5 32D
hee
X + ` ` 5
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG DAI HQC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH KHOA SINH HOC
s> LL) cea
NGO THI MINH HUONG De tai
BƯỚC ĐÀU NGHIEN CUU SU DI TRUYEN MOT SO DOT BIEN PHAT SINH TU GIONG LUA DAC SAN
TAM XOAN
LUAN VAN TOT NGHIEP NGÀNH: SINH HỌC
CHUYEN NGANH: DI TRUYEN
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Mong
THANH PHO HO CHI MINH-thang 6/2005
be 4
Trang 2* ce LOF OAM ON
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em chân thành cảm ơn cô Th.S Nguyễn Thị Mong, người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em thực hiện thành công đề tài này
Con cảm ơn gia đình Bác Năm ở ấp I1, xã Tân Nhật, huyện Bình Chánh đã giúp đỡ, hướng dẫn con chăm sóc
ruộng thí nghiệm
Em cảm ơn cô Th.S Hùng Phi Oanh, thuộc viện kỹ thuật
nông nghiệp Miền Nam đã giúp em hoàn thiện đề tài này
Em cảm ơn thầy cô khoa sinh, trường đại học sư phạm
Tp.HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em ngay từ buổi đầu bỡ ngỡ cho đến hôm nay
Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ, động viên mình trong
suốt quá trình học tập
Cảm ơn cha mẹ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con học tập và là người động viên tỉnh thần lớn nhất của con
Trang 3LOAM VAR TOT HẸP GVHD: Th.S quyên Thi Mong
DANH MUC CAC CHU VIET TAT cs: cOng sy
FAO: Food and Agriculture Organization NST: Nhiễm sắc thể
Trang 4LOAN VAN TOT HOMEP GVHD: ThS Viguyén Thi Mong
DANH MUC CAC BANG VA BIEU DO
Bảng 3.1 Sự biểu hiện tính trạng chiều cao cây ở F; và sự phân ly tính trae & Fp csccoscssssssscccccscccnsnsosecsssseseccseccesssnsnsesseesennessnevnssnseeenees 30 Bảng 3.2 Sự biểu hiện tính trạng góc lá đòng ở F; và sự phân ly tính trạng CC K1 Y Y3 469250X691695546409491/058662655/66Ä0/624544s4RAES4s38664)6603008560356646461/4680656 35 Bảng 3.3 Sự biểu hiện tính trạng góc lá công năng ở F; và sự phân ly tính (SE Ea tt 2áccáGG60cL4Ib02G0G0G60SA0GaiG-0/0410046E<acdiek 39 Bảng 3.4 Sự biểu hiện tính trạng đạng cây ở F; và sự phân ly tính trạng ở Này š t0 66i5tátáxtls:016666icbziti466oáx62x0ivváa 43 Bảng 3.5 Sự biểu hiện tính trạng màu sắc vỏ trấu ở F; và sự phân ly tính HN Ở TQ k6 6444 22020áG660218440401ãG24400344ả 47 Bảng 3.6 Sự biểu hiện tính trạng hình dạng hạt ở F; và sự phân ly tính trrng ở Tác tốt các Ác aac nc 610 00A00A60À)164001400504-2dsueesi 52
Bảng 3.7 Sự biểu hiện tính cảm ứng quang chu kỳ ở F; và sự phân ly tính trạng ở F; của 3 tổ hợp lai giữa Tám Xoan gốc và các dạng đột
biến vào vụ xuân 2003-2004 . -ccoeSccsesseee 55
Bảng 3.8 Sự biểu hiện tính cảm ứng quang chu kỳ ở F, và sự phân ly tính
trạng ở F; của 3 tổ hợp lai giữa Tám Xoan gốc và các dạng đột
biến vău vụ mũa 20010 ueuveoeeiee-ceeeec eễEễeeS 56
Bang 3.9 Sự biểu hiện tính trạng thời gian sinh trưởng ở F; và sự phân ly
0:08 10 Ở Ea enQ tong Han G400000801050002212va3 58
a
Trang 5LOAN VAN TẾT NGIỆP GVHD: Th.S @guyén Thi Mong
Bảng 3.10 Sự biểu hiện tính trạng khả năng đẻ nhánh ở F; và sự phân ly
tĩnh tràng Ở Hee enktccch ky ká He cà chp02016661080632L65a00egg53il4d880.46 62
Biểu đồ 3.1 Sự phân ly tính trạng chiểu cao cây ở F; 55-22 31
Biểu dé 3.2 Sự phân ly tính trạng góc lá đòng ở F; - -<- 36
Biểu đồ 3.3 Sự phân ly tính trạng màu sắc vỏ trấu ở F; - 48
Biểu đồ 3.4 Sự phân ly tính trạng thời gian sinh trưởng ở F; s9 Biểu đồ 3.5 Sự phân ly tính trạng khả năng đẻ nhánh ở F; 63
Trang 6LBẬN VĂ TẾT NGMỆP GVHD: Th.S Qiguyén Thi Mong
DANH MUC CAC HINH
Pada ba Sh; Ratha thể nghiỆN(26222262 22220262222 226 60c c20626C0010156 642066101536: 29
Hình 32 Giống Tân Xoon gh0 ssicieiiaiainiaenca ween 29 Hình 3.3 Sự phân ly tính trạng chiều cao cây ở F; .-c- 33-35
Hình 3.4 Sự phân ly góc lá đòng ở F; 555v v2ccvcvvtsrverrersrvee 38
Hình 3.5 Sự phân ly góc lá dong và góc lá công năng ở F; 41-42 Hình 3.6 Sự phân ly dạng cây ở F; ii 45-46
Hình 3.7 Sự phân ly tính trạng màu sắc vỏ trâu ở F; .«- 50-51
Hinh 3.8 Sy phân ly tính trạng thời gian sinh trưởng ở F¿ 61 Hình 3.9 Sự phân ly tính trạng khả năng đẻ nhánh ở F; 65-66
Trang 7LOAN VAN TOT NOMEP GVHD: Th.S Qiguyén Thi Mong MUC LUC
LOI CAM GN
DANH MUC CAC CHU VIET TAT DANH MUC CAC BANG VA BIEU DO DANH MUC CAC HINH
MUC LUC
LỐI MÔ ĐẦU cóc C22026 666G 1o Ï KHẨN TỔNG QUẦN THIẾU cciiciabkcak-es-iaoul 3
1.1 NGUON GỐC CÂY LÚA - 25622222 xEESEEE2SEEYSrEEEvrzrrte 3
Ms DU TA Techn eae VGC I 26006ái6igi20040x0Azuaisuwx 3
1.1.2 Địa điểm xuất hiện cây 1Ga cscccsseserssssesssossscsecsscssescssensescssnsones 3 1.1.3 Thời điểm xuất hiện cây lúa 5 c5 St erexrrrkeo 5 I.2 TÂM QUAN TRỌNG CỦA CÂY LÚA -:-c55s55+c 5
1.3 BAC DIEM SINH TRUGNG-PHAT TRIEN CUA CÂY LÚA 6
1.3.1 Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng .cccccscesssesesrecerenseensnessenees 6
1.3.2 Thời kỳ sinh trưởng sinh thực - Ăn neeeeeee 7
I.4 ĐẶC ĐIỂM NÔNG-SINH HỌC 52cccSccccce.ee 8
1.4.1 Sự di truyền một số tính trạng về hình thái .-
1.4.1.1 Su di truyén tinh trang Chi€u CaO CAY .ecccssccesesssestsseseseneseeseevess 8
Trang 8LOAM VAN T6T NOMIEP GVHD: Th.S Qiguyén Thi Mong 1.4.1.6 Sự di truyền tính trạng hình dạng hạt «ca Il 1.4.1.7 Su di truyền tính trạng màu sắc vỏ tr@U ecccccsccreseeseereseeereeseees 12 1.4.2 Sự di truyền một số tính trạng về sinh lý - 655552 13 1.4.2.1 Sự di truyền tính trạng thời gian sinh trưởng 13 1.4.2.2 Sự di truyền tính trạng khả năng đẻ nhánh - i4 I.5 QUAN ĐIỂM MỚI VỀ HÌNH DẠNG CÂY LÚA NĂNG SUẤT CÁ CÔ bu 0t vi th H006 000A00060á000002 0020x008 15
