VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ HỒNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÁI LAN VÀ VIỆT NAM LUẬN Á[.]
Tính cấp thiết của đề tài
Các ngân hàng thương mại (NHTM) được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với đặc trưng nổi bật là vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và do vậy luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, nhiều NHTM lạm dụng quá mức vốn huy động thực hiện hoạt động kinh doanh (HĐKD) rủi ro đã đặt ra nhu cầu nghiên cứu đối với việc lựa chọn cơ cấu tối ưu giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu Điều này được kỳ vọng sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động NHTM, đồng thời giúp tối thiểu hoá chi phí vốn và tối đa hoá giá trị gia tăng của NHTM. Quy định về tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong hệ thống NHTM cũng đã được đề cập đến trong các Hiệp ước về vốn quốc tế Basel Lộ trình cụ thể về áp dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính được quy định chặt chẽ hơn trong Hiệp ước vốn Basel III 2010 Một số nước trên thế giới đã có những quy định chính thức về vốn chủ sở hữu của các NHTM như Anh (các NHTM và quỹ xây dựng lớn được kỳ vọng đáp ứng yêu cầu 3% từ tháng 01/2014); Canada (tỷ lệ vốn trên tổng tài sản 3% theo Basel III); Thuỵ
Sĩ (các NHTM lớn được yêu cầu áp dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong khoảng từ 3.1% đến 4.56% đến năm 2019 tuỳ thuộc mức độ rủi ro của các tổ chức) Tại Việt Nam và Thái Lan, các NHTM đang trong lộ trình hoàn thành các quy định an toàn vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel II hướng tới Basel III.
Một quyết định về cơ cấu vốn tốt sẽ giúp NHTM sớm gặt hái được thành công và đạt tốc độ tăng trưởng bền vững Do đó, quá trình hoạch định chính sách liên quan đến sự lựa chọn tài chính của NHTM trên sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu có một ý nghĩa quan trọng trong quản trị NHTM và sự phát triển thành công trong tương lai (Mokhova và Zinecker, 2014) Do tính chất đặc biệt của hợp đồng tiền gửi, tỷ lệ đòn bẩy tài chính NHTM và các ràng buộc pháp lý đối với các NHTM đã ảnh hưởng đến sự đa dạng của các nghiên cứu thực nghiệm về tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM (Ayanda và cộng sự, 2013) Tuy nhiên, việc hiểu các nhân tố quyết định tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM cũng rất quan trọng đối với các
NHTM Salawu (2007) cho rằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đến sự ổn định của NHTM cũng như khả năng cung cấp thanh khoản và tín dụng một cách hiệu quả Thực tiễn cho thấy các NHTM có tỷ lệ đòn bẩy cao vì tài sản của NHTM được hỗ trợ lớn từ các nguồn vốn vay (Mishkin, 2007) Với mức tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, các NHTM dễ gặp rủi ro, dễ bị phá sản nếu NHTM quản lý và kiểm soát rủi ro kém hiệu quả Hơn nữa, nếu có một NHTM phá sản sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của các bên liên quan dẫn đến ảnh hưởng toàn hệ thống NHTM và nền kinh tế Do đó, nghiên cứu các giải pháp về cấu trúc vốn hay tỷ lệ đòn bẩy tài chính đối với các NHTM là cần thiết để đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính.
Thái Lan và Việt Nam đều thuộc khối ASEAN, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), Hành lang Đông Tây (WEC), tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và có mối quan hệ kinh tế, thương mại lâu đời, ngày càng bền chặt và có tác động qua lại Hiện nay, cả 2 quốc gia đã và đang tăng cường hợp tác sử dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ kinh tế mới như trao đổi kiến thức, đổi mới sản xuất, hợp tác trong lĩnh vực tài chính Hệ thống các TCTD tại Thái Lan và Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc tổ chức gồm: hệ thống NHTM, các TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại điện của ngân hàng nước ngoài Hoạt động của các NHTM theo thông lệ quốc tế Basel, được NHTW giám sát chặt chẽ và đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế của cả hai nước Theo dữ liệu BCTC của 28 NHTM tại Việt Nam và 11 NHTM Thái Lan giai đoạn 2011-
2020, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTM tại Thái Lan và Việt Nam luôn nhỏ hơn 15%, các khoản nợ của NHTM chiếm tỷ trọng cao xấp xỉ 85%, chủ yếu vốn huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế Tỷ lệ nợ của các NHTM tại Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ kể từ năm 2017 từ mức 92,9% xuống còn 92,5% năm 2020 Có thể thấy, nhu cầu vốn huy động của các NHTM tại Việt Nam là rất lớn để phục vụ nhu cầu vốn của cá nhân, doanh nghiệp trước yêu cầu đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH của chính phủ Tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ nợ cao như hiện này làm xuất hiện mối lo ngại từ các vấn đề sử dụng vốn của các
NHTM; trong đó, tập trung vào tăng trưởng tín dụng, hoạt động đầu tư, chuyển đổi mô hình kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh, QTRR và sự ổn định của các NHTM Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến hệ thống NHTM của Thái Lan chao đảo, buộc phải tái cấu trúc để vượt qua khủng hoảng và hoạt động ổn định hơn Việc giảm sâu tỷ lệ nợ của các NHTM Thái Lan cũng phản ánh thực tế về vấn đề tăng trưởng tín dụng nóng, sử dụng đòn bẩy tài chính thiếu kiểm soát do hậu quả của hoạt động tín dụng BĐS, thị trường tài chính phát triển quá nhanh trong khi bộc lộ nhiều vấn để bất cập trong việc giám sát quản lý nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp Hệ thống NHTM Thái Lan giải quyết những hậu quả của RRTD (nội bảng và ngoại bảng) và giảm năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của các NHTM Thái Lan Đồng thời, đây cũng được cho là dấu hiệu của việc thuận chiều chuyển đổi hoạt động kinh doanh truyền thống sang các hoạt động phi truyền thống của họ Thực tế cho thấy, các NHTM Thái Lan đang có xu hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh nhanh và mạnh hơn so với Việt Nam Hiện nay, hệ thống NHTM Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn cần tháo gỡ mà hệ thống NHTM Thái Lan gặp phải trong quá khứ Vấn đề trái phiếu và tín dụng BĐS đã khiến cho các NHTM phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, cấu trúc lại vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Các hoạt động ngoại bảng của các NHTM ngày càng phổ biến và đã được sử dụng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh cả ở Việt Nam và Thái Lan Giai đoạn2011-2020, chứng kiến sự biến động mạnh trong cơ cấu của các khoản ngoại bảng, tỷ trọng các cam kết giao dịch có xu hướng tăng mạnh, giảm mạnh hoạt động bảo lãnh thanh toán theo hợp đồng Phần lớn các hoạt động ngoại bảng hiện tại chưa được ghi nhận trong nội bảng nhưng là các khoản mục tài sản hoặc nợ tiềm ẩn, các sản phẩm phái sinh, bảo lãnh, cam kết cho vay vẫn còn mới mẻ và chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn tới sự an toàn của NHTM (Bùi Tín Nghị và Phạm Thị Hoàng Anh, 2019) Đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực đối với hoạt động huy động vốn và vay nợ của NHTM Ủy banBasel cũng đã đưa ra các nguyên tắc và yêu cầu về "tỷ lệ an toàn vốn, tính minh bạch của hoạt động kinh doanh ngoại bảng, kiểm soát nội bộ hoạt động kinh doanh ngoại bảng và tăng cường hợp tác với các cơ quan quản lý khác" Như vậy có thể thấy có mối liên hệ chặt chẽ, quan trọng giữa đòn bẩy tài chính, các khoản ngoại bảng và sự ổn định và phát triển của hệ thống NHTM.
Có thể thấy rằng dòng nghiên cứu trước cố gắng lấp đầy khoảng trống nghiên cứu bằng cách vận dụng các lý thuyết cấu trúc vốn với các biến số đặc điểm NHTM, nhân tố thị trường, kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại các quốc gia cụ thể, đa quốc gia, nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam và Thái Lan (Ví dụ: Allen và cộng sự , 2013; Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng, 2016; Sakunasingha và cộng sự, 2018; Nguyễn Thị Liên Hoa và Huỳnh Hoàng Trúc, 2019; Ngô Hoàng Vũ, 2020) Nghiên cứu này nhằm lấp đầy khoảng trống nghiên cứu của số ít các công trình nghiên cứu tại Việt Nam và Thái Lan bằng cách kiểm tra trực tiếp các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM thông qua việc nghiên cứu vai trò của thu nhập ngoài bảng, rủi ro hoạt động bên cạnh các nhân tố đặc điểm tài chính và vĩ mô truyền thống.
Với mối quan hệ và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Thái Lan cùng với tầm quan trọng của vốn NHTM trong hoạch định chính sách và quản trị hoạt động NHTM, nghiên cứu này tiến hành tìm hiểu liệu có sự tương đồng hay mối liên hệ nào đối với cấu trúc tài chính của các NHTM trong hệ thống NHTM hai quốc gia đang phát triển này hay không Để có câu trả lời cho điều này, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và Thái Lan” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận án đã được tiến hành nhằm mục đích nhận diện, đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại ViệtNam và Thái Lan Từ đó, đưa ra đề các hàm ý chính sách đối với việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM tại Việt Nam trong bối cảnh mới thông qua bằng chứng thực nghiệm tại Thái Lan và Việt Nam.
Nhằm đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến các nhân tố tác động đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM, luận án tập trung giải quyết với các mục tiêu cụ thể như sau: Đánh giá thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Đo lường và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính NHTM của Việt Nam và Thái Lan. Đề xuất các hàm ý chính sách tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM tại ViệtNam thông qua nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam và Thái Lan.
Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan như thế nào?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan?
Chiều và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan như thế nào?
Các hàm ý chính sách đối với tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại ViệtNam thông qua nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam và Thái Lan là gì?
Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp tổng quan, phân tích tài liệu: Phương pháp này được sử dụng nhằm rà soát các tài liệu, nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ các báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán của 28 NHTM tại Việt Nam và 11 NHTM Thái Lan Sau khi thu thập và tính toán các số liệu cần thiết, giá trị các biến sẽ được đưa vào mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng (PanelsData) với các hiệu ứng cố định (FEM), hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), khắc phục các khuyết tật, nhân tố nội sinh bằng mô hình GMM hệ thống (GMM System) Chương trình STATA 12 được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu.
Ý nghĩa của luận án
Luận án đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Về mặt lý thuyết, có thể thấy quyết định lựa chọn tỷ lệ đòn bẩy tài chính tối ưu của các NHTM có thể nói là một vấn đề quan trọng nhằm hạn chế được rủi ro trong hoạt động NHTM, đồng thời giúp tối thiểu hoá chi phí vốn và tối đa hoá giá trị gia tăng của NHTM Vì vốn đóng vai trò quan trọng đối với lợi nhuận và sự tồn tại củaNHTM, nên việc xác định nguồn vốn có thể hấp thụ rủi ro và làm cho NHTM duy trì khả năng cạnh tranh là một chức năng quan trọng của các nhà quản trị tài chính Qua việc phân tích các công trình nghiên cứu trước và các lý thuyết về đòn bẩy tài chính, luận án đã đưa ra góc nhìn mới đối với đòn bẩy tài chính của NHTM tại Việt Nam và Thái Lan Nghiên cứu đã lấp đầy khoảng trống nghiên cứu bằng cách xây dựng mô hình hồi quy SYS-GMM nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM thông qua việc nghiên cứu vai trò của thu nhập ngoài bảng, sự ổn định của NHTM bên cạnh các nhân tố vi mô và vĩ mô truyền thống.
Luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020 Từ đó nhận diện được sự thay đổi của đòn bẩy tài chính và khái quát được thực trạng vai trò của các nhân tố quyết định đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các NHTM Đồng thời, so sánh các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan Tính mới của đề tài được thể hiện rõ ở việc định lượng vai trò của các khoản ngoại bảng, rủi ro hoạt động bên cạnh các nhân tố đặc điểm tài chính và vĩ mô truyền thống đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM tại Việt Nam và Thái Lan Nghiên cứu này đã lựa chọn thêm dữ liệu của Thái Lan nhằm làm nổi bật được vấn đề kinh tế quốc tế có tính tương đồng và khác biệt, nhằm đánh giá khách quan về tỷ lệ đòn bẩy tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Á.
Nghiên cứu nhấn mạnh các NHTM tốt nhất là giảm tỷ lệ nợ và duy trì tỷ lệ vốn chủ sở trên tài sản tương đối nhằm duy trì sự ổn định Các NHTM cần đánh giá lại RRTD, tăng cường năng lực QTRR để có chiến lược mở rộng cho vay hợp lý đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ, đồng thời đảm bảo an toàn vốn, kiểm soát hiệu quả nợ xấu nội bảng, rủi ro nợ xấu ngoài bảng tiềm tàng.
Thực tiễn, cho thấy các hoạt động ngoại bảng của các NHTM ngày càng phổ biến và đã được sử dụng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh cả ở Việt Nam vàThái Lan trong bối cảnh mới Cơ cấu các khoản ngoại bảng có sự biến động mạnh,gia tăng nhanh tỷ trọng các cam kết giao dịch, giảm hoạt động bão lãnh thanh toán theo hợp đồng Hoạt động này chưa thực sự phát triển và đóng góp nhiều vào nguồn thu nhập của NHTM, thậm chí một số khoản ngoại bảng và đi kèm theo đó là những rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống NHTM Việc gia tăng các khoản ngoài bảng sẽ tạo ra áp lực đối với vốn, thanh khoản và rủi ro; do đó, sẽ làm giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Nghiên cứu cũng kết luận rằng chỉ có những NHTM lớn có xu hướng mở rộng quy mô và quan tâm đầu tư phát triển, ngược lại các NHTM nhỏ thường có xu hướng duy trì.
Từ kết quả phân tích thực trạng và thảo luận kết quả nghiên cứu đo lường tác động của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM, luận án đã đề xuất các hàm ý chính sách có ý nghĩa khoa học, thực tiễn và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM tại Việt Nam trong bối cảnh mới.
Kết cấu của luận án
Kết cấu luận án bao gồm 05 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam, Thái Lan và các nhân tố ảnh hưởng
Chương 5: Các hàm ý chính sách đối với sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong bối cảnh mới
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
Tổng quan các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại
1.1.1 Nghiên cứu về các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Nghiên cứu đa quốc gia
Gropp và Heider (2009) phân tích các nhân tố ảnh hưởng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các 200 NHTM lớn của Hoa Kỳ và châu Âu trong giai đoạn 1991 đến
2004 Nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng (FEM, REM) và hồi quy xu hướng tổng quát (GMM) để phân tích dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM của Hoa Kỳ và châu Âu, việc gia tăng tỷ lệ chi trả cổ tức cho thấy tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của các NHTM cao hơn Các NHTM đã tài trợ cho sự tăng trưởng của bảng cân đối kế toán dựa trên tổng nợ không phải tiền gửi trong giai đoạn nghiên cứu Điều này đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổng nợ phải trả của các ngân hàng Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu của các NHTM vẫn không đổi.
Afolabi (2014) đánh giá vai trò của cấu trúc sở hữu NHTM đối với tỷ lệ đòn bẩy tài chính của 244 NHTM trên 44 quốc gia thuộc khu vực Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các NHTM do gia đình quản lý có xu hướng có tỷ lệ nợ thấp hơn Quyền kiểm soát quá mức của chủ sở hữu kiểm soát có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Các NHTM cần được quản lý tốt hơn vì tỷ lệ đòn bẩy tài chính quá mức là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ROA có mối tương ngược chiều với tỷ lệ đòn bẩy tài chính, trong khi quy mô NHTM có mối tương quan thuận chiều Các cơ quan quản lý nên đưa tỷ lệ đòn bẩy vào chỉ tiêu giám sát giám sát ngân hàng nhằm tránh sử dụng đòn bẩy ngân hàng quá mức Ngoài ra, nên bắt buộc ngân hàng có cơ cấu vốn tối ưu với sự cân bằng giữa tỷ trọng nợ (nợ phải trả) và vốn chủ sở hữu.
Anarfo (2015) nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM thuộc 37 quốc gia ở châu Phi cận Sahara giai đoạn 2000-2006 Kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản, quy mô, tài sản hữu hình/tài sản/ tài sản, cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM ở châu Phi cận Sahara.
Al-Mutairi và Naser (2015) nghiên cứu cấu trúc vốn của các NHTM thuộc khối hợp tác vùng vịnh (GCC) Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng của các NHTM cho giai đoạn 2001-2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ROA và tính thanh khoản, tài sản hữu hình ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM khối GCC Trong khi đó, cơ hội tăng trưởng lại tác động thuận chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính các NHTM thuộc GCC Những phát hiện của nghiên cứu này đã chuyển tải hiểu biết sâu sắc về cấu trúc vốn của các ngân hàng GCC Nó được kỳ vọng sẽ chỉ ra các nhân tố cần thiết cần thiết để xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như xác định các nhân tố đằng sau các quyết định tài chính và điều chỉnh quy mô nguồn vốn của các NHTM.
Umar và Sun (2016) nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính NHTM của các quốc gia thuộc khối các nền kình tế mới nổi (BRICS) giai đoạn 2007-2014 Trong số 188 ngân hàng này, 24 ngân hàng thuộc Brazil, 64 ngân hàng thuộc Nga, 62 ngân hàng thuộc Ấn Độ, 24 ngân hàng thuộc Trung Quốc và 14 ngân hàng thuộc Nam Phi Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM cao là kết quả của thanh khoản thấp ROA, quy mô NHTM càng lớn thì tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của NHTM có xu hướng giảm NHTM hoạt động ổn định thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính giảm, đi kèm theo đó là sự gia tăng rủi ro nợ xấu Các phát hiện của nghiên cứu này rất quan trọng đối với việc các nhà quản trị các ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách tại các thị trường mới nổi Việc giảm tỷ lệ đòn bẩy dẫn đến thanh khoản cổ phiếu của các ngân hàng thấp hơn.
Al-Harby (2019) so sánh các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của 79 ngân hàng Hồi giáo và 139 ngân hàng chuyển đổi ở 16 quốc gia tại khu vực Trung Đông (MENA) giai đoạn 1989-2008 Phương pháp hồi quy xu hướng tổng quát (GMM) được sử dụng để kiểm định sự phù hợp của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Nghiên cứu cho thấy rằng các ngân hàng Hồi giáo có tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn và tính thanh khoản cao hơn và chúng không rủi ro hơn các ngân hàng thông thường Kết quả hồi quy GMM cho thấy khả năng sinh lời, tài sản hữu hình, sự ổn định ngân hàng và tuổi ngân hàng có tương quan nghịch và đáng kể với đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng Quy mô ngân hàng, thanh khoản và lạm phát có mối quan hệ thuận chiều và đáng kể với tỷ lệ đòn bẩy tài chính Lá chắn thuế tác động thuận chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng Hồi giáo nhưng không ảnh hưởng đến các ngân hàng chuyển đổi Những phát hiện của nghiên cứu thực nghiệm này sẽ có giá trị lớn đối với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị các ngân hàng thương mại Các NĐT và cổ đông có thể khai thác kết quả của nghiên cứu này để xác định giá thị trường hợp lý của cổ phiếu ngân hàng Ngoài ra, nhà quản trị ngân hàng có thể dựa trên các phát hiện của nghiên cứu này để đưa ra các quyết định tài chính phù hợp với ngân hàng của họ.
