Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hồ
Khái niệm
Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền, không nối liền với biển, thông thường là nước ngọt Đa số các hồ trên Trái Đất nằm tại bán cầu Bắc, ở vĩ độ cao Một số hồ, như hồ Eyre, có thể cạn nước gần như quanh năm và chỉ chứa nước trong một vài tháng nhiều mưa Ngoài ra, một số lớn hồ có nguồn gốc nhân tạo.
Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau Vì vậy dựa vào tính chất, hồ được phân ra làm nhiều loại khác nhau:
- Hồ móng ngựa là hồ hình thành do uốn khúc một con sông, theo thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy đi mất tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội).
- Hồ băng hà hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn Ví dụ: Hồ Phần Lan, Canada
- Hồ miệng núi lửa là hồ được hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước tụ lại trước khi chảy ra sông.
- Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo Ví dụ: hồ ở Đông châu Phi.
- Ở vùng hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành nơi trũng, nước tụ lại thành hồ, các hồ này thường rất nông.
Ngoài ra, dựa vào tính chất của nước có thể chia hồ làm 2 loại tiếp:
- Hồ nước ngọt chiếm nhiều nhất trong lục địa Hồ có thể có dòng sông nước ngọt chảy qua hay do mưa đọng lại Ví dụ: Hồ Ba Bể, Biển Hồ, v…v
- Hồ nước mặn chiếm tỷ lệ rất ít Hồ có thể do di tích của biển, đại dương bị cô lập giữa lục địa hay trước đây hồ là hồ nước ngọt nhưng vì khí hậu khô hạn nên nước hồ cạn dần và tỉ lệ muối khoáng trong hồ ngày càng tăng lên.
Theo nguồn gốc hình thành có 2 loại chính là:
Tính đến năm 2010, Việt Nam có khoảng gần 3500 hồ chứa có dung tích lớn hơn 0.2 triệu m3 Chỉ có 1976 hồ có dung tích lớn hơn 1 triệu m3, chiếm 55.9% so với tổng dung tích 24.8 tỷ m3 Trong số hồ kể trên có 10 hồ do ngành điện quản lý với tổng dung tích 19 tỷ m3 Có 44 /63 tỉnh thành Việt Nam có hồ chứa Tỉnh có nhiều hồ nhất là Nghệ An với 249 hồ, Hà Tĩnh có 166 hồ, Thanh Hóa có 123 hồ, Phú Thọ có 118 hồ, Đắk Lăk 116 hồ và Bình Định 108 hồ.
Trong số 1957 hồ cấp nước tưới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quản lý phân theo dung tích có: 79 hồ với dung tích trên 10 triệu m3, 66 hồ với dung tích từ 5 đến 10 triệu m3, 442 hồ với dung tích từ 1 đến 5 triệu m3,
1370 hồ với dung tích từ 1 đến 2 triệu m3 Tổng dung tích các hồ chứa này là 5.8 tỷ m3 nước tưới cho 505.162 ha.
Đặc điểm
Do phụ thuộc vào địa hình vùng ngập nước nên trạng thái mặt nước của các hồ không giống nhau, đặc biệt với các hồ nhân tạo để tích trữ nước luôn có hình thái rất phức tạp Ví dụ: Hồ dạng sông, phía trên đập hình thành hồ, dọc hai bên bờ sông là đồi núi nên hồ không trải rộng mà kéo dài ra Dạng hồ thiên nhiên được hình thành do đắp đập thì các nhánh của hồ thường ngắn, trước đập rộng Hồ nhiều nhánh trông như bàn tay xòe có phía hạ lưu gần đập thì rộng, dịch dần lên thượng nguồn thì chia ra nhiều nhánh dọc theo các sông, suối chảy vào hồ.
Mực nước hồ là một đại lượng quan trọng ảnh hưởng tới thành phần hóa học của nước và sự sống của sinh vật trong hồ
Nguồn cung cấp nước và thành phần cân bằng nước hồ
Trong hồ luôn luôn tồn tại một lượng nước nhất định, lượng nước này thay đổi tùy theo điều kiện cung cấp nước Nói một cách khác, cân bằng nước hồ được quyết định trực tiếp bởi hai quá trình:
- Lượng nước đến: lượng nước rơi, nước mưa tuyết tan, nước ngưng tụ trên mặt hồ, các dòng chảy mặt và ngầm.
- Lượng nước đi: nước bốc hơi, các dòng chảy mặt và ngầm.
Trong khoảng thời gian dài thường không đổi nhưng do một số yếu tố nhất định nào đó như diện tích thay đổi hay các biến đổi đột xuất thì mực nước hồ có thể tăng hay giảm.
Tùy thuộc vào các thành phần cân bằng nước, lượng nước hồ và mực nước ngầm có sự thay đổi Sự thay đổi này xảy ra theo các chu kỳ nhất định, nhất là theo chu kỳ năm.
Chế độ nước hồ còn được quy định tổng hợp bởi các điều kiện tự nhiên sau:
- Tương quan giữa thành phần nước đến và nước đi
- Các đặc trưng củalòng hồ và bồn chứa hồ
- Kích thước hình thái hồ, đặc điểm của bờ hồ
Dao động mực nước hồ có: dao động mùa, dao động năm và dao động bất thường
Ngoài ra, chế độ nước hồ xảy ra theo mùa hay theo năm thủy văn.
- Vào mùa lũ có mưa lớn, dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm phong phú cung cấp nước cho hồ nên nước hồ đầy
- Vào mùa mưa ít cường độ bốc hơi lớn, dòng chảy ngầm ít nên nước ít hơn.
2.2.2 Chế độ nhiệt của nước hồ
Nhiệt độ trong hồ tăng lên hay giảm xuống phụ thuộc vào các điều kiện thiên văn và địa lý của hồ Quá trình này thể hiện các nguồn cung cấp cũng như tiêu hao nhiệt độ (tức là điều kiện cân bằng nhiệt) Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu do bức xạ Mặt Trời, nước mưa hay từ các sông ngòi tới hoặc do quá trình đối lửa nhiệt độ với không khí bên trên với đáy hồ Nước hồ tiêu hao nhiệt: do quá trình bốc hơi (1g nước bốc hơi lên mang theo 580kclo) bức xạ hữu hiệu, do sông ngòi mang đi hay do nước ngầm…
Cân bằng chế độ nhiệt
Các thành phần cân bằng nhiệt luôn luôn thay đổi nhiệt độ của nước hồ tùy thuộc vào chu kỳ thời gian hay theo độ muối và các tính chất vật lý của nước hồ.
Nhiệt độ của nước hồ có thể phân ra hai chu kỳ, tỉ lệ thuận với sự thay đổi của nhiệt độ:
- Thời kỳ nóng: Trùng với mùa xuân và mùa hạ Đặc điểm của chế độ nhiệt: đầu mùa xuân nhiệt độ nước bắt đầu tăng lên, lớp nước mặt có nhiệt độ cao nhất (tăng lên nhanh nhất) càng xuống sâu nhiệt độ càng giảm dần, đạt cực đại vào mùa hạ.
- Thời kỳ lạnh: Trùng với mùa thu và mùa đông. Đặc điểm của sự thay đổi nhiệt độ bắt đầu vào mùa thu, nhiệt độ nước hồ giảm dần, lớp nước mặt giảm nhanh hơn cho đến mùa đông đạt nhiệt độ thấp nhất.
Dựa theo độ muối và tính chất vật lý của nước hồ:
- Mùa hạ bức xạ Mặt trời lớn, nhiệt độ nước hồ tăng cao Phân bố nhiệt giảm dần từ mặt hồ xuống đáy.
- Mùa đông lượng bức xạ Mặt trời giảm, nhiệt độ hạ thấp có thể bị đóng băng Phân bố nhiệt tăng dần từ bề mặt xuống đáy.
- Mùa thu và mùa xuân xảy ra hiện tượng đẳng nhiệt (đồng nhiệt độ).
3.1 Vai trò của hồ đối với tự nhiên và xã hội
- Dự trữ và cung cấp nước ngọt cho các mục đích khác nhau Hồ là không gian tích trữ nước ngọt Tùy theo từng khu vực hay tính chất của nước thì lượng nước trong hồ có thể dùng cho sinh hoạt, tưới tiêu hay thả cá…
- Vận chuyển nước trong môi trường tự nhiên, sự trao đổi nước hồ với các dòng chảy bên ngoài góp phần làm chất lượng nước trong vùng tốt hơn, nâng cao mực nước ngầm trong lòng đất Lượng nước trong các sông và hồ luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào lưu lượng vào và ra Dòng chảy vào từ mưa, dòng chảy tràn trên mặt đất, lượng nước ngầm dưới đất, và lượng nước gia nhập từ các sông nhánh. Dòng chảy ra khỏi các hồ và sông bao gồm lượng bốc hơi và dung tích nước bổ sung cho nước ngầm Con người cũng sử dụng nước mặt cho các nhu cầu thiết yếu của mình Lượng và vị trí của nước mặt thay đổi theo thời gian và không gian, một cách tự nhiên hay dưới sự tác động của con người.
- Đóng vai trò cắt lũ và điều tiết mực nước lũ trong vùng Hồ có sức chứa lớn nên có tác dụng trữ nước, điều tiết lưu lượng nước chảy tràn vào hệ thống thoát nước khi xảy ra những trận mưa lớn, vượt tần suất thiết kế trong điều kiện biến đổi khí hậu Hiện tại có hồ điều tiết mùa và hồ điều tiết năm Hồ được xây dựng với lượng mưa tích trữ đến hàng chục triệu mét khối sẽ làm giảm đến 30% khả năng ngập úng cho khu vực
- Điều chỉnh dòng chảy giữa hai mùa khô và mùa mưa Nhờ khả năng điều tiết nước nên hồ có khả năng trữ nước từ mùa mưa để sử dụng cho mùa khô hạn giúp hồ luôn luôn có được một lượng nước tối thiểu nhất định.
