TƯ TƯỞNG của bạn NHƯ THẾ nào THÌ CUỘC SỐNG của bạn NHƯ THẾ ấy

9 484 1
TƯ TƯỞNG của bạn NHƯ THẾ nào THÌ CUỘC SỐNG của bạn NHƯ THẾ ấy

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TƯ TƯỞNG của bạn NHƯ THẾ nào THÌ CUỘC SỐNG của bạn NHƯ THẾ ấy. Trong cuộc sống chúng ta có nhiều khó khăn, đôi lúc ta gục ngã, nhưng chúng ta phải đưng lên để chiến đâu... Thái độ của chúng ta sẽ quyết định cuộc sống của chúng ta

" TƯỞNG CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO THÌ CUỘC SỐNG CỦA BẠN NHƯ THẾ ẤY" http://baoduhoc.vn/bai-viet/7-dau-hieu-nhan-biet-nguoi-thong-minh.bdh Nếu bạn không chấp nhận mọi thứ cuộc sống này chỉ còn cách thay đổi bản thân hoặc học cách thích nghi vs nó. Hãy tập thích nghi vs những gì hiện tại đi Roc Biểu hiện của người sống tích cực 1. Họ không hề lo lắng về những điều họ không thể thay đổi Tất cả chúng ta đều không thể tránh khỏi sai lầm, và đôi khi chúng ta tự hỏi điều gì xảy ra giá như chúng ta lựa chọn hay hành động khác đi. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, đây là một con đường chết. Những người bất hạnh thường có xu hướng suy dằn vặt mình quá nhiều với việc muốn thay đổi quá khứ, nhưng điều quan trọng là không nên lo lắng về những gì chúng ta không thể thay đổi. Thay vào đó, cần rút ra bài học về sai lầm và làm tốt hơn lần sau. Chúng ta vẫn có thể hạnh phúc dù chúng ta có lỗi lầm.Người tiêu cực sẽ hay lo lắng về quá khứ, về những gì mà họ không thay đổi được Ngược lại người sống tích cực không làm như vậy, họ luôn lấy những điều ko làm được làm bài học để lần sau họ làm tốt hơn 2. Họ sẽ không sớm đầu hàng khi mọi thứ trở nên khó khăn Những người tiêu cực thường có xu hướng dễ nản chí khi đối mặt với thách thức. Đúng là không dễ dàng gì để vượt qua, nhưng thay đổi thái độ sẽ luôn cho một kết quả tích cực hơn. Đầu hàng quá sớm khiến bạn chìm trong suy nghĩ là một kẻ thất bại. Đừng quan tâm đến kết quả, tự tin lên và không quá lo lắng về những gì mình đã nói, đã làm. Khi gặp khó khăn người tiêu cực sẽ bình tĩnh giải quyết, nghĩ theo nhiều cách khác nhau, chứ họ không bối rối hay tỏ ra mất bình tĩnh, họ không đầu hang sớm. Hãy bình tĩnh và tự nhủ bản thân rằng :" giải quyết được thôi mà không sao đâu” 3. Họ không tự quan trọng hóa mọi chuyện Những người hay quan trọng hóa mọi chuyện thường có xu hướng khiến cho cuộc sống phức tạp hơn. Nếu bạnthể quay lại và cười vào chính mình, xem nhẹ mọi thứ, vấn đề sẽ đơn giản hơn nhiều. Những người tích cực sẽ nghĩ mọi chuyện đơn giản và có thể giải quyết được, họ không quan trọng hay đặt nặng vấn đề quá Ví dụ: Họ không quá đặt nặng điểm chát, bằng cấp mà họ nghĩ năng lực thực sự của bản thân mới giúp họ làm việc tốt 4. Họ luôn tập thể dục Tập thể dục có những lợi ích về thể chất và tinh thần vô giá. Càng tập nhiều, bạn sẽ càng cảm nhận thoải mái hơn. Ngược lại, bạnthể gặp vấn đề xấu về sức khỏe, tinh thần. Họ nhận thức được tầm quan trọng của sức khoẻ nên họ chăm sóc bản thân tốt 5. Họ biết tự đặt ra những mục tiêu xác thực mà họ có thể đạt được cho chính mình Tất cả chúng ta đều biết rằng, tự đặt ra mục tiêu cho mình là quan trọng. Đó là cách để mọi việc được thực hiện. Nhưng sẽ là vấn đề khi các mục tiêu đó thiếu thực tế và không thể đạt được. Nó có thể là khả thi với người này, nhưng bất khả thi với người khác. Quan trọng là cần phải đặt ra những mục tiêu nhỏ và thực tế trước