13

Chương 2: Giới hạn đề tài - Tư liệu - Phương pháp nghiên cứu

Người ta đã từng so sánh: “Tiểu thuyết của Lỗ Tấn là bức tranh phong phú, nhiều màu sắc, nhiều vẻ của cuộc sống hiện thực và tạp văn

của ông là bộ đại bách khoa toàn thư đầu thế kỷ XX của xã hội Trung

Quốc nửa phong kiến, nửa thuộc địa”?', Có thể nói thế giới trong tiểu

thuyết và tạp văn của ông là rộng mênh mông vô cùng tận

Nói riêng về tiểu thuyết, đó không chỉ là việc phản ánh một thời đại đây trăn trở, bão táp với những biến động lịch sử to tát, đồng thời nó

còn là những nổi vui buổn nho nhỏ, những đổi thay thẩm kín Ai cũng

đều có thể tìm thấy bóng hình sinh động của mình trong hình tượng tiểu

thuyết của ông: nhà cách mạng nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị, địa chủ, quan lại, nhà thơ, giáo sư, thanh niên, trí thức, nam nữ, những

kẻ “trí thức giả”, nông dân bẩn cùng, người mẹ mất con, kẻ bị chồng

ruồng bỏ Thế nhưng, với mức độ khiêm tốn của một luận văn và khả năng hạn hẹp của người viết chỉ cho phép tập trung vào một hệ thống nhân vật mà theo nhận định của người viết, là hệ thống thu hút trí tuệ

và được tác giả dành nhiều cảm xúc, tâm huyết nhất Đó là hệ thống hình tượng nhân vật phụ nữ Trung Hoa trong tiểu thuyết L.ỗ Tấn

Trong quá trình tiến hành, người viết sử dụng tư liệu là mảng truyện ngấn (đoản thiên tiểu thuyết) gồm 25 truyện trong tap “Gao Thét” và “Bàng Hoàng” Ngoài ra là một số bài†ạp văn liên quan đến

vấn để phụ nữ, một số sách tham khảo lịch sử và lý luận về Lễ Tấn và hình tượng cần khảo sát

Đúng ra theo yêu cẩu khoa học đặc biệt là đối với bộ môn

chuyên ngành văn học nước ngoài, người viết phải trực tiếp tham khảo từ nguyên bản tiếng Hoa, nhưng đo trình độ hạn chế, chỉ sử dụng bản

dịch (Sử dụng bản dịch chính của Trương Chính - NXB VHHN, tham

khảo thêm một số bản dịch khác) Vì sự hạn chế này mà trong quá trình nghiên cứu sự độc đáo của hình tượng, người viết không khảo sát về

mặt cấu trúc của ngôn ngữ, chỉ xin xét đến hiệu quả của việc sử dụng

Trang 14

Xuất phát từ yêu cầu sử dụng phương pháp nghiên cứu một cách

khoa học một đối tượng thẩm mỹ, nghệ thuật “hệ thống hình tượng nhân vật phụ nữ Trung Hoa” sẽ trình bày những điểm tương đối chung

nhất, giếng nhau giữa các hình tượng nhân vật trong hệ thống và những

dạng phụ nữ theo sự phát triển khả năng tâm lý, trình độ

Trang 15

CHUCNir 5: LICH SU VAN $Ê

Lô Tấn là nhà văn được yêu thích trên thế giới, Đông Nam Á và Việt Nam ng là nhà văn rất dân tộc, rất Trung Quốc đồng thời cũng

rất tiêu biểu rất quốc tế mà tất cả các nước đều tìm thấy bóng dáng

của dân tộc mình trong tác phẩm ông Phadeep nói rằng: "Lỗ Tấn là nhà văn Trung Quốc một trăm phân trăm Ông đã cống hiến cho nhân

lọoại những hình thức không thể bắt chước được” và ca ngợi rằng “Lỗ

Tấn là nhà văn nước ngoài duy nhất mà sáng tác đã làm cho các nhà

van Nga chúng tôi cảm thấy thân thiết đến mức như thế” (Bàn về Lô Tấn - Nhân dân Nhật báo 19/10/1949 - Phadeep) Lô Tấn chiếm một vị

trí vẻ vang trên văn đàn thế giới và có một chỗ đứng trang trọng trong tâm hồn người Trung Quốc hiện đại

Đối với Việt Nam theo lời ông Đặng Thai Mai - Người đầu tiên

nghiên cứu về Lỗ Tấn thì: “Lỗ Tấn vào Việt Nam tương đối chậm ”°),

Lan “gặp gỡ” trước tiên giữa Lô Tấn và độc giả Việt Nam là vào năm

1943 trên tờ "Thanh Nghị” với thiên “AQ chính truyện” do Đặng Thai

Mai dịch Rồi tiếp theo đó là những bài dịch trong “Cỏ Dại” (Dã Thảo) Năm 1944, sách của Lỗ Tấn bắt đầu được xuất bản

Lỗ Tấn được bạn đọc Việt Nam yêu thích ngay từ đầu và cùng đi

sâu vào tác phẩm của ông, ta càng thấy ông gần gũi với chúng ta Do tình hình xã hội Việt Nam và Trung Quốc có phần giống nhau vào thời kỳ đó, nhưng vấn để mà ông đặt ra trong tác phẩm của ông những năm

20-25 cũng là những vấn để các nhà văn hiện thực phê phán của ta thời

39-40 đặt ra trong tác phẩm của mình, ta có thể thấy rõ một Chí Phèo

của Nam Cao và AQ của Lỗ Tấn, Trăng sáng của Nam Cao và Một gia đình hạnh phúc của Lô Tấn

Nguyễn Ai Quốc rất thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa Cái

“thích” ở đây là kết quả của một sự gặp gỡ Bác khâm phục đọc hai câu thơ của Lơ Tấn:

Hồnh mi lãnh đối thiên phu chỉ

Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu

(Quấc mất coi khinh ngàn địch thủ

Cúi đầu làm ngưa lũ nhi đồng)

trang I!

Trang 16

Còn với Nguyễn Tuân - Nhà truyện ngắn lăng mạn bậc thấy Việt

Nam thì phục tài Lỗ Tấn và cho rằng “Dưới một hình thái khiêm tốn và

bừng bừng nhiên lượng, dưới cái danh từ nhẹ nhỡm “truyện ngắn”, tiếng nói của Lỗ Tấn có sức dội tới và kích động những bộ môn nghệ thuật khác, Có lẽ đấy cũng là cái tiêu chuẩn nếu không là một dấu hiệu để nhận chân những thiên tài văn nghệ ''

Càng yêu thích Lỗ Tấn, việc đi sâu vào tìm hiểu ông càng nhiều, càng công phu Nghiên cứu về Lỗ Tấn, có người nghiên cứu về tác

phẩm (dịch thuật, phê bình .), về hân thế, tiểu sử, về tư tưởng, về lý

luận văn học Nghiên cứu về Lỗ Tấncó người nghiên cứu với tư cách

Lỗ Tấn là một nhà văn, một nhà cách mạng, một chiến sỹ trên mặt trận

van hoá tư tưởng, một nhà duy tâm, một nhà lý luận

Trở lại với để tài, người phụ nữ trong lịch sử tiến hóa loài người đã có một chức năng thiên nhiên đó là sinh sản để bảoo toàn nòi giống Thế giới của phụ nữ là nguồn rung động cảm hứng và là để tài vô tận cho biết bao các tác phẩm nghệ thuật: tiểu thuyết, thi ca, âm nhạc, sân khấu, kiến trúc, hội họa ngợi ca Họ là chủ thể muôn đời của dòng câm hứng nhân bản cho các thế hệ nối tiếp nhau sáng tác, miêu tả Phụ

nữ - nơi chứa đựng tình thương, tình yêu, lòng nhân ái, độ lượng bao

dung cũng là nơi nuôi dạy con người lòng căm ghét, hận thù, là cả

một “kho tàng” vật chất - tỉnh thần, nguồn lực vô tận cho cảm hứng thi ca:

Không có mặt trời hoa hồng không nở

Không có phụ nữ, không có tình yêu

Không có tình yêu, không có hạnh phúc Không có người mẹ, không có anh hùng

(Klapia)

Phụ nữ là nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ, và ngược lại, người nghệ sĩ luôn thể hiện người phụ nữ mang đây nét cao đẹp, luôn cảm thông, bênh vực họ và mong muốn một môi trường phát triển tốt nhất cho ho Nếu như V.Hugo khi viết “Những người khốn khổ” với lời để tựa: “Khi

ba vấn để lớn của thời đại: sự sa ngã của người đàn ông vì phải bán sức lao động, sự trụy lạc của người đàn bà vì đói khát, sự cần cỗi của một