3.2 Vai trò của hồ về phát triển kinh tế - xã hội
- Tạo ra nguồn sản phẩm tự nhiên trong khu vực các loài động thực vật sống trong hồ cũng như xung quanh lưu vực hồ
- Phát triển xây dựng nhà máy điện, sản xuất điện năng phục vụ đời sống kinh tế - xã hội Vân dụng cơ chế dòng chảy của nước mà con người xây dựng các hồ, đập thủy điện làm quay các tua bin máy phát tạo ra dòng điện
- Kết hợp nuôi trồng thủy hải sản, dùng để cắt lũ, giảm ngập lũ cho vùng nào đó Hồ là môi trường cho các loại thủy hải sản nước ngọt mang giá trị kinh tế cao Đồng thời việc xây dựng các hồ để nuôi trồng thủy hải sản sẽ có tác dụng là nơi dự trữ nước để tránh ngập lũ vào mùa mưa.
- Cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu cải tạo đồng ruộng, tái tạo một vùng lãnh thổ Nước được hút lên từ hồ chảy qua các hệ thống kênh mương đổ vào các cánh đồng mang lại mùa mỡ, tốt tươi cho cây trồng.
Nhân tố tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý Ảnh hưởng này thể hiện ở vị trí địa lý của khu vực xa đại dương và biển – nơi cung cấp nguồn hơi ẩm cho không khí Phải xem xét vùng cần nghiên cứu thuộc vùng nào, đới nào trên lục địa
Lượng mưa là nguồn cung cấp nước lớn cho các hồ Càng xa đại dương và biển thì lượng mưa càng giảm dần, sâu trong nội địa thì lượng mưa bé, hồ sẽ nhận được ít lượng nước hơn
Mỗi vùng khác nhau thì tính chất mưa khác hẳn nhau Ở nhiệt đới phần lớn là mưa rào với cường độ lớn, diễn biến phức tạp không theo quy luật rõ rệt còn vùng ôn đới có quy luật hơn Mưa từ Bắc vào Nam cũng mang tính chất khác nhau.Miền Bắc và Trung có chế độ mưa phức tạp, miền Nam có quy luật hơn Từ đó, dẫn đến việc phân bố các hồ không đồng đều trên các vùng lãnh thổ Lượng mưa ít, hạn hán dẫn đến một số ao hồ có xu hướng cạn nước vào mùa khô.
1.2 Địa hình Ảnh hưởng này thể hiện qua hướng, độ cao và độ dốc của địa hình Địa hình trải dài trên nhiều vĩ độ tạo nên các hồ có diện tích lớn Sườn núi đón gió mang hơi ấm từ biển vào thì có lượng mưa lớn tăng lượng nước cho các hồ Sự chênh lệch lượng mưa ở phía hướng đón gió và khuất gió cũng phụ thuộc vào cấp của độ cao địa hình Càng lên cao chênh lệch càng giảm và ngược lại. Độ cao ảnh hưởng đến lượng mưa ở chỗ càng lên cao mưa càng tăng Tuy nhiên khi tăng đến một độ cao nào đó thì lượng mưa không tăng nữa vì hơi ẩm của khối không khí do mây mang đi đã giảm đi Nước từ trên cao chảy xuống làm khu vực ở phía dưới có các song hồ ngắn và dốc. Độ dốc trong quá trình thủy văn thể hiện vào quá trình tập trung nước trong hồ Địa hình càng dốc, sự tập trung nước càng nhanh, kết hợp với mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành lũ lụt và lũ quét.
Nguồn năng lượng bức xạ Mặt trời là nguồn nhiệt chủ yếu tạo nên nhiệt độ không khí Hằng năm tổng năng lượng Mặt trời đến khí quyển là 250kcal/cm 2 -năm (100%) Trong đó chỉ có 110kcal/cm 2 -năm(44%) dùng để đốt nóng bề mặt Trái Đất. Trong lượng bức xạ mà Trái Đất nhận được thì chỉ có 46kcal/cm 2 -năm tiêu hao vào hiện tượng bốc hơi và lượng nhiệt này sau lại tỏa ra trong không khí khi ngưng tụ hơi nước.
Việt Nam là vùng nhiệt đới, lượng bức xạ tổng cộng hàng năm của 7 vùng khí hậu khác nhau biến thiên từ 110-130 kcal/cm 2 -năm Lượng bức xạ chính là nguyên nhân tạo nên nhiệt độ không khí và dẫn đến tăng bốc hơi và gián tiếp ảnh hưởng đến tài nguyên nước các sông hồ.
Nhiệt độ Ảnh hưởng gián tiếp của nhiệt độ đối với chế độ dòng chảy các sông hồ lục địa là thông qua bốc hơi Nhiệt độ cao vào mùa hè làm tăng khả năng bốc hơi và giảm dòng chảy mặt Đặc điểm của nhiệt độ là biến thiên theo không gian và thời gian Theo không gian, nhiệt độ phân bố không đều trên các đới quả đất và các lớp đất khác nhau Theo thời gian, nhiệt độ thay đổi theo mùa, tháng trong năm Từ đó tạo nên khối không khí có nhiệt độ khác nhau ở không gian và thời gian khác nhau tạo nên các mùa có chế độ mưa, dòng chảy sông, hồ rất khác nhau.
Mưa khí quyển là nguồn bổ sung cơ bản cho trữ lượng nước cho hồ Sự hình thành mưa là do hơi nước ở trong không khí từ quá trình bốc hơi tạo nên Nguyên nhân làm cho khối không khí chuyển động lạnh đi, tạo thành mưa rõ rệt là do địa hình các dãy núi cao và do front khác nhau trườn lên nhau gây nên.
Mưa do khối không khí ẩm chuyển động đi nhanh lên địa hình cao thì gây mưa rào với cường độ lớn, thời gian ngắn Ngược lại sự dâng lên chậm chạp gây ra mưa dầm, cường độ nhỏ và kéo dài.
Ngoài ra nguyên nhân mưa ở nước ta còn do hình thế thời tiết như bão, dải hội tụ nhiệt đới, các front lạnh có không khí lạnh.
Dựa vào đặc điểm địa chất, tính chất chứa nước, cách nước của hồ, đặc điểm thạch học, đặc điểm thủy lực của các tầng chứa nước, có thể phân chia thành các đơn vị chứa nước sau:
- Tầng chứa nước lỗ hổng không áp Holocene (qh)
- Tầng chứa nước lỗ hổng có áp Pleistocene trung-thượng (qp)
- Phức hệ chứa nước khe nứt- Neo gen (m)
- Đới chứa nước khe nứt thành tạo lục nguyên phun trào Trias (T2nk)
- Các thành tạo nghèo nước hoặc thực tế không chứa nước Holocen- Pleistocen Địa chất thủy văn ảnh hưởng tới nước trong hồ cả về chế độ, lượng và chất do nó quyết định: Độ bền vững của bề mặt chống xói mòn, hòa tan: là cơ sở để biết được khu vực hồ nào dễ bị xói mòn, sạt lở ưu tiên phải kè bờ để bảo vệ. Đặc điểm vật chất cuốn theo; khả năng thấm, chứa, giữ và cấp nước của đất đá: Cơ sở để tính chu kỳ nạo vét hồ, khơi thông dòng chảy; mức độ giữ nước và duy trỳ dòng chảy của hồ.
Vị trí và độ sâu các tầng chứa nước: quyết định đặc điểm quan hệ thủy lực, khả năng điều tiết và trao đổi nước với môi trường xung quanh hồ.
Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước trên các hồ Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ…
2.1 Hoạt động sống của con người
Các dòng nước mặt trong hồ đặc biệt là hồ ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào mà chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông, hồ, kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù Môi trường bị gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội
Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác các hồ nước sạch tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…
Nhiều sự cố gây thất thoát nước hồ do đường ống dẫn nước cũ gẫy bể lâu ngày, rò rỉ nước từ van hư cũ.
Bảo vệ môi trường hồ nước với sự tham gia của cộng đồng
Phương pháp có sự tham gia của cộng đồng
1.1 Sự ra đời của phương pháp
Phương pháp có sự tham gia của cộng đồng đã phát triển một cách tản mạn và tự phát trong những năm 60 của thế kỷ XX, đầu tiên tại các nước thuộc Anh, nơi nó thường được gọi là advocacy planning (quy hoạch có sự ủng hộ) Sau đó nó được truyền bá nhanh chóng tại các quốc gia phát triển và có mối liên hệ chặt chẽ với phong trào bảo vệ sinh thái.
Sự ra đời của phương pháp có sự tham gia của cộng đồng là hệ quả của một loạt ý kiến phê phán các phương pháp quy hoạch đã từng có trước đó: “Quy hoạch là một nghề thường bị phê phán là độc đoán, áp đặt cửa quyền, không dân chủ và thiếu sự tham gia của cộng đồng” Phương thức quy hoạch tổng thể truyền thống đang bị phê phán ở rất nhiều nước, hiện tại hầu hết các cơ quan quản lý môi trường đều cho rằng “Bản quy hoạch tốt nhất phải thể hiện được sự mong muốn của người dân - Một bản quy hoạch đáp ứng những yêu cầu mà người dân cho là cần thiết”. Những điều phê phán này có nét độc đáo là đã được phát ra đồng thời từ những công trình khoa học và những lời phản đối cụ thể của các hội đoàn địa phương Các hội đoàn này đều mong muốn các cấp quyền lực lập pháp cho họ quyền được tham gia đóng góp công sức của mình vào sự phát triển của môi trường xung quanh.
