1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam Trong Giai Đoạn Từ 2011 – 2021
Tác giả Trần Duy Khang
Người hướng dẫn PGS. TS. Đặng Văn Dân
Trường học Hochiminh University of Banking
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 186,84 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứuchính (16)
      • 1.2.2 Mục tiêu chi tiết (16)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 1.6 Kết quả nghiên cứu (19)
    • 1.7 Cấu trúc đề tài nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU (22)
    • 2.1 Khái niệm về lợi nhuận của Ngânhàng (22)
    • 2.2 Các yếu tố tác động đến lợi nhuậncủa Ngân hàng (23)
    • 2.3 Các nghiên cứu nước ngoài (28)
    • 2.4 Các nghiên cứu trong nước (29)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.1 Mô hình nghiên cứu (33)
      • 3.1.1 Mô hình nghiên cứu (33)
      • 3.1.2 Các biến trong mô hình nghiên cứu (34)
    • 3.2 Ước lượng dấu (36)
    • 3.3 Giả thiết nghiên cứu (38)
    • 3.4 Phương pháp nghiên cứu (40)
      • 3.4.1 Phương pháp định tính (40)
      • 3.4.2 Phương pháp định lượng (41)
    • 3.5 Quy trình nghiên cứu (41)
    • 3.6 Dữ liệu nghiên cứu (44)
    • 3.7 Công cụ nghiên cứu (45)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (47)
    • 4.1 Chạy loại bỏ các giá trị ngoại lai (47)
    • 4.2 Thống kê mô tả (55)
    • 4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến (58)
    • 4.4 Kết quả hồi quy (59)
      • 4.4.1 Hồi quy POLS (59)
      • 4.4.2 Mô hình tác động cố định fem (60)
      • 4.4.3 Kết quả chạt mô hình tác động ngẫu nhiên REM (61)
      • 4.4.4 Chạy kiểm định Hausman giữa FEM và REM (61)
      • 4.4.5 Kiểm định Phương sai sai số thay đổi (62)
      • 4.4.6 Kiểm định tự tương quan (62)
      • 4.4.7 Chạy khắc phục lỗi mô hình GLS (63)
      • 4.4.8 Kết luận (64)
  • CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ ĐƯA RA CÁC KHUYẾN NGHỊ (68)
    • 5.1 Nhận xét (68)
    • 5.2 Khuyến nghị (69)
    • 5.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................59 (73)
  • PHỤ LỤC ..............................................................................................................62 (76)

Nội dung

Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HOCHIMINH UNIVERSITYOF BANKING TRẦN DUY KHANG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠ[.]

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, theo kết quả thống kê của Ngân hàng Nhà Nước đang có 31 Ngân hàng thương mại đang có mặt tại Việt Nam Số lượng Ngân hàng thương mại nhiều và đa dạng tạo nên sức cạnh tranh trong ngành là vô cùng lớn, các Ngân hàng liên tục phải cải thiện các sản phẩm, chính sách sao cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể để nhằm thu hút lượng người tiêu dùng mới, hiện hữu để tối đa hóa lợi nhuận Chính vì vậy đề tài lần này vô cùng cấp thiết trong việc tìm hiểu các yếu tố gây ảnh hưởng đến Ngân hàng trong quá trình hoạt động, từ đó hiểu sâu hơn về lĩnh vực ngân hàng.

Trải qua thời điểm khó khăn của dịch bệnh Covid – 19 vào năm 2020 và 2021 khiến ngành ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung đều bị ảnh hưởng, bởi các chính sách đóng cửa hạn chế di chuyển, khiến vài ngành nghề không thể hoạt động dẫn đến nhiều hoạt động đều bị trì trệ.

Ngày 11 tháng 03 năm 2020 tổ chức Y tế thế giới WHO đã chính thức tuyên bố Covid – 19 là đại dịch toàn cầu và cảnh báo toàn bộ các nước thực hiện các chính sách cách ly nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan quá nhanh Với tốc độ lây lan nhanh cùng nhiều biến thể phức tạp: Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omnicron,… (ncov.vnanet.vn)

Tại nhiều nước trên thế giới các cơ quan nhà nước luôn đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu để đánh giá sức khỏe của một tổ chức hoạt động kinh tế, không chỉ riêng ngành ngân hàng mà còn là nhiều ngành nghề khác có ảnh hưởng đến kinh tế của cả nước Việc tối thiểu hóa chi phí từ đó gia tăng khuếch đại nguồn doanh thu luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lí Ngân hàng Theo Balasundaram, N (2009), lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp, lợi nhuận mang hàm

2 ý quyết định đến sự sống còn của một doanh nghiệp đó Nói đúng hơn, lợi nhuận chính là mạch máu của một doanh nghiệp và là kết quả cuối cùng mà mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển hướng tới Tối đa hóa lợi nhuận luôn luôn là mục tiêu hàng đầu được các ngân hàng thương mại chú trọng và đẩy mạnh triển khai ở mọi thời điểm bên cạnh các yếu tố khác, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, thị phần và giá trị của doanh nghiệp, là cở sở cạnh tranh đối với các đối thủ khác cùng ngành. Đã có rất nhiều đề tài liên quan đến việc tìm hiểu, đánh giá các tác động ảnh hưởng đến ngân hàng trên khắp thế giới Tuy nhiên, ngành ngân hàng là một ngành nghề đặc thù, được quản lí bởi ngân hàng Nhà Nước bởi sản phẩm chính họ cung cấp không gì khác chính là Tiền, do đó việc sử dụng những bài nghiên cứu của các nước khác sẽ không mang lại nhiều kết quả có lợi vì văn hóa, luật pháp ở các nước có sự khác biệt Bên cạnh đó cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu với mục tiêu tương tự nhưng đứng trước thời buổi kinh tế đầy sự chuyển biến, nếu áp dụng những nghiên cứu đã lâu thì sẽ không phù hợp với thực trạng ngành ngân hàng vì đây là ngành có số liệu thay đổi hằng ngày.

Chính vì hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến tiền tệ do đó các ngân hàng thương mại phải chịu nhiều quy định bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước từng thời kỳ, theo đó các chính sách của Ngân hàng trong quá trình hoạt động đều phải được xem xét kỹ càng dựa trên quy định của Ngân hàng để tránh sai xót trong quá trình hoạt động.

Trong những năm 2021 – 2022 đứng trước tình hình báo động về tỷ lệ lạm phát có thể xảy ra, Ngân hàng Nhà Nước đã sử dụng chính sách gia tăng lãi suất đồng thời siết chặt hệ thống giải ngân đối với tất cả các Tổ chức tín dụng trên khắp cả nước nhằm đối phó lại rủi ro lạm phát Lãi suất trong thời điểm trên tương đối cao do đó gây ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các tổ chức tín dụng.

Thực hiện theo Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội về việc thực thi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày06/01/2023 của Chính phủ về vai trò, nhiệm vụ , giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 (Nghị quyết số 01), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 về “ Tổ chức

3 thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2023” Theo đó, Thống đốc đưa ra yêu cầu đối với các đơn vị thuộc phạm vi Ngân hàng Nhà Nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) thực hiện, chấp hành nghiêm các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2023 nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Điều hành chính sách tiền tệ ổn định, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2023 bình quân khoảng 4,5%, góp phần xây dựng tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý Năm 2023, định hướng tín dụng tăng khoảng 14-15%, việc thực thi các chính sách trên sẽ giúp diễn biến tăng trưởng tín dụng được rõ ràng hơn, kiểm soát được rủi ro, điều hướng nguồn vốn tín dụng vào đúng các ngành nghề mà Chính Phủ đang hướng đến.

Tại cuộc họp thường kỳ của Chính Phủ vào tháng 02/2023, Thống đốc Ngân hàngNhà Nước cho biết hiện tại để tránh khiến nền kinh tế suy thoái Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ(FED) vẫn tiếp tục gia tăng lãi suất Tiếp theo đó là các ngân hàng trung ương trên thế giới(kể cả Châu Á) cũng tiếp tục gia tăng mức lãi suất.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chính:

Kiểm định các yếu tố chính nhằm xác định các yếu tố có tác động ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại trong quá trình hoạt động từ năm 2011 – 2021, từ đó rút ra kết luận và đưa ra các giải pháp.

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đối với lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam Đưa ra khuyến nghị, giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho Ngân hàng TMCP tạiViệt Nam

Câu hỏi nghiên cứu

Nhân tố nào góp phần tác động đến lợi nhuận Ngân hàng Thương mại ?

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đối vợi lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại ?

Khuyến nghị nào giúp các Ngân hàng Thương mại gia tăng thêm được lợi nhuận ?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chỉ số mô tả lợi nhuận của Ngân hàng (ROA) và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài lần này nghiên cứu trên 20 Ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong từ 2011 đến

2021 Thời điểm làm bài khóa luận của Tác giả là vào năm 2022 tuy nhiên số liệu chính thức về Báo cáo tài chính của các Ngân hàng chưa được công bố do đó khóa luận sẽ chỉ lấy số liệu từ năm 2011 đến hết 2021.