hết, và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi vượt qua được chúng. Nên biết, không có ai hoàn hảo cả. Những người tích cực sẽ biết đặt ra mục tiêu phù hợp cho bản thân, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, họ không mơ tưởng hảo huyền, không nghĩ đến những cái mơ hồ… Mà nghĩ tới cái thiết thực, thực tế, những điều mà họ cố gắng thì sẽ đạt được. 6. Họ thường xuyên ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe Những người tích cực sẽ biết ăn uống phù hợp, họ không buông thả bản thân. Họ nhận thức được bản thân phải ăn uống có sức khoẻ. 7. Họ ngủ đủ. 8. Họ không bị ám ảnh bởi những yếu điểm của mình Tất cả chúng ra đều có những yếu điểm của mình – nhưng phải nghĩ đến những ưu điểm và không tập trung vào những gì tiêu cực. Tự cải thiện mình là quan trọng, nhưng những người có lối sống tiêu cực thường làm ngược lại khi cứ dằn vặt mình bởi những khiếm khuyết của họ. Biết khuyết điểm của mình là điều tốt, nhưng không bao giờ để chúng ảnh hưởng đến chúng ta. Người tích cực sẽ không để những yếu đó ám ảnh và làm ảnh hưởng bản thân, họ nhận ra yếu điểm và bắt đầu khắc phục, thay đổi bằng cách họ tự an ủi bản thận, tự nhủ bản thân,họ không dằn vặt trách móc bản thân mà luôn học hỏi lắng nghe ý kiến từ mọi người để sửa. 9. Họ không dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội Đây thực sự là một vấn đề lớn! Ngày nay, mọi người gần như đặt cả cuộc sống của họ vào mạng Internet, dành quá nhiều thời gian giao lưu trên mạng xã hội. Chia sẻ mọi chuyện với mọi người không phải là điều gì xấu, rằng bạncủa bạn có viêc làm mới, mới kết hôn, có em bé, nhưng điều đó sẽ chỉ tốt nếu nó là một phần nhỏ của cuộc sống. Hãy rời mắt khỏi màn hình chuyện gẫu và dùng thời gian đó để làm việc có ích. Những người có lối sống tiêu cực thường suốt ngày bám lấy mạng xã hội và dành quá nhiều tâm trí cho việc thể hiện họ với người khác như thế nào. Điều này đương nhiên là tác động tiêu cực đến họ. Người tích cực biết vào mạng xã hội lúc nào, họ dành 1 time ít nào đó để giải trí, chứ không sa đà vào mạng xã hội 10. Họ không cố thủ trong vùng an toàn,họ luôn cọ xát bản thân, luôn đưa bản thân ra ngoài, luôn đối mặt vs vùng nguy hiểm. Chúng ta có xu hướng ẩn mình trong vùng an toàn của mình, nơi chúng ta cảm thấy bình yên hơn và khả năng xảy ra rủi ro thấp. Nhưng ở trong vùng an toàn quá lâu cũng có nghĩa chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều điều rất thú vị ngoài cuộc sống. Một trong những yếu tố đóng góp vào cuộc sống của người có lối sống tiêu cực là họ luôn rất tẻ nhạt – và điều này có thể thay đổi bằng cách thử điều gì đó mới hay mạo hiểm. Chúng tôi không ngụ ý bạn nên thử điều gì đó quá mạo hiểm, nhưng chỉ đơn giản như một món ăn mới, khám phá một nơi nào đó bạn chưa từng đến. Người tích cực không nhốt mình trong căn phòng, họ giải phóng bản thân ra bên ngoài, tìm những cái j mới mẻ để làm. Họ là những người thích tò mò và khám phá. Họ không để bản thân tẻ nhạt, khi tẻ nhạt họ tìm cách để kiếm niềm vui. 11. Họ không quá lo lắng về việc người khác nghĩ gì, họ không bận tâm về những gì người khác nghĩ. Những người có lối sống tiêu cực thường có xu hướng quan tâm quá nhiều đến việc người khác nghĩ gì. Có thể bạn muốn làm hài lòng người khác, điều đó tốt thôi, nhưng quan trọng nhất là bạn phải biết yêu bản thân. Phải yêu bản thân trước đã, người khác nghĩ gì về bạn không quan trọng vì