1.2 Khái niệm và tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng
Cộng đồng được xác định là tất cả những người sống hoặc làm việc trong một khu vực địa lý nhất định, không phân biệt nam nữ, già trẻ Sự tham gia của cộng đồng là việc một cộng đồng được tham gia tư vấn ý kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của họ về các kế hoạch phát triển, quy hoạch và bảo tồn các Hồ trong khu vực.
Sự tham gia của cộng đồng là việc một cộng đồng được tham gia tư vấn ý kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển hay một quy hoạch phát triển kinh tế vùng, khu vực, hoặc kế hoạch sử dụng tài nguyên Đây là cơ hội để người dân có thể bày tỏ ý kiến của mình và bằng cách đó họ có thể làm ảnh hưởng đến sự ra quyết định của cấp có thẩm quyền Điều này sẽ tác động rất lớn đến kế hoạch của một vùng rộng lớn, hoặc cũng có thể là một dự án nhỏ Hình thức tham gia của cộng đồng có thể khác nhau: có thể là một chính sách về môi trường, quy hoạch vùng, xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp.
Mức độ và loại hình tham gia của cộng đồng ở từng vùng mang tính đặc trưng riêng, đặc biệt còn tùy thuộc vào tâm lý, trình độ dân trí và khả năng nhận thức những vấn đề liên quan đến ý kiến tham vấn, đóng góp của cộng đồng. Theo Clanrence Shubert, “Sự tham gia của cộng đồng” là quá trình mà trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dựng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động Hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ cho tất cả cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án.
Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cho nhà nước.
1.2.2 Tầm quan trọng của các dự án có sự tham gia của cộng đồng
Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định vì những kết quả của các quyết định trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Sự tham gia của cộng đồng làm tăng sức mạnh người dân vì khi làm việc cùng nhau sẽ tăng tính tự tin và khả năng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng đảm bảo thu được kết quả của dự án tốt hơn vì chính người dân biết rõ nhất là họ cần gì, những khả năng của họ cũng như có thể dùng các nguồn lực riêng cho các hoạt động của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch là chức năng cao nhất, thể hiện cam kết của người dân và tăng tính hiệu quả của dự án như:
Sự tham gia của nhiều người được hưởng lợi đảm bảo cho dự án sẽ đạt được các mục tiêu của nó.
Tăng khả năng hiệu quả của dự án thông qua việc trao đổi ý kiến với những người được hưởng lợi trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như sự tham gia của họ trong công tác quản lý, thực hiện và điều hành dự án.
Ðảm bảo cho những người tham gia chủ động dành hết tâm huyết vào việc quy hoạch và thực hiện dự án.
2 Bảo vệ môi trường hồ nước với sự tham gia của cộng đồng
Mạng lưới hồ dày đặc đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như thoát nước mưa lũ, cấp nước ngọt sinh hoạt và công nghiệp, giao thông thủy… Nhưng hiện nay, tình trạng lấn chiếm, ô nhiễm nguồn nước mặt trên các hồ, tình trạng vứt rác bừa bãi, xả nước thải trực tiếp xuống hồ còn khá phổ biến gây ảnh hưởng đến mỹ quan, cuộc sống của cộng đồng rất lớn Để giải quyết tình trạng này, cần sự hợp tác, chung tay góp sức của các Sở ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học, chính quyền địa phương và đặc biệt là của cộng đồng dân cư.
Các chuyên gia cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước hồ như là thể chế, chính sách bảo vệ môi trường và phát triển bền vững chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; cách quản lý còn nhiều bất cập, địa phương thiếu nhân lực có chuyên môn, tuy nhiên nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là thiếu sự tham gia của cộng đồng Chính vì vậy, để có thể hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên các hồ hiện nay thì việc huy động sự tham gia của cộng đồng mang yếu tố quyết định Theo đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhận thức cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thống thoát nước; đẩy mạnh xã hội hóa vấn đề bảo vệ nguồn nước; xây dựng kế hoạch chương trình tham gia của cộng đồng trong các kế hoạch quản lý lâu dài đối với lĩnh vực tài nguyên nước; tham vấn các mô hình kinh nghiệm trong bảo vệ môi trường hồ từ cơ sở.
Như ta đã biết có sức mạnh nổi bật của cộng đồng là: tính đoàn kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau vì quyền lợi chung (sức mạnh tập thể bao giờ cũng lớn hơn sức mạnh cá nhân); sự sáng tạo và duy trì các kiến thức bản địa (đây là một đặc trưng văn hoá phi vật thể, lan truyền và bổ sung từ thế hệ này qua thế hệ khác, tạo ra sức sống của cộng đồng trong quá trình sản xuất và bảo vệ cuộc sống); lòng tự hào về truyền thống của làng xóm, của quê hương gắn với tình yêu dân tộc, đó cũng chính là cuội nguồn lớn nhất của sức mạnh cộng đồng
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của Hà Nội
Điều kiện tự nhiên
Hà Nội - Thủ đô ngàn năm tuổi của đất nước nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.
Hệ thống hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0.1 – 1.5 km/km 2
Vị trí địa lý đã ban tặng cho Hà Nội nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng
500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn.
Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với đồi, núi thấp và đồng bằng Phần lớn diện tích Thành phố là đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng.
Khu vực nội thành và phụ cận là vùng đất trũng, thấp nhất là phần phía Nam nên đất yếu làm mực nước sông, hồ về mùa lũ cao hơn mặt bằng Thành phố trung bình 4 – 5m Hà Nội có nhiều đầm, hồ thuận lợi cho phát triển thủy sản và du lịch nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc thoát nước nhanh, gây ngập úng cục bộ thường xuyên vào mùa mưa.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạMặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao làm lượng nước hồ bốc hơi lớn.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh mưa Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10, nước hệ thống sông, hồ dâng cao gây ngập úng một số vùng Mặt khác, lượng mưa lớn trong khi hệ thống thoát nước chậm gây ngập úng làm tắc nghẽn giao thông thành phố.
Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm² với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC). Độ ẩm tương đối trung bình năm là 79% Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa Đây cũng là nguồn cung cấp nước cho các hồ ở Hà Nội
Tầng chứa nước lỗ hổng không áp Holocene (qh)
Phân bố khá rộng rãi và có mặt ở hầu hết khắp sông Hồng, bao gồm các trầm tích Holocen có nguồn gốc sông, hồ, biển Thành phần thạch học đặc trưng của đất đá tầng chứa nước là cát, cát pha sét, ở đáy tầng còn có sạn sỏi và cuội nhỏ.
Nguồn cung cấp nước cho tầng qh chủ yếu là nước mưa, nước mặt và một phần nước tưới trong nông nghiệp Miền thoát là chảy ra các sông suối, ao hồ vào mùa khô và một phần thấm xuống cung cấp cho tầng qh Do đã có dấu hiệu ô nhiễm nên tầng qh càng ngày càng ít được khai thác sử dụng hơn.
Tầng chứa nước lỗ hổng có áp Pleistocene (qp)
Tầng qp có mặt hầu hết trên diện tích của vùng Tầng này có mức độ chứa nước tốt, là đối tượng chính cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp của Hà Nội.
Tầng bao gồm các trầm tích Pleistocen có nguồn gốc sông, sông-biển Thành phần thạch học là: cát hạt trung, thô lẫn cuội, sạn, sỏi Tầng qp thuộc loại giàu nước đến rất giàu Chất lượng nước nhìn chung khá tốt Hàm lượng các vi nguyên tố đều đạt tiêu chuẩn dùng cho ăn uống, sinh hoạt.
Phức hệ chứa nước khe nứt Neogen (m)
Phân bố trên 2/3 diện tích vùng Hà Nội với thành phần thạch học chủ yếu là cuội, sỏi, cát kết xen bột kết, sét kết.
Nước dưới đất cho phức hệ này có thể cung cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt quy mô nhỏ, nhưng do chiều sâu chứa nước lớn nên không tiện cho việc khai thác, bởi vậy các công trình và phức hệ chứa nước này chỉ nhằm phục vụ các mục đích nghiên cứu mà thôi. Đới chứa nước khe nứt thành tạo lục nguyên phun trào Trias (T 2 nk) Đới chứa nước này có diện tích nhỏ, thành phần thạch học chủ yếu là cái kết, bột kết, porphyr… Đới này thuộc loại nghèo nước Nước hồ trong đới này thuộc loại nước nhạt, trong, không mùi, không vị, chất lượng nhìn chung khá tốt Nước dưới đất trong đới này chỉ đáp ứng được cho nhu cầu cung cấp nước nhỏ, lẻ và theo mùa.
2 Hiện trạng kinh tế - xã hội
2.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội trong 5 năm qua
Thủ đô Hà Nội đang phát huy ngày càng tốt vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước Thực hiện tốt chính sách về phát triển kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Hiện trạng Hồ Hà Nội năm 2015 so với năm 2010
Tổng số ao, hồ Hà Nội năm 2010 là 120 hồ, trong đó 2 ao là ao Hòa Mục và ao Ngọc Quán Tự là 2 ao kép nên tổng số ao, hồ Hà Nội năm 2010 là 122.
Từ năm 2010 – 2015, có 17 hồ đã bị san lấp hoàn toàn và 7 hồ mới được bổ sung thêm Như vậy, tổng số lượng ao, hồ Hồ Nội năm 2015 là 112.
Biểu đồ 1: Sự thay đổi số lượng hồ Hà Nội 2010 – 2015
(Nguồn Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, Báo cáo Hồ Hà Nội năm 2015)
Trong 6 quận nội thành, quận Ba Đình không bị mất hồ mà thêm được 2 hồ nâng số lượng hồ lên 16; quận Hoàn Kiếm giữ nguyên hiện trạng có 1 hồ; quận Đống Đa mất đi 4 hồ còn lại 31 hồ, quận Hai Bà Trưng mất đi 3 hồ còn 14 hồ; quận Cầu Giấy mất 8 hồ, thêm được 3 hồ còn 27 hồ và quận Tây Hồ mất đi 2 hồ thêm được 2 hồ nên vẫn còn nguyên 23 hồ.