I⁄6:TậNHHĨÌNH SÂN SUẤT DÓA s02 660204666 15
1.6.1 Tinh hinh san xuất lúa trên thế giới 5 52 S7 S3 srxss 15
1.6.2 Tinh hinh san xuat Ia trong nue 0 ccccccesceseeseseeesseeeeereeseeserens 16
1.7 NHUNG THANH TUU DAT DUGC TRONG NGANH DOT BIEN 17
Bea ăn bổ JÄ:cc¿nõ cua niigiöb 20080103 8tiag Giảgg tang ciối 17
LF bs DAMIR: TRIS xacasy ra ko ctccc ch ph c146060 620 06616cyCsviecetkieecoiggaioibsevEoxgedg38504 18
1.7.3 Ý nghĩa thực tiễn của các giống lúa đột biến 19
PHẦN 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ° ®+s*E++sEx#rxerxervverke 20
DMT Tray Oa IN isco sa cisco cea canis eh anton aaah 20
2.1.2 Tm Xoan G6t DIEM | oooceccccccccccccscccscecsscceeeeceeeeeesecceeeeeseeeeveserenens 20 2:13: Fam Xoan Ght bib 2 skis eiiteneneaiceiininicniianes 20 ZAG TEDE ORAS sisson oegcccaisoaca ones aevane seaneiaessnxesnyisanneeqatensanan weaeucaneds 21
32 ĐIÊU KIẾN THÍ NGHIÊM s0626600 200006 6Guag6d¿eag 21
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU :.scsssscssssssssssssssusseseensensessonseseenes 23
Trang 9LOAw VAN TOT ROME GVHD: Th.S Aguyén Thi Mong
PHÀN3 — KÉT QUÁ VÀ BIỆN LUẬN - 5c sese 29
3.1 SU DI TRUYEN CAC TINH TRANG VỀ HÌNH THÁI 30
3.1.1 Su di truyén tinh trang chi€u cao CAY o.cccccccescccssssesesesessesssencseseeees 30 3.1.2 Sự di truyền tính trạng góc lá đòng - 6c ca 35
3.1.3 Sự di truyền tính trạng góc lá công năng s57 scx 39
3.1.4 Sự di truyền tính trạng dạng cây n SH svxcăo 43
3.1.5 Sự di truyền tính trạng màu sắc vỏ trấu . - -««¿ 47
3.1.6 Sự di truyền tính trạng hình đạng hạt . c5 5c s5 cĂa 52
3.2 SU DI TRUYEN CÁC TÍNH TRẠNG VỀ SINH LÝ 55
3.2.1 Sự đi truyền tính cảm ứng quang chu kỳ . - -5c«- 55
Trang 10LOAR VAR TỐT NGHẸP GVHD: Th.S Aguyén Thi Mong
—aa aaaaaaaaaaansằa<s.nẽennnnmmmmmœaaơaợaợazơơn
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với người Việt Nam nói riêng hoặc phần lớn dân Châu Á nói chung, cây lúa Oryza sativa L là một loại lương thực hết sức gần gũi và
đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng Lúa gạo còn là
nguồn lương thực cho khoảng 3 tỈ người trên thế giới Theo ước tính của
các nhà khoa học, tổng sản lượng thóc hàng năm của thế giới phải tăng từ
460 triệu tấn năm 1987 lên tới 560 triệu tấn vào năm 2000 và 760 triệu tấn
vào năm 2020 mới đáp ứng được mức tăng dân số Tuy nhiên ở rất nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Á mặc dù là trung tâm sản xuất lúa gạo
lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 92% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới) nhưng diện tích đất dùng cho trồng lúa lại không tăng, nếu không muốn
nói là giảm theo thời gian Như vậy sự tăng dân số đã phá vỡ thế cân bằng giữa nhu cầu và khả năng cung cấp lương thực Việc thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng không giải quyết được thoả mãn nhu cẩu lương thực trong tương lai nếu không có những tiến bộ khoa học về giống
cây trồng
Trong những năm gần đây, năng suất của hàng loạt các giống cây
trồng nói chung và cây lúa nói riêng đã và đang đạt được những thành tựu
to lớn do sử dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là do sự điểu khiển tính đi
truyền, sử dụng ưu thế lai dựa trên cơ sở đánh giá chính xác khả năng kết
hợp các dòng và giống bố mẹ tham gia vào chương trình lai tạo giống Để nâng cao hiệu quả chọn lọc và định hướng đối với các chương trình chọn tạo giống, ngoài việc nắm chắc các đặc tính hình thái nông học
còn phải làm rõ bản chat di truyền của các tính trạng nghiên cứu, vì vậy,
Trang 11Lede VA TẾT NGHIỆP GVHD: Th:S @iguyén Thi Mong tôi chọn dé tài "Bước đầu nghiên cứu sự di truyền một số đột biến phát sinh từ giống lúa đặc sản Tám Xoan ” nhằm mục đích nắm được qui luật
đi truyền của từng tính trạng, từ đó chọn ra những tổ hợp lai phù hợp nhất, tiết kiệm thời gian nhất và cho năng suất lúa cao nhất Đồng thời qua đề
tài này, tôi học cách nghiên cứu khoa học và làm cơ sở cho việc học tập nghiên cứu sau này
Trang 12
LOAN VAH TOT #GHẸP GVHD: Th.S Giguyén Thi Mong
PHAN 1 TONG QUAN TAI LIEU
1.1 NGUON GOC CAY LUA
1.1.1 Lý lịch thực vật học
Theo Bùi Huy Đáp (1980), Chi lúa Oryza xuất hiện vào cuối kỷ Phấn Trắng Cho tới nay người ta phát hiện ra chỉ lúa Oryza có 21 loài lúa dại và
2 loài lúa trồng, trong đó:
- Loài Oryza sativa L là loài lúa trồng chủ yếu ở Châu Á
- Loài Oryza glaberrima Steud là loài lúa trồng phổ biến ở Châu Phi
Theo các tác giả đại học nông nghiệp Triết Giang (Trung Quốc) thì lúa trồng bắt đầu từ lúa dại Oryza sativa L.F spomtaneae.|4]
Một số tác giả khác như Định Dĩnh, Bùi Huy Đáp, Định Văn Lữ cho
rang Oryza fatua 1a loai Ilda dai gan nhất và được coi là tổ tiên của lúa
trồng hiện nay
Cdn theo Natalin (Nhat Ban) thi O.sativa vA O.glaberrima cé tổ tiên chung là Oryza perennis Moench.[6]
Lúa là loài thực vật rất cổ xưa và có tính đa dạng về di truyền và hình
thái, lúa là một cây cạn thích nghỉ với điểu kiện có nước Nó là cây trồng nhiệt đới, hoa tự thụ phấn và được coi là cây ngắn ngày Đối với nhiều
giống lúa trồng và nhiều loài lúa dại, ngắn ngày thúc đẩy sự phân hoá
đòng và quyết định thời gian sinh trưởng |4]
