1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Skkn mới nhất) các hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học ngữ văn phần văn xuôi hiện đại việt nam 1945 1975

66 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 4,81 MB

Nội dung

Vai trò của các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động đối với sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn 19 1.2.2.1.. TỔ CHỨC ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG KHỞ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN

====***====

Đề tài:

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN PHẦN

VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI VIỆT NAM 1945-1975

Trang 2

MỤC LỤC

11 1.1.1.Vai trò hoạt động Khởi động trong dạy học Ngữ văn 4

12 1.1.2.Quan điểm về phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học

Ngữ văn

4

13 1.1.3 Vai trò của các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động đối

với sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn

19 1.2.2.1 Kết quả khảo sát hứng thú của học sinh 8

20 1.2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng dạy Khởi động của giáo viên 10

21 2 TỔ CHỨC ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG

KHỞI ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC NGỮ VĂN NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH

14

22 2.1 Một số nguyên tắc khi sử dụng các hình thức tổ chức hoạt

động khởi động trong dạy học Ngữ văn

14

Trang 3

23 2.2 Cách thức tổ chức thực hiện các hình thức hoạt động Khởi

động nhằm phát triểm phẩm chất, năng lực trong quá trình dạy học Ngữ văn

15

24 2.2.1.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức sưu tầm, sử dụng

các tư liệu Ngữ văn

15

25 2.2.2.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức thuyết trình,

đóng vai

19

26 2.2.2.1Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức thuyết trình 19

27 2.2.2.2.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức đóng vai 21

28 2.2.3.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức thảo luận hợp

tác nhóm

23

29 2.2.4.Tổ chức hoạt động Khởi động bằng hình thức tổ chức trò chơi 25

31 2.2.4.2.Trò chơi “Xem hình đoán tác phẩm” 28

32 2.2.4.3.Trò chơi “Chiếc hô ̣p may mắ n”: 31

40 3.4.1 Khảo sát về mức độ hứng thú học tập của học sinh 40

43 5.KHẢO SÁT VỀ SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA

ĐỀ TÀI

43

46 5.3.Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 43

Trang 4

47 5.4 Đối tượng khảo sát 43

48 5.5 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài 44

53 2 Một số khó khăn khi áp dụng đề tài 47

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 7

1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Hoạt động Khởi động có ý nghĩa quan trọng với thành công của tiết học Nó

sẽ tạo nên sức hấp dẫn, hứng thú với học sinh ngay từ giây phút đầu tiên Nó giúp học sinh ôn tập củng cố lại nội dung của bài cũ và là sự chuẩn bị cho bài học mới thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ được giáo viên giao trước Đồng thời, hoạt động Khởi động góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh Chính vì vậy, việc tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động Khởi động là điều rất cần thiết trong mỗi tiết học

Để góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn, tạo nên sự

hứng thú cho học sinh, tôi mạnh dạn làm đề tài sáng kiến “Các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12)” Với hi

vọng chia sẻ những kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn góp phần đổi mới phương pháp dạy học

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THPT

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động khởi động để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua các tác phẩm văn xuôi hiện đại 1945-1975

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12) ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh

Nghệ An

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công văn hướng dẫn về phương pháp dạy học ngữ văn, sách giáo khoa phổ thông, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo …

- Khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về việc triển khai các hình thức tổ chức hoạt động Khởi động Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựng phiếu chấm, phiếu học tập, phiếu điều tra thực trạng

- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để

xử lí kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài

Trang 8

2

- Phương pháp phỏng vấn: giúp tác giả có thêm thông tin, tìm hiểu thêm tác động của các yếu tố trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện đề tài

5 Tính mới của đề tài

Đề tài “Các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12)” với mục đích tăng tính hiệu quả và hấp dẫn của

môn Ngữ văn đối với người học Tính mới của đề tài được thể hiện ở chỗ thay đổi quan điểm Tổ chức hoạt động khởi động trước đây chỉ sử dụng hình thức nêu vấn

đề dưới dạng các câu hỏi tự luận hoặc sử dụng một vài hình ảnh liên quan để dẫn vào bài Việc lặp đi lặp lại hình thức Tổ chức hoạt động Khởi động như thế tạo nên cảm giác nhàm chán cho người học

Với đề tài này, tôi đưa ra các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động linh hoạt hơn, khơi dậy tính tự học, niềm đam mê, tính hợp tác và khả năng sáng tạo của học sinh nhiều hơn Đồng thời, thông qua các hình thức tổ chức hoạt động Khởi động, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho HS, để từng bước giúp HS yêu

thích môn Ngữ văn và thấy được đây là một môn học hấp dẫn Cũng từ đó, giúp cho người dạy có định hướng, cách nhìn mới phù hợp với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục hiện nay

6 Kế hoạch nghiên cứu

Bảng tiến độ thực hiện công việc:

STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm

1 15/9/2022 đến

15/10/2022

- Chọn đề tài, đăng ký đề tài

Tiến hành thể nghiệm theo

kế hoạch dạy học của các trường THPT

Trang 9

3

PHẦN II NỘI DUNG

1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Vai trò hoạt động khởi động trong dạy học Ngữ văn

Hoạt động Khởi động bài học là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, hiểu biết,…

của bản thân liên quan đến nội dung bài học Hoạt động này thường chỉ chiếm ít phút đầu giờ nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng: tạo tâm thế học tập cho HS nhập cuộc, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với các hoạt động sau của bài mới,… Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, học sinh rất cần sự đam mê, hứng thú trong học tập, có như thế các em mới khám phá được những giá trị của tác phẩm văn học và những thông điệp mà nhà văn gửi gắm

Hoạt động Khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm, từ đó hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ Bên cạnh đó, hoạt động Khởi động còn giúp hình thành và

phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, như: phẩm chất yêu nước, cần cù, nhân ái;

năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ, Hoạt động khởi động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nội dung bài học, sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh, các điều kiện về cơ sở vật chất phòng lớp học,…