Dữ liệu được lấy từ hệ thống dữ liệu của 20 Ngân hàng TMCP tại Việt Nam, hiện nay theo công bố của Ngân hàng Nhà Nước có tổng cộng 31 Ngân hàng Thương mại đang hoạt động tuy nhiên dữ liệu của khóa luận lấy từ năm 2011 đến hết 2021 trong suốt chừng đó năm sẽ có một lượng Ngân hàng không đủ nguồn dữ

5 liệu vì vậy Tác giả đã quyết định chỉ lấy 20 Ngân hàng để làm mẫu cho bài nghiên cứu lần này., bao gồm các ngân hàng sau:

Bảng 1.1: Bảng tổng hợp Các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần tại Việt

VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội

ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

BID Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam TCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

ABB Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình

CTG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

EIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín

HDB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát Triển Tp.Hồ Chí Minh

OCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông

VIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam

TPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

VAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á

LPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt

KLB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long

BVB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt

NAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á

NVB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân

SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp từ Tác giả

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích, so sánh tài liệu, nghiên cứu liên quan đến lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích Stata để phân tích các số liệu Trong đó, nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp (POOLED OLS), phương pháp (REM) và phương pháp (FEM) Đồng thời sử dụng thêm các phương pháp kiểm định khác như: Hausman, Đa cộng tuyến, phương sai thay đổi,… để chứng minh sự phù hợp của mô hình nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu

Qua bài nghiên cứu, ta nhận thấy rõ được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có phần tác động đến lợi nhuận khi hoạt động của Ngân hàng là vô cùng quan trọng, giúp xác định rõ các ảnh hưởng, chiều hướng tác động nhằm cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tư và các nhà quản lý lợi nhuận Ngân hàng Bài nghiên cứu thu được kết quả có 6 nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hệ thống Ngân hàng TMCP tại Việt Nam từ 2011 đến 2021 là (SIZE) quy mô của Ngân hàng, (LIQ) tính thanh khoản, (LOAN) quy mô cho vay, (DEP) Quy mô huy động vốn, (GDP) tăng trưởng kinh tế, (INF) tỷ lệ lạm phát.

Cấu trúc đề tài nghiên cứu

+ hương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

+ Tính cấp thiết đề tài

+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước:

+ Khái niệm lợi nhuận ngân hàng

+ Các yếu tố tác động lợi nhuận ngân hàng

+ Các nghiên cứu nước ngoài

Chương 3: Mô hình nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu:

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và nhận định về kết quả:

+ Chạy loại bỏ giá trị ngoại lai

+ Kiểm tra đa cộng tuyến

Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp:

+ Nhận xét, khuyến nghị , hạn chế

Thông qua chương 1 Tác giả đã làm nổi bật nghiên cứu lần này, thực trạng hiện tại và nêu rõ tầm quan trọng tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ các luận án trên kết quả nghiên cứu trong bài sẽ lần lượt giải đáp 3 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra Tiếp theo đó dữ liệu của đề tài lần này trình bày đối tượng nghiên cứu là 20 Ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2011 đến hết năm

2021 Bài nghiên cứu sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng, Cuối cùng, chương này sẽ trình bày cấu trúc của luận án gồm 5 chương và phần có cả phần tóm tắt nội dung chính của từng chương.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

Khái niệm về lợi nhuận của Ngânhàng

Lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá sức khỏe của một tổ chức nói chung và Ngân hàng nói riêng, việc kinh doanh mang lại nhiều giá trị về mặt lợi nhuận luôn là điều mà các nhà quản trị vận hành, nhà hoạch định chính sách sản phẩm luôn luôn hướng đến Để biết một Ngân hàng có hoạt động hiệu quả hay không thì tiêu chí lợi nhuận luôn là tiêu chí quan trọng nhất khi xem xét về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Hiện nay, số lượng Ngân hàng TMCP tại Việt Nam đang ở mức hơn 20 Ngân hàng, do đó khả năng cạnh tranh cùng ngành là vô cùng lớn, do đó các Ngân hàng luôn phải cải thiện các chính sách, sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ còn lại.

Lợi nhuận có sức ảnh hưởng tương đối lớn đến nhiều hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của Ngân hàng Khi một Ngân hàng đạt hiệu quả lợi nhuận cao cho thấy nó có khả năng giảm thiểu các rủi ro về tín dụng, đảm bảo tính thanh khoản, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo đúng như quy định Hơn thế nữa, lợi nhuận còn là động lực to lớn của phần lớn các tổ chức hoạt động kinh tế vì một tổ chức đạt hiệu quả cao trong hiệu quả sinh lời sẽ có nhiều đãi ngộ cho cán bộ nhân viên của hệ thống đó tốt hơn, có thể thấy tiềm lực và sự nỗ lực của mỗi nhân viên trong Ngân hàng sẽ đều lấy việc lợi ích cao làm bàn đà từ đó giúp cho các Ngân hàng có khả năng gia tăng lợi nhuận từ những tiềm lực nội tại đó Một điều dễ dàng thấy được đối với thị hiếu chung của người sử dụng dịch vụ Ngân hàng cung cấp hiện nay, sẽ luôn ưu tiên sử dụng các Ngân hàng có mức độ uy tín cao, quy mô lớn điều đó vô hình chung làm gia tăng sự uy tín cho Khách hàng, thực trạng dễ thấy con người luôn muốn chọn một nơi phát triển tốt để gửi gắm, chứ không ai muốn sử dụng một dịch vụ của Ngân hàng đang có xu hướng đi xuống.

Lợi nhuận của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào các hoạt động tín dụng và phi tín dụng, trong đó các doanh thu từ lãi là mục tiêu chính mà các Ngân hàng đang đẩy mạnh tập trung phát triển do đó các chính sách ưu đãi về các gói lãi suất và các tiện ích về gói sản phẩm luôn được cải tiến mỗi ngày sao cho đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, cụ thể doanh thu từ lãi sẽ đến từ hoạt động cho vay, chiết khấu, L/C từ đó mà thu nhập sinh ra từ việc chênh lệch giá vốn giữa lãi tiền gửi, lãi tiền vay. Tín dụng bao gồm nhiều hình thức cho vay: các khoản vay ngắn hạn (dưới 1 năm) các khoản vay ngắn hạn thông thường sẽ tập trung vào việc tài trợ nguồn vốn cho các Khách hàng mua vật tư, nguyên vật liệu và các hàng hóa liên quan để khi nhập về Khách hàng sẽ tiến hành giá công, sản xuất và tạo ra sản phẩm để cung ứng. Khoản vay Trung và dài hạn (1 đến 5 năm) thông thường sẽ là các phương án tài trợ mua xe, các máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng, các nhà máy xí nghiệp.

Thu ngoài lãi bao gồm các khoản thu về phí, bảo lãnh các sản phẩm phi tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với các khoản tín dụng, các sản phẩm cung ứng như bảo lãnh và thanh toán quốc tế thông thường TTR là các sản phẩm phi tín dụng mà các Ngân hàng đang tập trung khai thác.

Theo Saeed, M S (2014) Tác giả bài nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng tại nước Anh, theo Ông phát biểu “ ROA, ROE là các yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá đo lường lợi nhuận của một tổ chức hoặc mộtNgân hàng, ROA phản ánh trên mỗi đồng tài sản có thể sản sinh ra bao nhiêu lợi nhuận” việc quản lí tốt nguồn tài sản sẽ giúp chuyển hóa chúng thành thu nhập,thông thường khi các nghiên cứu muốn tìm hiểu về tác động của các vấn đề xoay quanh đến lợi nhuận các Tác giả thường sử dụng hai tiêu chí chính là ROA và ROE,hai chỉ tiêu trên có tỷ lệ càng cao cho thấy Ngân hàng đang sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên từ tài sản và vốn chủ sở hữu.