Theo Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng CECR
- Tổng diện tích mặt nước ao, hồ Hà Nội năm 2010 là 7.031.845 m 2
- Tổng diện tích mặt nước mất đi là 122.540 m 2
- Tổng diện tích mặt nước thêm vào là 49.198 m 2
- Tổng diện tích mặt nước ao, hồ Hà Nội năm 2015 là 6.959.305 m 2
Như vậy, so với năm 2010, diện tích mặt nước ao hồ Hà Nội giảm là 72.540 m 2
Biểu đồ 2: Sự thay đổi diện tích mặt nước hồ Hà Nội 2010 – 2015
(Nguồn Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, Báo cáo Hồ Hà Nội năm 2015)
Về cơ cấu kè hồ
Năm 2010, có 80 hồ đã kè toàn phần, chiếm 66.5% số lượng ao, hồ Hà Nội;
10 hồ chỉ kè một phần, chiếm 8% và 32 hồ chưa được kè chiếm 26%.
Năm 2015, có 86 hồ đã kè toàn phần, chiếm 77% số lượng ao, hồ Hà Nội; 13 hồ chỉ kè một phần, chiếm 11.5% và 13 hồ chưa được kè chiếm 11.5%.
Như vậy so với năm 2010, số lượng ao, hồ Hà Nội được kè toàn phần tăng 10.5%; số lượng ao, hồ chỉ kè một phần tăng 3.5% và số ao, hồ chưa kè giảm 15.5%
Biểu đồ 3: Sự thay đổi cơ cấu kè hồ 2010 – 2015
(Nguồn Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, Báo cáo Hồ Hà Nội năm 2015)
Về môi trường hành lang bờ
Các ao hồ Hà Nội được kè nhằm giữ nguyên được diện tích và vệ sinh vùng ven bờ Trong 5 năm qua, Hà Nội đã rất nỗ lực thúc đẩy công tác kè hồ
Năm 2010, có 73% số hồ đã kè toàn phần có môi trường bờ được đánh giá là sạch và khá sạch, 23% là bẩn và 4% đánh giá là rất bẩn Đối với các ao, hồ chỉ được kè một phần hoặc chưa kè, chỉ có 18% được đánh giá là sạch và khá sạch, nhưng có tới 20% là bẩn và 62% là rất bẩn.
Năm 2015, số lượng ao, hồ Hà Nội đã được kè toàn phần tăng lên đáng kể và chất lượng vệ sinh ở các bờ hồ khá tốt, 82% số hồ đã kè toàn phần có môi trường được đánh giá sạch và khá sạch Tuy nhiên còn 14% đánh giá là bẩn và 4% đánh giá là rất bẩn Đối với các ao hồ chỉ được kè một phần và chưa được kè chỉ có 20% ao hồ có môi trường sạch và khá sạch; có đến 52% chất lượng rất bẩn và 28% chất lượng bẩn.
Biểu đồ 4: Sự thay đổi chất lượng môi trường các hồ đã kè toàn phần 2010-2015
(Nguồn Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, Báo cáo Hồ Hà Nội năm 2015)
Những ao hồ chưa được kè hoặc chỉ kè một phần luôn đứng trước những nguy cơ bị lấn chiếm để xây nhà, bãi đỗ xe, trở thành bãi tập kết phế liệu, rác thải sinh hoạt Trong những ao hồ đã được kè hiện nay, việc bị người dân lấn chiếm để làm hàng ăn, quán nước vẫn diễn ra phổ biến, điển hình như khu vực hồ Láng Thượng – nằm trên phố Chùa Láng, hiện tượng người dân tự ý lấn chiếm đang là vấn đề nổi cộm Hiện tượng này đã nhiều lần được các phương tiện truyền thông đại
Số lượng (hồ) chúng đăng tin phản ánh, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa chấm dứt Hàng ngày các quán nước, quán cóc ven hồ vẫn xả rác lên vỉa hè, lòng hồ.
Biểu đồ 5: Sự thay đổi chất lượng môi trường hành lang các hồ chỉ kè một phần và chưa kè từ 2010 – 2015
(Nguồn Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, Báo cáo Hồ Hà Nội năm 2015)
Như vậy, so với năm 2010, số ao, hồ được kè toàn phần có môi trường bờ được đánh giá là sạch và khá sạch tăng 9%, số hồ bẩn giảm 9% và số hồ rất bẩn giữ nguyên ở mức 4% Bên cạnh đó, số ao hồ chỉ kè một phần và chưa kè được đánh giá là sạch và khá sạch tăng 2%, số hồ bẩn tăng 32% và số hồ rất bẩn giảm 34%.
Về chất lượng nước hồ
Lựa chọn và phân tích chất lượng nước của 30 hồ tiêu biểu với các chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển của quần xã sinh vật trong hệ sinh thái được lựa chọn phân tích, bao gồm nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5) và nồng độ Chlorophyll-a Tất cả các chỉ số được đo trong tháng 7/2015, thời gian từ 11-16h, riêng chỉ số DO được đo từ sau 18h (thời điểm nhiêt độ không cao, bức xạ yếu) để hạn chế sai số So sánh đánh giá chất lượng nước hồ dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước mặt, QCVN 08:2008.BTNMT cột B1 – Phục vụ tốt cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi Từ đó có được số liệu thống kê về chất lượng môi trường nước 30 hồ như sau:
Trong số 30 hồ được phân tích, có 5 hồ được đánh giá không ô nhiễm, 11 hồ có dấu hiệu ô nhiễm, 8 hồ ô nhiễm nặng và 6 hồ ô nhiễm rất nặng Qua khảo sát cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ô nhiễm chất lượng nước hồ là do các hoạt động
Số lượng (hồ) của con người như xả thải trực tiếp nước thải sinh hoạt, rác thải, lấn chiếm lòng ao hồ, đặc biệt ở những ao hồ nhỏ giữa các khu vực dân cư đông đúc.
Biểu đồ 6: Mức độ ô nhiễm của 30 hồ
(Nguồn Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, Báo cáo Hồ Hà Nội năm 2015)
Như vậy, sau 5 năm chất lượng nước 30 hồ đã có cải thiện tốt hơn so với năm 2010, số lượng các hồ ô nhiễm nặng và ô nhiễm rất nặng đang có xu hướng giảm dần.
Kết luận: Về cơ bản, hiện trạng hồ Hà Nội 2015 có những thay đổi chính so với năm 2010 như sau:
- Trừ quận Ba Đình có số lượng ao, hồ tăng lên và quận Hoàn Kiếm giữ nguyên số lượng, các quận còn lại đều bị giảm từ 1 – 5 hồ Số lượng và diện tích ao, hồ có xu hướng giảm.
- Số lượng ao, hồ đã kè toàn phần và một phần có xu hướng tăng, số ao hồ chưa kè giảm.
- Môi trường bờ của các ao hồ đã kè toàn phần, kè một phần và chưa kè có xu hướng cải thiện, số hồ được đánh giá là sạch tăng mạnh, số hồ được đánh giá là bẩn có xu hướng giảm.
- Chất lượng nước của các ao hồ đã có sự cải thiện tốt hơn, số hồ ô nhiễm nặng và rất nặng đang có xu hướng giảm dần.
Sự thay đổi hiện trạng ao hồ Hà Nội theo các quận
Quận Ba Đình là một trong những quận có nhiều ao hồ nổi tiếng nhất trên địa bàn thành phố, nhiều hồ gắn liền với các địa danh lịch sử, văn hóa của đất nước như hồ Trúc Bạch, ao cá Lăng Bác, ao chùa Một Cột, hồ Thủ Lệ và hồ Hữu Tiệp.
Từ năm 2010 – 2015, hiện trạng ao hồ ở quận Ba Đình vẫn giữ được nguyên vẹn Thực tế năm 2015, số hồ tăng từ 14 đến 16 hồ, 2 hồ thêm vào là hồ Bảy Gian và giếng Đền Voi Phục Diện tích mặt nước tăng thêm 8.623 m 2 Do có nhiều hồ trong quận gắn liền với các địa danh nổi tiếng nên được nhà nước đặc biệt chú trọng phần kè và bảo vệ hồ Hiện có tới 15/16 hồ trong quận đã được kè toàn phần, chỉ còn hồ Bảy Gian là đang kè một phần do còn vướng mắc khâu giải phóng mặt bằng.
Quận Hoàn Kiếm là quận nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội, cũng là quận có ít hồ nhất trên địa bàn thành phố, toàn quận chỉ có một hồ duy nhất và rất nổi tiếng là hồ Hoàn Kiếm Đây là di tích Quốc gia đặc biệt được nhà nước phong tặng nên chính quyền địa phương quản lý rất chặt chẽ, đồng thời cộng đồng ven hồ rất có ý thức giữ gìn và bảo vệ, không có hiện tượng lấn chiếm, xâm hại đến hồ.
Quận Đống Đa là một trong những quận chứa nhiều ao hồ nhất của thành phố Trong đó có nhiều hồ lớn như: hồ Đống Đa, hồ Ba Mẫu, hồ Nam Đồng, hồ Linh Quang Bên cạnh đó, có nhiều hồ gắn liền với các địa danh lịch sử, văn hóa nổi tiếng như giếng trong Văn Miếu, ao – giếng chùa Bộc, ao – giếng chùa Láng, giếng đình Kim Liên.
