GIỚI TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tập đoàn Dệt-May Việt Nam (Vinatex) là tổ hợp các công ty đa sở hữu gồm có công ty mẹ Tập đoàn Dệt-May Việt Nam, các đơn vị nghiên cứu đào tạo, gần 100 công ty con, công ty liên kết là các công ty cổ phần, kinh doanh đa lĩnh vực từ sản xuất - kinh doanh hàng dệt may đến hoạt động thương mại dịch vụ, có hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, hoạt động đầu tư tài chính, đầu tư vào lĩnh vực hỗ trợ ngành sản xuất chính dệt may Vinatex là một trong những tập đoàn dệt may có qui mô và sức cạnh tranh hàng đầu Châu Á
Ngày 10/10/2001 , tại quyết định số 1021/QĐ-HĐQT của hội đồng quản trị Tập Đoàn Dệt May Việt Nam đã chính thức thành lập Trung tâm KD hàng thời trang Việt Nam và ngày đến 25/6/2002 bộ Công Thương đã ký quyết định số 1478/QĐ/TCCB đổi tên Trung tâm Kinh doanh hàng thời trang Việt Nam thành Công ty Kinh doanh hàng Thời trang Việt Nam Tên giao dịch bằng tiếng Anh: VIETNAM FASHION COMPANY tức Hệ thống siêu thị VINATEX MART
Trụ sở chính: Địa chỉ:Số 2 Hoàng Việt, P4, Q.Tân Bình, TP HCM Điện thoại:08 39480829 - 39480830 - 39480913
Email:vinatex-vfc@vinatex-mart.com
Website:www.vinatex-mart.com
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Công ty là cầu nối giữa nhà sản xuất và nhà tiêu dùng bằng cách nhận hàng từ các đơn vị thanh viên trong tập đoàn Dệt May và công ty khác Sau đó, thông qua mạng lưới siêu thị hoặc trung tâm thương mại ở các tỉnh, thành phố trong cả nước để phân phối đến người tiêu dùng
Ðầu tư,sản xuất, cung cấp, phân phối, nhập khẩu xuất khẩu trên lĩnh vực dệt may Thành lập liên doanh và hợp đồng thương mại với các công ty trong và ngoài nước
Phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, cũng như thâm nhập các thị trường tiềm năng
Nghiên cứu, chỉ đạo và áp dụng công nghệ phát triển mới nhất, cải tiến thiết bị theo chiến lược phát triển
Ðào tạo và mở các lớp chuyên sâu cho cán bộ quản lý,cán bộ kỹ thuật cũng như đào tạo tay nghề cho công nhân
Quảng bá thương hiệu Tổng công ty dệt may (ViNaTex)
Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
1.1.3 Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty
Hình thức sử dụng vốn: Doanh nghiệp Nhà Nước
Nghành nghề kinh doanh:Kinh doanh bán buôn, bán lẻ các sản phẩm dệt may, kinh doanh siêu thị tổng hợp, kinh doanh các nghành nghề khác do Tập đoàn Dệt May VN giao theo quy định của pháp luật. vi
Tổng lao động bình quân: hơn 770 người.Trong đó, có 165 nhân viên quản lý.
Vốn điều lệ: 215 tỷ đồng
Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam kinh doanh dưới dạng hệ thống siêu thị bán lẽ ( hệ thống siêu thị Vinatex Mart) gồm 50 000 mặt hàng các loại của hơn 900 nhà cung cấp có thương hiệu uy tin trên thị trường trong và ngoài nước như: Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng, Thành công….
Mặt hàng kinh doanh phụ: hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, hàng gia dụng,thực phẩm chế biến. Những mặt hàng này nhằm làm phong phú đa dạng hàng hóa.
Là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam nên công ty luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng Công ty trong việc tài trợ vốn, thực hiện chiến lược kinh doanh Ngoài ra, công ty còn được sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị thành viên trực thuộc. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có năng lực, trách nhiệm cao luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở ra nhiều cơ hội mới trong việc đầu tư và phát triển Mạng lưới tiêu thụ của công ty phát triển rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Hoạt động chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp vì thế công ty phải bổ sung thêm nguồn vốn bằng cách đi vay ngân hàng.
Khó khăn chung của nghành dệt may ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của công ty như: khó khăn nguyên liệu đầu vào, hàng ngoại, hàng giả tràn ngập thị trường và công ty cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt của công ty trong cùng nghành.
1.1.5 Chiến lược phát triển của công ty trong tương lai
Chiến lược phát triển đến năm 2015 sẽ có 80 siêu thị và cửa hàng, trở thành đầu mối tiêu thụ sản phẩm dệt may Việt Nam lớn nhất.Trở thành 1 trong 3 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam Là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng dệt may lớn nhất Việt Nam.
Là chuỗi Siêu thị tổng hợp trong đó ngành hàng dệt may là ngành hàng chủ lực Với phương châm “Chăm sóc bạn từng đường kim mũi chỉ” , VINATEX MART luôn nổ lực không ngừng, từng bước hoàn thiện mình, luôn quan tâm chăm sóc khách hàng, tạo sự tin tưởng ủng hộ đối với người tiêu dùng Đến đầu năm 2010 đơn vị đã phát triển được 56 điểm bán hàng có mặt trên 24 tỉnh thành trong nước Hiện nay, đơn vị đang kinh doanh 50.000 mặt hàng do trên 800 nhà cung ứng gồm 5 ngành hàng chính: Dệt may, thực phẩm, hóa phẩm, hàng gia dụng, lưu niệm và đồ chơi trẻ em Thương hiệu VINATEX MART khẳng định trên thương trường và khu vực Định hướng phát triển đến năm 2015, hệ thống siêu thị VINATEX phát triển mạng lưới bán lẻ và bán sỉ với 80 cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại và có mặt hầu hết các tỉnh thành trong cả nước Hệ thống VINATEX MART phấn đấu trở thành Tập đoàn bán lẻ hàng đầu ngành dệt may và nằm trong Top 3 của Hệ thống bán lẻ Việt Nam. Ðể đạt được mục tiêu đã đề ra Vinatex luôn xem xét và tập trung phát triển cũng như các hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực sau:
- Cải tiến và nâng cao trang thiết bị tiên tiến , tăng cường năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
- Thành lập các nhà máy mới về kéo sợi dệt vải, dệt kim
- Cung cấp nguồn nguyên phụ liệu trong nước cũng như đưa các nhà máy sản xuất sợi và sợi tổng hợp vào hoạt động. vii
- Mở rộng kinh doanh thương mại trên toàn thế giới bằng việc thiết lập liên doanh hợp tác thương mại để tạo ra sự phát triễn ổn định lâu dài.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Là người đứng đầu công ty, chịu mọi trách nhiệm về các hoạt động của công ty đối với nhà nước cũng như đối với Tập đoàn.
Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban thực hiện đường lối, phương hướng kinh doanh của công ty.
Là người có quyền hạn kí kết các hợp đồng mua bán hàng hóa.
Phó Giám đốc: Giúp giám đốc điều hành công ty ở một số lĩnh vực hoạt động theo ủy quyền quản lý và chỉ đạo của giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc
Tổ chức, chỉ đạo,thực hiện thống nhất công tác kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành và theo đúng qui định của nhà nước.