Các yếu tố tác động đến lợi nhuậncủa Ngân hàng

Như chúng ta được biết Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính có vai trò luân chuyển vốn từ những người thừa vốn và đưa nguồn vốn đó đến những người thiếu vốn, có nhu cầu về vốn để vay mượn phục vụ cho nhu cầu của họ, từ đó mà Ngân hàng thu được phần chênh lệch lãi suất giữa người gửi và người mượn. Để việc phát triển lợi nhuận được diễn ra các Ngân hàng luôn phải đặt nặng vấn đề cạnh tranh lên hàng đầu, dễ thấy nhất là các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng là một trong những sản phẩm có mức độ thay đổi và đa dạng nhất hiện nay, điển hình nhất là sự ứng dụng của các công nghệ kỹ thuật vào các sản phẩm của Ngân hàng giúp cho việc giao dịch truyền thống như rút tiền, gửi tiền và chuyển tiền đã không còn là trở ngại cho những người tiêu dùng, theo Tạp Chí của Ngân hàng Nhà Nước có nói đưa tin " Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, hệ thống ngân hàng đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ chưa từng thấy Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đặt hệ thống ngân hàng đứng trước những thách thức lớn về quản trị rủi ro, đòi hỏi đánh giá lại tính hiệu quả của các mô hình kinh doanh cũng như cấu trúc lại các nguồn thu nhập để đảm bảo tính an toàn và bền vững Điều này đã dẫn tới những thay đổi sâu sắc từ phương thức hoạt động cho đến cấu trúc tổ chức bên trong ngân hàng Tiếp ngay sau đó, những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đã nhanh chóng lan rộng Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới như dữ liệu lớn, trí thông minh nhân tạo, internet của vạn vật… đã được triển khai ở hầu hết các bộ phận của ngân hàng Từ đó, làm thay đổi diện mạo ngân hàng với rất nhiều các mô hình ngân hàng mới đã ra đời như ngân hàng số, ngân hàng không chi nhánh, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến internet banking, mobile banking… Những xu hướng này một lần nữa lại đòi hỏi các ngân hàng cần xem xét và thay đổi mô hình kinh doanh thích hợp, từ xác định nhóm khách hàng mục tiêu cho đến cấu trúc lại sản phẩm dịch vụ và thiết kế hệ thống kênh bán hàng định hướng khách hàng” có thể thấy qua cách nhìn nhận về thực trạng Ngân hàng trên là vô cùng chính xác có thể thấy rõ thông qua các hoạt động hằng ngày như chuyển tiền cho người khác hiện nay, người tiêu dùng không cần phải ra Ngân hàng chen lấn xếp hàng để viết các ủy nhiệm chi chuyển tiền nữa mà thay vào đó là sử dụng chuyển tiền trực tuyến thông qua các ứng dụng của các Ngân hàng phát triển vô cùng tiện lợi.

Hơn thế nữa cũng theo Tạp Chí Ngân hàng năm 2020 “Mô hình ngân hàng số (hoàn toàn) và ngân hàng chuyển đổi số: Việc ứng dụng các công nghệ mới đã cho phép các ngân hàng có thể thay đổi hoàn toàn cách thức cung cấp dịch vụ từ hệ thống hữu hình truyền thống sang môi trường số Các mô hình ngân hàng không chi nhánh, ngân hàng không giấy đã ra đời cho phép khách hàng thực hiện mọi giao dịch ngân hàng thông qua các thiết bị số có kết nối mạng internet mà không cần dịch chuyển đến các chi nhánh của ngân hàng Hệ thống chứng từ điện tử cũng cho phép khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch mà không cần tới các loại giấy tờ truyền thống, thông qua đó, rút ngắn thời gian cũng như chi phí giao dịch Mặc dù vậy, mô hình ngân hàng số hoàn toàn không quá phổ biến Thay vào đó, đa phần các ngân hàng lựa chọn một quá trình chuyển đổi số từng bước, trong đó, các dịch vụ ngân hàng truyền thống được đưa dần lên không gian số, đồng thời vẫn duy trì các dịch vụ ngân hàng truyền thống với mạng lưới chi nhánh đã được tinh chỉnh để phù hợp với nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng” một lần nữa khẳng định cho việc các Ngân hàng không ngừng cải thiện các sản phẩm dịch vụ và định hướng chung là hoàn toàn chuyển dịch số, việc các tổ chức tín dụng tham gia mạnh mẽ trong cuộc cách mạng 4.0 lần này là do nó có khả năng gia tăng nhiều hơn về lợi nhuận của Ngân hàng nhờ vào việc, nếu xét kỹ vào thời điểm trước nếu toàn bộ nhân viên Ngân hàng dành thời gian cho hàng ngàn Khách hàng tới giao dịch, hạch toán thủ công và chuyển tiền theo lệch theo các thủ công thì không thể nào gia tăng thêm hiệu suất làm việc được, nếu hiệu suất giảm hoặc chỉ ở mức ổn định đó liên tục sẽ chỉ khiến lợi nhuận của Ngân hàng bị dừng tại chỗ, thay vào đó việc sử dụng công nghệ số sẽ giúp giải phóng phần lớn thời gian làm việc cho cán bộ nhân viên của các tổ chức tín dụng nhờ đó mà có khả năng và cơ hội tiếp cận với nhiều Khách hàng tiềm năng mới hơn từ đó gia tăng thêm mức thu về lợi nhuận.

Trong đánh giá các yếu tố về lợi nhuận có thể thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng tạo ra lợi nhuận của một tổ chức như: quy mô vốn, con người,sản phẩm,… Tuy nhiên khi đánh giá khả năng của một tổ chức kinh tế đặc thù như

Ngân hàng thì phải xét ở nhiều góc độ hơn thế, theo các nghiên cứu thực nghiệm trước đó có rất nhiều yếu tố có khả năng tác động giúp gia tăng lợi nhuận và cũng có những yếu tố mang tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển về lợi nhuận của Ngân hàng.

Theo Tác giả Saeed (2014) Ông đã có bài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng trong đó Ông đưa ra tám yếu tố trong đó có các yếu tố sau có khả năng tác động đến khả năng thu lợi nhuận của Ngân hàng trong xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh: Quy mô ngân hàng, thanh khoản, tiền gửi khách hàng, cho vay khách hàng, vốn.

Thông qua việc tiếp cận các nghiên cứu trước đó có thể đưa ra các yếu tố tác động trong các phân tích về lợi nhuận của Ngân hàng như:

Theo Tác giả Saeed (2014) việc sử dụng biến Size (Quy mô ngân hàng) có tác động có mối tương quan dương đối với lợi nhuận của Ngân hàng, dựa vào đó có thể kết luận rằng các Ngân hàng có quy mô lớn sẽ dễ tiếp cận, tạo niềm tin và có sự thu hút hơn so với các Ngân hàng có quy mô nhỏ, bên cạnh đó có nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Thành Đạt (2019) cho thấy rằng Quy mô của Ngân hàng có mối tương quan ngược chiều với lợi nhuận của Ngân hàng, nguyên nhân của việc thu được kết quả ngược chiều so với lợi nhuận là do các Ngân hàng lớn sẽ đối mặt với các khoản nợ vay lớn hơn nếu có rủi ro xảy ra sẽ chịu tổn thất cao hơn các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ.

Tác giả Nguyễn Thành Đạt (2019) cho thấy kết quả rằng quy mô tiền gửi có tác động ngược chiều so với lợi nhuận của Ngân hàng, điều này có thể đúng vì để một Ngân hàng có thể hoạt động tốt không chỉ cần tiềm lực vốn của Ngân hàng mà còn đến từ việc thu hút tiền gửi của Khách hàng để từ đó có thể gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng, thu hút nhiều vốn huy động sẽ có thể giúp Ngân hàng khuếch đại được về mặt quy mô của mình tuy nhiên khả năng xảy ra rủi ro cũng tương đối lớn, đến từ việc huy động vào nhưng khi tiến hành cho các tổ chức thiếu vốn vay phát sinh rủi ro tín dụng từ đó sẽ làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm.

Tính thanh khoản là một trong các yếu tố nội tại mà các Ngân hàng luôn luôn để tâm vào để việc duy trì hoạt động kinh doanh luôn gặp thuận lợi, một Ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản sẽ giúp cho việc kinh doanh ổn định hơn, dễ dàng xử lý các rủi ro một cách nhanh chóng hơn, theo Tác giả Vieira (2010) mối quan hệ giữa tính thanh khoản đối với lợi nhuận của Ngân hàng là mối quan hệ tích cực giúp cho việc gia tăng lợi nhuận được phát triển mạnh tuy nhiên chỉ có lợi trong ngắn hạn.

Khoản cho vay của Ngân hàng là sản phẩm của phần lớn các Ngân hàng, nếu nhìn nhận trong một thị trường hoàn hảo có thể thấy quy mô cho vay càng nhiều càng giúp cho việc thu về lợi nhuận của Ngân hàng là vô cùng lớn Theo tác giả Nguyễn Thành Đạt (2019) cho thấy mối tương quan cùng chiều của quy mô dư nợ đối với lợi nhuận của một Ngân hàng tuy nhiên bên cạnh đó có nghiên cứu của Tác giả Sastrosuwito và cộng sự (2012) lại cho một kết quả khác lợi nhuận của Ngân hàng sẽ có tác động ngược chiều so với quy mô dư nợ điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra đối với các khoản vay tồn tại rủi ro tiềm ẩn cao như không có khả năng thu hồi sẽ làm giảm khả năng thu lợi từ đó.

Không chỉ các yếu tố bên trong từ các tiềm lực của Ngân hàng mà bên cạnh đó còn có các yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng như GDP và Lạm phát Theo nghiên cứu của Tác giả Saeed (2014) cho thấy rằng mối tương quan ngược chiều so với khả năng tạo lợi nhuận, điều này cho thấy nếu thị trường bị ảnh hưởng bởi lạm phát sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, việc tỷ lệ lạm phát gia tăng sẽ kéo theo sự sụt giảm về sức mua, đồng tiền mất giá sẽ khiến nền kinh tế bị suy thoái, khiến tất cả các tổ chức kinh tế khác gặp ảnh hưởng chứ không riêng gì ngành Ngân hàng, các yếu tố về việc tăng trưởng GDP cũng có tác động ngược chiều đối với lợi nhuận của Ngân hàng, tương tự như vậy ở bài nghiên cứu của Tác giả Sastrosuwito và cộng sự (2012) cũng cho thấy rằng việc tăng trưởng GDP gia tăng và lạm phát cũng có tác động ngược chiều đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Thông qua việc lược khảo chi tiết các nội dung của đề tài nghiên cứu trước đã cho thấy được các yếu tố chính góp phần tác động đến khả năng phát triển lợi nhuận của một Ngân hàng thương mại, tất nhiên tất cả các biến tác động đến với lợi nhuận của mỗi Tác giả sẽ là khác nhau và có kết quả thu về khác nhau, tuy nhiên cũng cho thấy được rằng các yếu tố trên là các biến hữu hiệu trong việc đánh giá lợi nhuận của Ngân hàng.

Các nghiên cứu nước ngoài

Đề nghiên cứu về Ngân hàng tại nước Anh trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, do đó theo Saeed (2014) đã tiến hành nghiên cứu “Bank- related, industry-related and macroeconomic factors affecting bank profitability: A case of the United Kingdom Research journal of finance and accounting” Phương pháp này sử dụng phương phân tích FEM (FIXED EFFECT MODEL) và REM (RANDOM EFFECT MODEL) để xem xét mối quan hệ giữa các biến số ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng trong thời điểm từ 2006 đến 2012 từ cơ sở dữ liệu Bankscope và Data-Stream của 73 Ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Vương Quốc Anh Dựa theo kết quả nghiên cứu tác giả đã cho thấy các biến số về vốn vay, quy mô, tiền gửi, thanh khoản có tác động thuận chiều với lợi nhuận của Ngân hàng trong khi GDP, lạm phát lại có chiều hướng tỷ lệ ngược chiều so với lợi nhuận của Ngân hàng.

Theo GUL và cộng sự (2011) đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “ Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan Romanian Economic Journal” nhằm nghiên cứu tác động ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng tại Pakistan từ 2005 đến 2009 Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm tra tác động của các biến số SIZE (Quy mô), CAPITAL (Vốn ngân hàng), LOAN (Khoản vay), DEPOSITS (Tiền gửi) là các biến bên trong và hai biến vĩ mô là GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) , INF (Lạm phát) và MC (Vốn hóa thị trường), nghiên cứu cho thấy các Ngân hàng có nhiều vốn tự có, tổng tài sản, các khoản vay, tiền gửi được xem là an toàn hơn và là một lợi thế để kéo theo mức lợi nhuận thu về cao hơn, bài phân tích cũng chỉ rõ các yếu tố vĩ mô có tác động ngược chiều so với lợi nhuận của Ngân hàng.

Theo Yong Tan và Christos Floros (2012) đã tiến hành nghiên cứu đề tài

“Bank profitability and inflation: the case of China Journal of Economic Studies” nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến lợi nhuận, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích GMM hệ thống để xem xét mối quan hệ của các biến số từ 2003 đến năm 2009 của hệ thống các ngân hàng ở Trung Quốc, xác định được môi trường cạnh tranh trong ngành tại Trung Quốc Dựa trên hai biến đo lường là ROA và NIM xoay quanh các ngân hàng thương mại của nhà nước và của tư nhân, bài nghiên cứu sửu dụng dữ liệu bảng với tổng 197 số quan sát, cho thấy chỉ số năng suất lao động cao dẫn đến ROA tăng, mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và lợi nhuận Cuối cùng, đề xuất các hành động và chính sách nên thực hiện để gia tăng, cải thiện lợi nhuận cho các Ngân hàng tại Trung Quốc.

Tadesse Wubie Abate1 and Enyew Alemaw Mesfin (2019) “Factors Affecting Profitability of Commercial Banks in Ethiopia” nghiên cứu về lợi nhuận của chín ngân hàng thương mại tại Ethiopia từ 2007 đến năm 2016, dùng các mô hình FEM, REM, OLS để xác định sự ảnh hưởng của các biến số như vốn, đòn bẩy, thanh khoản và các yếu tố bên ngoài như GDP, lạm phát, lãi suất Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố bên trong có tác động cùng chiều nhưng các biến bên ngoài lại ngược chiều không có ý nghĩa thống kê.

Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013) “Factors affecting the profitability of Malaysian commercial banks” để điều tra tác động của các đặc điểm ngành ngân hàng và điều kiện kinh tế vĩ mô của các Ngân hàng thương mại tại Malaysia từ 2003 đến 2009 Nghiên cứu sử dụng các biến đo lường như ROA, ROE và NIM để nghiên cứu Bài nghiên cứu đưa ra các thông tin hữu ích nhằm thu hút thêm mối quan tâm đối với các cơ quan quản lý, chủ ngân hàng, học giả trong bài nghiên cứu có nêu rõ ngân hàng tại Malaysia hiện này kiểm soát hầu hết các dòng tài chính gần 70% trong hệ thống tài chính, đề tài được cho là cần thiết đối với các nhà quản lí trong việc hoạch định chính sách, cơ chế quản lý để mở rộng gia tăng hiệu quả về lợi nhuận cho tương lai, xác định được tiềm năng phát triển mới của ngành từ đó giúp đất nước phát triển thêm.

Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2018) đã có bài nghiên cứu về “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM” dữ liệu nghiên cứu là tất cả các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam từ 2009 đến 2016, bài nghiên cứu sử dụng biến đo lường ROA để làm biến đại diện cho lợi nhuận của Ngân hàng, trong đó gồm có biến bên trong: NII (tỷ lệ thu nhập ngoài lãi), SIZE (Quy mô Ngân hàng), NIE (Tỷ lệ chi phí ngoài lãi), EQASS (Cấu trúc vốn), Risk (Rủi ro) và các biến bên ngoài như: GDP (Tăng trưởng kinh tế), INFL (Tỷ lệ lạm phát) để thực hiện bài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp FEM và REM để đánh giá mô hình và kết quả cho thấy các biến bên trong có tác động cùng chiều với lợi nhuận thu về được của Ngân hàng.

Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Thị Thanh Hương (2020) đã tiến hành nghiên cứu phân tích yếu tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng GP (Ngân hàng xăng dầu) “ Các nhân tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại- Nghiên cứu thực nghiệm tại PG Bank” nhằm xác định lợi nhuận của Ngân hàng tác giả đã sử dụng các biến ROA, ROE và NIM là các biến để đo lường cho lợi nhuận của Ngân hàng Sử dụng phương pháp OLS chạy trên phần mềm Eview5 để tiến hành bài nghiên cứu các biến bao gồm quy mô tài sản, quy mô nguồn vốn, dư nợ, Quy mô tiền gửi và hiệu quả quản trị chi phí Kết quả cho thấy Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy cho thấy để nâng cao KNSL, ngân hàng phải thực sự quan tâm đến năm nhân tố đã kiểm định Trong đó hai nhân tố tác động tích cực nhất, tác động cùng chiều đến NIM của PG Bank là Quy mô dư nợ cho vay và hiệu quả quản trị chi phí.

Tác giả Nguyễn Thành Đạt (2019) đã có bài nghiên cứu về “Nguồn vốn ngân hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phẩn Việt Nam” bài nghiên cứu nhằm xác định nguồn vốn tốt có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của Ngân hàng Trong bài nghiên cứu tác giả đã sử dụng các biến đo lường lợi nhuận như ROE, các biến độc lập bao gồm Equity (vốn chủ sở hữu), TTTD (Tăng trưởng tín dụng), Quy mô (SIZE) và các biến bên ngoài GDP (Tổng sản phẩm quốc nội), CPI ( Tỷ lệ lạm phát) Bài nghiên cứu sử dụng FEM và REM để thực hiện bài nghiên cứu sau đó sẽ chạy lại bằng kiểm định Hausman để kiểm tra và lựa chọn mô hình phù hợp nhất Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn chủ sở hữu chiếm một vai trò quan trọng trong việc giúp gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng nói riêng do đó với tỷ lệ vốn càng cao sẽ giúp Ngân hàng thu thêm nhiều lợi nhuận.

Chương 2 đã tập trung làm rõ tất cả các cơ sở lý luận trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia tăng lợi nhuận các Ngân hàng, qua đó giúp hệ thống và khái quát một cách rõ nét hơn về các nhân tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng Thông qua việc liên hệ và tham khảo từ các bài nghiên cứu nước ngoài và cả trong nước trước đó đã được các Tác giả khác nghiên cứu từ đó giúp hệ thống và định hình rõ mục tiêu và hướng đi trong bài nghiên cứu.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Trước khi thực hiện công tác nghiên cứu cho đề tài lần này tác giả đã có cơ hội tham khảo qua các bài của các tác giả trước đó như của Saeed (2014), Gul và cộng sự

(2011), Tan và Floros (2012) và Nguyễn Thành Đạt (2019) Tuy nhiên, do là các biến nghiên cứu trên đã được thực hiện trước thời điểm cơn đại dịch toàn cầu COVID-19, hiện nay nền kinh tế sau khi trải qua đại dịch Covid bị ảnh hưởng nặng nề, vì vậy các bài nghiên cứu trước đó số lượng và mô hình cũng sẽ bị ảnh hưởng làm cho sai lệch mất đi sự khách quan trong nghiên cứu Trong bài nghiên cứu lần này tác giả đã đề xuất mô hình bao gồm các biên sau: (SIZE) quy mô của Ngân hàng, (LIQ) tính thanh khoản, (LOAN) quy mô khoản vay, (DEP) Quy mô huy động, (GDP) tăng trưởng kinh tế, (INF) tỷ lệ lạm phát và biến phụ thuộc để đo lường cho lợi nhuận là ROA và ROE.

Từ đó Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Bảng 3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu

Nguồn: Tác giả bài nghiên cứu lần này

Theo bảng 3.1 Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

ROA = β0 + β1SIZE+ β2LIQ + β3DEP + β4LOAN + β5INF + β6GDP

Trong đó: β0: Hệ số chặn β1: Các hệ số hồi quy

ROA: biến phụ thuộc đo lường lợi nhuận của Ngân hàng

SIZE, LIQ, LOAN, DEP: các biến độc lập bên trong để đo lường tác động ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

INF, GDP: các biến độc lập bên ngoài đo lường tác động ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

3.1.2 Các biến trong mô hình nghiên cứu:

Biến ROA được sử dụng trong nghiên cứu là biến đo lường lợi nhuận của Ngân hàng đã từng được thực hiện qua bài nghiên cứu của tác giả Saeed, M S

(2014) Tác giả sử dụng biến này để nhằm đo lường khi chịu các tác động của biến độc lập khác thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ thay đổi ra sao.

Công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

SIZE: Quy mô của ngân hàng được xác định bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản Biến này được sử dụng để đo lường lợi nhuận của ngân hàng có thuộc về quy mô không Theo nghiên cứu của Tác giả Đạt, N T (2019) cho thấy quy mô Ngân hàng có tác động tích cực ảnh hưởng đến việc gia tăng lợi nhuận của các Ngân hàng.

Công thức: SIZE = Ln(Tổng tài sản)

LIQ: Biến thể hiện tính thanh khoản, hiện nay thanh khoản là một trong những vấn đề hàng đầu mà ngân hàng đang quan tâm đến Tài sản thanh khoản của ngân hàng bao gồm Tiền mặt, vàng bạc, đá quý; Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tiền, vàng gửi tại TCTD khác; Chứng khoán kinh doanh; Chứng khoán đầu tư và Các khoản phải thu, được xác định bằng cách lấy tiền và tương đương tiền chia cho tổng tài sản Ngân hàng có tính khoản cao là ngân hàng có khả năng quy đổi tài sản thành tiền mặt nhanh chống để đáp ứng cho các mục đích tài chính khác khi cấp thiết.Dựa trên bài nghiên cứu của Tác giả đi trước Muhammad Sajid Saeed (2014) tính thanh khoản sẽ được xác định bằng tiền và tương đương tiền chia cho tổng tài sản.

Công thức: Tiền và Tương đương tiền/ Tổng tài sản

LOAN: Biến đại diện cho quy mô khoản tại các Ngân hàng Hiện nay nguồn thu lớn nhất là nguồn thu đến từ hoạt động cho vay của Ngân hàng Mục đích của việc sử dụng biến LOAN để xác định được quy mô dư nợ vay của Ngân hàng Theo bài viết của Tác giả Nadja Dreca (2014), Muhammad Sajid Saeed (2014) và Nguyễn Thành Đạt (2019) quy mô dư nợ được tính dựa trên tổng cho vay chia tổng tài sản

Công thức: LOAN = Tổng cho vay/ Tổng tài sản

DEP: Biến độc lập thể hiện số liệu huy động vốn của ngân hàng Ngân hàng tăng trưởng quy mô dư nợ bằng cách thu hút vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức từ đó gia tăng thêm quy mô về mặt dư nợ và tính thanh khoản Việc có mức độ huy động vốn chiếm tỷ trọng cao cũng là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng lợi nhuận thu về của các Ngân hàng Theo nghiên cứu của Tác giả Yakup và Serkan

(2007), Nguyễn Phạm Nhã Trúc (2015) quy mô huy động được tính dựa theo tổng mức huy động vốn chia cho tổng tài sản.

Công thức: DEP = Tổng huy động/ Tổng tài sản

GDP: Biến đại diện cho GDP của nước Việt Nam, thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước Việt Nam, Tốc độ của GDP được xác định dựa trên chênh lệch giữa năm trước và năm sau GDP càng cao cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế càng tốt.Theo tác giả Lê Ngọc Thùy Trang và cộng sự (2021), Saeed, M S (2014) biến GDP được tính dựa trên tốc độ tăng trưởng GDP thực tế.

INF: Đại diện cho tỷ lệ lạm phát trên thị trường, lạm phát luôn là vấn đề quan trọng mà đất nước luôn dành sự quan tâm nhất định, lạm phát càng cao sẽ gây ra thị trường bị suy thoái, ảnh hưởng thụt lùi nền kinh tế Theo nghiên cứu của Tác giảVodová (2011),Phan Thị Mỹ Hạnh, Tống Lâm Vy (2019) tỷ lệ lạm phát được tính dựa trên chỉ số CPI.

Ước lượng dấu

Ước lượng dấu các biến được sử dụng trong đề tài lần này được mô tả chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 3.2 Các biến tham gia trong bài nghiên cứu

Tên biến Viết tắt Công thức tính Kỳ vọng

Tác giả đã thực hiện

Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Quy mô của ngân hàng

SIZE Ln(Tổng tài sản) +

Muhammad Sajid Saeed (2014), Nguyễn Thành Đạt (2019)

LIQ Tiền và tương đương tiền/Tổng tài sản

Quy mô dư nợ LOAN Tổng cho vay/Tổng tài sản

Muhammad Sajid Saeed (2014), Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Thị Thu Hương (2020)

Quy mô huy động vốn

DEP Tổng huy động/Tổng tài sản

Saeed (2014), Nguyễn Phạm Nhã Trúc (2015)

GDP Tốc độ tăng trưởng GDP thực

Lạm phát INF Chỉ số giá tiêu dùng CPI - Muhammad Sajid

Nguồn: Tổng hợp từ Tác giả

Giả thiết nghiên cứu

Nhiệm vụ chính của phần giả thiết nghiên cứu là để thể hiện rõ nét các nhân tố có sức ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Chi tiết mô hình nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Quy mô của Ngân hàng (SIZE) có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Nghiên cứu của Tác giả Muhammad Sajid Saeed (2014) đã đưa ra cho ta thấy tác động cùng chiều của quy mô Ngân hàng đến với lợi nhuận Cùng với đó là bài nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Thành Đạt vào (2019) cũng cho thấy quan điểm tương tự quy mô sẽ có tác động dương đối với lợi nhuận của Ngân hàng Cho thấy việc quy mô càng lớn sẽ giúp mở rộng thị phần, khả năng cho vay cao hơn, thu về lợi nhuận nhiều hơn Tuy nhiên, Ngân hàng có quy mô lớn sẽ có độ mở về đòn bẩy tài chính lớn và nếu gặp đối tượng cho vay kém sẽ có nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng.

Giả thuyết H2: Tính thanh khoản (LIQ) được kỳ vọng tác động cùng chiều đến khả năng tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng.

Tính thanh khoản trong các bài nghiên cứu về lợi nhuận luôn là một trong những biến quan trọng trong việc đánh giá về lợi nhuận của Ngân hàng, việc có tính thanh khoản cao sẽ giúp cho các tổ chức tín dụng có đủ nguồn tiền để giải quyết các vấn đề phát sinh Đây được xem là một trong những biến có tác động đến sự ổn định của hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nghiên cứu của Tác giả Muhammad Sajid Saeed (2014), cho thấy Ngân hàng có mức thanh khoản cao sẽ có lợi nhuận cao hơn các Ngân hàng còn lại.

Giả thuyết H3: Quy mô dư nợ (LOAN) của Ngân hàng có tác động cùng chiều đối với lợi nhuận của Ngân hàng.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Muhammad Sajid Saeed (2014) cho thấy quy mô dư nợ của Ngân hàng có tác động cùng chiều đối với lợi nhuận của Ngân hàng, việc quy mô dư nợ cao cho thấy Ngân hàng đang có nguồn Khách hàng sử dụng tín dụng nhiều, từ đó tạo ra nhiều nguồn thu về doanh thu cho tổ chức tín dụng từ đó gia tăng thêm mức lợi nhuận Tương tự, theo bài nghiên cứu của Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Thị Thu Hương (2020), cho thấy Ngân hàng có quy mô dư nợ cao sẽ là Ngân hàng có lợi nhuận cao, chiếm nhiều thị phần và là tổ chức hoạt động hiệu quả Bên cạnh đó, việc quy mô dư nợ cao sẽ luôn là con dao hai lưỡi vì rủi ro tín dụng sẽ dễ xảy ra nếu ban quản lí của Ngân hàng không tính toán kỹ các khoản cho vay mà cho các đối tượng không có khả năng trả nợ vay.

Giả thuyết H4: Quy mô huy động vốn (DEP) có tác động cùng chiều đối với lợi nhuận của Ngân hàng. Đối với các Ngân hàng thương mại, nguồn huy động vốn là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng nhất góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả Quy mô huy động vốn càng nhiều cho thấy tổ chức tín dụng có nhiều nguồn tiền, cho vay được nhiều khách hàng hơn nhưng luôn có hai vấn đề phát sinh từ nguồn vốn huy động mà các Ngân hàng đặc biệt quan tâm là làm thế nào để có được nguồn vốn đó và rủi ro tiềm ẩn từ nguồn vốn huy động đó là gì, việc huy động vốn cần phải xem xét, ra quyết định và ban hành chính sách một cách cụ thể, hợp lí để tối ưu hóa lợi nhuận Các bài nghiên cứu của Muhammad Sajid Saeed (2014), Nguyễn Phạm Nhã Trúc (2015) cũng đã cho thấy kết quả tương tự, việc gia tăng nguồn vốn huy động là một trong những mục tiêu then chốt quyết định đến khả năng kinh doanh của Ngân hàng, tỷ lệ huy động vốn cao không chỉ cho thấy Ngân hàng hoạt động kinh doanh gia tăng quy mô dư nợ hiệu quả mà còn khẳng định độ uy tín trên thị trường, Khách hàng sẽ ưu tiên gửi tiền tác các tổ chức tín dụng lớn và uy tín để tránh các rủi ro không đáng có xảy ra.

Giả thuyết H5: Mức động tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động ngược chiều với lợi nhuận của Ngân hàng.

Theo Chung-Hua Shen & cộng sự, 2009, các ngân hàng có xu hướng triển khai dự trữ tài sản thanh khoản nhiều hơn trong thời kỳ kinh tế trở nên suy thoái, đặc biệt khi có vấn đề phát sinh đối với rủi ro tín dụng Trái ngược với điều đó, trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế với lãi suất thị trường cao hơn, các ngân hàng sẽ giảm tỷ lệ dự trữ tài sản thanh khoản nhằm tăng khả năng cho vay tối ưu hóa nguồn doanh thu, đồng thời giảm tỷ lệ huy động vốn, do đó làm khe hở tài trợ tăng lên Kết quả nghiên cứu của Tác giả Muhammad Sajid Saeed (2014), Nguyễn Thành Đạt (2019) thể hiện rằng tăng trưởng GDP tác động ngược chiều đến lợi nhuận của Ngân hàn, cho thấy tăng trưởng kinh tế mang lại cơ hội kinh doanh tốt cho các ngân hàng để tạo ra thu nhập cao hơn.

Giả thuyết H6: Tỷ lệ lạm phát (INF) có tác động ngược chiều đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Tỷ lệ lạm phát là một trong những biến số gây tranh cãi hàng đầu trong các bài nghiên cứu phân tích kinh tế Tỷ lệ lạm phát theo tác giả Muhammad Sajid Saeed

(2014) cho rằng tỷ lệ lạm phát là một biến độc lập có tác động ngược chiều làm giảm mức sinh lời của Ngân hàng, cụ thể việc tỷ lệ lạm phát gia tăng sẽ làm cho giá hàng hóa bị tăng đột biến, từ đó sẽ làm giảm đi lợi nhuận của Ngân hàng Bài nghiên cứu của Tác giả Nguyễn Thành Đạt (2019) cũng đã chỉ ra kết luận tương tự việc chịu ảnh hưởng quá lớn từ biến động tỷ lệ lạm phát không chỉ ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của một tổ chức mà còn có tác động vô cùng lớn đối với toàn bộ ngành kinh tế, tỷ lệ lạm phát không được phát hiện và đưa ra các chính sách phù hợp sẽ làm nền kinh tế bị suy thoái.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để (i) tiếp cận và phân tích các vấn đề cơ bản lý thuyết về lợi nhuận của Ngân hàng, cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng trưởng lợi tại các Ngân hàng, (ii) tóm tắt và thảo luận các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và các nước khác về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng tại Việt Nam, (iii) thiết kế mô hình nghiên cứu và diễn giải nghiên cứu giả thuyết cho từng biến độc lập với biến phụ thuộc, (iv) thảo luận kết quả nghiên cứu, rút ra kết luận và đưa ra các đề xuất, khuyến nghị có liên quan

Bài nghiên cứu lần này sử dụng phương pháp định lượng Dùng kỹ thuật hồi quy bảng để nhằm phân tích các tác động của các yếu tố gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Trong đó sử dụng các mô hình ước lượng OLS, FEM và REM để thực hiện nghiên cứu tìm ra các yếu tố gây tác động đến lợi nhuận và phân tích kết hợp với các phương pháp kiểm định như kiểm định F, kiểm định Hausman, kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan.

Bước 1: Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để cung cấp thông tin chung về các biến trong mô hình nghiên cứu Các chỉ tiêu cần thu thập trong thống kê mô tả bao gồm Giá trị trung bình, Độ lệch tối thiểu, tối đa, độ lệch chuẩn và quan sát.

Bước 2: Phân tích ma trận hệ số tương quan

Phân tích ma trận tương quan mục đích sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, cũng như mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập Kết quả ma trận tương quan bước đầu đánh giá quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bước 3: Phân tích hồi quy dữ liệu bảng

Sử dụng ước lượng hồi quy đa biến để xác định mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với các biến phụ thuộc, các phương pháp sử dụng là:

+ Bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS)

+ Mô hình hiệu ứng cố định (FEM)

+ Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) Đồng thời sử dụng các kiểm địch Breusch-Pagan (1980), Hausman (1978) và từ đó lựa chọn ra mô hình phù hợp

Bước 4: Kiểm định các khuyết tật của mô hình

Bước 5: Chọn mô hình hoàn hảo nhất, tiến hành nhận xét và đưa ra các khuyến nghị

Quy trình nghiên cứu

Bảng 3.3: Quy trình nghiên cứu

Thu nhập số liệu Ễ In ê mô tả, tương quan, đa cộng I ân tích hồi quy dữ liệu bảng POLS, REM chọn mô hình nghiên cứu, kiểm định khiếm yết mô hình

Chạy khắc phục mô hình, kết luận nhận xét và đưa ra kiến nghị

Nguồn: Tổng hợp từ Tác giả

Thông qua bảng 3.3 về quy trình nghiên cứu sẽ diễn ra như sau:

Thu nhập số liệu thông qua các dữ liệu trên các sàn giao dịch chứng khoán, các báo cáo tài chính đã kiểm toán của các Ngân hàng Sàn lọc và tính toán giá trị các biến để tiến hành phân tích, sau đó lập bảng giá trị hoàn chỉnh để tiến hành tính toán.

Sau khi hoàn thành bước 1 tìm kiếm, tính toán các số liệu của các biến trong bài nghiên cứu lần này, ta tiến hành chạy theo hai bước nhỏ sau: a Chạy thống kê mô tả

Việc chạy thống kê mô tả giúp cho số liệu sau khi chạy phân tích được trình bày dưới dạng bảng thống kê bao gồm các nội dung như tên biến, số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất Từ các kết quả ghi nhận được ta có thể kết luận các yếu tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng. b Ma trận hệ số tương quan, đa cộng tuyến:

Chạy ma trận hệ số tương quan nhằm đánh giá các giá trị cũng như dấu của các biến tác động lẫn nhau trong mô hình khi nghiên cứu giúp bài nghiên cứu có cái nhìn tổng quát hơn về các biến có trong mô hình.

Trong quá trình chạy mô hình nếu trường hợp mô hình có đa cộng tuyến sẽ cho thấy các biến độc lập có mối quan hệ tương quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau từ đó sẽ làm sai lệch đến kết quả thu hồi được từ mô hình, do đó cần phát hiện kịp thời và tìm biện pháp xử lý, để kiểm định xem mô hình có bị đa cộng tuyến không sẽ tiến hành chạy lệnh VIF là hệ số phóng đại trong STATA để kiểm tra nếu kết quả tổng trả về từ lệnh VIF lớn hơn hoặc bằng 10 thì mô hình xem như bị đa cộng tuyến.

Thực hiện chạy mô hình POLS và mô hình tác động cố định FEM Sau khi có kết quả hai mô hình tiến hành dùng kiểm định F để chọn ra mô hình phù hợp nhất.

Nếu β ≥ α : Chấp nhận H0 chọn mô hình POLS

Nếu β < α: Bác bỏ H0 chọn mô hình FEM

Thực hiện chạy mô hình tác động ngẫu nhiên REM Sau khi có kết quả thu về tiến hành chạy kiểm định hausman để lựa chọn mô hình phù hợp nhất là FEM hay REM:

Nếu P-Value > 5%: Chấp nhận H0, chọn mô hình REM

Nếu P-Value < 5%: Bác bỏ H0, chọn mô hình FEM

Sau khi lựa chọn được mô hình nghiên cứu, tiến hành chạy kiểm định các khuyết tật của mô hình.

+ Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi:

Nếu giá trị Prob >Chi2 > 5%: Chấp nhận H0, mô hình không hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Nếu giá trị Prob > Chi2 < 5%: Bác bỏ H0, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

+ Kiểm định tự tương quan:

Prob > F > 5%: Chấp nhận H0, mô hình không bị tự tương quan

Prob >F < 5%: Bác bỏ H0, mô hình bị tự tương quan

Trong trường hợp mô hình cuối cùng bị hai khiếm khuyết trên, tiến hành chạy mô hình khắc phục FGLS để hoàn thiện và đưa ra mô hình cuối cùng Cuối cùng là đưa ra nhận xét và một số khuyến nghị cho đề tài nghiên cứu.

Dữ liệu nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu lần này tác giả đã sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các sàn chứng khoán, các dữ liệu theo báo cáo tài chính của 25 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam từ 2011 đến hết 2021 guồn dữ liệu cho biến phụ thuộc và các biến độc lập trong nhóm yếu tố vi mô thuộc về ngân hàng thương mại: VietstockFinance. Nguồn dữ liệu cho các biến độc lập trong nhóm nhân tố vĩ mô: Tổng hợp Tổng cục Thống kê (GSO) và Ngân hàng Thế giới.

Số liệu trong bài nghiên cứu lần này thu nhập được chứa các dữ liệu có quy mô về cả không gian lẫn thời gian Dữ liệu bảng có cấu trúc được kết hợp từ hai loại dữ liệu là dữ liệu chéo và dữ liệu theo chuỗi thời gian sẽ giúp tạo lợi thế trong quá trình phân tích các đối tượng nghiên cứu xu hướng biến động.

Dữ liệu trong bài nghiên cứu là dữ liệu bảng của 20 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam trong 11 năm kể từ năm 2011 đến năm 2021 Theo Đinh Công Khải và Kim Chi (2011), việc sử dụng dữ liệu bảng có các ưu điểm sau đây:

- Thông qua sự liên kết giữa các dữ liệu trong thời gian liên hệ với không gian, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, khách quan hơn, ít có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến, có nhiều bậc tự do và sẽ đạt được kết quả nghiên cứu hiệu quả hơn Việc sử dụng dữ liệu bảng còn giúp giải quyết được các mô hình nghiên cứu phức tạp.

Thông qua việc lấy những số liệu sẵn có, sự chênh lệch có thể xảy ra sẽ được giảm thiểu đi nhờ sử dụng dữ liệu bảng nếu tổng hợp các công ty hay các cá nhân thành số liệu tổng.

Sử dụng dữ liệu bảng để thực hiện nghiên cứu có thể giúp nâng cao được số lượng quan sát và hỗ trợ phần nào việc khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến, dữ liệu bảng chứa đựng đa dạng thông tin hơn so với các dữ liệu phân tích thông thường và nghiên cứu được động thái của các đơn vị chéo theo thời gian Do dữ liệu bảng khắc phục được nhiều nhược điểm của dữ liệu chéo nên sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này kết hợp với hai mô hình ước lượng là FEM và REM Sự khác biệt giữa các đối tượng chéo (các ngân hàng) để xem xét trong phân tích tác động của các yếu tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng.

Công cụ nghiên cứu

Kết quả đo lường tác động của các nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng tại Việt Nam dựa trên dữ liệu bảng đã thu thập ở trên với sự hỗ trợ của hai phần mềm là Excel và Phần mềm Stata 14.

Thông qua chương 3 Tác giả đã trình bày rõ kế hoạch cần thực hiện trong bài nghiên cứu lần này, việc tham khảo các bài nghiên cứu trước được tác giả nêu ở chương 2 đã làm giúp xác định và thiết kế được mô hình nghiên cứu cho bài lần này,việc xác định mô hình nghiên cứu là một điều vô cùng quan trọng trong công tác nghiên cứu các nhân tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng Sau khi thiết kế mô hình nghiên cứu phù hợp Tác giả đã tiến hành diễn giải các biến, nêu ý nghĩa, công thức tính cho từng biến độc lập và phụ thuộc Nêu rõ phương pháp nghiên cứu, các phương pháp kiểm định khi chạy mô hình và trình bày rõ về các công cụ hỗ trợ công tác nghiên cứu, dữ liệu và cách thu nhập dữ liệu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chạy loại bỏ các giá trị ngoại lai

Việc thực hiện chạy mô hình vô cùng quan trọng trong công tác nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận cuả Ngân hàng, tuy nhiên quá trình thu nhập dữ liệu từ các hệ thống tính toán tự động như sàn chứng khoán, báo cáo tài chính sẽ đưa ra kết quả sai lệch do đó cần tiến hành chạy loại bỏ các biến ngoại lai để thu về bộ dữ liệu hoàn chỉnh nhất.

Bài nghiên cứu bao gồm 6 biến độc lập SIZE, LIQ, LOAN, DEP, GDP và INF và 1 biến phụ thuộc ROA, tiến hành chạy dữ liệu của từng biến tuần tự để loại bỏ các giá trị ngoại lai làm sạch dữ liệu:

Hình 4.1: ROA trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Hình 4.2: ROA sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Biến SIZE: Biến Size sau khi chạy thì kết quả cho thấy không phát hiện giá trị ngoại lai ở biến Size.

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Hình 4.4: LIQ trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Hình 4.5: LIQ sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai ơ° -

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Hình 4.8: LOAN trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Hình 4.9: LOAN sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Hình 4.10: GDP trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Hình 4.11: GDP sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai

Hình 4.12: INF trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Hình 4.13: INF sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai

Thống kê mô tả

Chạy thống kê mô tả dựa theo dữ liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của 20 Ngân hàng từ 2011 đến hết năm 2021 Các biến được trình bày trong bài nghiên cứu là Quy mô tài sản, Thanh khoản, Tiền gửi, Khoản vay, Tăng trưởng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát thông qua đó mô tả được các thông tin về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, từ đó đánh giá được về các biến đã đưa vào mô hình trong bài nghiên cứu lần này.

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả

Biến Mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Thông qua kết quả thống kê mô tả bảng 4.1 thu được từ phần mề m STATA ta thấy được biến ROA có giá trị trung bình đạt 0.00875 giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 0.00013 và 0.0323.

Tiếp theo về quy mô tổng tài sản (SIZE) có độ lệch chuẩn 0.01006 cho thấy các Ngân hàng khi so sánh lẫn nhau đều không đồng bộ với quy mô hay nói cách khác quy mô của mỗi Ngân hàng sẽ mỗi khác nhau Quy mô của Ngân hàng lớn sẽ giúp cho việc đi vào hoạt động kinh doanh đạt nhiều hiệu quả, thu về nhiều lợi nhuận hơn so với Ngân hàng khác có quy mô vốn nhỏ.

Thanh khoản (LIQ) là yếu tố quan trọng đối với các Ngân hàng xuyên suốt trong quá trình tham gia vào thị trường kinh doanh, tính thanh khoản cao sẽ giúp cho Ngân hàng dễ dàng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động, bảng giá trị phản ánh trung bình của tính thanh khoản ở mức 0.0107, giá trị nhỏ nhất là 0.00259 và lớn nhất là 0.0838 cho thấy tính thanh khoản tại các Ngân hàng hiện nay đang có xu hưởng sụt giảm, chiếm giá trị nhỏ, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng theo Saeed, M S (2014) tính thanh khoản nắm vai trò quan trọng trong việc hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tiền gửi của Khách hàng (DEP) là một trong các nguồn vốn tiềm năng của Ngân hàng trong việc phát triển khả năng cho vay dựa trên số vốn huy động, theo Tác giả Nam, N H., & Hương, N T T (2020) quy mô tiền gửi có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi cao sẽ giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả phát triển dư nợ từ đó gia tăng thêm doanh thu, theo thống kê mô tả đã hiển thị giá trị trung bình của quy mô tiền gửi là 0.6692 với giá trị nhỏ nhất là 0.2508 và cao nhất là 0.8978, quy mô tiền gửi nhìn chung giữa các Ngân hàng có sự chênh lệch, không đồng đều việc Khách hàng đồng ý gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sẽ cần xem xét qua yếu tố về quy mô, độ uy tín của Ngân hàng chính vì điều này làm cho quy mô tiền gửi giữa các Ngân hàng không giống nhau từ đó kéo theo mức sinh lời cũng khác nhau.

Quy mô cho vay (LOAN) có tác động rất lớn đối với lợi nhuận của một Ngân hàng, theo nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011), Nam, N H., & Hương, N T T

(2020) cho thấy mối quan hệ tích cực giữa việc gia tăng mức quy mô dư nợ đối với lợi nhuận của Ngân hàng, cho vay càng nhiều sẽ tạo ra được nhiều doanh thu hơn từ đó kéo theo lợi nhuận tăng, theo kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình đối với

4 4 biến quy mô cho vay là 0.5664, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 0.1648 và 0.8317 qua đây cũng cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng phụ thuộc khá nhiều vào quy mô dư nợ của Ngân hàng, nhìn chung quy mô dư nợ của mỗi Ngân hàng sẽ không đồng nhất và có mức độ khác nhau rõ rệt Những yếu tố khác nhau có thể kể đến như lãi suất, sản phẩm, cơ chế, khẩu vị rủi ro và đặc thù kinh doanh của mỗi Ngân hàng là khác nhau điều này đã kéo theo sự khác nhau về mặt quy mô dư nợ.

Từ năm 2019 – 2021 đất nước đã phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề do dịch Covid – 19 gây ra làm ảnh hưởng đến toàn bộ mặt của nền kinh tế nước nhà, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng GDP có giá trị trung bình là 0.0565, giá trị thấp nhất là 0.0258 và giá trị lớn nhất là 0.0708 Ngoài ra, giá trị trung bình của tỷ lệ lạm phát là 0.0515, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 0.0063 và 0.1868.

Ma trận hệ số tương quan:

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan

ROA SIZE LIQ DEP LOAN GDP INF

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Mục đích chính của chạy ma trận hệ số tương quan là để xác định mối liên hệ tương quan giữa các biến chọn trong mô hình nghiên cứu, hơn thế nữa tương quan còn cho thấy tác động mạnh hay yếu giữa các biến với nhau giá trị sẽ từ -1 đến 1.

Theo kết quả chạy ma trận hệ số tương quan ở bảng 4.2 cho thấy các cặp biến nếu có giá trị tương quan bé hơn 0.8 thì giữa các biến có mối quan hệ tương quan với nhau ngược lại nếu lớn hơn 0.8 thì các biến đó không có sự tương quan Vì

4 5 vậy, qua bảng tương quan cho thấy các cặp biến trên đều có mối quan hệ tương quan và phù hợp với bài nghiên cứu lần này.

Trong bảng 4.2 so sánh mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc ROA với sáu biến độc lập còn lại Quy mô ngân hàng (SIZE), Thanh khoản (LIQ), Tiền gửi (DEP), Cho vay (LOAN), Tăng trưởng quốc nội (GDP) và Tỷ lệ lạm phát (INF).

Biến độc lập SIZE cho kết quả quả tương quan 0.2977, cho thấy mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng với lợi nhuận của Ngân hàng Vì vậy cho thấy nếu quy mô ngân hàng tăng có khả năng gia tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng.

Biến độc lập LIQ cho kết quả tương quan dương với giá tị là 0.0678, cho thấy thanh khoản có khả năng tác động đến lợi nhuận Vì vậy có thể kết luận nếu Ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản gia tăng đồng nghĩa lợi nhuận cũng sẽ gia tăng theo tương ứng.

Biến độc lập về tiền gửi khách hàng DEP cho giá trị -0.2466 thể hiện mối tương quan ngược chiều đối với lợi nhuận của Ngân hàng Kết luận theo kết quả tương quan cho thấy nếu tỷ lệ tiền gửi gia tăng sẽ làm giảm tương ứng lợi nhuận cho ngân hàng.

Biến độc lập cho vay LOAN cho giá trị tương quan là 0.0767 cho thấy mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận của Ngân hàng, nếu cho vay gia tăng sẽ làm gia tăng đầu thu về thu từ đi vay cho Ngân hàng từ đó làm bàn đạp cho tăng trưởng về mặt lợi nhuận.

Kiểm tra đa cộng tuyến

Bảng 4.3: Kết quả đa cộng tuyến

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Sau khi chạy thu về được kết quả kiểm tra đa cộng tuyến VIF ( VarianceInflaction Factor) ở bảng 4.3 có thể đưa ra dễ dàng nhìn thấy giá trị hiển thị của tất cả đều F = 0.0000 < α ở bảng 4.6, suy ra ta tiến hành bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận H1, đồng nghĩa với việc chọn mô hình tác động cố định FEM là mô hình phù hợp hơn là mô hình OLS.

4.4.3 Kết quả chạt mô hình tác động ngẫu nhiên REM:

Bảng 4.7: Bảng mô hình tác động ngẫu nhiên REM

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Theo kết quả tại bảng 4.7 Tác giả đã lựa chọn giữa hai mô hình OLS và FEM để từ đó chọn ra mô hình phù hợp nhất và sau khi chạy kết quả Tác giả đã chọn mô hình FEM. Ở bước này Tác giả đã chạy mô hình REM và tiến hành kiểm nghiệm xem giữa FEM và REM liệu đâu là mô hình phù hợp nhất cho bài nghiên cứu các yếu tốc ảnh hưởng lợi nhuận của Ngân hàng lần này, để có thể biết được mô hình nào là tối ưu, tiến hành chạy kiểm định Hausman giữa hai mô hình từ đó so sánh giá trị Prob.

4.4.4 Chạy kiểm định Hausman giữa FEM và REM:

Bảng 4.8: Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình FEM hoặc REM Test H0: difference in coefficients not systematic chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B) ^ (-1)] (b-B) = 10.59

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA Đặt giả thiết cho kiểm định Hausman để tiến hành chọn mô hình phù hợp:

H0: Nếu P-Value > 5%: Chấp nhận H0, chọn mô hình REM

H1: Nếu P-Value < 5%: Bác bỏ H0, chọn mô hình FEM

Từ bảng 4.8 có kết quả Prob >Chi2 = 0.1021 Chi2 Chi2 >5%: Bác bỏ H0, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Bảng 4.9: Kiểm định phương sai sai số thay đổi Bresch – Pagan/ Cook-Weisberg test for heteroskedasticity

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Ta tiến hành chạy kiểm định bằng lệnh “hettest” trong phần mềm STATA 14 cho mô hình REM vừa lựa chọn ở bước trên, sau đó thu ở bảng 4.9 được kết quả với giá trị P -Value = 0.0003 < 5% => Kết luận mô hình bị hiện tương phương sai sai số thay đổi.

4.4.6 Kiểm định tự tương quan:

Tiến hành kiểm định Wooldridge bằng lệnh “xtserial” để kiểm định mô hìnhREM vừa chọn xem có mắc phải hiện tượng tự tương quan không.

Chạy kiểm định xem mô hình lựa chọn có bị tự tương quan hay không, ta tiến hành đặt giả thiết nghiên cứu:

H0: Prob > F > 5%: Chấp nhận H0, mô hình không bị tự tương quan

H1: Prob >F < 5%: Bác bỏ H0, mô hình bị tự tương quan

Bảng 4.10: Kiểm định tự tương quan Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first – order autocorrelation

Nguồn: Tổng hợp bởi Tác giả từ phần mềm STATA

Sau khi thực hiện lệch ở bảng 4.10 Tác giả thu được kết quả với giá trị P- value = 0.0000 Kết quả kiểm định cho kết quả Prob >F=0.0000

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.11 Mô hình khắc phục lỗi GLS - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 4.11 Mô hình khắc phục lỗi GLS (Trang 12)
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp Các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần tại Việt Nam - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 1.1 Bảng tổng hợp Các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần tại Việt Nam (Trang 18)
Bảng 3.2. Các biến tham gia trong bài nghiên cứu - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 3.2. Các biến tham gia trong bài nghiên cứu (Trang 36)
Hình 4.2: ROA sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Hình 4.2 ROA sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai (Trang 48)
Hình 4.4: LIQ trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Hình 4.4 LIQ trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai (Trang 49)
Hình 4.5: LIQ sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Hình 4.5 LIQ sau khi loại bỏ giá trị ngoại lai (Trang 50)
Hình 4.8: LOAN trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Hình 4.8 LOAN trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai (Trang 52)
Hình 4.10: GDP trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Hình 4.10 GDP trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai (Trang 53)
Hình 4.12: INF trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Hình 4.12 INF trước khi loại bỏ giá trị ngoại lai (Trang 54)
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả (Trang 55)
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan (Trang 57)
Bảng 4.3: Kết quả đa cộng tuyến - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 4.3 Kết quả đa cộng tuyến (Trang 59)
Bảng 4.5: Kết quả chạy mô hình tác động cố định FEM - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 4.5 Kết quả chạy mô hình tác động cố định FEM (Trang 60)
Bảng 4.7: Bảng mô hình tác động ngẫu nhiên REM - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 4.7 Bảng mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Trang 61)
Bảng 4.10: Kiểm định tự tương quan - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 4.10 Kiểm định tự tương quan (Trang 63)
Bảng 4.12: Tổng kết các kết quả mô hình - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 4.12 Tổng kết các kết quả mô hình (Trang 64)
Bảng 4.13: Tổng kết - 1303 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Các Nhtm Cp Tại Vn Từ 2011 - 2021 2023.Docx
Bảng 4.13 Tổng kết (Trang 65)
w