đứa trẻ bị tối tăm chưa được giải quyết thì những cuốn sách như loại này còn có ích”, Lỗ Tấn trong tuyển tập truyện ngắn dịch sang tiếng Anh, ông nói thêm là ông viết tiểu thuyết còn là để phơi bầy “su truy

trang 12

Trang 17

lạc”, “cái giả dối và thối nát” của “xã hội thượng lưu” mà trong đó đã “danh” tất cả sự bất công cho người phụ nữ

Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm Lô Tấn được đánh giá cao và mang lại nhiễu tranh cãi Thế nhưng một điểu mà hẳu như nhà

nghiên cứu nào cũng nhất trí rằng: cái ấn tượng mà những hình tượng phụ nữ đưa lại cho người đọc là khó quên, đầy tình thương sâu sắc mặc dù lời văn của Lỗ Tấn đôi lúc khô khan sắc lạnh “Nhắc đến ông, người

ta không khỏi cảm thấy ông hơi có vẻ lạnh lùng, nhưng kỳ thực không

bao giờ ông chứa chan hy vọng không bao giờ ông biểu lộ tình cảm

phong phú của mình” (Hướng Bồi Lương) Đặng Thai Mai cũng nhận xét: “Hình như Lỗ Tấn đã bấm bụng đè nén mình, không cho cảm tình bộc lộ ra khi mô tả những nhân vật trụy lạc, vùi dập dưới tiếng cười

khắc bạc của cõi đời Ấy thế nhưng đọc xong bộ sách, xếp trang cuối cùng lại ta ngồi ngẫm nghĩ đến những số phận, đến bộ mặt của một chú AQ một thím Tường Lâm, một thầy Khổng Ất Kỷ, nhìn thấy nỗi tủi hổ

của bấy nhiêu nhân vật, và cả đằng sau họ một xã hội lạnh lùng khăm

ác, thì thế nào ta cũng rùng mình, cáu mày, nghiến răng với sự thật quá thê thẳm ”9',

Lô Tấn đã nêu những vấn để hết sức tha thiết với tiển đổ của xã

hội Trng Quốc: Vấn để phụ nữ, vấn để trí thức, vấn để nông dân Như

trong phan ly do chọn để tài đã trình bày, nghiên cứu về Lỗ Tấn và tác

phẩm Lỗ Tấn quả thật có nhiều nhưng về hình tượng phụ nữ thì chưa hệ thống và tập trung Lỗ Tấn cũng đồng nghĩa với sự phong phú vô cùng,

càng đi sâu vào nghiên cứu càng phát hiện nhiễu điểu mới mẻ Hy vọng luận văn này sẽ góp một cái nhìn mới, làm rõ thêm về hình tượng

người phụ nữ Trung Hoa trong truyện ngắn Lỗ Tấn

trang 13

Trang 18

PHẦN II: LỖ TẤN - NGỌN CỜ

CỦA VĂN HỌC MỚI

Chương 1: Thời đại Lỗ Tấn

Cuộc đời Lô Tấn trải qua hai giai đoạn lịch sử, thời kỳ lịch sử cận

đại (1840-1911) và lịch sử hiện đại (1919-1949) Ông sinh ra vào giữa thời iy gọi là tám mươi năm biến động, đau khổ và sỉ nhục của nhân

dân Trung Quốc, đó chính là giai đoạn của những cuộc chiến tranh, bắt

đầu từ chiến tranh thuốc phiện rồi các nước đế quốc tấn công Trung

Hoa, là những năm mà nhà Thanh đê hèn cắt đất bồi thường, ký diéu

ước thua trận Đó là những năm oanh liệt của hai cuộc khởi nghĩa thời

bấy giờ là Thái Bình Thiên Quốc (1850-1856) do Hồng Tú Toàn và

Nghĩa Hòa Đoàn do Chu Hồng Đăng lãnh đạo; là phong trào sôi nổi của

hai cuộc vận động theo khuynh hướng tư sản: Bách Nhật Duy Tân (hay

còn gọi là chính biến Mậu Tuất 1898)- Cuộc vận động cải lương theo gương Duy Tân Nhật Bản do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng, và cuộc cách mạng Tân Hợi Đặc biệt ảnh hưởng đến Lỗ Tấn là

cuộc cách mạng Tân Hợi (191 1) do Tôn Trung Sơn chủ xướng

Lô Tấn sinh ra vào thời đại biến động đó Ông người họ Chu, tên

Thụ Nhân ng sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại thành Thiệu Hưng,

tỉnh Triết Giang trong một gia đình quan lại phong kiến sa sút Thân

sinh Lỗ Tấn là Chu Bá Nghỉ đỗ tứ tài, nhưng khi Lỗ Tấn vừa lớn lên thì

ông mang bệnh nặng, về sau không thuốc chạy chữa nên mất sớm Mẹ

Lỗ Tấn là bà Lỗ Thụy - một người đàn bà nông thôn hiển lành, nhân

hậu, dễ tiếp thu tư tưởng mới và rất giàu nghị lực Ông thương mẹ, lấy

họ mẹ làm bút danh Do từ bé được sống gần gũi với những người nông

dân lam lũ, đoạn đời thơ ấu của ông gắn bó với hai người phụ nữ là bà

nội - người vẫn kể những câu chuyện truyền thuyết và dân gian rất hay

cho ông nghe, và mẹ ông- người có ảnh hưởng sâu đậm đến văn nghiệp

của Lỗ Tấn,

Sinh ra vào giữa giai đoạn cận đại, nhưng quá trình hình thành và

phát triển tư tưởng của Lỗ Tấn lại vào thời kỳ hiện đại được đánh dấu bằng cuộc vận động Ngũ Tứ (1919-1923), đó là cuộc vận động đòi độc

Trang 19

lập và dân chủ, chống Đế quốc thực dân phong kiến mạnh mẽ trên hai

mat tran chính trị và văn hóa Thời cận đại, các cuộc vận động và cải

cách thường chỉ quanh quẩn nơi cung đình và tẳng lớp trên, mục tiêu đề ra không triệt để và mang tính thỏa hiệp, chưa có cuộc vận động nào

tranh mê, rộng rãi và triệt để như Ngũ Tứ, đó là do ảnh hưởng của cuộc

cách mạng Tháng Mười Nga Thời kỳ Ngủ Tứ là thời kỳ thức tỉnh, nhận đường Cách Mạng Tháng Mười Nga đã đánh thức "những con người

đang ngủ mê trong nhà hộp bằng sắt, không có cửa sổ và cũng không làm sao phá tung ra được”©' Đây là cuộc vận động ảnh hưởng lớn đến

tư tưởng nghệ thuật của Lô Tấn

Năm mười tám tuổi, ông thi vào Thủy Sư học đường ở nam Kinh,

hai năm sau ông đổi sang học ở Khoáng Lộ học đường Ở đây, ông tiếp thu những kiến thức khoa học mới và quan trọng là ông đã thay đổi nếp

suy nghĩ Ông hoài nghỉ những truyền thống cũ và ham mê *Thiên diễn luận” của Huxley giải thích sự biến hóa vũ trụ và van vật theo quan điểm tiến hóa của Darwin, Tuy tiếp thu và ảnh hưởng sâu sắc quan

điểm tiến hóa, thuyết chọn lọc tự nhiên của sinh vật, nhưng Lỗ Tấn lại nghiêng về những yêu cẩu giải quyết những vấn để xã hội Ông tin tưởng: “Trên con đường tiến hóa thế nào cái mới cũng phải thay thế cái

cũ - cho nên cái mới phải vui mừng hớn hở mà tiến lên, cái cũ cũng phải vui mừng hớn hở mà tiến lên, tức là chết đi Ai cũng như thế mà

tiến, đó là con đường tiến hóa”#', Từ đó ông luôn ca ngợi sự đổi mới,

phản bác sự hủ bại, mong muốn kêu gọi thanh niên đứng lên phản

kháng tình trạng lạc hậu ngàn đời nay của xã hội Trung Quốc

Năm hai mươi tuổi, ông được phái sang du học ở Nhật, xin vào

trường thuốc ở Tiên Đài “định bụng về nước sẽ chạy chữa cho những

con bệnh bị lừa bịp như cha tôi"?', Thế nhưng nhiệt tình trai trẻ của

ông bị nguội lạnh khi ông chứng kiến trong một bộ phim cảnh người

Trung Quốc bị bắn mà những người Trung Quốc khác đứng xem với vẻ

mặt ngây ngô, dửng dưng, ông đã chuyển hướng sư nghiệp của mình

Ong nói: 'dân mà còn ngu muội, hèn nhát thì dù thân thể có khỏe

tranh, cường tráng đi chăng nữa, chỉ có thể làm thứ người mà người ta

Trang 20

vô vị như thế kia mà thôi Còn như ốm đau mà có phải chết đi ít nhiều

thì chưa hẳn là bất hạnh Cho nên diéu chúng ta cần phải làm trước là

biến đổi tinh thần họ, và theo tôi hồi đó, thì muốn biến đổi tính thần họ,

tất nhiên không gì bằng dùng văn nghé™’’ Ong quyết định bỏ học y, chuyển sang hướng học văn nghệ, quyết tâm dùng ngòi bút đánh thức

tỉnh thân dân tộc, ý chí tự lập, tự cường của người Trung Hoa, chỉ cho

họ thấy được nguyên nhân làm cho họ khổ: *Ý tôi lúc bấy giờ chẳng

qua là muốn truyền bá tiếng kêu đau thương của những người bị ngược

đãi, và khêu gợi lòng căm hờn oán giận của người trong nước với bọn

cường quyển ° Ê'