1.1.2 Địa điểm xuất hiện cây lúa
Có nhiều giả thiết khác nhau trước khi đi đến một kết luận được nhiều
người nhất tri, từ những nhận định chung là cây lúa trồng O.safivư có
Trang 13
LUA VAR TOT #GHỆP GVHD: Th.S Qiguyén Thi Mong
nguồn gốc Đơng Nam Á
® Erygyn P.S cho rằng, lúa ban đầu được trồng không phải ở một vùng
mà ở vài vùng địa lý khác nhau Có thể là phía đông bán đảo Đông Dương,
vùng đông nam Trung Quốc, hạ lưu sông Ganga và sông Bramapoetre
® Có ý kiến cho rằng Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể là vùng xuất xứ của lúa trồng (Đào Thế Tuấn, 1968)
® Sasato trong cuốn “Nghiên cứu tổng hợp về lúa” cho rằng, lúa từ Án Độ, Việt Nam và Myanmar đã truyền tới Trung Quốc theo đường Hoa
Nam, hoặc theo đường Tây Nam
® Sampath và Rao cho rằng, Án Độ và Đông Nam Á có nhiều loài lúa
dại nên lúa trồng có thể được thuần dưỡng ở đây và từ đây lan đi các nơi
khác
¢ Jukopski Copeland E.B., Kirichenko, K.S cho ring Ida được trồng đầu tiên ở nơi tổ tiên của nó là Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam
® Năm 1973, một phát hiện khảo cổ học mới về các di chỉ Hoà Bình ở Thái Lan Non Nok Tha và ở biên giới Thái Lan - Myanmar, cùng những
tài liệu nghiên cứu của một số nhà khảo cổ học Mỹ Từ đây có tác giả Ấn
Độ cho rằng, vùng nông nghiệp cổ xưa nhất của loài người là vùng thung lũng sông Nenama Chao Phayra ở Thái Lan đến vùng thung lũng Sông
Hồng ở Bắc Việt Nam, và cây lúa trồng đã xuất hiện sớm ở vùng này
Vào thập kỷ 80, địa điểm xuất hiện cây lúa trồng Châu A là một vết
dài ở phía đông dãy Hymalaya, qua Assam, đến biên giới Thái lan -
Myanmar và trung du Tây Bắc Việt Nam Do đó, 3 trung tâm xuất hiện
sớm nhất của cây lúa trồng Châu Á là trung tâm Assam, trung tâm biên giới
Trang 14
LOAN VAN TOT NeMILP GVHD: Th.S Giguyén Thi Mong
- _—————e_ ~.—e _ —— _._ ————.————>—>>masrn
Thái Lan-Myanma và trung tâm trung du Tây Bắc Việt Nam Quan niệm này
là giả thuyết đúng đắn được nhiều nhà khoa học công nhận [9]
1.1.3 Thời điểm xuất hiện cây lúa
Đối với cây lúa trong Chau A có 2 ý kiến
® Các nhà khảo cổ học Mỹ cho là có lẽ cây lúa xuất hiện từ rất sớm, cách đây 9-10 nghìn năm hoặc hơn, dựa vào nền văn hố Hồ Bình
® Nhiều nhà khảo cổ học và nhiều nhà nông học cho là cách đây
khoảng 6000 năm dựa vào thời kỳ đồ đá mới.[5]
1.2 TAM QUAN TRONG CUA CAY LUA
Theo thống kê của FAO, sản xuất lúa gạo và lúa mì trên thế giới đạt
mức tương đương nhau Nếu qui đổi từ lúa sang gạo thì năm 2000 sản
lượng lúa gạo thế giới đạt 409 triệu tấn gạo Với mức tiêu dùng lúa gạo
hiện nay 130kg/người/năm, sản lượng lúa gạo có thể duy trì sự sống cho
gần 3,2 tỉ người, chiếm khoảng 53% dân số thế giới Tuy sản lượng gạo có thấp hơn lúa mì một chút, nhưng vai trò của nó rất quan trọng trong việc nuôi sống hơn 1⁄2 dân số thế giới, số còn lại được đảm bảo bằng lúa mì và các loại lương thực khác [ 10]
Về giá trị dinh dưỡng: lúa gạo đã cung cấp một số calo tính trên đơn
vị ha nhiều hơn so với bất kỳ loại ngũ cốc nào, kể cả lúa mì Trong các
khẩu phần dinh dưỡng ở các nước Châu Á, kể cả Việt Nam, gạo đã cung cấp 40-80% lượng calo và đã cung cấp ít nhất là 40% lượng protein So với protein của các loại ngũ cốc khác, protein của lúa gạo có giá trị dinh dưỡng cao vì tính cân bằng của các aminoacid không thay thế và độ tiêu hoá của protein này rất cao ( có thể lên tới 100%).[3]
Trang 15
LOAN VAd TOT NGIẸP GVHD: Th.S Aguyén Thi Mong
Trong lúa gạo cũng có mặt đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây
lương thực khác Ngoài ra còn có các vitamin, đặc biệt là các vitamin B: B,, Bz, Bg, PP [6]
Về mặt xã hội: nghề trồng lúa và công nghệ sản xuất lúa gạo, trong đó kể cả công nghệ sau thu hoạch, lúa gạo đã tạo công ăn việc làm cho
một lượng lớn lao động ở vùng nông thén.[3]
Về ý nghĩa kinh tế: cây lúa có rất nhiều ứng dụng trong đời sống như:
làm lương thực, sản xuất rượu, bia, làm thức ăn cho gia súc, làm đồ gia
dụng, làm phân bón, chất đốt, [6]
Với tầm quan trọng như vậy, cây lúa trồng Châu Á O.sariva L đã
được trồng và phát triển ở khấp các châu lục như Châu Á, Châu Âu, Châu
Mỹ, Châu Đại Dương và cả ở Châu Phi Viện lúa quốc tế IRRI đến năm 1995 đã có một ngân hàng gen lúa của khắp thế giới, đã thu thập được
81,000 mẫu giống trong đó lúa Châu Á: 76.620 mẫu, lúa Châu Phi: 3000 mẫu, lúa dại: 2400 mẫu Ngân hàng gen đã được bảo quản rất cẩn thận
trong kho lạnh, có thể giữ sức nảy mầm tới 100 năm [9]
1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
Sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa gồm 2 thời kỳ: thời kỳ sinh
trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực 1.3.1 Thời kỳ sinh trưởng sinh đưỡng
- Giai đoạn 0 (giai đoạn nảy mắm): từ nứt nanh đến nảy mắm, hạt lúa hình thành rễ và mâm
- Giai đoạn ! (giai đoạn mạ): bắt đầu từ lá thật đầu tiên đến trước khi
nhìn thấy nhánh thứ nhất, từ khi cây mạ có một lá đến khi có 4-5 lá thật
Trang 16Leda FÁN TẾT Hemmer GVHD: Th.S Qiguyén Thi Mong - Giai doan 2 (giai đoạn đẻ nhánh): bắt đầu từ khi cây lúa có nhánh đầu
tiên đến khi cây lúa có nhánh tối đa, là giai đoạn quyết định số lượng nhánh và chất lượng nhánh Cây lúa đẻ nhánh sớm thì nhánh to, tỉ lệ thành
bông cao do đó nên gieo mạ thưa, chăm sóc mạ chu đáo, bón phân tập