Tổng hợp xây dựng và báo cáo tài chính với cấp trên củng như đối với cơ quan quản lý khác Tổ chức nghiệp vụ quản lý hàng hóa, tài sản, tiền vốn …trong công ty.
Tính toán, trích nộp đầy đủ các khoán mục ngân sách,nộp cấp trên, trích lập và sử dụng các quyết định theo quy định
Theo dõi công nợ phải thu phải trả Thanh toán đúng hạn các khoản vau nợ Kết hợp với phòng kinh doanh lập các chiến lược lâu dài.
Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo quyết toán , báo cáo tài chính theo qui định Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành kinh doanh của công ty.
Tổ chức kinh doanh theo đúng qui định của nhà nước Tập đoàn Dệt may Việt Nam giúp công ty làm việc hiệu quả
Phòng kinh doanh chia làm hai phòng: Phòng kinh doanh may mặc và Phòng kinh doanh tổng hợp
– Phòng kinh doanh may mặc:
Chịu trách nhiệm khai thác, cung ứng nguồn hàng dệt may cho công ty.
Tím kiếm nhà cung cấp có thể đáp ứng các yêu cầu về hàng hóa của công ty và khai thác các nguồn hàng ổn định-doanh thu cao loại bỏ những mặt hàng không ổn định và doanh thu thấp. Cân đối và điều phối hàng kịp thời, không để tình trạng thiếu hay ứ động hàng.
Cùng với kho trung tâm, các đơn vị trực thuộc thường xuyên kiểm tra hàng hóa tồn kho, hàng trả chậm…đề xuất với cấp trên có biện pháp khắc phục.
– Phòng kinh doanh tổng hợp:
Tìm nguồn hàng tổng hợp cho công ty khi có nhu cầu.
Phối hợp với các siêu thị để nắm bắt các thông tin thường xuyên, thông tin cụ thể từng khu vực, nhu cầu của khách hàng…để khai thác và bổ sung nguồn hàng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng địa bàn siêu thị.
Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn hàng ổn định thường xuyên.
Phòng tổ chức hành chính:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc, thực hiện chức năng quản lý thống nhất và tổ chức thực hiện các công việc của công ty.
Tiếp nhận các hợp đồng kinh doanh, bố trí người, sắp xếp phân công nhân viên trong công ty một các hợp lý, bố trí các cán bộ chủ chốt tại phân xưởng, quản lý giấy tờ, hồ sơ của công ty.Thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ nhân viên.
Tổ chức mới và hoàn thiện bộ máy quản lý, thực hiện công tác tổ chức cán bộ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thi đua khen thưởng và kỉ luật.
Nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để lên kế hoạch về sản phẩm, nơi tiêu thụ.
Lập và triển khai kế hoạch quảng cáo, khuyến mãi, thu hút khách hàng.
Phòng kế hoạch dự án:
– Quản lý dự án đầu tư: Đề ra các dự án, theo dõi tiến trình hoạt động của kế hoạch và dự án đã đề ra
Lập kế hoạch đấu thầu, lập hoặc thuê các cơ quan chức năng lập hồ sơ đấu thầu, triển khai công tác đấu thầu xây dựng theo đúng quy định.
Xây dựng kế hoạch và kiểm tra bảo dưỡng, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị mới cho các siêu thị, phòng ban trong công ty theo yêu cầu của dự án, sữa chữa trang thiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng
Xây dựng nội quy, quy trình xử lý sự cố Cùng với phòng tổ chức hành chính kiểm tra công tác PCCC các phòng ban và đơn vị trực thuộc.
– Công tác khác: Giúp lãnh đạo công ty tìm kiếm mặt bằng mới để xây dựng mạng lưới siêu thị Vinatex trong cả nước, xây dựng phương án kinh tế chọn lựa mặt bằng với các địa phương, đối tác.
Phòng điện toán: Thống kê hàng nhập, lập mã nhà cung cấp và xử lý số liệu Các bộ phận khác sẽ căn cứ vào mã này để nhập liệu.
Tổ nghiệp vụ: Đặt, điều hành, cấp mã hàng
Tổ nhập liệu: Kế toán kho
Tổ điều vận: bốc xếp, bảo vệ
Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động qua các kỳ
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần
Tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.4.1 Chế độ kế toán áp dụng:
Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền: quy đổi ra đồng Việt Nam (VNĐ)
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền Việt Nam : tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:Hàng tồn kho được xác định theo giá gốc Giá gốc hàng tồn kho gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Phương pháp tính giá hàng tồn kho: nhập trước xuất trước
Phương pháp hạch toán: phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kì:
Tồn kho cuối kì = tồn kho đầu kì + phát sinh tăng trong kì - Phát sinh giảm trong kì
Nguyên tắc tài sản cố định:Tài sản cố định hữu hình được ghi nhận theo nguyên giá
Phương pháp khấu hao: phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.
Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, trích lập và hoàn nhập dự phòng: Việc lập dự phòng được thực hiện vào cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính và được hoàn nhập vào cuối năm tài chính trước khi lập dự phòng mới Giá của hàng hóa tồn kho trên Báo cáo tài chính được ghi nhận:
Giá trị thuần = Giá trị tồn kho trên sổ kế toán – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên BCTC
Mức dự phòng = (Giá thị trường – Giá trị sổ sách)* số lượng hàng bị giảm giá
Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm:
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là 2 % quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội và được hạch toán vào chi phí trong kì.
1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán Phòng kế toán được đặt tại văn phòng trung tâm sẽ đảm nhận toàn bộ công tác kế toán Mỗi một cửa hàng, siêu thị của x công ty có bộ máy kế toán riêng, hàng ngày sẽ tổng hợp số liệu và gửi lên phòng điện toán dưới dạng file.
Hiện tại, phòng kế toán có 21 nhân viên đảm nhận ở các phần hành khác nhau như: kế toán công nợ, kế toán kho, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán tài sản, kế toán tổng hợp …dưới sự giám sát chỉ đạo của kế toán trưởng.
Thủ quỹ KT vốn bằng tiền
Kế Toán tổng hợp Kế toán
Chức năng và nhiệm vụ:
Kế toán trưởng: Kiểm soát giám sát các nghiệp vụ kế toán và tình hình thu chi tài chính.Thuyết minh các số liệu kế toán cho Ban Giám Đốc hoặc cơ quan thuế khi có yêu cầu kiểm kê tài sản tài sản cố định, báo cáo tháng, quý, năm.Theo dõi thực hiện và quyết toán vốn các dự án đầu tư.Tham mưu cho Ban Giám Đốc các hoạt động tài chính, chính sách lương, thưởng Chịu trách nhiệm trước công ty và cơ quan hữu quan về mọi số liệu trong Báo cáo tài chính về tình hình chính xác, trung thực và đầy đủ.
Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào chứng từ gốc liên quan do kế toán viên chuyển lên để ghi nhật kí chung Từ chứng từ ghi sổ vào sổ cái theo dõi mọi tài khoản Lập bảng cân đối phát sinh, cân đối kế toán.Lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của tập đoàn
Kế toán công nợ: Phụ trách công nợ phải thu phải trả Đảm bảo thu hồi công nợ và thanh toán nợ đúng hẹn với khách hàng.
Kế toán tiền mặt: thu chi tiền mặt, theo dõi công nợ đầu tư, tạm ứng, phải trả khác.