Giai đoạn đầu của Lỗ Tấn - nhà văn (1898-1919: từ chính biến mậu tuất đến phong trào Ngũ Tứ) chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá tính siêu nhân của Nietehz và quan điểm tiến hóa của Darwin Giai đoạn

thứ hai có tính chất quá độ, từ 1919-1927, đây là thời kỳ “nhận đường

trong tư tưởng Lỗ Tấn, là quãng thời gian sung sức, sáng tác nhiều nhất

của ông ở thế giới quan của nhà văn dẫn dẫn được khắc phục, tiến đến quan điểm giai cấp và chủ nghĩa tập thể Giai đoạn cuối từ 1927 đến lúc ông qua đời (1936), Lỗ Tấn càng đi dẫn lên chủ nghĩa cộng sản Từ chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo mà ông đã tiến đến con đường

của giai cấp vô sản: “thoạt đầu chỉ là căm giận cái giai cấp quen thuộc

ấy, không mảy may tiếc thương sự diệt vong của nó, về sau đó bài học của sự thật mà thấy rằng, duy chỉ có giai cấp vô sản đang trưởng thành

mới có tương lai "€),

Thế giới quan ngày càng tiến bộ đó giúp ông sáng suốt và tỉnh

táo trong việc phản ánh hiện thực vào tác phẩm của mình đặc biệt là

trong việc tạo khấc hình tượng, ông thường nói: “mỗi khi chọn để tài,

tôi déu chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục đích là lôi hết bệnh tật của họ ra làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy

chữa "€'

trang 16

(1): Tựa viết lấy - Gao thét

(2): Một vài điều ghi nhớ vụn vặt - Mộ

(3): Tưa - Hai lòng

Trang 21

Và càng đặc biệt hơn là hình tượng người phụ nữ, hình tượng xuyên suốt cả cuộc đời ông Như đã nói trên, Lỗ Tấn chịu ảnh hưởng sâu sắc những người phụ nữ trong gia đình như bà nội và rne ông Mẹ

ông - bà Lỗ Thuy - một người phụ nữ nông dân giàu lòng can đảm,

nhân từ và cao thượng Lấy bút danh từ họ mẹ, ta có thể thấy bóng dáng

thấp thoáng của bà trong những tác phẩm “Hát tuồng ngày rước thần”,

"Cố Hương"

Các giai đoạn trong cuộc đời sáng tác của ông cho chúng ta thấy

hình tượng hiện ra theo từng cấp bậc phát triển khác nhau: Sóng Gió,

Ngày mai (Minh Thiên)-1920; Cố Hương - 1921; Hát tuổng ngày rước thần - 1922 (Gao thét): Lẻ cầu phúc, rnột gia đình hạnh phúc, Trong quán rượu - 1924; Tiếc thương những ngày đã mất; Ly hôn- 1925 (Bàng

hồng)

Tuy ơng viết những truyện ngắn trên đây trong thời kỳ nhận

đường (1920-1925) nhưng ông đã đóng góp vào việc khắc họa những

hình tượng góp phần giải phóng con người

Trang 22

Chương 2: Văn nghiệp

LA Tan da dé lại cho hậu thế một sự nghiệp sáng tác phong phú,

bao gồm nhiều thể loại:

A-Đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn) bao gồm ba tập Gào thét (Nột

hám) 1923: 14 truyện ngắn; Bàng Hoàng - 1926: 11 truyện; Chuyên cũ viết lai (Cố sự tân biên) - 1936: 8 truyện

B-Tạp văn: Gió nóng (Nhiệt phong) - 1925; Hoa cái - 1926; Hoa cái

tập tục biên, Nấm mô (Phần); Cỏ đại (Dạ thảo)- 1927; Mà thôi (Nhi Di)- 1928; Tam Nhàn, Hai lòng (Nhị tâm)-1932; Viết tự do giả (Ngụy tự do thư)-1933; Cho bàn gió trăng (Chuẩn phong nguyệt đàm), Giong Nam đá Giọng Bắc - 1934; Văn hoá viển hoa (Hoa biên văn hóa)-1936 Tạp

van in sau khi mất: Thả giớiđình - 1937, Thả giớiđình nhị tập -1937

C-Văn hồi ức: 10 bài ghi lại những chuyện ngày thơ ấu: Nhặt cánh hoa

tan (Triệu Hoa Tịch tập)- 1928

D-Khảo cứu: Nhân gian chỉ lịch sử -1907; Khoa học sử giáo thiên -

1908; Cổ tiểu thuyết, Câu trầm (những tiểu thuyết cổ), Hội kê quân cố

sự tạp tập -1910; Tạ thừa hậu hán thư -1912; Kê Khang tập- 1913;

Trung Quốc tiểu thuyết sử lược 1,2 -1923-1924; Tiểu thuyết cựu văn

sao -1926; Đường Tống truyền kỳ tập 1,2 - 1927-1928

E-Địch thuật:

Sách Nhật: Lòng hiếu kỳ của nhi đồng, Nghiên cứu quan niệm của nhỉ đồng - Thượng Dã Cương Nhất (1913), Kịch “Mộng một chàng trai” -

Vũ giả tiểu lộ thực đốc, Hiện đại Nhật bản tuyển tập - (1923), Tượng trưng khổ não, Ra khỏi tháp ngà - Trà xuyên bạch thôn (1924), Mấy

van dé cia nền văn hoá mới hiện nay - Phiến thượng thân, Cận đại mỹ thuật sử triểu luận - Bản Đản LỨng Huệ (1929), Dưới dung tục vật

(1930)

Sách Nga: Vực ngoại tiểu thuyết tập 1,2 - Văn học Nga và Đông Âu (1909), Erosenco đồng thoại tập (1922), Bàn vé nghé thuật - Lunatsasry, Bàn về nghệ thuật - Plekhanov (1930); Chiến bại -

Trang 23

Phadeev (1931), Thụ cẩm (truyện ngắn Liên Xô) Những linh hồn người chết - Gogol, truyện ngắn Tsekhov (1935)

Sách nước khác: Du lịch cung trăng, Du lịch mặt đất, bắc cực thám hiểm ky - Juies Verne; Chii bé Jone - HA Lan 1926

F-Thơ cổ - mới:

Thơ cổ: Biệt chủ đệ, Canh tý tống táo tiết sự, Tích hoa tứ luật

Thô mđ: Khốc Phạm Ai Nông, Mộng Thân yêu đương

Trang 24

PHẦN III: HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG

NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRUNG HOA TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN

Chương 1: tần số xuất hiện và vị trí trong tác phẩm

Đọc những tác phẩm của Lỗ Tấn, cảm giác của người đọc đây ấp

những trăn trở, suy tư Mỗi thể loại của ông là một cách thể hiện Đó có

thể là một bài thơ văn xuôi trữ tình tràn đẩy những cảm xúc (Hát tuổng

ngày rước thần, Tiếc thương những ngày đã mất .) hay là nôi cô đơn

lẻ loi bùi ngùi thương xót (Lê cầu phúc, Ngày mai .), hay là một nét

chấm phá bức tranh muôn mặt của cuộc sống (Thuốc) hay nét dữ dội

trong Ly Hôn

Hệ thống hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện Lô Tấn, ta thấy xuất hiện bóng dáng người phụ nữ - đặc biệt là người mẹ

