1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giới thiệu về hệ quản trị sql server

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giới Thiệu Về Hệ Quản Trị SQL Server
Tác giả Nguyễn Bảo Trung
Người hướng dẫn Thầy Cao Kim Ánh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 7,83 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ VB.NET VÀ SQL SERVER (5)
    • 1.1. Sơ lược về lịch sử VB.NET (5)
    • 1.2. Sơ lược về .NET (6)
    • 1.3. NET Framework (7)
    • 1.4. Visual Basic.NET (8)
    • 1.5. Hướng đối tượng trong Visual Basic.NET (8)
    • 1.6. Một số tính năng mới của Visual Basic.NET so với Visual Basic 6.0 (13)
    • 1.7. Kết nối Cơ sở dữ liệu của Visual Basic.NET (17)
    • 2.1. Tổng quan về SQL server (18)
    • 2.2. Thành phần của SQL (21)
    • 2.3. Chức năng của SQL (22)
    • 2.4. Vai trò của SQL (23)
    • 2.5. Các câu lệnh cơ bản của SQL (24)
    • 2.7. Các giá trị trong SQL (28)
    • 2.8. Giới thiệu phiên bản SQL Express Edition SP2 2005 (30)
  • CHƯƠNG II: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG (32)
    • 1.1. Mục đích (32)
    • 1.2. Khảo sát (32)
    • 1.3. Các mẫu đơn liên quan (33)
    • 1.4. Các chức năng chính của hệ thống (0)
    • 1.5. Yêu cầu chương trình (39)
    • 2.1. Mục đích (40)
    • 2.2. Chức năng của hệ thống (40)
    • 2.3. Biểu đồ phân cấp chức năng (43)
    • 2.4. Các đối tượng và mối quan hệ (44)
    • 2.5. Sơ đồ ngữ cảnh (48)
    • 2.6. Các sơ đồ luồng dữ liệu (49)
  • CHƯƠNG III THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ KHO (55)
    • 1.1. Tổng quan về cơ sở dữ liệu (55)
    • 1.2. Lý thuyết về Cơ sở dữ liệu (56)
    • 1.3. Mô hình Cơ sở dữ liệu quan hệ (59)
    • 1.4. Cơ sở dữ liệu của chương trình (62)
    • 2.1. Giao diện chương trình (68)
    • 2.2. Code của một sồ Form (78)
  • KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------------------------------------- 92 (91)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ VB.NET VÀ SQL SERVER

Sơ lược về lịch sử VB.NET

Ngôn ngữ BASIC (Beginner’s All Purpose Symbolic Instruction Code) đã có từ năm 1964 BASIC rất dễ học và dễ dùng Trong vòng 15 năm đầu, có rất nhiều chuyên gia Tin Học và công ty tạo các chương trình thông dịch (Interpreters) và biên dịch (Compilers) cho ngôn ngữ làm BASIC trở nên rất phổ thông.

Năm 1975, Microsft tung ra thị trường sản phẩm đầu tay Microsoft BASIC và tiếp đó Quick BASIC (còn gọi là QBASIC) thành công rực rỡ.

Quick BASIC phát triển trong nền Windows nhưng vẫn khó khăn khi tạo giao diện kiểu Windows Sau đó nhiều năm, Microsoft bắt đầu tung ra 1 sản phẩm mới cho phép ta kết hợp ngôn ngữ dễ học BASIC và môi trường phát triển lập trình với giao diện bằng hình ảnh (Graphic User Interface - GUI) trong Windows Đó là Visual Basic Version 1.0

Trước khi ra đời ngôn ngữ này ta không có 1 giao diện bằng hình ảnh (GUI) với một IDE (Integrated Development Environment) giúp các chuyên gia lập trình tập trung công sức và thì gìờ vào các khó khăn liên hệ đến doanh nghiệp của mình Mỗi người phải tự thiết kế giao diện qua thư viện có sẵn Windows API (Application Programming Interface) trong nền Windows Điều này tạo ra những trở ngại không cần thiết làm phức tạp việc lập trình.