1.1.1.2 Nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Âu
Caglayan và Sak (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của 25 ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1992-2007 Nghiên cứu thực hiện giai đoạn của quá trình tái cơ cấu trong Khu vực Ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, để tìm ra sự khác biệt giữa các nhân tố quyết định cấu trúc vốn sau khủng hoảng và giai đoạn tái cơ cấu đối với các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ Hồi quy dữ liệu bảng (FEM, REM) được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu Kết quả hồi quy cho thấy quy mô và giá trị số sách thị trường có tác động thuận chiều, trong khi tài sản hữu hình/tài sản và ROA có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính củaNHTM Các kết quả phân tích chỉ ra một số bằng chứng về kỳ vọng của lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đại diện.
Giordana và Schumacher (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy trong lĩnh vực ngân hàng của Luxembourg giai đoạn quý 1/2003– quý 1/2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các khoản nợ ngoại bảng có những tác động ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong giai đoạn trước khủng hoảng và khủng hoảng Tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng tiền gửi và thanh khoản cũng cho kết quả tương tự Có thể thấy điểm nhấn của nghiên cứu này là các khoản nợ ngoại bảng đóng một vai trò quan trọng đối với đòn bẩy Các hoạt động ngoại bảng (bao gồm các khoản tín dụng đã cam kết, các khoản bảo lãnh và cam kết giao dịch trong tương lai) hạn chế sự tăng trưởng của đòn bẩy trong giai đoạn trước khủng hoảng, trong khi chúng làm tăng sự tăng trưởng của đòn bẩy trong thời kỳ khủng hoảng. Các ngân hàng có các khoản tín dụng cam kết hoặc bảo lãnh lớn sẽ có xu hướng hạn chế việc mở rộng danh mục cho vay của họ vì họ đã cam kết một lượng tín dụng đáng kể Hơn nữa, các khoản nợ ngoại bảng lớn ngụ ý rằng trong thời kỳ khủng hoảng, các khoản tín dụng hoặc bảo lãnh đã cam kết được thực hiện, tạo ra mức tăng đòn bẩy lớn hơn so với khi các ngân hàng có ít cam kết hơn.
1.1.1.3 Nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển ở Châu Phi
Ayanda và cộng sự (2013) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của 05 NHTM lớn của Nigeria giai đoạn 2006-2010 Kết quả hồi quy Pooled OLS cho thấy ROA, sự ổn định ngân hàng, tài sản hữu hình, cơ hội tăng trưởng, lá chắn thuế tác động ngược chi đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính Quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi trả cổ tức có vai trò động lực thúc đẩy gia tăng tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của các NHTM của Nigeria Shibru và cộng sự (2015) cho thấy rằng ROA, quy mô ngân hàng, tỷ lệ tài sản hữu hình/tài sản và tính thanh khoản là những nhân tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng ở Ethiopia Tăng trưởng và rủi ro của các ngân hàng không liên quan đến cấu trúc vốn của ngân hàng.
Kusi và cộng sự (2016) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của 07 NHTM niêm yết tại Gana Dữ liệu nghiên cứu được trích xuất từBCTC của các NHTM giai đoạn 2005-2012 Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng(hiệu ứng cố định – FEM; hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) được sử dụng để kiểm định các giải thuyết nghiên cứu Kết quả hồi quy dữ liệu bảng cho thấy ROA, quy mô, cơ hội tăng trưởng tác động thuận chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng niêm yết ở Ghana Có mối quan hệ thuận chiều với tài sản hữu hình/ tài sản, lá chắn thuế và tỷ lệ cổ tức với tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Assfaw (2020) các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tư nhân ở Ethiopia giai đoạn 2010-2018 Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (FEM, REM) được sử dụng trong nghiên cứu này Nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ thuận chiều đáng kể giữa sự biến động thu nhập, quy mô của các ngân hàng và thuế với tỷ lệ đòn bẩy tài chính; trong khi ROA và tài sản hữu hình/ tài sản có ảnh hưởng ngược chiều đáng kể đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Các phát hiện thực nghiệm của nghiên cứu ngụ ý rằng hai lý thuyết cấu trúc vốn bao gồm lý thuyết đánh và trật tự phân hạng về cơ bản giải thích quyết định cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại tư nhân Ethiopia.
1.1.1.4 Các quốc gia đang phát triển tại Châu Á ngoài khu vực Đông Nam Á
Sheikh và Qureshi (2017) phân tích tác động của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của 20 NHTM chuyển đổi và 05 ngân hàng hồi giáo tại Pakistan giai đoạn 2004-2014 Các kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng, cụ thể là Pooled, hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) được sử dụng để ước lượng mối quan hệ giữa tỷ lệ đòn bẩy tài chính và các biến đặc điểm tài chính của ngân hàng như khả năng sinh lời, quy mô, tăng trưởng, khả năng hữu hình và biến động thu nhập Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ROA, tăng trưởng và tỷ lệ hữu hình/tài sản tác động ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngân hàng chuyển đổi, trong khi quy mô ngân hàng và sự biến động thu nhập có mối quan hệ thuận chiều ROA, quy mô ngân hàng và tài sản hữu hình/tài sản ảnh hưởng trọng yếu đến cấu trúc vốn của các NHTM Hồi giáo.
Suntraruk và Xiaoxing (2017) nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính của 25NHTM niêm yết tại Trung Quốc giai đoạn 2003-2015 Kết quả hồi quy dữ liệu bảng chỉ ra rằng các NHTM có ROA cao hoặc những ngân hàng có tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông lớn nhất thấp nhất ít có khả năng sử dụng vốn vay hơn Quy mô của các NHTM niêm yết của Trung Quốc tăng lên cùng với tỷ lệ đòn bẩy tài chính Kết quả của nghiên cứu này hỗ trợ các nhà quản lý của các ngân hàng thương mại niêm yết trong việc đưa ra quyết định về cơ cấu vốn phù hợp nhằm tối đa hóa hơn nữa giá trị của ngân hàng Ngoài ra, cả NĐT và người gửi tiền sẽ có thể đánh giá mức độ an toàn của vốn ngân hàng sau khi hiểu được các nhân tố quyết định cấu trúc vốn, điều này sẽ giúp giảm rủi ro cho họ.
Abeysekara (2021) nghiên cứu cấu trúc vốn của các NHTM ở Sri Lanka giai đoạn 2017-2019 cho thấy tỷ lệ thuế thu nhập của các NHTM niêm yết đóng và lạm phát tác động thuận chiều đóng vai trò quan trọng như là nhân tố quyết định cấu trúc vốn của các NHTM ở Sri Lanka ROA, quy mô ngân hàng tác động ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM niêm yết ở Sri Lanka Kết quả hồi quy GMM chỉ ra rằng Lý thuyết trật tự phân hạng là lý thuyết phù hợp trong ngành ngân hàng Sri Lanka, trong khi có rất ít bằng chứng hỗ trợ lý thuyết đại diện và lý thuyết đại diện Do đó, các ngân hàng nên cân nhắc các nhân tố một cách hợp lý để xác định cơ cấu vốn tối ưu của mình một cách thận trọng trước những cú sốc tiềm ẩn về quy định của cơ quan quản lý.
1.1.1.5 Các nghiên cứu tại Việt Nam, Thái Lan và một số quốc gia Đông Nam Á
Khoảng trống nghiên cứu
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
2.1 Cơ sở lý luận về tỷ lệ đòn bẩy tài chính
2.1.1 Khái niệm tỷ lệ đòn bẩy tài chính
Pandey (2005) đã định nghĩa cấu trúc vốn của một công ty là mối quan hệ tương xứng giữa nợ và vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đã góp, thặng dư vốn cổ phần, dự trữ và thặng dư (lợi nhuận để lại) Ngoài ra, tài sản của công ty có thể được tài trợ bằng cách tăng quyền chủ sở hữu hoặc quyền của chủ nợ Quyền của chủ sở hữu cao ngay lập tức công ty huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu phổ thông, hoặc thông qua việc giữ lại thu nhập, và nâng cao quyền của chủ nợ bằng cách đi vay Do đó, các cách tài trợ khác nhau này đại diện cho cấu trúc tài chính của công ty Theo truyền thống, vay ngắn hạn không phải là một phần của các phương pháp tài trợ cho chỉ tiêu vốn của công ty, do đó các khoản vay dài hạn đóng vai trò chủ đạo hình thành cấu trúc vốn của công ty Có thể thấy rằng quyết định cấu trúc vốn là một khía cạnh quan trọng của quyết định quản lý Các biến cấu trúc vốn theo đòn bẩy được tính toán theo tỷ lệ nợ phải trả là tổng nợ phải trả trên tổng tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Caprio và cộng sự, 2007).
Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp đề cập đến sự đan xen giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà một doanh nghiệp cam kết để đáp ứng nhu cầu tài chính của mình (Liyanage và cộng sự, 2019) Các quyết định về cấu trúc vốn ảnh hưởng đến chi phí vốn và các quyết định về vốn (Thippayana, 2014) Rủi ro, lợi tức của các cổ đông và giá trị của một doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi quyết định cấu trúc vốn của các nhà quản lý tài chính (Jaafar và cộng sự, 2017) Bằng chứng cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kinh doanh điêu đứng là do không có quyết định cơ cấu vốn đúng đắn Do đó, việc sử dụng cấu trúc vốn tối ưu là rất quan trọng vì nó làm giảm chi phí vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời hơn (Al-Qudah, 2014).Việc đạt được cấu trúc vốn phù hợp bằng cách xác định thành phần nợ và vốn chủ sở hữu cho một tổ chức
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỶ LỆ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Cơ sở lý luận về tỷ lệ đòn bẩy tài chính
2.1.1 Khái niệm tỷ lệ đòn bẩy tài chính
Pandey (2005) đã định nghĩa cấu trúc vốn của một công ty là mối quan hệ tương xứng giữa nợ và vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đã góp, thặng dư vốn cổ phần, dự trữ và thặng dư (lợi nhuận để lại) Ngoài ra, tài sản của công ty có thể được tài trợ bằng cách tăng quyền chủ sở hữu hoặc quyền của chủ nợ Quyền của chủ sở hữu cao ngay lập tức công ty huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu phổ thông, hoặc thông qua việc giữ lại thu nhập, và nâng cao quyền của chủ nợ bằng cách đi vay Do đó, các cách tài trợ khác nhau này đại diện cho cấu trúc tài chính của công ty Theo truyền thống, vay ngắn hạn không phải là một phần của các phương pháp tài trợ cho chỉ tiêu vốn của công ty, do đó các khoản vay dài hạn đóng vai trò chủ đạo hình thành cấu trúc vốn của công ty Có thể thấy rằng quyết định cấu trúc vốn là một khía cạnh quan trọng của quyết định quản lý Các biến cấu trúc vốn theo đòn bẩy được tính toán theo tỷ lệ nợ phải trả là tổng nợ phải trả trên tổng tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Caprio và cộng sự, 2007).
Cấu trúc vốn của một doanh nghiệp đề cập đến sự đan xen giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà một doanh nghiệp cam kết để đáp ứng nhu cầu tài chính của mình (Liyanage và cộng sự, 2019) Các quyết định về cấu trúc vốn ảnh hưởng đến chi phí vốn và các quyết định về vốn (Thippayana, 2014) Rủi ro, lợi tức của các cổ đông và giá trị của một doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi quyết định cấu trúc vốn của các nhà quản lý tài chính (Jaafar và cộng sự, 2017) Bằng chứng cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kinh doanh điêu đứng là do không có quyết định cơ cấu vốn đúng đắn Do đó, việc sử dụng cấu trúc vốn tối ưu là rất quan trọng vì nó làm giảm chi phí vốn và tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp Từ đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời hơn (Al-Qudah, 2014).Việc đạt được cấu trúc vốn phù hợp bằng cách xác định thành phần nợ và vốn chủ sở hữu cho một tổ chức để tài trợ cho các hoạt động và đầu tư đã thách thức các học giả và các nhà quản trị doanh nghiệp (Guo và cộng sự, 2018) Tuy nhiên, nhân tố nào quyết định các quyết định cấu trúc vốn tối ưu của các công ty vẫn là câu hỏi của nhiều học giả nghiên cứu trong một thời gian dài (Sheikh và Qureshi, 2017) Nó vẫn chưa đi đến kết quả chính xác và vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính là thể hiển mức độ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay thu nhập trên một cổ phần của doanh nghiệp) Mức độ sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ (Jensen và Meckling, 1976; Miller, 1977; Myer (1977, 1984) Doanh nghiệp có hệ số nợ cao thể hiện doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại Rajan và Zingales (1995) đề xuất rằng các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn và tổng nợ trên tổng tỷ lệ tài sản là thước đo tỷ lệ đòn bẩy tài chính Tổng nợ trên tổng tài sản (Total Loan to Asset), nợ dài hạn/tổng tài sản (Long term Loan to Asset) là thước đo đòn bẩy được sử dụng trong một số nghiờn cứu thực nghiệm (Chen, 2004; Kửksal và cộng sự, 2015) Tỷ lệ đũn bẩy tài chính cao, tức là doanh nghiệp có xu hướng vay nợ nhiều hơn, doanh nghiệp có thể chịu thêm sự chi phối và giám sát của các chủ nợ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể tăng Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng phụ thuộc vào mức độ minh bạch thông tin của các quốc gia và bản chất của hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp tại các quốc gia Đối với các thị trường phát triển, hoạt động vay vốn chủ yếu là vay trực tiếp trên TTTC thông qua việc phát hành các công cụ nợ Thị trường phát triển cũng có nghĩa là mức độ minh bạch thông tin tốt hơn, khả năng giám sát hoạt động của các chủ nợ đối với doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn Trong tài liệu thực nghiệm, có một số biện pháp cấu trúc vốn.
2.1.2 Lợi ích và rủi ro của việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính
Lợi ích của việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính là doanh nghiệp có thể bù đắp nguồn vốn thiếu hụt khi cần thiết, cân đối tài chính tránh mất thanh khoản.Doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ đòn bẩy có thể hiểu các loại nợ khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính Sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chính là các chi phí liên quan đến nó, ví dụ như chi phí lãi vay Nợ ngắn hạn thường không chịu áp lực chịu lãi, như các khoản nợ dài hạn Theo Myers (1984) có sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn được sử dụng như thế nào và cho mục đích gì Nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty, trong khi nợ dài hạn được sử dụng để tài trợ cho các khoản đầu tư.
Doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính là làm tăng hiệu quả tài chính được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp Bằng cách cung cấp vốn cho doanh nghiệp với chi phí hợp lý, công ty có thể tăng khả năng kinh doanh của họ và có thể đủ khả năng gia tăng các khoản đầu tư mới Điều này có thể dẫn đến hiệu quả tài chính tốt hơn (Brealey và cộng sự, 2017).
Tuy nhiên, Rajan và Zingales (1995) cho rằng các doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của họ khi họ cần làm điều đó chứ không phải để cải thiện hiệu quả tài chính của họ Nếu các doanh nghiệp có xu hướng lạm dụng đòn bẩy tài chính có thể đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng khi gặp rủi ro như rủi ro kinh tế, chính trị, suy thoái tài chính, rủi ro từ thị trường, thay đổi chính sách và các sự kiện bất khả kháng khác (Adrian và Shin, 2010; Valencia, 2014) Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, chi phí lãi suất, vay mượn tăng sẽ khiến cho doanh nghiệp kiệt quệ tài chính dẫn đến phá sản Mức độ đòn bẩy tài chính được sử dụng khác nhau giữa các ngành và giữa các công ty trong ngành. Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn khi nền kinh tế phát triển và cố gắng sử dụng ít đòn bẩy tài chính hơn khi nền kinh tế suy thoái Rất khó để tìm ra mức nợ tối ưu và mỗi công ty cần quản lý đòn bẩy tài chính của mình sao cho nó phù hợp với nhu cầu và tình hình riêng của từng doanh nghiệp (Brealey và cộng sự, 2017).
2.1.3 Các lý thuyết liên quan đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính
Các nghiên cứu về cấu trúc vốn cố gắng giải thích cách thức các công ty niêm yết sử dụng kết hợp các hình thức chứng khoán khác nhau để tài trợ cho đầu tư.Modigliani và Miller (1958) đã chứng minh rằng cấu trúc vốn là không thay đổi trong các điều kiện giả định hạn chế nhất định Kể từ đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận nghiên cứu cấu trúc vốn doanh nghiệp dưới các giả định ít hạn chế hơn. Tuy nhiên, có rất ít sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về cấu trúc vốn tối ưu là gì Tuy nhiên, điều quan trọng là cần liên hệ các lý thuyết về cấu trúc vốn với các bằng chứng thực nghiệm Mục tiêu của phần này là thảo luận về các lý thuyết khác nhau giúp giải thích việc xác định cấu trúc vốn, tại sao cấu trúc vốn lại quan trọng và các mô hình cấu trúc vốn doanh nghiệp trên giới hiện nay.
2.1.3.1 Lý thuyết về cơ cấu vốn của Modigliani và Miller (M&M)
Lý thuyết cấu trúc vốn nổi tiếng nhất là của Modigliani và Miller (1958,
1963) Trong bài báo đầu tiên, hai tác giả đã kết luận rằng cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến giá trị của công ty Vì vậy, sẽ không có cấu trúc vốn tối ưu, cũng không có trọng số chi phí sử dụng vốn bình quân tối thiểu (WACC) Trong bài báo thứ hai, hai tác giả đã tính tới yếu tố thuế và nhận thấy rằng một công ty nên sử dụng càng nhiều nợ càng tốt, để tận dụng lợi thế của việc giảm thuế và tối đa hóa giá trị của mình. Để chứng minh cho lý thuyết của mình, Modilligani và Miller (MM) đã đưa ra một số những giả định đơn giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: thị trường vốn là hoàn hảo, vì vậy sẽ không có các chi phí giao dịch và tỷ lệ vay giống như tỷ lệ cho vay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí; việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tính hoàn toàn bằng tính không ổn định của các dòng tiền.