Có thể nói, phụ nữ là vấn để được quan tâm trên phạm vi nhân

loại vì sự thiệt thòi của họ Cho nên, các nhà văn nhân đạo và dân chủ

thường đặt ra và trân trọng quyền lợi của người phụ nữ, mong muốn tìm

ra cho họ con đường tự do, bình quyển, hạnh phúc Ở phương Tây, do tư

tưởng đòi quyển bình đẳng sớm xuất hiện, Cách Mạng Dân Chủ Tư Sản

đã đưa ra quan niệm xem phụ nữ là phái đẹp (là hương hoa, tỉnh túy

của cuộc đời) và là phái yếu (cần được che chở, cảm thông, bênh vực) -:

đó là sự tiến bộ đáng trân trọng Các nhà văn, với tấm lòng yêu quý đã

đành cho nhân vật nữ của mình sự cảm thông, chia xẻ - đó là một

Medee của Euripide - nàng da nhân danh người phụ nữ để đồi quyển

được yêu thương, được sống trong một tình yêu chung thủy, một

Desdemona (Othello-Shakespeare) cao quy xinh dep tuyét vdi da dam

khinh thường những thành kiến xã hội xung quanh và dâng trái tim

minh cho Othello, mét Juliet (Romeo and Juliet - Shakespeare) trong

trắng, thông minh và sâu sắc một cách tuyệt vời trong cảm nghĩ yêu đương của mình; một Scarlet đây nghị lực, cầu tiến của M.Michelle

Ở phương Đông, đặc biệt là Trung Hoa, một đất nước còn nặng tư

tưởng phong kiến, người phụ nữ phải chịu thiệt thòi nhất Vì vậy, các

Trang 25

nhà vần đà dành những tình cảm yêu thương của rnình cho họ càng sâu

đậm hơn, nổi xót xa cảm thông cho các cô thiếu nữ trở thành thiếu phụ sau bao năm mỏi mắt chờ chồng đi chinh chiến; các nhân vật kỹ nữ tài

hoa mà bạc mệnh Tuy nhiên, đáng chú ý đến là các nhân vật có tư

tưởng “nổi loạn”, muốn phá bỏ cái cũ lạc hậu để hướng đến cái mới - đó là một Lâm Đại Ngọc sắc tài vẹn toàn đã mạnh dạn có tiếng nói đòi giải phóng cá tính tự do yêu đương trong hôn nhân

Song đến Lỗ Tấn thì những hình tượng của ông không chỉ mang

dáng vẻ rất riêng có sự phát triển tâm lý phức tạp, sâu sắc mà còn là âm vang của một thời đại con người lên tiếng đòi giải phóng là tiếng

vọng trở mình của một dân tộc Trung Hoa thời kỳ nửa thuộc địa nửa

phong kiến, một dân tộc còn đây những sự phân biệt của đời xưa truyền

lại đến nay vẫn còn làm cho con người cứ cách xa nhau, đến nỗi người nay không thể hiểu được nổi khổ đau của người nọ Đặc biệt là người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi đau khổ Các nhân vật nữ trong tác phẩm của ông đã thu hút sự chú ý của người đọc, gây ấn tượng và những cảm xúc khó quên Đó là những thiếu nữ hiển lành, đảm đang, sôi nổi, nhiệt tình hay những người mẹ quê mùa mà nhân hậu Tuy họ xuất hiện âm thẩm, lặng lẽ và phải chịu đựng những nỗi đau tỉnh

thần lẫn thể xác nhưng có một vị trí quan trọng trong việc xây đựng

bức chân dung người phụ nữ, làm cho người đọc thổn thức, suy nghĩ mãi không thôi

Trong khuôn khổ truyện ngắn, xây dựng những hình tượng điển:

hình vừa có ý nghĩa phổ biến rộng rãi, vừa sinh động cụ thể, đó là thành

công lớn của Lỗ Tấn Những chủ để sâu xa được để cập đến trong

truyện của ông đã đến với người đọc bằng sức truyền cảm của các hình tượng này

Trang 26

Chương 2: Người phụ nữ Trung Hoa truyền thống qua cái nhìn của Lỗ Tấn

Từ lâu, ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào nếp nghĩ

của người Trung Hoa Tư tưởng Nho giáo bên cạnh cái tích cực, còn có cái sai lệch gây ra bao thiệt thòi đau khổ cho con người, nhất là người

phụ nữ Do mang dấu ấn nặng nể về tư tưởng “trọng nam khinh nữ” mà

đã hình thành nên một tính cách rất phương Đông ở người phụ nữ Á

Đông đó là họ chỉ biết chịu đựng, nhẫn nhục, ít nghĩ đến bản thân chỉ

hy sinh cho gia đình, cho người khác mà không hề ta thán, họ chịu

thương chịu khó cam chịu và chung thủy hết mực Đây là những đức tính mà người xưa xem rất bình thường, là phẩm chất buộc người phụ

nữ phải có Thế nhưng Lô Tấn, với tấm lòng của một nhà văn nhân đạo, ông đã nhắc đến họ với sự kính yêu và khâm phục

Ông tỏ lòng yêu mến những thiếu nữ hiển lành, đảm đang, khéo

léo Tình cảm của ông khi kín đáo, khi công khai Đó là Cô Thuận, một

cô gái trẻ tuổi, giỏi dang, một mình quán xuyến cả gia đình: “Con bé

đảm lắm Mẹ chết lúc mười tuổi, một mình săn sóc hai đứa em đại, một

trai, một gái, lại phải hầu hạ ông bố nữa, nhưng rất chu đáo”): là Tử Quân, một thiếu nữ sôi nổi, đây nhiệt tình, một lớp thanh niên mới với

bao hoai bdo, ước mơ cao đẹp mà tác giả gởi gắm niểm tin “Phụ nữ

Trung Quốc đâu phải là “nan hóa” như những ông chán đời thường nói

Trong một tương lai không xa nữa, ánh sáng ban mai sẽ rực rỡ lên cho

mà xem "€)

Ta thấy có nét giống nhau giữa những thiếu nữ Trung Hoa trước và sau đó đôi chút Như hình ảnh của cô Phượng trong “Lôi Vũ” của

Tào Ngu cũng mang đầy nét trẻ trung lăng mạn; say đắm trong tình yêu

như Tử Quân đồng thời cũng là một con người rất thương mẹ; đảm đang, hiển thục như A Thuận Chân dung những nàng thiếu nữ Trung Hoa qua ngòi bít khách quan của Lỗ Tấn và Tào Ngu đã tạo ra một cái

nhìn mới mẻ cho người đọc Đối với riêng Lỗ Tấn, dù là nhân vật chính hay phụ, ông đều khắc họa những chỉ tiết độc đáo trong việc tạo nên

Trang 27

hiện ở tiếng giày rộn rã, ở đôi mắt luôn mở to khao khát sự hiểu biết (mang vẻ sang trọng, trí thức); còn của A Thuận lại ở việc có ao ước có một chiếc nơ nhung màu hồng, ở việc lấp ló đứng sau Lã Vị Phủ có ăn

hết bát cháo kiéu mach do cô nấu hay không (thuần phát, quê mùa) Những chỉ tiết tuy đơn sơ đó có tác dụng làm cho người đọc nhớ đến nhân vật, là phần dẫn đắt người đọc đến phân tiếp theo

Bên cạnh những thiếu nữ Trung Hoa còn có hình tượng người me

người vợ hiện lên đầy tính âu yếm và trân trọng: Đó là hồi ức xa xăm luôn hiện lên trong tác phẩm Lô Tấn, là hình bóng thấp thoáng của

những người mẹ (trong “Hát tuổng ngày rước thân", “Cố hương”,

“Nhật ký người điên”, "Sóng gió”): Đó là những nhân vật có tâm trạng

thu hút trí tuệ Lô Tấn một cách mạnh mẽ mà khi viết về họ, không còn

là kỷ niệm về tuổi thơ êm đểm mà là những hiện thực bày ra trước mắt (“Thuốc”, *Gia đình hạnh phúc”, “Lễ cấu phúc”, “Ngày mai” .)

