1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thiết bị y tế và hóa chất hoàng phương 1

63 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vốn Lưu Động Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty TNHH Thiết Bị Y Tế Và Hóa Chất Hoàng Phương
Tác giả Nguyễn Thị Hướng
Trường học Trường Cao Đẳng
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 361 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ VÀ HÓA CHẤT HOÀNG PHƯƠNG (6)
    • 1.1 Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động (7)
      • 1.1.1 Khái niệm vốn lưu động (7)
      • 1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động (8)
      • 1.1.3 Phân loại vốn lưu động (8)
      • 1.1.4 Vai trò của vốn lưu động (12)
    • 1.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty (12)
      • 1.2.1 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (12)
      • 1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty (14)
      • 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng (16)
  • CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG (6)
    • 2.1 Khái quát về công ty (23)
      • 2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển công ty (23)
      • 2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức (28)
    • 2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty (29)
      • 2.2.1 Kết cấu vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty (31)
      • 2.2.2 Thực trạng hiệu quả việc sử dụng vốn lưu động của công ty (41)
    • 2.3 Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn lưu động của công ty (44)
      • 2.3.1 Một số kết quả đạt được (44)
      • 2.3.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân (45)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY (6)
    • 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển công ty (46)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thiết bị y tế và hóa chất Hoàng Phương (48)
      • 3.2.1 Tiền (49)
      • 3.2.2 Hàng tồn kho (49)
      • 3.2.3 Các khoản phải thu (49)
      • 3.2.4. Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn lưu động (50)
    • 3.3. Một số kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước (60)
  • KẾT LUẬN.......................................................................................................59 (62)
    • Biểu 4: Bảng phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty (36)
    • Biểu 5: Phân tích tốc độ thu hồi nợ của công ty qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 (38)

Nội dung

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ VÀ HÓA CHẤT HOÀNG PHƯƠNG

Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động

1.1.1 Khái niệm vốn lưu động

Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất nấy Vì vậy toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được dịch chuyển toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận : Một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ), một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ ) Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động sản xuất.

Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình lưu thông như chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm, thanh toán và những tài sản nằm trong quá trình lưu thông như hàng hoá chưa tiêu thụ, các khoản tiền phát sinh trong lưu thông gọi là tài sản lưu thông Tài sản lưu động trong quá trình sản xuất và tài sản lưu động trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được liên tục Do đó, doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản này, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động.

Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.

Có thể định nghĩa theo cách khác vốn lưu động của doanh nghiệp là các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 01 năm.

1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động

Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ, sản xuất, vật tư hàng hoá và cuối cùng trở về hình thái tiền tệ ban đầu Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục Vì vậy vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền vốn.

1.1.3 Phân loại vốn lưu động Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo cỏc tiờu thức khác nhau Thông thường có những cách phân loại sau đây:

1.1.3.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại: a Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. b Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. c Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý ); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn(đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toỏn(cỏc khoản phải thu, các khoản tạm ứng ).

Cách phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.

1.1.3.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện.

Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành hai loại: a Vốn vật tư, hàng hoá: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyờn, nhiờn, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm b Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Cách phân loại theo hình thái biểu hiện này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

1.1.3.3 Phân loại theo quan hệ sở hữu.

Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại: a Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp b Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay cỏc nhõn hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định.

Cách phân loại thao quan hệ sở hữu này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ Từ đó cú cỏc quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.1.3.4 Phân loại theo nguồn hình thành.

Nếu xét theo nguồn hình thành vốn lưu động có thể chia thành các nguồn như sau: a Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điờự lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. b Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. c Nguồn vốn liên doanh, liên kết; là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh Vốn góp liên doanh có thể bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hoỏ theo thoả thuận của cỏc bờn liên doanh. d Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác. e Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu,trái phiếu.

Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình Từ góc độ quản lý tài chính mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó Do đó doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình.

1.1.3.5 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn.

Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên. a Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. b Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết.

Chúng ta có thể khái quát như sau:

TSLĐ tạm thời Nguồn tam thời

-TSLĐ thường xuyên cần thiết

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

Khái quát về công ty

2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển công ty

Tên đầy đủ : Công Ty TNHH Thiết Bị Y Tế và Hoá Chất Hoàng Phương.

Tên giao dịch tiếng anh: Hoang Phuong Chemical and Medical Equipment Company

Tên viết tắt: Hoang Phuong CME Co., Ltd Địa chỉ : Số 7/93 Vương Thừa Vũ - Thanh Xuân – Hà Nội. Điện thoại : 04.38522281/ 04.35651304

Websites : Hoangphuongcme.com.vn; dungcuyte.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0102023679 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký thuế do Bộ Tài Chính Hà Nội cấp.

Vốn đang ký kinh doanh:4.500.000.000 (Bốn tỷ rưỡi).

Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng No & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội.

Manh nha và tiếp cận với thị trường dụng cụ, vật tư, trang thiết bị Y Tế vào những năm 1990 và liên tục mở rộng, phát triển cho đến nay Công TyTNHH Thiết Bị Y Tế và Hoá Chất Hoàng Phương (mà tiền thân là Cửa HàngTrang Thiết Bị Y Tế 115 E8 Phương Mai) đó cú một vị thế vững chắc trên thị trường thiết bị Y tế mà đặc biệt là các mặt hàng tiêu hao Công ty TNHH

Thiết bị y tế và hóa chất Hoàng Phương được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 25 tháng 12 năm 2005 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:

0102023679 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp

Hoạt động chính: Cung ứng máy móc, y cụ, hoá chất và tất cả các dụng cụ tiêu hao cho các Công ty Dược, bệnh viện nhà nước, tư nhân, các trung tâm Y Tế, Trung Tâm bảo vệ chăm sóc sức khỏe, các phòng khám đa khoa, các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu Y khoa và các tổ chức đoàn thể, cá nhân, cũng như tất cả các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ hay người tiêu dùng cuối cùng

Ngoài thế mạnh là cung ứng Vật tư, y cụ, hoá chất và tất cả các dụng cụ tiêu hao, chúng tôi còn là nhà cung cấp các loại máy móc, trang thiết bị Y Tế cho thị trường Việt Nam với danh mục chính như sau:

- Máy gây mê kèm thở

- Monitor theo dõi bệnh nhân

- Monitor theo dõi sản khoa.

- Tủ ấm và tủ sấy các loại

- Dao mổ điện và phụ kiện

- Máy xét nghiệm nước tiểu

Nhà cung cấp: Chúng tôi có quan hệ hợp tác tốt và lâu dài với nhiều nhà sản xuất kinh doanh trang thiết bị Y Tế:

Trong nước như: Công ty Dược Phẩm TWI, Công Ty Dược Phẩm TWII, Công Ty Dược Phẩm TW III, Công Ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế Hà Nội, Công Ty CP Vật Tư Y Tế Hà Nội, Viện Trang Thiết Bị Y Tế, Công Ty

Cổ Phần MERUFA, Công Ty Dược Phẩm Thiết bị Y Tế Hà Nội (HAPHARCO), Hợp tác xã Việt Tiến, Xí nghiệp cơ khí Hải Hà, Công ty MEDISCO, Công ty cổ Phần Kỹ Thương Tổng Hợp, Công ty Cổ Phần Dược Liệu TWII, Công ty Cổ Phần Dược TW Mediplantex, Công ty TNHH TBVTYT Khánh Linh, Công ty TNHH – SX Bảo Thạch,

- Hãng medel - Đại diện độc quyền

- Hãng ICST (Nozomi) - Đại diện độc quyền

- Hãng ST – Electromedicina, S.a Đài Loan

Công ty TNHH Thiết bị y tế và Hóa chất Hoàng Phương đã ký kết hợp đồng cung cấp các mặt hàng Máy móc thiết bị Y Tế, hoá chất, vật tư y tế tiêu hao cho nhiều cơ quan như: Sở Y tế Cao Bằng, Sở y tế Lào Cai, Sở Y Tế Tuyên Quang, Sở Y Tế Bắc Kạn, Sở Y tế Hưng Yên, Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc, Công ty Cổ phần Dược phẩm Sơn La, Công ty Dược phẩm Trung ương I, Công ty Dược – VTYT Quảng Trị, Bệnh viện Gang thép Thỏi Nguyờn, Bệnh viện Việt Nam Uụng Bớ Thuỵ Điển, Bệnh viện Da Liễu Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản TW, Bệnh viện Nội Tiết Hà Nội, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW

Hà Nội, Bệnh viện Viờt Phỏp Hà Nội, Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh viện Thận HàNội, Bệnh viện Đa Khoa Sóc Sơn, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công An HàNội, Bệnh viện Đa Khoa Đông Anh Hà Nội, Bệnh viện Thể Thao Việt Nam,Bệnh viện Đa Khoa Sơn Tây, Bệnh viện Quân Y 105 Sơn Tây, Bệnh viện ĐaKhoa Quốc tế Vimec, Bệnh viện Đa Khoa Phỳc Yờn,

Hàng hoá của Công ty được khách hàng tin dùng vì đảm bảo chất lượng, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý và phù hợp với người dân Việt Đồng thời Công Ty cũng là đại lý phân phối của nhiều hãng nước ngoài như:

Malaysia: Hãng Hospitex, hãng Topglove, hãng Supermax, hãng Sonomed

Anh – Phần Lan : Hãng genex – Biohit

Italia: Hãng medel - Đại diện độc quyền, hãng Cami, hãng Ceracarta S.P.A

Nhật: Hãng ALPK2, hãng Sony, hãng ICST - Nozomi (Đại diện độc quyền)

Tây Ban Nha : Hãng ST – Electromedicina, S.a Đài Loan: Hãng HSINER

Trung Quốc: Hãng Meheco, hãng Shanghai, hãng Yuyne

Và là bạn hàng lâu năm của nhiều công ty, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước chuyên sản xuất, cung cấp, kinh doanh các mặt hàng trang thiết bị Y Tế như: Công ty Dược Phẩm TWI, Công Ty Dược Phẩm TWII, Công

Ty Dược Phẩm TW III, Công Ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế Hà Nội, Công Ty

CP Vật Tư Y Tế Hà Nội, Viện Trang Thiết Bị Y Tế, Công Ty Cổ PhầnMERUFA, Công Ty Dược Phẩm Thiết bị Y Tế Hà Nội (HAPHARCO), Hợp tác xã Việt Tiến, Xí nghiệp cơ khí Hải Hà, Công ty MEDISCO, Công ty cổPhần Kỹ Thương Tổng Hợp, Công ty Cổ Phần Dược Liệu TWII, Công ty CổPhần Dược TW Mediplantex

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:

- Giám đốc Công ty: Trực tiếp chỉ đạo và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nhiệm vụ của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể cán bộ Công nhân viên.

- Phó Giám đốc Công ty: Hỗ trợ giám đốc tham mưu hoạch định chiến lược hoạt động kinh doanh, thay mặt giải quyết mọi vấn đề khi giám đốc vắng mặt.

- Phòng tổ chức hàng chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xếp nhân sự, làm công việc quản lý hành chính, tiền lýừng, theo dõi kiểm tra đôn đốc tổng hợp công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Công ty.

- Phòng kế toán: quản lý tiền, vốn, cũng như phản ánh các nghiệp vụ kinh tế một cách kịp thời chính xác, liên tục và có hệ thống, theo dõi toàn bộ tài sản của Công ty về mặt giá trị cũng như sự biến động của nó Xây dựng các kế hoạch về vốn, hạch toán kết quả lãi, lỗ của hoạt động kinh doanh trong kỳ, quyết toán tài chính theo chế độ.

Phòng kế toán Phòng Kinh doanh Phòng tổ chức

- Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về thông tin kinh tế thị trường, tổ chức mạng lưới kinh doanh, theo dõi tổng hợp các báo cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty.

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Trước khi tìm hiểu về kết cấu vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty thì chúng ta điểm qua tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây của công ty.

Trong những năm qua tình hình kinh doanh của Công ty có bước phát triển tốt và tạo chỗ đứng trên thị trường Đó là do một phần công tác quản trị của Công ty thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu đề ra, kết quả đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh năm 2009,

2010, 2011 của công ty: Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

4 Chi phí quản lý kinh doanh 1.243.749.595 1.852.781.497 1.729.381.931

( Nguồn: Phòng Tài chớnh kế toán)

Qua bảng số liệu hoạt động kinh doanh của Công ty ta thấy doanh thu của Công ty tăng lên rất nhanh qua 3 năm qua Cụ thể doanh thu tăng từ năm

2009 là 34.098.096.330 đồng lên 41.750.585.110 đồng năm 2010 và đến

2011 tăng lên 46.685.873.497 đồng Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên Đây một dấu hiệu rất tích cực trong khi nền kinh tế năm 2011 lạm phát ở mức 18.3% thì lợi nhuận của công ty không những bị giảm mà còn tăng lên 754.120.583 đồng Có lẽ do công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực y tế nên nhu cầu về sức khỏe được đăt lên hàng đầu và ngày càng tăng hơn lên doanh thu của công ty không bị ảnh hưởng cho dù có lạm phát.

Lợi nhuận trước thuế Doanh thu

Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trước thuế doanh thu năm 2009 là: 0,011 nghĩa là cứ một đồng doanh thu thu về Công ty thu được 0,011 đồng lợi nhuận; năm 2010 một đồng doanh thu thu về chỉ mang lại 0,004 đồng lợi nhuận thấp hơn năm 2009 là: 0,007 đồng; năm 2011 một đồng doanh thu về

= = 0,022 được 0,022 đồng lợi nhuận cao hơn năm 2009 là 0,011 đồng và cao hơn năm

Kết quả này chứng tỏ rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh năm 2010 thấp hơn năm 2009 nhưng đến năm 2011 thì công ty đó cú chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường nên doanh thu và lợi nhuận của công ty đã tăng của năm 2011 tốt hơn năm 2009, 2010

Xét tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước trong hai năm qua ta thấy Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình với Nhà nước, mặc dù năm 2010 có thấp hơn năm 2009 là 50.211.379 đồng nhưng đến năm 2011 thuế nộp cho ngân sách Nhà nước tăng 180.266.643 đồng so với năm 2009 và tăng 185.287.181 đồng so với năm 2010

Qua những phân tích trên về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011 cho thấy nhìn chung hoạt động kinh doanh của Công ty là có hiệu quả, năm 2010 có thụt giảm nhưng đến năm 2011 thỡ cú sức bật rất tốt.

2.2.1 Kết cấu vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty

Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng mức vốn lưu động của doanh nghiệp trong một thời kỳ hay tại một thời điểm nào đó. Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp bởi để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn song trên thực tế mỗi doanh nghiệp khác nhau, kinh doanh trờn cỏc lĩnh vực khác nhau lại có cơ cấu vốn riêng,khác nhau Việc phân bổ vốn ấy như thế nào cho hợp lý có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay cho rằng việc huy động vốn là rất khó và quan trọng nhưng để quản lý và sử dụng đồng vốn huy động được sao cho có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất cũn khú hơn.

Chính vì vậy trong sử dụng vốn lưu động cần nghiên cứu kết cấu từng phần của vốn lưu động để có thể xây dựng một kết cấu vốn lưu động hợp lý và có những biện pháp sử dụng có hiệu quả từng thành phần vốn đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Vốn lưu động là bộ phận cấu thành nên nguồn tài chính, là điều kiện vật chất vật chất không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh Do đặc điểm của vốn lưu động là trong cùng một lúc nó phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Do đó mỗi sự biến động của vốn lưu động ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty.

Ta xem xét sự biến động của vốn lưu động qua bảng sau:

* Tốc độ phát triển liên hoàn :

* Tốc độ phát triển định gốc:

Trong đó: Vi : Vốn lưu động năm thứ i

V0 : Vốn lưu động năm gốc

Bảng 2: Bảng phân tích tốc độ tăng giảm của vốn lưu động qua 3 năm

- Tốc độ phát triển liên hoàn ( năm trước so với năm sau)

- Tốc độ phát triển định gốc

( năm trước so với năm sau)

Qua bảng 3 ta thấy vốn lưu động của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm 2009, 2010 và 2011 Năm 2009 tăng 26% so với năm 2010 và năm

2011 tăng 166% so với năm 2010 Điều này là sự tăng nhanh của vốn lưu động trong lưu thông vì vốn lưu động trong lưu thông chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh của công ty, nên việc tăng lên của vốn lưu động thể hiện được hoạt động của công ty là có hiệu quả, công ty ngày càng mở rộng quy mô nhận bán hàng hoá nhiều hơn để đầu tư thêm vốn đặc biệt là vốn lưu động để đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động của công ty đã đạt được ở mức độ nào đối với từng loại tài sản lưu động, việc quản lý và sử dụng nó ra sao, mức độ tác động của nó đến hiệu quả chung, ta lần lượt phân tích các vấn đề sau:

2.2.1.1 Tình hình sử dụng ngân quỹ

Vốn bằng tiền đóng vai trò rất quan trọng trong vai trò kinh doanh của công ty Nó là phương tiện thanh toán đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của công ty ở cỏc khõu: mua thiết bị máy móc các khoản phải trả, các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục Chớnh vì vậy, công ty cần dự trữ một khoản tiền nhằm đáp ứng các nhu cầu chi trả Khởi điểm của sự kiểm soát đầu tư vào tài sản ngắn hạn là sự kiểm soát hữu hiệu nguồn ngân quỹ Việc dự trữ ngân quỹ cũng thể hiện tính hai mặt là khả năng sinh lợi và tính rủi ro.

Nếu công ty dự trữ một lượng tiền khá lớn có thể đáp ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh như việc mua hàng hóa, giảm các khoản nợ đến hạn.

Do vậy, nhà quản lý tài chính phải cân nhắc tính sinh lợi và rủi ro trong việc dự trữ tiền sao cho hiệu quả cao nhất Tình hình dự trữ tiền tại công ty được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: Bảng phân tích tình hình quản lý ngân quỹ của Công ty qua 3 năm 2009, 2010 và 2011. Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tuyệt đối

(%) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)

Nguồn Bảng cõn đối tài khoản – Phòng kế toán

Qua bảng số liệu ở bảng 4 ta thấy rằng:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

Mục tiêu và định hướng phát triển công ty

Mục tiêu của công ty trong năm 2011 và những năm tiếp đó là

- Kinh doanh theo chiều sâu đối với một số mặt hàng nhập khẩu độc quyền của công ty tại Việt nam

- Tăng vốn chủ sở hữu

- Mở rộng thị trường: khu vực Hà nội và các huyện lân cận Dần hạn chế ở các tỉnh xa để giảm chi phí và nhân lực

- Tăng nguồn nhân lực đặc biệt là Phòng kế toán ( Bộ phận công nợ)

3.1.2.1 Những quan điểm cần quán triệt a Quan điểm về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

- Bảo toàn VLĐ bằng cách không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài việc hoàn thành kế hoạch với Nhà nước, phải đạt mức tăng trưởng nhất định để có phần tích luỹ và nâng cao đời sống cho công nhân viên chức Muốn cú tớch luỹ để tái sản xuất mở rộng phải tích cực nâng cao sản lượng hàng hoá, chất lượng dịch vụ, đẩy nhanh doanh thu tiêu thụ, giảm chi phí để đạt hiệu quả kinh doanh Trong thời gian tới Công ty định hướng sẽ phấn đấu tăng doanh thu hàng năm từ 10% đến 15%, giảm chi phí từ 5% đến 7%, tăng lợi nhuận từ 10 - 15%.

- Bảo toàn và phát triển vốn lưu động bằng cách cải tiến cơ chế quản lý cho toàn Công ty Cụ thể như:

+ Xõy dựng các định mức chi phí một cách hợp lý như: Chi phí bán hàng, chi phí vận chuyển, chi phí khác.

+ Quy định chế độ thanh toán bằng tiền - hàng đối với các đơn vị nội bộ. Hàng tháng sau khi thanh toán, phòng kế toán tiến hàng kiểm tra, cân đối thực tế để xác định vốn thực tế của công ty.

+ Tiến hành bước công khai hoá kết quả tài chính theo quý trong công ty để từng bước đưa công tác quản lý đi vào nề nếp có chất lượng.

- Bảo toàn và phát triển vốn lưu động trên cơ sở huy động vốn tại chỗ + Công ty sẽ tăng cường công tác thanh toán nợ theo định kỳ để thu hồi vốn, cần quan tâm hơn đến nghiệp vụ nợ do bán chịu hàng hoá cho khách hàng Thu hồi vốn nhanh là phương pháp tăng vòng quay tốt nhất. b Phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tại cuộc họp quý I năm 2012, lãnh đạo Công ty đã nêu rõ mục tiêu hoạt động của Công ty là : Trong những năm tới, Công ty cần tập trung đầu tư theo chiều sâu để phát triển kinh doanh Củng cố mạng lưới cung ứng nhằm duy trì ổn định sản xuất, ổn định thị trường Phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 10% - 15% đối với các chỉ tiêu cơ bản như: Doanh thu, sản lượng, nộp ngân sách, lợi nhuận và thu nhập của người lao động.

3.1.2.2 Phương hướng hoạt động. Để hoạt động của Công ty ngày càng tốt hơn, căn cứ vào tình hình thực tế, ban lãnh đạo Công ty đã xây đưa ra một số chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động trong thời gian tới Các chỉ tiêu kế hoạch được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 8: Một số chỉ tiờu dự kiến đạt được trong 3 năm tới Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

4 Chi phí quản lý kinh doanh

Một số giải pháp nhằm tăng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Thiết bị y tế và hóa chất Hoàng Phương

Qua xem xét tình hình tổ chức, huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty trong 3 năm vừa qua cho thấy: Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được thuận lợi Nhưng với sự lãnh đạo của Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên trong Công ty đã chứng tỏ sự nỗ lực vươn lên, quyết tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra.

Năm 2011 là một năm có nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp nói chung và với Công ty TNHH thiết bị y tế và Húa chất Hoàng Phương nói riêng Mới được thành lập, cạnh tranh giữa các đơn vị cùng ngành diễn ra một cách gay gắt, giá cả có nhiều biến động Điều này đã tác động không nhỏ tới quá trình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty xong doanh thu và lợi nhuận của công ty Hoàng Phương vẫn tăng

Với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng hiện nay về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mói ngày càng cao Để có thể tồn tại và phát triển được một cách vững chắc, nhận biết điều đó, Công ty Hoàng Phương đã không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ của công ty, Nhờ thế có thể đáp ứng nhu cầu thị trường

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Công ty còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, qua tìm hiểu thực tế tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp sau:

Công ty cần có hoạch định về lượng tiền cần thiết trong ngân hàng, vừa đủ cho việc chi trả mua hàng của khách hàng trong nước và hàng nhập khẩu nước ngoài khi cần thiết.

Tìm kiếm thị trường tiềm năng Tăng cường quảng cáo thu hút thêm nhiều khách hàng lân cận Hà nội Khuyến mãi mua hàng với số lượng hàng nhiều Với khách hàng mới thì tư vấn miễn phí và cho dùng thử hàng hóa để tạo điểu kiện cho khách hàng đến gần với sản phẩm hàng hóa của công ty hơn

3.2.3 Các khoản phải thu Để thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường, các Công ty ngoài việc sử dụng chiến lược về giá cả, quảng cáo, vận chuyển Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là việc không thể thiếu Tín dụng thương mại có thể làm Công ty đứng vững trên thị trường và trở nên giàu nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của Công ty Chính vì vậy ta cần quản lý nó một cách chặt chẽ, vừa bán chịu nhưng cũng phải thực hiện những chính sách thu nợ của mình Sau đây là một số chính sách thu nợ mà em góp ý.

- Thực hiện chính sách chiết khấu hàng bán hoặc giảm giá bán đối với những khách hàng thanh toán ngay.

- Quy định thời hạn tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng Nếu đối với khách hàng lâu năm và có phẩm chất tốt thì có thể thời gian dài ra, nhưng đối với những khách hàng không được tốt và mới thì thời hạn nợ nên ngắn.

- Mở rộng việc thu tiền mặt nhiều cỏch, khụng nhất thiết phải là tiền mặt mà có thể là séc, uỷ nhiệm chi để cho khách hàng tiện lợi cho việc thanh toán Và Công ty có thể thu được nợ nhanh chóng.

3.2.4 Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn lưu động.

3.2.4.1 Giải pháp tạo lập vốn cho công ty.

Với một nền kinh tế thị trường như hiện nay thì để có thể tồn tại và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty có thể huy động một lượng vốn tiền tệ nhất định Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.

Với hoạt động nhập khẩu hàng húa thường xuyên nên vốn lưu động của công ty cần phải chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn kinh doanh Hàng năm để hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng ( thiếu hàng húa), công ty có kế hoạch nhập khẩu hàng húa hợp lý và gối nhau tránh những nhập nhiều để tồn đọng nhiều hàng húa trong kho, gõy lóng phí vốn nhưng cũng không nên quá ít làm mất uy tín và thị trường của công ty

Nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo việc tổ chức và sử dụng vốn lưu động mang lại hiệu quả cao, theo tôi khi lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động công ty cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Thứ nhất là phải xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu mua vật tư hàng húa, đảm bảo tính liên tục cho quá kinh doanh, nhu cầu vốn cần thiết phục vụ cho tái đầu tư trong các lĩnh vực: Đổi mới trang thiết bị, đào tạo cán bộ công nhân viên vv từ đó đề ra các biện pháp huy động nhằm cung ứng một cách đầy đủ, kịp thời, tránh tình trạng thiếu vốn, gây ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Thứ hai là trên cơ sở xác định vốn lưu động như kế hoạch đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm: Việc xác định số vốn hiện có, số vốn cần bổ sung Theo tôi để đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động, trước hết công ty cần phải tìm cách huy động tối đa nội lực từ bên trong, tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để phụ vụ cho nhu cầu vốn trước mắt, tận dụng các khoản nợ ngắn hạn chưa đến thời hạn thanh toán như các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước nhưng chưa đến kỳ nộp, áp dụng hình thức tín dụng thương mại (Mua chịu đối với người cung cấp), bởi khi sử dụng các khoản vốn này giúp công ty không phải bỏ ra chi phí, Công ty càng có nhiều điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Thực tế đã cho thấy số vốn bị chiếm dụng của công ty hiện nay là khá lớn Như vậy nếu công ty nhanh chóng thu hồi được các khoản phải thu thì sẽ có vốn để bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động, từ đó giảm được các chi phí không đáng có Để làm được điều này theo tôi công ty nên áp dụng các biện pháp như: Chiết khấu, giảm giá ở một mức độ hợp lý đối với khách hàng quen thuộc và thanh toán trước thời hạn, đồng thời có biện pháp đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều như năm vừa qua

3.2.4.2 Về chiến lược sử dụng vốn của công ty

Một số kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Xuất phát từ việc xây dựng đề tài tổ chức quản lý sử dụng VLĐ cũng như qua nghiên cứu thực tiễn tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng, tụi cú một số kiến nghị, đề xuất về phía Nhà nước như sau:

Trong điều kiện Nhà nước còn nhiều khó khăn về tài chính, chưa có điều kiện cấp bổ sung vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước để giỳp cỏc doanh nghiệp có thể làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay thì Nhà nước cần phải tạo môi trường, hành lang pháp lý an toàn hiệu quả để doanh nghiệp chủ động bổ sung vốn cho mình bằng nhiều hình thức.

Thời gian qua tuy chính phủ đ• có nhiều cố gắng trong sửa đổi luật pháp, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hơn trước Nhưng vấn đề vẫn còn tồn tại là luật còn thiếu rõ ràng, chậm trong hướng dẫn thực hiện, hay thay đổi dẫn đến không đồng bộ, gây khó khăn trong định hướng, xác định chiến lược kinh doanh cho mỗi doanh nghiệp

- Về luật thuế GTGT, khoảng hơn 40% các doanh nghiệp đánh giá rằng việc áp dụng luật thuế GTGT vẫn làm tăng mức đóng góp của doanh nghiệp đối với Nhà nước Loại thuế này vẫn chưa phát huy hết được các mặt tích cực

Về công tác triển khai thu thuế: Số lượng lớn các văn bản hướng dẫn về thuế GTGT, các doanh nghiệp thấy rất khó khăn trong quá trình hoạt động của mình Việc hoàn thuế GTGT còn chậm trễ, chưa kịp thời làm cho vốn của Doanh nghiệp bị chiếm dụng

Thời gian tới Nhà nước nờn cú chính sách thuế ổn định để doanh nghiệp chủ động tính toán hiệu quả kinh doanh Khi có thay đổi đề nghị Nhà nước có thông báo trước với một thời gian phù hợp để doanh nghiệp thay đổi, tránh tổn thất do việc đột ngột thay đổi chính sách thuế gây ra.

- Các doanh nghiệp cũng đánh giá những yếu tố khác như: Những hạn chế trong hoạt động xúc tiến, thiếu thông tin cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp Đặc biệt những yếu tố như: Buôn lậu, hàng giả, chi phí phụ trợ cao (vận tải, điện, thông tin ) và nhu cầu tiêu dùng trong nước chưa cao trong khi phụ trợ cao đ• làm tăng thêm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Đáng chú ý là vấn đề khó khăn trong việc vay vốn Việc vay vốn với nhiều thủ tục phức tạp không thuận lợi cho các doanh nghiệp Ngân hàng cần có cơ chế thông thoáng hơn đối với các doanh nghiệp trong việc vay vốn (thủ tục thế chấp, xem xét tính khả thi của dự án).

Các doanh gnhiệp mới thành lập gặp nhiều khó khăn trong vay vốn bởi ngân hàng chỉ cho doanh nghiệp vay vốn sau hai năm hoạt động có l•i và phải thế chấp Doanh nghiệp mới thành lập sẽ lấy gì để thế chấp, để có đủ điều kiện vay đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh Nên tạo ra sự bình đẳng trong việc vay vốn ngân hàng giữa các doanh nghiệp, đề nghị ngân hàng cho vay bằng tín chấp qua hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp đ• ký với khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập có cơ hội phát triển

- Ngân hàng quản lý ngoại hối cung không đủ cầu gây nên các biến động về tỷ giá hối đoái, khó khăn cho doanh nghiệp.

- Các thủ tục thanh tra, kiểm tra xin thuê đất hoặc cấp đất của doanh nghiệp chưa có nhiều tiến bộ thậm chí còn khó khăn hơn Các doanh nghiệp mong muốn có được sự cải thiện, giảm bớt phiền hà trong thủ tục hành chính.

Trong thời gian tới nếu Nhà nước giải quyết tốt các vấn đề trên sẽ là điều kiện thuận lợi giỳp cỏc doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn.

Ngày đăng: 29/08/2023, 11:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 của công ty: - Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thiết bị y tế và hóa chất hoàng phương 1
Bảng 1 Bảng kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011 của công ty: (Trang 29)
Bảng 2: Bảng phân tích tốc độ tăng giảm của vốn lưu động qua 3 năm 2009, 2010,2011 - Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thiết bị y tế và hóa chất hoàng phương 1
Bảng 2 Bảng phân tích tốc độ tăng giảm của vốn lưu động qua 3 năm 2009, 2010,2011 (Trang 32)
Bảng 3: Bảng phân tích tình hình quản lý ngân quỹ của Công ty qua 3 năm 2009, 2010 và 2011. - Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thiết bị y tế và hóa chất hoàng phương 1
Bảng 3 Bảng phân tích tình hình quản lý ngân quỹ của Công ty qua 3 năm 2009, 2010 và 2011 (Trang 34)
Biểu 4: Bảng phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty - Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thiết bị y tế và hóa chất hoàng phương 1
i ểu 4: Bảng phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty (Trang 36)
Bảng 6: Bảng cân đối kế toán công ty - Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thiết bị y tế và hóa chất hoàng phương 1
Bảng 6 Bảng cân đối kế toán công ty (Trang 39)
Bảng 7: Phân tích hiệu  quả sử dụng vốn lưu động của công ty - Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thiết bị y tế và hóa chất hoàng phương 1
Bảng 7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (Trang 42)
Bảng 8: Một số chỉ tiờu dự kiến đạt được trong 3 năm tới - Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh thiết bị y tế và hóa chất hoàng phương 1
Bảng 8 Một số chỉ tiờu dự kiến đạt được trong 3 năm tới (Trang 48)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w