MỤC LỤC
Do phụ thuộc vào địa hình vùng ngập nước nên trạng thái mặt nước của các hồ không giống nhau, đặc biệt với các hồ nhân tạo để tích trữ nước luôn có hình thái rất phức tạp. Đặc điểm của chế độ nhiệt: đầu mùa xuân nhiệt độ nước bắt đầu tăng lên, lớp nước mặt có nhiệt độ cao nhất (tăng lên nhanh nhất) càng xuống sâu nhiệt độ càng giảm dần, đạt cực đại vào mùa hạ.
Hồ gắn với các chương trình quốc gia: Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình đa dạng sinh học, bảo tồn đất ngập nước ở Việt Nam, chương trình dân sinh vùng lũ ở ĐBSCL (hồ được hình thành từ việc lấy đất tôn nền các cụm tuyến dân cư vượt lũ. - Là nơi học tập và nghiên cứu khoa học về tài nguyên nước, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh thái học và môi trường ..Việc nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng không chỉ cho hiện tại mà còn là cơ sở để đánh giá những biến động trong tương lai.
Nhu cầu nước sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt và các hoạt động khác của con người gia tăng, dẫn đến tình trạng khai thác các hồ nước sạch tràn lan gây cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường như sụp lún, nhiễm mặn…. Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về.
Rác thải từ dịch vụ y tế ngấm xuống lòng đất đến các hồ cũng là tác nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng cho hồ cũng như phát sinh nhiều dịch bệnh mới. Hệ thống ao hồ không được nạo vét dẫn đến tích tụ khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước.
Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Hà Nội có nhiều đầm, hồ thuận lợi cho phát triển thủy sản và du lịch nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc thoát nước nhanh, gây ngập úng cục bộ thường xuyên vào mùa mưa. Nước dưới đất cho phức hệ này có thể cung cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt quy mô nhỏ, nhưng do chiều sâu chứa nước lớn nên không tiện cho việc khai thác, bởi vậy các công trình và phức hệ chứa nước này chỉ nhằm phục vụ các mục đích nghiên cứu mà thôi.
Chính sách khuyến khích đầu tư, trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư ở một số địa phương và lĩnh vực cũng đã tạo điều kiện cho việc nhập khẩu những công nghệ lạc hậu; sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và xả thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt môi trường nước. Mặt khác, dân số đô thị ngày càng tăng nhanh cùng với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa trên địa bàn thành phố, trong khi hệ thống cấp thoát nước chưa phát triển tương xứng cũng đã làm tăng vấn đề ô nhiễm nước các hồ do nước thải sinh hoạt. Trong số những ao, hồ đã được kè, hoặc chỉ kè một phần hiện nay vẫn bị người dân lấn chiếm để làm hàng ăn, quán nước, qua đó xả nước thải xuống ao, hồ, điển hình như khu vực hồ Láng Thượng - nằm trên phố Chùa Láng, quận Đống Đa.
(Nguồn Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, Báo cáo Hồ Hà Nội năm 2015) Những ao hồ chưa được kè hoặc chỉ kè một phần luôn đứng trước những nguy cơ bị lấn chiếm để xây nhà, bãi đỗ xe, trở thành bãi tập kết phế liệu, rác thải sinh hoạt. Lựa chọn và phân tích chất lượng nước của 30 hồ tiêu biểu với các chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển của quần xã sinh vật trong hệ sinh thái được lựa chọn phân tích, bao gồm nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5) và nồng độ Chlorophyll-a. (Nguồn Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, Báo cáo Hồ Hà Nội năm 2015) Như vậy, sau 5 năm chất lượng nước 30 hồ đã có cải thiện tốt hơn so với năm 2010, số lượng các hồ ô nhiễm nặng và ô nhiễm rất nặng đang có xu hướng giảm dần.
Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận có nhiều ao hồ nằm trong dự án của thành phố, đặc biệt ở khu vực phường Vĩnh Tuy với nhiều hồ lớn như hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn và hồ Thiền Quang. Nguyên nhân chủ yếu là do bị san lấp 3 hồ trên và bị lấn chiếm như hồ cá Bác Hồ và hồ cạnh hồ cá Bác Hồ hoặc nằm trong vùng quy hoạch dự án như ao Công an quận Hai Bà Trưng 2, ao ngừ 153/34 Vĩnh Tuy 2. Từ một vùng đất ven nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém mà giờ đây Cầu Giấy là quận kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng văn minh hiện đại.