Bóng dáng xa xăm, mờ ảo của những người mẹ hiển dịu như một dư âm

ngọt ngào về đi vãng tuổi thơ Lỗ Tấn trôi qua ở hai làng An Kiểu và Thiệu Hưng Ta không thể quên được hình ảnh người mẹ chìu con cho

con đi xem hát rồi đứng chờ con giữa đêm khuya (“Hát tuổng ngày

rước thần”) Bên cạnh những người bạn chân quê, tốt bụng, tháo vác (A

Phát, Song Hỷ, Quế Sinh .), người mẹ trong “Hát tuổồng ngày rước

thần” là một hình ảnh quan trọng góp phần làm nên chất thơ - một bài thơ bằng văn xuôi đây âm hưởng nhớ thương và nối tiếp quá khứ

Hình ảnh của khuôn mặt buồn buồn kín đáo và tiếng thở dài của người mẹ thương xót Nhuận Thổ, lòng nặng trĩu vì phải xa quê hương trong “Cố hương”, tuy chỉ vài nét thoáng qua nhưng đã để lại dấu ấn

trong lòng độc giả, làm cho họ không thể nào quên

Họ là những người phụ nữ Trung Hoa với những phẩm chất tốt đẹp từ xưa truyền lại, là mẫu người phụ nữ Á Đông chung nhất, tiêu

biểu nhất

Tuy nhiên, mẫu người phụ nữ chỉ luôn hết lòng vì gia đình, vì chong con, với những việc trong gia đình họ trở nên tắm thường, nhỏ

Trang 28

bé - Họ chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt, không nghĩ đến cái tôi của mình

chỉ vì “một gia đình hạnh phúc ”,

Có thể nói, gây ấn tượng nhất vẫn là hình ảnh những người mẹ mất con, Đó là những nổi khổ đau mà không gì có thể so sánh được Nồi đau, lo âu của chị Tư Thién trước bé Bảo đứa con của mình (*Ngày

mai ") dường như kéo đài theo con mình từng bước đi suốt cả cuộc đời:

đó là nỗi đau mất con đến tê đại của thím Tường Lâm với điệp khúc bất

tận “Con that 1a ngu dan qué, That day, con cứ tưởng chỉ có mùa tuyết xuống, trong núi không có gì ăn, thú đữ mới mò về làng Biết đâu giữa

mùa xuân mà nó cũng ra Hôm đó, hửng sáng con đã dậy mở cửa, lấy

cái giỏ con, xúc một giỏ đậu bảo thing Mao ra ngồi ở chỗ bậc cửa mà bóc đi, Cháu nó đê bảo lắm cơ Con bảo gì là nó nghe nấy Thế là cháu nó ra ngồi đấy Còn con thì ở sau nhà chẻ củi, vo gạo, bỏ gạo vào nổi xong, định luộc đậu Con gọi “Mạo ơi !” mà không thấy thưa, chạy ra

xem thì thấy đậu vung vãi ra cả đất mà chẳng thấy thằng Mao đâu cả Thường cháu chẳng đi chơi nhà ai Đi đâu hỏi cũng không có Con nóng ruột quá, nhờ người đi tìm, Tìm khắp mọi nơi, cho đến chiều, vào núi thì thấy một chiếc giầy của nó mắc vào bụi gai Ai cũng nói “Thôi hỏng rồi, chắc là bị sói tha cũng nên” Đi vào nữa quả nhiên thấy thầng bé nằm trong một đống cỏ, ruột gan bị moi ăn hết, tay còn cắm chặt lấy giỏ đậu .” (Lê cầu phúc) Đó là tiếng kêu thẳng thốt của người mẹ mất con, mất đi niểm an ủi cuối cùng mà chung quanh chỉ là những thế lực

thù địch rình rập với cái nhìn không chút xót thương, thông cảm Và đây nữa - hình ảnh của hai bà mẹ đáng thương trong

"Thuốc” Hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, có khi còn có thể thù địch

nhau, Một người là mẹ một chiến sĩ cách mạng bị tử hình, một người có đứa con bị ho lao chữa bằng bánh bao tẩm máu của người chiến sĩ đó

nhưng rốt cuộc cũng gầy mòn mà chết Cả hai đứa con cùng ra đi trong

sự tiếc thương của hai người mẹ Giữa hai người mẹ đã có sự thông cảm thẩm kín

Sự đồng cảm đó nảy nở ngay tại nghĩa trang buồn hiu hắt trong

một buổi sáng trời còn mờ hơi sương, cả hai bà mẹ không hẹn mà gặp

cùng ra viếng mộ con Đầu tiên là bà Hoa, mẹ của Thuyên - người bị

Trang 29

ho lao “Trời vừa rạng đã thấy bà Hoa bày ra trước nấm mộ mới đắp,

bên phải đường mòn, một bát cơm, bốn đĩa thức ăn, rồi khóc một hỗi Đốt xong thếp vàng giấy, bà ta ngồi bệt xuống đất, ngẩn ngơ như đang

chờ đợi cái gì Chính bà ta cũng không biết bà ta đang chờ đợi cái gì

nữa Ció hiu hiu thổi vào rnđ tóc cắt ngắn của bà ta, so với năm ngoái

chắc là bạc hơn nhiễu lắm",°"

Rồi sau đó là mẹ của Hạ Du - chiến sĩ cách mạng bị tử hình: “Lại

một người đàn bà khác đang đi dọc đường mòn, tóc cũng bạc già nửa,

quần áo rách rưới, bà bày ra một bát cơm, bốn đĩa thức ăn đứng khóc

một hồi .".Ẻ* Hai bà mẹ trong “Thuốc” của Lỗ Tấn lại là nạn nhân trong xã hội nữ quyền bị chà đạp, bị phủ nhận thô bạo mà không một ai

thương xói

Với trái tìm nhân hậu của mình, Lô Tấn đã viết và ca ngợi người phụ nữ với những phẩm chất cao quý của họ, qua đó vạch ra những cái

hết sức phi lý trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ Ít có nhà văn nhân

đạo nào của Trung Quốc trước và sau Lỗ Tấn có thể viết về người phụ

nữ với tấm lòng như vậy Cùng với cách soi ngắm cuộc đời một cách

trầm tĩnh, khoan thai, mặc cho tính phức tạp nhiều mặt, rộng lớn của

nó, cùng với cái nhìn khách quan đối với thế giới, cảm thụ nó như một

chỉnh thể đã khiến Lỗ Tấn tạo nên một phong cách rất riêng trong việc

tạo hình tượng Ơng khơng bằng lịng với chuyện đừng lại miêu tả vụn vặt quanh mình, ông từng nói: “chọn tài liệu phải chọn cho chặt, phải

đào sâu, không thể lấy những chuyện vặt vãnh, không có ý nghĩa, viết

thành một thiên truyện, và tự cho là phong phú Cứ viết như thế, đến một lúc tơi đốn sẽ có cảm giác viết hết cả rồi, mặc dù nhân vật của dé tài như thế, mười năm sau, còn có thể tổn tại như cái cặn bã, mà lúc đó,

người miêu tả, khắc họa sẽ là tác giả khác có một cách nhìn khác ”C',

Lô Tấn tạo nên những hình tượng có sức lay động lòng người, bởi cách thức xây dựng hình tượng điển hình đa dạng, sinh động gieo ấn

Trang 30

người bình thường có chỗ quen thuộc với đời sống hàng ngày Vấn để là nhà văn đặt nhân vật ngồi đúng chố, cho nó xuất hiện trong bối cảnh

thích hợp

Trang 31

Chương 3: Nét mới mẻ của hình tượng người phụ nữ

trong truyện ngắn Lỗ Tấn

I- Phương tiện đan dệt hình tượng:

Có lẻ tính đến Lỗ Tấn, chưa có nhà văn Trung Quốc nào đạt đến

trình độ nhà văn tâm lý hiện đại và việc đưa ra hình tượng, trước đó, trong tiểu thuyết Minh - Thanh dù có đổi mới cũng chưa có gì đáng kể

Với Tam quốc, Tây Du, nhân vật chủ yếu là nhân vật hành động, đến Hồng Lâu Mông, tiến thêm một bước, nhân vật được bộc lộ qua đối thoại, lời trần thuật, lời miêu tả, giấc mộng Chỉ đến Lô Tấn, nhân vật

mới được miêu tả như một nhân vật tâm lý thuộc phạm trà hiện đại thực sự - Ởng sử dụng những phương tiện khác lạ để “dệt” nên hình tượng

của mình:

I a/ Chớp lấy một mẫu cuộc sống, phác họa vài nét về bộ mat va đặc trưng tính cách nhân vật chính qua đối thoại, độc thoại, miêu tả, suy tư (ngày mai: sử dụng miêu tả; *ly hôn”: đối thoại để khắc họa

tính cách nhân vật) Việc phác họa vài nét chấm phá nhưng độc đáo

tương tự một bức tranh thủy mặc của Trung Quốc là một thủ pháp điển

hình hóa nói chung làm cho truyện vừa mang tính hiện đại, vừa mang

tính dân tộc

Lỗ tấn đặc biệt chú ý đến việc miêu tả đôi mắt - một đặc trưng

miéu tả của truyền thống Trung Quốc Đối với Lỗ Tấn con mắt dùng để biểu hiện tính cách nhân vật, thậm chí có lúc nó còn dùng để biểu hiện tư tưởng tình cảm phức tạp của nhân vật cùng với sự đổi thay trong số phận của họ Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, đôi mắt còn dùng để chỉ

một tính chất của nhân vật nhằm so sánh với một nhân vật khác Đôi mắt ngây thơ của A Thuận: “Cặp mắt rất to, lông mi cũng rất dài, lòng trắng thì trong như nến trời một đêm quang tạnh ở miễn Bắc khi không có nổi gió .” (Trên gác rượu) như một hình ảnh đối lập với tâm hồn đã

trở nên chai sạn, ù lì của chàng trí thức trẻ Lã Vị Phủ hay ở thím Tường Lâm, bốn lần miêu tả đôi mắt là sự thể hiện một quá trình thay