1.1.2 Quan điểm về phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học Ngữ văn

Chương trình GDPT 2018 đã xác định rõ mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh phổ thông Những phẩm chất được hình thành trong dạy học môn Ngữ văn: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Riêng về năng lực, ngoài những năng lực chung, chương trình nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển hai năng lực đặc thù cho người học, đó là “năng lực ngôn ngữ” và “năng lực thẩm mĩ” Năng lực thẩm mĩ là năng lực khám phá cái đẹp trong văn chương và trong tiếng Việt để thưởng thức chúng; còn năng lực ngôn ngữ là năng lực làm chủ tiếng Việt, biết sử dụng tiếng Việt một cách thuần thục để tạo lập văn bản giúp cho việc diễn đạt, giao tiếp hiệu quả Hai năng lực này không tách rời nhau, mà có mối quan hệ gắn bó, tương hỗ để cùng phát triển… Ngữ văn không chỉ là môn học thực hành bình thường mang ý nghĩa tự thân mà nó còn có thêm yêu cầu hỗ trợ cho các môn khác trong việc diễn đạt để trở thành môn công cụ Đây là môn học có nhiều khả năng và ưu thế nhất trong việc hình thành và phát triển hai năng lực này của người học

Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lực nối tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng Việt: năng lực khám phá Cái Đẹp và năng lực thưởng thức Cái Đẹp Năng lực khám phá Cái Đẹp lại gồm

Trang 10

4 năng lực phát hiện Cái Đẹp và những rung động thẩm mĩ Cái Đẹp nghệ thuật thường không bộc lộ ngay, mà nhiều khi lại được ẩn giấu trong hình tượng bằng lời, tác phẩm văn chương lại thường có tính đa nghĩa và tính mơ hồ, nên phải có con mắt tinh tường trên cơ sở những rung động thẩm mĩ mạnh mẽ thì mới phát hiện được

Còn năng lực thưởng thức Cái Đẹp chính là năng lực cảm thụ Cái Đẹp và đánh giá Cái Đẹp ấy Khi đó, người đọc sẽ sống cùng tác phẩm văn chương và chuyển hóa Cái Đẹp của tác phẩm thành Cái Đẹp trong lòng mình, thành tài sản tinh thần của mình Đó là quá trình "đồng sáng tạo" cùng tác giả để tạo ra những "dị bản" trong lòng người đọc Và từ Cái Đẹp của nghệ thuật mà họ nhận ra Cái Đẹp trong cuộc sống của con người: đây chính là sự đánh giá Cái Đẹp đúng đắn nhất, và sự đánh giá này là điều không thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họ chiếm lĩnh được Cái Đẹp ấy Như vậy, trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tố cảm xúc (rung động thẩm mĩ) và yếu tố lí trí (nhận xét, đánh giá,…); hai yếu tố này thường gắn bó, hòa quyện với nhau trong quá trình người học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương và tiếng Việt Phát triển năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về

cả hai mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện Cái Đẹp, cảm thụ Cái Đẹp, đánh giá Cái Đẹp,…

“Năng lực văn học”- một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ “là khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện và sáng tạo các yếu tố thẩm mỹ thông qua hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học” Như vậy, năng lực văn học gồm hai phương diện:

tiếp nhận và tạo lập văn bản theo đặc trưng của từng thể loại

Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học gồm ba năng lực chủ yếu sau đây: năng lực làm chủ ngôn ngữ (tiếng Việt); năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng

Việt) để giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập văn bản Năng

lực làm chủ ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ ngữ nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong gia đình, nhà trường và

xã hội Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một năng lực đặc trưng rất quan trọng của năng lực ngôn ngữ học sinh trong nhà trường Bởi mục đích cuối cùng của nó là để tạo ra được những văn bản chuẩn mực và đẹp Đó là những văn bản nghị luận (gồm nghị luận chính trị xã hội và nghị luận văn học), những văn bản nghệ thuật (kể chuyện, tả cảnh, tả người,…) và những văn bản khác (viết báo, viết đơn, làm báo cáo,…)

1.1.3 Vai trò của các hình thức Tổ chức hoạt động Khởi động đối với sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn

Môn Ngữ văn, như đã nói ở trên, góp phần rất lớn trong việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh Điều đó được thể hiện trong tất

cả các hoạt động, từ Khởi động, Hình thành kiến thức mới, hoạt động Luyện tập và

Trang 11

5 hoạt động Vận dụng Và hoạt động “Khởi động” bài học là hoạt động đầu tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh

Hoạt động Khởi động trong giờ học Ngữ văn, với sự đa dạng trong hình thức

tổ chức, sẽ góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực của HS như: phẩm chất yêu nước (yêu mến và trân trọng những nét văn hóa riêng của từng vùng miền đất nước), phẩm chất nhân ái (trân trọng và yêu thương những người lao động bị chèn ép), phẩm chất chăm chỉ cần cù chịu khó (khi tìm tòi các tư liệu, kiến thức liên quan đến tác phẩm)…; năng lực hợp tác (khi được giao nhiệm vụ nhóm), năng lực ngôn ngữ (qua thuyết trình và trình bày trước tập thể), năng lực tiếp cận và

xử lí vấn đề, năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương, năng lực tư duy vấn đề…

1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Khảo sát thực trạng

1.2.1.1 Về phía học sinh:

Để có được cái nhìn chân thực và đánh giá khách quan về việc tổ chức hoạt động Khởi động trong dạy học Ngữ văn hiện nay, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến đối với học sinh bằng công cụ Google Forms

Quá trình khảo sát được tiến hành với 152 học sinh ở 3 trường: THPT Cát Ngạn, THPT Thanh Chương 3, THPT Nguyễn Sỹ Sách (Thuộc địa bàn huyện Thanh Chương)

Cách thức khảo sát: Tôi lập biểu mẫu khảo sát trên trang tính và gửi đường link cho học sinh qua nhóm zalo/mesenger của lớp Học sinh tham gia khảo sát bằng cách nhấp vào đường link, chọn phương án trả lời và gửi kết quả Đối với biểu mẫu này, để có được kết quả chính xác cao, tôi để chế độ “Bắt buộc” khảo sát

Các câu hỏi được đưa ra để khảo sát:

Câu 1: Trong giờ học Ngữ văn, các em có được thầy (cô) tổ chức đa dạng các

hình thức hoạt động Khởi động hay không?

a Thường xuyên

b Có đôi lúc

c Giáo viên chỉ sử dụng lời giới thiệu vào bài mới

Câu 2: Việc giáo viên chỉ giới thiệu vào bài học mà không tổ chức đa dạng các

hoạt động Khởi động đã tác động đến việc học tập môn Ngữ văn như thế nào?

a Kích thích được sự tò mò và rất hứng thú học tập

b Hứng thú ít

c Nhàm chán, không hứng thú

Trang 12

6

MẪU PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

(Hình 1.2.1.1 Hình ảnh trang khảo sát thực trạng học bài ôn tập của học sinh)

2.2.1.2 Về phía giáo viên

Để làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng tổ chức Khởi động bài học của giáo viên trên địa bàn, tôi đã sử dụng phiếu khảo sát về việc tổ chức đa dạng các hình thức khởi động bài học

Quá trình khảo sát được tiến hành với 44 GV dạy môn Ngữ văn ở các trường THPT ở huyện Thanh Chương: THPT Cát Ngạn, THPT Thanh Chương 3, THPT Nguyễn Sỹ Sách, THPT Thanh Chương 1, THPT Đặng Thúc Hứa, THPT Đặng Thai Mai, THPT Nguyễn Cảnh Chân

Cách thức khảo sát: Tôi lập biểu mẫu khảo sát trên trang tính và gửi đường link cho các GV qua zalo/mesenger của cá nhân Giáo viên tham gia khảo sát bằng cách nhấp vào đường link, chọn phương án trả lời và gửi kết quả

Các câu hỏi được đưa ra để khảo sát:

Câu 1: Thầy (cô) tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học phần văn xuôi

1945-1975 như thế thế nào?

a.Thường xuyên và đa dạng hình thức b.Có tổ chức trong một số tiết học c.Thường chỉ giới thiệu ngắn gọn vào bài mới

Câu 2: Thầy (cô) thường gặp khó khăn gì trong vấn đề tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động Khởi động?

Trang 13

7

a.Không gặp khó khăn gì?

b.Chưa thành thạo trong sử dụng công nghệ thông tin

c.Chưa biết cách tổ chức như thế nào

d.Sợ ồn ào, ảnh hưởng lớp học khác; không đủ thời gian tổ chức

Câu 3: Thầy(cô) đã chú ý đến việc hình thành các phẩm chất và năng lực cho HS như thế nào thông qua các hình thức Khởi động bài học?

a.Chưa chú ý đến vấn đề này b.Thỉnh thoảng

c.Rất chú trọng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực

1.2.2 Xử lí khảo sát thực trạng

1.2.2.1 Kết quả khảo sát hứng thú của học sinh KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC CỦA HỌC SINH

Câu 1: Trong giờ học Ngữ văn, các em có được thầy (cô) tổ chức đa dạng các

hình thức hoạt động Khởi động hay không?

Hình 1.2.2.1 Kết quả thống kê câu hỏi 1 trên trang khảo sát đối với học sinh

Tổng số HS tham gia khảo

sát

Thường xuyên (Số lương-tỷ lệ)

Chỉ đôi lúc

(Số lương-tỷ lệ)

GV chỉ sử dụng lời giới thiệu vào bài mới (Số lương-tỷ lệ)

Trang 14

8

Câu 2: Việc giáo viên chỉ giới thiệu vào bài học mà không tổ chức đa dạng các hoạt

động Khởi động đã tác động đến việc học tập môn Ngữ văn như thế nào?

Hình 1.2.2.1 Kết quả thống kê câu hỏi 2 trên trang khảo sát của học sinh

Tổng số HS tham gia khảo sát

Kích thích sựu

tò mò vá rất hứng thú (Số lượng-tỷ lệ)

Hứng thú ít

(Số

lượng-tỷ lệ)

Nhàm chán, không hứng thú (Số lượng-tỷ lệ)

Tùy chọn khác

(Số lượng-tỷ lệ)

Câu 3: Thầy(cô) đã chú ý đến việc hình thành các phẩm chất và năng lực cho HS

như thế nào thông qua các hình thức Khởi động bài học?

(Hình 1.2.2.1 Kết quả thống kê câu hỏi 3 trên trang khảo sát của học sinh)

Trang 15

9

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HỌC CỦA HỌC SINH

- Ở câu 1: Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, hiện nay đa số giáo viên không

tổ chức hoặc tổ chức không thường xuyên các hình thức hoạt động Khởi động trong dạy học Ngữ văn Vấn đề này đã tác động đến thái độ học tập bộ môn Ngữ văn như thế nào?

- Ở câu 2: Thực tế thu thập được qua khảo sát cho thấy 67,1% học sinh cảm

thấy nhàm chán và không thích thú học tập môn Ngữ văn Từ đó cũng cho thấy hoạt động Khởi động có tác động không nhỏ đến thái độ học tập của học sinh Việc tổ chức đa dạng các hoạt động Khởi động sẽ đem lại sự hào hứng và thích thú học tập, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

1.2.2.2 Kết quả khảo sát thực trạng dạy Khởi động của giáo viên KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN

Câu 1: Thầy (cô) tổ chức hoạt động Khởi động trong dạy học phần văn xuôi

1945-1975 như thế thế nào?

Tổng số GV tham gia khảo

sát

Thường xuyên và

đa dạng hình thức (Số lương-tỷ lệ)

Có tổ chức trong một số tiết học (Số lương-tỷ lệ)

Thường chỉ giới thiệu ngắn gọn vào bài mới (Số lương-tỷ lệ)

(Hình1.2.2.2 Thống kê tỷ lệ trả lời câu hỏi 1 trên trang khảo sát của giáo viên)

Câu 2: Thầy (cô) thường gặp khó khăn gì trong vấn đề tổ chức đa dạng các hình

thức hoạt động khởi động?

Trang 16

10 Tổng số

GV tham gia khảo sát

Không gặp khó khăn gì

(Số lượng-tỷ lệ)

Chưa thành thạo trong việc sử dụng CNTT (Số lượng-tỷ lệ)

Chưa biết cách

tổ chức như thế nào

(Số lượng-tỷ lệ)

Sợ ồn ào;

Không đủ thời gian

(Số lượng-tỷ lệ)

(Hình 1.2.2.2 Thống kê tỷ lệ trả lời câu hỏi 2 trên trang khảo sát của giáo viên)

Câu 3: Thầy(cô) đã chú ý đến việc hình thành các phẩm chất và năng lực cho HS như thế nào thông qua các hình thức Khởi động bài học?

(Hình 1.2.2.2 Thống kê tỷ lệ trả lời câu hỏi 3 trên trang khảo sát của giáo viên)

Trang 17

11

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN

- Câu 1: Có 25% trong tổng số 44 giáo viên tham gia khảo sát cho biết họ chỉ

tổ chức hoạt động Khởi động trong một số tiết học

61,4% số giáo viên cho biết họ thường chỉ giới thiệu ngắn gọn vào bài mới

Số giáo viên thường xuyên tổ chức đa dạng các hình thức Khởi động chỉ chiếm 13,6%

Vậy nguyên nhân nào mà giáo viên ít tổ chức một cách đa dạng các hình thức hoạt động Khởi động?

- Câu 2: Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên trong quá trình da ̣y

học thường không tổ chức hoa ̣t đô ̣ng khởi đô ̣ng vì các lí do như: Đa số không biết tổ chứ c như thế nào (61,4%); Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế (20,5%); Sợ không đủ thời gian (9,1%); sợ hoa ̣t đô ̣ng gây ồ n ảnh hưởng lớp ho ̣c khác

Câu 3: Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn giáo viên (trên 70%) chưa chú ý đến việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS qua hoạt động Khởi

động bài học

NGUYÊN NHÂN

* Về phía giáo viên:

Rất nhiều giáo viên trong quá trình da ̣y ho ̣c thường không tổ chức hoa ̣t đô ̣ng Khở i đô ̣ng vì nhiều lí do: lo lắ ng vì thời gian không đủ cho kiến thức bài da ̣y; không biết tổ chứ c như thế nào; sợ hoa ̣t đô ̣ng gây ồn ảnh hưởng lớp ho ̣c khác Đặc biệt, đa

số giáo viên chưa chú trọng đến việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

HS thông qua hoạt động Khởi động Vì vâ ̣y, giờ học Ngữ văn, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tâ ̣p trung của ho ̣c sinh, hiê ̣u quả giờ ho ̣c bi ̣ giảm

sút

* Về phía ho ̣c sinh

Trong một lớp ho ̣c khả năng tiếp thu của mỗi em ho ̣c sinh là khác nhau cho nên hứ ng thú của mỗi em trong mỗi giờ học cũng sẽ khác Có ho ̣c sinh hào hứng đón nhâ ̣n giờ Ngữ văn Các em tìm thấy ở đây những cảm xúc thẩm mỹ, những bài

học cuô ̣c sống giúp các em trưởng thành, hoă ̣c các em cảm thấy nhe ̣ nhõm, thoải mái hơn so với những tiết ho ̣c tự nhiên khác Bên ca ̣nh đó, vẫn còn rất nhiều ho ̣c sinh có

thó i quen thu ̣ đô ̣ng trong ho ̣c tâ ̣p Các em không thích ho ̣c, không đo ̣c tác phẩm, không quan tâm nhiều đến hành trình tự khám phá mà cơ bản là ghi chép và dựa vào

các tài liê ̣u có sẵn để làm bài kiểm tra Nhiều ho ̣c sinh còn có biểu hiê ̣n uể oải, mê ̣t

mỏ i trong giờ ho ̣c Thói quen lười vâ ̣n đô ̣ng, lười tư duy, ho ̣c tâ ̣p hời hợt, không

hứ ng thú đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả ho ̣c tâ ̣p

Nguyên nhân của vấn đề này không chỉ bởi chủ quan các em mà phần lớn do

GV chưa chú tâm trong việc tổ chức hoạt động Khởi động tạo tâm thế, chưa đặt ra

Trang 18

12 những tình huống có vấn đề để đưa HS vào thế chủ động tiếp nhận bài học, hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức tìm tòi giải quyết các vấn đề đặt ra trong giờ học

GV cũng chưa chú ý đến việc phát triển các phẩm chất và năng lực cho HS qua hoạt động Khởi động bài học

ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC NGỮ VĂN NHẰM PHÁT TRIỂN

- Nội dung Khởi động cần ngắn gọn, mang tính khái quát cao, đồng thời tạo

ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần Hình thành kiến thức mới

- Hướng vào việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó của bài học; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng

Với phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn Vì vâ ̣y, khi xây dựng kịch bản cho hoạt động Khởi động, giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua

đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau

ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp)

- Tạo được hứng thú cho người học, kích thích trí tò mò, lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động vào bài học

Hoạt động khởi động là bước “ thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được Khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các em

Trang 19

13

- Đảm bảo tính linh hoạt: Khi áp dụng tổ chức hoạt động Khởi động cho tất

cả các tiết học ở các lớp thì người GV nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp; tránh việc xây dựng một tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối

Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào cũng tổ chức hoạt động khởi động theo kiểu “đến hẹn lại lên” với các bước tuần tự như nhau

- Hướng vào việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực HS như:

phẩm chất yêu nước, nhân ái, cần cù…; năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn Ngữ văn ( năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ)

2.2 Cách thức tổ chức thực hiện các hình thức hoạt động khởi động nhằm phát triểm phẩm chất, năng lực trong quá trình dạy học Ngữ văn

Trong tiến trình lên lớp của phương pháp dạy học truyền thống: trước khi bắt đầu một bài giảng, GV sẽ làm một việc quen thuộc là hỏi bài cũ để từ đó xâu nối kiến thức bài trước với bài sau hoặc để tạo không khí thân thiện, cởi mở đơn giản là việc hỏi thăm sức khỏe một cách dí dỏm, kể một câu chuyện hài hước ngắn gọn…chung quy là cần làm được một việc: cười! Làm thế sẽ giảm phần nào những

áp lực học tập, kéo HS tập trung vào bài học một cách linh hoạt

Đến phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS, mỗi giờ dạy của GV không còn nặng về trang bị kiến thức, kĩ năng cho HS mà hướng đến mục tiêu dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành phẩm chất

và năng lực

2.2.1 Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức sưu tầm, sử dụng các

tư liệu Ngữ văn

*Cách thực hiện:

- Các tư liệu ngữ văn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bổ sung, hỗ trợ các kiến thức nền, kiến thức định hướng và cả kiến thức chuyên sâu cho việc tiếp cận văn bản văn học

- Cách 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà sưu tầm trước các tư liệu liên quan đến bài học, đó là các tư liệu về tác giả và tác phẩm Về tác giả, có thể yêu cầu học sinh sưu tầm những vấn đề nổi bật trong tiểu sử, những quan niệm văn chương, những chia sẻ của nhà văn khi viết tác phẩm đó (nếu có) Về tác phẩm, có thể yêu cầu sưu tầm những bức tranh liên quan đến vấn đề xã hội được phản ánh trong tác phẩm Từ đó, giáo viên cho các nhóm nêu cảm nhận về những tư liệu đó

và dẫn dắt vào phần “Hình thành kiến thức”

- Cách 2: Giáo viên chuẩn bị các tư liệu Ngữ văn về tác giả, tác phẩm (như trên), giáo viên trình chiếu các tư liệu cho học sinh quan sát Sau thời gian 3-4 phút,

Trang 20

14 giáo viên cho các nhóm trình bày cảm nhận của mình Từ đó, dẫn vào phần “Hình thành kiến thức”

*Phẩm chất, năng lực được hình thành:

Với cách Khởi động bài học này, GV sẽ giúp hình thành và phát triển ở HS những năng lực như: năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học Việc phải tự tìm kiếm các tư liệu giúp các em chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức Việc quan sát tư liệu để đưa ra những nhận định, phán đoán sẽ rèn luyện cho các em tưu duy nhanh nhạy với vấn đề

Ví dụ 1: Khi dạy Vợ nhặt của Kim Lân

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị trước ở nhà:

-Em hãy sưu tầm những nét nổi bật trong cuộc đời nhà văn Kim Lân?

-Sưu tầm các tác phẩm viết về nông thôn của Kim Lân

-Sưu tầm một số bức tranh về nạn đói năm Ất Dậu 1945

-Nhận xét về cuộc đời của nhà văn Kim Lân? Cảm nhận của anh/ chị về những hình ảnh nạn đói?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV

Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả Kết quả ( dự báo):

- Phim tư liệu về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt dài 1,5 phút

- Các tác phẩm viết nông thôn của Kim Lân: Làng, Con chó xấu xí, Nên vợ nên chồng,

- Một số bức tranh nạn đói 1945

- Qua video phim tư liệu về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt, tư liệu

về các tác phẩm của Kim Lân và một số tư liệu về nạn đói khủng khiếp ở nước ta năm 1945, chúng ta thấy được:

+ Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài, là nhà văn quê ở Bắc Ninh Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn

+ Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim)

+ Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn

và người nông dân Ông có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật; văn phong giản dị nhưng

Trang 21

15 gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ

+ Cuối năm 1944, đầu năm 1945, thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào cảnh đói khủng khiếp, khiến dân ta chết đói hàng triệu người Người đói, người ăn xin xuất hiện khắp mọi nơi, đâu đâu cũng một màu xám xịt của cảnh đói khát và chết chóc

(Hình 2.2.1 Ảnh cắt từ video: Phim tư liệu về tác giả Kim Lân)

Bước 4: GV chốt vấn đề và dẫn vào hoạt động Hình thành kiến thức: Như vậy, căn cứ vào kết quả chuẩn bị tư liệu và kết quả nêu cảm nhận về các tư liệu đó của các nhóm, giáo viên đánh giá bằng điểm số cho các nhóm Với cách “Khởi động”

như trên, học sinh đã thực sự tham gia vào việc chuẩn bị bài học từ trước, đồng thời các nội dung phần khởi động đã là một phần trong nhiệm vụ bài mới Vì vậy, cách Khởi động bài học này đã góp phần hiệu quả vào việc định hướng tiếp cận văn bản truyện “Vợ nhặt”

Trang 22

16

(Hình 2.2.1.Hình ảnh: Nạn đói năm Ất Dậu)

=>Phẩm chất, năng lực được hình thành và phát triểm qua phần Khởi động trên: trân trọng và yêu mến nhà văn Kim Lân, biết yêu thương những con người trong nạn đói; năng lực tìm kiếm vấn đề liên quan, năng lực lựa chọn tư liệu phù hợp

có giá trị, năng lực cảm thụ các hình ảnh ấn tượng,…

2.2.2 Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức thuyết trình, đóng vai

2.2.2.1 Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức thuyết trình

*Cách thực hiện:

Trang 23

17 Thuyết trình cũng là một hình thức Khởi động hấp dẫn trong giờ học Ngữ văn

Nội dung thuyết trình (qua sản phẩm video hoặc những hình ảnh chuẩn bị trước ở nhà) có thể là một nội dung, phương diện nào đó của bài học, một số nét văn hóa của vùng miền liên quan đến văn bản đọc hiểu

-Cách triển khai:

+Trước tiết học, giáo viên chuẩn bị video hoặc giao nhiệm vụ cho các nhóm

về nhà chuẩn bị nội dung thuyết trình

+Yêu cầu về nội dung: chọn một nội dung nào đó trong văn bản đọc hiểu hoặc một số nét văn hóa được đề cập đến trong văn bản

+Yêu cầu về thời gian: không quá 5 phút

+Yêu cầu về chất lượng video: giọng thuyết trình phải rõ ràng, hình ảnh phù hợp và ăn nhịp với nội dung thuyết trình Các em có thể tìm hình ảnh hoặc tự sắm vai để có hình ảnh minh họa phù hợp, sinh động

+ Vào tiết học: giáo viên trình chiếu sản phẩm video có chất lượng tốt nhất,

từ đó cho học sinh nhận xét, dẫn dắt vào phần “Hình thành kiến thức”

*Phẩm chất, năng lực được hình thành và phát triển:

Khởi động bài học bằng hình thức thuyết trình, GV sẽ giúp hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất và năng lực như: yêu mến và quý trọng những nét văn hóa vùng miền, trân trọng đóng góp và tài năng của nhà văn, ; năng lực tìm kiếm và lựa chọn sắp xếp hình ảnh phù hợp, năng lực ngôn ngữ khi thuyết trình, năng lực hợp tác làm việc nhóm, năng lực quay phim và chỉnh sửa video…

-Ví dụ: Khi dạy tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, giáo viên giao nhiệm vụ Thuyết trình về một số nét đặc sắc trong văn hóa người Mèo Văn hóa người Mèo rất đa

dạng, bài thuyết trình có thể đề cập đến một số nét văn hóa như: trang phục, phong tục thờ cúng tổ tiên Thần tài, phong tục bắt vợ…

Sau khi xem xong video, GV hỏi: Câu 1: Em có nhận xét gì về chất lượng video của nhóm bạn(nội dung thuyết trình, giọng điệu thuyết trình, hình ảnh, quay phim, ) Câu 2: Qua video, em nhận thấy người Mèo có những nét văn hóa đặc sắc nào? HS trả lời: Câu 1: nội dung phù hợp tác phẩm, giọng truyền cảm/ chưa truyền cảm, hình ảnh phù hợp/ chưa phù hợp; trang phục, phong tục thờ cúng tổ tiên Thần tài, phong tục bắt vợ… GV chốt vấn đề và dẫn vào phần “Hình thành kiến thức”:

Những nét văn hóa ấy cũng như những hủ tục hà khắc của người Mèo một lần nữa được nhà văn Tô Hoài làm sống lại trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” Qua đó, tác phẩm còn cho người đọc thấy được khả năng vươn dậy tự giải phóng chính mình của những người dân lao động miền núi nơi đây

Trang 24

18

(Hình 2.2.2.1.Hình ảnh video: Thuyết trình văn hóa người Mèo của HS lớp 12A)

Đường link video Thuyết trình văn hóa người Mèo của HS lớp 12A:

https://drive.google.com/file/d/1LUnD1VmYrsKijWw3dpQ58DiZ1KdM6wC/view?

usp=sharing

-Hiệu quả:

+Với hình thức này, HS được cuốn vào nội dung bài học một cách tự nhiên

Đặc biệt, với các video mà các em tự chuẩn bị thì hiệu quả càng cao hơn, các em thực sự là những người trải nghiệm cho nên vào tiết học các em sẽ rất hứng thú

+Qua việc làm video thuyết trình văn hóa người Mèo, HS sẽ biết trân trọng

những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc thiểu số này (phẩm chất yêu nước), rèn luyện được khả năng ngôn ngữ và mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể, tự khám phá tiếp cận một số khía cạnh tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

2.2.2.2 Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức đóng vai

*Đóng vai là thể hiện nhân vật trong kịch bản lên sân khấu bằng hành động, lời nói như thật (Từ điển thuật ngữ văn học) Phương pháp đóng vai khuyến khích học sinh thâm nhập vào đời sống của các nhân vật trong tác phẩm và thử đặt mình

vào các vị trí, các tình huống được xây dựng trong tác phẩm, từ đó, hiểu được thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải tới người đọc thông qua các hình tượng nhân vật

Ưu điểm nổi bật của phương pháp đóng vai là giúp học sinh được trải nghiệm đời sống các nhân vật trong tác phẩm, vì vậy, các em sẽ được kéo gần hơn đến việc tiếp cận nội dung, ý nghĩa văn bản Khi xem video, HS sẽ tỏ ra rất thích thú khi xem chính những hình ảnh và thước phim do mình tạo ra Vì vậy, các em sẽ rất hào hứng với tiết học Đồng thời, phương pháp này, như một lẽ tự nhiên, sẽ giúp các em hiểu

Trang 25

19 được công việc của nhiều ngành nghề khác nhau, như: quay phim, biên kịch, sản xuất phim,… *Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh chuẩn bị các video ngắn

về các tác phẩm Công việc này, đòi hỏi phải có thời gian để chuẩn bị các công việc như: viết kịch bản, đóng và quay phim, chọn bối cảnh phù hợp, trang phục,… Thời gian: không quá 5 phút Đầu tiết học, giáo viên cho trình chiếu video, học sinh xem xong giáo viên nêu một số câu hỏi: cảm nhận về chất lượng video, nhận xét về các vai đóng trong video Từ đó, giáo viên nêu ra một số câu hỏi liên quan đến các vấn

đề lớn của bài học Nhiệm vụ này sẽ được giải quyết trong phần Hình thành kiến thức

*Phẩm chất, năng lực được hình thành và phát triển:

Khởi động bài học bằng hình thức đóng vai, giáo viên sẽ hình thành ở HS những phẩm chất, năng lực mà không hình thức Khởi động nào có được Đó là những năng lực được hình thành từ các công việc của một nhà làm phim, như: xây dựng kịch bản, chọn trang phục phù hợp nhân vật, chọn bối cảnh quay phim, edit, Đặc biệt, năng lực ngôn ngữ được thể hiện, từ năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản (xây dựng kịch bản), đến năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp (trong các đoạn thoại)

Ví dụ : Khởi động của bài “ Vợ chồng A Phủ” bằng Kịch “Vợ chồng A Phủ”

-GV giao cho HS chuẩn bị video kịch “Vợ chồng A Phủ” Yêu cầu: Kịch bản đảm bảo nội dung cốt truyện tác phẩm; Trang phục phù hợp; Thời lượng: không quá

Trang 26

20

(Hình 2.2.2.2.Hình ảnh cắt từ video của lớp 12C: Mị uống rượu- uống ực từng bát

và Mị chuẩn bị đi chơi xuân)

- Sau khi xem video, GV nêu một số câu hỏi:

Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về nội dung phim so với cốt truyện tác phẩm?

Câu hỏi 2: Em thấy các bạn nhập vai như thế nào?

- Từ video đó, GV nêu một số vấn đề cho các nhóm thảo luận: Mị đã phải chịu những tủi cực gì? Việc Mị muốn đi chơi xuân và cắt dây cởi trói cho A Phủ nói lên điều gì? Qua cuộc đời và những hành động của Mị, nhà văn Tô Hoài gửi gắm những thông điệp gì? Những vấn đề này sẽ được giải quyết trong phần “Hình thành kiến thức”

Đường link video Kịch “Vợ chồng A Phủ” – 12C https://drive.google.com/file/d/1uQ_ogJIScqHPPV7ah7SPumVM23WnDS0i/view?

Trang 27

21 thảo luận ở đây vừa liên quan đến kiến thức bài học, đồng thời phải “có vấn đề” để học sinh phải suy nghĩ và cần trí tuệ tập thể Giáo viên có thể trình chiếu một đoạn phim ngắn cho học sinh xem và sau đó nêu các câu hỏi để học sinh thảo luận Phần này sẽ được đánh giá và tính điểm cho các nhóm

*Phẩm chất, năng lực được hình thành:

Thông qua một đoạn phim giới thiệu về một vùng đất nào đó trên đất nước sẽ giúp HS hiểu biết và yêu mến vùng đất đó Đồng thời, việc giáo viên đặt ra những vấn đề để thảo luận đòi hỏi HS phải có khả năng quan sát, lắng nghe và tư duy nhanh

về vấn đề được đề cập đến trong đoạn phim Từ đó, hình thành năng lực cảm nhận

và phát hiện vấn đề, năng lực hợp tác làm việc nhóm, năng lực ngôn ngữ, khả năng

tự tin khi trình bày trước tập thể…

Ví dụ: Khởi động khi dạy tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành,

GV cho học sinh xem một đoạn phim ngắn qua màn hình tivi, đoạn phim dài chưa đến một phút

(Hình 2.2.3 Hình ảnh cắt từ Phim về vùng đất Tây Nguyên)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Xem đoạn phim ngắn

- Câu hỏi thảo luận nhóm:

1.Trích đoạn phim gợi ấn tượng về vùng đất nào?

Trang 28

22 2.Chỉ ra những nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa ở vùng đất đó trong trích đoạn video trên?

3.Vùng đất với những nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa đó gợi em suy nghĩ gì

về con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV

Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả: Dự kiến kết quả thảo luận nhóm:

- Trích đoạn phim gợi ấn tượng về vùng đất Tây Nguyên

- Một số nét sinh hoạt văn hóa của vùng đất này:

+ Một vùng đất với nhiều huyền thoại, sử thi

+ Người dân nơi đây cưỡi voi chinh phục núi rừng

+ Một vùng đất với núi rừng đại ngàn, dòng Sêrêpôk, Seessan hùng vĩ chảy dưới ánh mặt trời

+ Văn hóa uống rượu cần

+ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, họ là những con người kiên cường, dũng cảm, bất khuất…

Bước 4: Sau 2-3 phút, các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét, đánh giá cho điểm các nhóm Như vậy, chúng ta vừa được tiếp cận một số nét văn hóa của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn Để hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người nơi đây, đặc biệt

là trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ khốc liệt, chúng ta cùng đi vào khám phá tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Việc Khởi động như trên sẽ khiến các em thấy trân trọng và yêu mến văn hóa vùng đất Tây Nguyên Hoạt động nhóm giúp các em phát triển năng lực hợp tác, năng lực phát hiện vấn đề, năng lực phán đoán và dự đoán vấn đề, năng lực đánh giá lẫn nhau…

2.2.4 Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức tổ chức trò chơi

Theo Tiến sĩ Ngô Thị Thu Dung-Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục cộng đồng (Trường ĐH GD-ĐHQG Hà Nội): "Trò chơi là một hình thức giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giao tiếp, trò chơi đồng thời là một phương tiện mà thông qua đó HS có thể giao tiếp với nhau một cách tự nhiên

và dễ dàng hơn" Tổ chức hoạt động Khởi động bằng trò chơi có những thuận lợi:

Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS, giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau Trò chơi còn là

hoạt đô ̣ng được các ho ̣c sinh thích thú tham gia Vì vâ ̣y nó có khả năng lôi kéo sự

chú ý và khơi dâ ̣y được hứng thú ho ̣c tâ ̣p Rất nhiều trò chơi ngoài mu ̣c đích đó còn

có thể ôn tâ ̣p kiến thức cũ hoă ̣c dẫn dắt các em vào hoa ̣t đô ̣ng tìm kiếm tri thức mới

một cách tự nhiên, nhe ̣ nhàng Hoă ̣c có những trò chơi giúp các em vâ ̣n đô ̣ng tay

Trang 29

23 chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết ho ̣c trước gây

ra

Mục đích của việc tổ chức trò chơi là nhằm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho HS tác phong nhanh nhẹn, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các HS, tạo hứng thú, xua tan căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập và giúp cho việc học tập trở nên nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, hàn lâm, nhàm chán…

Một số trò chơi có thể sử dụng trong hoạt động Khởi động:

2.2.4.1 Trò chơi bốc thăm gói câu hỏi:

Trò chơi này mô phỏng hình thức cuộc thi “Đường lên đỉnh Oolimpia” Giáo viên sẽ chuẩn bị 3 gói câu hỏi, mỗi gói 5 câu, mỗi câu trả đúng sẽ có 2 điểm, mỗi đội/ nhóm sẽ bắt thăm gói câu hỏi của mình và trả lời nhanh trong vòng 1 phút Cử

1 bạn có khả năng ngôn ngữ tốt làm MC và 1 bạn làm thư ký Khi các nhóm bốc thăm gói câu hỏi, MC sẽ đọc câu hỏi, đồng thời GV bấm trình chiếu câu hỏi trên màn hình Kết thúc trò chơi, MC và thư ký sẽ tổng hợp số điểm của mỗi đội

Lưu ý trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho các gói: Mỗi gói sẽ bao gồm câu hỏi về tác giả và một số chi tiết nổi bật của tác phẩm

(Hình 2.2.4.1: Hình ảnh trò chơi Bốc thăm gói câu hỏi)

Ví dụ: Khởi động khi dạy tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi)

-Gói câu hỏi số 1:

Câu 1: Bút danh khác của Nguyễn Thi là gì?

Trang 30

24 Đáp án: Nguyễn Ngọc Tấn

Câu 2: Nguyễn Thi quê ở miền Nam, đúng hay sai?

Đáp án: Sai

Câu 3: Trong truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình”, Việt ngất đi tỉnh lại mấy lần?

Đáp án: 4 lần Câu 4: Khi bị thương, một mình nằm lại ở chiến trường, Việt sợ gì nhất?

Đáp án: Con ma cụt đầu và thằng chỏng thụt lưỡi

Câu 5: Đoạn trích được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?

Đáp án: nhân vật Việt

-Gói câu hỏi số 2:

Câu 1: Nguyễn Thi tên khai sinh là gì?

Đáp án: Nguyễn Hoàng Ca Câu 2: Nguyễn Thi xứng đáng với danh hiệu nhà văn của ….?

Đáp án: Người nông dân Nam Bộ

Câu 3: Kể tên những thành viên trong gia đình Việt đã chết vì bom đạn của giặc Mĩ?

Đáp án: Ông nội, ba, má, thím Năm

Câu 4: Đi bộ đội mà Việt vẫn mang theo một vật gắn với tuổi thơ của Việt, đó là gì?

Đáp án: Cái nộ cao su ( ná thun)

Câu 5: Trước khi lên đường tòng quân, hai chị em Việt và Chiến đã gửi gì cho chú Năm?

Đáp án: Thằng út em và bàn thờ ba má

-Gói câu hỏi số 3:

Câu 1: Nguyễn Thi là cây bút có năng lực… sắc sảo?

Đáp án: Phân tích tâm lí

Câu 2: Nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Thi là ai?

Đáp án: Những người nông dân Nam Bộ

Câu 3: Hãy kể tên những thành viên trong gia đình Việt xuất hiện trực tiếp trong đoạn trích?

Đáp án: Chú Năm, Chiến, Việt

Câu 4: Nếu ra chiến trường, Việt mang theo cái ná thun, thì Chiến lại mang theo vật gì?

Trang 31

25 Đáp án: Chiếc gương nhỏ

Câu 5: Truyền thống gia đình được lưu lại trong một kỉ vật thiêng liêng, đó là gì?

Đáp án: Cuốn sổ gia đình

( Hình ảnh HS lớp 12C tích cực tham gia trò chơi Bốc thăm gói câu hỏi)

2.2.4.2 Tro ̀ chơi “Xem hình đoán tác phẩm”

Đây là trò chơi mang tính chất nhâ ̣n diê ̣n Nó phù hợp cho những tiết da ̣y ho ̣c

ôn tập hoă ̣c những tiết da ̣y chủ đề Trò chơi này có những ưu thế nhất đi ̣nh như: Có

khả năng lôi kéo số đông ho ̣c sinh tham gia Phát huy trí tưởng tượng của ho ̣c sinh

Rèn luyê ̣n khả năng phản ứng nhanh Trong thời gian ngắ n có thể giúp ho ̣c sinh nhớ

lại những tác phẩm đã ho ̣c

Cách tổ chức:

Trang 32

26 Giáo viên chuẩn bi ̣ những bức hình khác nhau trình chiếu lên tivi Mỗi hình

có những điểm gợi ý Các câu hỏi được đưa ra là:

-Hình ảnh đó khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào?

-Hãy sắp xếp các hình đó vào các nhóm theo nội dung và cho biết đó là những nội dung nào?

Như vậy, câu hỏi thứ nhất là câu hỏi nhận diện, câu hỏi thứ hai mang tính tư duy tổng hợp Từ đó sẽ giúp hình thành năng lực tư duy khái quát vấn đề

Ví dụ : Dạy bài Ôn tập phần văn học- văn xuôi hiện đại Việt Nam từ 1945- 1975

Để cho học sinh nhớ lại tên các phẩm và nội dung các tác phẩm, giáo viên trình chiếu các hình ảnh liên quan để cho HS nhận diện:

(Hình ảnh 1) (Hình ảnh 2)

(Hình ảnh 3) (Hình ảnh 4)

Trang 33

27

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ 1: HS quan sát các hình ảnh và trả lời câu hỏi

+ Hình ảnh 1: GV hỏi: Hình ảnh đó gợi em nhớ đến tác phẩm nào? Của ai?

+ Hình ảnh 2: GV hỏi: Đó là hình ảnh gì? Hình ảnh đó gợi em nhớ đến tác phẩm nào? Của ai?

+ Hình ảnh 3: GV hỏi: Hình ảnh đó khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào? Của ai?

+ Hình ảnh 4: GV hỏi: Đó là hình ảnh gì? Hình ảnh đó gợi em nhớ đến tác phẩm nào? Của ai?

- Nhiệm vụ 2: Từ những hình ảnh trên, GV nêu ra một số câu hỏi để định

hướng vào những nội dung có bản của tiết ôn tập

+ Câu hỏi 1: Các hình ảnh trên khiến em liên hệ đến văn học giai đoạn nào?

+ Câu hỏi 2: Bốn hình ảnh trên, nếu phân thành 2 nhóm, em sẽ phân như thế nào?

Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Sản phẩm

-Các hình ảnh:

+ Hình ảnh 1: Hình ảnh liên quan đến cây xà nu

HS trả lời: Tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

+ Hình ảnh 2: Hình ảnh liên quan đến cảnh người đàn ông bị trói và người đàn bà đang cởi dây trói

HS trả lời: Tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

+ Hình ảnh 3: Hình ảnh liên quan đến cảnh tiến công ở chiến trường

HS trả lời: Tác phẩm “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi

+ Hình ảnh 4: Hình ảnh liên quan đến cảnh người đói xơ xác, ngồi ngổn ngang khắp ngoài đường

HS trả lời: Tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân

- Từ những hình ảnh trên, GV định hướng vào những nội dung có bản của tiết ôn tập

+ Đó là các hình ảnh liên quan đến các tác phẩm văn xuôi giai đoạn

1945-1975

+ Hình ảnh 2 và 4: Đây là hai hình ảnh liên quan đến hai tác phẩm mang nội dung nhân đạo sâu sắc

Ngày đăng: 22/08/2023, 09:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w