Kế toán tiền gửi ngân hàng: theo dõi các khoản thu chi tiền gửi ngân hàng,theo dõi khoản tiền vay. xi
Kế toán thuế: Theo dõi thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra Định kì quyết toán thuế GTGT với cơ quan thuế.
Thủ quỹ:Thu chi tiền mặt, phát lương cho cán bộ nhân viên Ghi chép sổ quỹ thu chi và báo cáo lượng tiền luân chuyển, tồn quỹ hàng ngày.
Kế toán tài sản: Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản trong toàn công ty.
Kế toán kho: Theo dõi nhập xuất tồn hàng hóa Báo cáo theo doanh số
1.4.3 Hình thức kế toán: Nhật kí chung trên máy vi tính xii
Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
Sổ quỹ Sổ thẻ chi tiết
Bàng cân đối phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính xiii
CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH KINH DOANH HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH KINH DOANH HÀNG HÓA
2.1.1 Những vấn đề chung về tổ chức kế toán hàng hóa
2.1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại là mua bán hàng hóa Tùy thuộc vào hình thức kinh doanh, ta chia ra thành thương mại thành bán buôn (bán sĩ) hay bán lẽ.
2.1.1.2 Nhiệm vụ cơ bản của kế toán hàng hóa
Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp và chi tiết tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm.
Hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận, phòng ban có liên quan thực hiện ghi chép ban đầu về nhập xuất –kho thành phẩm theo đúng phương pháp, chế độ.
Phản ánh và giám đốc tình hình tiêu thụ sản phẩm thông qua các chỉ tiêu : doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng…Xác định chính xác kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá thành phẩm và lập các báo cáo về tình hình tiêu thụ các loại thành phẩm.
2.1.1.3 Tính giá hàng hóa : Theo VAS 02 ‘‘Hàng tồn kho’’ giá gốc hàng hóa ở các công ty thương mại được xác định trên cơ sở giá mua, các khoản thuế không hoàn lại, chi phí vận chuyển , bốc xếp bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí trực tiếp liên quan đến quá trình mua hàng.
2.1.2 Kế toán quá trình mua hàng
2.1.2.1 Các phương thức mua hàng và thủ tục chứng từ về nghiệp vụ mua hàng và kiểm nhận hàng mua nhập kho
Giá gốc hàng hóa = Giá mua + chi phí thu mua – khoản giảm giá và chiết khấu thương mại. Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, phí bảo quản, bảo hiểm, hao hụt hợp lý trên đường đi, tiền thuê kho bãi ;chi phí của bộ phận thu mua độc lập Các khoản chi này cùng với chỉ tiêu giá mua hàng hóa có thể tính theo giá chưa có thuế GTGT hoặc tính theo giá thanh toán tùy thuộc vào công dụng của hàng hóa mua về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế hay chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, không chịu thuế.
Giảm giá là khoản giảm giá phát sinh sau khi nhận hàng và xuất phát từ việc giao hàng không đúng quy cách, chất lượng.
Chiết khấu thương mại (nếu có) là khoản giảm giá nêm yết cho khách hàng, trong trường hợp mua hàng nhiều lần mới đạt mức nhất định để được hưởng chiết khấu.
Giá gốc hàng hóa = Giá mua + các khoản thuế không được hoàn lại như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biêt + chi phí thu mua
Trong đó, thuế nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu Thuế suất thuế nhập khẩu. xiv
Thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu = (Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu) Thuế suất thuế GTGT.
Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu chỉ được tính vào giá gốc của hàng mua nếu hàng mua về nếu công dụng của những hàng hóa đó là để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh những sản phẩm hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT Nếu doanh nghiệp nhập hàng thuộc diện chịu thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu sẽ được coi là thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không tính vào giá gốc của hàng đã mua
2.1.2.2 Kế toán nghiệp vụ mua hàng
2.1.2.2.1 Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong nước
Tài khoản sử dụng: Tk 1561
Kết cấu và Nội dung phản ánh từng TK
Bên nợ : Trị giá mua hàng hóa nhập kho.
Bên có :Trị giá hàng hóa xuất kho, trả lại người bán hoặc giảm giá.
Chiết khấu thương mại hàng hóa khi mua được hưởng.
Trị giá hàng hóa hao hụt, mất mát trong quá trình kiểm kê
Số dư bên nợ : Trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ.
Phương pháp phản ánh nghiệp vụ mua hàng : hàng hóa được ghi tăng khi đã nhập kho ( có phiếu nhập kho) hoặc đang đi đường về nhập kho (chỉ có hóa đơn mua mà chưa có phiếu nhập)
Sơ đồ kế toán tổng hợp
Gửi đi bán hoặc xuất bán thẳng
(2) Tháng sau hàng về nhập kho
(3) Hàng hóa mua về nhập kho
(1) Cuối tháng hàng hóa chưa về đến doanh nghiệp
2.1.2.2.2 Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa a) Nhập khẩu trực tiếp: Nội dung và PP phản ảnh Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ : Giá gốc của hàng nhập khẩu gồm giá mua , thuế nhập khẩu (không tính thuế GTGT hàng nhập khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt, xv các khoản chi phí trực tiếp như bảo hiểm hàng hóa, chi phí kiểm nghiệm, chi phí vận chuyển… đến khi hàng nhập về ở trong trạng thái sẵn sàng sử dụng.Nếu hàng nhập khẩu không phục vụ sản xuất kinh doanh, hoặc dùng để sản xuất kinh doanh hàng không chịu thuế giá trị gia tăng , hoặc dùng vào hoạt động dự án, sự nghiệp được trang trải bằng nguồn kinh phí dự án, sự nghiệp thì thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ và được tính vào giá gốc hàng nhập khẩu.
Nợ Tk 156 ‘‘hàng hóa’’ (Giá mua + Thuế nhập khẩu)
Có Tk 3333 ‘‘ Thuế nhập khẩu ’’ Đồng thời phản ánh thuế phải nộp ngân sách nhà nước :
Nợ Tk 1331 ‘‘Thuế giá trị gia tăng’’
Có Tk 3331,2 ‘‘ Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu’’
Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp : Giá gốc của hàng hóa nhập kho gồm giá mua, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, các khoản chi phí trực tiếp như bảo hiểm hàng hóa, chi phí kiểm nghiệm, chi phí vận chuyển….cho đến hàng nhập về ở trong trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nợ TK 156 ‘Hàng hóa’’ (Giá mua + Thuế nhập khẩu + Thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu +Thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu)
Có Tk 3333 ‘Thuế xuất nhập khẩu’’
Có Tk 3331 ‘ Thuế giá trị gia tăng’’
Có Tk 3332 ‘ Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ’’ b) Ủy thác nhập khẩu: nội dung và PP phản ảnh Đối với doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu : chịu trách nhiệm tư cách pháp nhân về nhập hàng, chịu trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ( nếu có) và thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu Doanh nghiệp được hưởng hoa hồng ủy thác nhập và phải nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập. Đối với doanh nghiệp ủy thác nhập khẩu : chịu trách nhiệm chi phí để nhập được hàng như đã thỏa thuận trên hợp đồng ủy thác nhập khẩu, có trách nhiệm hoàn trả cho bên nhận ủy thác nhập khẩu các loại thuế mà bên nhận ủy thác nhập khẩu đã trả thay.