Từ năm 2010 – 2015, về mặt số lượng hồ, toàn quận đã mất đi 4 hồ là ao cạnh chùa Láng, ao sau chùa Láng, ao trồng rau và hồ Ba Quang Các ao, hồ này chỉ dùng để trồng rau muống, đều chưa được kè, môi trường đới bờ - mặt nước ô nhiễm và nằm trong các khu vực đông dân cư Về cơ cấu kè hồ, toàn quận có 28 hồ đã được kè toàn phần, 1 hồ chỉ kè một phần và 2 hồ chưa kè đó là ao chùa Miếu và hồ Linh Quang.
Về mặt diện tích hồ, sau 5 năm, toàn quận đã mất đi 14.929 m 2 diện tích mặt nước Nguyên nhân chủ yếu là do bị san lấp 4 hồ và lấn chiếm các hồ như hồ Linh Quang, ao Phủ, hoặc nằm trong vùng quy hoạch dự án như ao Hào Nam.
Trong thực tế, sau khi san lấp những ao hồ vùng này thì môi trường và cảnh quan một số khu vực đã cải thiện tốt hơn trước Ví dụ, ao cạnh chùa Láng trước kia để thả rau muống, hiện nay được cải tạo thành sân đá bóng mini phục vụ cộng đồng chơi thể thao; hồ Ba Giang trước kia rất ô nhiễm và bị người dân lấn chiếm dựng lều lán ven bờ, nay được quy hoạch cải tạo làm vườn hoa 1 – 6, trở thành địa điểm phục vụ sinh hoạt cộng đồng.
Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận có nhiều ao hồ nằm trong dự án của thành phố, đặc biệt ở khu vực phường Vĩnh Tuy với nhiều hồ lớn như hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn và hồ Thiền Quang.
Từ năm 2010 – 2015, về mặt số lượng hồ, toàn quận đã mất đi 3 hồ là ao Trại
Cá, ao Công an quận Hai Bà Trưng 1 và ao ngõ 153/34 Vĩnh Tuy 1 Các ao hồ này chỉ dùng để thả rau muống, cá và đều chưa được kè, môi trường đới bờ - mặt nước ô nhiễm.
Về cơ cấu kè hồ, toàn quận có 10 hồ đã được kè toàn phần, 1 hồ chỉ kè một phần và có 3 hồ chưa kè đó là hồ cá Bác Hồ, ao công an quận Hai Bà Trưng 2, ao ngõ 153/34 Vĩnh Tuy 2.
Về mặt diện tích hồ, sau 5 năm toàn quận đã mất đi 26.640 m 2 diện tích mặt nước Nguyên nhân chủ yếu là do bị san lấp 3 hồ trên và bị lấn chiếm như hồ cá Bác
Hồ và hồ cạnh hồ cá Bác Hồ hoặc nằm trong vùng quy hoạch dự án như ao Công an quận Hai Bà Trưng 2, ao ngõ 153/34 Vĩnh Tuy 2.
Quận Hai Bà Trưng có 2 hồ nằm trong danh sách xử lý môi trường nước bằng chế phẩm sinh học của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội là hồ Hai Bà Trưng và hồ Quỳnh Quá trình làm sạch các hồ đã có kết quả khả quan, nước hồ trong hơn và giảm mùi hôi, chất lượng nước được cải thiện với các mức độ khác nhau Lượng nước thải chảy vào hồ ít, thời gian làm sạch đủ dài, có chất lượng nước tốt hơn sau 6 tháng xử lý Cảnh quan các hồ trên cũng đã được cải thiện Vệ sinh trên và xung quanh hồ được thực hiện tương đối tốt, bước đầu đã nhận được sự ủng hộ của cộng đồng cư dân quanh hồ.
Quận Cầu Giấy là một trong những quận chứa nhiều ao hồ của thành phố, tuy nhiên, phần lớn các ao hồ trên địa bàn quận có diện tích nhỏ (13 ao có diện tích dưới 1000m 2 ).
Từ năm 2010 – 2015, về mặt số lượng hồ, toàn quận đã mất đi 8 hồ là ao YênHòa, ao Ải Bái Ân, ao trong trường cán bộ quản lý, ao xóm Đa, ao khu Đồng Xa, ao nuôi ba ba, ao cạnh trại nuôi đà điểu và ao thả cá khu Đồng Xa Các ao hồ này chủ yếu dùng để thả cá, trồng sen và làm nguồn nước cho chăn nuôi các loại ba ba, đà điểu và đều chưa được kè, môi trường đới bờ - mặt nước ô nhiễm và nằm rải rác trong các khu dân cư.
Về cơ cấu kè hồ, toàn quận có 23 hồ đã được kè toàn phần, 1 hồ chỉ kè một phần và 3 hồ chưa kè: ao sen Đồng Xa, ao cá Đồng Xa và ao đối diện nghĩa trang Mai Dịch.
Các hoạt động bảo vệ môi trường hồ Hà Nội giai đoạn 2009 – 2015 39 Cộng đồng tham gia bảo vệ hồ Hà Nội 39
1.1 Cộng đồng tham gia bảo vệ hồ Hà Nội
Năm 2010 một mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ hồ ở Hà Nội được nghiên cứu và trình bày trong sách hồ Hà Nội 2010 là hồ Đền Lừ Mô hình này do hội phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ khởi xướng và được thực hiện rất thành công.
Tại hội thảo quốc tế “Sử dụng bền vững hồ Hà Nội dựa vào cộng đồng trong bối cảnh đô thị hóa và biến đổi khí hậu” ngày 22/6/2012 do CECR tổ chức, sáng kiến thành lập Câu lạc bộ hồ Hà Nội được đề xuất và đại biểu chuyên gia tham dự hội thảo đã đăng ký làm thành viên Câu lạc bộ được CECR và Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng bảo trợ Ngay sau khi thành lập, bản tin hồ Hà Nội được xây dựng nhằm duy trì cập nhật thông tin về hồ Các hôi phu nữ ở các phường Ngọc Khánh, Hoàng Văn Thụ, Quảng An đã trở thành thành viên nòng cốt của câu lạc bộ với nhiều hoạt động bảo vệ hồ thông qua các tổ chức sự kiện nhân các Ngày nước thế giới, Ngày đất ngập nước, Ngày làm sạch bờ biển thế giới, chiến dịch Ông Công – Ông Táo , huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan Bên cạnh đó là các hoạt động quan trắc hồ, xây dựng các bản cam kết với cộng đồng quanh hồ của nhóm thanh niên tiền phong về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, các cộng đồng phường Nam Đông, Hạ Đình, Kim Liên góp phần tạo nên phong trào “Cộng đồng bảo vệ hồ Hà Nội” ý nghĩa và thiết thực.
Một số nét chính của những hoạt động cộng đồng tham gia bảo vệ hồ Hà Nội tiêu biểu trong thời gian qua:
Hội phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ trong phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp” ở hồ Đền Lừ
Hồ Đền Lừ là một hồ điều hòa lớn, là không gian và là nơi vui chơi giải trí duy nhất của nhân dân trong phường Hoàng Văn Thụ, vì vậy hội phụ nữ phường đã phổ biến phong trào bảo vệ hồ xanh-sạch-đẹp từ rất sớm Các hội viên đều ý thức hoạt động này mang lại cho họ môi trường sống trong lành, khỏe mạnh hơn Hội đã tổ chức việc giám sát chéo, nhắc nhở người dân không vứt rác bừa bải, trồng hoa và cây cảnh quanh hồ Hội phụ nữ thường phát động phong trào xanh – sạch – đẹp – nở hoa, bố trí thêm các thùng rác quanh hồ và giao cho từng hộ quản lý khuôn viên hồ trước cửa nhà mình Đặc biệt, Hội đã thường xuyên tổ chức vệ sinh làm sạch quanh hồ vào các buổi cuối tuần, trong các sự kiện về môi trường để tạo dựng thói quen, nếp sống cho cộng đồng sống quanh hồ về ý thức tự giác bảo vệ hồ Hoạt động đã thu hút sự quan tâm của nhiều người dân và nhận được sự đồng tình ủng hộ của UBND phường Hoàng Văn Thụ.
Từ năm 2012, vào ngày Ông Công – Ông Táo, Hội phụ nữ đã thực hiện chiến dịch tuyên truyền, cử người đứng quanh hồ để nhắc nhở người dân không vứt tro, bàn thờ cũ xuống hồ.
Năm 2010 Hội Phụ Nữ phường Hoàng Văn Thụ đã tiếp bà Anne Castle, thứ trưởng Bộ Nội địa phụ trách các vấn đề về nước và khoa học của Mỹ sang thăm Việt Nam, chia sẻ các công việc của hội với công tác bảo vệ hồ,bà Anne Castle đã đến thăm hồ và bày tỏ sự khâm phục với các việc làm của chị em phụ nữ “Đây là thành công rất lớn Sự thành công này không chỉ cho thế hệ ngày nay được hưởng mà còn cho các thế hệ mai sau Chị em phụ nữ ở đây đã làm công việc của cả cộng đồng”.
Với sự tâm huyết và nỗ lực không ngừng, Hội phụ nữ phường Hoàng Văn Thụ và cộng đồng đang giúp cho hồ Đền Lừ ngày càng đẹp hơn, trở thành trung tâm sinh hoạt cộng đồng của phường và khu vực lân cận
Hội phụ nữ phường Ngọc Khánh trong phong trào bảo vệ hồ Ngọc Khánh
Hồ Ngọc Khánh là cảnh đẹp nổi tiếng của khu vực quận Ba Đình Các hoạt động bảo vệ hồ Ngọc Khánh thực hiện từ rất sớm với các hoạt động như làm sạch hồ, trồng cây, tuyên truyền vệ sinh quanh hồ, nhắc nhở người dân không để vật nuôi phóng uế bừa bải xung quanh bờ hồ.