Visual Basic giúp ta bỏ qua những hệ lụy đó, chuyên gia lập trình có thể tự vẽ cho mình giao diện cần thiết trong ứng dụng (application) 1 cách dễ dàng và như vậy, tập trung nổ lực giải đáp các vần đề cần giải quyết trong doanh nghiệp hay kỹ thuật.

Ngoài ra, còn nhiều công ty phụ phát triển thêm các khuôn mẫu (modules),công cụ (tools, controls) hay ứng dụng (application) phụ giúp dưới hình thức VBX cộng thêm vào giao diện chính càng lúc càng thêm phong phú

Phiên bản 6.0 cung ứng 1 phương pháp mới nối với Cơ Sở Dữ Liệu (Database) qua sự kết hợp của ADO (Active Data Object) ADO còn giúp các chuyên gia phát triển mạng nối với Cơ Sở Dữ Liệu (Database) khi dùng Active Server Pages (ASP)

Bộ Microsoft Visual Studio.NET (đến nay đã phát hành Visual Studio.NET

2008) bao gồm vừa mọi công cụ yểm trợ lập trình và ngôn ngữ lập trình NET, như: Visual Basic.NET (VB.NET), C# (C Sharp), Visual C++.NET và Visual J#.NET và hỗ trợ NET Framework 3.0.

Một trong những công cụ quan trọng là Microsoft Visual Studio.NET Integrated Development Environment (IDE) IDE giúp ta lập trình Visual Basic.NET (VB.NET) dễ dàng, thoải mái và thích thú IDE không những cung cấp mọi công cụ lập trình cần thiết không thể tìm thấy ở một ứng dụng (application) soạn nguồn mã thông thường bằng chữ (text editors) mà còn giúp kiểm tra nguồn mã (code checking) hay tạo giao diện Windows thích hợp và hiển thị, truy tìm các tập tin liên hệ đến dự án (project) và nhiều thứ khác nữa.

Tuy nhiên, VB phiên bản 6.0 (VB6) không cung ứng tất cả các đặc trưng của kiểu mẫu ngôn ngữ lập trình khuynh hướng đối tượng (Object Oriented Language - OOL) như các ngôn ngữ C++, Java.

Thay vì cải thiện hay vá víu thêm thắc vào VB phiên bản 6.0, Microsoft đã xoá bỏ tất cả làm lại từ đầu các ngôn ngữ lập trình mới theo kiểu OOL rất hùng mạnh cho khuôn nền NET Framework Đó là các ngôn ngữ lập trình Visual Basic.NET và C#(gọi là C Sharp) Sau đó, nhiều ngôn ngữ lập trình khác cũng thay đổi theo như smalltalk.NET, COBOL.NET, … làm Công Nghệ Tin Học trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn.

Sơ lược về NET

.NET là tầng trung gian giữa các ứng dụng (applications) và hệ điều hành (OS).Tầng NET cung cấp mọi dịch vụ cơ bản giúp ta tạo các công dụng mà ứng dụng(application) đòi hỏi, giống như hệ điều hành cung cấp các dịch vụ cơ bản cho ứng dụng (application), tỷ như: đọc hay viết các tập tin (files) vào dĩa cứng (hard drive), …

Tầng này bao gồm 1 bộ các ứng dụng (application) và hệ điều hành gọi là NET Servers Như vậy, NET gần như là một bộ sưu tập (collection) các nhu liệu và khái niệm kết hợp trộn lẫn nhau làm việc nhằm tạo giải đáp các vấn đề liên quan đến thương nghiệp của ta

Trong đó tập hợp các đối tượng (objects) được gọi là NET Framework và tập hợp các dịch vụ yểm trợ mọi ngôn ngữ lập trình NET gọi là Common Laguage Runtime (CLR).