trung trong giai đoạn cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, mật độ và khoảng cách
cấy phù hợp
- Giai đoạn 3 (giai đoạn vươn lóng-giai đoạn làm đốt): bắt đầu từ cuối
giai đoạn đẻ nhánh hay ngay trong giai đoạn hình thành đòng, lóng được
hình thành và vươn đài.[? |
1.3.2 Thời kỳ sinh trưởng sinh thực
- Giai đoạn 4 (giai đoạn làm đòng): khi trên đỉnh sinh trưởng hình thành
bông nguyên thuỷ, bông nguyên thuỷ phân hoá lớn lên để hình thành bông
lúa với các gié và hoa hoàn chỉnh Giai đoạn 4 kết thúc khi cây lúa có
đòng già, chuẩn bị trổ bông
- Giai đoạn 5Š (giai đoạn trổ bông): bắt đầu từ khi các hoa đầu tiên của
bông nhô ra khỏi đòng đến khi lóng trên cùng không dài thêm được nữa
- Giai đoạn 6 (giai đoạn nở hoa-giai đoạn phơi màu): hoa lúa nở ra tung
phấn và quá trình thụ phấn, thụ tỉnh xảy ra
- Giai đoạn 7 (giai đoạn chín sữa): trong hạt lúa tích luỹ dạng vật chất giống như sữa
- Giai đoạn 8 (giai đoạn chín sáp): hạt gạo đã hình thành rõ nhưng vẫn
mềm, vật chất tích luỹ giống như sáp
- Giai đoạn 9 (giai đoạn chín hoàn toàn): hạt gạo hoàn chỉnh với nội nhũ và phôi, vỏ trấu có màu vốn có của giống [7]
Trang 17
LOAN VAN TOT HOMER GVHD: Th.S Oguyén Thi Mong
1.4 DAC DIEM NONG - SINH HỌC
1.4.1 Sự đi truyền một số tính trạng về hình thái
1.4.1.1 Sự di truyền tính trạng chiều cao cây
Hầu hết các giống năng suất cao đều có thân thấp và có khả năng chống đổ (Sigemura-1966) Cây cao cũng có lợi cho sự chống chịu ngập
úng và cạnh tranh với cỏ dại, nhất là vùng Châu Á nhiệt đới (Yoshida- 1981)
Theo Chang T.T (1964), có một số gen chỉ phối tính trạng chiều cao cây lúa như: D, Sm, md, dw, T va d Mức độ chi phối tính trạng chiều cao cây của chúng như sau: D>Sm>d>md, gen át chế của gen T 1a gen I Cay
có kiểu gen I-T- sẽ ở trạng thái lùn.[ 17]
Theo Khush G.S và Oka H.I (1984), có tới 41 gen gây nên tính trạng
lùn ở cây hoặc rút ngắn một số bộ phận của nó Hầu hết đều là các gen
lặn, chỉ có một số gen trội là D53 (Dk-3) thuộc NST số 9 Trừ NST số 7, các gen gây tính lùn nói trên (41 gen alen) được phân bố trên II NST còn
lại Đáng lưu ý là có nhiều dạng lùn khác nhau, tuỳ thuộc gen qui định tính
làn đó.[22]
Ramiah (1939) đã nghiên cứu sự di truyền của các tính trạng chiều
cao cây ở tổ hợp lai T24 x T310 thấy tỉ lệ phân ly ở F; giữa cao và thấp là
3:1 Điều đó khẳng định tính trạng thấp cây do 1 gen lặn chỉ phối.[7]
Jenning va Chang (1968) khi quan tam đến các dạng lùn ở Degeo
Woogen hoac Taichung Native | đã xác định, tính lùn ở lúa được kiểm
soát bởi | gen lan
Tanaka, Klavano (1968), Chang, Jenning (1970) va nhiều tác giả khác
Trang 18LOAN FÁN TẾT NGMIỆP GVHD: Th.S Giguyén Thi Mong
đều cho rằng, ở 2 giống lúa có cùng thời gian sinh trưởng, trong cùng một
môi trường sống thì số đốt của chúng là như nhau Như vậy, sự khác nhau về chiều cao không phải là do sai khác về số đốt mà do chiều dài của đốt quyết định Các tác giả tiến hành thí nghiệm và đều rút ra kết luận, tính
lùn do | gen lặn qui định, nhưng chiều đài đốt lại do sự tác động đa hiệu của gen
Nguyễn Văn Hoan (1989), ở chiều cao cây và chiều đài bông thì hiệu
ứng cộng tính chiếm ưu thế, còn ở tính trạng hình dạng cây thì cây chụm là trội so với cây xoè |8]
Bùi Chí Bửu và cs (1992) kết luận, có ít nhất 5 nhóm gen điều khiển tính trạng chiều cao cây lúa Chiểu cao cây được kiểm soát bởi đa gen và
chịu ảnh hưởng của gen cộng tính.{ 18]
1.4.1.2 Sự di truyền tính trạng hình thái lá
Lá đòng và lá công năng được kiểm soát bởi hai hệ thống gen khác
nhau (Kramer,1974), góc lá đòng rộng là trội, còn ngược lại góc lá công năng hẹp là trội
Chiều dài lá đòng và lá công năng do hai hệ thống gen khác nhau,
mỗi tính trạng do nhiều gen phức kiểm soát Hầu hết các gen xác định lá
dong dai la gen tr6i (Kramer, 1974).[19]
1.4.1.3 Sự di truyền tính trạng số bông hữu hiệu/khóm
Là một chỉ tiêu quan trọng trong chọn giống năng suất cao, nhất là khi xu hướng chọn giống có hạt xếp xít, thấp cây chiếm ưu thế
Do khả năng đẻ nhánh tập trung có quan hệ mật thiết với số bông hữu
hiệu/khóm chỉ phối chỉ tiêu số bông/m” (Yoshida-198 1), trong phần lớn các
==——ễ ——————=ễễ
Trang 19LOAN VAN TẾT NGMỆP GVHD: Th.S Qiguyén Thi Mong trường hợp, số bông/m” quyết định chủ yếu đến năng suất cuối cùng
(Togari, Matsuo, Tshunoda) Ở điểu kiện tối ưu, số bông/m? đóng góp 74% trong tổng số 100% năng suất, do các yếu tố cấu thành năng suất tạo nên
Theo Chang T.T (1974), số bông hữu hiệu/khóm là do 3-5 gen kiểm
tra, kiểu gen riêng của giống và môi trường canh tác cũng chỉ phối tính
trạng này.[ L7]
1.4.1.4 Sự di truyền tính trạng hình dạng bông
Theo Khush G.S va Oka H.L, tính trạng “cổ bông quăn” do gen nằm trên nhiễm sắc thể số 6 qui định
Vaderstok J.E (1910), Jones (1928), Ramiah (1930) đã chứng minh,
bông dài là trội so với bông ngắn, tính trạng này phân ly kiểu đa phân
nghĩa là có nhiều gen xác định
Theo Syakudo (1958), có 6 gen đa phân xác định chiều dài bông và
phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh
Theo Chang T.T (1964), gen Ex qui định kiểu hình bông ngắn, hạt
xếp xít
Trần Duy Quý (1982,1986) cho rằng, có 2 gen lặn là lp và lx kiểm tra
tính trạng bông ngắn (Ip) và xít (Ix), còn kiểu bông dài, thưa là trội
Theo Khush G.S ,Oka H.I (1986), gen lặn sp xác định kiểu hình bông ngắn, gen này nằm trên nhiễm sắc thể số 9.[17]