Bên nhận ủy thác nhập khẩu :
Nhận hàng về nhập kho : Nợ TK 1561 / Có TK 331(nước ngoài)
Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phải nộp :
Xuất hàng giao lại cho bên giao ủy thác :
Nợ TK 131 (bên giao ủy thác) / Có TK 1561
Bên giao ủy thác nhập khẩu :
Nhận hàng hóa từ Bên nhận ủy thác :
Nợ TK 1561 : Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt HNK
Có TK 331 ( Bên nhận ủy thác)
Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu được khấu trừ :
Có TK 331 ( Bên nhận ủy thác)
2.1.3 Kế toán quá trình bán hàng xvi
2.1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.1.3.1.1 Kế toán nghiệp vụ bán buôn hàng hóa : Là nghiệp vụ bán hàng cho các đơn vị thương mại khác hoặc bán cho các đơn vị sản xuất để tiếp tục sản xuất Đặc điểm của nghiệp vụ bán buôn là hàng hóa chưa đến tay người tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện đầy đủ Hiện nay, có 2 phương thức bán buôn là bán hàng qua kho và bán chuyển thẳng.
2.1.3.1.1.1 Bán hàng qua kho: Hàng hóa được nhập vào kho của doanh nghiệp rồi mới xuất bán, theo 2 phương thức giao hàng như sau :
Bên bán chuyển hàng từ kho của mình giao cho bên mua tại địa điểm bên mua quy định đã thỏa thuận ghi trên hợp đồng Bên bán xuất hàng gửi đi bán và chưa được ghi nhận doanh thu Hàng đang đi đường trách nhiệm hàng hóa và chi phí khác thuộc trách nhiệm của bên bán Kế toán ghi doanh số bán hàng tại thời điểm bên bán giao hàng cho bên mua theo số thực tế giao, bên mua chấp nhận mua và kí trên hóa đơn bán hàng
+ Phương thức nhận hàng trực tiếp :
Theo phương thức này, bên bán giao hàng tại kho bên bán, người đại diện bên mua nhận hàng tại kho bên bán , kí vào hóa đơn bán hàng và nhận hàng cùng với hóa đơn dành cho bên mua.Thời điểm này, bên bán ghi nhận doanh thu bán hàng và bên mua phải chịu trách nhiệm hàng hóa, chi phí hàng đang đi đường.
2.1.3.1.1.2 Bán buôn vận chuyển thẳng : Hàng hóa được mua đi bán lại không nhập kho.
Có 2 phương thức thanh toán.
Vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán : Doanh nghiệp B mua và bán hàng phải trực tiếp thanh toán tiền hàng và phải chịu thuế.
Vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán : Doanh nghiệp B trở thành một tổ chức môi giới thương mại giới thiệu cho nhà cung cấp C và bên mua M mua bán trực tiếp với nhau, B được hưởng hoa hồng và phải chịu thuế trên doanh thu hoa hồng
2.1.3.1.2 Kế toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hóa
- Phương thức bán hàng thu tiền tập trung :
Đặc điểm tổ chức kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa tại công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam
Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam là công ty thương mại nên hoạt động kinh doanh chủ yếu là mua bán hàng tự doanh Sau đó, công ty tự xác định giá bán trong quá trình tiêu thụ, ngoài ra công ty còn nhận hàng đại lý kí gửi Công ty bán hàng thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng và gửi đại lý nhờ bán và đại lý hưởng hoa hồng trên số thực bán.
Mặt hàng kinh doanh cơ bản của công ty là hàng may mặc, ngoài ra công ty còn kinh doanh nhiều mặt hàng thực phẩm khác nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng như: hóa phẩm, đồ dùng, thực phẩm, đồ chơi trẻ em… những mặt hàng này gọi chung là hàng tổng hợp.
Hiện nay, mạng lưới kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và được xây dựng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như đầu năm 2009 công ty đã phát triển được 54 điểm bán hàng có mặt trên
22 tỉnh thành trong cả nước;công ty kinh doanh hơn 50 ngàn mặt hàng do 800 nhà cung cấp. Mạng lưới phân phối chủ yếu qua hệ thống siêu thị như:
Siêu thị Vinatex Lãnh Binh Thăng
Siêu thị Nguyễn Tất Thành
Siêu thị Vinatex Lái Thiêu
Tháng 12/2008 công ty khai trương siêu thị Vinatex Tân Thuận và Vinatex Khánh Hội Tháng 1/2009 khai trương siêu thị Vinatex Kontum và tháng 6/2009 khai trương siêu thị Vinatex Biên Hòa 1 Do đó, đã đưa doanh số bán hàng năm 2009 tăng lên đáng kể
Phương pháp tính giá xuất kho tại công ty:
Công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam đang áp dụng việc tính giá xuất kho hàng hóa xuất kho theo phương pháp “ Bình quân gia quyền” Hàng tháng công ty sẽ tính giá xuất kho một lần cho từng tháng.
Phương thức bán buôn: Các giao dịch bán hàng được thực hiện tại kho trung tâm.
Theo phương thức này, công ty áp dụng hai hình thức giao hàng:
Nhận hàng trực tiếp: Khách hàng đến mua hàng, công ty sẽ làm thủ tục xuất kho hàng hóa và khách hàng nhận hàng trực tiếp tại kho trung tâm của công ty.
Chuyển hàng: Công ty sẽ điều phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa cho khách hàng đến địa điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế.
Phương thức bán lẻ: Phương thức này được áp dụng tại các siêu thị, cửa hàng trực thuộc của công ty Và công ty áp dụng hình thức bán hàng thu tiền tập trung.
Bán thu tiền ngay: Nhận tiền thanh toán ngay khi giao hàng Chứng từ sử dụng là hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng và phiếu xuất kho. xxxv
Bán thu tiền có kì hạn: Thông thường khách hàng thanh toán sau trong một khoản thời gian nhất định sau khi hàng đã chuyển cho bên mua Do đặc điểm kinh doanh hàng hóa đa dạng phong phú nên chính sách bán chịu cũng đa dạng phong phú như: 2 ngày, 8 ngày, 10 ngày, 15 ngày, 30 ngày…….sau khi giao hàng Hình thức này chỉ áp dụng cho hàng tự doanh và hàng được giao tại kho trung tâm. Đối với đơn vị trực thuộc, hàng tuần chuyển tiền mặt nộp lên cho công ty hai lần Ngoài ra, đối với những khoản tiền trên 10 triệu thì chuyển khoản qua ngân hàng.
Kế toán quá trình kinh doanh hàng hóa tại công ty kinh doanh hàng thời
3.2.1 Kế toán quá trình mua hàng:
3.2.1.1 Cách lập mã hóa: Đối với những mặt hàng mới mà công ty đã mua từ nhà cung cấp Sau khi phòng kinh doanh duyệt những mặt hàng này sẽ gửi bảng kê lên phòng điện toán để lập mã hóa Mã hàng hóa được lập gồm 13 số Đối với những mặt hàng đã có sẵn mã vạch của nhà cung cấp gồm 7 số, thông thường phòng điện toán sẽ lấy 7 số này làm mã hóa riêng cho nhà cung cấp đó và lấy thêm 6 số nữa để làm số checksum (số này sẽ tự động tăng lên khi có hàng hóa mới được nhập vào phần mềm quản lý hàng hóa). Đối với những mặt hàng chưa có mã vạch, phòng điện toán tạo mã nhà cung cấp gồm 13 số: 3 số đầu do công ty quy định (cụ thể 229), 4 số sau là số thứ tự nhà cung cấp, 6 số còn lại là checksum.
1111Cash –Tiền Việt Nam tại ngân hàng
1111QUY –Tiền Việt Nam tại quỹ
1121 DTGL –TGNH ĐT & PT Gia Lai
1121 DTPT –TGNH ĐT&PT TP.HCM
1121 NTCT –TGNH ngoại thương Cần Thơ
133 –Thuế GTGT được khấu trừ
1331 –Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ
13311 –Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa.
13312 –Thuế GTGT được khấu trừ của hàng nhập
13313 –Thuế GTGT được khấu trừ dịch vụ mua ngoài.
1561DL –Giá mua hàng đại lý
1561KHAC –Giá mua hàng chế biến khác
1561TD –Giá mua hàng tự danh
1562 –Chi phí thu mua hàng hóa xxxvi
1562DL –Chi phí thu mua hàng đại lý
1562KHAC –Chi phí thu mua hàng chế biến khác
1562TD –Chi phí thu mua hàng tự doanh
331 –Phải trả cho người bán
3311 –Tiền bán đại lý phải trả
3311DC –Tiền bán đại lý phải trả (điều chỉnh)
3311XL –Hàng nhận đại lí chờ xử lí
3312 –Phải trả cho người bán
3313 –Phải trả cho người bán(tiền đầu tư)
3314 –Phải trả cho người bán (marketing)
3318 –Hàng hóa nhận đại lý
3.2.1.3 Chứng từ và luân chuyển chứng từ:
Chứng từ sử dụng: giấy đề nghị mua hàng, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng của khách hàng, phiếu chi.
Quá trình luân chuyển chứng từ: khi nhận được giấy đề nghị mua hàng từ các siêu thị, bộ phân mua hàng sẽ tiến hành chọn nhà cung cấp Sau đó, bộ phận mua hàng sẽ lập đơn đặc hàng gồm 2 liên:1 liên gửi nhà cung cấp và 1 liên lưu tại phòng kế toán.
Nhà cung cấp căn cứ vào đơn đặt hàng sẽ chuyển hàng đến kho của công ty để giao Phòng kinh doanh sẽ lập lệnh nhập kho chuyển xuống cho bộ phận kho Ở kho, thủ kho sẽ căn cứ vào lệnh nhập kho để nhập hàng.
Căn cứ vào hóa đơn bên bán và biên bản kiểm nhận, phòng điện toán ở dưới kho tiến hành lập phiếu kho (3 liên) : 1 liên giao cho nhà cung cấp, 1 liên lưu ở gốc, 1 liên lưu ở phòng kế toán sau khi thủ kho đã ghi vào thẻ kho.
Nếu hàng hóa không đúng yêu cầu chất lượng, thì phòng điện toán ở dưới kho và thủ kho sẽ lập biên bản và đề nghị nhà cung cấp kí nhận xuất trả.
3.2.1.4 Trình tự hạch toán mua hàng:
Đối với hàng tự doanh:
Khi nhà cung cấp giao hàng tại kho trung tâm, bộ phận giao nhận hàng của kho kiểm tra hàng chất lượng, số lượng, quy cách, chủng loại so với đơn đặt hàng Nếu phù hợp thì tiến hành nhập kho.
Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho này nếu chưa nhận được hóa đơn từ nhà cung cấp, hạch toán như sau:
Nợ Tk 1561TD / Có Tk 3312
Khi nhận hóa đơn từ nhà cung cấp, kế toán hạch toán như sau:
Nếu nhận được hóa đơn của nhà cung cấp khi giao hàng tại kho:
Nếu hàng sai sót về chủng loại, số lượng, không đúng theo đơn đặt hàng thì bộ phận nhận hàng sẽ không chấp nhận nhập kho nên kế toán không hạch toán nghiệp vụ này.
Đối với hàng đại lý:
Hàng ngày, các siêu thị sẽ gửi báo cáo nhận hàng theo từng nhà cung cấp về phòng kinh doanh, phòng kinh doanh căn cứ vào báo cáo bán hàng để lập báo cáo bán hàng chung cho từng nhà cung cấp trên phần mềm quản lý hàng hóa. xxxvii
Nhà cung cấp sau khi nhận được báo cáo bán hàng sẽ tiến hành lập hóa đơn theo báo cáo bán hàng của doanh nghiệp, mang hóa đơn và hàng hóa đến công ty.
Khi nhận hàng đại lý, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho sẽ hạch toán:
Nợ Tk 1561DL/ Có Tk 3318
Khi nhận được hóa đơn của nhà cung cấp:
Khi nhận được hóa đơn ngay khi nhận hàng từ nhà cung cấp, kế toán hạch toán:
Khi thanh toán cho nhà cung cấp, kế toán công nợ hạch toán:
Nợ Tk 3312, 3311 / Có Tk 1111QUY, 112ACB,
VD1: Ngày 11/03/2010 công ty nhập hàng tự doanh của công ty TNHH Thái Corp,căn cứ theo phiếu nhập kho số AAAA01511/03, hóa đơn số 21541-24 (ck:60.337) trị giá hàng nhập là 891.825 đồng chẵn, thuế giá trị gia tăng là 10% Kế toán hạch toán sau:
VD2: Ngày 15/03/2010 nhập hàng đại lý của công ty Nutifood với số tiền là 6613380 đồng , thuế
5% căn cứ vào hóa đơn số 16839, kế toán hạch toán như sau:
VD3 : Ngày 24/03/2010 nhập hàng của công ty TNHH sản xuất –Thương mại Việt Liên số tiền là
1.378.760 thuế suất 10% căn cứ vào hóa đơn số 006299, kế toán hạch toán:
3.2.2 Kế toán quá trình bán hàng:
Khi các siêu thị, cửa hàng, khách hàng có nhu cầu mua hàng hóa Họ sẽ gửi “Đơn đặt hàng” đến phòng kinh doanh của công ty
Trường hợp kho công ty còn khả năng cung ứng, phòng kinh doanh sẽ xét duyệt và lập “Lệnh xuất kho” gồm 2 liên: 1 liên lưu ở phòng kinh doanh, 1 liên chuyển tới bộ phận kho.Bộ phận kho sau khi nhận “Lệnh xuất kho’ sẽ lập phiếu “Xuất kho” gồm 3 liên: 1 liên gửi phòng kế toán, 1 liên lưu lại, 1 liên gửi đơn vị trực thuộc hoặc khách hàng đồng thời tiến hành xuất kho giao cho bên mua.
Nếu hàng trong kho đã hết, công ty đặt mua hàng để cung cấp cho khách hàng.
Căn cứ vào “Báo cáo bán hàng” từ các siêu thị, đại lý mà phòng kế toán tập hợp và ra “Hóa đơn giá trị gia tăng” để xác định doanh thu, giá vốn hàng bán tương ứng.
Trường hợp bán hàng tự doanh, kế toán căn cứ “ Hóa đơn giá trị gia tăng”, “Phiếu xuất kho”,
“Bảng kê hàng xuất kho” để phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Doanh thu bán hàng: Tk 511
Tk 51111DL –Doanh thu bán sĩ hàng đại lý xxxviii
Tk 51111TD –Doanh thu bán sĩ hàng tự doanh
Tk 51112DL –Doanh thu bán lẽ hàng đại lý
Tk 51112TD –Doanh thu bán lẽ hàng tự doanh
Tk 51111HHDL –Doanh thu hoa hồng đại lý.
Chiết khấu thương mại: Tk 521
Tk 5211DL–Chiết khấu hàng đại lý
Tk 5211TD –Chiết khấu hàng tự doanh
Hàng bán bị trả lại: Tk 531
Tk531DL –Hàng đại lý bán bị trả lại
Tk 531TD –Hàng tự doanh bán bị trả lại
Giảm giá hàng bán: Tk 532
Tk 532DL –Giảm giá hàng đại lý đã bán
Tk 532TD –Giảm giá hàng tự doanh đã bán.
Các tài khoản liên quan: Tk 1111QUY,1121, 1362,1561TD, 157DL,
3.2.2.3 Trình tự hạch toán các nghiệp vụ bán hàng:
Khi nhận hàng kế toán ghi:
Nợ Tk 156DL –Giá mua hàng đại lý
Có Tk 3318 –Hàng hóa nhận đại lý
Khi bán hàng,kế toán ghi:
Nợ Tk 112, 1111QUY,1312, 1362 –Tiền, các khoản phải thu
Có Tk 51111DL –Doanh thu bán sĩ hàng đại lý
Có Tk 33311HH –Thuế GTGT phải nộp của hàng hóa. Đồng thời, kết chuyển giá vốn:
Nợ Tk 632DL –Giá vốn hàng đại lý
Có Tk 157DL, 1561DL –Hàng đại lý gửi bán.
Nợ Tk 3318 –Hàng hóa nhận đại lý
Nợ Tk 13311 –Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa
Có Tk 3311 –Tiền bán hàng đại lý phải trả
Cuối tháng thanh toán tiền cho nhà cung cấp:
Nợ Tk 3311 – Tiền hàng đại lý phải trả
Có Tk 1111QUY, 1121 – Chi tiền thanh toán.
Nhận tiền hoa hồng đại lý từ nhà cung cấp, kế toán ghi:
Nợ Tk 1111QUY, 1121- Tiền thu được
Có Tk 5111HHDL –Doanh thu hoa hồng đại lý
Có Tk 33311HH –Thuế GTGT hoa hồng đại lý
Nếu nhà cung cấp chưa thanh toán tiền hoa hồng đại lý:
Nợ Tk 1313 – Hoa hồng đại lý phải thu
Có Tk 5111HHDL – Doanh thu hoa hồng đại lý
Vào tháng sau, khi thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp:
Nợ Tk 3311 – Tiền bán hàng đại lý phải trả
Có Tk 1313 – Hoa hồng đại lý phải thu
Có Tk 33311HH –Thuế GTGT hoa hồng đại lý
Có Tk 1111QUY, 1121 - Chi tiền thanh toán xxxix
Khi bán hàng, kế toán ghi:
Nợ Tk 1121, 1111QUY,1312, 1362 – Tiền, khoản phải thu của khách hàng, thu nội bộ
Có Tk 51111TD – Doanh thu bán hàng tự doanh
Có Tk 33311HH – Thuế GTGT phải nộp của hàng hóa Đồng thời kết chuyển giá vốn:
Nợ Tk 632TD – Giá vốn hàng tự doanh
Có Tk 1561TD – Hàng tự doanh
Khi nhận hàng ,kế toán ghi:
Nợ Tk 156DL – Giá mua hàng đại lý
Có Tk 3318 – Hàng hóa nhận đại lý
Nợ Tk 1362, 1312 – Khoản phải thu
Có Tk 51112DL – Doanh thu bán lẻ hàng đại lý
Có Tk 33311HH – Thuế GTGT hàng đại lý Đồng thời , kết chuyển giá vốn:
Nợ Tk 632DL –Giá vốn hàng đại lý
Có Tk157DL –Hàng gửi bán đại lý
Nợ Tk 3318 – Hàng hóa nhận đại lý
Nợ Tk 13311 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa
Có Tk 3311 – Tiền bán hàng đại lý phải trả
Trích hoa hồng cho đại lý trực thuộc:
Nợ Tk 6418TT – Chi phí hoa hồng đại lý (chi cho đại lý, siêu thị)
Nợ Tk 13311 – Thuế GTGT đầu vào của khoản chi phí hoa hồng
Có Tk 1362, 1312 – Các khoản phải thu
Cuối tháng, khi đại lý nộp tiền cho công ty:
Có Tk 1362 – Các khoản phải thu
Thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp:
Nợ Tk 3311 - Tiền bán hàng đại lý phải trả
Có Tk 5111HHDL – Doanh thu hoa hồng đại lý
Có Tk 3331HH –Thuế GTGT hoa hồng đại lý
Có Tk 1111QUY, 1121 –Số phải thanh toán đại lý
Khi bán hàng, kế toán ghi:
Nợ Tk 1312, 1362 – Các khoản phải thu
Có Tk 51112TD – Doanh số bán lẻ hàng đại lý
Có Tk 33311HH – Thuế GTGT phải nộp của hàng hóa Đồng thời, kết chuyển giá vốn:
Nợ Tk 632TD – Giá vốn hàng tự doanh
Có Tk 1561TD,157TD – Hàng tự doanh
Khi siêu thị, các cửa hàng trực thuộc nộp tiền cho công ty:
Nợ Tk 1111QUY, 1121 – Tiền thu từ cửa hàng, siêu thị xl
Có Tk 1362, 1312 – Các khoản phải thu
Các khoản giảm trừ doanh thu : Chỉ xảy ra trong trường hợp bán sĩ hàng hóa.Chiết khấu thương mại: căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phiếu thu, giấy báo ngân hàng, hợp đồng kinh tế để ghi nhận.
Chiết khấu thương mại không trừ trên hóa đơn, kế toán ghi:
Nợ Tk 521 – Chiết khấu thương mại
Nợ Tk 33311 – Thuế GTGT phải nộp của hàng hóa.
Có Tk 111, 112, 1312 – Tiền phải trả, giảm khoản phải thu.
Giảm giá hàng bán : Dựa vào hợp đồng kinh tế, giấy báo ngân hàng, kế toán ghi:
Nợ Tk 532 –Giảm giá hàng bán
Nợ Tk 33311HH –Giảm thuế GTGT phải nộp của hàng hóa
Có Tk 111, 1121, 1312 –Tiền phải trả, giảm khoản phải thu
Hàng bán bị trả lại: Căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ Tk 531 –Hàng bán bị trả lại
Nợ Tk 33311HH – Thuế GTGT phải nộp của hàng hóa
Có Tk 111, 1121, 1312 – Tiền phải trả, giảm khoản phải thu
Cuối kì, kế toán các khoản giảm trừ doanh thu không kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu vào tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần mà kết chuyển thẳng vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Ngày 29/ 02/2010 kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng đại lý, khách hàng là Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ, hàng hóa là hàng may mặc các loại theo hóa đơn số 744 ngày 29/02/2010 ( Phụ lục 1)
Ngày 29/02/2010 kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng đại lý, hàng tổng hợp các loại tại siêu thị Vinatex Dĩ An theo hóa đơn số 745 ngày 29/02/2010 (Phụ lục 2)
Ngày 14/03/2010 kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng tự doanh do bán áo các loại cho công ty
CP dược phẩm OPC theo hóa đơn số 884 ngày 13/03/2010 (Phụ lục 3)
Ngày 14/03/ 2010 kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng tự doanh do bán áo các loại cho Báo Sài Gòn tiếp thị theo hóa đơn số 885 ngày 13/03/2010 (Phụ lục 4)
Ngày 17/03/2010 kế toán ghi nhận doanh thu hoa hồng đại lý do nhận làm đại lý cho công ty CP Dệt may Thái Tuấn theo hóa đơn số 898 ngày 13/03/2010
Kế toán quá trình xác định kết quả kinh doanh tại công ty kinh doanh hàng thời trang Việt Nam
Cuối tháng, kế toán tổng hợp dựa vào “Bảng hợp chứng từ gốc”, bảng tổng hợp số liệu trên sổ cái, và các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định lãi lỗ trong tháng Sau đó, chuyển cho kế toán trưởng xem xét và kí duyệt Sau khi kí duyệt xong, kế toán trưởng lập bảng cân đối phát sinh.
Tài khoản sử dụng: Tk 911 xlvii
3.3.2 Trình tự hạch toán các nghiệp vụ:
Kết chuyển doanh thu, kế toán ghi:
Nợ Tk 511 –Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ Tk 515 –Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ Tk 711 –Thu nhập khác
Có Tk 911 –Xác định kết quả kinh doanh
Kết chuyển giá vốn hàng bán, chi phí, các khoản giảm trừ doanh thu:
Nợ Tk 911 –Xác định kết quả kinh doanh
Có Tk 632 –Giá vốn hàng bán
Có Tk 521, 531,532 –Các khoản giảm trừ doanh thu
Có Tk 635 –Chi phí tài chính
Có Tk 641 –Chi phí bán hàng
Có Tk 642 –Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có Tk 811 –Chi phí khác
Thuế thu nhập doanh nghiệp :toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp được chuyển về Tập đoàn Dệt May Việt Nam Tập đoàn sẽ tiến hành kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu kinh doanh có lãi:
Nợ Tk 911 –Xác định kết quả kinh doanh
Có Tk 421 –Lợi nhuận chưa phân phối
Nếu kinh doanh thua lỗ:
Nợ Tk 421 –Lợi nhuận chưa phân phối
Có Tk 911 –Xác định kết quả kinh doanh xlviii
VD: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty trong năm 2010 (Phụ lục 14)
Sổ cái tổng hợp TK 911, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối phát sinh, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. xlix
MỘT SỐ NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUÁ TRÌNH
Nhận xét
4.1.1 Công tác tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với quy mô và phạm vi hoạt động của công ty.
Công ty sử dụng phần mềm kế toán Accont System được viết trên cơ sở Profox, nó sẽ tự động kiểm tra quá trình nhập liệu,tính khấu hao, kiểm tra chứng từ, kết chuyển số dư từ năm cũ sang năm mới một cách chi tiết theo thực tế của công ty nên tiết kiệm được thời gian, công sức và hạn chế sai sót trong quá trình làm việc Việc xử lý thông tin kế toán trở nên nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo độ chính xác cao.Mỗi phần hành kế toán tùy theo tính chất công việc và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà được bố trí số lượng nhân viên đảm nhận để đảm bảo tốt vấn đề kiểm soát nội bộ của công ty. Đội ngũ kế toán có năng lực chuyên môn, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, xử lý công việc nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
Hằng ngày, sau khi thực hiện xong công việc của mình, kế toán viên lập Bảng tổng hợp chi tiết tổng hợp số liệu chuyển cho kế toán tổng hợp để kế toán tổng hợp đối chiếu với số liệu trên sổ cái.
Hàng tuần, phòng kế toán tổ chức họp và nêu ra những việc tồn động cần giải quyết trong thời gian tới, qua đó kế toán viên thông báo cho kế toán trưởng những vướn mắc trong quá trình ghi chép và tìm ra cách xử lý.
Bộ máy kế toán dần được hoàn thiện, ứng dụng tốt, hiệu quả công nghệ thông tin:
Các máy tính được nối mạng với nhau từ các bộ phận trong công ty nhờ vậy thông tin cập nhật nhanh và hiệu quả.
Mỗi kế toán viên thực hiện phần hành riêng biệt, không có sự trùng lắp.
Công ty chịu trách nhiệm nơi quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của các thành viên thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam Ngoài ra, công ty còn mua hàng của các cơ sở, các công ty không là thành viên của Tập Đoàn Chính vì vậy, số lượng hàng hóa tương đối lớn không thể chỉ một bộ phận kế toán theo dõi được cho nên công ty có “Phòng điện toán” thực hiện thống kê hàng nhập, lập mã nhà cung cấp giúp cho bộ phận kế toán quản lý tốt công nợ của nhiều nhà cung cấp và ít sai sót hơn.
Do được sử dụng phần mềm kế toán, nên hình thức nhật kí chung của công ty thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.
Việc quản lý sổ sách chứng từ được thực hiện rất tốt Sổ sách của mỗi bộ phận được được lưu giữ trong một tập riêng theo từng tháng, từng quý, từng năm Các hợp đồng, bộ chứng từ hàng hóa Xuất Nhập khẩu trực tiếp được lưu trữ riêng ở phòng kế toán và phòng kinh doanh nên rất dễ kiểm tra truy xét khi cần thiết.
Hầu hết các chứng từ đều được in bằng máy vi tính nên các số liệu được cung cấp chính xác và mức độ sai sót là rất hạn chế.
Kế toán phát hành phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, hóa đơn GTGT ngay trên máy vi tính làm cho công việc nhanh, chính xác và rất thuận lợi Kế toán chỉ điền một số thông tin cần thiết, máy l tính sẽ tự động điền vào, tự động tính thuế suất hạn chế việc ghi chép của kế toán viên Kế toán quản lý sổ sách, báo cáo dễ dàng hơn cung cấp thông tin cho cấp trên nhanh chóng hơn.
Do số liệu tương đối nhiều nên dẫn đến tình trạng quá tải, hệ thống máy tính thường bị đứng.Vì vậy, đôi lúc công việc mất tính liên tục, tốn nhiều thời gian làm việc hơn.
Một số công việc kế toán không xử lý trực tiếp trên phần mềm được nên phải chuyển sang Excel để làm, làm mất tính thống nhất khi sử dụng phần mềm.
4.1.2 Quá trình tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh:
Quá trình bán hàng diễn ra một cách chặt chẽ, rõ ràng đáp ứng yêu cầu tiêu thụ hàng hóa.Công ty tuân thủ chế độ chứng từ, sổ sách, tài khoản kế toán của Bộ Tài Chính quy định.Công tác tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán, hệ thống tài khoản hợp lý tạo điều kiện cho việc kiểm tra, so sánh tổng hợp số liệu đạt hiệu quả.
Mọi chứng từ đều có con dấu, chữ kí cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm hợp pháp theo đúng quy định và biểu mẫu của Bộ Tài Chính Các chứng từ được lưu trữ cẩn thận, được xử lý và lưu theo từng file riêng của từng nhà cung cấp cũng như tiêu thụ ở từng siêu thị, cửa hàng của công ty theo từng tháng nên thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu khi cần thiết.
Tất cả các sổ chi tiết, nhật kí chung, sổ cái tại công ty đều được ghi chép cẩn thận, đầy đủ chính xác.
Đáp ứng yêu cầu quản lý, ngoài việc mở tài khoản cấp I, II được quy định trong hệ thống tài khoản, công ty còn mở thêm tài khoản cấp 3.
Hàng hóa được bảo quản kĩ, phân loại rõ ràng tạo điều kiện thuận cho công tác quản lý thông qua mã hàng Mỗi nhà cung cấp, khách hàng đều có mã riêng dễ dàng và thuận lợi cho việc quản lý.
Cuối kì, kế toán các khoản giảm trừ doanh thu không kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu vào Tk 511 để xác định doanh thu thuần mà kết chuyển thẳng vào Tk 911 để xác định kết quả kinh doanh làm giảm bớt tính toán.
Việc đối chiếu công nợ giữa công ty và nhà cung cấp còn gặp khó khăn nhất định Do thời gian thanh toán cho khách hàng thường diễn ra hàng tháng sau khi giao hàng, trong quá trình đó, nhiều hàng hóa do hư hỏng, sai sót phải trả lại nhà cung cấp, chưa cập nhật vào máy tính kịp, làm cho số liệu nhiều lúc không khớp.
Chi phí lãi vay lớn: Do nhu cầu đầu tư mở rộng thêm nhiều siêu thị cửa hàng, mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh Để đáp ứng nguồn vốn đầu tư ban đầu, công ty đã vay vốn từ ngân hàng,công ty tài chính, tổ chức tín dụng…để đầu tư, nên phát sinh chi phí lãi vay tương đối nhiều.
Kiến nghị .1 Công tác tổ chức bộ máy kế toán
4.2.1 Công tác tổ chức bộ máy kế toán:
Hệ thống máy tính cần được nâng cấp để hạn chế tình trạng lãng phí thời gian do máy xử lý chậm Phần mềm kế toán sử dụng cần được cải thiện, nâng cấp và sử dụng hiệu quả hơn Mỗi ngày, công ty nhập và bán nhiều hàng hóa mới của những công ty, cửa hàng mới khác nhau Do đó, phát sinh thêm nhiều mã hàng, mã nhà cung cấp mà phần mềm kế toán không thể cập nhật ngay được Vì vậy, công ty cần bổ sung, nâng cấp phần mềm kế toán đang sử dụng nhằm tránh tình trạng số liệu lớn gây đứng máy ảnh hưởng đến công việc của kế toán viên.
Công ty kinh doanh dưới hai hình thức: mua hàng về rồi xác định giá bán và nhận kí gởi của các công ty thành viên, sau đó giao lại cho cửa hàng, kí gửi cho các siêu thị, cửa hàng và chi hoa li hồng bán hàng Kế toán công nợ ngoài việc theo dõi công nợ của nhà cung cấp, khách hàng còn được giao nhiệm vụ lập báo cáo bán hàng tổng hợp theo nhà cung cấp dựa vào số liệu của kế toán kho và số liệu của địa điểm bán hàng cung cấp Kế toán công nợ kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến việc cung cấp báo cáo chậm trễ Vì vậy, để công việc đạt hiệu quả thì công ty nên giao việc “ Lập báo cáo bán hàng” cho một nhân viên khác đảm nhận Khi nhân viên phòng điện toán và thủ kho cung cấp số liệu về lượng hàng hóa xuất và báo cáo bán hàng thì công việc của nhân viên chịu trách nhiệm khâu bán hàng và xác định doanh thu sẽ dễ dàng hơn.
Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt trong thời điểm Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài, hàng ngoại nhập.Do đó, công ty cần xây dựng hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản lý thực hiện những công việc hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm soát và có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, kịp thời trong hiện tại và tương lai.
4.2.2 Quá trình tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh.
Tăng doanh thu bán hàng:
Doanh thu hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước đó là biểu hiện khả quan về tình hình kinh doanh của công ty Tuy nhiên, xét về tiềm năng và điều kiện hiện tại của công ty thì doanh thu có thể gia tăng hơn nữa Để thực hiện điều này, công ty cần phải:
Tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở những mặt hàng có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn Để đạt được điều này, công ty cần chú trọng thị trường tiềm năng trong nước và không ngừng mở rộng ra thị trường nước ngoài qua kênh xuất khẩu.
Giảm tỷ trọng nhận làm đại lý các mặt hàng khó tiêu thụ và hàng tồn kho quá nhiều.
Xây dựng giá bán phù hợp, kịp thời nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, quan hệ cạnh tranh, khả năng thu mua cũng như khả năng cung ứng mặt hàng này trên thị trường để xâ dựng cho mình giá bán thích hợp, linh hoạt.Từ đó, tạo uy tín chiếm lĩnh thị trường và đạt khối lượng tiêu thụ lớn nhất cho công ty.
Bên cạnh đó, công ty cần có nhiều hơn nữa chính sách thanh toán hấp dẫn nhằm khuyến khích khách hàng thông qua việc giảm giá, chiết khấu thanh toán nhằm tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hóa với số lượng lớn. Đẩy mạnh chiến lược tiếp thị quảng cáo: Sự biến động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, chiến lược tiếp thị quảng bá sản phẩm là rất quan trọng.Vì vậy,trong thời gian tới, công ty cần tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo tiếp thị để thu hút sự quan tâm chú ý của khách hàng và quảng bá thương hiệu của công ty. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần phải xây dựng một mạng lưới thông tin hoàn chỉnh để giúp cho mọi thành viên trong công ty có thể chia sẻ thông tin với nhau trong quá trình hoàn thành công việc của mình Công ty cần có những báo cáo về tình hình hoạt động cuối mỗi quý , xây dựng kế hoạch cho quý sau, giúp mọi người nắm bắt được công việc cần thực hiện kế tiếp.
Công ty nên bổ sung Tk 157 để theo dõi quá trình luân chuyển hàng hóa đại lý, kí gửi Do đó, khi xuất hàng đại lý, công ty phản ánh: Nợ Tk 157 / Có Tk 1561
Sau khi nhận báo cáo nhận hàng của đại lý gửi về sẽ ghi nhận giá vốn và doanh thu:
Khi sử dụng tài khoản 157 thì ta theo dõi chính xác hơn đối với hàng đại lý, kí gửi Vì vậy, hàng xuất đi là có thể ghi nhận để theo dõi.
Ngoài ra, đối với kế toán công nợ nên ta chia kế toán công nợ theo hai hướng:
Một nhân viên kế toán công nợ đảm trách công nợ đối với nhà cung cấp là thành viên của công ty Dệt May.Một nhân viên kế toán công nợ đảm trách công nợ đối với nhà cung cấp không là thành viên của tổng công ty dệt may.
Giảm chi phí lãi vay:
Hiện nay, công ty là một doanh nghiệp nhà nước, chịu sự chỉ đạo của Nhà nước Hoạt động trong nền kinh tế thị trường , sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ bên trong mà còn ở thị trường nước ngoài Vì vậy,các doanh nghiệp cần có vốn đầu tư, cớ sở hạ tầng chắc chắn để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả Bên cạnh đó, để giảm chi phí lãi vay hàng tháng cho những khoản vay lớn, công ty nên cổ phần hóa công ty.Theo cách này, công ty sẽ có nhiều nguồn vốn góp từ các cổ đông Ngoài ra, công ty nên thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các bộ nhân viên với lãi suất phù hợp.
Bên cạnh chi phí lãi vay, công ty cũng nên giảm các chi phí không thực sự cần thiết, tiết kiệm tối đa chi phi dịch vụ mua ngoài. liii