Các thành phần cơ bản của NET:

NET Framework

Một trong những thành phần quan trọng của NET là NET Framework Đây là nền tảng cho mọi công cụ phát triển các ứng dụng (application) NET

 Môi trường vận hành nền (Base Runtime Environment)

 Bộ sưu tập nền các loại đối tượng (a set of foundation classes)

 Môi trường vận hành nền (Base Runtime Environment) hoạt động giống như hệ điều hành cung cấp các dịch vụ trung gian giữa ứng dụng (application) và các thành phần phức tạp của hệ thống.Bộ sưu tập nền các loại đối tượng (a set of foundation classes) bao gồm 1 số lớn các công dụng đã soạn và kiểm tra trước, tỷ như: giao lưu với hệ thống tập tin (file system access) hay ngay cả các quy ước về mạng (Internet protocols), … nhằm giảm thiểu gánh nặng lập trình cho các chuyên gia Tin Học Do đó, việc tìm hiểu NET Framework giúp ta lập trình dễ dàng hơn vì hầu như mọi công dụng đều đã được yểm trợ.

Ta xem NET Framework như là một tầng công dụng trừu tượng cung cấp dịch vụ trên hệ điều hành (nhìn dưới khía cạnh cung cấp dịch vụ):

 Harware Components (Cương liệu) Để mọi ngôn ngữ lập trình sử dụng được các dịch vụ cung cấp bởi NETFramework, Microsoft tạo ra 1 tiêu chuẩn chung cho ngôn ngữ lập trình gọi làCommon Language Specifications (CLS) Tiêu chuẩn này giúp các chương trình biên dịch (compilers) làm việc hữu hiệu.

Visual Basic.NET

Visual Basic.NET (VB.NET) là ngôn ngữ lập trình khuynh hướng đối tượng (Object Oriented Programming Language) do Microsoft thiết kế lại từ con số không. Visual Basic.NET (VB.NET) không kế thừa VB6 hay bổ sung, phát triển từ VB6 mà là một ngôn ngữ lập trình hoàn toàn mới trên nền Microsoft ’s NET Framework.

Do đó, nó cũng không phải là VB phiên bản 7 Thật sự, đây là ngôn ngữ lập trình mới và rất hữu dụng, không những lập nền tảng vững chắc theo kiểu mẫu đối tượng như các ngôn ngữ lập trình mạnh khác đã vang danh C++, Java mà còn dễ học, dễ phát triển và còn tạo mọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giải đáp những vấn đề khúc mắc khi lập trình Hơn nữa, dù không khó khăn gì khi cần tham khảo, học hỏi hay đào sâu những gì xảy ra bên trong … hậu trường OS, Visual Basic.NET (VB.NET) giúp ta đối phó với các phức tạp khi lập trình trên nền Windows và do đó, ta chỉ tập trung công sức vào các vấn đề liên quan đến dự án, công việc mà thôi.

Hướng đối tượng trong Visual Basic.NET

Hướng đối tượng trong Visual Basic.NET cũng tương tự như các ngôn ngữ khác như : C#, C++, Visual C++ ,…

Bao gồm các đặc tính :

Một lớp có thể được hiểu là khuôn mẫu để tạo ra các đối tượng Trong một lớp, người ta thường dùng các biến để mô tả các thuộc tính và các hàm để mô tả các phương thức của đối tượng Khi đã định nghĩa được lớp, ta có thể tạo ra các đối tượng từ lớp này Để việc sử dụng được dễ dàng, thông qua hệ thống hàm tạo (constructor), người ta dùng lớp như một kiểu dữ liệu để tạo ra các đối tượng.

Lớp con là một lớp thông thường nhưng có thêm tính chất kế thừa một phần hay toàn bộ các đặc tính của một lớp khác Lớp mà chia sẽ sự kế thừa gọi là Lớp cha (parent class).

 Lớp trừu tượng hay lớp cơ sở trừu tượng (abstract class)

Lớp trừu tượng là một lớp mà nó không thể thực thể hóa thành một đối tượng thực dụng được

Lớp này được thiết kế nhằm tạo ra một lớp có các đặc tính tổng quát nhưng bản thân lớp đó chưa có ý nghĩa (hay không đủ ý nghĩa) để có thể tiến hành viết mã cho việc thực thể hóa.

Lớp "hinh_thang" được định nghĩa không có dữ liệu nội tại và chỉ có các phương thức (hàm nội tại) "tinh_chu_vi", "tinh_dien_tich".

Nhưng vì lớp hinh_thang này chưa xác định được đầy đủ các đặc tính của nó (cụ thể các biến nội tại là tọa độ các đỉnh nếu là đa giác, là đường bán kính và toạ độ tâm nếu là hình tròn, ) nên nó chỉ có thể được viết thành một lớp trừu tượng Sau đó, người lập trình có thể tạo ra các lớp con chẳng hạn như là lớp "tam_giac", lớp

"hinh_tron", lớp "tu_giac",

Và trong các lớp con này người viết mã sẽ cung cấp các dữ liệu nội tại (như là biến nội tại r làm bán kính và hằng số nội tại Pi cho lớp "hinh_tron" và sau đó viết mã cụ thể cho các phương thức "tinh_chu_vi" và "tinh_dien_tich").

Phương thức của một lớp thường được dùng để mô tả các hành vi của đối tượng (hoặc của lớp) Ví dụ như đối tượng thuộc lớp điện thoại có các hành vi sau: Đổ chuông, chuyển tín hiệu từ sóng sang dạng nghe được, chuyển tín hiệu giọng nói sang dạng chuẩn, chuyển tín hiệu lên tổng đài.v.v.

Khi thiết kế, người ta có thể dùng các phương thức để mô tả và thực hiện các hành vi của đối tượng Mỗi phương thức thường được định nghĩa là một hàm, các thao tác để thực hiện hành vi đó được viết tại nội dung của hàm.

Khi thực hiện hành vi này, đối tượng có thể phải thực hiện các hành vi khác Ví dụ như điện thoại phải chuyển tín hiệu giọng nói sang dạng chuẩn trước khi chuyển lên tổng đài Cho nên một phương thức trong một lớp có thể sử dụng phương thức khác trong quá trình thực hiện hành vi của mình.

Người ta còn định nghĩa thêm vài loại phương thức đặc biệt:

 Hàm tạo (constructor) là hàm được dùng để tạo ra một đối tượng, cài đặt các giá trị ban đầu cho các thuộc tính của đối tượng đó.

 Hàm hủy (destructor) là hàm dùng vào việc làm sạch bộ nhớ đã dùng để lưu đối tượng và hủy bỏ tên của một đối tượng sau khi đã dùng xong, trong đó có thể bao gồm cả việc xóa các con trỏ nội tại và trả về các phần bộ nhớ mà đối tượng đã dùng.Nhiều ngôn ngữ lập trình có sẵn hàm tạo mặc định (thông thường không có tham số) và hàm huỷ.

Thuộc tính của một lớp bao gồm các biến, các hằng, hay tham số nội tại của lớp đó Ở đây, vai trò quan trọng nhất của các thuộc tính là các biến vì chúng sẽ có thể bị thay đổi trong suốt quá trình hoạt động của một đối tượng Các thuộc tính có thể được xác định kiểu và kiểu của chúng có thể là các kiểu dữ liệu cổ điển hay đó là một lớp đã định nghĩa từ trước

Như đã ghi, khi một lớp đã được thực thể hoá thành đối tượng cụ thể thì tập họp các giá trị của các biến nội tại làm thành trạng thái của đối tượng Giống như trường hợp của phương thức, tùy theo người viết mã, biến nội tại có thể chỉ được dùng bên trong các phương thức của chính lớp đó, có thể cho phép các câu lệnh bên ngoài lớp, hay chỉ cho phép các lớp có quan hệ đặc biệt như là quan hệ lớp con, (và quan hệ bạn bè (friend) trong C++) được phép dùng tới nó (hay thay đổi giá trị của nó) Mỗi thuộc tính của một lớp còn được gọi là thành viên dữ liệu của lớp đó.

 Quan hệ giữa lớp và đối tượng

Lớp trong quan niệm thông thường là cách phân loại các thực thể dựa trên những đặc điểm chung của các thực thể đó Do đó lớp là khái niệm mang tính trừu tượng hóa rất cao.

Ví dụ như lớp "người" dùng để chỉ những thực thể sống trên trái đất có những thuộc tính: có hai chân,hai bàn tay khéo léo, có tư duy, ngôn ngữ v.v và có phương thức: giao tiếp bằng ngôn ngữ, tư duy, đi, đứng bằng hai chân Khi đó hai người cụ thể ông A, ông B là các đối tượng thuộc lớp người Trong ngôn ngữ lập trình, ta cũng hiểu khái niệm lớp tương tự, cho nên ta có quá trình "Thực thể hóa" sau, để tạo một đối tượng thuộc một lớp đã được ta định nghĩa (phân loại).

Thực thể hóa (instantiate) là quá trình khai báo để có một tên (có thể được xem như là một biến) trở thành một đối tượng từ một lớp nào đó.

Một lớp sau khi được tiến hành thực thể hóa để có một đối tượng cụ thể gọi là một thực thể Hay nói ngược lại một thực thể là một đối tượng riêng lẽ của một lớp đã định trước Như các biến thông thường, hai thực thể của cùng một lớp có thể có trạng thái nội tại khác nhau (xác định bởi các giá trị hiện có của các biến nội tại) và do đó hoàn toàn độc lập nhau nếu không có yêu cầu gì đặc biệt từ người lập trình.

Một số tính năng mới của Visual Basic.NET so với Visual Basic 6.0

Visual Basic.NET (VB.NET) dùng lại classes/forms theo cách thừa kế thật thoải mái

 Tất cả đều là Object như trong Java

 Dùng Namespace để Import classes từ các component vào chương trình

 Các Visual components của Winform đều được chứa dưới dạng Designer Generated Code giống như Delphi, chớ không phải chứa trong phần đầu của.frm file như trong VB6

 Integer types bây giờ gồm có Byte, Short, Integer và Long

 Có thể dùng các Arithmetic Operators mới như:

X += 4 tương đương với X = X + 4 Mess &= " text" tương đương với Mess = Mess & " text"

 VB.NET có cả Byte và Char data type Byte với trị số 0-255 có thể được dùng cho ASCII character Char với trị số 0-65535 của 2 bytes được dùng cho Unicode

 String trong VB.NET khác với String trong VB6 rất nhiều vì nó đến từ System.String class ý niệm fixed-length string của VB6 như khai báo

Dim MyString as string * 30 đã bị dẹp bỏ

 Option Strict bắt buộc ta phải tự mình convert data type chớ VB.NET không làm dùm như trong VB6

 Những control tàn hình như Timer, Menu (không còn dùng Menu Editor như trong VB6 nữa) được chứa riêng trong Component tray (mâm)

 VB.NET không có variant data type nhưng thay vào đó là Object data type

 Tất cả array đều zero-based VB.NET dùng block-level scope, do đó một variable declared trong một IF THEN END IF block sẽ biến mất khi qua khỏi END

 Short Circuit trong IF THEN Statement

Trong VB6, nếu ta viết:

Dim myInt as Integer myInt = 0

If (myInt 0) and (17 \ myInt < 5 ) then

Thì sẽ bị Division by Zero error, vì mặc dầu phần (myInt 0) là False, nhưng VB6 vẫn tiếp tục tính phần (17\myInt

Ngày đăng: 29/08/2023, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w