1.4.1.5 Sự đi truyền cách sắp xếp hạt trên bông
Về cấu trúc bông có 3 kiểu: bông có hạt xếp xít, bông có hạt xếp
trung bình, bông có hạt xếp thưa
Trang 20
LOAN VAN TOT HeMEP GVHD: Th.S Qguyén Thi Mong
Theo Ramiah (1953), Jones (1956), va Chang T.T (1964), cé 2 alen
Dn va dn xác định cách sắp xếp hạt/bông trong đó alen Dn-xếp thưa, còn
dn-xếp xit
Theo Dziuba (1974,1976,1977), Trần Duy Quý (1982), bông ngắn, có hạt xếp xít do 2 gen chỉ phối: Ip - bông ngắn và Lx - hạt xếp thưa
Khush G.S và Oka H.] lại cho rằng đặc điểm hạt xếp xít bị chỉ phối
bởi các gen Dn], Dn2, dn3 và gen lx Gen Dn nằm trên NST số l, còn gen
Ix nằm trên NST số 3.{ 17]
Parnell và Ramiah (1930) thu được kết quả 1 gen trội kiểm soát tính
trạng hạt xếp thưa là trội hoàn toàn so với hạt xếp xít.[8]
Như vậy tính trạng sắp xếp hạt trên bông ít nhất cũng bị chi phối bởi 3 locus là Lp, Dn và Lx.{ I7]
1.4.1.6 Sự di truyền tính trạng hình dang hat
Tỷ lệ chiều dài/chiểu rộng hạt qui định hình dạng hạt thóc
Đây là một tính trạng có ý nghĩa thương phẩm cao vì đa số người tiêu
dùng thích dạng hạt đài Ngoài ra kích thước hạt còn nói lên khả năng
chứa sản phẩm của quang hợp là tinh bột vào nội nhũ,
Chao (1928) đem lai 2 dạng đối nghịch về chiều dài nhưng có cùng độ dày, F; phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 3 ngắn :1 dài
Theo Ramiah (1933), gen lặn lk qui định tính trang hạt đài
Tính trạng hạt tròn là trội so với tính trạng hạt dài và phân ly theo t lệ
3 tròn:l đài (Chandrathna-1960, Chandhary-1984, Trần Duy Quý và cs- I982,1989 )
Kích thước hạt còn do các gen bk, Mi chỉ phối
Trang 21
LOAN VAN TOT HOMIEP GVHD: Th.S Qiguyén Thi Mong - Gen bk xác định tính trang hat to (Kawaga-1939)
- Gen Mi trên NST số 5, xác định tính trạng hạt nhỏ (Takeda K và
K.Saito-1977, Nakamura I va T.Kino-Shita 1983)
Theo Chang T.T (1964,1974) chiéu dai hat cé thé do 2 hoặc nhiều
gen xdc dinh.[17]
1.4.1.7 Sự di truyền tính trạng màu sắc vỏ trấu
Màu sắc vỏ trấu rất đa dạng Theo ý kiến của một số tác giả, có tới 26
kiểu màu vỏ trấu khác nhau Trong các mau đó thì màu vàng rơm và màu
vàng là 2 màu cơ bản mà vàng rơm là trội so với vàng (Jenning P.R-1979) Theo Khush G.S va Oka H.I (1984), có tới 13 locus khác nhau thuộc
7 cặp NST (trong tổng số 12 cặp NST) chỉ phối tính trạng màu sắc vỏ trấu, tùy theo kiểu tổ hợp của chúng mà vỏ trấu có màu sắc khác nhau
- Gen Bf thuộc NST số I1 qui định tính trạng có rãnh nâu trên vỏ trấu,
bên cạnh gen này có gen I-Bf hoạt hoá sắc tố nâu ở rãnh vỏ trấu
- Locus Bh cé 3 alen : Bh, Bh’, Bh’ thuéc NST số 11, chúng là các gen
bổ trợ qui định sắc tố nâu
- Gen gh, trên NST số 2, ghạ, ghạ trên NST số 8 xác định tính trạng màu vàng trên vỏ trấu
-Gen Wh xác định tính trạng vỏ trấu trắng và gen Pr xác định vỏ trấu tim cũng thuộc NST số I1
Trang 22LUẬN VAR TOT emer GVHD: Th.S Oguyén Thi Mong 1.4.2 Sự di truyền một số tính trạng về sinh lý
1.4.2.1 Sự di truyền tính trạng thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng có liên hệ chặt chẽ với sự tích luỹy chất dinh dưỡng đảm bảo cho năng suất lúa Giống chín sớm cho phép tăng vụ và tránh rủi ro hơn giống chín muộn
Nhiệt độ không khí chỉ phối mạnh mẽ nhất với chu kỳ sinh trưởng,
còn nhiệt độ nước tác động yếu hơn Cách thức gieo cấy và lượng phân
bón cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng
Giống lúa chín sớm có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, khả năng
chín sớm có liên quan đến sự rút ngắn tuổi thọ bộ lá và quá trình làm hạt (Akimoto Togari-1939, Marayama-1955, Wada-1969, Yoshida va Ahu-
1968, Yoshida-1981)
Theo Chang (1964) va Grist (1968), tinh trang chin sém hoặc muộn do 1 locus x4c dinh
Các nghiên cứu của T.Sai (1973,1976,1980) thấy rằng trên NST s6 9
có locus Ef qui định tính chín sớm Locus này gồm các alen Ef-la, Ef-Ib, Ef-I, Ef-I”,Ef-1°, các alen này thuộc các dòng khác nhau
Ngoài ra còn có các gen Ef-2 (thuộc NST số 7) cũng qui định tính
chín sớm (Sakamozaz, I 98 1)
Trong nghiên cứu nhiễu năm, Trần Duy Quý đã xác định rằng, có 5
alen qui định tính chín sớm là: Ef”, EF', Ef, Ef° và Ef Các alen này có thể
biểu hiện trội hồn tồn hoặc trội khơng hoàn toàn Các giống có thời gian
sinh trưởng trung bình thì mang tổ hợp của 5 alen: Ef”, EP, Ef£, Ef và Ef trong đó alen Ef” có hiệu quả ức chế Còn dạng chín muộn lại mang 6 alen
Trang 23
LUẬN FÁN TỐT #Ă XP GVHD: Th.S ⁄guyễn Zk( ong
là: Ef, Ef", Ef, Eft, Ef? va Ef trong đó Ef”, Ef” ức chế hiệu quả tính chín sớm và kiểm tra tính chín muộn.| 16]
Theo Chang T.T (1964), gen Ef qui định tính chín muộn Mosina
(1968) lại cho biết có từ 6-13 gen kiểm tra tính trạng này, nghĩa là thời
gian sinh trưởng càng bị kéo đài nêu có càng nhiều alen Ef Trước đó
(1967) cũng chính S.B Mosina đã có các kết luận về đặc tính trội và siêu
trội của tính trạng chín sớm so với tính chín muộn
Các kết quả nghiên cứu của B.A.Dziuba, Trần Duy Quý (1983.1987) trên nhiều cặp lai đều cho cùng 1 kết quả, không có trường hợp nào có sự
trội hoàn toàn của tính chín sớm so với tính chín muộn 1 7| 1.4.2.2 Sự di truyền tính trạng khả năng đẻ nhánh
Khả năng đẻ nhánh của lúa do 3 hoặc nhiều gen chi phối Tính trạng này còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (Jones-1936, Ramiah-
1953, Jlodon-1955, Grist- 968)