đổi phức tạp của nhân vật, Đó là lần đâu tiên: “đôi mắt lúc nào cũng nhìn xuống” (Người hiển lành an phận); lẫn hai: "hốc mất ươn ướt và

Trang 32

con mắt cũng không được lanh lợi như trước” (Người đã gặp nhiều đau

khổ); lần thứ ba: “con mắt thím sâu hoắm xuống” (Tinh thần tiểu tụy

suy nhược do những nổi đau thể xác và tinh thân) và lần cuối: “đôi tròng con rnắt lâu lâu đưa đi đưa lại mới chứng tỏ rằng thím còn là một

con người đang sống mà thôi ." (Người bạc nhược, ngưỡng cuối cùng

của con người giữa sống - chết) rồi “đôi mất đâm lệ” của người vợ

trong “một gia đình hạnh phúc”, rồi những diễn biến tỉnh thần của Tử Quân, từ một cô gái: “đôi mắt tò mò sáng lên một cách ngây thơ” đẩy

tự tin quả quyết, đến đôi mắt của cô gái lần đầu được yêu, yêu một

cách say mê vụng dại: *đôi mắt nàng ngây thơ như mắt con trẻ, ánh lên

một niềm vui mừng lần lộn, buồn thương trong đó lại có sự ngạc nhiên, nghi hoặc , ” và tiếp đến một người phụ nữ không còn tình yêu, không

còn biết bấu víu vào đâu nữa: “nhìn quanh quẩn như một đứa trẻ đói khát tìm mẹ hiển, nhưng nàng chỉ nhìn trong không trung, cố tránh đôi mắt (quyên sinh), vẻ sợ hãi lắm ." Điểm mới của Lỗ Tấn là khi dừng lại ở đôi mắt nhưng ông không chú trọng chỉ tả đôi mắt mà hướng đến

việc miêu ta “tia nhìn” của đôi mắt Xem đó như một cửa ngỡ, một

thông điệp gởi đến cho người đọc những mật mã trong việc giải mã

hình tượng

2 b/ Qua nhân vật “tôi” - người kể chuyện để phát triển câu chuyện Người dẫn chuyện là người dẫn ra câu chuyện của tác phẩm Tôi là đầu mối chuyện, là tấm gương soi chiếu nhân vật, là cách tác giả trực tiếp bộc lộ quan điểm, tư tưởng của tác phẩm, là người xem xét đánh giá các nhân vật và sự việc phản ánh trong tác phẩm Nhân vật kể

chuyện là một đặc điểm của thể loại tự sự Tiểu thuyết của Lỗ Tấn

nhiều chuyện cho ta có cảm giác ngoài những nhân vật được miêu tả, còn có thêm một nhân vật nữa đứng ngoài lên tiếng nhận xét, đó chính là lồng ưu phẫn sôi nổi của nhà văn, muốn dùng văn học để cải tạo xã hội Hình tượng người kể chuyện trong tác phẩm Lỗ Tấn khá phong phú vì Lỗ Tấn đã tiếp thu truyển thống miêu tả xen lẫn luận thuật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc

Nhân vật “tôi” bộc lộ quan điểm của mình vừa khách quan, vừa

chủ quan Song dù thế nào đi nữa thì quan điểm của nhân vật này vẫn

là cảm thông với những người lao động, là cả một khối nhiệt tình nóng

Trang 33

bỏng và tính cách của “tôi” - nhân vật người kể chuyện cho chúng ta

thấy rõ tư tưởng, tình cảm của tấc giả và quyết định khuynh hướng

chiến đấu của tác phẩm

Trong “cầu phúc”, “tôi” đang xót xa vì số phận bi thảm của chị Tường Lâm đến nổi phải ngập ngừng không dám trả lời dứt khoát câu

hỏi: “Người chết rồi còn có linh hồn nữa không” sợ câu trả lời của

mình lại dầy vò người đàn bà xấu số kia một lắn nữa trước khi chết *Tôi” trong “một việc nhỏ” thì lại trực tiếp bộc bạch nỗi lòng tôn kính người lao động Hay trong “cố hương”, “tôi” đang đau đẩu vì xã

hội thối nát đã làm vẩn đục tình cảm con người, tạo nên một bức tường

ngần cách người với người, “tôi” đã lớn tiếng yêu cấu xoá bỏ sự ngăn

cách giữa lao động và trí thức, đạp đổ bức tường do chế độ đẳng cấp phong kiến dựng nên “tôi” không những nói lên niém hy vọng, mà còn khẳng định nó bởi lòng tín vào tương lai

H- Hệ th tư: nv va tiéu biéu:

1- Dang phụ nữ khuất phục:

Có thể nói, Lỗ tấn là nhà văn Trung Quốc thương xót những nhân vật hèn mọn nhưng đồng thời lại hiểu sâu sắc nhược điểm vốn có của họ Nhắc đến những người bất hạnh, cùng khổ, tác giả không chỉ nhắc đến nỗi đau về thể xác mà còn có nổi đau tinh thắn của họ

Nói đến thím Tường Lâm - đó là bi kịch cả một đời người - suốt

cả đời hầu như lúc nào cũng chỉ làm nô lệ: nô lệ cho nhà chủ, cho nhà chồng, chồng chết, cho mẹ chồng mua đi gả lại Thím là một phụ nữ

nông thôn hiển lành, chăm chỉ “cung cách thím đúng đắn, tay chân vạm vỡ, lại hiển lành, ít mồm ít miệng, ra người biết chịu khó làm ăn, an phận thủ thường” (Lê cẩu phúc), biết làm lung giỏi giang, không đòi hỏi: “công việc thím không hể bê trễ, ăn gì xong bữa thì thôi, đã làm

thì làm kiệt lực, không suy tính thiệt hơn” Lẽ ra một người lương thiện

như vậy phải được hưởng hạnh phúc, được quyển làm “người” như bao người khác - thế nhưng cuộc đời thím đi từ những ngày đau thương đắng cay trong nhà chồng, trên danh nghĩa là dâu nhưng thực chất chỉ

Trang 34

là đứa ở, là một người nô lệ không hơn không kém, thế rồi trở thành

người đàn bà góa ở tuổi hai sáu, trốn ra khỏi nhà, đi làm người ở gái

cho chú thím Tư khi tay chân còn vạm vỡ, con mắt còn tinh nhanh, nét mặt còn hồng hào tươi tấn Thím chỉ muốn dem hai ban tay lao đông để

nuôi sống mình và mong có một cuộc sống bình yên Tuy làm lụng cực

nhọc nhưng thím vẫn không một lời than trách, gọi lấy đó làm điều hài

lòng “thim lại rất lấy làm hể hả, trên mơi thống thấy có nụ cười và mặt mày cũng trắng béo ra”,

Tưởng chừng như thoát khỏi gia đình chống, thím như đã quên dẫn cái quá khứ khổ đau, quên đi mình đã có một đời chống, cái hy vọng của thím là được sống kiếp tôi đòi cũng không được bởi thím vẫn còn là con dâu nhà ấy, thím bị mẹ chống bắt đem bán cho một người miễn núi để lấy tiên vì “thím ta còn có một chú em cũng phải hỏi vợ

cho chú ấy chứ! Không gả thím ta đi, thì lấy tiến đâu mà cưới xin?” Dâu cho thím đã chống cự nhưng cuối cùng cũng phải khuất phục, đành

phải chấp nhận với cái sẹo nhục nhã Bi kịch lại để lên đầu thím lân thứ

hai, người chồng miễn núi bị bệnh chết, để lại cho thím đứa con trai là thằng Mao, sống cuộc đời mẹ góa con côi nhưng tình mẫu tử đã giúp thím sống tiếp những tháng ngày còn lại Nó là người bạn, là niềm vui, là niễm an ủi của cuộc đời thím Số phận không chỉ dừng lại ở đây, một lân nữa trái tim người mẹ như vỡ ra khi đứa con trai duy nhất bị sói tha đi mất Chồng chết, con bị sói ăn thịt, gia đình chồng đuổi đi để lấy lại nhà Bao nhiêu tai họa đổ lên đâu người phụ nữ không có đòi hỏi gì quá đáng Còn lại một thân trơ trọi giữa cuộc đời, một lần nữa thím thất thểu đến nhà Lỗ Tư để kể rõ hoần cảnh đáng thương của mình, lại trở

thành một người ở gái nhưng địo vị lần này đã khác trước “thím không

còn lanh chân lẹ tay, trí nhớ suy sút nhiều, mặt đã như thây ma, cả ngày

không thấy bóng dáng nụ cười”, thím bị cho là đã "bại hoại phong hóa”