Trong thị trường vốn là hoàn hảo, MM tranh luận rằng các doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh bằng nhau và tiền lãi mong đợi hàng năm giống nhau phải có tổng giá trị giống nhau mặc dù cấu trúc vốn khác nhau vì giá trị của một doanh nghiệp phụ thuộc vào giá trị hiện tại của chính doanh nghiệp, không phải dựa trên cách thức cấp vốn Từ đây, có thể rút ra rằng nếu tất cả những công ty như vậy có lợi nhuận mong đợi giống nhau và giá trị giống nhau phải có WACC giống nhau ở mọi mức độ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu Trong lý thuyết này, có 2 giả thiết cần được nhấn mạnh và chúng có tác động đáng kể đến kết quả.
Thứ nhất: Giả định là không có việc đánh thuế: đây là vấn đề quan trọng và một trong những thuận lợi then chốt của nợ là việc giảm nhẹ thuế cho những chi tiêu tiền lãi.
Thứ hai: Nguy cơ trong lý thuyết của MM được tính toán hoàn toàn bởi tính biến đổi của các luồng tiền: họ bỏ qua khả năng các luồng tiền có thể dừng vì vỡ nợ Đây là một vấn đề đáng kể khác với lý thuyết này nếu nợ cao. Đưa ra các giả định này có nghĩa chỉ có một thuận lợi của việc vay tiền (nợ rẻ hơn và ít rủi ro cho NĐT) và một bất lợi (chi phí vốn chủ sở hữu tăng cùng với nợ vì tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn)
Modigliani và Miler chỉ ra là những tác động này cân bằng một cách chính xác Việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợi tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn Với các giả thuyết trên, dẫn đến các phương trình cho lý thuyết của MM
Vg = Vu: Tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng tổng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ.
Một thị trường hoàn hảo là một thị trường không có những vấn đề như chi phí giao dịch và phá sản Tuy nhiên, trong thế giới thực, các thị trường vốn là không hoàn hảo Điểm yếu của lý thuyết MM chủ yếu là vì các giả thuyết của nó.
Sau đó, Modigliani và Miller đã sửa đổi quan điểm về cấu trúc vốn của họ khi đưa thêm vào nhân tố thuế Bởi vì lãi vay nợ là một khoản chi phí được khấu trừ thuế, công ty sẽ giảm hóa đơn thuế một cách hiệu quả khi công ty sử dụng nhiều nợ hơn Khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng, giá trị thị trường của công ty tăng bằng giá trị hiện tại của lá chắn thuế lãi vay Điều này ngụ ý rằng chi phí vốn sẽ không tăng, ngay cả khi việc sử dụng đòn bẩy tăng đến mức quá mức Thị trường phản ứng bằng cách yêu cầu tỷ suất sinh lợi cao hơn Do đó, để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền, các công ty sẽ tránh tình trạng nợ thuần túy và tìm kiếm sự kết hợp tối ưu giữa nợ và vốn chủ sở hữu Phát hiện này cung cấp bằng chứng cụ thể rằng, khi có thuế, các công ty sẽ tránh tình trạng phát hành nợ thuần túy Cấu trúc vốn tối ưu, là cấu trúc mà công ty hầu như chỉ được tài trợ bằng nợ, một điều không bình thường trong thực tế, bởi vì chi phí của nợ tăng, khi đòn bẩy tăng Việc tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của một công ty có vẻ là một giải pháp, nhưng trên thực tế nó là một giải pháp ngắn hạn, vì một công ty không thể liên tục tăng nợ.
Khi các khiếm khuyết của thị trường như chi phí giao dịch và phá sản được xem xét, cấu trúc vốn có thể thay đổi Năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo Theo MM, với thuế thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp Vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó mà một phần thu nhập của doanh nghiệp có sử dụng nợ được chuyển cho các NĐT theo phương trình: Vg = Vu +
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại
2.2.1 Vốn của ngân hàng thương mại
Ngân hàng chiếm một trong những vị trí quan trọng nhất trong kinh tế thế giới hiện đại Mặc dù ngân hàng dưới hình thức này hay hình thức khác đã ra đời từ rất sớm, nhưng ngân hàng hiện đại mới có nguồn gốc gần đây Peter Rose (2001) định nghĩa: “Ngân hàng là loại hình thức tổ chức tài chính cung cấp một dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và cũng thể hiện nhiều chức năng nhất do với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.
Theo Heffernan (2005), ngân hàng hiện đại là một trong những kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp Sự hiện diện của nó giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh tế và tiến bộ công nghiệp của một quốc gia Thông qua hoạt động tín dụng thì NHTM tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất mà tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến và cộng sự, 2014) NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, vì đối tượng kinh doanh là tiền tệ Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản NHTM là trung gian nhận tiền gửi nên nợ phải trả của các ngân hàng được hình thành từ 2 nguồn: nguồn ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước và nguồn ngân hàng chủ động đi vay từ NHTW, các TCTD khác hay vay trực tiếp trên TTTC khi cần. Với cả 2 nguồn vốn này thì ngân hàng đều phải trả chi phí sử dụng vốn nhưng tỷ lệ và mục đích huy động khác nhau.
2.2.1.1 Vốn huy động qua tài khoản tiền gửi
Vốn huy động qua tài khoản tiền gửi là nguồn vốn vô cùng quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các NHTM Bằng cách mở tài khoản tiền gửi và thanh toán cho khách hàng, ngân hàng có thể huy động tiền gửi từ nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước So với các hình thức huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá hoặc đi vay NHTW và các định chế tài chính khác, hình thức huy động tiền gửi không cần phải tiến hành các thủ tục hành chính phức tạp mà vẫn huy động được số vốn lớn Tuy nhiên nguồn vốn tiền gửi của NHTM rất nhạy cảm với các biến số kinh tế vĩ mô hay vi mô như lạm phát dự tính, lãi suất, tin đồn… Điều này làm cho các NHTM dễ rơi vào tình thế bị động từ việc huy động cho đến giải quyết trường hợp rút vốn ồ ạt.Cùng với xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM, các TCTD, cácNHTM đã đưa ra nhiều phương thức huy động khác nhau nhằm huy động được nguồn tiền gửi tối ưu nhất như:
- Tiền gửi thanh toán (Demand/Checkable deposits): là hình thức doanh nghiệp hoặc các cá nhân gửi tiền vào ngân hàng nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ Đây là loại tiền gửi không kì hạn vì nó cho phép khách hàng có thể rút ra hoặc thanh toán qua hệ thống ngân hàng bất cứ lúc nào có nhu cầu trong phạm vi số dư tiền gửi Để đạt được những lợi thế cạnh tranh, các ngân hàng thường đưa ra nhiều hình thức khác nhau thông qua mức lãi suất, miễn, giảm chi phí duy trì hay chuyển khoản hoặc tăng thêm tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán như tài khoản có thể phát séc, tài khoản NOW, ATS, MMDAs nhằm thu hút tiền gửi từ khách hàng. Tài khoản séc (checking account) là dạng tài khoản tiền gửi thanh toán có khả năng phát séc phổ biến nhất.
Tài khoản NOW (Negotiable order of Withdrawal account - Lệnh rút tiền có thể chuyển nhượng) là một dạng tài khoản tiền gửi cho phép phát hành séc nhưng vẫn được hưởng lãi, đây là hình thức biến tướng của tài khoản séc nhằm “lách” luật các nước không cho phép trả lãi cho tài khoản séc.
Tài khoản ATS (ATS account - Automatic transfer system account) cho phép chủ tài khoản phát hành séc đồng thời có khả năng tự động chuyển tiền đến tài khoản này từ một tài khoản đang hưởng lãi như tài khoản tiền gửi tiết kiệm.
MMDA (Money market deposit accounts – Tài khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ) cho phép chủ tài khoản có thể phát séc và số tiền gửi vào ngân hàng được đầu tư trên thị trường tiền tệ như mua các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ như thương phiếu, tín phiếu kho bạc…
-Tiền gửi có kì hạn của các doanh nghiệp (Time deposits): Do HĐKD của các doanh nghiệp mang tính chu kì nên ở lúc nào đó, doanh nghiệp có số tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến Xuất phát từ đặc điểm này, nhằm huy động được tiền gửi vào ngân hàng, các NHTM huy động tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp thông qua tài khoản tiền gửi có kì hạn với mức lãi suất cao hơn so với tài khoản tiền gửi thanh toán Về nguyên tắc, người gửi tiền không được phép rút tiền ra trước thời hạn tiền gửi Tuy nhiên, nhằm tăng tính cạnh tranh, các NHTM thường tạo điều kiện cho khách hàng rút tiền trước thời hạn nếu có nhu cầu nhưng phải báo trước hoặc phải chịu phạt một số tiền nếu số tiền rút ra tương đối lớn Tại Việt Nam, hầu hết các NHTM đều không tính phí phạt trong trường hợp này.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư (savings deposits): Có thể nói đây là nguồn tiền gửi huy động lớn nhất trong các loại tiền gửi của NHTM Các NHTM thường đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư như tiết kiệm có lãi suất bậc thang, lãi trả đầu kì….
- Tiền gửi của các ngân hàng khác: Với tư cách làm ngân hàng đại lý cho các
NHTM khác, NHTM đại lý có thể nhận tiền gửi của ngân hàng ủy thác một số tiền nhất định để thực hiện thanh toán hộ cho ngân hàng ủy thác này. Để đảm bảo tính thanh khoản cho các NHTM, hầu hết các quốc gia đều yêu cầu NHTM phải trích lập dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW hoặc tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với tất cả các loại hình tiền gửi.
Tiền gửi mà ngân hàng huy động được là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, NHTM có thể đi vay thêm Nguồn vốn ngân hàng huy động được từ đi vay không phải trích lập dự trữ bắt buộc như các khoản tiền gửi ngân hàng huy động NHTM có thể đi vay từ các nguồn sau:
Trong trường hợp có nhu cầu vốn cấp bách, các NHTM có thể tìm đến NHTW xin vay vốn Thông thường, NHTW cho các NHTM vay vốn dưới hình thức chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá với một mức lãi suất được gọi là lãi suất tái chiết khấu Tại Việt Nam, NHNN cho các NHTM vay vốn theo các hình thức sau:
Chiết khấu hoặc tái chiết khấu giấy tờ có giá: là hình thức NHTW cho NHTM vay trên cơ sở mua lại các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của các NHTM Mức lãi suất áp dụng để cho vay dưới hình thức này được gọi là lãi suất tái chiết khấu;
Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng: Đây là trường hợp NHTW cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức nhất định;
Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá khác: NHTM vay vốn của
NHTW kem theo tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá.
Nếu so sánh với những hình thức huy động vốn truyền thống và có tính chất thường xuyên như nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, thì hình thức vay vốn của NHTW có nhiều khó khăn và hạn chế hơn Vì nhiệm vụ chính của NHTW là quản lý lưu thông tiền tệ, khi NHTW cho NHTM vay tiền sẽ ảnh hưởng đến cung tiền trong nền kinh tế.
- Vay vốn của các TCTD trong nước và TCTD nước ngoài: Là hình thức các
NHTM vay mượn vốn lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế Có thể nói đây là nguồn vay vốn thuận tiện của các ngân hàng so với tiếp cận vốn vay từ NHTW vì các ngân hàng có thể trực tiếp liên lạc với nhau hoặc thông qua ngân hàng đại lý hoặc NHTW Các khoản vay liên ngân hàng này có thể có đảm bảo bởi chứng khoán chính phủ hoặc không có đảm bảo tùy theo quan hệ giữa ngân hàng đi vay và ngân hàng cho vay.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại
Có thể thấy được sự đa dạng các nghiên cứu so sánh sự lựa chọn cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cũng như các nghiên cứu khám phá các nhân tố đặc điểm tài chính, quản trị doanh nghiệp và kinh tế vĩ mô quyết định cấu trúc vốn của các ngân hàng ở nhóm đa quốc gia (Gropp và Heider, 2009; Afolabi, 2014; Anarfo, 2015; Al-Mutairi và Naser, 2015; Umar và Sun, 2016), nhóm quốc gia đang phát triển ở Châu Âu (Caglayan và Sak, 2010; Giordana và Schumacher, 2012); ở Châu phi (Ayanda và cộng sự, 2013; Kusi và cộng sự, 2016; Assfaw, 2020) và ở Châu Á (Allen và cộng sự (2013; Kamil và Mansor, 2014; Tita và Robin, 2016; Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng, 2016; Sheikh và Qureshi, 2017; Tin và Diaz (2017; Suntraruk và Xiaoxing, 2017; Sakunasingha và cộng sự (2018); Astuti, 2018; Ngô Hoàng Vũ, 2020; Abeysekara, 2021…) Sau đây là tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại dựa trên các tài liệu liên quan và sự phát triển lý thuyết liên quan như: Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn của Kraus và Litzenberger (1973); Lý thuyết chi phí đại diện của Jensen – Meckling (1976); Lý thuyết tín hiệu Stephen A Ross (1977); Lý thuyết trật tự phân hạng của Myers và Majluf (1984) và lý thuyết đỉnh điểm thị trường của Baker và Wurgler (2002).
2.3.1 Nhóm các nhân tố vi mô
2.3.1.1 Nhóm các nhân tố thuộc đặc điểm tài chính của ngân hàng thương mại
Lý thuyết đánh đổi cho rằng các doanh nghiệp lớn hơn có xu hướng đa dạng hóa hơn và ít bị phá sản hơn Do đó, quy mô công ty có mối quan hệ ngược chiều với xác suất phá sản; do đó có quan hệ thuận chiều với nguồn cung nợ Mặt khác, quy mô cũng có thể là đại diện cho thông tin mà các NĐT bên ngoài có, điều này sẽ làm tăng sự ưa thích của họ đối với vốn chủ sở hữu so với nợ (Rajan và Zingales,
1995) Do đó, lý thuyết trật tự phân hạng dự đoán mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy và quy mô doanh nghiệp Một số nghiên cứu thực nghiệm như Titman vàWessels (1988), Rajan và Zingales (1995), Frank và Goyal (2009) và Sheikh vàWang (2011) đã chỉ ra kết quả của họ phù hợp với lý thuyết đánh đổi Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, ngân hàng càng lớn thì khả năng nợ càng lớn, dẫn đến mối quan hệ thuận chiều giữa nợ và quy mô (Fauziah và Iskandar, 2015) Lý thuyết trật tự phân hạng cũng thiết lập mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ nợ bằng cách chỉ ra rằng các doanh nghiệp lớn hơn được đa dạng hóa tốt hơn và có xác suất gặp khó khăn tài chính thấp hơn (Titman và Wessel, 1988; Anarfo, 2015; Sritharan, 2014; Jaafar và cộng sự, 2017).
Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn kỳ vọng mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng sinh lời và đòn bẩy mà doanh nghiệp sinh lời sẽ chọn các nguồn tài trợ rẻ nhất, cụ thể là nợ thay vì vốn chủ sở hữu (Kjellman và Hansen, 1995) Các nghiên cứu của Salawu và Agboola (2008), Avci và Çatak (2016) cũng chỉ ra rằng khả năng sinh lời có liên quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ đòn bẩy tài chính Trái ngược với những điều này, lý thuyết trật tự phân hạng kỳ vọng chính xác mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM phù hợp với những phát hiện của các nghiên cứu trước đây (Sritharan, 2014; Al-Mutairi và Naser, 2015; Anarfo, 2015; Assfaw, 2020).
Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, có mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ rủi ro và nợ của doanh nghiệp vì rủi ro càng cao thì khả năng phá sản càng lớn. Furlong và Keeley (1989) dự đoán rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt ít sẵn sàng gia tăng rủi ro dẫn đến mối quan hệ thuận chiều giữa rủi ro và tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm của Papagianni (2013) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa RRTD và tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngân hàng Allen và cộng sự
(2013), Umar và Sun (2016) cũng cho kết quả tương tự, các nhà khoa học cho rằng khi vốn hoá của ngân hàng càng cao nghĩa là càng độc lập về tài chính, ngân hàng sẽ chịu đựng tốt các cú sốc rủi ro, do đó họ có khuynh hướng tăng cường hoạt động tín dụng, hệ luỵ của thực trạng này là việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu của NHTM.
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn dự đoán mối quan hệ thuận chiều giữa thanh khoản và nợ bởi vì các doanh nghiệp có mức thanh khoản cao thích nợ hơn vì họ có thể trả lãi ngay khi khả năng sinh lời thấp Fama và French (2002) đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa đòn bẩy và tính thanh khoản Lý thuyết trật tự phân hạng giả định rằng mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy tài chính bởi vì các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao vay ít hơn Shah và cộng sự (2017) nghiên cứu đã báo cáo mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản và tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Lý thuyết trật phân hạng, các bằng chứng thực nghiệm khác cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ đòn bẩy tài chính (Modigliani và Miller, 1984; Myers và Majluf, 1984; Fauziah và Iskandar, 2015; Jaafar và cộng sự, 2017) Lý thuyết chi phí đại diện cho thấy rằng ngân hàng có cơ hội tăng trưởng tốt hơn và có sự linh hoạt hơn trong việc lựa chọn các khoản đầu tư trong tương lai được khuyến khích đầu tư vào các dự án rủi ro hơn nhằm tăng tài sản của các cổ đông Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí huy động nguồn vốn tài trợ cao Tương tự như vậy, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cũng cho thấy rằng chi phí của tài chính tăng lên với các doanh nghiệp đang phát triển và điều này buộc các nhà quản lý phải giảm tỷ lệ nợ (Salawu và Agboola, 2008; Assfaw, 2020).
Tỷ lệ tài sản hữu hình
Lý thuyết đánh đổi cho rằng có mối liên hệ thuận chiều giữa tỷ lệ đòn bẩy tài chính và tỷ lệ tài sản hữu hình (Aviral và Raveesh, 2015) Điều này là do các doanh nghiệp có số lượng tài sản cố định lớn có thể dễ dàng tăng nợ với lãi suất rẻ hơn do giá trị tài sản đảm bảo của tài sản cố định đó Gropp và Heider (2010) và Octavia và Brown
(2010), Al-Mutairi và Naser (2015) khẳng định mối liên hệ thuận chiều giữa tính hữu hình và nợ Mặt khác, lý thuyết trật tự phân hạng giả định có mối liên hệ ngược chiều giữa tính hữu hình và đòn bẩy do ảnh hưởng ngược chiều của thông tin bất cân xứng đối với giá trị của công ty Rajan và Zingales (1995), Papagianni (2013), Anarfo (2015) cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa tính hữu hình và tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Chính sách cổ tức là lượng tiền mặt/cổ phiếu mà doanh nghiệp cho là cần thiết và thích hợp để trả cho các cổ đông Ross (2007) Tỷ lệ chi trả cổ tức có ảnh hưởng quan trọng đáng kể đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính Theo lý thuyết chi phí phá sản, chi phí phá sản thấp ngụ ý mức nợ cao trong cấu trúc vốn Nhưng lý thuyết trật tự phân hạng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa mức nợ và tỷ lệ chi trả cổ tức (Titman và Wessels, 1988) Theo lý thuyết này, ban lãnh đạo thích tài trợ nội bộ hơn tài trợ bên ngoài Thay vì phân phối cổ tức cao và đáp ứng nhu cầu tài chính từ vốn nợ, ban giám đốc giữ lại thu nhập Do đó, tỷ lệ chi trả cổ tức thấp hơn có nghĩa là mức độ nợ thấp hơn trong cơ cấu vốn Các doanh nghiệp có mức chi trả tuyệt vời sẽ có chi phí vốn cổ phần đại diện nhỏ hơn Sẽ tồn tại một mối quan hệ ngược chiều giữa chính sách cổ tức và tỷ lệ đòn bẩy tài chính vì việc phân phối cổ tức là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển của việc tiếp cận thu nhập và đây là dấu hiệu cho thấy sự suy yếu trong chi phí vốn cổ phần (Antoniou và cộng sự, 2008).