Theo Chang (1964), Trần Duy Quý (1982), khả năng này có thể do gen
lặn "ú" chỉ phối nên mặc dù tính trạng do nhiều gen chỉ phối cũng có
trường hợp phân ly theo tỉ lệ 3 đẻ khoé:1 đẻ yếu ở E;
Gen lan “ti” x4c định đẻ nhánh khỏe, alen T¡ qui định khả năng đẻ
nhánh yếu hơn (dẫn theo Đỗ Hữu Át).[ I ]
1.5 QUAN ĐIỂM MỚI VỀ HÌNH DẠNG CÂY LÚA NĂNG SUẤT
CAO
Các nhà chọn giống lúa đã nghiên cứu dạng hình cây lúa mới với mục tiêu đạt năng suất 15 tấn/ha/vụ Năm 1989 đạng cây mới được thiết lập thông qua nguyên lý cơ bản cây lý tưởng cho kỹ thuật canh tác sạ thẳng
Trang 24LOAN VAN TOT NeMILP GVHD: Th.S Giguyén Thi Mong
(Vergara-1988, Janoria-1989, Ding Khun va cs-1991, Penning de Vrier-
I991) Mãi đến năm 1994, mô hình này mới được thể hiện chỉ tiết bởi
Peng và cs (1994)
Hầu hết các giống lúa cổ truyền được canh tác trong điều kiện môi
trường nhiệt đới và á nhiệt đới, có tính cảm quang, thời gian sinh trưởng
160-170 ngày Chúng thường cao cây, khả năng hấp thu phân đạm tối đa 40 kg N/ha, quá mức này cây sẽ bị đổ ngã.[2]
Sự kháng đổ ngã tăng của các giống cải tiến dường như là đặc điểm
riêng rẽ quyết định nhất cho năng suất cao Thân thấp cũng làm cây lúa
kháng đổ ngã hơn
Ngoài ra, dạng lá đứng cũng đang được chú ý đặc biệt Lá đứng để ánh sáng chiếu vào và phân bổ sâu hơn, điều này dẫn đến kết quả sự quang hợp cây trồng tăng Sự quang hợp ở cây trồng có tán lá đứng cao
hơn khoảng 20% so với tán lá rủ (Van Keulen-1976)
Khi xem xét góc lá và ánh sáng chung quanh từng lá trong tán lá, có
thê hình dung được sự tổ hợp của lá trên đứng, ngắn và dàn lá dưới rủ, dài
là lý tưởng cho sự quang hợp tối đa của cây trồng [16]
1.6 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA
1.6.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới, dễ trồng cho năng suất cao, hiện
nay trên thế giới có khoảng 100 nước trồng lúa
Diện tích gieo trắng lúa thế giới năm 1997 đạt 152,2 triệu ha, năm
2000 là 153,7 triệu ha, tăng 10,6 triệu ha so với năm 1976, bình quân tăng
0,28%/năm trong giai đoạn 1976-2000
Trang 25
LOAM VA TOT Somer GVHD: Th.S Qiguyén Thi Mong
———————-—-——— ẦẳẮẳ —————————
Năng suất lúa của thế giới trong thời gian qua tăng lên nhanh chóng,
từ 24,5 ta/ha năm 1976 lên 38,27 ta/ha năm L997 và 38,95 tạ/ha năm 2000,
tăng bình quân 2,35%/năm trong giai đoạn 1976-2000
Sản lượng lúa thế giới năm 2000 đạt 598,8 triệu tấn thóc, tăng bình
quân 2,81%/năm trong cả giai đoạn 1976-2000
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo thế giới đến năm 2009 đạt 429 triệu tấn, tính bình quân mỗi năm tăng 2,7% trong giai đoạn
I999-2009, tăng gấp 2 lần so với mức tăng hàng năm của giai đoạn 1989-
1999 Sản lượng gạo tăng chủ yếu do năng suất lúa tăng 21,1%/năm, trong khi đó điện tích gieo trồng lúa chỉ tăng 0,51%/năm.| 10]
1.6.2 Tình hình sản xuất lúa trong nước
se Sản xuất: Sản xuất lúa chuyển mạnh theo hướng giảm dẫn diện tích, tăng năng suất và chất lượng lúa gạo để phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu Cơ cấu mùa vụ có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng điện tích lúa đông xuân, lúa hè thu, giảm diện tích lúa mùa,
tạo điều kiện để thâm canh tăng năng suất lúa từng vụ và cả năm Trình
độ thâm canh lúa của nông dân tăng lên cùng với tác động tích cực của khoa học kỹ thuật, nhất là mở rộng diện tích lúa mới đã tạo sự ổn định về
năng suất và chất lượng lúa gạo
Năm 2004, sản lượng đạt mức kỷ lục 35,9 triệu tấn, vượt mục tiêu đại hội Đảng lần IX để ra 1,5 triệu tấn, tăng so với năm 2003 1,3 triệu tấn, góp
phần nâng khối lượng xuất khẩu gạo lên hơn 4 triệu tấn, giúp Việt Nam
vững vàng ở vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.[20)]
Trang 26
LOAe FÁN TẾT SG SP GVHD: Th.S 2guyờn C7k đo-g
ô Xut khẩu: xuất khẩu gạo đạt 4,06 triệu tấn, kim ngạch 94l triệu
USD, tăng 6,3% về lượng và 31% về giá trị so với năm 2003, vững vàng ở
vị trí thứ hai thế giới ( sau Thái Lan).[20]
e Hoạt động khoa học công nghệ: đã xây dựng được qui trình chọn và nhân các giống bất dục CMS, TGMS trong sản xuất lúa lai, ứng dụng công
nghệ nuôi cấy tế bào soma để phục tráng và cải tiến lúa Tám Một số tổ
hợp lúa lai được lai tạo trong nước cho năng suất cao hoặc chất lượng gạo
tốt như VL20, HYT57, đã chọn tạo và đưa ra thử nghiệm các giống siêu lúa cho năng suất lúa trung bình 8- 10 tấn/ ha.(20]
e Chỉ tiêu phát triể n nông nghiệp nông thôn 2005
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng nông lâm nghiệp tăng 3,5%, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 5%
- Sản lượng lương thực có hạt trên 39 triệu tấn trong đó lúa 36 triệu
tấn.[20]
1.7 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG NGÀNH ĐỘT BIẾN
1.7.1 Trên thế giới
Theo thống kê của FAO, có 1275 giống đột biến là cây nông nghiệp trong đó lúa chiếm vị trí hàng đầu (318 giống)
Hiện nay có nhiều nước sử dụng các giống đột biến để lai tạo và tạo
ra được các giống lúa mới:
e Ở Nhật có đến hàng chục giống lúa mới có hiệu quả cao trong sản xuất do lai đột biến với một giống lúa khác
«Ở Mỹ cũng đã đạt được những thành công to lớn trong tạo giống lúa đo lai đột biến với một giống lúa khác Từ đột biến phóng xạ lúa thấp có
Trang 27LOAN VAR TOT HOMER GVHD: Th.S Oguyén Thi Mong
tên Calrose76 (có giống cha mẹ gốc California tên Calrosa cao cây), khi