(do lấy hai chồng), ô uế, xúi quẩy, bị người đời khinh rẻ

Càng ngày thím càng trở nên buổn ba, dd đẩn, tâm trí luôn bị

giày vò, ám ảnh bởi cái chết của con - Đi đâu thím cũng đem chuyện thằng Mao ra kể, lúc đầu mọi người đều xúc động nhưng dân về sau họ chán ngấy lên, nhìn thím với cặp mắt lạnh lùng, chế giêu, họ dửng dưng vui đùa trước nôi đau của thím Thím bắt đẩu tin vào những luận điệu mé tin, mo hé cia bọn người ngu dốt về một thế giới bên kia, rồi thím

Trang 35

gom góp tiền bạc cúng một cái ngạch cửa vào miếu thổ địa để “nghìn

người dâm lên, muôn người bước qua thì mới chuộc được cái tội kiếp này chết đi khỏi khổ” Những tưởng làm như thế thì hy vọng danh dự

của mình sẽ được cứu vớt: "sắc mặt tươi tắn, con mắt cũng lanh lợi hẳn

lên * nhưng chế độ và lễ giáo phong kiến khắc khe và khắc nghiệt, lạnh

làng không chút tình người nó dìm chết luôn cái hy vong làm nô lệ mong manh, nó khiến cho cuộc sống vô nghĩa lý trong chị càng khốn

khổ bi thảm hơn: “Hôm sau, chẳng những con mắt thím sâu hoắm

xuống, mà tỉnh thần lại càng tiểu tụy Thím đâm ra nhút nhát, sợ đêm

tối, sợ bóng đêm, bất cứ gặp ai, thậm chí gặp chú Tư, cũng cứ lấm la

lam lét như chuột nhất ra khỏi hang giữa ban ngày Hoặc có khi thím ngồi ngây ra chẳng khác gì pho tượng gỗ Chưa đây nửa năm, tóc thím

da bạc ra, thím không nhớ được cái gì cả, thậm chí quên cả việc đi vo

gạo nữa”, Bị đuổi ra khỏi nhà chủ mong rnuốn có một nơi nương thân

sống tạm qua ngày cũng tan vỡ nốt, cuộc đời thím trở thành cuộc đời

của mụ ăn mày: “mái tóc hoa râm năm năm trước bây giờ bạc trắng

không còn ra vẻ người trên dưới bốn mươi tuổi nữa, khuôn mặt hốc hác quá, nước da vàng sam, cả đến cái vẻ âu sẩu xưa kia cũng mất hẳn, trông giống như tac bang gỗ, họa chăng chỉ đôi tròng con mắt lâu lâu đưa qua đưa lại mới chứng tỏ rằng thím còn là một con người đang sống

mà thôi Thím một tay xách chiếc giỏ tre trong có cái bát mẻ, không

được gì cả, một tay chống cái gậy trúc, dài hơn người, phía dưới đã xơ

ra Rõ ràng thím bây giờ hoàn toàn là một mụ ăn mày” Con người đau

khổ, đáng thương và bất hạnh này đi đâu cũng hỏi “con người ta chết đi rồi thì còn có linh hồn nữa hay không?” Đói rét, bệnh tật không làm

thím đau bằng nỗi đau bị trừng phat, day doa Thím chết rụi đi giữa

những tiếng pháo “cầu phúc” mừng năm mới của những nhà giàu sang, mang theo cả nỗi sợ hãi trong lòng Tiếc thương thím chỉ là những lời thờ ở, ghẻ lạnh đến tàn nhẫn: “làm sao mà chết hở? -làm sao mà chết

à? Chắc là đói quá rồi chết thôi” “ không nhè lúc nào, lại nhè ngay vào giữa lúc này ”,

Có lẽ tác giả là người duy nhất ở cái Lô Trấn này tỏ lòng thương

xót, lo âu về cuộc đời của chị Tường Lâm quả là một đời người đáng thương: “Một đời người không nơi nương tựa, như một thứ đồ chơi cũ kỹ, chơi lâu ngày chán, người ta vứt vào đống rác bấy lâu nay vẫn lăn

Trang 37

biết phải làm gì, Ngòi bút tác giả theo dõi từng cử chỉ chàm sóc con của

chị, từng thay đổi nhỏ trên mặt chị, từng nhịp thở của hai con người

một đứa bé bị bệnh và một người mẹ lo cho con hết lòng Dường như không phải chỉ mình chị Tư thức chờ trời sáng mà có cả lòng yêu

thương và lo âu của tác giả: “Chị Tư Thiền chờ cho trời sáng, người khác thấy chóng, nhưng chị thấy sao mà lâu thế! Thời gian thằng Bảo thở ra thở vào được một cái, chị thấy dài hơn một năm” Đối với chị bây

giờ, mạng sống của đứa con là tất cả Chị gom hết số tiền bấy lâu chất

chiu đành dụm để lo thang thuốc cho con, Vì chị là người đàn bà đân

độn đã ngu muội cả tin vào thần thánh Chính sự mù quáng của chị đã

đẩy con vào chỗ chết một cái chết oan uổng Nguồn an ủi cuối cùng

của chị cũng mất đi đứa con yêu quý của chị đã chết, để lại một mình chị trợ trọi trên côi đời Nỗi đau của chị lại là mục tiêu để mọi người

đàm tiếu, chê cười, lợi dụng Ở đây ta bắt gặp hai người đàn bà cô đơn

bất hạnh của Lỗ Tấn (thím Tường Lâm, chị Tư Thiền) không những

gánh chịu những nổi đau của riêng cá nhân mình (chồng chết, con chết ) mà họ còn phải chịu đựng sự thờ ơ ghẻ lạnh của đồng loại Ngòi bút

sắc sảo của Lỗ Tấn đặc biệt lên án sự bàng quan này Ở xã hội Trung

Quốc đó, nỗi đau của hai người đàn bà yếu đuối, bất hạnh lại trở thành

trò cười cho thiên hạ Một chị Tư Thiên đơn chiếc bị lợi dụng cả vật

chất và tỉnh thân mà không hay biết, chỉ cảm thấy “Gian nhà không

những vắng vẻ quá, mà lại to lớn, trống trải nữa Chị cảm thấy cái gian nhà to lớn, trống trải đó vây lấy chị, đè lên người, làm cho chị không

thở được .", Điểu này một phẩn là do sự lạnh lùng đếnn độc địa của

những người chung quanh Họ quây lấy bi kịch, nỗi khổ đau của chị như

một cơ hội kiếm chác, lợi dụng, cướp bóc (mụ Chín Vương, lão chủ quán rượu Ham Hanh, lao nam da cham, lao Củng mũi đỏ .) mà không ai tỏ một đấu hiệu đồng cảm hay xót thương: “Bà Chín lại giúp chị nấu

cơm, Phầm những ai có mó tay vào việc hoặc có mở miệng bày vẻ cho

chị cái này cái nọ đều ăn cơm tất Dân dẫn mặt trời có lẽ sắp lặn Những người ăn cơm bất giác cũng có vẻ muốn về Thế rồi họ ra về

cả” thât là đau xót!