Amidu (2007) nhận thấy rằng thuế có tác động thuận chiều đáng kể đến đòn bẩy của ngân hàng Jaafar và cộng sự (2017) cho rằng khả năng khấu trừ thuế của nợ doanh nghiệp ảnh hưởng thuận chiều đến việc phát hành nợ Dự đoán của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa thuế suất hiệu dụng và tỷ lệ nợ Lý do cho mối quan hệ thuận chiều này là do việc khấu trừ chi phí lãi vay từ thu nhập chịu thuế làm giảm chi phí hiệu quả của nợ vay Tuy nhiên, các nghiên cứu của Karadeniz và cộng sự, (2009), Antoniou và cộng sự,
(2008) đã nêu các lá chắn thuế có ảnh hưởng ngược chiều đến đòn bẩy nói rằng các doanh nghiệp có đòn bẩy thấp sẽ trả thuế cao hơn Theo Anarfo (2015), nó cũng có ảnh hưởng ngược chiều đáng kể đến vị thế đòn bẩy của ngân hàng.
Tỷ lệ chi phí hoạt động
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tài sản có thể được hiểu là thước đo hiệu quả quản lý và được phát hiện là có liên quan tỷ lệ thuận với rủi ro thất bại (DeYoung 2003). Theo Covas và cộng sự (2014); Hirtle và cộng sự (2015); Kapinos và Mitnik (2015), chi phí hoạt động cao hơn sẽ làm giảm thu nhập ròng, lợi nhuận giữ lại và vốn chủ sở hữu Do đó, chi phí hoạt động cao hơn sẽ liên quan đến tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp hơn hay tỷ lệ nợ/tài sản cao hơn.
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn dự đoán mối quan hệ ngược chiều giữa biến động thu nhập và tỷ lệ đòn bẩy tài chính Do đó, các doanh nghiệp có thu nhập ổn định có thể có xu hướng đi vay nhiều hơn vì họ có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu trong hợp đồng đúng hạn và tận dụng lợi ích của lá chắn thuế Hơn nữa, nợ của doanh nghiệp cũng có thể giảm khi biến động thu nhập tăng lên Một số nghiên cứu thực nghiệm như Fama và French (2002) và De Jong và cộng sự (2008) đã nhận thấy kết quả của họ phù hợp với dự đoán của lý thuyết đánh đổi Shibru và cộng sự
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phát triển các giả thuyết nghiên cứu
Dòng nghiên cứu trước cho thấy cấu trúc vốn ngân hàng là sự khác biệt đối với nguồn vốn huy động bên ngoài và vốn chủ sở hữu của các NHTM, hay còn gọi tỷ lệ đòn bẩy tài chính (Sritharan, 2014; ALMutairi và Naser, 2015; Sheikh và Qureshi, 2017) Các ngân hàng là tổ chức có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao so với các công ty phi tài chính và khu vực được quản lý chặt chẽ trong nền kinh tế (Ingves,
2014) Đó là lý do tại sao tỷ lệ đòn bẩy cao mà các ngân hàng sở hữu có liên quan mật thiết đến điều khiến ngân hàng trở nên đặc biệt hơn so với các ngành khác Hầu hết các ngân hàng không muốn tập trung vào vốn chủ sở hữu và thích giao dịch nợ hơn Đây là nguyên nhân tỷ lệ đòn bẩy tài chính thường được đo lường bằng tỷ lệ nợ/tài sản (Sheikh và Qureshi, 2017) Lý do chọn nợ thay vì vốn chủ sở hữu vì lãi suất của nợ thường thấp hơn so với lợi nhuận yêu cầu trên vốn chủ sở hữu (Juks,
2010) Các NHTM nhận tiền gửi và trái phiếu và sau đó sẽ chuyển chúng thành tài chính hoặc đầu tư Trong khi, các giao dịch này liên quan đến lãi suất cố định cũng như cam kết hoàn vốn không hạn chế vào một thời hạn nhất định Dòng nghiên cứu trước đã cố gắng lấp đầy khoảng trống nghiên cứu bằng cách vận dụng các lý thuyết cấu trúc vốn với các biến số đặc điểm ngân hàng, nhân tố thị trường, kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại các quốc gia cụ thể, đa quốc gia, nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển Tại Thái Lan, Allen và cộng sự (2013), Sakunasingha và cộng sự (2018) cho thấy ROA, tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ trên tài sản của các ngân hàng ở Thái Lan Trong khi, quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ thuận chiều Đối với Việt Nam, các nghiên cứu của Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2016), Tin và Diaz
(2017), Ngô Hoàng Vũ (2020) cũng cho các kết quả tương tự và còn chứng minh được lạm phát tác động thuận chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Điểm chung của các nghiên cứu này là chưa nhận diện được vai trò của tài sản ngoại bảng và sự ổn định đối với tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Đây cũng là kết quả chưa phổ biến trong các nghiên cứu trước.
Bảng 3.1 Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu
Tỷ lệ tài Sự ổn Quy mô Tỷ lệ Tăng sản định Lạm
Tác giả, năm ngoại ngân ROA ngân nợ trưởng phát hàng xấu kinh tế bảng hàng
Lê Thị Tuấn Nghĩa và
Nguồn: Tổng hợp các công trình nghiên cứu trước
Nghiên cứu này phát triển giả thuyết dựa trên nền tảng lý thuyết đại diện (Modigliani và Miller, 1984; Myers và Majluf, 1984), lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn nhằm xác định vai trò của các nhân tố đặc điểm tài chính của ngân hàng thương mại và các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính Trong đó, nghiên cứu đánh giá thêm ảnh hưởng của tỷ lệ các khoản ngoại bảng và sự ổn định tài chính để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu trước với mô hình nghiên cứu tối ưu với cách lựa chọn các nhân tố có vai trò cốt lõi đến sự phát triển của ngân hàng, cũng như phù hợp với dữ liệu nghiên cứu mà tác giả thu thập được.
3.1.1 Tỷ lệ các khoản ngoại bảng
Các khoản ngoại bảng đóng một vai trò quan trọng đối với tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Các hoạt động ngoại bảng hạn chế sự gia tăng của tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong giai đoạn hình thành khủng hoảng, trong khi chúng làm tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong thời kỳ khủng hoảng (Giordana và Schumacher, 2012). Thực tế là các ngân hàng có các khoản tín dụng cam kết hoặc bảo lãnh lớn thường sẽ hạn chế mở rộng danh mục cho vay của họ Mặt khác, các khoản nợ ngoại bảng lớn ngụ ý rằng các khoản tín dụng hoặc bảo lãnh đã cam kết được thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng, các ngân hàng này sẽ có mức tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính lớn hơn so với các ngân hàng có ít cam kết (Adrian và Shin, 2010; Giordana và Schumacher, 2012).
Giả thuyết H1: Tỷ lệ các khoản ngoại bảng tác động ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại
3.1.2 Sự ổn định của ngân hàng
Theo lý thuyết đại diện, tỷ lệ vốn chủ sở hữu đóng vai trò như một lớp bảo vệ thứ hai chống lại các rủi ro của hoạt động của ngân hàng thương mại Ngân hàng hoạt động ổn định thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của ngân hàng cao hơn (Lei và Song, 2013; Imbierowicz và Rauch, 2014) Umar và Sun (2016) nghiên cứu dữ liệu của các ngân hàng khối BRICS cho thấy các ngân hàng hoạt động ổn định thường có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản thấp, đồng nghĩa tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của ngân hàng cao hơn Stiroh (2004b), Chiorazzo và cộng sự (2008), cho rằng các ngân hàng vốn hóa càng cao càng ít rủi ro Sanya và Wolfe (2011), Meslier và cộng sự (2014) cũng đồng quan điểm các NHTM có vốn cao hơn có khả năng hấp thụ bất kỳ cú sốc ngược chiều và giả định là có nguy cơ vỡ nợ thấp hơn Như vậy có thể thấy rằng ngân hàng hoạt động ổn định thì sẽ giảm áp lực đối với các khoản vốn huy động và vay nợ của ngân hàng thương mại.
Giải thuyết H2: Sự ổn định của ngân hàng tác động ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
3.1.3 Tỷ suất sinh lời trên tài sản
Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn kỳ vọng mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng sinh lời và đòn bẩy, do đó doanh nghiệp sẽ chọn các nguồn tài trợ rẻ nhất, cụ thể là nợ thay vì vốn chủ sở hữu (Kjellman và Hansen, 1995) Các nghiên cứu của Salawu và Agboola (2008), Avci và Çatak (2016) cũng chỉ ra rằng khả năng sinh lời có liên quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ đòn bẩy tài chính Trái ngược với những điều này, lý thuyết trật tự phân hạng kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và tỷ lệ đòn bẩy tài chính của NHTM phù hợp với những phát hiện của các nghiên cứu trước đây (Sritharan, 2014; Al-Mutairi và Naser, 2015; Anarfo, 2015; Assfaw, 2020).
Giải thuyết H3: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA tác động thuận chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, có mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ rủi ro và nợ của doanh nghiệp vì rủi ro càng cao thì khả năng phá sản càng lớn Furlong và Keeley (1989) dự đoán rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt ít sẵn sàng gia tăng rủi ro dẫn đến mối quan hệ thuận chiều giữa rủi ro và tỷ lệ đòn bẩy tài chính Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm của Papagianni (2013) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa RRTD và tỷ lệ đòn bẩy tài chính ngân hàng Allen và cộng sự (2013), Umar và Sun
(2016) cũng cho kết quả tương tự, các nhà khoa học cho rằng khi vốn hoá của ngân hàng càng cao nghĩa là càng độc lập về tài chính, ngân hàng sẽ chịu đựng tốt các cú sốc rủi ro, do đó họ có khuynh hướng tăng cường hoạt động tín dụng, hệ luỵ của thực trạng này là việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại.
Giải thuyết H4: Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Quy mô được coi là một nhân tố giải thích cấu trúc vốn của ngân hàng Các ngân hàng lớn hơn có thu nhập ít dao động hơn, giúp họ có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ đối với các khoản nợ tốt hơn (Wessels, 1988; Titman và Wald, 1999). Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, ngân hàng càng lớn thì khả năng nợ càng lớn, dẫn đến mối quan hệ thuận chiều giữa nợ và quy mô (Fauziah và Iskandar, 2015).
Lý thuyết trật tự phân hạng cũng thiết lập mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ nợ bằng cách chỉ ra rằng các doanh nghiệp lớn hơn được đa dạng hóa tốt hơn và có xác suất gặp khó khăn tài chính thấp hơn (Titman và Wessel, 1988; Anarfo, 2015; Sritharan, 2014; Jaafar và cộng sự, 2017).
Giải thuyết H5: Quy mô ngân hàng tác động thuận chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Lý thuyết trật tự phân hạng giả định rằng tại thời điểm tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, mức nợ trong cơ cấu vốn của một công ty sẽ giảm xuống do có an toàn vốn trong nội bộ Điều đó có nghĩa là tăng trưởng GDP thuận chiều sẽ dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận của các công ty Điều này ngụ ý rằng tốc độ tăng trưởng GDP được phát hiện có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính (Muthama và cộng sự, 2013; Mokhova Zinecker, 2014; Avci Çatak, 2016) Tuy nhiên, các nghiên cứu của Frank và Goyal (2009) và Jaafar và cộng sự (2017) cho thấy các doanh nghiệp phụ thuộc vào mức nợ cao hơn khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn (Ainna và cộng sự, 2019) Anarfo (2015) cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng có ảnh hưởng thuận chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết H6: Tăng trưởng kinh tế tác động thuận chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong giai đoạn lạm phát cao, các doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn dẫn đến mối quan hệ thuận chiều giữa lạm phát và đòn bẩy như lý thuyết đánh đổi đề xuất (Lemma, 2012) Bằng chứng thực nghiệm cho thấy lạm phát có ảnh hưởng thuận chiều đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp về nợ (Neves và cộng sự,
2019) Các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng chi phí nợ cao khi lạm phát dự kiến sẽ cao (Frank và Goyal, 2009; Avci và Çatak, 2016) Tương tự, Anarfo (2015) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm có mối quan hệ ngược chiều mạnh mẽ với tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Giả thuyết H7: Lạm phát tác động ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mô hình và phương pháp đo lường biến nghiên cứu
Các ngân hàng thương mại có tỷ lệ đòn bẩy cao vì tài sản ngân hàng được hỗ trợ quá mức từ các nguồn vốn vay (Mishkin, 2007) Với mức tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao, các ngân hàng thương mại dễ gặp rủi ro Ngân hàng dễ bị phá sản nếu quản lý và kiểm soát rủi ro kém hiệu quả Hơn nữa, nếu có thêm nhiều ngân hàng phá sản thì điều này không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin của các bên liên quan đến ngân hàng mà còn làm gia tăng những tác động ngược chiều đến xã hội, từ đó lan sang các ngành khác Do đó, nghiên cứu tỷ lệ đòn bẩy tài chính đối với các ngân hàng thương mại là cần thiết để đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính Bất chấp sự tồn tại của một số nghiên cứu về các nhân tố quyết định cấu trúc vốn (đo lường bằng tỷ lệ đòn bẩy tài chính) của các công ty phi tài chính đang hoạt động ở các nước phát triển, các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn trong các tổ chức tài chính hoạt động ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Thái Lan và Việt Nam còn rất ít Hơn nữa, hầu hết các tác giả trước đây đã không đề cập đến các biến sự ổn định ngân hàng và tỷ lệ thu nhập ngoại bảng trong mô hình của họ Nghiên cứu này cố gắng lấp đầy khoảng trống trong các tài liệu nghiên cứu trước bằng cách xem xét trực tiếp các nhân tố có thể ảnh hưởng đến các quyết định cấu trúc vốn trong khu vực ngân hàng thương mại tư nhân trong bối cảnh các nền kinh tế đang phát triểnt tại khu vực ASEAN Mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết đại diện (Modigliani và Miller, 1984; Myers và Majluf, 1984), lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn Nghiên cứu này kế thừa và phát triển các giả thuyết từ các nghiên cứu trước, xác định vai trò của các nhân tố đặc điểm tài chính của ngân hàng thương mại và các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính.
Mô hình nghiên cứu thể hiện qua phương trình hồi quy như sau:
Trong đó: LEV (tỷ lệ đòn bẩy tài chính), ZSC (sự ổn định ngân hàng), OFFB (tỷ lệ các khoản ngoại bảng); SIZE (quy mô ngân hàng), NPL (tỷ lệ nợ xấu), tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (CPI); i,t là ngân hàng i, thời gian t cho giai đoạn 2010-2020; βk là hệ số hồi quy; ε là phần dư.
Phân tích thực nghiệm được thực hiện bằng mô hình dữ liệu bảng năng động, cụ thể là phương pháp GMM của Arellano và Bover (1995), do tính chất năng động của cấu trúc vốn hay đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Kỹ thuật ước lượng hồi quy xu hướng tổng quát hệ thống (Sys-GMM) của Hansen (1999) với biến nội sinh tỷ lệ nợ xấu (NPL) Umar và Sun (2016) và các biến công cụ được lựa chọn trong nghiên cứu này dựa trên các bằng chứng thực nghiệm về đòn bẩy tài chính của các NHTM của Gropp và Heider (2009), Giordana và Schumacher
(2012), Al-Harby (2019), Abeysekara (2021) Phương pháp Sys-GMM có một số ưu điểm: hiệu quả hơn khi dữ liệu không cân bằng; ngay cả khi có mặt nội sinh và nếu biến phụ thuộc vào các nhận thức trong quá khứ của chính nó GMM-sys giải quyết triệt để vấn đề tương tương quan và phương sai sai số thay đổi; giải quyết vấn đề của các hiệu ứng trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng.
Bảng 3.2 Đo lường biến nghiên cứu
Nhân tố Đo lường Nguồn Chiều tác động
LEV Tỷ lệ nợ/tổng tài sản Sritharan (2014), Assfaw (2020)
ROA Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản Amidu (2007), Sritharan (2014), +/-
OFFB Các khoản ngoại bảng/tài sản Adrian và Shin (2010); Giordana - và Schumacher (2012)
SDROA Lepetit và strobe (2014), Umar
ZSC ROA là tỷ suất sinh lời/tài sản, - và Sun (2016) ETA là vốn chủ sở hữu/tài sản
SDROA là độ lệch chuẩn ROA
SIZE Logarit tự nhiên của tài sản Sritharan (2014); Assfaw (2019b) +
NPL Dư nợ xấu/ cho vay khách hàng Allen và cộng sự (2013), Umar - và Sun (2016)
GDP % sự thay đổi GDP hằng năm Muthama và cộng sự (2013) +/-
CPI % thay đổi chỉ số giá tiêu dùng Anarfo (2015); Avci và Çatak, +/- hằng năm (2016)
Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu trước. 3.2.2 Đo lường biến nghiên cứu
3.2.2.1 Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại
Không có một phép đo duy nhất nào có thể được sử dụng làm đại diện cho cấu trúc vốn Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng các thước đo cấu trúc vốn nên thay đổi tùy theo mục đích phân tích Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng đều sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính đo lường cấu trúc vốn (Sheikh và Qureshi, 2017; Sritharan, 2014; ALMutairi và Naser, 2015) Tỷ lệ đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ lệ nợ/tổng tài sản.
3.2.2.2 Sự ổn định của ngân hàng
Phương pháp đo lường sự ổn định của ngân hàng được hình thành dựa trên nền tảng lý thuyết về đo lường rủi ro phá sản của Roy (1952), Boyd và Runkle (1993), Lepetit và strobe (2014) Chỉ số Z-Score cao hơn cho thấy khả năng phá sản thấp hơn đồng nghĩa với ngân hàng hoạt động ổn định hơn (Lepetit và strobel, 2014).
SDROA Theo Lei và Song (2013), Imbierowicz và Rauch (2014), ngân hàng hoạt động ổn định thì tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của ngân hàng cao hơn Điều này cho thấy các ngân hàng rủi ro thấp thường có xu hướng huy động vốn cho vay đầu tư sinh lời. Như vậy có thể thấy chỉ số Z càng cao thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại càng lớn.