lai với các giống khác đã tạo được 7 giống lúa mới: M7, M.101, M30I,
S20In, M302 và Calpearl (Rutger 1983)
e Trong năm 1989, các giống lúa đột biến và lai đột biến đã chiếm
77% diện tích trồng lúa ở bang California (Rice journal 93-No.3, March
1990, p.36).[15]
1.7.2 Trong nước
Công tác chọn giống bằng ứng dụng hoá chất và tia phóng xạ gây đột
biến đã được thực hiện ở nước ta từ những năm đầu của thế kỷ 60 do tiến
sĩ Phan Phải, với sự thành công đầu tiên là giống DTI DTI tuy chưa được
công nhận là giống quốc gia do tính phân ly mạnh và không ổn định nhưng
nó là tiếng chuông báo hiệu cho kỹ thuật này đã có khả năng thực hiện thành công ở Việt Nam Từ đó những kỹ thuật gây đột biến bằng ứng dụng kỹ thuật nguyên tử, chủ yếu dùng tia gamma (Co?) đã được sử dụng ở liều lượng khác nhau vào các bộ phận thực vật khác nhau hoặc các thời điểm khác nhau đã tạo chọn ra được những giống cây lương thực có giá trị trong sản xuất lương thực trong hơn 3 thập kỷ qua Đặc biệt với liều lượng chiếu
xạ thấp vào hạt đang nảy mầm hoặc bằng hoá chất NMU với nồng độ thích hợp đã chọn được I2 giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu tốt với sâu, bệnh và các điều kiện khó khăn mà phương pháp
lai tạo thông thường chưa đạt được kết quả Ví dụ các giống: DTI0, VND20, THĐB, TNĐBI00, VNĐ5-19, VNĐ5-20 Có những giống tạo ra
bằng phương pháp đột biến đã đóng góp đáng kể cho công tác sản xuất lương thực xuất khẩu ở các tỉnh phía Nam như: TNĐB-100, VNĐ-20,
Trang 28
LOAN VAN TOT NGMỆP GVHD: Th.S Giguyén Thi Mong THĐB Có những giống đặc sản cho năng suất cao như Tám Xoan đột biến
ở các tỉnh phía Bắc.[ 10]
Viện cây lương thực xử lý DMS đến hột lai trên số 2/2765 đã tạo được
thể đột biến mới: ĐB2 có năng suất 5,8 tấn /ha so với không xử lý chỉ đạt
4.4 tấn/ ha và giống chuẩn xuân số 2 chỉ đạt năng suất 4,2 tấn/ha, tức là, ĐB2 vượt giống lúa chuẩn xuân số 2 đến 38%.[15]
Từ năm 1995, Việt Nam trở thành nước thành viên của các nước chọn
tạo giống bằng ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, tổ chức ở các vùng Châu Á- Thái Bình Dương [ 10]
1.7.3 Ý nghĩa thực tiễn của các giống lúa đột biến
Bằng phương pháp gây đột biến có thể biến đổi hình thái hạt tuỳ theo
sở thích người tiêu dùng ở các địa bàn Hạt lúa to hơn, đẹp hơn, thon hơn,
dài hơn và lớn hơn được tìm thấy trong đòng đột biến và được đưa vào các
giống mới Ngoài ra phẩm chất gạo cũng được thay đổi, sau khi gây đột
biến hàm lượng protein >12%, lysin >14%
Bằng phương pháp sử dụng tác nhân gây đột biến, các tính chịu hạn,
chịu phân, tính cải thiện để thích ứng được với đất đai nghèo nước, cải
thiện tính chịu nhiệt thấp, tính không cảm quang chu kỳ ánh sáng và tính kháng hoặc chống chịu được sâu bệnh hại lúa, đều có thể đạt được.[ 15]
Trang 29
LOAM VAR TOT HOMER GVHD: Th.S Qiguyén Thi Mong
PHAN2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 VAT LIEU NGHIEN CUU 2.1.1 Tam Xoan géc
Giống gốc Tám Xoan Trực Thái là giống lúa mùa muộn được trồng lâu
đời ở Trực Thái, Hải Hậu, Nam Hà
- Thời gian sinh trưởng: 163 ngày
- Chiều cao cây: 135 + 4 cm
- Dạng cây hơi xoè (x 40” ), đẻ nhánh tối đa 13 dảnh/khóm
- Năng suất: 32-44 tạ/ ha
- Hạt thóc thon, bé, màu vàng nâu Gạo trắng trong, cơm dẻo, thơm ngon.{Š]
2.1.2 Tám Xoan đột biến 1 (Đột biến từ Tám Xoan Hải Hậu) do bộ
môn lúa Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam xử lý bằng tia phóng xạ
và chọn lọc đến Mạ
Đặc điểm Thời gian sinh trưởng 95-100 ngày, cao cây 93-95 cm, dạng cây gọn, bẹ tím, lá xanh đậm, dày, đứng, bông dài ~ 22-24 cm, hạt bầu,
màu vàng sáng, có chấm đen ở đầu hạt, mất tính cảm quang chu kỳ
2.1.3 Tám Xoan đột biến 2 (Đột biến từ Tám Xoan Hải Hậu) do bộ
Trang 30LBẬN FÁN TẾT NGHIỆP GVHD: Th.S Qiguyén Thi Mong
cây trung gian (25°), dé nhánh trung bình, lá hơi cong, màu xanh đậm,
bông dài 23-24 cm, hạt khá dài, vàng sáng, mất tính cảm quang chu kỳ 2.1.4 Tám Xoan 93 do Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếu xạ
bằng tia gamma (Co”?) vào hạt khô từ giống Tám Xoan Hải Hậu - Nam Hà
tại trung tâm chiếu xạ Câu Diễn-Hà Nội, chọn và nhân thành dòng thuần ở
thế hệ M,
Đặc điểm Thời gian sinh trưởng 95 - 100 ngày, cao cây 95-100 em, đạng
cây chụm, đẻ nhánh khỏe, lá mọc đứng, bản lá rộng, lá xanh vàng, hạt
thóc dài, vàng sáng, gạo ít bạc bụng, thơm nhẹ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,
không cảm ứng quang chu kỳ, kháng ray và đạo ôn
2.2 ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM 2.2.1 Thời gian và địa điểm
Ngày gieo: 21/8/2004
Ngày cấy: 18/9/2004
Ngày thu cuối cùng: 28/12/2004
Địa điểm: Áp I, xã Tân Nhật, huyện Bình Chánh, Tp.HCM
Trang 31LOAR Vda TOT #ẨGHNẸP GVHD: Th.S Viguyén Thi Mong - Lần 3 (bón đón đòng): 35 ngày sau khi cấy, bón 66 kg urê/lha + 60 kg K:O/lha
2.2.4 Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ rầy Nibas R50 ND
- Thuốc trừ đạo ôn lúa Fuji-One 40 Opec - Thuốc dưỡng bông và hạt
2.2.5 Thời tiết, khí hậu
Tháng Nhiệt độ Độẩm | Tổng lượng | Tổng lượng | Tổng số
Trang 32LOAM VAN TOT GHÉP GVHD: Th.S Giguyén Thi Mong 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Bố trí thí nghiệm
Diện tích gieo cấy: 500 m”
Sơ đồ khu thí nghiệm Lúa dân Ruộng thí nghiệm khác Lúa bảo vệ sđ> k-4 = O an) : 2 3 s |8 |x | || |EgEIs z s0 3 2 e “ m | < eS = c 5 > a a É = |“ |É > |*#|E < ny |+ |Š onl 3 3 |8 Oo 5 x x 5 EF Ie |e s Lúa bảo vệ Đường đi 2.3.2 Phương pháp theo đõi các chỉ tiêu Các giai đoạn sinh trưởng của
cây lúa theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen của IRRIL[21] I Nay mầm 4 Vươn lóng T Chín sữa
2 Ma 5 Lam dong 8 Chin sáp
3 Đẻ nhánh 6 Trổ bông 9 Chín hoàn toàn
Các chỉ tiêu theo dõi và thang điểm đánh giá (theo tiêu chuẩn đánh giá
IRRI)
s* Chiều cao cây: đo từ mặt đất lên đến đỉnh bông dài nhất, tính bằng cm
Đo vào giai đoạn sinh trưởng 7-9
Trang 33
LOAN VAN TOT NeMILP GVHD: Th.S Aguyén Thi Mong
1 Bán lùn < 90 cm
5 Trung binh 90-125 cm 9 Cao >125 cm
% Thời gian sinh trưởng tính từ ngày gieo cho đến lúc hạt chín (80% sé hạt trên bông đã chín) Đo vào giai đoạn sinh trưởng 9, s* Góc lá - Góc lá đòng: đo giữa trục bông chính với lá đòng Đo vào giai đoạn sinh trưởng 6-7 - Góc lá công năng: đo giữa thân với lá công năng Đo vào giai đoạn sinh trưởng 4-5 s* Khả năng đẻ nhánh đếm số nhánh/khóm.Đo vào giai đoạn sinh trưởng 5 1 Rất cao > 25 dảnh/ khóm 2 Tốt 20-25 dảnh/ khóm 5 Trung bình 10-19 dảnh/ khóm 7 Thấp 5-9 đảnh/ khóm 9 Rất thấp <5 dảnh/ khóm “> Dang cay: đánh giá bằng mắt - Cây chụm: mọc thẳng đứng từ gốc lên
- Cây trung gian: hợp với mặt phẳng đứng I góc 45°
- Cây xoè: hợp với mặt phẳng đứng 1 góc > 60° s* Màu sắc hạt quan sát vào giai đoạn sinh trưởng 9
I.Vàng rơm, 2.Vàng sáng 4.Vàng nâu
s* Hình dạng hạt: tính theo tỉ số chiều dài/rộng
Trang 34
LOAN VĂN TẾT NGHIỆP GVHD: Th.S Oguyén Thi Mong | Thon d>3 3 Trung binh d=2,1-3 5 Bầu d<2 2.3.3 Qui trình kỹ thuật s% Ngâm giống
Ngâm hạt giếng vào nước ấm (3 sôi : 2 lạnh) trong 24 giờ, vớt ra, ủ
trong 2 ngày, vẩy nước và trộn đều, sau đó ủ tiếp 1 ngày cho hạt nảy mầm
thì đem gieo
* Làm đất gieo mạ
Đất gieo mạ được cày thật kỹ, bừa nhiều lần cho đất nhuyễn và
phẳng, bón lót phân chuồng và cho nước vào ngâm | tuần sau đó tháo
nước trở ra s%% Gieo mạ
Mật độ thưa và đều > Lam dat cấy
Cày ải sớm, cày sâu tạo điểu kiện cho rễ phát triển Bừa kỹ cho đất nhuyễn và phẳng
Bón lót: 400 kg supper lân/ha + 66kg ure/ha
Trang 35LOAN VAN TOT NOMIEP GVHD: Th.S Giguyén Thi Mong 2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh học Giá trị trung bình của tập hợp mẫu ( X ) X=¥ fx Độ lệchchuẩn 2= jfk) Sai số trung bình = mx = c5 vn Với f.: tấn số xuất hiện các biến số cùng loại x;: giá trị các biến số
n: số lượng cá thể trong mẫu nghiên cứu
Để đánh giá độ tin cậy của các số liệu thực nghiệm, chúng tôi dùng
phương pháp phân tích phương sai “ Chỉ bình phương xŸ” - giá trị x được
tính theo biểu thức
xem d-e
e trongđó d: kết quả thí nghiệm
e: dự kiến lý thuyết 2.3.5 Nội dung các qui luật di truyền làm cơ sở để biện luận
2.3.5.1 Các qui luật di truyền của Mendel s* Định luật đồng tính
Khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương
phản thì cơ thể lai F, đồng tính mang tính trạng của một bên bố hoặc mẹ,
tính trạng biểu hiện ở F; gọi là tính trạng trội, tính trạng không biểu hiện
gọi là tính trạng lặn
Trang 36
LOAM VAR TOT ROMP GVHD: Th.S Aguyén Thi Mong % Định luật phân tính
Khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương
phản thì F; phân tính, biểu hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn theo tỉ
lệ 3 trội : | lan
s* Trội không hoàn toàn
Trong thực tế có nhiều trường hợp không đúng với các định luật của Mendel, cơ thể F;, không biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ mà
thể hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, do đó di truyền học hiện đại
đã bổ sung cho định luật Mendel hiện tượng trội khơng hồn tồn: Trội
khơng hồn tồn là hiện tượng đi truyền mà trong đó kiểu hình của cơ thể
lai F¡ biểu hiện tính trạng trung gian của bố hoặc mẹ
Định luật phân ly độc lap
Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia
2.3.5.2 Các qui luật di truyền của Morgan
% Liên kết gen
Trong quá trình di truyền, các gen nằm trên cùng 1 NST sé phan ly
cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết
s* Hoán vị gen
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, 2 gen tương ứng trên Ì cặp
NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau Khoảng cách giữa các cặp gen
càng lớn thì lực liên kết càng nhỏ và tần số hoán vị càng cao
Trang 37
LOAM VAN TOT HOMEP GVHD: Th.S Gguyén Thi Mong
2.3.5.3 Tương tác gen
Hai hay nhiều gen không alen có thể cùng tác động lên sự biểu hiện cua | tinh trang
2.3.5.4 Gen đa hiệu
Ngược lại l gen cũng có thể đồng thời tác động lên nhiều tính trạng 2.3.5.5 Qui luật di truyền qua tế bào chất
Tính di truyền của con lai không chỉ phụ thuộc vào hệ gen nhân hợp tử mà còn chịu ảnh hưởng của hệ gen tế bào chất trong đó hợp tử lai phát
triển
Trang 39
GVHD: Th.S Qiguyén Fhi Mong
Hình 3.2 Giống Tám Xoan Gốc
3.1 SỰ DI TRUYỀN CÁC TÍNH TRẠNG VỀ HÌNH THÁI LOAd VAd TOT Roemer
Trang 40LBẬN FÁN TẾT HOMEEP GVHD: Th.S ⁄2fguyên Thi Mong
Biéu dé 3.1 Sy phân ly tính trạng chiều cao cây ở F; @ Cao 0 Trung binh Số cá thể OThap 700 y 600 +—F ; + A | — fe r 2 soo +} _— _ Tổ hợp lai TXG x TXĐBI TXDB1 x TXG TXG x TXDB2 TXDB2 x TXG TXG x TX93 TX93 x TXG
Bảng 3.1 cho thấy, F; của các tổ hợp lai có chiều cao trung bình thiên về cha hoặc mẹ có cây cao Ở phép lai thuận và phép lai nghịch F; biểu hiện tính trạng tương tự nhau, chứng tỏ tính trạng chiều cao cây do gen nhân