Sau lớp tập huần “Nâng cao năng lực cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường địa phương tại Hà Nội’’, ngày 5-6/1/2012 do CECR tổ chức, hoạt động bảo vệ hồ của hội được đẩy lên một mức mới khi hội phụ nữ cùng hội chiến binh xây dựng bản đề xuất bảo vệ hồ Ngọc Khánh Đề xuất đưa ra các hoạt động bước đầu đơn giản là cắm các biển cấm đổ rác tại những điểm người dân hay vứt rác xuống hồ và tổ chức vận động thêm các hội viên Hội Phụ nữ tham gia vệ sinh hồ vào cuối tuần Các hoạt động này được thực hiện đều đặn và thu hút sự tham gia của rất nhiều nhóm như nhóm waterwise, học sinh trường RMIT, các bộ ngân hàng Standard Chartered.
Các hoạt động mà hội Phụ nữ phường Ngọc Khánh đã và đang thực hiện để bảo vệ hồ có thể kể đến như: Ra quân vệ sinh môi trường vào chiều thứ sáu và sáng thứ 7 hàng tuần của cán bộ, hội viên phụ nữ; vận động hội viên phụ nữ gương mẫu thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định thu hút cộng đồng dân cư cùng tham gia, nhằm loại bỏ rác thải sinh hoạt xung quanh bờ hồ trong khu dân cư; tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư sống quanh hồ kế vào bản cam kết không đổ rác xuống hồ; tổ chức lễ ra quân làm sạch hồ nhân các sự kiện Ngày nước thế giới, Ngày trái đất nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng sống quanh hồ trong việc bảo vệ hồ; trồng cây cảnh, rau xanh làm đẹp ven hồ.
Tổ dân phố 76 phường Ô Chợ Dừa tiên phong trong bảo vệ hồ Đống Đa
Hồ Đống Đa là một hồ lớn của quận Đống Đa, là nơi tiếp giáp của hai phường Ô Chợ Dừa và Trung Liệt Việc duy trì vệ sinh môi trường quanh hồ Đống Đa được thực hiện bởi công nhân công ty Hà Thủy, tuy nhiên công tác vệ sinh không được làm triệt để.
Tổ dân phố 76 nằm trên phố Mai Anh Tuấn, sát với hồ là nơi được tận hưởng không gian do hồ mang lai nhưng cũng chính họ phải chịu ảnh hưởng do tình trạng ô nhiễm hồ gây nên Để cải thiện vấn đề này, tổ trưởng tổ dân phố 76 đã huy động các hộ gia đình cùng tham gia làm sạch khu vực bờ hồ sát với tổ dân phố định kỳ 2 lần/ tháng Với quan điểm làm sạch khu vực bờ hồ là làm cho chính mình, bảo vệ hồ cho con cháu sau này và góp phần làm thay đổi thái độ, thói quen xả rác bừa bãi của người dân sống ven hồ hoạt động này đã thực hiện đều đặn từ năm 2014 Nhờ đó mà hầu hết các hộ gia đình trên mặt phố Mai Anh Tuấn có ý thức hạn chế rác thải, tham gia làm sạch đoạn bờ hồ trước cửa nhà mình, từ đó, bờ kè hồ trên đoạn phố này thường xuyên được sạch sẽ, gọn gàng.
1.2 Doanh nghiệp tham gia bảo vệ hồ Hà Nội
Trong 5 năm qua, các hoạt động cộng đồng tham gia bảo vệ hồ Hà Nội không chỉ thu hút sự tham gia của người dân, của sinh viên mà đã thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, đó là sự tham gia nhiệt tình của công ty FPT, NewQuantum, Ngân hàng Standard Chartered, Lock&Lock và mới nhất là sự tham gia của Ngân hàng Việt Á Các doanh nghiệp này không chỉ là nhà tài trợ cho hoạt động trong các sự kiện ngày trái đất, Ngày nước thế giới do CECR phát động mà còn tham gia nhiệt tình các hoạt động hưởng ứng như làm sạch hồ, đạp xe vì hồ Hà Nội, chạy bộ vì hồ Hà Nội…
1.3 Thanh niên trong công tác bảo vệ hồ
Chương trình thanh niên tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu do CECR tổ chức từ năm 2012 nhằm giúp các em sinh viên có kiến thức cơ bản để bảo vệ môi trường dù ở bất cứ vị trí hay ngành nghề công việc nào trong tương lai Kết hợp đào tạo thực tế mang lại cho các em những kiến thức cơ bản về môi trường, hệ sinh thái, trải nghiệm thực tế trong giám sát nước hồ và hoạt động cộng đồng.
Kết thúc đào tạo, có rất nhiều ý tưởng bảo vệ hồ Hà Nội do học viên lớp đề xuất và đặc biệt luôn duy trì và kết nối mạng lưới thanh niên bảo vệ hồ Hà Nội từ các trường đại học, câu lạc bộ sinh viên…
Trong năm 2015, nhằm hưởng ứng tháng hành động vì hồ Hà Nội từ 22/3 – 22/4 do CECR tổ chức đã có thêm nhiều nhóm sinh viên tham gia như nhóm sinh viên trường học viện Nông nghiệp nhằm thực hiện làm sạch 4 hồ trong khuôn viên trường; CLB INEST Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – làm sạch hồ Nam Đồng và nhóm còn duy trì hoạt động thường niên làm sạch hồ Đống Đa cùng với nhóm cộng đồng địa phương; các bạn tình nguyện CLB C25 – làm sạch hồ Kim Liên; CLB Cộng đồng xanh Đại học Y tế công cộng – làm sạch hồ Thành Công; CLB sinh viên tình nguyện Hải Dương – làm sạch hồ Ba Mẫu.
Tổng quan các giải pháp phù hợp với môi trường hồ Hà Nội
Các giải pháp về công nghệ
Nạo vét: việc nạo vét và các biện pháp thủ công khác như dùng thuyền vớt rác, giăng lưới gom tảo chết trên mặt hồ thu gom các chất dinh dưỡng ra khỏi hệ sinh thái nước hồ cũng là một giải pháp cần được áp dụng để làm giảm chất dinh dưỡng dưới đáy hồ.
1.1.1 Nạo vét rác và phế thải rắn bằng phương pháp thủ công
Phương pháp này chủ yếu dùng sức lao động của công nhân vệ sinh môi trường để nạo vét rác và phế thải rắn Đầu tiên rác nổi trên hồ như túi nilong, hộp xốp…được công nhân vệ sinh môi trường dùng gậy vớt lên thuyền và được đưa lên bờ Sau khi đã vớt rác nổi trên hồ, các đội công nhân vệ sinh môi trường Hà Nội phải đợi khi hồ cạn nước mới dùng các dụng cụ đơn giản như cuốc, xẻng, xô để nạo vét rác và phế thải rắn ở đáy hồ Đội công nhân chuyền tay nhau các xô bùn được múc từ đáy hồ để đổ lên các xe vận chuyển Với phương pháp này cần phải có người đứng ở dưới hồ để múc bùn vào xô Với những đoạn đáy hồ đã khô cạn thì người công nhân phải xới rác và phế thải rắn lên rồi mới dùng xẻng để múc vào xô
Có thể thấy phương pháp nạo vét rác và phế thải rắn theo cách thủ công này làm cho người công nhân phải tiếp xúc trực tiếp với rác và phế thải rắn và nước thải ô nhiễm, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người công nhân, dẫn đến có thể mắc các chứng bệnh nguy hiểm Mặt khác, việc chỉ sử dụng sức người và các dụng cụ thủ công để nạo vét rác làm cho năng suất nạo vét thấp, hiệu quả nạo vét không cao và gây ô nhiễm hai bên bờ sông do trong quá trình nạo vét rác và phế thải bị rơi vãi
Với các phân tích trên có thể thấy việc nạo vét rác và phế thải rắn theo cách thủ công chỉ phù hợp cho các cống, rãnh trong các ngõ hẹp trong thành phố mà không phù hợp với các sông thoát nước trong nội thành Hà Nội.
1.1.2 Nạo vét rác và phế thải rắn bằng máy đào đứng trên phao nổi
Dùng máy đào đứng trên phao để múc bùn lắng, rác, chất thải rắn dưới đáy ao, hồ lên thuyền chứa sau đó dùng xe chở bùn đứng trên bờ thông qua hệ thống đường ống và bơm hút bùn từ thuyền đựng lên thùng chứa của xe vận chuyển
Có thể thấy phương án sử dụng gầu ngoạm với đáy gầu dạng lưới cho năng suất và hiệu quả nạo vét rác và phế thải rắn cao nhất vì trong quá trình làm việc hai má gầu ép vào nhau làm cho nước và bùn loãng thoát ra qua các lỗ trên đáy gầu, bên trong gầu chỉ còn lại rác và phế thải rắn
Phương án nạo vét rác và phế thải rắn bằng máy đào đứng trên phao nổi này có ưu điểm là ít ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân môi trường, năng suất nạo vét tương đối cao, không làm rơi vãi bùn bẩn lên các bờ ao, hồ Hiện nay, đa số vẫn sử dụng phương pháp này để nạo vét cho các sông, ao, hồ trong nội thành Hà Nội
1.2 Xử lý bằng hóa chất
Keo tụ là phương pháp xử lý nước sử dụng hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt (Chất lắng PAC) dưới dạng dung dịch hòa tan Sử dụng phương pháp này ở một số hồ trên địa bàn Hà Nội đã có thể tách được hoặc làm giảm đi thành phần có trong nước như kim loại nặng, các chất bẩn lơ lửng, các anion PO4 3- và có thể cải thiện được độ đục và màu sắc của nước Khả năng tách tối đa là 60% với các chỉ tiêu chất lơ lửng, photphat, PO43-, F-, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, các bon mạch vòng Tuy nhiên, phương pháp này vẫn không tách được một số chất trong nước hồ
Hà Nội, bao gồm các anion Nitrat (NO3 -), Amon (NH4 +), Clorua (Cl - ), sunfat (SO4 +),
1.3 Xử lý bằng phương pháp sinh học
Sục khí (Hiếu khí): Đối với hồ ở Hà Nội đã bị phú dưỡng cần áp dụng các biện pháp thích hợp như có thể dùng bơm khuấy trộn nước hồ để tăng sự tiếp xúc của vi sinh vật và tảo với các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng Đồng thời, quá trình trộn sẽ làm tăng lượng oxy trong nước, giúp khôi phục hệ sinh thái nước và cải thiện chất lượng nước, tạo môi trường sống tốt hơn cho sinh vật dưới hồ
Xử lý bằng các cây thủy sinh: Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rang một số các loài thực vật có khả năng xử lý các chất ô nhiễm đặc trưng trong môi trường ao, hồ. Các loài này có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm như các chất gây phú dương (hợp chất của Nitơ và Phốt pho), các kim loại nặng hiệu quả
Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên là do việc đổ nước thải, rác thải trực tiếp xuống ao, hồ, kinh doanh nuôi thả cá trong hồ không có sự kiểm soát về số lượng, chủng loại cá và loại thức ăn sử dụng để nuôi cá.