Đưa ra hai nhân vật trên, Lỗ Tấn muốn mọi người phải ý thức được địa vị đích thực của mình trong xã hội, nhận biết được chỗ yếu của mình mà có thể sửa chữa hay không Lỗ Tấn đã đứng hẳn về phía

Trang 38

những con người đau khổ, vừa bày tỏ mối thương cảm sâu sắc, vừa chẩn

bệnh, vạch ra các thói tật của họ không phải để đìm chết, càng không phải để khêu gợi lòng tự tỉ, mà là để phát huy cái phần Người, phân tốt, phần bùng nổ sâu thẳm trong lòng họ

Bên cạnh những người phụ nữ khuất phục, chịu ấp bức còn có những người phụ nữ biết vùng dậy, biết đấu tranh chống lại cái khổ

2-Dạng phụ nữ bước đầu có tính thần phản kháng:

Viết về dạng phụ nữ khuất phục: hiển lành, nhu nhược của chị

Tường Lâm, Tư Thiển - Lỗ Tấn đã rút ra nhận xét: “Hiển lành không

phải là nết xấu Nhưng cứ phát triển ra, đối với bất cứ việc gì cũng hiển

lành cả, thì quyết chẳng phải là đức tính tốt” (Nhân chuyện chụp ảnh

cho con) Một dạng hụ nữ khác mà Lỗ Tấn dẫn dắt ta đến, đó vẫn là một cuộc đời bất hạnh gặp những cảnh ngộ trái ngang nhưng chị không

chịu cam tâm đầu hàng số phận, chịu mắc vào tròng của chế độ phong kiến giăng sẵn, mà vẫn quyết tâm phản kháng lại - đó là cô Ai - nhân vật chính trong truyện ngắn “Ly hôn `

Cô Ai - một phụ nữ mà tình duyên không trọn vẹn: bị chống

ruồng bỏ để đi ngoại tình với một người đàn bà góa chồng Cô là nhân

vật tiêu biểu, dám đương đâu với thế lực phong kiến để bảo vệ hạnh

phúc của mình Bị chỗng ruồng bỏ, chẳng những gia đình chồng không

thông cảm, xót thương người phụ nữ bị phản bội mà còn quay lai dan áp, đè nén cô Ai bị kìm kẹp trong cái gọi là đạo đức: “Trai năm thê

bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” Nghĩ đến cảnh nhục nhã

phải khăn gói trở về nhà, cha mẹ anh em cô buồn rồi hàng xóm láng giếng cười chê - Cô “sẽ liều mạng, cùng khuynh gia bại sản với gia đình chúng nó” Bởi lẽ cô là vợ có “cưới xin hẳn hoi" Cô quyết tâm làm cho ra lẽ, cô kể lể: “Tôi tức lắm Anh nghĩ xem, thầng chó ấy nó

mê một con đàn bà góa, thế là nó bỏ tôi Tưởng dê lắm đấý Rồi thằng

bố nó cũng chỉ biết hùa với thằng con, cũng ghét tôi tôi sẽ nói cho ông ta (cụ lớn Thất) biết những nỗi đau khổ tôi phải chịu bao nhiêu

năm trời nay để xem ông ta nói ai phải, ai trái” Ý định của cô là lên

huyện, gặp cụ lớn Thất để làm cho ra lẽ, cô quyết liệt đòi công bằng:

“Gạt tôi ra là không được tôi phải làm cho nhà chúng nó vong gia bại

Trang 39

sản đi mới chịu” Và cô còn quyết liệt hơn cả bố mình - lớp nông dân xưa cũ còn ảnh hưởng vòng kiểm tỏa của bọn phong kiến: “Thầy nghe chúng nó nói xin đến tiền thì mắt cũng mờ đi”

Ngay cả cách dùng chữ, cách nói năng, xưng hô của Ai cũng có

vẻ hần học, quyết liệt, bộc lộ sự căm ghét không giấu giếm, cô gọi

người chồng phản bội là “súc sinh con” và bố chồng “súc sinh cha”, gia

đình chồng là “chúng nó” Khi chuẩn bị hành trang đi lên huyện, cô đã chuẩn bị tỉnh thần quyết chí theo tới cùng vì cô tin công lý sẽ ủng hộ mình: “Cháu nhất định làm cho chúng nó biết tay, dù có thể đến cửa

quan, cháu cũng cứ đến, huyện xử không xong thì lên phủ”, Thông thường, nhắc đến tiếng “cửa quan”, “huyện phủ ” thường tạo cho người

nông dân xưa nỗi khiếp sợ Thế nhưng Ai nhắc đến với giọng tỉnh như không sắc lạnh, cô còn triệt để: “Cháu sẽ liều mạng cùng khuynh gia bại sản luôn thể” Ai là hình tượng phụ nữ đâu tiên của Lỗ Tấn dám đứng lên chống lại sự bất công áp bức của lễ giáo phong kiến, sự đè

nén vô nhân đạo, bất bình đẳng, sự tôn vinh chế độ nam quyên phong kiến Song đối với quan huyện và chế độ pháp quyển phong kiến cô còn nuôi ảo tưởng Làm gì có sự công bằng nơi cửa quan Hơn nữa, gia

đình chồng của cô lại là gia đình nhiều tiên lắm của, lại quen biết dễ đút lót thì thắng kiện là điều dễ hiểu, Vì nhận thức hạn chế nên cô Ai

chỉ biết những kẻ áp bức cô trực tiếp, cô chưa hiểu được nguyên nhân

sâu xa quyết định số phận của cô, chưa thấy được kẻ cầm cân nẩy mực

đó là những kẻ tạo ra cuộc đời bị đè nén của côvà xa hơn là cái thứ đạo

đức phong kiến không bênh vực quyển sống, quyển bình đẳng của người phụ nữ Bên cạnh đó, tư tưởng thiển cận của cô cũng bị choáng

ngợp trước uy quyền to lớn, áp lực đè nén của công đường, nơi xử kiện

và nhất là khuôn mặt “hung thân” của cụ lớn Thất - một khuôn mặt áp đảo người đối diện không chút thông cảm, xót thương, đã khiến cho

diễn biến tâm lý của Ái càng lúc càng căng thẳng, khó chịu Ban đầu

chỉ là “không đám nhìn” (sự đè chừng, sợ sệt), sau đó “càng thay ling

túng, không yên tâm Chính cô cũng không hiểu sao mà lại thế” (sự

mất tự tin, bị một áp bức đè nén rà không biết) rồi dẫn dân “Cô Ai

thấy mình lẻ loi quá đầu óc rối bời” (sự khủng hoảng khi đứng trước

những lực lượng to lớn mà mình không chống trả nổi) cao hơn, đi đến đỉnh điểm: “cô ta thấy quả tim dừng lại rồi bổng lại đập mạnh Hình

— ———

Trang 40

như hỏng cả rồi, cục thế đã thay đổi rồi Cô ta có cảm giác như người

sẩy chân rơi xuống nước” (mất quân bình về mặt tâm lý và thể chất, sự

hoang mang không biết mình phải làm gì) và rồi cuối cùng cái tôi sóng

gió, cái tôi mạnh mẽ quyết liệt, cái tôi quyết chiến đấu cho hạnh phúc

của mình, cho lẽ công bằng của con người cá nhân đã thất bại “cô ta rất

lấy làm hối hận”, rồi bất giác kính cẩn chịu thua: “cháu vân đến đây là để nghe lời cụ dạy °

Bởi thế cuộc đấu tranh đơn độc của cô, cuối cùng đã thất bại, bản

thân cô cuối cùng cũng phải cam tâm thừa nhận thất bại

Yêu mến, đồng cảm với những người nông dân, bằng chính tài

năng Lỗ Tấn đã tái hiện sinh động hình ảnh một người phụ nữ cương trực, biết đạp bằng những trở ngại mà vươn tới lề phải Được vậy ông cũng phải sống một cuộc sống đầy hơi thở nhiệt tình của các nhân vật

của mình, phải thấm sâu tư tưởng, tình cảm và khát vọng, thường xuyên đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật Tiếng kêu vươn mình của Ai cũng là

tiếng thét vùng dậy của cả một giai tầng người trong xã hội mà cơ hồ

họ đã nhận ra vị trí của mình, muốn đứng lên tìm một cuộc sống tốt đẹp

hơn: “những dân tộc giàu tính phản kháng, có lực lượng tiểm tàng thấy kêu khổ không có ích gì, thì họ liên giác ngô, tiếng đau thương biến thành gầm thét xuất hiện thì phần kháng sắp đến nơi rồi” (Văn học thời

cách mạng) Đó là nước Trung Hoa trong một giai đoạn mới, giai đoạn

của những cô Ai chứ không còn là giai đoạn của những chị Tư Thiền,

Tường Lâm Thế nhưng Ai vẫn thất bại, vẫn phải cam chịu khuất phục

dù sức phản kháng trong cô có thừa, Như vậy thì Ai vẫn chưa là mẫu

nhân vật lý tưởng có thể vực dậy một nước Trung Hoa trở trăn tìm

đường phát triển Vậy sau Ai sẽ là ai? một lần nữa Lỗ Tấn lại dẫn

chúng ta đến một nhân vật khác - người phụ nữ cuối cùng trong hệ

thống hình tượng người phụ nữ của ông, bước phát triển cao nhất của tư

tưởng phụ nữ thời kỳ đó - người phụ nữ mang tư tưởng dân chủ tư sản mới, tiến bộ

3- Dang phu nữ tiến bô, tư giác, mang tư tưởng dân chủ tư sản:

Trí thức là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Cách mạng Dân chủ mới Tử Quân là một nữ sinh lớn lên trong không

Ngày đăng: 01/09/2023, 13:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w