chỉ có bạn hiểu bạn. Đừng để những gì người khác nói, nghĩ ảnh hưởng đến bản thân. 12. Họ không nói những điều tiêu cực về người khác. Cha mẹ dạy chúng ta nhiều điều – một trong những điều quan trọng nhất là nếu bạn không thể nói gì hay ho, thì đừng nên nói gì cả. Những người có lối sống tiêu cực đôi khi cố tình hạ thấp người khác để nâng mình lên, nhưng điều này không bao giờ có hiệu quả. Một cách tích cực hơn là làm điều ngược lại. Những người tích cực luôn biết khen người khác, không nhìn vào cái xấu của người khác, họ luôn nhìn cái tố trong cái xấu 13. Họ làm việc một cách điều độ. Mọi người đều cần tinh thần tốt nhất để làm việc. Những ai làm việc quá nhiều thường không quan tâm đến nhu cầu của mình. Đôi khi tất cả những gì bạn cần là một ngày nghỉ ngơi và tự thưởng cho chính mình. 14. Họ không tự cô lập mình, không tách mình với bên ngoài, vs người khác. Khi mọi thứ trở nên khó khăn, bạn nên dành thời gian chia sẻ với bạn bè thân thiết và gia đình. Để mình trong vòng tay những người yêu thương mình nhất luôn là cách xoay chuyển tình thế hiệu quả. 15. Họ biết tự chăm sóc mình Những người lạc quan và sống tích cực hiểu rằng nghỉ ngơi, thư giãn luôn là rất quan trọng, tận hưởng một ngày ở spa là điều nên làm. Những người tiêu cực thì đôi khi quên mất rằng chăm sóc bản thân cũng quan trọng như quan tâm đến người khác. Trước hết, hãy đối xử tốt với chính mình. 16. Họ không chấp nhận thực tại, không đầu hàng số phận Những người có lối sống và suy nghĩ tiêu cực thường ở trong vùng an toàn của họ và dễ dàng thỏa hiệp. Những người tích cực thì ngược lại, họ luôn tìm cách thoát khỏi rắc rối và thay đổi để đạt được điều họ mong muốn. 17. Họ bao dung và luôn muốn tha thứ, họ không giữ sự ghen ghét thù hận bên mình vì họ biết " Thù hận như mang tảng đá bên mình" Người tiêu cực thường có xu hướng không tha thứ, nhưng cần tha thứ cho chính mình và cả những người khác nữa. Người tích cực hiểu được nếu cứ giữ mãi sự ghen ghét hay tức giận ai đó mãi thì sẽ mang lại cảm giác khó chịu cho bản thân, khiến bản thân ích kỷ. 18. Họ luôn sống có tổ chức Lối sống thiếu tổ chức có thể khiến bạn cảm thấy cuộc sống của mình thiếu định hướng. Tổ chức một lối sống có trật tự sẽ giúp bạn lấy lại kiểm soát mọi thứ. Người không chịu sắp xếp cuộc sống của mình thường sẽ ít được chuẩn bị tốt cho những xáo trộn của cuộc sống hơn. Người tích cực biết định hướng mọi việc, biết lên kế hoạch thời gian và sắp xếp khoa học mọi việc. Họ sẽ biết chuẩn bị những gì cho tương lai. Người tiêu cực thì ham chơi còn người tích cực thì tranh thủ rèn luyện bản thân Và họ không vội vàng trong mọi việc 19. Gặp khó khắn, trở ngại. Họ luộn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn, họ nhìn thấy cái tốt trong xấu, Họ không suy nghĩ quá nhiều vì suy nghĩ nhiều không giúp họ giải quyết được vấn đề mà còn làm họ rối tung lên. 20. Tránh so sánh bản thân với người khác Bạn đừng vẽ ra một ai đó gọi là "con người ta" rồi tự làm mình căng thẳng trong những cuộc đua thắng-thua mệt mỏi. Tại sao không học cách đánh giá bản thân, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và không ngừng phát huy thế mạnh? Mỗi người sinh ra đã là một món quà cho cuộc sống này. Bạn có ý nghĩa của riêng bạn và hãy đặc biệt theo cách của bạn! 21. Đánh giá cao những gì mình đang có Hãy nhìn xung quanh và xem xem bạn may mắn hơn bao nhiêu người? Đừng chỉ "nhìn lên" và oán trách; thay vào đó bạn hãy "nhìn xuống" và cảm thấy cuộc sống của mình còn tốt hơn rất nhiều những người bất hạnh khác. Bạn hãy nhớ rằng, những gì bạn đang có không hề dễ dàng mà có, không tự nhiên sinh ra. Vậy nên, trân trọng điều mình có và mỉm cười bước tiếp. HÃY SỐNG MÔT CÁCH TÍCH CỰC TÓM TẮT 7 THÓI QUEN CỦA NGƯỜI THÀNH ĐẠT 6 Tháng 7 2012 lúc 13:08 (Trích sách "Sống Mạnh Mẽ" - Stephen R. Covey) Thói quen 1: Chủ động Chủ động không chỉ có nghĩa là đi bước đầu tiên. Đó là nhận lãnh trách nhiệm về hành vi của mình (trong quá khứ, hiện tại và tương lai) và có sự lựa chọn dựa trên những nguyên tắc và giá trị, hơn là cảm xúc và hoàn cảnh nhất thời. Người chủ động đại diện cho sự thay đổi, họ lựa chọn không trở thành nạn nhân, hoặc ở vào thế thụ động hoặc đổ lỗi cho người khác. Họ làm điều đó bằng cách phát triển và sử dụng bốn khả năng thiên phú của con người, đó là: nhận thức bản thân, lương tâm, trí tưởng tượng và ý chí độc lập, theo cách tiếp cận từ trong ra ngoài để tạo sự thay đổi. Họ quyết định trở thành nguồn lực sáng tạo trong chính cuộc đời mình, đó là quyết định quan trọng nhất mà một người có thể đưa ra. Thói quen 2: Bắt đầu bằng cái kết trong tâm trí Tất cả mọi thứ đều được sáng tạo hai lần – lần đầu tiên bằng tinh thần và lần thứ hai bằng vật chất. Các cá nhân, gia đình, tập thể và tổ chức định hình tương lai của mình bằng cách tạo ra một tầm nhìn và mục đích cho bất kỳ công việc nào. Họ không sống ngày qua ngày mà không có mục tiêu rõ ràng. Họ xác định và cam kết với các nguyên tắc, giá trị, các mối quan hệ, và những mục tiêu quan trọng nhất đối với họ. Tuyên ngôn sứ mệnh là hình thức cao nhất của lần sáng tạo bằng tinh thần của một cá nhân, gia đình hoặc tổ chức. Đó là quyết định quan trọng nhất vì nó chi phối tất cả những quyết định khác. Tạo ra nền văn hóa đằng sau một sứ mệnh, tầm nhìn và những giá trị chung chính là cốt lõi của sự lãnh đạo. Thói quen 3: Ưu tiên cho điều quan trọng nhất Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là lần sáng tạo thứ hai hoặc sáng tạo bằng vật chất. Đây là lúc bạn tổ chức và hành động xung quanh việc sáng tạo tinh thần (mục đích, tầm nhìn, giá trị và những ưu tiên quan trọng nhất của bạn). Những việc thứ yếu không được đến trước. Những việc chính yếu không bị xếp lại phía sau. Các cá nhân và tổ chức tập trung vào những gì quan trọng nhất, bất kể nó có khẩn cấp hay không. Điều quan trọng nhất là giữ cho những việc quan trọng nằm ở vị trí quan trọng. Thói quen 4: duy cùng thắng duy cùng thắng là khi khối óc và con tim tìm kiếm lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau trong mọi tương tác. Đây chính là suy nghĩ về sự dồi dào của những cơ hội, của cải và nguồn lực cho tất cả mọi người, chứ không phải sự khan hiếm và cạnh tranh một mất một còn. Đây không phải là kiểu suy nghĩ ích kỷ (thắng-thua) hoặc nhượng bộ (thua- thắng). Trong công việc và cuộc sống gia đình, các thành viên suy nghĩ một cách tương thuộc – theo nghĩa “chúng ta” chứ không phải “tôi”. duy cùng thắng thúc đẩy việc giải quyết mâu thuẫn và giúp các cá nhân tìm kiếm giải pháp đem lại lợi ích chung. Đó là sự chia sẻ thông tin, quyền lực, sự công nhận và phần thưởng. Thói quen 5: Lắng nghe để được thấu hiểu Khi chúng ta lắng nghe với ý muốn thấu hiểu người khác, chứ không phải để đối đáp, thì đó là khi chúng ta bắt đầu một cuộc giao tiếp thật sự và gầy