Trước vấn đề ô nhiễm cấp bách của các ao, hồ ở Hà Nội, đã có nhiều ao, hồ được cải tạo và xử lý để cải thiện tình hình bằng các biện pháp công nghệ khác nhau.
Xử lý bằng công nghệ vi sinh thích ứng để cải thiện chất lượng nước: chế phẩm vi sinh phát triển từ các chủng vi sinh vật trong hồ, thiết bị trộn sục khí: Làm đầy bằng nước mưa, thường xuyên tổ chức lao động dùng vợt vải mau vớt váng tảo chết; chôn tảo xuống đất có rắc vôi bột; xử lý cơ bản được các loại tảo độc sau đó thả tiếp.
Xử dụng chế phẩm LTH – 100, Chelate đồng đề diệt tảo, bổ sung động thực vật thủy sinh… ở các hồ Văn Quán, Thủ Lệ, Đền Lừ, Thanh Nhàn.
Hồ Nghĩa Tân và Hồ Công Viên sẽ xử lý theo nguyên lý tổ hợp, kết hợp xử lý sinh học với phương pháp kết tủa để hạn chế quá trình trao đổi chất giữa lớp bùn đáy với lớp nước, và sử dụng hóa chất ức chế tảo khi cần thiết.
Một số thực vật đã được chứng minh hiệu quả xử lý bao gồm: (1): Lục Bình,(2): Thủy Trúc, (3): Cây rong đuôi chó, (4): cây họ Sen, (5): Cây chuối hoa, (6):Cây rong mái chèo Các loại cây thủy sinh có thể trồng trên các bè trên mặt nước hoặc trồng ven hồ
Các công nghệ xử lý nước hồ đã được áp dụng
Trên cơ sở phương án xử lý ô nhiễm nước được Tổ công tác liên ngành (đại diện các sở, ngành và nhà khoa học được thành lập theo Quyết định 2539/QĐ- UBND ngày 12-12-2008 của UBND thành phố) lựa chọn công nghệ, Sở TN-MT đã trình thành phố lựa chọn các đơn vị tham gia thử nghiệm Có bốn công nghệ thử nghiệm thành công được Sở TN-MT lựa chọn gồm:
Thứ nhất , Công nghệ "Xử lý giảm thiểu ô nhiễm nước mặt bằng công nghệ quản lý tổng hợp các thủy vực" của Công ty cổ phần Xanh, áp dụng đối với những hồ có lượng nước thải bổ cập nhiều.
Thứ hai , Công nghệ "Phục hồi cảnh quan hồ bằng giải pháp tổ hợp sinh học kết hợp phương pháp kết tủa" của Viện Hóa học, áp dụng với những hồ tĩnh.
Thứ ba , Công nghệ dùng tổ hợp giải pháp cơ - sinh - hóa học do Trung tâm
Nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững (Trường ĐH Khoa học tự nhiên), áp dụng với những hồ có lượng nước thải bổ cập phù hợp công suất trạm xử lý, có vị trí, diện tích và nguồn điện để lắp đặt trạm xử lý trên bờ hồ.
- Xử dụng chế phẩm LTH – 100, Chelate đồng đề diệt tảo, bổ sung động thực vật thủy sinh… ở các hồ Văn Quán, Thủ Lệ, Đền Lừ, Thanh Nhàn.
- Hồ Nghĩa Tân và Hồ Công Viên sẽ xử lý theo nguyên lý tổ hợp, kết hợp xử lý sinh học với phương pháp kết tủa để hạn chế quá trình trao đổi chất giữa lớp bùn đáy với lớp nước, và sử dụng hóa chất ức chế tảo khi cần thiết.
Thứ tư , Công nghệ "Vi sinh IDRABEL - Vương quốc Bỉ" của Viện Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Mỹ La tinh phối hợp với Trung tâm Tư vấn và công nghệ môi trường (Tổng cục Môi trường), áp dụng cho những hồ có trầm tích và bùn đáy nhiều, lượng nước thải bổ cập ít.
Mô hình cải thiện môi trường hồ nước có sự tham gia của cộng đồng 51 3 Đánh giá hiệu quả của các mô hình
Bên cạnh các biện pháp xử lý nước hồ bằng các công nghệ phù hợp, việc huy động cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường sẽ góp phần rất quan trọng trong việc duy trì chất lượng môi trường đã được cải thiện
Máy tập thể dục kết hợp lọc nước
Máy tập thể dục kết hợp lọc nước là một thiết bị xử lý môi trường do nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nước tưới tiêu Môi trường thiết kế và chế tạo Ý tưởng về máy tập thể dục được ra đời từ bối cảnh về nhu cầu tập thể dục nâng cao sức khỏe với các thiết bị tập thể dục công cộng đang phát triển tại các khu vui chơi, công viên công cộng và nhu cầu về chất lượng môi trường sống xung quanh, nhu cầu về cảnh quan sạch đẹp, đảm bảo sức khỏe tại các hồ trong TP Hà Nội Như vậy, máy tập thể dục tích hợp lọc nước giải quyết 3 nhu cầu thiết yếu của cộng đồng đó là nhu cầu về thể dục thể thao, nhu cầu về một môi trường sạch đẹp xung quanh khu vực luyện tập và cả hai nhu cầu này đều hướng đến việc duy trì sức khỏe lâu dài cho chính bản thân người tham gia tập luyện cũng như toàn cộng đồng.
Máy tập giúp người tập vừa có thể nâng cao sức khỏe của mình, vừa tham gia trực tiếp xử lý chất lượng nước hồ, đồng thời tiết kiệm năng lượng hoặc các chi phí về năng lượng để bơm nước hồ qua hệ thống xử lý Qua đó, nhận thức trách nhiệm của họ với việc bảo vệ môi trường sẽ ngày càng được nâng cao
Từ năm 2013-2015, Sở TNMT Hà Nội, Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội đã phối hợp với nhóm sáng chế thuộc Viện Nước Tưới tiêu và môi trường lắp đặt thử nghiệm mô hình máy tập thể dục với sự tham gia của cộng đồng tại 2 hồ Ngọc Khánh và Thanh Nhàn.
Phương pháp đánh giá nhanh thủy văn (RHA) Đây một phương pháp mới trong tiếp cận tích hợp đánh giá tài nguyên nước trên lưu vực và các biện pháp quản lý Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng Việt Nam có lịch sử lâu dài về sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước ở khắp nhiều nơi trong nước, cả ở vùng đồng bằng và vùng cao, thể hiện dưới nhiều mô hình và cách thức khác nhau, phục vụ cho mục đích lấy nước sinh hoạt và tưới tiêu đồng ruộng Các mô hình truyền thống về quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng thường dễ tìm thấy ở các vùng nông thôn miền núi, ở đó tài nguyên nước được xem như là tài sản chung của cộng đồng Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị truờng ở Việt Nam, tài nguyên nước dần trở thành một thứ hàng hóa có giá trị thương mại Kinh nghiệm quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã ghi nhận và đánh giá cao vai trò quan trọng của các cộng đồng địa phương với tư cách vừa là người trực tiếp sử dụng nước, đồng thời vừa là người quản lý và bảo vệ tài nguyên nước Trên cơ sở tiếp cận phương pháp quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng, khái niệm về đánh giá nhanh thủy văn dựa vào cộng đồng đã được hình thành Đây là một khái niệm mới, được ứng dụng trong việc quản lý lưu vực, đặc biệt cho các lưu vực có hồ chứa khu vực có cộng đồng dân cư sống quanh nhiều, nâng cao vai trò trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong việc quản lý và bảo vệ các hồ chứa, giúp cho việc giảm ngập úng, tạo cảnh quan môi trường đô thị.
Mô hình cộng đồng tham gia khôi phục và bảo vệ ao hồ
Nằm trong quần thể ao khu vực chùa Phổ Linh, phường Quảng An, quận Tây
Hồ, Hà Nội, đây là khu vực mang ý nghĩa tâm linh gắn liền với truyền thuyết về phủ Tây Hồ Trước năm 2010, 2 ao này đối mặt với tình trạng lấn chiếm bởi việc đổ rác thải, vật liệu xây dựng từ hoạt động chăn nuôi lợn, gây ô nhiễm và búc xúc cho cộng đồng dân cư.