3.2.2.3 Tỷ lệ các khoản ngoại bảng
Tỷ lệ các khoản ngoại bảng đo lường tỷ lệ các khoản mục ngoại bảng trên tài sản (trong đó các khoản mục ngoại bảng bao gồm các khoản tín dụng đã cam kết, các khoản bảo lãnh và cam kết giao dịch trong tương lai) cho phép đánh giá cam kết của ngân hàng đối với các khoản tín dụng tiềm tàng (Giordana và Schumacher,
2012) Cam kết này càng cao thì thanh khoản ngân hàng cao hơn trong trường hợp các khoản tín dụng hoặc bảo lãnh đã cam kết này được thực hiện Các khoản mục ngoại bảng ảnh hưởng quan trọng và ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM.
Các khoản tín dụng đã cam kết + các khoản bảo lãnh + cam kết
OFFB giao dịch trong tương lai (4)
3.2.2.4 Tỷ suất sinh lời/tài sản
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) được sử dụng làm thước đo khả năng sinh lời trong các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau (Titman và Wessel, 1988;
Sritharan, 2014) ROA được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập sau thuế trên tổng tài sản.
Lý thuyết trật tự phân hạng lựa chọn mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và tỷ lệ đòn bẩy tài chính, trong khi lý thuyết đánh đổi lựa chọn mối quan hệ cùng chiều giữa hai biến số (Modigliani và Miller, 1984; Myers và Majluf, 1984) Tuy nhiên, Amidu (2007), Al-Mutairi và Naser (2015) chỉ ra rằng khả năng sinh lời có ảnh hưởng bất lợi đến đòn bẩy của ngân hàng thương mại.
Nợ xấu là thước đo RRTD ngân hàng và đo bằng tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ cho vay khách hàng Tỷ lệ nợ xấu cao chỉ ra khả năng yếu kém của các ngân hàng đối với công tác quản lý RRTD (Beck và cộng sự, 2013) Theo Abedifar và cộng sự
(2013) các chỉ số RRTD chỉ một phần phản ánh chất lượng của danh mục cho vay, vì sự thay đổi của các ngân hàng có thể là do chính sách nội bộ khác nhau liên quan đến phân loại cho vay, dự trữ bắt buộc Ngân hàng với khoản lỗ lớn phải tăng vốn của mình để phù hợp với yêu cầu quản lý và giảm thiểu rủi ro vỡ nợ.
Thước đo quy mô của ngân hàng thương mại là logarit tự nhiên (Ln) của tổng tài sản của ngân hàng đó cũng được sử dụng trong các cuộc điều tra thực nghiệm trước đây (Sritharan, 2014; Assfaw, 2019b) Các phát hiện thực nghiệm của Amidu
(2007), Avci và Çatak (2016) cho rằng quy mô ngân hàng có ảnh hưởng thuận chiều đến đòn bẩy của các ngân hàng Các ngân hàng lớn có uy tín hơn trên thị trường nợ và có xác suất phá sản thấp hơn Do đó, chi phí nợ của họ thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ.
Lạm phát được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm (Frank và Goyal, 2009) Về mặt lý thuyết, ảnh hưởng của lạm phát đến mức nợ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của một quốc gia Lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại (Anarfo, 2015; Avci và Çatak, 2016).
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán và báo cáo thường niên (BCTN) của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam và 11 NHTM Thái Lan trong giai đoạn 2010 – 2020. Tiêu chí là lựa chọn mẫu là các ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả HĐKD, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra dữ liệu còn được thu thập từ ngân hàng thế giới (WB), website của các NHTM, NHTW… Dữ liệu sử dụng được so sánh và đối chiếu với nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo độ tin cậy, chính xác.
Bảng 3.3 Thống kê số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ %
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu của tác giả
Phương pháp xử lý số liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập vào file Excel và được hiệu chỉnh, mã hóa trên file này Bước tiếp theo là nghiên cứu tiến hành làm sạch dữ liệu nhằm phát hiện các sai sót, các ô trống thiếu thông tin, sai thông tin và tiến hành hoàn thiện ma trận dữ liệu Sau đó, sử dụng phần mềm STATA 12 để tính toán và xử lý dữ liệu theo mô hình.
Phân tích tương quan cung cấp cái nhìn ban đầu về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình, kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như giữa các biến phụ thuộc với nhau Cần xác định tầm quan trọng của mỗi nhân tố khi chúng được sử dụng đồng thời trong mô hình, vì vậy, phải loại bỏ mối quan hệ giữa các nhân tố Áp dụng phương pháp phân tích tương quan để xác định sự liên kết giữa các nhân tố giải thích Phân tích này dựa trên ma trận tương quan (correlation matrix).
3.4.3 Ước lượng mô hình dữ liệu bảng Ước lượng tham số hồi quy cho mô hình các nhân tố tác động với các mô hình bình phương nhỏ nhất (OLS), hiệu ứng cố định (FEM), hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và GMM để có phương trình tốt nhất thể hiện mối quan hệ của các nhân tố (Nguyễn Quang Dong, 2013).
3.4.4 Hồi quy mô hình GMM và kiểm định giả thuyết
Arellano và Bover (1995), Blundell và Bond (1998) đã đề xuất công cụ ước tính GMM hệ thống để giải quyết các vấn đề với GMM khác biệt Có một số lợi thế khi sử dụng ước tính GMM hệ thống: Các biến giả thời gian có thể được đưa vào để kiểm soát các hiệu ứng theo thời gian cụ thể và để loại bỏ sự phụ thuộc chéo trong dữ liệu Trong trường hợp dữ liệu bảng điều khiển không cân bằng, Roodman
(2009) chỉ ra rằng tốt hơn là sử dụng GMM hệ thống và tránh ước tính GMM khác biệt Tuy nhiên, GMM hệ thống cũng có hai điểm yếu Đầu tiên, GMM hai bước thực hiện ước tính các lỗi tiêu chuẩn có xu hướng sai lệch Để giải quyết vấn đề này, Windmeijer (2005) đã sử dụng hiệu chỉnh mẫu hữu hạn cho ma trận hiệp phương sai hai bước Roodman (2009) cho thấy độ phân giải này giúp ước tính GMM hai bước hiệu quả hơn một bước bằng cách đặc biệt với phương pháp hồi quy GMM hệ thống Chỉ số Hansen (1982) được sử dụng để kiểm tra tính hợp lệ của các biến công cụ.
Các giả thuyết nghiên cứu sẽ được tiến hành kiểm định thông qua dữ liệu nghiên cứu của phương trình hồi quy được xây dựng Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value tương ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 90%, 95% và 99%, giá trị p-value sẽ được so sánh trực tiếp với giá trị 0,1;0,05 và 0,01 để kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu Để đánh giá sự quan trọng của các nhân tố ta xem xét hệ số hồi quy tương ứng trong phương trình hồi quy bội được xây dựng từ dữ liệu nghiên cứu.
Trong chương này, luận án đã trình bày chi tiết cơ sở đề xuất 07 giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan bao gồm: Các khoản ngoại bảng, sự ổn định ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng, lạm phát và tăng trưởng kinh tế Mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết đại diện (Modigliani và Miller, 1984; Myers và Majluf, 1984), lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn Phân tích thực nghiệm được thực hiện bằng mô hình dữ liệu bảng năng động, cụ thể là phương pháp SYS -GMM của Arellano và Bover (1995), Hansen
(1999) với biến trễ đòn bẩy tài chính Dữ liệu tài chính được sử dụng trong luận án được thu thập từ các báo cáo tài chính (BCTC) đã được kiểm toán và báo cáo thường niên (BCTN) của 28 ngân hàng thương mại Việt Nam và 11 NHTM TháiLan Trong khi đó, dữ liệu kinh tế vĩ mô được trích xuất từ ngân hàng thế giới(World Bank) Nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu cho giai đoạn 2010 – 2020.
THỰC TRẠNG TỶ LỆ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Giới thiệu khái quát về hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt
4.1.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Ngày 24/5/1990, chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký sắc lệnh công bố hai pháp lệnh: một là pháp lệnh NHNN Việt Nam, hai là pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính, giá trị hiệu lực từ ngày 1/10/1990 Theo quy định của hai pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức gần như hệ thống ngân hàng ở các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới, tức là hệ thống ngân hàng hai cấp: NHNN thực hiện chức năng QLNN và phát hành tiền, các NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, hiện nay hệ thống các TCTD tại Việt Nam gồm: hệ thống ngân hàng, các tổ chức phi tín dụng ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và văn phòng đại điện của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam Trong đó hệ thống ngân hàng (bao gồm NHTM, NH Chính sách, NH Hợp tác xã) đã có sự lớn mạnh vượt bậc về quy mô, số lượng và chất lượng hoạt động.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam
Ngân hàng Ngân hàng chính Ngân hàng hợp thương mại sách tác xã
Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng 100% Ngân hàng liên thương mại Nhà nước thương mại cổ phần vốn nước ngoài doanh
Hình 4.1: Cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến ngày 31/12/2020, Việt Nam có 7 NHTM Nhà nước (gồm cả các NHTMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và các NHTM được NHNN mua lại với giá 0 đồng), 28 NHTM Cổ phần, 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng liên doanh, các ngân hàng chính sách (Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Việt Nam), và 1 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Điểm nổi bật trong quá trình cơ cấu ngành ngân hàng giai đoạn 2010 - 2020 là
2 đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm “Đề án Cấu trúc lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015” (Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012) và đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” (Quyết định số 1058/QĐ – TTg ngày 19/7/2017) Mục tiêu của 2 đề án này là lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng sau giai đoạn phát triển nóng trước đó.
*Bao gồm cả các NHTMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và NHNN mua lại 0 đồng
Biểu đồ 4.1 Số lượng các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 1991 – 2020
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ NHNN Việt Nam (2021) Quá trình thực hiện 2 đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ghi nhận kết quả như sau: Năm 2012, 9 NHTM quy mô nhỏ được đưa vào chương trình tái cơ cấu bắt buộc thông qua các biện pháp hợp nhất (SCB, Ficombank, TinnghiaBank), sáp nhập(Habubank vào SHB) và tự tái cơ cấu (TienphongBank, TbtBank, Navibank,
Westernbank và GP Bank) Hệ thống các ngân hàng thương mại đã thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ của thời điểm năm 2011- 2012, thanh khoản được cải thiện, nguồn vốn được chủ động cân đối, nợ xấu được xử lý thuận chiều từ nội lực của các ngân hàng, năng lực quản trị và tài chính của một số ngân hàng tăng lên. Đến cuối năm 2015, thông qua hình thức mua bán và sáp nhập (M&A), một số ngân hàng được cơ cấu lại như Sacombank-Southernbank, Vietinbank-PGBank, BIDV–MHB (2 NHTMCP thuộc sở hữu Nhà nước), Vietcombank-SaigonBank, MaritimeBank-MekongBank, EximBank- NamAbank Đồng thời NHNN đã mua lại
3 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém (VNCB, OceanBank và GPBank) và đổi tên các ngân hàng này thành NHTM Một thành viên Do vậy, năm 2015 ghi nhận số lượng NHTM Cổ phần thuộc sở hữu nhà nước tăng lên 7, NHTMCP giảm xuống còn 28 ngân hàng Giai đoạn 2016 – 2020, toàn hệ thống ngân hàng có sự chuyển biến thuận chiều trong quá trình xử lý nợ xấu, nhiều cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn xử lý nợ xấu đã phát huy tác dụng Các NHTM tăng cường tự xử lý nợ xấu, giảm bán nợ cho VAMC, phối hợp với VAMC tập trung thu hồi nợ đã bán. Giai đoạn này không có hoạt động mua bán sát nhập và không xảy ra trường hợp vỡ nợ Số lượng các NHTM được giữ ổn định đến nay.
Quá trình áp dụng Hiệp ước vốn Basel II đã làm các ngân hàng trong giai đoạn này có sự phân hóa làm 2 nhóm: nhóm các ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II và nhóm các ngân hàng tiếp tục tái cơ cấu Đến thời điểm cuối năm 2020, đã có 18 ngân hàng được công nhận áp dụng chuẩn Basel II theo Thông tư 41/2016/TT- NHNN gồm MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, VPBank, TPBank, VietBank, VietCapitalBank, LienVietPostBank, NamABank, SeABank, BIDV, Vietcombank, Standard Chartered Việt Nam, ShinhanBank Tuy nhiên, trong số này nhiều ngân hàng chưa đáp ứng cả 3 trụ cột của Basel II (mới có VIB,Vietcombank, SeABank, VPBank, TPBank, MSB, VietCapitalBank) Những ngân hàng này đã xử lý được nợ tồn đọng, tập trung phát triển tín dụng giúp lợi nhuận tiếp tục bứt tốc mạnh mẽ, hệ số NIM vẫn được duy trì ở mức cao.
Tại Việt Nam, Chính phủ và ngành ngân hàng đã đưa ra những định hướng và mục tiêu cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng (DVNH) trong giai đoạn năm đến mười năm tới Phấn đấu đến năm 2030, bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lượng, thực hiện tài chính toàn diện, đóng góp thuận chiều cho phát triển bền vững Với quan điểm của Chính phủ coi hệ thống tiền tệ, ngân hàng và hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) là huyết mạch của nền kinh tế, tiếp tục giữ vai trò trọng yếu trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam, các TCTD trong nước đóng vai trò chủ lực, chủ đạo trong việc huy động và phân bổ vốn tín dụng, cung ứng sản phẩm, DVNH phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước; ngày 08/08/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nội dung chiến lược nhấn mạnh định hướng phát triển hệ thống các TCTD theo hướng: các TCTD trong nước đóng vai trò chủ lực; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025; năng động, sáng tạo để thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa; đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi người dân và doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các dịch vụ tài chính, ngân hàng có chất lượng, đóng góp thuận chiều cho phát triển bền vững.
Chiến lược nêu rõ mục tiêu phát triển hệ thống ngân hàng nói chung và các NHTM tại Việt Nam nói riêng, bao gồm: a Giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng
Quan điểm của Chính phủ thực hiện giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ tổng tín dụng theo lộ trình chậm nhất đến năm 2030 các NHTM tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ, khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Đây cũng là định hướng của NHNN trong những năm gần đây và được đề cập đến trong Thông tư số
42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú Thông tư này nhằm cụ thể hóa quan điểm của Chính Phủ và từng bước thực hiện chuyển đổi quan hệ huy động – cho vay sang quan hệ mua – bán ngoại tệ. b Đẩy mạnh phát triển TTKDTM, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/
2016 về việc phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 –
2020 theo đó mực tiêu cụ thể cuối năm 2020 giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán xuống dưới 10% Ngày 24/2/2018, Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng với dịch vụ công như: thuế, điện, nước, học phí, viện phí, nhằm tạo ra chuyển biến rõ nét hơn thay đổi quan diểm nhận thức của người dân và doanh nghiệp Triển khai đề án thanh TTKDTM NHNN đã ban hành bộ tiêu chuẩn về thẻ chip nội địa cho thẻ ATM và tiêu chuẩn cơ sở đặc tả kỹ thuật của QR Code trong lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu về đẩy mạnh thanh TTKDTM, tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán. c Tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các tổ chức tín dụng cung ứng tới người dân và doanh nghiệp
Bám sát các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, văn bản chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN nêu lên định hướng về việc hỗ trợ doanh nghiệp (đặc biệt là
DNNVV) và người dân tiếp cận kịp thời với các dịch vụ tài chính, ngân hàng nhằm đảm bảo nguồn vốn phục vụ SXKD Theo đó, các NHTM cần tập trung thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với các nhóm dân cư chưa hoặc ít có điều kiện tiếp cận với các DVNH truyền thống, đặc biệt là dân cư ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn Đối với doanh nghiệp, các NHTM cũng cần đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng, phối hợp với các đối tác thuộc nhiều lĩnh vực để cung cấp sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng cho các DNNVV Bên cạnh đó, NHTM cần tinh giản hóa quy trình xét duyệt và cấp tín dụng, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại để xử lý nhanh chóng và chính xác các giao dịch d Phát triển hệ thống các TCTD phù hợp với điều kiện KT-XH và thực trạng của hệ thống qua từng giai đoạn
Giai đoạn 2018 - 2020: Tiếp tục tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý căn bản và triệt để vấn đề nợ xấu và giảm số lượng các TCTD yếu kém theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính của các TCTD; Từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các NHTM Theo đó, phấn đấu đến cuối năm 2020 hệ thống NHTM tại Việt Nam sẽ đạt chuẩn Basel II, có ít nhất 1-2 ngân hàng lọt vào top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực Châu Á; Hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các NHTMCP trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.
Thực trạng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010 – 2020
Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010 – 2020
Trong cấu trúc vốn của các NHTM Thái Lan và Việt Nam, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NHTM luôn nhỏ hơn 15% và các khoản nợ của NHTM chủ yếu vốn huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế Mặt bằng lãi suất được cácNHTW điều chỉnh linh hoạt nhằm đảm bảo hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng và tăng trưởng kinh tế, đồng thời giữ ổn định giá trị đồng tiền một cách hợp lý Đối với
NHTM tại Việt Nam, tỷ lệ này vốn chủ sở hữu luôn dưới 10% và có sự biến động không đáng kể trong giai đoạn 2010-2020 Trong khi đó, nguồn vốn huy động luôn có mức tăng trưởng cao hơn tăng trưởng tín dụng nên rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng được đảm bảo cao hơn nhiều so với mức giới hạn trong quy định của NHNN (tối đa 85% với tất cả các TCTD) Tỷ lệ nợ của các NHTM tại Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ kể từ năm 2017 từ mức 92,9% xuống còn 92,5% Có thể thấy, nhu cầu vốn huy động của các NHTM tại Việt Nam là rất lớn để phục vụ nhu cầu vốn của cá nhân, doanh nghiệp trước yêu cầu đảm bảo mục tiêu phát triển KT-
XH của chính phủ Tuy nhiên, việc tăng tỷ lệ nợ cao như hiện này làm xuất hiện mối lo ngại từ các vấn đề sử dụng vốn của các NHTM; trong đó, tập trung vào tăng trưởng tín dụng, hoạt động đầu tư, chuyển đổi mô hình kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh, QTRR và sự ổn định của các NHTM Tại Việt Nam, việc tăng tỷ lệ sở hữu NĐT nước ngoài gặp nhiều rào cản bởi quyết định 58/2016/QĐ-TTg và mặc dù đac được thay thế bởi quyết định 22/NQ-CP ngày 2/7/2021 nhưng Nhà nước vẫn phải sở hữu ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại các NHTM Nhà nước trong giai đoạn 2021-2025. Đòn bẩy tài chính
0.800 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Biểu đồ 4.3.Tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan. Ở chiều ngược lại, các NHTM Thái Lan lại có xu hướng tăng vốn chủ sở hữu, xu hướng này thể hiện rõ rệt kể từ năm 2014 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng từ 9,8% trong năm 2014 lên đến 15.2% trong năm 2020 Các NHTM chủ yếu tăng tỷ lệ sở hữu của NĐT ngoại trong ngắn hạn Rõ ràng, nhu cầu cần sự hỗ trợ của các NĐT có tiềm lực tài chính mạnh như khối ngoại là rất lớn giúp các NHTM Thái Lan tăng quy mô vốn chủ sở hữu, tăng năng lực tài chính, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu. Mặc dù vậy, việc giảm sâu tỷ lệ nợ cũng phản ánh thực tế về vấn đề tăng trưởng nóng, giải quyết những hậu quả của RRTD và giảm năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của các NHTM Thái Lan Đồng thời, đây cũng là dấu hiệu của việc thuận chiều chuyển đổi hoạt động kinh doanh truyền thống sang các hoạt động phi truyền thống của họ.
Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến thị trường BĐS Thái Lan bước vào giai đoạn khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Châu Á Các TCTD tại Thái Lan khi đó gặp phải vấn đề về kiểm soát tín dụng, tín dụng nới lỏng, tỷ giá thả nổi, dẫn đến BĐS tăng nóng và suy thoái Có thể thấy rằng hệ thống ngân hàng của Thái Lan chao đảo nghiêm trọng nguyên nhân chính là do kiểm soát đòn bẩy tài chính lỏng lẻo, bắt buộc phải tái cấu trúc khắc nghiệt để vượt qua khủng hoảng và hoạt động ổn định hơn Trong hơn 20 năm qua, các NHTM lớn ở Thái Lan đã và đang lấn sâu vào cuộc đua tăng lãi suất để phản ứng trước các đợt tăng lãi suất liên tiếp của Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT), làm cho chi phí tài chính của doanh nghiệp gia tăng rốt cục sẽ gây áp lực thêm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như người tiêu dùng vào thời điểm kinh tế Thái Lan gặp khó khăn, tăng trưởng thấp và thiếu động lực do lạm phát ở mức rất thấp, thậm chí xảy ra hiện tượng thiểu phát kể từ năm 2015 Các ngân hàng thương mại lớn khác đi theo hướng tương tự do chi phí tăng khi lãi suất ngắn hạn trên thị trường cao hơn Một số lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào chi phí vốn và các khoản vay lớn bị ảnh hưởng nhiều nhất, bao gồm xây dựng, phát triển BĐS, công nghiệp điện tử, năng lượng tái tạo và hóa dầu Phần lớn những doanh nghiệp này có nguồn vốn và dòng tiền nhỏ hơn và có khả năng phải đối mặt với tình trạng khan hiếm thanh khoản do lãi suất tăng Việc nợ xấu gia tăng khiến vốn thực của các NHTM Thái Lan đã bị suy giảm Các ngân hàng thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất dẫn đến thị trường BĐS đóng băng, dự án không thể triển khai do thiếu vốn, trong khi vốn cho hoạt động sản xuất tiêu dùng còn rất hạn chế Việt Nam hiện nay đang gặp tình trạng tương tự như Thái Lan những năm 1997 và hậu quả của nó đến nền kinh tế Thái Lan ngày nay Cũng giống Thái Lan, VAMC mua lại nợ xấu từ các TCTD bằng giá trị sổ sách, VAMC phát hành trái phiếu cho ngân hàng Ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho khoản nợ xấu này hàng năm Khi trái phiếu hết hạn trong 5 năm thì nợ xấu không xác lập Đồng thời, thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS bằng cách bơm các gói tín dụng ra thị trường để người mua vay trung hạn với lãi suất thấp T hị trường BĐS Việt Nam kỳ vọng sẽ vượt qua được khủng hoảng để đi lên bền vừng hơn, chuyên nghiệp định hướng 2025 và tầm nhìn 2030.
Thị trường TPDN của Việt Nam còn rất non trẻ, đang định hình, hệ thống pháp luật bảo vệ NĐT chưa chặt chẽ, trong khi tuyệt đại đa số NĐT không có bất cứ thông tin gì về đơn vị phát hành, không quan tâm đến mức độ rủi ro khi mua trái phiếu, trong đó nhận thức và kinh nghiệm đại bộ phận người dân vẫn còn hạn chế TPDN phát triển quá nóng do NĐT có nhu cầu đầu tư lớn, trong khi các doanh nghiệp lại có nhu cầu huy động vốn cao, khiến cho việc sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua các khoản vay ngân hàng lớn, thậm chí là lạm dụng đòn bẩy tài chính Hậu quả là thị trường này đến lúc phải điều chỉnh, giá trái phiếu sụt giảm khiến NĐT thua lỗ, doanh nghiệp không thanh toán được lãi gốc trái phiếu đến hạn khiến NĐT tư hoang mang, mất phương hướng, trong khi lãi suất ngân hàng không ngừng gia tăng do CSTT của NHNN nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường dẫn đến nợ xấu tăng cao, rủi ro ngân hàng vì thế mà gia tăng và đã có NHTM đã thuộc diện kiểm soát đặc biệt của NHNN Vấn đề trái phiếu và tín dụng BĐS đã khiến cho các NHTM phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, cấu trúc lại vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Trong những năm gần đây, các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan đã thuận chiều đẩy mạnh hoạt động tăng vốn thông qua chia cổ tức, phát hành riêng lẻ cho NĐT hiện hữu, phát hành trái phiếu riêng lẻ… Tuy nhiên, hình thức này vẫn chiếm tỷ trọng trung bình rất nhỏ so với các khoản tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế
(chiếm trung bình xấp xỉ 92% tổng vốn huy động) Xét mặt bằng chung, vốn của nhiều NHTM vẫn còn mỏng Các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan vẫn đang chịu áp lực tăng vốn lớn để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II Nhiều NHTM đã tăng mạnh vốn tự có bằng nhiều biện pháp khác nhau như phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài để tăng vốn cấp 2, không chia cổ tức để bổ sung vốn tự có hoặc tăng vốn điều lệ theo hai hình thức phổ biến là trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Ngoài ra, một số NHTM cũng xây dựng kế hoạch tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành các trái phiếu dài hạn Một số NHTM khá thành công với việc phát hành trái phiếu dài hạn Tại Việt Nam, các NHTM có vốn chủ sở hữu nhà nước có áp lực tăng vốn càng lớn và kéo dài do hiện tại CAR của các NHTM này đã tiệm cận mức 9%, nếu áp dụng Basel II, CAR sẽ giảm xuống dưới 8% Nhìn chung có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của NHTM và Thái Lan vẫn đang được đánh giá tương đối an toàn và các tỷ lệ đảm bảo an toàn thanh khoản cải thiện đáng kể.
Nhìn chung, tỷ lệ đòn bẩy tài chính NHRM đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực, sức khoẻ tài chính và giám sát hoạt động của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan Tầm quan trọng này được thể hiện ở chỗ việc cân đối tỷ lệ an toàn vốn và cân đối giữa huy động vốn và cho vay và đóng góp vào tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của các NHTM Thực tế, các NHTM có áp lực tăng vốn càng lớn trong lộ trình hướng tới Basel II, sự mất cân đối về cơ cấu thời hạn vốn tín dụng, cũng như việc sử dụng quá mức nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của một số NHTM tại Việt Nam và Thái Lan có thể gây ra những bất ổn trên thị trường tín dụng Hoạt động huy động vốn tiền gửi dân cư ngày càng gặp nhiều khó khăn trong khi hoạt động tăng vốn thông qua chia cổ tức, phát hành riêng lẻ cho NĐT hiện hữu, phát hành trái phiếu riêng lẻ chưa phát huy hiệu quả đúng tiềm năng của nó Tỷ lệ các khoản nợ xấu gia tăng nhất là trong bối cảnh bất ổn chính trị, căng thẳng thương mại Mỹ Trung, sự bùng phát dịch bệnh đó là thách thức trong ngành lớn đối với sự an toàn của hệ thống NHTM Việt Nam và Thái Lan trong khi mô hình QTRR của các NHTM chưa thực sự phát huy hết năng lực và hiệu quả, bước tiến tới chuẩn Basel II vẫn còn chậm Những cú sốc do thâm dụng tín dụng BĐS và sở hữu chéo ngân hàng dẫn đến ngành ngân hàng phải đối mặt với khủng hoảng nợ xấu và cơ cấu lại hệ thống buộc Ngân hàng Nhà nước luôn thận trọng với tín dụng BĐS Thực tế hiện nay, việc tăng tỷ lệ nợ cao của các NHTM làm xuất hiện mối lo ngại từ các vấn đề sử dụng vốn của các NHTM; trong đó, tập trung vào tăng trưởng tín dụng, hoạt động đầu tư, chuyển đổi mô hình kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh, QTRR và sự ổn định của các NHTM Đối với chính phủ và NHNN với chức năng điều tiết, giám sát thì việc giảm sâu tỷ lệ nợ trên tài sản tức là tỷ lệ đòn bẩy tài chính của hệ thống NHTM giảm cũng phản ánh thực tế về vấn đề tăng trưởng nóng, giải quyết những hậu quả của RRTD và giảm sự an toàn của hệ thống tài chính và phát triển kinh tế, nhất là những ngành kinh tế mũi nhọn Việc giải quyết bài toán về tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM nhằm tăng cường vai trò của nó đối với đảm bảo bảo sự ổn định hệ thống tài chính, mục tiêu phát triển KT-XH, góp phần thúc đẩy hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế là vấn đề phức tạp yêu cầu các giải pháp đồng bộ toàn diện từ phía các NHTM, NHNN và các
Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2020
Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010 - 2020
4.3.1 Thực trạng các khoản ngoại bảng của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nhìn chung, các hoạt động ngoại bảng của các NHTM ngày càng phổ biến và đã được sử dụng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh cả ở Việt Nam và Thái Lan.
Tỷ lệ các tài sản ngoại bảng so với các tài sản nội bảng của các NHTM Thái Lan duy trì ở mức tăng trưởng ổn định và vượt trội so với các NHTM tại Việt Nam Giai đoạn 2010-2015 chứng kiến khoảng cách giữa tài sản ngoại bảng giữa các NHTM của 2 quốc gia có xu hướng thu hẹp dần và định điểm kết thúc ngày 31/12/2015, tỷ lệ tài sản ngoại bảng/ tài sản nội bảng của NHTM tại Việt Nam với tỷ lệ 7% đã vượtThái Lan (6.2%) Tuy nhiên, kể từ đó về sau các NHTM Thái Lan luôn chiếm ưu thế về tỷ lệ tài sản ngoại bảng, liên tục tăng và đạt ngưỡng cao nhất 8.03% Trong khi đó, các NHTM có tỷ lệ tài sản ngoại bảng liên tục giảm có sự phục hồi đáng kể, song chỉ đạt 6.01% trong năm 2020.
Tỷ lệ các khoản ngoài bảng/tài sản
0.00% Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ các khoản ngoại bảng của các NHTM tại Việt Nam và Thái
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan Tại Việt Nam, quy mô các tài sản ngoại bảng khác nhau giữa các NHTM và các NHTMCP Nhà nước có quy mô tài sản ngoại bảng cao hơn đáng kể so với các NHTM tư nhân Tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên tài sản nội bảng của các của Agribank khá thấp chỉ xấp xỉ 2% Tỷ lệ tài sản ngoại bảng/nội bảng của Vietinbank và Vietcombank BIDV duy trì tỷ lệ dao động từ 9- 17% Như vậy nhóm các NHTM Nhà nước và một số NHTM có quy mô tài sản lớn như Quân Đội, Techombank, VPBank, TPBank thực hiện nhiều loại hình và với quy mô giao dịch ngoại bảng lớn hơn trong toàn hệ thống Ngược lại, các NHTM có quy mô nhỏ thường tỷ trọng tương đối thấp đối với giao dịch ngoại bảng Có thể nhận thấy các NHTM có quy mô càng lớn, hoạt động càng đa dạng sẽ có xu hướng duy trì các hoạt động ngoại bảng càng nhiều So với nhóm các NHTM Nhà nước thì nhóm các NHTM còn lại duy trì tỷ lệ tài sản ngoại bảng trên tài sản nội bảng trung bình cao hơn Mặc dù vậy, tỷ lệ này tại các NHTM không đồng đều và cũng chưa cho thấy sự ổn định.
Các NHTM tại Việt Nam có xu hướng ưu tiên chiến lược đối với các giao dịch ngoại bảng với sự phân hoá rõ rệt Nhóm hoạt động ngoại bảng được ưa thích nhất là các hoạt động liên quan đến hối đoái bao gồm ngoại tệ và chứng từ bằng ngoại tệ và các cam kết giao dịch hối đoái Nhóm hoạt động ngoại bảng phổ biến thứ hai là nhóm liên quan đến các cam kết, bảo lãnh, cho vay, cho vay không hủy ngang Hai nhóm hoạt động này chiếm tới 85- 100% các hoạt động ngoại bảng tại các NHTM. Nhóm còn lại liên quan đến thư tín dụng, hoạt động hoán đổi lãi suất và các cam kết khác chiếm tỷ trọng tương đối thấp.
Các hoạt động ngoại bảng tại các NHTM tại Việt Nam tập trung chủ yếu ở hai hoạt động là bảo lãnh và cam kết L/C và hoạt động bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao nhất Một số NHTM chỉ thực hiện bảo lãnh mà không thực hiện các hoạt động khác. Theo Thông tư 13/2017/TT-NHNN được ban hành nhằm sửa đổi một số điều củaThông tư 07/2015/TT-NHNN, các loại hình bảo lãnh hiện đang được NHTM cung ứng bao gồm: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh đối ứng Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận NHTM một khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các NHTM các NHTMCP nhỏ NHTMCP có quy mô lớn cung ứng tương đối đa dạng các loại hình bảo lãnh Ngược lại, các NHTM có quy mô nhỏ hơn chỉ tập trung cấp bảo lãnh thanh toán hay cung ứng bảo lãnh dự thầu.
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Thư tín dụng Bão lãnh thanh toán hợp đồng Cam kết giao dịch tương lai
Biểu đồ 4.5 Cơ cấu các khoản ngoại bảng của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia bao gồm UCP
600, ISBP 681, eUCP 1.1 và URR 525 1995, Luật các TCTD năm 2010, Quyết định 711/2001/QĐ-NHNN về thư tín dụng trả chậm, Thông tư 41/2016/ TT-NHNN. Hoạt động cung ứng cam kết L/C vẫn là thế mạnh của NHTM nhà nước, chỉ có số ít NHTM tư nhân có tỷ lệ cung ứng L/C tương đối, đa số các NHTM khác có cung ứng L/C nhưng tỉ trọng vẫn thấp hơn so với hoạt động bảo lãnh Hoạt động cung ứng các cam kết cho vay không huỷ ngang chỉ được một số ít các NHTM thực hiện. Các hoạt động giao dịch phái sinh và các cam kết giao dịch hối đoái tuân thủ theo Pháp lệnh Ngoại hối (2013), Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày 2/10/2015 Các giao dịch phái sinh vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong các giao dịch ngoại bảng liên quan đến ngoại hối, hợp đồng hoán đổi tiền tệ được sử dụng phổ biến nhất, tiếp đến là các hợp đồng kì hạn, trong khi đó hợp đồng quyền chọn không được ưa chuộng Đối với các khoản nợ xấu ngoại bảng: Thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thốngTCTD giai đoạn 2011- 2015” và Quyết định số 986/QĐ-TTg năm 2018, nợ xấu của các NHTM đã được xử lý một bước căn bản, nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát.Nhưng tại một số NHTM, tỷ lệ nợ ngoại bảng vẫn còn ở mức cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ RRTD Các NHTM quy mô nhỏ và vừa có tỷ lệ dư nợ ngoại bảng vào đầu thấp hơn so với các NHTM cổ phần có vốn của Nhà nước nhưng lại có xu hướng tăng và mức độ rủi ro từ những khoản mục này có xu hướng tăng lên rõ rệt.
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Thư tín dụng Bão lãnh thanh toán hợp đồng Cam kết giao dịch tương lai
Biểu đồ 4.6 Cơ cấu các khoản ngoại bảng của các NHTM Thái Lan giai đoạn 2010 – 2020
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM tại Việt Nam và Thái Lan
Cũng giống như NHTM tại Việt Nam, các NHTM Thái Lan có xu hướng ưu tiên chiến lược đối với các giao dịch ngoại bảng như các hoạt động liên quan đến hối đoái bao gồm ngoại tệ và chứng từ bằng ngoại tệ và các cam kết giao dịch hối đoái trong giai đoạn 2010-2020 Tỷ trọng các khoản này có xu hướng tăng kể từ năm 2012, từ mức chiếm 33,5% các tài sản ngoại bảng lên mức 75,89% trong năm
2020 Mức tỷ trọng này thấp hơn so với các NHTM tại Việt Nam Tỷ trọng nhóm liên quan đến các cam kết, bảo lãnh giảm từ mức 45,14% trong năm 2012 xuống còn 13% trong năm 2020 Hai nhóm cam kết giao dịch tương lai và bão lãnh thanh toán hợp động hoạt động này chiếm tới 85- 100% các hoạt động ngoại bảng tại các NHTM Thái Lan Nhóm còn lại liên quan đến hoạt động hoán đổi lãi suất và các cam kết khác chiếm tỷ trọng tương đối thấp Mặc dù vậy, vẫn cao hơn nhiều so với các NHTM tại Việt Nam.
Hoạt động tín dụng đang gặp khó khăn, thực tế lãi suất huy động có thời gian tăng đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp, do đó mà hoạt động ngoại bảng là tiềm năng tạo ra lợi nhuận, hạn chế rủi ro cho các NHTM Đa dạng hóa SPDV NHTM từ nội bảng đến ngoại bảng để theo kịp chuẩn mực quốc tế là tất yếu và quan trọng QTRR của các NHTM cả Việt Nam và Thái Lan vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế cho nên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, cho nên quy trình QTRR hoạt động kinh doanh NHTM vẫn chưa hoàn thiện cũng như chưa đủ để có thể quản lý được các rủi ro hiện tại, chủ yếu là hoạt động nội bảng Hầu hết các NHTM coi mảng QTRR chỉ là hoạt động hỗ trợ Nguồn nhân lực không đủ cho công tác QTRR, chất lượng chuyên môn của đội ngũ QTRR còn chưa cao Hệ thống CNTT hiện nay còn hạn chế, các phần mềm sử dụng trong NHTM như Core banking còn chưa thực sự phát triển, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn Công tác kiểm toán nội bộ tham gia vào quy trình QTRR mà chưa thực sự hoạt động độc lập đúng như vai trò kiểm soát viên như các nghiệp vụ khác của NHTM Mặc dù vậy, Việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xếp hạng nội bộ là tiền đề để phát triển công cụ phái sinh tín dụng và việc sử dụng các công cụ này là giải pháp hiệu quả cho các NHTM
4.3.2 Thực trạng sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt
Nam và Thái Lan Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới 2008 đã khiến nhiều NHTM đứng trước nguy cơ phá sản cao trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, thanh khoản NHTM kém, huy động vốn gặp khó khăn, lợi nhuận của hệ thống ngân hàng giảm sút Nhờ nổ lực cả hệ thống NHTM và sự điều hành CSTT của NHTW thì chỉ số rủi ro (z-score) của các NHTM và Thái Lan nhìn chung đang trên đà tăng và đạt ngưỡng an toàn Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng chống đỡ thành công với khủng hoảng kinh tế Đối với Việt Nam, trong hoàn cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng cao, nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng chững lại, tuy nhiên vẫn duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới trên đà suy thoái, hệ thống ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, nâng cao mức an toàn vốn, phân tán rủi ro, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực QTRR hệ thống. Toàn hệ thống ngân hàng bắt đầu hoạt động ổn định trở lại sau chuỗi thời gian khó khăn, dư nợ có xu hướng tăng manh, huy động vốn có nhiều hướng thuận chiều, đi kèm theo đó là rủi ro nợ xấu buộc NHTM phải nâng cao mức DPRR Giai đoạn 2012-2015, chứng kiến tỷ lệ nợ xấu tăng cao và vượt ngưỡng cho phép theo quy định Thông tư 02 của NHNN và tiêu chuẩn Basel II Chỉ số sự ổn định (Z-score) có xu hướng giảm từ 31,56 năm 2012 xuống còn 24,68 vào năm 2015, tỷ lệ này cho thấy mặc dù một số NHTM đối diện với nguy cơ rủi ro, thực tế đã có có số NHTM sát nhập trong giai đoạn này Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao, trích lập dự phòng tăng, tín nhiệm của NHTM giảm là do môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn làm giảm khả năng trả nợ của người vay khiến chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng suy giảm Trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta vẫn đối diện với tình trạng lạm phát cao, đồng thời chịu tác động ngược chiều của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tái lặp lạm phát cao làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, thị trường BĐS đóng băng, tình trạng thất nghiệp tràn lan, khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong SXKD và làm tăng nợ xấu của các TCTD Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như tình trạng tăng trưởng tín dụng quá mức và tập trung vào một số ngành, sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài quốc gia, hiệu quả của hoạt động giám sát hệ thống, ảnh hưởng từ những cú sốc bên ngoài cũng khiến nợ xấu NHTM tăng cao Những TCTD có tỷ lệ tài sản có khác cao, các khoản phải thu và lãi dự thu lớn là những tổ chức tài chính không thật sự khỏe mạnh.
0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Biểu đồ 4.7 Sự đổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM
Từ năm 2016 trở đi, mặc dù chỉ số Z-score có xu hướng giảm, điều này phản ánh rủi ro hoạt động của hệ thống các NHTM tại Việt Nam vẫn còn thường trực,trong bối cảnh mà tăng trưởng tín dụng vẫn phải duy trì tốc độ cao trở lại để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế Thực tế cho thấy, các NHTM yếu kém và nợ xấu ngoại bảng vẫn còn đó, hệ thống NHTM đang phải tiếp tục giải quyết triệt để các vấn để lịch sử để lại, thách thức lớn đối với các NHTM trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá chính là chiến lược huy động thêm vốn chủ sở hữu và hướng tới các chuẩn mực quản trị NHTM hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế Tín dụng giai đoạn này tăng trưởng tốt và đặc biệt là tăng mạnh ở các lĩnh vực có lãi suất cho vay cao đã giúp các NHTM cải thiện đáng kể lợi nhuận của mình Sau nhiều năm đẩy mạnh chiến lược mở rộng cho vay, hầu hết các NHTM đều báo cáo nợ xấu gia tăng, rủi ro nợ xấu ngoại bảng tiềm tàng Nhiều báo cáo trong ngành giai đoạn này cho thấy có lượng đáng kể các NHTM có nợ xấu cao, tốc độ tăng nợ xấu nhanh, công tác thu hồi nợ diễn biến chậm thậm chí là âm vốn chủ sở hữu nếu trích lập DPRR đầy đủ đã bị giám sát đặc biệt và phải tái cấu trúc bắt buộc Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng nợ xấu tại các NHTM đó chính là việc cho vay chéo và cho vay theo quan hệ, lách các quy định pháp lý về đảm bảo an toàn qua một cơ cấu sở hữu phức tạp Mặc dù tỷ lệ nợ xấu (NPL) của hầu hết các NHTM đã giảm về dưới ngưỡng dưới 3% theo chuẩn Basel II, nhưng vẫn còn các NHTM có tỷ lệ các khoản phải thu và lãi phải thu lớn trên giá trị tổng tài sản, cho dù đã được phép hạch toán và xử lý trong khoảng thời gian dài.
4.3.3 Thực trạng quy mô ngân hàng của các ngân hàng thương mại tại Việt
Trong giai đoạn 2010-2020, các NHTM không ngừng gia tăng về quy mô tài sản từ mốc trung bình 109 nghìn tỷ đồng trong năm 2010 lên đạt trung bình xấp xỉ
412 tỷ đồng trong năm 2020 tăng 11,05% so với cùng kỳ năm 2019 Tốc độ tăng trưởng tài sản tăng mạnh trong giai đoạn 2014-2017 với tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn là 17,63% Kể từ năm 2018 trở đi, mặc dù tăng về quy mô song tốc độ tăng trưởng tài sản có xu hướng chững lại với tốc độ tăng trưởng trung bình 11,49% Các NHTMCP có vốn đầu tư nhà nước (BIDV, Vietcombank,VietinBank) đều đã vượt 1 triệu tỷ Riêng BIDV đã cán mốc này từ năm 2016;
VietinBank năm 2017 và Vietcombank là vừa mới năm 2018 Có 7 NHTM khác cũng đã có tài sản đạt trên 10 tỷ USD (tương đương trên 232.000 tỷ đồng), lần lượt là SCB, Sacombank, MBBank, Techcombank, ACB, SHB và VPBank Trong quá trình phát triển suốt 11 năm qua có sự xáo trộn vị thế của các NHTMCP và sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới, bởi ở thời điểm hiện tại, lợi thế cũng như khó khăn của các NHTMCP đã có sự khác biệt Nhiều NHCMCP lớn sẽ buộc phải tăng trưởng chậm lại do vướng mắc về nợ xấu, hạn chế quy định về vốn Trong khi những NHTM tư nhân có tiềm lực vốn điều lệ mạnh, hướng đi mới và khác biệt sẽ ngày càng bứt phá.
Tổng tài sản (triệu USD)
,0 Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 0.00%
Biểu đồ 4.8 Quy mô tài sản của các NHTMViệt Nam giai đoạn 2010-2020
Nguồn: BCTC của các NHTM tại Việt Nam Về phía các NHTM tại Thái Lan, giá trị tài sản của các NHTM có xu hướng tăng, song tốc độ tăng trưởng tài sản có xu hướng giảm Nếu như năm 2014 giá trị trung bình tài sản của 11 NHTM đạt 41,1 tỷ USD thì đến năm 2020, giá trị tài sản trung bình của các NHTM đạt 57,8 tỷ USD tăng 9,25% so với năm 2019 Quy mô NHTM Thái Lan tăng rất chậm so trong giai đoạn 2014-2016, tốc độ tăng trưởng dưới 1% thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng tài sản của các NHTM tại Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ năm 2018 thì tốc độ tăng trưởng tài sản của NHTM tại Việt Nam và Thái Lan là khá tương đương nhau Tuy nhiên, xét về quy mô thì giá trị tài sản của các NHTM Thái Lan vượt trội so với NHTM tại Việt Nam.
Tổng tài sản (triệu USD)
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Biểu đồ 4.9 Quy mô tài sản của các NHTM Thái Lan giai đoạn 2010-2020
Nguồn: BCTC của 11 NHTM Thái Lan.
4.3.4 Thực trạng tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và
MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỶ LỆ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT
Những vấn đề đối với đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại toàn cầu trong bối cảnh mới
toàn cầu trong bối cảnh mới
Vốn ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của bất kỳ hệ thống tài chính nào vì nó không chỉ hỗ trợ hoạt động hàng ngày của NHTM mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Tuy nhiên, một số NHTM duy trì vốn vượt quá quy định của cơ quan quản lý và họ phải chịu chi phí cao để điều chỉnh về tỷ lệ vốn an toàn (Alraheb và cộng sự, 2019) Việc tăng vốn điều lệ cũng sẽ tạo điều kiện để NHTM mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và đầu tư cho các dự án chuyển đổi để nâng cao năng lực quản trị và hoạt động của NHTM Các phương án tăng vốn phổ biến của NHTM là phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài để tăng vốn cấp 2, không chia cổ tức để bổ sung vốn tự có hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu ESOP cho nhân viên.
Các NHTM có xu hướng nắm giữ vốn dư thừa để đáp ứng các cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro gia tăng liên quan đến việc gia tăng các khoản tín dụng khi không có sự giám sát hiệu quả (Vithessonthi, 2014) Để ngăn chặn tình trạng xói mòn vốn, các cơ quan quản lý đưa ra các yêu cầu về vốn tối thiểu đối với các NHTM, đóng vai trò là cơ chế kỷ luật để ngăn cản ban lãnh đạo NHTM chấp nhận những rủi ro không cần thiết có thể ảnh hưởng xấu đến vốn của NHTM (Anginer và cộng sự,
2018) Tuy nhiên, không ngăn được các NHTM tham gia vào những rủi ro quá mức như đã được chứng minh trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-
2009, nơi hầu hết các tổ chức tài chính gặp khó khăn đều có tỷ lệ vốn của họ trên mức yêu cầu tối thiểu trước cuộc khủng hoảng (Anginer và cộng sự, 2018) Hơn nữa, Calomiris và Jaremski (2016) cho rằng kỷ luật thị trường yếu hơn của người gửi tiền tạo động lực cho các NHTM giảm tỷ lệ vốn và tham gia vào hoạt động cho vay rủi ro.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) 2007-2009, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến vốn NHTM. Năm 2010, Ủy ban Basel về Giám sát NHTM đã kết hợp khuôn khổ quy định vốn sửa đổi, được gọi là hiệp định Basel III, để khuyến khích tăng cường điều tiết vốn NHTM Mục đích của hiệp định Basel III là tăng cường đáng kể vai trò của vốn NHTM cấp 1 so với vốn NHTM cấp 2 (Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng 2010). Theo hiệp định Basel III, các NHTM phải đáp ứng yêu cầu Cấp 1 tối thiểu 6% vào ngày 1 tháng 1 năm 2015 và tỷ lệ vốn yêu cầu vẫn ở mức 8,0% Theo yêu cầu mới về vốn, các NHTM có thể tăng tỷ lệ vốn của mình theo hai cách: tăng vốn điều lệ hoặc giảm RWA của họ (Gropp và cộng sự, 2019) Trong khi tăng vốn điều lệ là một phương pháp tốt để xóa nợ vì vốn NHTM đóng vai trò như một tấm đệm tài chính để hấp thụ các khoản lỗ của công ty và giảm động cơ cho các NHTM chấp nhận rủi ro quá mức, giảm RWA có thể cắt giảm cho vay ngân hàng và làm suy yếu NHTM lợi nhuận và cạnh tranh (Košak và cộng sự, 2015) Tại các quốc gia đang phat triển, các NHTM vẫn đang chịu áp lực tăng vốn để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II.
Với sự hỗ trợ của các nhà tư vấn hàng đầu thế giới, các NHTM đã triển khai việc hoàn thiện Basel II và đang tiến tới nâng cấp Basel III theo từng hạng mục về khung QTRR thanh khoản, rủi ro thị trường theo chuẩn mực quốc tế NHTM đã xây dựng hệ thống phương pháp luận, các chính sách, cơ cấu tổ chức và các công cụ tính toán nhằm triển khai đáp ứng chuẩn mực này (Gropp và cộng sự, 2019) Tuân thủ chuẩn mực Basel II, III là nhân tố quan trọng của việc tạo dựng một nền tảngQTRR vững chắc, đảm bảo quá trình phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả.Basel II quy định tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài sản NHTM, mức độ rủi ro của tài sản có tính đến nhiều nhân tố như độ tín nhiệm của khách hàng, thời hạn khoản vay, độ tập trung của các khoản vay vào một nhóm khách hàng nhất định Tuy nhiên, Ozili (2015) cho rằng phương pháp chuẩn hóa được đưa ra trong Hiệp ước lại quá nhấn mạnh vai trò của cơ quan xếp hạng trong việc phân loại rủi ro tài sản Trong khi đó, kinh nghiệm cho thấy, các công ty lớn trong ngành xếp hạng độ tín nhiệm có tương đối lớn số vụ xếp hạng không chính xác.
Sụ cạnh tranh trong ngành ngân hàng khuyến khích các NHTM có mức vốn cao hơn vì cạnh tranh thể hiện mức độ cam kết của một NHTM đối với việc giám sát hiệu quả và thu hút khách hàng có uy tín Các NHTM mạnh có tỷ lệ vốn ngân hàng cao hơn Việc phát triển các tổ chức chất lượng là rất quan trọng để duy trì sự ổn định tài chính và chống lại các cú sốc trong nước hoặc quốc tế như đã quan sát thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Alraheb và cộng sự, 2019).
Sự xuất hiện của các vấn đề liên quan đến thể chế như chất lượng quy định kém, công bố thông tin không chính xác và chính sách quản trị công ty kém đặt ra thách thức đối với việc duy trì an toàn vốn của các NHTM ở các nước đang phát triển (Anginer và cộng sự, 2018; Alraheb và cộng sự, 2019) Các NHTM ở những quốc gia như vậy sẽ nắm giữ lượng vốn vừa đủ để đáp ứng các yêu cầu quy định, điều này có thể tạo ra rủi ro đạo đức Qua thời gian, ngành ngân hàng đã thay đổi rất nhiều về hoạt động, cạnh tranh và phát triển sản phẩm cùng với đó nhiều vụ thất bại NHTM và khủng hoảng tài chính đã thay đổi đáng kể quy định hoạt động để trở nên nghiêm ngặt.
Các hoạt động ngoại bảng ngày càng được các tổ chức tài chính, các NHTM trên thế giới sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn Ngành ngân hàng đối mặt với thay đổi toàn diện môi trường kinh doanh, từ đó dẫn đến việc NHTM mở rộng hoạt động ngoại bảng để kiếm thêm nguồn thu nhập cho NHTM và đã làm thay đổi cơ cấu bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tỷ trọng thu nhập của các NHTM Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cần phải được các NHTM xác định, đo lường và quản trị hiệu quả (Bùi Tín Nghị và Phạm Thị Hoàng Anh, 2019).
Công cụ chính của cạnh tranh trên thị trường ngân hàng, trái ngược với lĩnh vực khác trong nền kinh tế, không phải là sự thống trị về công nghệ (kỹ thuật), mà là việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và giá trị mong đợi của một sản phẩm ngân hàng với chi phí thấp hơn và một khoảng thời gian ngắn (Baydukova, 2019) Ở đây,mức giá trị gia tăng của sản phẩm dịch vụ NHTM được hình thành do chất lượng cao và chi phí dịch vụ sau bán hàng thấp Điều này cho phép các tổ chức tín dụng hình thành các chiến lược phát triển đổi mới hiện đại, chuyển đổi thu nhập hướng đến dịch vụ phi truyền thống Đồng thời, trên cơ sở đó tạo dựng được thương hiệu mong muốn và giảm thiểu RRTD, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn.
Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến hệ thống ngân hàng của Thái Lan chao đảo, buộc phải tái cấu trúc để vượt qua khủng hoảng và hoạt động ổn định hơn Để chống đỡ với sự yếu kém của ngành ngân hàng, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng một số biện pháp cải cách quyết liệt Thái Lan là đóng cửa một số định chế tài chính không còn khả năng tiếp tục hoạt động Đồng thời củng cố và tái cấp vốn những tổ chức tài chính có khả năng duy trì hoạt động bằng cách tái cấp vốn cho các định chế tài chính này Khuyến khích các Ngân hàng tái cơ cấu lại các khoản cho vay của mình mà tăng các khoản tín dụng mới cho khu vực tư nhân; Thiết lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập các công ty xử lý tài sản xấu; Thông báo một cách rõ ràng các biện pháp xử lý những Ngân hàng, tổ chức tài chính đã bị kiểm soát đặc biệt Thái Lan đã thành lập Ủy ban tái cơ cấu khu vực tài chính và Công ty quản lý tài sản vào tháng 10/1997
Ngày 08/08/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 986/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhấn mạnh định hướng phát triển hệ thống các TCTD theo hướng: các TCTD trong nước đóng vai trò chủ lực; hoạt động minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị NHTM tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế, năng động, sáng tạo để thích ứng với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030 Ngành tài chính ngân hàng là ngành tiên phong trong việc áp dụng công nghệ số hoá, chuyển đổi số đã và đang liên tục đem lại những cải tiến và đột phá trong việc cung cấp các hoạt động dịch vụ cùng với sự đổi mới và cởi mở hơn trong các chính sách, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) đã tháo gỡ nhiều khó khăn và tạo điều kiện chuyển đổi đột phát cho các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng Phấn đấu đến cuối năm 2020 hệ thống NHTM tại Việt Nam sẽ đạt chuẩn
Basel II; đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; cân đối về cơ cấu giữ huy động vốn và tín dụng giảm thiểu tối đa các bất ổn trên thị trường; giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.
Việt Nam hiện nay đang gặp tình trạng tương tự như Thái Lan những năm
1997, VAMC mua lại nợ xấu từ các TCTD bằng giá trị sổ sách, VAMC phát hành trái phiếu cho ngân hàng Ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro 20% cho khoản nợ xấu này hàng năm Khi trái phiếu hết hạn trong 5 năm thì nợ xấu không xác lập Đồng thời, thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS bằng cách bơm các gói tín dụng ra thị trường để người mua vay trung hạn với lãi suất thấp T hị trường BĐS Việt Nam kỳ vọng sẽ vượt qua được khủng hoảng để đi lên bền vừng hơn, chuyên nghiệp Thị trường TPDN của Việt Nam còn rất non trẻ,đang định hình, hệ thống pháp luật bảo vệ NĐT chưa chặt chẽ Hậu quả là thị trường này đến lúc phải điều chỉnh, giá trái phiếu sụt giảm khiến NĐT thua lỗ,doanh nghiệp không thanh toán được lãi gốc trái phiếu đến hạn khiến NĐT tư hoang mang, mất phương hướng, trong khi lãi suất ngân hàng không ngừng gia tăng doCSTT của NHNN nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường dẫn đến nợ xấu tăng cao, rủi ro ngân hàng vì thế mà gia tăng và đã có NHTM đã thuộc diện kiểm soát đặc biệt của NHNN Vấn đề trái phiếu và tín dụng BĐS đã khiến cho các NHTM phải cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, cấu trúc lại vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Đề xuất các hàm ý chính sách đối với sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
5.2.1 Hàm ý chính sách đối với khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Cơ sở hình thành và mục tiêu của hàm ý chính sách: Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA của các NHTM ảnh hưởng mạnh nhất và ngược chiều và đáng kể đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Kết quả này đồng quan điểm với các nghiên cứu trước như Frank và Goyal (2009), Sheikh và Qureshi (2017), Sritharan (2014);Al-Mutairi và Naser (2015); Anarfo (2015); Assfaw (2020) Như vậy để đạt được mục tiêu có tỷ lệ đòn bẩy tài chính tối ưu, giảm áp lực tăng vốn thì cần phải đồng bộ hơn nữa các giải pháp đa dạng hoá, gia tăng thu nhập, kiểm soát được chi phí, tạo sự lan tỏa thuận chiều từ chính hoạt động tín dụng, đảm bảo thực thi các chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống của NHTM hướng tới tiêu chuẩn quốc tế Basel II và III Từ đó, góp phần đắc lực và đồng hành của chính phủ trong việc đảm bảo các mục tiêu KT-XH.
Nội dung của hàm ý chính sách: Đẩy mạnh việc triển khai các phương án kinh doanh và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM tại Việt Nam Để làm được điều này, các nhà quản trị ngân hàng cần sớm triển khai HĐKD theo hướng lấy hiệu quả làm mục tiêu trọng tâm; phấn đấu tăng tỷ lệ thu lãi nội bảng; thu nợ đã xử lý rủi ro; giảm chi phí trích dự phòng rủi ro và các chi phí khác; nâng cao khả năng tài chính và tăng lợi nhuận cho NHTM.
Tối ưu hóa chênh lệch giữa mức lãi suất huy động vốn và cho vay khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng, giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng trung thành với SPDV mà NHTM cung cấp Nghiên cứu phân tích điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo từng giai đoạn, từng kỳ hạn, căn cứ tuân thủ mục tiêu định hướng phát triển của từng NHTM.
Các NHTM cần tập trung các giải pháp để tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tăng thu nhập, bù đắp chi phí và tạo sự lan tỏa thuận chiều từ chính hoạt động tín dụng của mỗi TCTD Thực hiện phân giao chỉ tiêu thu chi tới từng chi nhánh và các Phòng giao dịch của các NHTM: Hoàn thiện cơ chế khoán trong quản lý doanh thu và chi phí trong đó chú trọng một số chỉ tiêu quan trọng như khoán quỹ lương, chi phí quản lý chi phí kinh doanh (như vật liệu văn phòng, điện, nước, điện thoại, chi quảng cáo, tiếp thị…), dư nợ cho vay, số dư huy động vốn Tiếp tục thực hiện cơ chế thưởng phạt trong việc thực hiện các định mức chi phí Xây dựng bổ sung các văn bản hướng dẫn công tác kiểm tra tại chỗ thông qua các đề cương kiểm tra, có văn bản hướng dẫn chấn chỉnh sau khi kiểm tra, kiểm tra thực tế đối với các chi nhánh NHTM thường xuyên có mức chi vượt định mức Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao tính tuân thủ trong việc thực hiện các chế độ thu – chi tài chính, tăng tính chủ động trong công tác quản lý chi phí đối với các đơn vị thành viên Việc cắt giảm các chi phí đầu vào như chi phí trả lãi, chi phí tiền lương hay tinh giản bộ máy nhân sự, giảm các chi phí khác như chi phí quản lý và chi phí quảng cáo là hết sức cần thiết.
Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và tin cậy của NHTM đối với các hệ thống thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; giám sát đối với các hệ thống thanh toán điện tử theo các nguyên tắc giám sát quốc tế, đảm bảo các hệ thống thanh toán hoạt động an toàn, hiệu quả Tiếp tục xây dựng, phát triển, hoàn thiện hạ tầng, công nghệ thanh toán theo hướng sử dụng các công nghệ hiện đại, thân thiện, an toàn và hiệu quả.
Xây dựng quy trình quản lý chi phí chuẩn từ đó, thiết lập bảng mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể, từ đó đưa ra các yêu cầu sát thực đối với công việc khi tuyển dụng; hoàn thiện các chế độ phân phối quỹ thu nhập gắn với hiệu quả công việc nhằm khuyến khích người tài và giữ chân cán bộ nhân viên Chủ động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để họ có thể làm chủ được những công nghệ mới và nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống, hiệu suất công việc.
Tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực, hiện đại hóa công nghệ NHTM, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, cần có định hướng chuyển từ ứng dụng CNTT theo chiều rộng sang phát triển và ứng dụng theo chiều sâu Đảm bảo ứng dụng công nghệ hiện đại thích ứng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực tài chính, mang lại tiện ích, an toàn cho khách hàng, quan tâm bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính của các NHTM.
Phát triển các dịch vụ NHTM số, ứng dụng công nghệ hiện đại: Để tiến tới trở thành Digital Banking, các NHTM cần mở rộng các dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking (E.Banking)… , triển khai áp dụng công nghệ mới hiện đại như thẻ phi tiếp xúc, thẻ đa năng, QR code, Tokenization Cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo (Cross - selling) cho khách hàng Đồng thời, việc phát triển đa dạng hoá SPDV cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.
Chú trọng hoạt động quản lý chất lượng SPDV, đa dạng hóa các dịch vụ tiện ích của NHTM hiện đại nhằm phục vụ tốt nhất cho xu hướng tiêu dùng và nhu cầu thay đổi của khách hàng Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu nâng chất lượng dịch vụ nhằm gia tăng sự hài lòng, khuyến khích sự tham gia, sự cam kết sử dụng dịch vụ của khách hàng đối với hoạt động cung ứng dịch vụ tiền gửi Hoàn thiện quy chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ trên toàn hệ thống để đưa vào thực hiện một cách quy củ, có hệ thống Các NHTM cần chủ động tiến hành khảo sát khách hàng, điều tra, nghiên cứu thị trường nhằm đề xuất các chính sách đối với từng phân khúc khách hàng linh hoạt phù hợp nhằm đáp ứng các mục tiêu cạnh tranh và phát triển.
5.2.2 Hàm ý chính sách đối với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại
Cơ sở hình thành và mục tiêu của hàm ý chính sách: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng buộc các NHTM phải tăng vốn và giảm lượng vốn huy động cùng với các khoản nợ khác nhằm hạ nhiệt đối với sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng Kết quả nghiên cứu này quan điểm của lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm như Papagianni (2013); Allen và cộng sự (2013); Umar và Sun, (2016) Nhìn chung nợ xấu nằm trong tầm kiểm soát của NHTM; tuy nhiên quy mô nợ xấu vẫn còn cao, ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế và vấn đề giảm lãi suất cho vay Thực tế, không ít NHTM vẫn chưa thể xử lý tốt nợ xấu, dẫn đến phải trích lập dự phòng rủi ro cao Dịch bệnh Covid19 bùng phát kéo dài đã ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và dòng tiền trả nợ của các thành phần trong nền kinh tế sẽ khiến áp lực nợ xấu của các NHTM, tăng trưởng tín dụng chậm lại khi các NHTM phải đặt vấn đề QTRR lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng tài sản Do đó, nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu của các NHTM cần phải hài hoà mục tiêu phát triển, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các NHTM trong bối cảnh mới Đồng thời, hỗ trợ đắc lực trong việc đảm bảo việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được Đảng và nhà nước giao phó.
Nội dung của hàm ý chính sách:
Tăng cường đôn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình xử dụng vốn, tình hình tài chính, tình hình tài sản đảm bảo Đồng thời cần có biện pháp thích hợp để giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ ngân hàng, tạm hoãn thu lãi định kỳ các khoản nợ đã chuyển quá hạn do chậm trả một phần gốc hoặc lãi Các ngân hàng chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện SXKD thuận chiều, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ.
Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay Các biện pháp xử lý nợ theo quy định của NHTM bao gồm: Điều chỉnh kỳ hạn nợ: trường hợp khách hàng có nợ quá hạn hoặc không trả được nợ đến hạn do các khó khăn khách quan, nếu xác định lại kỳ hạn nợ, khách hàng có thể ổn định được sản xuất, trả được nợ thì NHTM có thể xem xét điều chỉnh lại kỳ hạn nợ Miễn giảm tiền vay đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường Đối với các khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục SXKD, NHTM có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ.
NHTM phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ quá hạn, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, đảm bảo hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ để tạo điều kiện cho việc xử lý Tiến hành các bước và biện pháp xử lý tài sản phù hợp với thực trạng từng trường hợp cụ thể Phối hợp với các ngành có liên quan, với cấp uỷ, với chính quyền địa phương để xử lý nợ khó đòi, nợ quá hạn. Chuyển nợ quá hạn, nợ xấu của các doanh nghiệp thành cổ phần và gia tăng cổ phần sở hữu, trở thành NĐT chiến lược sau tái cơ cấu hoạt động doanh nghiệp nếu doanh nghiệp đó có khả năng tồn tại và tăng trưởng tốt Tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo QĐPL Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý nợ xấu nhằm thu hồi nhanh chóng nguồn vốn đã cho vay, hạn chế các khoản đầu tư và cho vay có độ rủi ro cao.
Chủ động, linh hoạt xử lý nợ xấu quyết liệt trong bán tài sản đảm bảo tiền vay đã thu giữ, kiểm soát chặt chẽ hạn chế tới mức thấp nhất phát sinh các khoản nợ xấu mới.
Nâng cao tính cộng đồng, phối hợp thuận chiều, nhịp nhàng, giám sát hiệu quả đối với doanh nghiệp để xử lý nợ xấu có hiệu quả, tránh tình trạng vỡ nợ không kiểm soát. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng để bảo đảm các TCTD tuân thủ đúng các quy định về hoạt động NHTM, đặc biệt là quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và quy định về an toàn hoạt động tín dụng Tiến hành rà soát tất cả các khoản mục sử dụng vốn, xem xét các khoản mục đó đã được sử dụng hợp lý và tối ưu chưa, khoản mục nào cần được cắt giảm thì cần phải thực hiện cứng rắn và kịp thời; tránh việc đầu tư dàn trải, không những không mang lại hiệu quả mà đôi khi có thể gây tổn thất nặng nề. Các NHTM cần ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận biết nợ xấu.
Các kiến nghị đề xuất
Thường trực chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt các Bộ ngành, các địa phương quyết liệt thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của TW Đảng, Quốc Hội về thực hiện kế hoạch, mục tiêu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế ổn định, thúc đẩy hoạt động thương mại, các doanh nghiệp được tạo điều kiện phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ NHTM Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, giảm bớt áp lực về cung ứng vốn qua kênh ngân hàng, tạo điều kiện và cũng là gia tăng áp lực buộc các NHTM phải đẩy mạnh quá trình chuyển dịch hoạt động theo hướng gia tăng các hoạt động dịch vụ Chính phủ cần phải tạo điều kiện hơn nữa đối với kinh tế tư nhân như động lực cho sự phát triển bền vững, mạnh dạn và triệt để thực hiện CPH doanh nghiệp nhà nước Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch để có được các sản phẩm an toàn, tăng cao kim ngạch xuất khẩu Tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn, tăng cường nội địa hoá, phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ và chuỗi cung ứng Các Bộ Ngành, địa phương cần có bước đi cụ thể trong ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Bộ Công an, bộ Thông tin truyền thông, bộ Khoa học công nghệ, hội đồng tư vấn của Thủ tướng Chính phủ và các trường học viện trong cả nước cần có sự tham gia và phối hợp đồng bộ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thực hiện tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa các chương trình số hóa; xây dựng, hoàn thiện, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và có các giải pháp khai thác hiệu quả vào các hoạt động kinh tế, tài chính và quản lý xã hội Để có được hiệu quả thực thi của
Tất cả các Bộ Ngành cần có cơ chế hỗ trợ đặc thù cho các dự án số hóa, từ giai đoạn nghiên cứu đến quá trình thử nghiệm, triển khai Đồng thời, cần đổi mới hơn nữa tư duy về thiết kế chính sách, theo đó, VBPL cần phải nhất quán, cụ thể, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và bắt kịp thậm chí phải lường trước sự phát triển của thực tiễn Để tạo điều kiện cho ngân hàng số phát triển, các vấn đề về chứng từ điện tử, chữ ký điện tử cần được quy định thống nhất.
Nâng cao trách nhiệm của Bộ tài chính trong việc nghiên cứu khung chính sách về thuế và chỉnh sửa theo hướng hạn chế lưu thông tiền mặt và hồ sơ, tờ khai in giấy, khuyến khích giao dịch điện tử và chứng từ điện tử Chính phủ cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn trong lộ trình giảm thiểu sử dụng tiền mặt, tiến tới xã hội không dùng tiền mặt với một số giải pháp như: “giảm số tiền tối thiểu bắt buộc phải TTKDTM của doanh nghiệp để tính chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, quy định giao dịch mua bán BĐS và những tài sản có giá trị lớn (như ô tô, xe máy, ) phải thực hiện thanh toán qua NHTM, giảm thuế đối với doanh thu nhận được qua các kênh số hóa, giảm thuế/phí đối với các giao dịch không dùng tiền mặt trong thời gian nhất định”.Chỉ đạo quyết liệt kiểm tra, quản lý các trường hợp né tránh TTKDTM để trốn thuế; kiểm soát chặt chẽ quy định TTKDTM của các đơn vị thụ hưởng NSNN Đồng thời, Bộ tài chính cần quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện chất lượng, phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm an toàn, bền vững, từ đó tăng cường vai trò, vị trí của chúng đối với sự phát triển KT-XH, góp phần thúc đẩy hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế.
Bộ Kế hoạch đầu tư cần đẩy mạnh nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các quy hoạch, cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư từ trung ương xuống địa phương; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch để kêu gọi, xúc tiến đầu tư; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Đối với Bộ xây dựng, cần tăng cường rà soát các QĐPL nhằm xây dựng công cụ chính sách đối với việc đầu tư, kinh doanh BĐS phù hợp và hiệu quả để bảo đảm liên thông, an toàn giữa các thị trường vốn với thị trường BĐS tạo động lực mới cho phát triển thị trường bền vững Tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng QLNN; xử lý nghiêm minh theo QĐPL những hành vi sai phạm không có vùng cấm, trong đó chú trọng đến các hành vi trốn thuế trong kinh doanh BĐS, không để đổ vỡ, bảo vệ những người làm đúng, bảo vệ, hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp Đồng thời, chỉ đạo sát sao nghiên cứu, quy hoạch phát triển hạ tầng chiến lược để tạo không gian phát triển mới, động lực phát triển mới, thúc đẩy hình thành các công nghiệp, dịch vụ, khu đô thị mới.
5.3.2 Đối với ngân hàng nhà nước
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực ngân hàng thích ứng với cuộc CMCN 4.0 hỗ trợ chuyển đổi số thông qua việc tạo thuận lợi thúc đẩy mô hình kinh doanh, quản trị điều hành theo hướng bứt phá, đổi mới sáng tạo Các chính sách tạo lập môi trường cho phát triển ngân hàng số gồm các chính sách tạo dựng nền tảng thông tin, cơ sở dữ liệu công dân quốc gia, quy định về quy trình định danh khách hàng điện tử và hoàn thiện hạ tầng hỗ trợ NHNN cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động TTĐT, sử dụng hóa đơn điện tử, sử dụng mã QR.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng cũng không khác nhiều việc đầu tư mạo hiểm với nhiều rủi ro về pháp lý, về đánh giá năng lực tương ứng, thay đổi quy trình vận hành và cả rủi ro về con người Do đó, cần phải tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về eKYC và dự thảo Nghị định tạo cơ chế hoạt động thử nghiệm cho các ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) Nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện đề án thanh TTKDTM; khung pháp lý cho hoạt động Fintech, ngân hàng số, cho vay ngang hàng, ví điện tử, tiền di động, hợp tác ngân hàng - Fintech và Big Tech, chia sẻ dữ liệu tạo điều kiện cho các NHTM triển khai ngân hàng số thành công.
Tiếp tục rà soát, xây dựng các quy định áp dụng công nghệ nhằm giảm thiểu giao dịch trực tiếp trong cung ứng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Khẩn trương phối hợp các Bộ, ngành hoàn thiện các cơ chế chính sách, VBPL cho việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money), Chỉ thị về việc đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam.
NHNN chỉ đạo quyết liệt các đơn vị chức năng chủ động bám sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước để dự báo, đánh giá tình hình và kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp điều hành CSTT, tín dụng phù hợp, bảo đảm thanh khoản thị trường, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định và tạo điều kiện giảm nhanh hơn mặt bằng lãi suất Xây dựng kịch bản đảm bảo công tác tham mưu, chỉ đạo và điều hành của các đơn vị, vụ cục NHNN thông suốt kịp thời; đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động nhất là công tác quản lý và hoạt động giao dịch trên thị trường nội, ngoại tệ, hệ thống thanh toán và CNTT của NHNN.
Tập trung chỉ đạo các TCTD triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại nợ, cho vay mới, giảm lãi suất, phí ; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và xử lý nghiêm các sai phạm trong hệ thống TCTD của mình nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương, ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng, góp phần phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế vi phạm trong ngành Ngân hàng.
Chú trọng triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, phòng, chống lộ, lọt dữ liệu trên toàn bộ hệ thống thông tin tại đơn vị và đảm bảo an toàn thanh toán; kịp thời xử lý theo đúng quy định, bảo đảm quyền lợi của các bên khi có rủi ro, gian lận trong hoạt động thanh toán.
NHNN cần nhanh chóng xin phép Chính phủ để đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa các NHTM nhà nước, tạo điều kiện cho các ngân hàng này hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.
Tiếp tục phát triển thị trường vốn có độ sâu tài chính hơn, có chính sách cởi mở cho phép các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, NĐT tiếp cận thị trường dễ dàng hơn; cải cách hệ thống thể chế, các giải pháp kỹ thuật để đáp ứng các tiêu chí xếp hạng về thị trường chứng khoán để tăng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thời gian tới.
Tăng cường công tác truyền thông của NHNN, phối hợp chặt chẽ với cácTCTD để thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ về các giải pháp chính sách, kết quả triển khai thực hiện của ngành Ngân hàng.
Trong chương này, luận án đã chỉ ra được thực tiễn và những vấn đề đối với cấu trúc vốn của các NHTM toàn cầu Đề xuất các hàm ý chính sách đối với sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM tại Việt Nam bao gồm: (1) tăng cường khả năng sinh lời của NHTM; (2) quản lý nợ xấu của các NHTM; (3) ứng phó hiệu quả đối với những biến động kinh tế vĩ mô; (4) quản trị tài sản ngân hàng; (5) quản trị đối với các khoản ngoại bảng và (6) đảm bảo sự ổn định của NHTM Đồng thời,đưa ra các kiến nghị đề xuất đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước.