Sự cần thiết của đề tài
Bảo hiểm nhân thọ là một nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người bảo hiểm sống hoặc chết trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận giữa bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, bao gồm các loại hình bảo hiểm: trọn đời, sinh kỳ, tử kỳ, hỗn hợp và trả tiền định kỳ (khoản 12 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ mang lại nhiều lợi ích cho con người và nền kinh tế, bởi bên cạnh yếu tố bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ còn có tính tiết kiệm, giúp bên mua bảo hiểm có thể thực hiện được mục đích của mình khi được doanh nghiệp trả số tiền bảo hiểm.
Khái niệm bảo hiểm nhân thọ được hiểu tương đối thống nhất trong các tài liệu khoa học và trong hệ thống pháp luật ở các quốc gia trên thế giới Loại hình bảo hiểm này xuất hiện muộn hơn so với loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, đồng thời gắn với sự ra đời và phát triển của ngành khoa học xác suất thống kê Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được thành lập vào năm 1762 tại London nước Anh đã đánh dấu sự ra đời chính thức của bảo hiểm nhân thọ Cho đến nay, sau hơn hai thế kỷ phát triển, bảo hiểm nhân thọ đã trở nên quen thuộc với người dân nhiều nước trên thế giới Ở các quốc gia phát triển, thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển khá sôi động với một hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện. Ở Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ cũng đã từng xuất hiện trong thời kỳ Pháp thuộc và ở miền Nam trước năm 1975 Tuy nhiên sau khi thống nhất đất nước thị trường bảo hiểm nhân thọ mới chính thức được tái lập Về mặt pháp lý, bảo hiểm nhân thọ bắt đầu được quy định tại Nghị định số 100/NĐ-
CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, nhuưg trên thực tế, hoạt đồng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ chỉ thực sự được triển khai khi Quyết định số 281/BTC-TCNH của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày20/3/199 cho phép Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam là doanh nghiệp được thí điểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ năm, mười năm và bảo hiểm trẻ em.
Năm 1996, khi Bộ Tài chính cho phép triển khai thí điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo Quyết định số 281/BTC-TCNH ngày 20/3/1996, chỉ có duy nhất Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam được phép kinh doanh trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Đến nay thị trường bảo hiểm nhân thọ đã phát triển vượt bậc và trở nên sôi động với rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tham gia trong đó có những doanh nghiệp bảo hiểm có sự tham gia góp vốn và quản lý của các tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới
Vấn đề chính được quan tâm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được các bên thỏa thuận, vừa là một công cụ thực hiện pháp luật, vừa là một sản phẩm của thị trường bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, có đối tượng là tuổi thọ, sức khỏe và tai nạn con người Một hợp đồng bảo hiểm nói chung cũng như hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng không thể thiếu những quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng Đó là những quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Một đặc điểm rất quan trọng của loại hợp đồng này là hợp đồng theo mẫu Công ty bảo hiểm là người đưa ra điều khoản mẫu của hợp đồng, bên mua bảo hiểm có quyền xem xét có chấp nhận tham gia bảo hiểm theo điều khoản đó hay không, nhưng sự lựa chọn của khách hàng chỉ là có hoặc không, mà không có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung gì về nội dung của những điều khoản này Chính vì vậy tính thiếu chính xác, chặt chẽ, đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật vàng được đòi hỏi cao hơn.
Từ cơ sở pháp lý đầu tiên là Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 củaChính phủ về kinh doanh bảo hiểm đến Luật Kinh doanh bảo hiểm đượcQuốc Hội thông qua ngày 09/12-2000, có hiệu lực từ ngày 01/4/2001 cùng với nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã có sự phát triển nhất định Tuy nhiên, do mới được ban hành nên những quy định pháp luật không tránh khỏi thiếu sót, bất cập, dẫn đến vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng, không những gây khó khăn cho chính các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà còn gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền quản lý cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh trên lĩnh vực này
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang phải đối mặt với một khó khăn không nhỏ là các quy định của pháp luật về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, còn nhiều thiếu sót và bất cập khi áp dụng vào thực tế, có nhiều mâu thuẫn chồng chéo, gây những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng như giao lưu hợp đồng giữa các bên.
Từ đó, có thể thấy việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và mối quan hệ giữa các quy định này với nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là vô cùng cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tế bức bách Việc nghiên cứu này còn bao hàm cả việc tìm ra lỗ hổng của pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, đồng thời phát hiện ra các sai phạm để kịp thời xử lý, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, bảo vệ lợi ích trước hết của người tiêu dùng sau là của toàn xã hội.
Mục đích và phạm vi nghiên cứu của khoá luận
Khoá luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu vào các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 và các điều khoản mẫu của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang được các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam sử dụng Từ đó, việc nghiên cứu đề tài dự kiến hướng tới thực hiện các mục đích chính sau:
- Nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
- Những nội dung không thể thiếu đối với một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
- Các quy định của pháp luật về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Phát hiện những khiếm khuyết của pháp luật về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
- Phát hiện những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này trên thực tế.
Từ những phân tích đó, khoá luận hướng tới việc thực hiện mục đích là xây dựng một cái nhìn tổng quát về môi trường pháp lý liên quan đến nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật nói riêng, môi trường pháp lý nói chung có liên quan tới nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
- Phương pháp phân tích quy phạm và phân tích tình huống;
- Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống.
Bố cục của luận văn
Thực hiên mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, luân văn dự kiến bao gồm:
- Danh mục tài liệu tham khảo và 3 chương nội dung
+ Chương 1: Khái quát về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ + Chương 2:Thực trạng pháp luật Việt Nam về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
+ Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Khái quát chung về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là một nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người bảo hiểm sống hoặc chết trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận giữa bên bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, bao gồm các loại hình bảo hiểm: trọn đời, sinh kỳ, tử kỳ, hỗn hợp và trả tiền định kỳ (khoản 12 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm)
Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được thực hiện thông qua cơ chế hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm Về lý thuyết, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một dạng hợp đồng bảo hiểm Do vậy để làm rõ khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thiết nghĩ nên bắt đầu từ khái niệm hợp đồng bảo hiểm. Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm”.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng là một dạng của hợp đồng bảo hiểm nên hoàn toàn phù hợp với khái niệm trên Bên cạnh đó hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng mang các đặc điểm chung của hợp đồng bảo hiểm con người.
Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có đối tượng là tuổi thọ của con người Đặc điểm này rất quan trọng và có ý nghĩa chi phối cá đặc điểm khác Tuổi thọ của con người thể hiện ra bởi quá trình từ khi sống cho đến khi chết của người đó Chính vì vậy, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,nghĩa vụ khai báo đúng số tuổi của người được bảo hiểm là rất quan trọng.
Căn cứ vào độ tuổi của người được bảo hiểm, doanh nghiêp bảo hiểm sẽ xác định xem người đó thuộc nhóm tuổi tham gia bảo hiểm hay không cũng như tính toán mức phí bảo hiểm Về lý thuyết, mức độ rủi ro sẽ khác nhau nếu người dược bảo hiểm có độ tuổi khác nhau Ngoài ra, tuổi thọ của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe, bệnh tật, nếp sinh hoạt, gen di truyền… Do vậy, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường quy định rất chi tiết, mà nguyên nhân chủ yếu là do tính phức tạp của đối tượng bảo hiểm tạo ra.
Thứ hai, trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sự kiện bảo hiểm không hoàn toàn gắn liền với rủi ro được bảo hiểm Trong các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp chỉ phát sinh khi đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại Trong khi đó, trong hợp dồng bảo hiểm nhân thọ (trừ nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ thuần túy), ngoài trường hợp khi người được bảo hiểm gặp rủi ro được bảo hiểm, trách nhiệm trả tiền của doanh nghiệp bảo hiểm còn phát sinh trong một số trường hợp khác (hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đến hạn hay việc doanh nghiệp bả hiểm trả giá trị hoàn lại đối với các hợp dồng bảo hiểm nhân thọ có yếu tố tiết kiệm).
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường có quy định kèm thêm các sản phẩm bổ trợ là sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.Thực tế lịch sử phát triển của bảo hiểm nhân thọ cho thấy, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đơn thuần thường ít hấp dẫn được nhiểu khách hàng, ngay cả đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp (loại sản phẩm bảo hiểm chủ yếu trên thị trường) số tỷ suất sinh lời thường hấp dẫn hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng tương ứng, trong khi mức độ bảo hiểm chủ yếu phụ thuộc vào năng lực tài chính của bên mua bảo hiểm Chính vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm thường cung cấp các sản phẩm bảo hiểm bảo trợ nhằm gia tăng yếu tố bảo hiểm như nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người Các thỏa thuận về sản phẩm bổ trợ này làm thay đổi khá nhiều các quyền và nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng chính, điều đó có nghĩa chúng trở thành một hợp đồng thống nhất chứ không phải là hai thỏa thuận độc lập với nhau.
Thứ tư, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là loại hợp đồng dài hạn Thời hạn của các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn tùy theo sự thỏa thuận của các bên và tùy thuộc đối tượng hợp đồng Thời hạn ngắn nhất của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hiện nay được các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp là năm năm Tính dài hạn của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trng hoạt động đầu tư đồng thời đáp ứng được mục đích tiết kiệm của bên mua bảo hiểm Mặt khác, thời hạn hợp đồng dài sẽ giúp bên mua bảo hiểm có khả năng duy trì việc nộp phí bảo hiểm.
Thứ năm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có tính tiết kiệm đối với bên mua bảo hiẻm.Tính tiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thể hiện ở chỗ, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng giống như việc gửi tiết kiệm, bên mua bảo hiểm dùng từ khoản tiền nhỏ để đóng phí bảo hiểm, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, người thụ hưởng có thể có được khoản tiền lớn hơn Tính tiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn được đánh giá cao không những do gắn liền với yếu tố bảo hiểm mà còn thể hiện, đây là tiết kiệm bắt buộc Việc nộp phí bảo hiểm là bắt buộc theo thỏa thuận, đồng thời không thể tủy tiện lấy các khoản phí đã nộp (khác với việc gửi tiền tại ngân hàng) nên tiết kiệm cho bên mua bảo hiểm những khoản chi tiêu không thật sự cần thiết.
Chính vì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có tính dài hạn và tính tiết kiệm, do vậy để đảm bảo quyền lợi cho các bên, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều điều khoản đặc trưng như việc cho vay của doanh nghiệp bảo hiểm, các quyền lợi của bên mua bảo hiểm để duy trì hợp đồng, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm…
Thứ sáu, nội dung của hợp dồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm các điều khoản mẫu Đây là những điều khoản được doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo sẵn, bên mua bảo hiểm nếu chấp nhận giao kết hợp đồng thì phải chấp nhận toàn bộ nội dung các điều khoản mẫu.
Từ những đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cùng với bản chất của một loại hợp đồng bảo hiểm, có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
“Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và sự an toàn của con người thông qua việc cam kết chi trả cho người được bảo hiểm, hoặc người thụ hưởng số tiền bảo hiểm nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra đối với người được bảo hiểm (chẳng hạn sự kiện người được bảo hiểm bị chết, bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, thương tật bộ phận vĩnh viễn, bị bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối…xảy ra trong một thời hạn nhất định và/hoặc sống đến một thời điểm đã được ghi rõ trong hợp đồng) còn người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn cho doanh nghiệp bảo hiểm.”
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm Khác với bảo hiểm phi nhân thọ nhằm góp phần khắc phục sự cố, ổn định tài chính cho người tham gia, thì ở bảo hiểm nhân thọ mỗi mục đích được thể hiện trong từng loại hợp đồng Chẳng hạn, hợp đồng bảo hiểm hưu trí sẽ đáp ứng yêu cầu của người tham gia những khoản trợ cấp hàng tháng, góp phần ổn định cuộc sống khi già yếu.Hợp đồng bảo hiểm tử vong sẽ giúp người được bảo hiểm sau khi qua đời để lại cho gia đình một số tiền có thể trang trải nợ nần, giáo dục con cái, phụng dưỡng bố mẹ già…Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể được dùng làm vật thế chấp để vay vốn hoặc người tham gia có thể ứng trước một khoản tiền nhất định.
Các loại hợp đồng trong bảo hiểm nhân thọ rất đa dạng và thường là hợp đồng dài hạn Tính đa dạng và phức tạp trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thể hiện ngay ở các sản phẩm của nó Mỗi sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng có nhiều loại hợp đồng khác nhau, như bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có các loại hợp đồng 5 năm, 10 năm Mỗi hợp đồng với mỗi thời hạn khác nhau, lại có sự khác nhau về số tiền bảo hiểm, phương thức dóng phí, độ tuổi của người được bảo hiểm…
Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm: doanh nghiệp bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, còn gọi là người chấp nhận bảo hiểm hay bên bảo hiểm, tham gia vào quan hệ với tư cách là một bên chủ thể Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là bên có quyền lợi được thu phí bảo hiểm khi lập hợp đồng bảo hiểm và phải có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm theo sự thỏa thuận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Cơ quan bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ phải là doanh nghiệp bảo hiểm có đủ điều kiện do luật định Để được phép tiến hành kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên lãnh thổ Việt Nam các tổ chức phải được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Sau khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, tổ chức xin phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, xin cấp giầy phép đầu tư (nếu là tổ chức nước ngoài) theo quy định của pháp luật. Trong hoạt động kinh doanh, mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm, hợp đồng đại lý bảo hiểm, hợp đồng môi giới bảo hiểm, nhưng tron quan hệ hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm là người duy nhất chịu trách nhiệm đối với người được bảo hiểm.
- Người tham gia bảo hiểm (còn được gọi là người yêu cầu bảo hiểm), là người trực tiếp đứng ra yêu cầu, thỏa thuận, giao kết hợp đồng và phải đóng phí bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.Người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu tham gia vào một loại hình bảo hiểm nhân thọ cụ thể Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho bản thân mình, vợ, chồng, con, cha, mẹ của người đó; anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng và những người khác; nếu người mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người tham gia bảo hiểm phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Về năng lực hành vi dân sự Dù là cá nhân hay tổ chức đều phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm phải thỏa mãn các điều kiện quy định trong từng chế độ bảo hiểm như là về độ tuổi, sức khỏe…
+Có mối quan hệ thân thiết với người được bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loai hợp đồng may rủi, luật pháp không cho phép yêu cầu bảo hiểm cho những đồi tượng không có mối quan hệ thân thiết với bản thân mình, chỉ vì hám lợi.
+ Có sự thỏa thuận về nộp phí bảo hiểm.
Người tham già bảo hiểm cũng có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc đồng thời là người được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm là người được bảo vệ bằng hợp đồng bảo hiểm về tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe, khả năng lao động… và có quyền đòi trả tiền bảo hiểm Một trong những điều kiện xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là người được bảo hiểm vẫn còn mạnh khỏa Khi ký hợp đồng bảo hiểm, dù cho người được bảo hiểm vẫn còn sống nhưng bị bệnh đã lâm nguy đến nơi rồi, cũng không phù hợp vói điều kiện bảo hiểm nữa Vì vậy, người được bảo hiểm phải là con người cụ thể đang sống bình thường Về lứa tuổi của người được bảo hiểm, trong các loại bảo hiểm nhân thọ khác nhau cũng có những quy định khác nhau Như trong bảo hiểm an sinh giáo dục, người được bảo hiểm phải là trẻ em từ 1 đến 13 tuổi, hay ở hợp đồng bảo hiểm và tiết kiệm 5 năm, 10 năm đòi hỏi tuổi của người được bảo hiểm từ 14 đến 60. Để bảo vệ an toàn tính mạng của những người chưa đến tuổi thành niên và người bị bện tâm thần, pháp luật thường hạn ché việc mua bảo hiểm rủi ro chết cho những đối tượng kể trên được coi là người được bảo hiểm. Bởi những đối tượng trên không có khả năng tự bảo vệ mình, có thể người tham gia bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho những đối tượng trên với mức phí cao rồi gây ra rủi ro đạo đức chiếm lấy số tiền bảo hiểm lớn, cho nên những trường hợp này được quy định rất chặt chẽ:
+ Người yêu cầu bảo hiểm (bên mua bảo hiểm) khi giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng. Mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểm.
+ Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người đang mắc bệnh tâm thần, người dưới 18 tuổi (trừ trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản).
- Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm (người thụ hưởng), là cá nhân hoặc tổ chức được chỉ định có tư cách nhận tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm chỉ hưởng quyền lợi, không phải đảm nhận bất cứ một nghĩa vụ nào Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm do người được bảo hiểm họăc người tham gia bảo hiểm chỉ định Khi người tham gia bảo hiểm chỉ định người được hưởng quyền lợi bảo hiểm phải được sự đồng ý của người được bảo hiểm, nhưng không phải chờ sự đồng ý của người được hưởng quyền lợi bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm, và việc chỉ định phải ghi rõ trong đơn bảo hiểm Trường hợp người được bảo hiểm là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có thể do người giám hộ của họ chỉ định người được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Người tham gia bảo hiểm có quyền thay đổi giữa chừng về người được hưởng quyền lợi bảo hiểm không cần được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm, không phải báo cho doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ sau khi được doanh nghiệp bảo hiểm xác nhận và đơn bảo hiểm mơi có hiệu lực thi hành Nếu không có người được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo chỉ định, người thừa kế theo pháp luật của người được bảo hiểm sẽ là người dược hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Pháp luật không hạn chế tư cách của người được hưởng quyền lợi bảo hiểm có thể là cá nhân, pháp nhan, người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự cũng có thể là người không có năng lực hành vi dân sự, có thể là thai nhi trong bụng mẹ những phải còn sống sau khi sinh Số lượng người được hưởng quyền lợi bảo hiểm cũng không bị hạn chế, có thể là một người hay cũng một lúc chỉ định nhiều người dược bảo hiểm hoặc người tham gia bảo hiểm có thể xác định thứ tự và mức chia phần được hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Tóm lại, việc xác dịnh tư cách chủ thể của các bên trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là rất quan trọng, nó quyết định việc ký kết và khả năng duy trì hợp đồng.
1.2.2 Đối tượng Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chính là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của con người Khi có sự kiện xảy ra đối với những đối tượng kể trên sẽ làm phát sinh trách nhiệm trả tiền của doanh nghiệp bảo hiểm Tuổi thọ của con người thể hiện ra bởi quá trình từ khi sống cho đến khi chết của người đó Chính vì vậy, mức độ rủi ro sẽ khác nhau nếu người được bảo hiểm có độ tuổi khác nhau Ngoài ra, tuổi thọ của con người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe, bệnh tật, nếp sinh hoạt, gien di truyền…do vậy để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường quy định rất chi tiết, mà nguyên nhân chủ yếu là do tính phức tạp của đối tượng bảo hiểm tạo ra Bảo vệ cho tuổi thọ của con người trong nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ có hai dạng cơ bản:
- Dạng thứ nhất là bảo vệ cho người thân của người được bảo hiểm về mặt kinh tế nếu như người được bảo hiểm qua đời hoặc không còn khả năng lao động Mục đích của người mua bảo hiểm là sau khi người được bảo hiểm chết hoặc không còn khả năng lao động, gia đình có được một khoản tiền bảo hiểm để bù đắp một phần cho những thiếu hụt tài chính vì mất đi sức lao động của người được bảo hiểm.
- Dạng thứ hai là bảo vệ cho chính người người được bảo hiểm cho thời gian sống sau khi kết thúc hợp đồng bảo hiểm Người được bảo hiểm sẽ nhận được một khoản tiền sau khi kết thúc hợp đồng và khoản tiền này sẽ được sử dụng để duy trì cuộc sống của họ, hạn chế những rủi ro đối với tuổi thọ của họ như bệnh tật, tai nạn…hoặc để họ thực hiện nhưng mục tiêu nhất định.
Các nội dung không thể thiếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Bất kể một hợp đồng nào muốn có hiệu lực phải đảm bảo các điều kiện nhất định của pháp luật Thông thường, người ta quan tâm đến ba điều kiện sau: điều kiện về năng lực chủ thể, nội dung và hình thức của hợp đồng Về mặt lý luận, nội dung của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng là các điều khoản qua đó xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng và theo đó tùy thuộc vào từng trường hợp mà nội dung của hợp đồng được xác định theo một trong ba điều khoản đó là: điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi. Điều khoản cơ bản là điều khoản ghi nhận nội dung cơ bản chủ yếu của hợp đồng Vì vậy, các bên phải thỏa thuận với nhau về điều khoản này thì hợp đồng mói được voi là giao kết Cơ sở để xác định điều khoản này là do các bên thỏa thuận hoặc trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc dựa vào bản chất và nội dung của hợp đồng. Điều khoản thông thường là những điều khoản đã được pháp luật quy định trước nên khi giao kết hợp đồng các bên không cần thỏa thuận thì nó vẫn được coi là các bên đã mặc nhiên thỏa thuận và thực hiện nó đúng như pháp luật đã quy định. Điều khoản tùy nghi là những điều khoản được quy định sẵn trong các quy định pháp luật, theo đó các bên có thể lựa chọn một trong những cách thức mà pháp luật quy định để thực hiện hợp đồng dù rằng trong lúc giao kết các bên chưa thỏa thuận về nó. Điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng không phải do các doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm thỏa thuận mà do pháp luật quy định Điều khoản này được Luật bảo hiểm của các nước đề cập đến mặc dù không hoàn toàn giống nhau Điều này xuất phát từ đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và mục đích cao nhất là bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra những điều khoản bất lợi cho bên mua bảo hiểm.
Bên cạnh những quy dịnh chung về những nội dung bắt buộc của một hợp đồng dân sự được thể hiện trong Bộ Luật dân sự 2005, Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm đã quy định về những nội dung không thể thiếu trong hợp đồng bảo hiểm:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
- Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
- Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
- Các quy định giải quýêt tranh chấp;
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng. Đây là những nội dung cơ bản, bắt buộc phải có trong một hợp đồng bảo hiểm (bao gồm cả hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ), nếu thiếu một trong các nội dung này, hợp đồng bảo hiểm không thể được coi là đã hình thành và vì vậy quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng này chưa phát sinh Nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường và/hoặc trả số tiền bảo hiểm đối với mọi rủi ro đã xảy ra của người được bảo hiểm và người mua bảo hiểm cũng không có nghĩa vụ phải nộp phí bảo hiểm và chịu các chế tài khác (nếu có).
Bên cạnh việc quy định về các nội dung cơ bản nói trên của hợp đồng bảo hiểm, pháp luật về bảo hiểm của các nước cũng như Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam còn cụ thể hóa các điều khoản này bằng việc quy định rõ về đối tượng bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, mức phí bảo hiểm và phương thức đóng phí, giải quyết tranh chấp, thời hạn và phương thức trả tiền bảo hiểm nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của bên mua bảo hiểm Cụ thể như sau:
- Về đối tượng được bảo hiểm: Điều 31 Luật này xác định rõ đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của con người Việc xác định rõ như vậy nhằm giúp người kinh doanh hiểu đúng đắn bản chất của nghiệp vụ này đưa ra những sản phẩm phù hợp.
- Về số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ: đây thực chất là mức trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm phải thanh toán cho khách hàng khi rủi ro chính được bảo hiểm phát sinh Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “ Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được beê mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm” Thông thường, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận một mức số tiền bảo hiểm cụ thể (chẳng hạn như 500.000.000 đồng hay 10.000.000 đồng) Tuy nhiên, thỏa thuận về phương thức xác định số tiền bảo hiểm cũng khá phổ biến trong các hợp đồng bảo hiểm nhóm (chẳng hạn, hai bên thỏa thuận mức số tiền bảo hiểm bằng 10 tháng lương của người được bảo hiểm tại thời điểm gia nhập nhóm được bảo hiểm) Việc xác định số tiền bảo hiểm là vông cùng quan trọng bởi đây chính là nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng, đồng thời đây là một căn cứ quan trọng cho khâu đánh giá rủi ro, chấp nhận bảo hiểm và xác định mức phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm: đây là điều khoản không bao giờ thiếu trong một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vì ba lý do chính.
+ Thứ nhất, điều khoản loại trừ cho phép doanh nghiệp bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm có ý dịnh trục lợi bảo hiểm bằng những hành vi cố ý, nói cách khác là doanh nghiệp bảo hiẻm được quyền từ chối trả tiền bảo hiểm khi chứng minh được khách hàng đã lừa dối mình để thu lợi bất chính Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, lợi ích của các khách hàng trung thực và bảo vệ trật tự của hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
+ Thứ hai, điều khoản loại trừ cho phép doanh nghiệp bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp đi ngược lại với đạo lý xã hội nhằm đảm bảo các giá trị nhân văn của văn minh nhân loại, bảo vệ các giá trị đạo đức của con người Ví dụ điển hình cho trường hợp này là người được bảo hiểm chết do bị lĩnh án tử hình Trong trường hợp này không chỉ dư luận xã hội mà pháp luật đại đa số các nước đều cho doanh nghiệp bảo hiểm quyền từ chối trả tiền bảo hiểm tử vong bởi cái chết của người được bảo hiểm là hậu quả của một hành vị đặc biệt nguy hiểm cho xã hôi, bị xã hội lên án và đào thải.
+ Thứ ba, điều khoản loại trừ cho phép doanh nghiệp bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp có thảm họa Ví dụ điển hình là một doanh nghiệp bảo hiểm có 50% khách hàng là cu dân của một thành phố vừa bị vùi lấp hoàn tòan do một trận động đất Mặc dù pháp luật các nước đều có những quy định rất chặt chẽ đối với các doanh nghiệp bảo hiểm về quỹ dự phòng bồi thường nhưng đó chỉ là bồi thường cho những trường hợp tử vong và thương tật bình thường của cuộc sống, trên cơ sở một bảng tỷ lệ tử vong dân số thông thường Một thảm họa như ví dụ trên đương nhiên đưa đến sự phá sản của doanh nghiệp bảo hiểm do cùng lúc phải chi trả tiền bảo hiểm cho 50% hợp đồng của mình Lúc này, không những 50% khách hàng đã gặp rủi ro không thể được nhận đủ số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã cam kết mà 50% khách hàng còn lai cũng mất hoàn tòan cơ hội được bảo hiểm theo hợp đồng đã giao kết Quy định loại trừ này nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp bảo hiểm cũng chính là bảo vệ lợi ích của khách hàng.
Theo điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm. Điều khoản này phải dược quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng Pháp luật không cho phép áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây.
+ Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
+ Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện được bảo hiểm. Đây là quy định chung áp dụng cho mọi loại hình hợp đồng bảo hiểm, bao gồm cả bảo hiểm nhaâ thọ và bảo hiểm phi nhân thọ Bên cạnh việc yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phải quy dịnh rõ trong hợp đồng bảo hiểm các trường hợp bị loại trừ để khách hàng có thể biết rõ ngay cả trước thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, luật pháp cũng có những hạn chế nhất định liên quan đến vấn đề này.Quy định những trường hợp không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chính là một hạn chế như vậy với mục đích bảo vệ người tiêu dùng sản bảo hiểm theo đúng thông lệ và đạo lý xã hội.
Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định về các trường hợp không trả tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trong đó nêu rõ doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
+ Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng tiếp tục có hiệu lực;
+ Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễc do lỗi cố ý của bên bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
+ Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
Rõ ràng, những quy định này đều nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm, chống lại các trường hoẹp trục lợi bảo hiểm; đồng thời duy trì và bảo vệ đạo lý nói chung, không chập nhận thanh toán tiền bảo hiểm cho những trường hợp đi ngược đạo lý như giết hoặc làm người được bảo hiểm bị thương tật để thu lợi từ doanh nghiệp bảo hiểm hay phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng bị xã hội đào thải.
Thực trạng pháp luật Việt Nam về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Nguồn và cấu trúc của pháp luật về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Đặc điểm nổi bật của bảo hiểm nhân thọ là lọai hình bảo hiểm có đối tượng là tính mạng và sức khỏe của con người, hợp đồng lại thường có thời hạn rất dài và hơn nữa đây là một ngành dịch vụ tài chính chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một trình độ nhất định cả về kinh tế, khoa học kỹ thuật và mặt bằng dân trí Do vậy, pháp luật trong lĩnh vực này ở hầu hết các nước còn khá mới mẻ Ngay cả ở những nước có ngành bảo hiểm nhân thọ phát triển cao như Anh, Mỹ, Nhật, pháp luật về vấn đề này vẫn ở trong giai đoạn đang được xây dựng, hoàn thiện, thường xuyên phải sửa đồi và bổ sung cho phù hợp với những bước tiến của nghiệp vụ này trên thực tế.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung này Bảo hiểm nhânn thọ ở nước ta còn quá trẻ Việc pháp luật nước ta bước đầu xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm nhân thọ đã thể hiện sự tích cực, năng động của các cơ quan ban hành pháp luật.
Bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam thực sự được coi là bước vào giai đoạn phát triển kể từ năm 2001 Trước khi Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 ra đời, hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 74/CP ngày 14/6/1997 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định 100, Thông tư số 28/1998/TT- BTC ngày 04/3/1998 của Bộ Tài chính quy định về hoạt động đại lý, cộng tác viên bảo hiểm Các văn bản này chỉ quy định những nguyên tắc chung áp dụng cho kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và chủ yếu nhằm mục đích duy trì sự quản lý của Nhà nước đối với việc tổ chức kinh doanh và lợi nhuận thu được chứ chưa tập trung điều chỉnh nội dung quan hệ hợp đồng Các văn bản này hầu như chưa có quy định gì về các nội dung cần có trong một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Giải quyết tình trạng này, ngày 01/7/1996, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 581A/TC/QĐ/TCNH ban hành Quy chế tạm thời về các quy định chung của hợp đồng bảo hiểm và Quyết định số 927TC/QĐ/TCNH ngày 18/8/1996 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi phạm vi áp dụng các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm Văn bản này đã có những quy định về hình thức hợp đồng bảo hiểm, nội dung đơn bảo hiểm, nghĩa vụ của doanh nghiêp bảo hiểm và nghĩa vụ của người được bảo hiểm, tuy nhiên nội dung còn rất sơ lược, chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung nhất mà chưa đi vào một nội dung cụ thể nào Điều này cũng là dễ hiểu bởi vào thời điểm đó (01/7/1996), hoạt động bảo hiểm nhân thọ chưa được triển khai trên thực tế, chưa có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nào được phát hành. Đến khi bảo hiểm nhân thọ đã có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm 1999, 2000, các nhà hoạc định chính sách và các nhà làm luật đã thực sự nhậ thức được và quan tâm đến sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt đồng kinh doanh bảo hiểm nhân thọ nói chung và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng Kết quả là, Luật Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày09/12/2000 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2001 Với 9 chương, 129 điều, Luật là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ở nưcớ ta tạo được một quy chế pháp lý tương đối cụ thể và đầy đủ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nóichung, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng Luật đã dành hẳn một chương (Chương II) để quy định các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nói chung, trong đó có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Chương này cũng đã dành một số điều quy định về những nội dung bắt buộc phải có trong một hợp đồng bảo hiểm và một số điều quy định cụ thể, chi tiết về một số nội dung như thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm (Điều 15), điều khoản loại trừ traáh nhiệm bảo hiểm (Điều 16), quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm (Điều 17), quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm (Điều 18), trách nhiệm cung cấp thông tin (Điều19), thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm (Điều 20), hợp đồng bảo hiểm vô hiệu (Điều 22), chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý (Điều 23, 24), chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm (Điều 26), thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ (Điều 34), đóng phí bảo hiểm nhân thọ (Điều 35), các trường hợp không trả tiền bảo hiểm (Điều 39)…Tuy nhiên, Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Thông tư số 71/2001/TT-BTC ngày 28/8/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP và Thông tư số 98/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 của Bộ Tài chính 9 thay thế Thông tư số 71/2001/TT-BTC đều không có hướng dẫn cụ thể hơn về hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng do vậy vẫn còn nhiều vấn đề các văn bản pháp luật bảo hiểm hiện hành chưa đề cập một cách chi tiết và đầy đủ. Điều chỉnh quan hệ pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không chỉ có hệ thống luật chuyên ngành mà còn có Bộ Luật dân sự và các văn bản có liên quan (Pháp lênh Hợp đồng kinh tế, Luật hôn nhân và gia đình…) trong đó có chủ yếu là Bộ Luật dân sự Bộ Luật dân sự năm 1995 được xây dựng và ban hành khi khái niêm bảo hiểm nhân thọ còn hoàn tòan xa lạ với không chỉ người dân Việt nam mà ngay cả với nhiều nhà bảo hiểm chuyên nghiệp Do vậy, khi Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời một số điều của BộLuật dân sự năm 1995có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khôn còn phù hợp và đến Bộ Luật dân sự năm 2005 mới khắc phục được Mặt khác, do người mua bảo hiểm trong hợp đồng nhân thọ có thể là tổ chức hoặc cá nhân nên nếu các hợp đồng này được giao kết trước thời điểm Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế bị hủy bỏ (ngày 01/01/2006) thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn phải chịu sự điều chỉnh bởi pháp lệnh hợp đồng kinh tế khi người tham gia bảo hiểm là pháp nhân và/hoặc cá nhân có đăng ký kinh doanh Bắt đầu từ ngày 01/01/2006, Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chỉ được coi là một loại hợp đồng dân sự và do vậy việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật dân sự năm 2005 về một số nguyên tắc chung áp dụng cho quan hệ hợp đồng dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng bảo hiểm nói riêng trong đó có bảo hiểm nhân thọ.
Như vậy, xét một cách tổng thể, nguồn của pháp luậtt về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Bộ Luật dân sự 2005, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 và các văn bản có liên quan Đây được xem là lọa nguồn cơ bản, là tài liệu thường xuyên của bộ phận pháp chế trong các công ty bảo hiểm nhân thọ trong suốt quá trình dự thảo, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và giải quyết các tranh chấp phát sinh.
Bên cạnh đó, việc xác định luật điều chỉnh trong viêc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là vấn đề hết sức quan trọng đặc biệt là khi có tranh chấp xảy ra Ở hầu hết các nước, giao kết hợp đồng bảo hiểm đều chịu sự điều chỉnh của luật dân sự và luật bảo hiểm, có nước chỉ chịu sự điều chỉnh của luật dân sự Ở Việt Nam, theo quy định chung tại Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì:
“1 Tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2 Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác vơi quy định của Luật này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
3 Các bên tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán quốc tế không trái với pháp luật Việt Nam.”
Riêng đối với những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trong đó có bảo hiểm nhân thọ, khoản 4 Điều 12 Chương II (Hợp đồng bảo hiểm) của Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong chương này được áp dụng theo quy định của
Bộ Luật dân sự và các quy định khác của pháp luật” Như vậy, việc giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước hết chịu sự điều chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm, trừ khi luật này không quy định hoặc dẫn chiếu tới Bộ Luật dân sự và các quy định khác của pháp luật thì
Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật sẽ điều chỉnh.
Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chủ yếu do hai ngành luật điều chỉnh là Luật dân sự (Bộ Luật dân sự) gọi là luật chung và Luật Kinh doanh bảo hiểm gọi là luật chuyên ngành hay luật riêng Về nguyên tắc, những gì luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng luật chung ví dụ như vấn đề điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, vấn đề thừa kế, chứng tủ, ủy quyền… còn những gì luật chuyên ngành quy định thì phải tuân theo luật chuyên ngành ví dụ quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm, nội dung của hợp đồng bảo hiểm, chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu…
Các quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Một hợp đồng của bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các quy định chung sau:
- Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe con người.
- Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thỏa thuận trong hợp đồngbảo hiểm để xác định theo nhu cầu và khả năng kinh tế của người tham gia bảo hiểm.
- Trách nhiệm bảo hiểm là khác nhau tùy theo quy định của các loại hình bảo hiểm nhân thọ khác nhau.Trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát sinh trong trường hợp người được bảo hiểm bị chết hoặc thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn, người được bảo hiểm sống đến thời điểm nhất định theo quy định trong hợp đồng hoặc cho đến khi hợp đồng hết hạn Để được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thỏa mãn những điều kiện quy định về độ tuổi, sức khỏe, thu nhập bình quân và các điều kiện khác tùy loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
- Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểmcó trách nhiệm giải thích cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.Pháp luật quy định một số trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như: Có hành vi cố ý gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe đối với người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm hoặc người kế thùa hợp pháp; hành vi vi phạm pháp luật hoặc lợi ích chung của xã hội như cố tình gian dối về điều kiện tham gia bảo hiểm, rủi ro do chiến tranh…
- Quy định quyền của chủ hợp đồng: Mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều quy định quyền của chủ hợp đồng Đó là quyền quyết định sử dụng hợp đồng như thé nào, như:
+Quyền chỉ định và thay đổi người được hưởng quyền lợi bảo hiểm.Việc chỉ định này có thể là hủy bỏ hay không hủy bỏ.
+Quyền lựa chọn phương thức thanh toán quyền lợi bảo hiểm hay nhường quyền đó cho người thụ hưởng.
+Quyền hủy bỏ hợp đồng và nhận giá trị giải ước (giá trị hoàn lại)
+Quyền chuyển đổi loại hình hợp đồng, chuyển nhượng hợp đồng như là một phần của tài sản cá nhân.
+Quyền vay tiền trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của họ hoặc duy trì hợp đồng miễn phí với số tiền bảo hiểm giảm khi hợp đồng có giá trị hoàn lại.
+Quyền quyết định cách thức sử dụng chia lãi như thế nào.
+Quyền thay đổi các thanh toán phí bảo hiểm.
+Quyền lựa chọn không để mất quyền hủy bỏ hợp đồng.
+Quyền được đưa hợp đồng đã kí kết ra làm vật thế chấp cho một khoản vay các với các chủ nợ.
+Quyền được nhận cá khoản thu nhập của hợp đồng tại lúc hết hạn hay giá trị hoàn lại của hợp đồng hỗn hợp.
Rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sau khi đã phát sinh hiệu lực chủ hợp đồng có quyền xử lý linh hoạt hợp đồng của mình.
- Mức phí bảo hiểm do các bên thỏa thuận dựa vào số tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, tuổi của người được bảo hiểm Phí bảo hiểm có thể nộp một lần hoặc nhiều lần hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hay theo khoảng thời gian xác định, nhưng cần phải ghi rõ phương thức nộp phí trong hợp đồng.
- Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn phải ghi rõ thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm Tiền bảo hiểm có thể được trả một lần hoặc trả theo phương thức thu nhập định kỳ hay phương thức thu lãi.
- Các quy định về giải quyết tranh chấp: Thời hiệu khởi kiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp Khi phát sinh tranh chấp chủ yếu giải quyết bằng phương pháp thương lượng giữa các bên Nếu không giải quyết được bằng thương lượng, một trong các bên có quyền khởi kiên tại Toà án nơi Công ty có trụ sở hoặc nơi người được bảo hiểm cư trú để giải quyết.
- Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng thường là ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng, nhưng cũng có thể chủ hợp đồng ấn định ngày khác.
Luật Kinh doanh bảo hiểm điều chỉnh chung mọi vấn đề về bảo hiểm, gồm vả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ Có một số điều khoản đã được đề cập tới trong Luật và có một số điều khoản luật chưa đề cập tới.
Có thể nhận xét chung rằng những điều khoản đã được quy định trong Luật phù hợp thực tế và nghiệp vụ nhưng vẫn tồn tại một số thiếu sót.
Bên cạnh các nội dung cơ bản theo quy định của Luật, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn có những điều khoản thường dùng sau:
- Điều khoản về bảo hiểm:
Một trong những điều khoản quan trọng nhất của đơn bảo hiểm nhân thọ là các khoản về bảo hiểm Nó thường được đưa lên phần trên của đơn bảo hiểm và mặt trước của hợp đồng Điều khoản này được ghi khá ngắn gọn Tuy nội dung chính xác đuợc ghi ở mỗi sản phẩm là khác nhau nhưng cơ bản thường được ghi: “Với điều kiện Người được bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo quy định trong hợp đồng này, Công ty bảo hiểm cam kết đảm bảo quyền lợi đã được quy định trong điều khoản hợp đồng chính, các điều khoản riêng (nếu có) và Phụ lục kèm theo của hợp đồng bảo hiểm này” Khi có các sự kiên bảo hiểm xảya như đã quy định trong hợp đồng, người được hưởng quyêng lợi bảo hiểm cho công ty bảo hiểm biết về tình trạng của người được bảo hiểm, địa chỉ và những thông tin khác, sau đó hoàn tất hồ sơ nộp khiếu nại cho công ty hoặc người đại diên công ty Mọi sự thay đổi hay sai sót có lien quan tới hợp đồng bảo hiểm và khâu thanh toán, người tham gia hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm phải có yêu cầu bằng văn bản gửi cho công ty để giải quyết.
- Điều khoản gia hạn không nộp phí: Điều khoản gia hạn góp phần không nhỏ trong việc hạn chế số hợp đồng bị hủy bỏ khi chủ hợp đồng quên hoặc sao lãng việc đóng phí trước khi đến hạn nộp Dù chưa nộp phí bảo hiểm khi đến hạn, hợp đồng bảo hiểm nhân thị vẫn có hiệu lực; nếu xảy ra rủi do chết, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm, nhưng khoản tiền này phải trừ đi số phí bảo hiểm chưa nộp Thời gian gia hạn cho phép 30 tới 31 ngày và trong thời gian đó phs bảo hiểm có thể được thanh toán để duy trì hiệu lực của hợp đồng.
Những điều khoản này đã được Luật kinh doanh bảo hiểm đề cập đến. Theo đó, việc đóng phí bảo hiểm có thể được bên mua bảo hiểm hiểm thực hiên theo thời hạn một hoặc nhiều lần với phương thức theo thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiên hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có qquyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới 2 năm (trừ khi có thỏa thuận khác), trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ 2 năm trở lên và doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm (Điều 34).