Từ năm 2011, CECR đã nghiên cứu hiện trạng 2 hồ và phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hợp tác xã phường Quảng An xây dựng mô hình quản lý ao Mô hình này gồm các hoạt động quản lý như: nạo vét bùn lắng, cải tạo bờ, kè bờ sinh thái, thực hiện các hoạt động làm sạch, trồng cây thủy sinh, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và huy động sự tham gia và công tác cải thiện ao…Mô hình này được thực hiện từ năm 2012 với lực lượng tiên phong là Hội Phụ nữ phường Quảng An, sự ủng hộ chính quyền địa phương vá sự tham gia của thanh niên, sinh viên.
Mô hình quản lý thoát nước vào các sông, hồ
Thoát nước và vệ sinh môi trường có vai trò lớn trong việc điều hoà nước thải, cải tạo cảnh quan môi trường, vi khí hậu khu vực, đóng vai trò lớn trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, do vậy các tổ chức, cá nhân đã có nhận thức về nhiệm vụ tham gia bảo vệ, xây dựng và lợi ích mà họ được hưởng từ các nguồn lợi do công tác quản lý tốt hệ thống thoát nước của quận.
Quận Hà Đông đã thực hiện rất tốt mô hình quản lý thoát nước, Hội Phụ nữ, Thanh niên, Cựu chiến binh, Hội Nông dân tập thể đã có vai trò lớn trong công tác vận động hội viên và nhân dân tham gia quản lý và bảo vệ hệ thống thoát nước, tổ chức các buổi vệ sinh cống rãnh và môi trường trong khu vực ở Tuy nhiên cũng chỉ mới thực hiện được công tác tham gia của cộng đồng ở giai đoạn vận hành dự án thoát nước và cũng chỉ ở mức phát động phong trào, thể chế và cơ chế tham gia của cộng đồng chưa rõ ràng. Để cho công tác quản lý hệ thống thoát nước của Quận Hà Đông được cải thiện trong thời gian tới thì TP Hà Nội cần trao cơ chế và quyền tự quản hệ thống cho UBND quận để có sự liên kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn quận, lập cam kết thực hiện quản lý hệ thống.
Cộng đồng dân cư thuộc địa bàn quận phải được tham gia vào công tác quản lý thoát nước ngay từ ban đầu khi tiến hành nghiên cứu lập qui hoạch thoát nước của quận và trong suốt quá trình thực hiện dự án đầu tư Một mô hình hệ thống thoát nước của quận đạt hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt nhất khi có sự đồng thuận của các đơn vị quản lý, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng thuộc địa bàn quận.
3 Đánh giá hiệu quả của các mô hình
3.1 Hiệu quả các mô hình nói chung
Hiệu quả xử lý ô nhiễm nước hồ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Về cảnh quan, nước hồ trong, không còn mùi, cảnh quan sạch đẹp hơn Về quan trắc, hầu hết các chỉ tiêu nước hồ được xử lý đã tiệm cận QCVN 08:2008 cột B2 và đạt QCVN 24:2009 Mặc dù vậy, trong số 12 hồ được thử nghiệm, vẫn còn 2 hồ là hồ Dài và ao đình Ngọc Hà chất lượng môi trường nước chưa được cải thiện. Nguyên nhân là do lượng nước thải bổ cập vào hồ quá lớn; việc nạo vét bùn đáy hồ chưa được thực hiện triệt để khiến công tác xử lý gặp thất bại
Sau quá trình thử nghiệm, các hồ đã xử lý ô nhiễm môi trường nước thành công được bàn giao về cho Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và các quận để quản lý, tiếp tục công tác duy trì chất lượng nước hồ Công ty tiếp nhận và tiến hành duy trì xử lý 8 hồ từ năm 2011 đến nay Đồng thời, trong thời gian qua cũng phối hợp các quận, huyện tiến hành xử lý các hồ khác như: Hồ Văn Chương, TaiTrâu, Phương Liệt 2, Long Đình…, theo quy trình công nghệ đã được duyệt Do phần lớn các hồ hiện nay đều có chức năng là hồ điều hòa nên dù đã có những hồ được đầu tư tách nước thải sinh hoạt, song khi có mưa lớn vẫn tiếp nhận nước phát sinh kèm đất, rác nên nếu không được duy trì xử lý vẫn "tái" ô nhiễm Vì vậy, kể cả các hồ đã được xử lý ô nhiễm, trung bình 3-4 tháng, đơn vị này lại định kỳ tái xử lý ô nhiễm nước hồ theo công nghệ đã được Sở TN-MT, các đơn vị chức năng hướng dẫn, chuyển giao Trong khi đó, một trong những khó khăn trong công tác duy trì chất lượng nước hồ hiện nay là việc tại nhiều hồ (Ngọc Khánh, Xã Đàn…) vẫn đang được khai thác nuôi thả cá kinh doanh Mật độ nuôi cá dày đặc, cộng thức ăn chăn nuôi là nguồn gây ô nhiễm nước hồ
Với chương trình thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước ao, hồ, đã có nhiều hồ trên địa bàn Hà Nội được cải thiện chất lượng môi trường Việc nhân rộng xử lý ô nhiễm các ao, hồ trên địa bàn Hà Nội là mong mỏi của nhiều người dân, bảo đảm môi trường sống trong lành
3.2 Hiệu quả mô hình có sự tham gia của cộng đồng
Mô hình lắp đặt máy tập thể dục kết hợp lọc nước đã đạt được thành công trong việc góp phần xử lý nước hồ đồng thời có tác dụng lớn trong việc huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường tại hồ Ngọc Khánh và Thanh Nhàn trong giai đoạn thực hiện Đông đảo người dân đã tham gia tập thể dục đồng thời xử lý nước tại các hồ này, các máy tập thường xuyên trong tình trạng bị quá tải trong các giờ đi tập thể dục của người dân, dẫn đến tình trạng máy thường xuyên phải bảo dưỡng.
Sau một thời gian đi vào hoạt động, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã thực hiện một cuộc khảo sát đánh giá mức độ hài lòng về máy tập thể dục kết hợp lọc nước và đề nghị tăng số lượng máy lắp đặt Đối tượng khảo sát là người dân sống gần hồ cùng với những người đi dạo, tập thể dục ven hồ Ngọc Khánh và hồ ThanhNhàn Với 6570 người ở khu vực hồ Ngọc Khánh và 5800 người ở khu vực hồThanh Nhàn đã thu được kết quả đáng mừng.
Máy tập thể dục kết hợp lọc nước
Số lượng lắp đặt dự kiến: 2-4 bộ/hồ nhỏ; 4-8 bộ/hồ có diện tích lớn
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
+ Máy tập thể dục: bao gồm các dụng cụ tập động tác bằng tay và chân với các chuyển động tròn - đạp xe, chuyển động lên xuống - kéo, đẩy Các máy tập này được tích hợp với bơm cơ học, nước hồ được bơm vào bể lọc Khi người tập sử dụng máy, chuyển động máy sẽ qua hệ thống truyền chuyển động khiến cho bơm hoạt động.
+ Bể lọc : Bể lọc gồm các cấp lọc thô thông thường, đặc biệt có sử dụng cây có khả năng hấp thu chất ô nhiễm trong nước Đây là công nghệ thân thiện với môi trường Bên cạnh đó loại cây này có hoa đẹp để đảm bảo được mỹ quan trên hồ. Trong trường hợp nơi đặt dự án thiếu diện tích trên bờ, toàn bộ bể lọc có thể được thiết kế nổi trên mặt hồ, đảm bảo mỹ quan công viên Nước hồ khi qua hệ thống lọc sẽ đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
Một số điều kiện cho việc lắp đặt hệ thống máy tập thể dục tại hồ
Thứ nhất , hồ phải có vị trí lắp đặt không ảnh hưởng đến đi lại sinh hoạt bình thường của người dân Như ta đã biết, không gian hồ mang lại sự mát mẻ, rộng lớn.
Là nơi mọi người thường đến không phải chỉ đến ngắm cảnh mà còn để đi thể dục, hay thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng Do đó, hàng ngày ở đây có rất nhiều người qua lại Chính vì vậy, trước khi lắp đặt phải khảo sát, nghiên cứu tình hình khu vực để có lắp đặt cho phù hợp, tránh ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mọi người.
Thứ hai , khu vưc quanh hồ phải có an ninh tốt, ý thức bảo vệ tài sản chung người dân được đề cao Máy lắp đặt ở nơi công cộng nên không tránh khỏi một số người có hành vi xấu ăn cắp thiết bị, hay chưa có ý thức tốt bảo vệ trong quá trình.Chính vì vậy, khi lắp đặt phải lưu ý đến văn hóa khu vực dân cư ven hồ, ý thức con người khi đến hồ Nhận thức tốt của mỗi cá nhân sẽ mang lại môi trường sạch đẹp cho hồ nước. l1 l2 l3
Thứ ba , xa khu vực tập trung trẻ em như (Bệnh Viện Nhi, Trường Tiểu
Học) Trẻ em có tính hiếu động nên tránh đề trẻ tiếp xúc với máy khi không có sự giám sát của lớn.
Thứ tư , phải có nguồn điện để thuận tiện cho quá trình lắp đặt và sửa chữa. Đây là một thiết khá lớn, nên khi lắp đặp đòi hỏi phải sử dụng thiết bị điện tử để lắp đặt Máy để ngoài trời và được sử dụng thường xuyên nên quá trình hao mòn và hỏng hóc là điều không thể tránh khỏi.
Thứ năm , môi trường vệ sinh phải đảm bảo, người dân thường xuyên tập thể dục quanh hồ để nâng cao hiệu quả sử dụng máy.
Thứ sáu , đặc biệt chênh mực nước giữa hồ và đầu vào của máy tập không quá 3 m chiều dài: L = L1+L2+L3