Trong năm 2015, nhằm hưởng ứng tháng hành động vì hồ Hà Nội từ 22/3 – 22/4 do CECR tổ chức đã có thêm nhiều nhóm sinh viên tham gia như nhóm sinh viên trường học viện Nông nghiệp nhằm thực hiện làm sạch 4 hồ trong khuôn viên trường; CLB INEST Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội – làm sạch hồ Nam Đồng và nhóm còn duy trì hoạt động thường niên làm sạch hồ Đống Đa cùng với nhóm cộng đồng địa phương; các bạn tình nguyện CLB C25 – làm sạch hồ Kim Liên;. Không chỉ trong khuôn khổ dự án của CECR, phong trào thanh niên trong công tác bảo vệ hồ trong những năm qua diễn ra rất sôi nổi có thể kể đến như Dự án Lake Project do Tổ chức Water Wise Vietnam thành lập, Dự án “Những dòng chảy hy vọng” của một nhóm các bạn trẻ tham dự Hội nghị Thanh niên ASEAN tại Manila, Philippines vào tháng 12/2013. Tại nhiều khu vực dân cư ven hồ, Hương ước và Quy ước không những góp phần vào việc phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và truyền thống của dân tộc mà còn là công cụ đắc lực trong việc vận động, duy trì vệ sinh môi trường hồ, phát triển sản xuất, giải quyết các tranh chấp thường ngày trong nhân dân, xóa đói giảm nghèo.
Cộng đồng dân cư đã chủ động cùng chung tay góp sức để kè, làm lại đường đi quanh hồ cho an toàn, phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ em (vì đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn đau lòng), trồng cây xanh, làm ghế đá xung quanh hai bên bờ hồ; nạo vét lòng hồ để chứa nước sạch và có thể tổ chức các trò chơi như đua thuyền, bơi dịp hội làng, lễ tết; thu gom rác, nước thải từ sông Tô Lịch, tạo lối đi an toàn ven sông…. B ng 3: B ng th ng kê t l ý ki n đ ng ý tăng s lảng 1: Vai trò của các thực vật trong bãi lọc nhân tạo ảng 1: Vai trò của các thực vật trong bãi lọc nhân tạo ến đồng ý tăng số lượng lắp đặt máy tập thể dục kết hợp lọc ồng ý tăng số lượng lắp đặt máy tập thể dục kết hợp lọc ượng lắp đặt máy tập thể dục kết hợp lọcng l p đ t máy t p th d c k t h p l cắp đặt máy tập thể dục kết hợp lọc ặt máy tập thể dục kết hợp lọc ật trong bãi lọc nhân tạo ể dục kết hợp lọc ục kết hợp lọc ến đồng ý tăng số lượng lắp đặt máy tập thể dục kết hợp lọc ợng lắp đặt máy tập thể dục kết hợp lọc ọc nhân tạo. Phương pháp đánh giá nhanh thủy văn (RHA) có sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả điều hòa thoát nước mưa cũng mang lại kết quả đáng ghi nhận: Tiến hành tham vấn ý kiến của một số nhà khoa học đến từ các Trường Đại học Thủy lợi, từ trường Đại học Khoa học tự nhiên, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường, Viện Khoa học Thủy lợi… cho thấy 100% nhà khoa học khuyên dùng mô hình SWMM để chạy cho bài toán này.
Do đó, ngoài các biện pháp xử lý bằng cơ học, lý học, cũng như hóa học thì việc tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường hồ nói riêng là vô cùng quan trọng. Tập trung vào một số đề tài chính như: Truyền thông môi trường trong cộng đồng, Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường cộng đồng, Sinh thái Hồ Hà Nội, Các biện pháp xử lý nước Hồ Hà Nội; công tác xây dựng kế hoạch môi trường địa phương và tập huấn trực tiếp các xây dựng hoạt động cụ thể. Sử dụng đa dạng các loại phương tiện truyền thông như báo chí (báo viết và báo điện tử), truyền hình (trung ương và địa phương), truyền thanh, hệ thống phát thanh quận, phường băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền trên đường phố dọc tuyến sông, các buổi họp của các tổ chức chính trị - xã hội, khu phố… để phổ biến và tổ chức thực hiện.
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá trữ lượng, chất lượng, chất lượng và lập kế hoạch bảo vệ, điều hòa chế độ nước; lập và thực hiện kế hoạch cải tạo, hoặc di dời các khu, cụm nhà ở, công trình trên hồ, ao, kênh, mương, rạch gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn dòng chảy, suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước và làm mất mỹ quan đô thị. Theo Luật BVMT năm 2014, các hồ Hà Nội thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội, trong 5 năm qua đã có nhiều quy định.chính sách về môi trường được thành phố ban hành, trong đó phải kể đến một văn bản quan trọng, liên quan cụ thể đến việc quản lý hồ Hà Nội là Quyết định số 2249/QĐ – UBND ngày 18/5/2011 về Ban hành Quy chế quản lý, duy trì chất lượng nước các hồ sau xử lý ô nhiễm. Công ty TNHH nhà nước một thành viên (MTV) Thoát nước Hà Nội; các đơn vị được giao quản lý trực tiếp hồ tổ chức khai thác các dịch vụ trên hồ; ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác có liên quan tới quản lý các hồ trên địa bàn thành phố được UBND thành phố Hà Nội giao cho các Sở, ngành tiếp tục thực hiện theo quy định.