Có thể thấy, những quy định về đóng phí bảo hiểm và gia hạn đã được đề cập tới tương đối toàn diện trong Luật Tuy nhiên, số phí bảo hiểm đầu tiên phải đóng là cơ sở cho hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực - điều kiện của các công ty bảo hiểm nhân thọ trên thực tế - lại chưa thấy được nêu ra trongLuật Đây là một điều khoản có ý nghĩa và ảnh hưởng tới quyền lợi của người tham gia bảo hiểm Bên cạnh đó, thời gian gia hạn hợp đồng của Luật quy định là 60 ngày nhưng trong thực tế thì hạn này ở các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu chỉ trong khoảng 30 –31 ngày, thậm chí có hợp đồng còn ít hơn Đây là một điều bất cập, vì người tham gia bảo hiểm có thể sẽ không nhận lại được cả số phí bảo hiểm đã đóng cũng như khoản tiền bảo hiểm đã tham gia nếu như họ không nộp phí bảo hiểm trong khoảng thời gian gia hạn này Luật kinh doanh bảo hiểm còn quy định về thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là 1 năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm; thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm Trên thực tế, các công ty bảo hiểm nhân thọ quy định thời gian này ngắn hơn nhiều, thường chỉ là khoảng 30 – 35 ngày sau khi thông báo về sự kiện bảo hiểm Như vậy là có một sự “vênh” khá lớn giữa Luật và thực tế Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng Chính vì vậy, cần phải có một sự thống nhất trong điều chỉnh về thời hạn cho phù hợp cả quyền lợi của công ty và quyền lợi của khách hàng.
- Điều khoản tính phí tự động : Để ngăn chặn sự hủy bỏ hợp đồng, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ áp dụng điều khoản tính phí tự động Theo điều khoản này nếu phí đến hạn mà chưa trả (tính đến ngày kết thúc thời gian gia hạn) công ty bảo hiểm sẽ tự động trích ra từ giá trị hoàn lại của hợp đồng một số tiền như một khoản cho vay đủ để thanh toán phí Sau một thời gian, số lãi của khoản vay để trả phí cũng được trừ vào giá trị hoàn trả Nếu đợt phí sau vẫn không được trả thì thủ tục cho vay phí lại lặp lại cho đến khi giá trị hoàn lại không còn nữa thì hợp đồng bị hủy bỏ Thực tế không có công ty nào muốn chủ đọng hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (hoặc được bổ sung khi có yêu cầu). Đây là một điều khoản mang tính nghiệp vụ cao nhằm hạn chế đến mức tối đa số hợp đồng bị hủy bỏ, nâng cao tỷ lệ duy trì hợp đồng của các công ty bảo hiểm Tất cả các công ty bảo hiểm nhân thọ đều đề cập đến vấn đề này một cách chi tiết Sự diều chỉnh cụ thể hơn của pháp luật có thể đảm bảo cho những vấn đề chưa đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm sẽ phù hợp hơn.
- Điều khoản phục hồi hiệu lực:
Thực tiễn thi hành pháp luật về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
2.3 Thực tiễn thi hành pháp luật về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Mặc dù bảo hiểm nhân thọ là ngành kinh doanh rất mới mẻ nhưng đã và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam Trong thời gian qua, các vụ tranh chấp liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa bên mua bảo hiểm và/hoặc người thụ hưởng vói doanh nghiệp bảo hiểm đã xảy ra và có xu hướng ngày càng tăng Tuy nhiên, qua các bản án, quyết định của tòa án trong thời gian qua, nhận thấy thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam còn nhiều bất cập.
Trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nhiều trường hợp bên mua bảo hiểm đã nhầm lẫn khi kê khai hồ sơ bảo hiểm Nhầm lẫn khi kê khai được hiểu là bên mua bảo hiểm đã không nhớ chính xác hoặc không hiểu đúng về yêu cầu kê khai dẫn đến việc kê khai không đúng sự thật Trên thựuc tế, hồ sơ yêu cầu bảo hiểm chứa đựng nhiều thuật ngữ có tính chuyên môn y khoa tương đối khó hiểu, do vậy đã gây trở ngại không ít cho người kê khai Bên cạnh đó, với nhưng câu hỏi về lý lịch y khoa rất rộng đã làm cho người kê khai không thực sự nắm bắt được nội dung câu hỏi hoặc không nhớ chính xác dẫn đến trả lời không đúng
Trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều có thỏa thuận những nội dung kê khai nhầm lẫn sau thời hạn hai năm kể từ khi hợp đồng có hiệu lực, sẽ không bị doanh nghiệp bảo hiểm xem xét trách nhiệm Tuy nhiên, trên thực tế, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra thì ranh giới giữa sự nhầm lẫn và cố ý khai không đúng sự thật rất khó xác định dẫn đến tranh chấp do doanh nghiệp bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.
Ngoài ra, bên mua bảo hiểm cố ý che giấu chi tiết về sức khỏe của người được bảo hiểm để được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm. Đây có thể được coi là một trong những hành vi trục lợi bào hiểm của khách hàng mà doanh nghiệp bảo hiểm thường xuyên gặp phải Hành vi trục lợi bảo hiểm của bên mua bảo hiểm là những hành vi cố ý gian dối với mục đích được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm bảo hiểm Trường hợp cố ý che giấu các chi tiết về bệnh hiểm nghèo, bản than họ hoặc người thân tiến hành ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ để khi người được bảo hiểm chết, giá đình sẽ nhận được tiền bảo hiểm Do trong lịch sử bảo hiểm nhân thọ đã xảy ra rất nhiều trường hợp tương tự, nên doanh nghiệp bảo hiểm thường phát hiện ra khi tiến hành điều tra xác minh, về mặt pháp lý, nếu bên mua bảo hiểm cố ý che giấu các chi tiết về sức khỏe để giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Bà M giao kết một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của công ty bảo hiểm Điều khoản, với số tiền bảo hiểm là 40 triệu Dựa trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm tự khai, bà M hoàn toàn đủ tiêu chuẩn và công ty bào hiểm đồng ý giao kết hợp đồng Sau khi phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm cho bà được 23 ngày, công ty bảo hiểm nhận được yêu cầu giả quyết quyền lợi của gia đình bà M vì bà M đã bị đột tử Gia đình bà M gửi cho công ty bảo hiểm một giấy chứng tử, một bản tường trình về trường hợp tử cong, chứng minh bà
M qua đưòi hoàn toàn khỏe mạnh (có xác nhận của cơ quan công an nơi cư trú) Sau 8 tháng tiến hành điề tra, công ty bảô hiểm phát hiện trước khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không lâu, bà M đã nhập viện điều trị u não 3 lần dưới một cái tên khác (là tên của chị gái bà, người này vẫn đang sống khỏe mạnh tại một địa phương khác)
Từ tính huống này cho thấy hành vi cố ý trục lợi bảo hiểm trên đây chỉ có thể thực hiện được là do có sự tắc trách, cẩu thả của cá cơ quan như bệnh viện, và công an địa phương Thực tế hiện nay, các bệnh viện không thể biết chính xác về bệnh nhân đang điều trị, đặc biệt với lọa hình khám chữa bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế Còn các cơ quan chính quyền ở địa phương, hoặc do quen biết, hoặc không điều tra rõ ràng nên đã vô tình tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật trên.
- Nhiều tranh chấp phát sinh từ sự bất cập của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi áp dụng vào thực tế Qun hệ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sựa trên cơ sở các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn nhiều bất cập dẫn đến có thể nảy sinh các tranh chấp Nhiều tranh chấp xảy ra do các bên lợi dụng sự bất cập của pháp luật để từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình theo hoẹp đồng hoặc để yêu cầu quyền lợi Những tranh chấp này thực tế rất khó giải quyết vì căn cứ pháp lý không đầy đủ. Ông A mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp cho bản thân, thời hạn 10 năm Người thụ hưởng được ông A chỉ định là vợ ông, bà M, nếu ông chết trong thời gian thực hiện hợp đồng Sau 2 năm, do mâu thuẫn, ông
A li hôn với vợ và nuôi hai con Ông A vẫn tiếp tục duy trì hợp đồng với mục đích sử dụng số tiền bảo hiểm cho con học đại học Tuy nhiên, sau đó 5 năm thì ông A chết Các con ông A yêu cầu được nhận tiền bảo hiểm theo quy định tài điều 582 Bộ Luật dân sự vì theo quy định này, nếu người được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm được trả cho những người thừa kế của người được bảo hiểm, còn bà M cũng yêu cầu được nhận tiền bảo hiểm do bà là người thụ hưởng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
- Do bảo hiểm nhân thọ còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên trên thực tế, người dân vẫn chưa có những hiểu biết tường tận về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Chính tình trạng người dân không hiểu biết về bảo hiểm nhân thọ đã dẫn đến nhiều tranh chấp mà bất lợi thuộc về bên mua bảo hiểm Cũng do nguyên nhân này mà nhiều người đã quyết định không tham gia abỏ hiểm nhân thọ vì ngại vướng mắc phải những rác rối mà nó đem lại Nhiều trường hợp trục lợi bảo hiểm rất đơn giản và dễ phát hiện cũng do nguyên nhân bên mua bảo hiểm kém hiểu biết, cho rằng việc đó dễ thực hiện, hậu quả là gây thiệt hại cho chính mình và ảnh hưởng xấu đến thị trường Bên cạnh đó, không ít trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm lợi dụng sự kém hiểu biết của khách hàng để ký kết hợp đồng một cách nhanh chóng mà không quan tâm nhiều đến việc giải thích hợp đồng một cách cụ thể Bên mua bảo hiểm nếu không có những hiểu biết nhất định thì khó tự mình bảo vệ quyền lợi chính đáng trước doanh nghiệp bảo hiểm trừ khi có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thực tiễn cho thấy, doanh nghiệp bảo hiểm có lợi thế khi ban hành các điều khoản mẫu hợp đồng Các điều khoản mẫu thường khá phức tạp, và đôi khi sự phức tạp đó do chính doanh nghiệp bảo hiểm tạo ra Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm có thể đưa vào các quy định mà trong nhiều trường hợp gây bất lợi cho bên mua bảo hiểm Nguyên nhân này cùng với thực tế hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chỉ được cấp cho khách hàng khi hợp đồng đã ký kết đã làm cho khách hàng rơi vào tình thế bị động, ngay cả khi hủy bỏ hợp đồng trong thời gian cân nhắc vẫn có thể bị thiệt hại (do doanh nghiệp bảo hiểm trừ các chi phí liên quan đến việc lý kết hợp đồng).
- Quy định pháp luật về các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và cơ chế đảm bảo thực hiện còn nhiều bất cập Đây cũng là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến tình trạng phức tạp hiện nay về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nhiều quy định còn thiếu, mâu thuẫn hoặc không hợp lý là nguyên nhân nảy sinh các trah chấp Các cơ quan xét xử khi áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp còn nhiều lúng túng do pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chưa hoàn chỉnh, đã gây thiệt hại về quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên, Pháp luật cần phải là khuôn mẫu cho các hành vi xử sự hợp lý và phải có cơ chế đảm bảo thực hiện hiệu quả, như vậy mới có thể thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.
Từ đó cho thấy thực tiễn thi hành pháp luật nói chung và về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng còn nhiều bất cập, chưa giải quyết được các tranh chấp phát sinh về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,giữa mối quan hệ luật chuyên ngành và luật chung, do kinh nghiệm giải quyết chưa sâu và chưa thực sự khách quan phù hợp với pháp luật và không thấu tình đạt lý.
Các khiếm khuyết chủ yếu của pháp luật về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Bên cạnh những ưu điểm và sự phát triền của pháp luật kinh doanh bảo hiểm nói chung và pháp luật bảo hiểm nhân thọ nói riêng đã được đề cập, do đây là lĩnh vực kinh doanh còn khá mới ở Việt Nam nên pháp luật điều chỉnh về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định Những hạn chế này làm giảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật, gây khó khăn cho hoạt động áp dụng và là nguyên nhân nảy sinh nhiều tranh chấp.
Những quy định còn bất cập về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là những quy định thể hiện sự mâu thuẫn chồng chéo hoặc không hợp lý của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Một số quy định chưa phù hợp với luật gốc-Bộ Luật dân sự như quy định về việc hủy hợp đồng, quy định về trường hợp hết thời gin gia hạn nộp phí (Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định là doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng còn Điều 572 Bộ Luật dân sự 200 thì quy định là hợp đồng chấm dứt Theo tác giả Luật Kinh doanh bảo hiểm cần quy định như Bộ Luật dân sự thì hợp lý hơn), quy định về việc giải thích hợp đồng bảo hiểm (theo tác giả Luật Kinh doanh bảo hiểm chỉ cần nêu nghĩa vụ giải thích hợp đồng bảo hiểm thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm còn cách thức giải thích như thế nảo thì không cần thiết vì Bộ Luật dân sự đã quy định rất rõ) hay quy định về việc trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng…
Quy định còn quá chung chung, không đầy đủ, chưa chính xác như: quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, trườn hợp kê khai nhầm tuổi, trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
Một số thuật ngữ mang tính chất đặc thù chưa được định nghĩa hoặc có định nghĩa nhưng không chính xác trong Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng như các văn bản dưới Luật hướng dẫn thi hành Luật này như thuật ngữ” giá trị hoàn lại”, “quyền lợi có thể được bảo hiểm”, “chi phí hợp lý”, khái niệm “người thụ hưởng”…;
Một số nội dung cần thiết được pháp luật quy định như là một biện pháp bảo đảm cho quyền lợi của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng và đảm bảo sự phát triển ổn định của nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ đã được Luật bảo hiểm của các nước ghi nhận nhưng lại chưa được đề cập trong các văn bản pháp luật tại Việt Nam Chẳng hạn như quy định về thời gian tự do xem xét hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (là khoảng thời gian để bên mua bảo hiểm rà soát lại các điều kiện, điều khoản hợp đồng và được quyền hủy bỏ hay tiếp tục thực hiện hợp đồng) Pháp luật nước ta không hề có một quy định nào về nội dung này Vì vậy, trên thực tế doanh nghiệp đã đưa ra trong điều khoản hợp đồng các thời hạ khác nhau (hoặc là 14 ngày hoặc là 21 ngày), với cách tính thời điểm khác nhau (5 doanh nghiệp có 5 cách tính khác nhau), điều này đã đưa khách hàng vào tình thế khó xử.
Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn thiếu những quy định xử lý trường hợp trục lợi bảo hiểm Trên thực tế đã xuất hiện ngày cáng nhiều trường hợp khách hàng sử dụng những thủ thuật rất tinh vi, lừa dối các doanh nghiệp bảo hiểm để trục lợi Thậm chí đã có trường hợp khách hàng ngụy tạo một số loại giấy từ của các cơ quan có thẩm quyền như giấy chứng tử, biên bản tai nạn, bản giám định thương tật hày dựng hiện trường tại nạn giả…Tuy vậy, khi phát hiện khách hàng trục lợi bảo hiêm, các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam chỉ có thê từ chối giải quyết quyền lợi bảo hiểm và hoàn lại số phí bảo hiểm đã thu của khách hàng mà chưa thể được bồi hoàn những chi phí đã phát sinh với những hợp đồng như vậy (trừ trường hợp khách hàng kê khai không trung thực khi giao kết hợp đồng). Nguyên nhân là pháp luật nước ta chưa có quy định xử lý đầy đủ hoặc có quy định nhưng các chế tài áp dụng chưa cao đối với các trường hợp trục lợi bảo hiểm Mặt khác, có rất nhiều trường hợp khách hàng có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm nhưng khi đi tìm các bằng chứng thì các doanh nghiệp bảo hiểm lại gặp khó khăn vướng mắc do thiếu sự hợp tác từ phía các cơ quan nhà nước bệnh viện, công an, cơ sở ý tế khác…)
Hiện nay, những quy định về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự và Luật Kinh doanh bảo hiểm Trên cơ sở các văn bản luật này, cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành như Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Thông tư 98/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 42/2001/NĐ-CP Trong các văn bản này, chỉ riêng các văn bản luật, đặc biệt là Luật Kinh doanh bảo hiểm còn khá nhiều bất cập, cụ thể là:
Thứ nhất, giữa Bộ Luật dân sự và Luật Kinh doanh bảo hiểm không thống nhất trong quy định trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết.
Trong Bộ Luật dân sự năm 1995 và Bộ Luật dân sự năm 2005, hợp đồng bảo hiểm cũng được quy định và xem như là một loại hợp đồng thông dụng.Tuy nhiên, trong những quy định về hợp đồng bảo hiểm của Bộ Luật dân sự,hoàn toàn không có quy định về người thụ hưởng mà chỉ có quy định về người được bảo hiểm, nhưng khái niệm về người được bảo hiểm cũng không được Bộ Luật dân sự nêu ra Tuy nhiên, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người thụ hưởng là một chủ thể liên quan rất quan trọng Điều này tất yếu dẫn đến những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật.
Tại Điều 582 Bộ Luật dân sự năm 1995 quy định về bảo hiểm tính mạng có ghi nhận: “Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng, thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết, thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm” Tuy nhiên trong Luật Kinh doanh bảo hiểm lại quy định, người thụ hưởng là người được bên mua bảo hiểm chỉ định nhận tiền bảo hiểm trong bảo hiểm con người và người thụ hưởng có thể không phải là người được bảo hiểm. Như vậy, nếu người được bảo hiểm chết, theo quy định của Bộ Luật dân sự, số tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thừa kế của người được bảo hiểm, còn theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, số tiền bảo hiểm sẽ trả cho người thụ hưởng, và có thể họ không phải là người (hoặc những người) thừa kế của người được bảo hiểm Sự bất cập này vẫn được giữ nguyên mà không được sửa đổi trong Bộ Luật dân sự năm 2005 (Điều 578) Quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm là hợp lý hơn và Bộ Luật dân sự cần sửa đổi theo hướng này.
Thứ hai, khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm không thật sự hợp lý với bản chất của bảo hiểm nhân thọ.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là một điều kiện bắt buộc đối với bên mua bảo hiểm Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm thì “quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm” Thực chất, quyền lợi có thể được bảo hiểm quy định như trên chỉ là những quyền lợi vật chất thuần tuý của bên mua bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm Trên thực tế, bảo hiểm nhân thọ không mang yếu tố bồi thường thiệt hại, mà là sự bù đắp tổn thất tính mạng của người được bảo hiểm hoặc/và có yếu tố tiết kiệm dành cho chính người thân của họ Chính vì vậy, những lợi ích tinh thần cần phải được đánh giá đúng mức nhằm xác định quyền lợi có thể được bảo hiểm Trên thực tế, sẽ rất khó thuyết phục nếu cho rằng ông bà không có quyền lợi bảo hiểm đối với cháu, vợ chồng không có quyền lợi bảo hiểm đối với nhau vì rõ ràng trong hoàn cảnh bình thường, mối quan hệ của những người này không phải là quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng nhưng những lợi ích tinh thần rất sâu sắc và không thể quy đổi ra giá trị tiền bạc đơn thuần Một số trường hợp khác đã xuất hiện trên thị trường bảo hiểm nhân thọ như: người cho vay có thể mua bảo hiểm nhân thọ cho người vay, chủ sử dụng lao động có thể mua bảo hiểm cho người lao động, mặc dù là hợp lý nhưng không phù hợp với khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, đối với bảo hiểm con người nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, cũng đã có quy định cụ thể về việc bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho những người nào Nhà làm luật có dự liệu mở khi quy định bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho
“người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm”, nhưng nếu căn cứ vào khái niệm quyền lợi có thể được bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm, thì những đối tượng này bị bó hẹp rất nhiều
Thứ ba, Điều 35 khoản 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm không phù hợp với tính tiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại. Điều 35 khoản 2 quy định trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác Còn nếu thời gian đóng phí từ 02 năm trả lên, bên mua bảo hiểm được nhận lại giá trị hoàn lại của hợp đồng.
Quy định trên làm giảm đi yếu tố tiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và vô hình chung làm giảm khả năng kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn dài, bản thân bên mua bảo hiểm cũng không thể lường trước được những khó khăn tài chính trong quá trình thực hiện hợp đồng Để bảo vệ quyền lợi cho bên mua bảo hiểm và người thụ hưởng, pháp luật nhiều quốc gia quy định, đối với hợp đồng đã có giá trị hoàn lại, trong trường hợp nếu bên mua bảo hiểm không thể đóng phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn nộp phí và không có thoả thuận khác (ví dụ thoả thuận nộp phí bảo hiểm tự động chẳng hạn), bên mua có quyền yêu cầu duy trì hợp đồng bảo hiểm với số tiền bảo hiểm giảm hoặc chuyển sang hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm ít hơn được nộp phí một lần từ giá trị hoàn lại của hợp đồng cũ nếu những loại hợp đồng này doanh nghiệp bảo hiểm có cung cấp; nếu bên mua không yêu cầu các quyền lợi trên, doanh nghiệp bảo hiểm mới có quyền đình chỉ thực hiện hợp đồng và trả cho bên mua giá trị hoàn lại. Những quyền lợi này được gọi là quyền lợi không thể bị tước đoạt Như vậy, Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện nay coi quyền huỷ bỏ hợp đồng là quyền đương nhiên đã vô hình chung tước đoạt những quyền lợi chính đáng của bên mua bảo hiểm mà pháp luật các quốc gia khác rất coi trọng
Cơ sở kinh tế - xã hội của việc xây dựng các định hướng và thực thi pháp luật về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Từ những vấn để vướng mắc trên, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có tính chất lý luận về nguyên tắc kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của các nước có dịch vụ này đã phát triển, xin được kiến nghị một số giải pháp khắc phục những vướng mắc nói trên.
Xét về nguyên tắc, pháp luật là một hiện tượng thuộc về kiến trúc thượng tầng, do vậy phải bị quyết định bởi cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó Pháp luật về bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam phải dược quyết dịnh trước hết bởi chính nhu cầu và thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở nước ta Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn phải chịu tác động của một loạt các yếu tố khác về kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó có hai vần để đang cần dược quan tâm đặc biệt, đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm và mặt bằng hiểu biết về bảo hiểm nhân thọ cửa người dân nói chung Chính vì vậy,việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về bảo hiểm nhân thọ cũng cần cân nhắc đến những yếu tố này, đảm bảo hài hòa lợi ích xã hội và giữ vững pháp chế.
Các định hướng hoàn thiện về nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Chính những hạn chế nói trên đã đặt ra cho các nhà làm luật cần phải bàn đến vấn đề sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm nói chung và pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nói riêng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ở ViệtNam cần quán triệt các quan điểm sau:
- Nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm trong suốt quá trình kể từ khi có hiệu lực thi hành cho đến nay, nhất là thực tiễn xét xử của Tòa án để thấy những mặt được điểm mạnh cũng như những mặt hạn chế của Luật Kinh doanh bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, từ đó kế thừa và phát triển các quy định đã đi vào cuộc sống, phù hợp với thực tiễn đồng thời tiếp tục pháp điển hóa pháp luật bảo hiểm đến mức tối đa để không phải ban hành nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm.
- Nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của caá nước đặc biệt là những nước mà bảo hiểm nhân thọ phát triển lâu đời và mạnh mẽ, các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Nghĩa là cần làm cho pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.
- Sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm phải đáp ứng được nhu cầu thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ hợp đồng theo hướng Bộ Luật dân sự là bộ luật chung- luật gốc, Luật Kinh doanh bảo hiểm là luật chuyên ngành theo đó luật chuyên ngành cần phải phù hợp với luật gốc và khi Bộ Luật dân sự đã được xây dựng theo hướng thực sự là bộ luật gốc thì luật chuyên ngành không phải quy định lại những gì Bộ Luật dân sự đã quy định mà chỉ quy định về những điều mà Bộ Luật dân sự chưa quy định hoặc chỉ quy định về những đặc thù trong từng chủng loại hợp đồng.
- Tăng cường sự kiểm soát hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của Nhà nước bằng Pháp luật theo hướng bảo về lợi ích chính đáng của người được bảo hiểm, người mua bảo hiểm, người thụ hưởng các hợp đồng bảo hiểm, bảo vệ tự do khế ước, huy động vốn, đảm bảo hài hòa lợi ích xã hội và giữ vững pháp chế.
- Tăng cường các biện pháp phòng và chống trục lợi bảo hiểm bằng việc đưa ra các chế tài đủ mạnh để răn đe các đối tượng có những hành vi tiêu cực này trong đó điển hình là bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng và đại lý bảo hiểm hoặc cán bộ bảo hiểm (những người thường câu kết với khách hàng để rút tiền của doanh nghiệp bảo hiểm).
Nói tóm lại, việc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một vấn đề hết sức cần thiết Thực hiện việc này không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng sản phẩmbảo hiểm nhân thọ mà còn nhằm đảm bảo hiệu quả của pháp luật và đảm bảo pháp chế.