dựng mối quan hệ. Khi người khác cảm thấy mình được thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và tôn trọng, hàng rào phòng thủ được hạ xuống, cơ hội nói chuyện cởi mở và thấu hiểu lẫn nhau sẽ đến một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Muốn thấu hiểu người khác cần sự tử tế, muốn được người khác thấu hiểu cần sự can đảm. Tính hiệu quả nằm trong sự cân bằng giữa hai vế đó. Thói quen 6: Đồng tâm hiệp lực Đồng tâm hiệp lực nghĩa là tạo ra giải pháp thứ ba – không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, mà là cách thứ ba tốt hơn cách mà mỗi người có thể tự nghĩ ra. Đó là kết quả của sự tôn trọng lẫn nhau, thấu hiểu và thậm chí tôn trọng sự khác biệt của người khác trong giải quyết vấn đề, và nắm bắt cơ hội. Những tập thể và gia đình đồng tâm hiệp lực phát triển mạnh mẽ dựa trên sức mạnh của từng cá nhân, khiến cho sức mạnh tổng thể mạnh hơn từng phần cộng lại. Những đội nhóm và các mối quan hệ kiểu này phản đối sự cạnh tranh thù địch (1+1 = ½). Họ không chấp nhận sự thỏa hiệp (1+1 = 1 ½) hoặc thậm chí cộng tác thuần túy (1+1 = 2). Họ tiến đến sự hợp tác sáng tạo (1+1 = 3, hoặc hơn). Thói quen 7: Không ngừng rèn luyện Không ngừng rèn luyện là việc liên tục đổi mới bản thân trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống: thể chất, xã hội/tình cảm, tinh thần và tâm hồn. Đó chính là thói quen giúp chúng ta tăng khả năng áp dụng những thói quen hiệu quả khác. Đối với một tổ chức, Thói quen 7 nâng cao tầm nhìn, đổi mới, sự cải thiện liên tục, tránh tình trạng quá tải, kiệt quệ và đặt doanh nghiệp vào một lộ trình phát triển mới. Đối với gia đình, nó tăng cường tính hiệu quả trong những hoạt động thường lệ giữa các cá nhân, ví dụ như việc thiết lập truyền thống nuôi dưỡng sự đổi mới trong gia đình. Tài khoản tình cảm Tài khoản tình cảm là lối nói ẩn dụ về sự tin tưởng trong một mối quan hệ. Giống như tài khoản trong ngân hàng, nó là một khoản mà chúng ta có thể gửi vào và rút ra. Những hành động như nỗ lực thấu hiểu người khác, thể hiện sự quan tâm, giữ đúng lời hứa, tôn trọng người vắng mặt gia tăng mức độ tin tưởng trong các mối quan hệ, được gọi là ký gửi vào tài khoản tình cảm. Trong khi đó, những biểu Hiện thiếu thiện chí, không giữ lời, nói xấu người vắng mặt làm giảm lòng tin trong các mối quan hệ, được gọi là rút ra khỏi tài khoản tình cảm. Nhận thức Nhận thức là cách thức mỗi người nhìn nhận thế giới, không nhất thiết phải đúng như trong thực tế. Nó là tấm bản đồ, không phải là lãnh thổ. Nó là lăng kính, qua đó chúng ta nhìn nhận mọi thứ, được định hình trong quá trình trưởng thành cùng những kinh nghiệm tích lũy theo năm tháng và những lựa chọn của chúng ta. . " TƯ TƯỞNG CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO THÌ CUỘC SỐNG CỦA BẠN NHƯ THẾ ẤY& quot; http://baoduhoc.vn/bai-viet/7-dau-hieu-nhan-biet-nguoi-thong-minh.bdh Nếu bạn không chấp nhận mọi thứ cuộc sống này. Tổ chức một lối sống có trật tự sẽ giúp bạn lấy lại kiểm soát mọi thứ. Người không chịu sắp xếp cuộc sống của mình thường sẽ ít được chuẩn bị tốt cho những xáo trộn của cuộc sống hơn. Người. tức giận ai đó mãi thì sẽ mang lại cảm giác khó chịu cho bản thân, khiến bản thân ích kỷ. 18. Họ luôn sống có tổ chức Lối sống thiếu tổ chức có thể khiến bạn cảm thấy cuộc sống của mình thiếu định

Ngày đăng: 14/06/2014, 11:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan