1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối ngoại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (1986 1995)

235 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 235
Dung lượng 38,56 MB

Nội dung

Tổng kết chặng đường đổi mới đất nước 10 năm qua, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ VIII đã đánh giá hoạt động đối ngoại là một trong năm thành tựu cơ bản của đất nước và ghi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tp HỒ CHÍ MINH TRUONG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG VĂN NẴNG

ĐỐI NGOẠI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(1986-1995)

LUẬN ÁN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 5.03.15

Trang 2

LUẬN ÁN THẠC SY KHOA HOC LICH SU

Chuyên ngành lịch sử Việt Nam

Mã số: 5.03.15 Người hướng dẫn khoa học: PGS IO 8Y KIOÁCII

Trang 3

DAN LUAN

1)_Lý do chọn đề tòi và mục đích nghiên cứu :

1.1 Tổng kết chặng đường đổi mới đất nước 10 năm qua, văn kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ VIII đã đánh giá hoạt động đối ngoại

là một trong năm thành tựu cơ bản của đất nước và ghi nhận như sau :

*Quan hệ đối ngoại phát triển mạnh mẽ, phá được thế bị bao vây, cô

lập, mở rộng hợp tác và tham gia tích cực đời sống cộng đồng quốc tế”

7:11 ], “Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước,

có quan hệ buôn bán với trên 100 nước, các công ty của hơn 50 nước và

vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta Nhiều chính phủ và tổ

chức quốc tế dành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển”[ 7:63]

Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao của nước Việt Nam

Dân Chủ Cộng hòa (nay là Cộng Hòa Xã

Chủ Nghĩa Việt Nam),

quan hệ đối ngoại đã được rộng mở theo hướng đa phương hóa và đa

thực tiễn, theo quan điểm truyền thống hòa bình, độc lập trong đối

ngoại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền ngoại giao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã định hình đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan

Trang 4

cô lập, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, kiên định

mở cửa ra bên ngoài Nếu như bằng khởi nghĩa vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị, chúng ta đã giành được độc lập cho đất nước trong cách

mạng tháng tám năm 1945, nếu như bằng cuộc đấu tranh vũ trang kết

hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, chúng ta đã lần lượt

đánh bại các cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực phần động quốc tế, thì ở thời điểm 1986-1995, lần đầu tiên trong lịch

sử, bằng cuộc đấu tranh ngoại giao với những biện pháp hòa bình, đã

góp phần để chúng ta đã giữ vững được nên độc lập dân tộc và sự

nghiệp xây dựng định hướng xã hội chủ nghĩa, làm thất bại âm mưu toan

lật đổ, bao vây cấm vận của các thế lực thù địch quốc tế, đồng thời mở

ra thời kỳ hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế Vì vậy, hoạt động đối ngoại thời kỳ 1986-1995 vô cùng phong phú, đa dạng, đẩy sôi động và

do đó cũng để lại những bài học lịch sử quí báu cho công cuộc xây dựng

và bảo vệ đất nước trong tương lai Hơn nữa, những định hướng đối

ngoại được thực tiễn giai đoạn lịch sử 1986-1995 kiểm nghiệm có thể

phát triển thành học thuyết đối ngoại của Việt Nam khi bước vào thế lý

Trang 5

Tom lai, những thành tựu của hoạt động đối ngoại sôi động thời

kỳ đổi mới, việc định hình đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa cùng với nét độc đáo của đối ngoại Việt Nam bằng biện pháp hòa

bình đã phá thế cô lập đưa đất nước hội nhập cộng đồng quốc tế là những lý do mà tôi chọn vấn để “Đối ngoại nước Cộng Hòa Xã Hội

Chủ Nghĩa Việt Nam 1986-1995” lam dé tai luận án Thạ

sĩ sử học của minh,

1.2 Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và lý luận của hoạt động đối ngoại thời kỳ lịch sử 1986-1995, mục đích nghiên cứu của tập luận văn này

nhằm :

- Miêu tả lại những hoạt động đối ngoại chính trị của Việt Nam hướng đến mục tiêu phá vỡ thế bao vây, cô lập, mở rộng hợp tác và tích

cực tham gia vào đời sống cộng đồng quốc tế

- Vach ra những thời cơ và thách thức được tạo ra do sự chuyển

hướng chiến lược của các cường quốc lớn trên thế giới, trong khu vực

châu Á - Thái Bình Dương cũng như từ xu thế hòa bình, an ninh và phát

triển ở khu vực Đông Nam Á

- Để cấp đến những nhân tố mới nẩy sinh chỉ phối đến lợi ích của

đất nước và của các quốc gia trong khu vực tạo nên những mâu thuẫn

đan xen, chồng chéo đây phức tạp

- Trên cơ sở đó, nhằm vạch ra động lực cửa các hoạt động ngoại giao Việt Nam, giải thích được diễn trình đối ngoại của Việt Nam trong

thời kỳ lịch sử 1986-1995, đã phát triển từ định hướng hòa bình, độc lập

Trang 6

liệu cho dự đoán về những thách thức, vận hội, những nguy cơ tiềm tầng

mà nền ngoại giao Việt Nam phải đối đầu trong những năm cuối thế kỷ

XX đầu thế kỷ XXI

2) Lich sử nghiên cứu vốn đẻ :

Đối ngoại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chú Nghĩa Việt Nam là chủ

để mang tính thời sự nên đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu để cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau Trước hết là những công trình nghiÊn cứu của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của những nhà hoạt động và nghiên cứu trong ngành ngoại giao được thể hiện dưới dạng văn kiện Đẳng, văn kiện nhà nước, các diễn văn, phát biểu ngoại giao, các

bài tham luận khoa học ở các diễn đàn quốc tế

- Đầu năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong trả lời phỏng vấn

tuần báo Quan hệ Quốc tế đã để cập khái quát đặc trưng ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới được đăng trên báo Quan hệ Quốc tế số 1 (52) -

194 dưới tiêu để “Đường lối ngoại giao thời kỳ đổi mới” Cũng trong

1994, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tập hợp các văn kiện, diễn văn ngoại giao quan trọng từ 1991, xuất bản ấn phẩm “Vì hòa bình, độc lập

và phát triển”

- Trong 1995, kỷ niện 50 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao xuất bản công trình “Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc” Công trình này tập hợp nhiều bài viết, tham luận khoa học,

diễn văn, trả lời phỏng vấn quan trọng của những nhà lãnh đạo Bộ

Trang 7

vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc”; tham luận khoa học “Tương lai của các quan hệ giữa Việt Nam và các nước Châu Á - Thái Bình Dương” của Thứ trưởng ngoại giao Trân Quang Cơ, bài phát biểu của Thứ trưởng

các vấn để trong nước và quốc tế”

- Năm 1996, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã tập hợp các bài diễn văn, phát biểu về đối ngoại của Tống bí thư Đỗ Mười xuất bản ấn phẩm "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”, trong đó đáng chú ý nhất là bài phát biểu tại kỳ họp thứ 8, Quốc

hội khóa VIII, ngày 27/07/1991 với tiêu để : “Việt Nam muốn là bạn

của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”, bài phát biểu công bố

chính sách khu vực 4 điểm ngày 15/10/1993 dưới tiêu để ®Việt Nam và

Thái Lan hãy mở rộng hơn nữa sự hợp tác về các lĩnh vực trên tỉnh thần

bình đẳng, cùng có lợi và láng giểng thân thiện” Những công trình xuất bản trên đây đã giúp cho tôi rất nhiều trong việc định hướng nghiên cứu

lúa Việt Nam từ 1975-1991

Ngoài các công trình xuất bản dưới dạng sách nói trên, còn có

nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau đăng trên tạp chí “Quan hệ

Trang 8

báo quốc tế” và nhiều báo, tạp chí khác được chúng tôi liệt kê trong thư

mục tài liệu tham khảo

Thông qua tài liệu dịch cúa Thông tấn xã Việt Nam, chúng tôi

Việt Nam thời kỳ đối mới, trong đó đáng chú ý một số bài viết sau đây :

- “Chính sách đối ngoại của Việt Nam” của báo Sian Post ngày 25/08/1994 (TLTKĐB-TTXVN ngày 13/09/1994)

- “Việt Nam trong thập kỷ 90 : Kinh tế và an ninh” của báo MATICHON Thái Lan ngày 22/08/1994 (TLTKĐB-TTXVN ngày 8/9/94)

- “Việt Nam : những thay đối trong lĩnh vực ngoại giao” của Đài RFI ngay 23/4/95 (TLTKĐB-TTXVN ngày 28/4/1995)

- “Quá trình và những triển vọng của việc thiết lập quan hệ ngoại

giao với Việt Nam” của Allan E Goodman (TLTKĐB-TTXVN ngày 6/1/95

- *Các xu hướng trong quan hệ ASEAN - Đông Dương” - Gin Yongchim - “Trung tâm nghiên cứu hòa bình và phát triển” Trung Quốc

(Tin tham khảo chủ nhật số 20 ngày 14/5/1995)

Những công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới với những cách tiếp cận khác nhau, Tuy nhiên cho đến nay, ngoại trừ tác giả Lưu Văn Lợi dự kiến công bố tập 2 (1975-1995) sau khi xuất bản Tập 1 (1945-1975) ấn phẩm “Ngoại giao Việt Nam 1945-1995), vẫn chưa có công trình nào trình bày đối ngoại

Trang 9

Luận án nay trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những công trình

3) Đối tượng và pham vi nghiên cứu :

Tập luận án này không đi vào lĩnh vực đối ngoại Đảng, đối ngoại

nhân dân mà như tiêu để của nó, chủ yếu nghiên cứ về chính trị đối

ngoại nhằm dựng lại bức tranh tổng thể hoạt động đối ngoại của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nó cũng không chủ yếu

đề cập đến những thành tựu của hoạt động đối ngoại và những bài học

được rút ra từ việc thực thi đường lối đối ngoại bởi vì nghị quyết Đại hội

VII Dang Cộng sắn Việt Nam đã để cập đến các lĩnh vực nói trên và đã

được thể hiện súc tích trong bài viết cúa Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn

Mạnh Cầm nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ngành ngoại giao

Về mặt thời gian, chỉ nghiên cứu trong thời kỳ 1986-1995 Song vì

*vấn để Campuchia” xuất hiện ở thời điểm 1979 có liên quan trực tiếp đến đối ngoại Việt Nam thời kỳ 1986-1995 nên phạm vi nghiên cứu

được bắt đầu từ 1975, tất nhiên chỉ được trình bày ngắn gọn, sơ lược Sở

dĩ lấy mốc 1986 là vì 1986 là năm khởi đâu cho đổi mới đối ngoại được

để cấp đến trong văn kiện Đại hội Đảng lần VI và lấy 1995 để làm giới

hạn tạm thời cho phạm vỉ nghiên cứu là vì với các sự kiện tháng 7/1995,

đường Hộ ai naoas dodo anh hink tne tha ec Se ea HRS EE:

Trang 10

Đối ngoại nhà nước là sự kế tục chính sách đối nội trên bình diện

quốc tế, là hoạt động ngoại giao nhà nước dựa trên lợi ích quốc gia tác động và chịu sự tác động của các chú thể cấu thành nền chính trị thế

giới Vì vậy, đối tượng nghiên cứu còn bao gồm cá những tác nhân của

hoạt động đối ngoại như chính sách đối nội, tình hình thế giới, chiến lược của các nước lớn và các nhân tố chỉ phối đến hoạt động đối ngoại

Việt Nam thời ky nay như “vấn dé Campuchia”, “Vấn để Biển Đông”

4)_Phương phúp nghiên cứu :

Trong qúa trình thực hiện để tài này, tác giả luận án dựa trên cơ

sở phương pháp luận Mác-xít trong nghiên cứu lịch sử và đường lối, chủ

trương của Đảng và Nhà nước về các vấn để đối ngoại đồng thời tuân

thủ chặt chế phương pháp đặc trưng của bộ môn : phương pháp lịch sử

và phương pháp lôgích, trong đó sử dụng phương pháp lịch sử để trình bày, Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh dựa trên các nguồn tư liệu có cách tiếp cận chú đẻ khác nhau để phân

ï ngoại trong thời

- Các tài liệu của các tác gid trong nước để cập đến hoạt động ngoại giao Việt Nam và các tác nhân quan hệ với đối ngoại Việt Nam

- Các lài liệu tham khảo của các nhà nghiên cứu nước ngoài được

Trang 11

hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế,

Nội dung của luận án có thể là nguồn tư liệ

phục vụ cho việc giăng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại.

Trang 12

6) Nội dung cơ bản của luôn ón :

Luận án được trình bày trong 140 trang qua ba phan :

nội dung và kết luận Phần nội dung gồm hai chương :

Chương 1 : Tiến tới định hướng đối ngoại vì hòa bình, độc lập và

Luận án lựa chọn một để tài có tính thời sự, một vấn để rất rộng

và rất phức tạp vì vậy trong khuôn khổ của một luận án cao học có hạn

về thời gian và năng lực nghiên cứu, chắc chắn sẽ có nhiều sai sót và hạn chế Tác giả luận án mong đón nhận được nhiều ý kiến đóng góp

của các vị giáo sư, các nhà sử học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng

của luận án,

Luận án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, đầy tính khoa học của Phó Giáo sư Hồ Sĩ Khoách, Chủ tịch Hội Khoa học Lích sử thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 13

| CHUONG 1 | TIEN TOI DINH HƯỚNG ĐỐI NGOẠI

vi DOC LAP, HOA BINH VA PHAT

giới mà trong đó Mỹ đóng vai trò điểm tựa, đòn bẩy của tam giác nhằm

thay thế cho sự đối đầu lưỡng cực đã tổn tại từ 25 năm qua vốn đã làm cho

Mỹ bị suy yếu vì phải mở rộng cam kết và sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam Vì vậy, vào cuối 1969, Mỹ đã nối lại cuộc tiếp xúc với Trung Quốc tại Vác - Xa - Va - Thủ đô Ba Lan - nơi đã diễn ra 134 phiên họp không chính thức giữa Mỹ - Trung Quốc từ 1954 - 1968 Kết quả của lần

xúc này đã đưa đến chuyến di bí mật của KISSINGER đến Bắc Kinh

vào ngày 9/7/1971, mở đường cho cuộc gặp gỡ cấp cao đâu tiên giữa Tổng

thống Mỹ NIXON và Chủ tịch Mao Trạch Đông diễn ra ở Bắc Kinh vào ngày 21/2/1972

Để tránh bị cô lập trước sự câu kết giữa Bắc Kinh và Washington, Mát-xeơ-va cũng vội vàng hành động, cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Tổng

Trang 14

thong M§ NIXON va Chủ tịch Brê-giơ-nép đã diễn ra ở Mát-xcơ-vu vào

ngày 20/5/1972

Mục tiêu của KISSINGER - cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ

NIXON- “chơi lá bài Trung Quốc” là nhằm tạo ra một nền ngoại giao tam giác" hơn là tìm kiếm một đồng minh mới trong sự đối đầu lưỡng cực vì

trong kỷ nguyên hạt nhân, sự dung nạp thêm đồng mỉnh cũng không thể

nào thay đối sức mạnh hủy diệt của vũ khí hạt nhân Mỹ sẽ có lợi ích cao

nhất nếu cá Trung Quốc và Liên Xô đều có nhu cầu liên kết với Mỹ nhằm chống lại nước kia KISSINGER nhận định: “Đó là rò chơi ba chiều, song bất cứ một sự đơn giản hóa đều gây ra thắm họa” (116,18)

Trước mắt, Mỹ sử dụng vị trí điểm tựa trong quan hệ tam giác thúc đẩy việc giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam theo phương án 4 điểm '° rút quân va tha tù binh trong !2 tháng kế từ 1/8/1971, ngừng bắn toàn Đông Dương và giải pháp theo kiểu Giơ-nc-vơ 1954 Như vậy, Mỹ vẫn

tiếp tục duy trì sự tồn tại của chế độ thân Mỹ ở miền Nam Việt Nam và ở

Campuchia và do đó duy trì sự chia cắt ở Đông Dương Phương án bốn

điểm đã được Bắc Kinh ủng hộ và gây sức ép với Việt Nam?” nhằm mặc

cả với Mỹ trong vấn đề thu hồi Đài Loan về Trung Quốc)

Ngày 30/03/1972, Hà Nội đã trả lời bắn thông cáo chung Thượng Hải

(22/02/1972) giữa Mỹ và Trung Quốc bằng hành động mở cuộc tiến công chiến lược mùa hè 1972,°” ngày 6/4/1972, Mỹ trả đủa bằng cuộc leo thang

chiến tranh ném bom trở lại miền Bắc và phong tốổa các cảng nhằm làm

giảm áp lực của cuộc tiến công, cứu vãn sự sụp đổ của chế độ thân Mỹ ở

Trang 15

Đụng Dương đồng thời lợi dụng việc chuẩn bị cuộc gặp gỡ cấp cao Xụ-Mỹ

để buộc Liờn Xụ gõy sức ộp với Hà Nội “°

Liờn Xụ - với vị trớ là nước cung cấp vũ khớ hiện đại cho Hà Nội, đúng vai trũ trung gian trong vấn để Việt Nam, sử dụng “l4 bài Việt Nam”

để tạo mối liờn kết với Mỹ, phỏ vỡ sự cõu kết Mỹ-Trung nờn cũng tỡm

cỏch gõy sức ộp với Hà Nội chấp nhận giải phỏp của Mỹ về việc kết thỳc

cuộc chiến tranh Đụng Dương f?_ Vỡ vậy, cũng giống như Trung Quốc,

Liờn Xụ cũng cú thỏi độ hai mặt trong vấn để Việt Nam, vừa ủng hộ cụng cuộc chống Mỹ cứu nước của nhõn dõn Việt Nam để kỡm chõn Mỹ trong chiến lược toàn cầu vừa khụng ngừng gõy sức ộp với những toan tớnh lợi

ớch chiến lược mới nấy sinh

Sau khi đi Bắc Kinh về, NIXON đó cho đỏnh phỏ ỏc liệt miền Bắc (6/4/1972) và phong tổa cảng Hải Phũng (8/5/1972) Cũn Liờn Xụ từ thỏng 4/1972, KISSINGER đó bỏo cỏo với NIXON “Người Xụ-Viết đó khụng đỏp ứng yờu cầu mới về trang bị cho Bắc Việt Nam ".(11,222)

Như vậy, đầu thập kỷ 70, sự hỡnh thành tam giỏc chiến lược Mỹ-Xụ

Trung thay thế cho sự đối đầu lưỡng cực đó tạo ra mụi trường quốc tế bất lợi cho cụng cuộc khỏng chiến chống Mỹ cứu nước của nhấn dẫn Việt Nam

“Thực tế Việt Nam đó trở thành mún hàng mặc cỏ để giữ thế cõn bằng lực lượng giữa cỏc nước lớn ể Đụng Nam Ẩ"0121ỉ

Vỡ vậy, thắng lợi của @đỏch mạng Đụng Dương 1975 và sự thống nhất nước Việt Nam 1976 đó phỏ vỡ thế cõn bằng của cỏc cường quốc trong khu

vực.

Trang 16

Sự thất bại trong chiến tranh Việt Nam và sự hòa giải với Trung Quốc

dẫn đến sự chấm đứt cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu

vực Châu Á đã thúc đẩy Mỹ trở về với chủ nghĩa biệt lập, (ập trung nguồn

lực đối phó với khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng

chính trị, khủng hoẳng cơ cấu kinh tế diễn ra dồn dập trong thập ký 70 Do

vậy, Mỹ đã thực hiện một cuộc rút lui khói Đông Nam Á Đóng cửa các

căn cứ quân sự ở Thái Lan trước tuyên bố của Thủ tướng Thái Lan

KUKRIT PRAMOT vỆ thời hạn rút quân của Mỹ ra khỏi Thái Lan chậm

nhất là ngày 20/3/1976 Giải thể tổ chức hiệp ước Đông Nam Á (SEATO)

ngày 30/6/1977 Song cuộc rút lui của Mỹ khỏi Đông Nam Á là nằm trong

ý đồ chiến lược cùng chia sẻ trách nhiệm của học thuyết NIXON, thay thế

sự hiện diện của Mỹ ở khu vực này bằng sự câu kết Trung-Mỹ tiếp tục

tực hiện chính sách như ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô tiến xuống

vùng Đông Nam Á Hành động đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa 1974 nằm

dudi sự kiểm soát của chế độ ngụy Sài Gòn thân Mỹ là biểu hiện công khai của tinh thần thông cáo chung Thượng Hải 1972- sự câu kết Trung -

Mỹ chống Liên Xô ở khu vực Đông Nam Á

Ngược lại với Mỹ, Liên Xô trong thập niên 70 để đối phó với nguy cơ cùng một lúc phải đương đầu với cuộc chiến tranh ở cả hai phía: NATO từ

phía Tây và Trung Quốc từ phía đông đã không ngừng tăng cường lực lượng quân sự và hiện đại hóa quân đội đặc biệt là tăng cường cho bộ tư

lệnh Viễn Đông, Cùng với việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang, Liên Xô

` + [A aA ^ “ an "A

còn đẩy mạnh việc mở rộng ảnh hưởng trên thể giới thông qua viện trợ

Trang 17

an ninh của Trung quốc vả dé tránh nguy cơ xuất hiện một Việt Nam thân

Liên Xô ở phía nam, Trung Quốc với tham vọng thay thế Mỹ đóng vai trò

cường quốc khu vực đã gây sức ép buộc Việt Nam nằm trong khuôn khổ

chiến lược của Trung Quốc bằng hành động chiếm đảo Hoàng Sa 1974, bằng bàn tay của PÔN-PỐT dưới danh nghĩa tiến hành một cuộc “ chiến tranh vì đân tộc” ngay khi miền Nam Việt Nam được giải phóng", bằng

vấn đề “nạn kiều ”

Hành động của Trung Quốc, dựa vào sức mạnh quân sự và gây sức ép

thô bạo về chính trị đã phá vỡ đường lối đối ngoại Việt Nam sau khi đất

nước thống nhất là duy trì sự cân bằng trong quan hệ Xô — Trung, đồng

thời làm tiêu tan những nổ lực đa dạng hóa các quan hệ quốc tết”, những

cố gắng tiến tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ của ngoại giao Việt

Nam!!?2 Như vậy, sự xung đột lợi ích chiến lược giữa Liên Xô và Trung

Quốc - Mỹ ở khu vực Đông Nam Á đã trở thành nguồn gốc sâu xa dẫn đến

cuộc chiến tranh biên giới ở Tây Nam và phía Bắc Việt Nam.

Trang 18

1.1.2 “Van dé Campuchia” — Viét Nam bi bao vây, cấm vận:

Sau khi nắm toàn bộ quyền lực, với chuyến đi thăm Bắc Kinh 1965,

lập đoàn PÔN - PỐT - IÊNG- XA- RY đã biến Đẳng Cộng Sản Campuchia

thành một Đảng phụ thuộc Trung Quốc ””, Vì vậy, từ sau Hiệp định Paris

về Việt Nam 1973, PON-POT, theo lệnh của Bắc Kinh, đã thực hiện một

chính sách hai mặt đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai: “vừa dựa vào Viét Nam vita chéng Viét Nam”(1,73)

Sau ngày 17/4/1975, nước Campuchia dưới sự kiểm soát của chế độ

phát xít diệt chúng do tập đoàn PÔN-PỐT-IÊNG-XA-RY dựng lên đã “¿ thành một bàn đạp của Trung Quốc để bành trướng xuống Dông l2ương và Đông Nam Châu Á "(1,80).V3 vậy, “Campuchia đân chử " trả thành công cụ của chính sách gây sức ép mà Trung Quốc theo đuổi nhằm gây ảnh hưởng đối với Việt Nam và cũng nhằm ngăn ngừa một Việt Nam thân Liên Xô sẽ trở thành mối đe dọa lợi ích an ninh của Trung Quốc từ phía Nam

Như vậy, chủ nghĩa quốc gia cực đoan của tập đoàn PÔN-PỐT- _IÊNG-XA-RY” cùng với chủ nghĩa nước lớn của Bắc Kinh là nguồn gốc

trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam xuất hiện ngay sau

thắng lợi của cách mạng 3 nước trên bán đảo Đông Dương từ 1975,

Ngày 1/5/1975, trong lúc các lượng vũ trang cách mạng Việt Nam tiến

xuống giải phóng vùng đồng bằng sông Cứu Long thì tập đoàn PON-POT-

IỀNG-XA-RY đã mở cuộc tiến công dọc biên giới Việt Nam — Campuchia nhầm vào các cơ sở cách mạng miền Nam Việt Nam Sau đó, đổ bộ chiếm

đảo Phú Quốc, Thổ Chu của Việt Nam Từ tháng 4/1977, Khơ me Đỏ dựa

Trang 19

công vũ trang vào Việt Nam, suốt doc biên giới hơn 1000Km từ Hà Tiên

đến Tây Ninh, nhằm vào cả dân thường, khước từ mọi đề nghị của Việt Nam về việc chấm dứt những hoạt động quân sự về việc giải quyết cuộc

xung đột bằng một giải pháp thương lượng có sự giám sát quốc ie? Tham

chí, tập đoàn PON-POT_IENG-XA-RY còn liều lĩnh leo thang chiến tranh

một cách mù quáng trước những cuộc phản công có tính chất cảnh cáo từ

phía Việt Namf?),

Phối hợp với những hoạt động quân sự của PÔN-PỐT ở biên giới Tây

Nam Việt Nam, Trung Quốc tiến hành gây sức ép ngoại giao với Việt Nam Ngày 31/12/1977, Trung Quốc cắt đứt mọi hợp tác quân sự với Việt Nam và cũng là ngày “Campuchia dân chỉ” tuyên bố cắt đứt quan hệ

ngoại giao với Việt Nam Sau đó, nhân cuộc cải tạo công thương nghiệp được phát động vào tháng 3/1978, Bắc Kinh dựng lên van dé “nan kiều” lạo ra lần sóng hoảng loạn, di tắn trong giới người Hoa, gây ra tình trạng

bất ổn bên (rong Đến ngày 3/7/1978, vịn vào cớ “vấn đề nạn kiều ", Trung

Quốc cắt viện trợ, rút hết chuyên gia về nước và đóng cửa 3 lãnh sự quán

Việt Nam tại Trung Quốc

Để giữ vững nền độc lập và sự toần vẹn lãnh thổ, tạo được thế và lực

đối đầu với cuộc chiến tranh từ hai phía, Việt Nam không còn cách lựa chọn nào khác là phải từ bỏ chiến lược đối ngoại thăng bằng giữa hai nước

lớn Liên Xô và Trung Quốc, củng cố liên minh chặt chẽ và toàn diện với

Lào bằng Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt -Lào ký ngày 18/7/1977, xác

„(†3)

% a St a eel eed eR OE i AD a EE re, Sa on ee Or Rl oe ee” ee ee ee ee ee eee

Trang 20

(RUMANI) t¥ ngay 27 — 29/6/1978, Viét Nam da dudc két nap lam thanh

viên của Hội đồng Đồng thời tích cực tăng cường hoạt động đối ngoại để

tranh thủ sự đồng tình của các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á

Thủ tướng Phạm Văn Đồng thực hiện chuyến đi đến Ấn Độ và Xrilanca

vào tháng 2 và 3/1978, đến các nước Đông Nam Á trong tháng 9 và

10/1978

Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thắng hơn khi phiá

Trung Quốc vàongày 26/9/1978, đơn phương tuyên bố đình chỉ không kỳ

hạn cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao về vấn đề người Hoa ở Việt

Nam và sau đó, tăng cường những hoạt động vũ trang tiến công các tỉnh

biên giới phía Bắc Việt Nam, uy hiếp nghiêm trọng nền an ninh Việt Nam

Trước tình thế đó, để tự vệ, ngày 3/11/1978, tại Mát-xcơ-vaf'”Việt Nam đã

ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô Hiệp ước này đã kết thúc

thời kỳ ngoại g1ao thăng bằng Xô-Trung của Việt Nam và kể từ đây “hợp

tác toàn điện với Liên Xô”(10,195) trở thành hòn đá tảng trong chính sách

đối ngoại của Việt Nam

Trung Quốc và Mỹ cùng có lợi ích chung chống lại sự mở rộng ảnh hưởng cúa Liên Xô trên thế giới vào cuối thập niên 1970 nên trước sự kiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt-Xô được ký kết 1978, cũng vội vàng hành động theo chiều hướng thắt chặt trở lại sự câu kết Trung-Mỹ từ 1972

Mỹ thúc đấy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc

đồng thời từ bố dự túnh bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (rong

1978”” Ngày 15/12/1978, Hiệp định bình thường hóa quan hệ Trung Quốc

Trang 21

tế Một tuần sau, ngày 22/12/1978, PÔN-PỐT, tập trung 3 trung đoàn

thuộc 3 sư đoàn chủ lực có pháo binh yểm trợ mở cuộc tấn công qui mô

vào khu vực Bến Sỏi (Tây Ninh) Ngày 25/12/1978, Việt Nam cùng với

mặt trận thống nhất dân tộc cứu quốc do HENG SAM RIN làm chủ tịch

được thành lập vào đầu tháng 12/1978 đã mở cuộc phản công và sau đó

tiến công tiêu diệt chế độ Campuchia dân chủ Ngày 7/1/1979, quân đội

Việt Nam và lực lượng vũ trang của Mặt trận thống nhất dân tộc cứu quốc

đã chiếm được Phnôm Pênh Chế độ Campuchia dân chủ bị xóa bỏ và

nước Cộng hòa nhân dân Campuchia được tuyên bố thành lập Ngày

9/1/1979, Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi điện

văn chào mừng Hội đồng nhân dân cách mạng và thông báo quyết định

của chính phú Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận nước Cộng

hòa nhân dân Campuchia Sau đó, từ ngày 16-19/2/1979, đoàn đại biểu cấp

cao Việt Nam do Thú tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu thăm hữu nghị chính

thức nước Cộng hòa nhân dân Campuchia và ngày 18/2/1979, tại Thủ đô

Phnôm Pênh, hai bên ký kết Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác Việt

Nam-Campuchia Hiệp ước ghi nhận hai bên cam kết ủng hộ và giúp đỡ

lẫn nhau bằng mọi hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ độc lập, chú quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của từng nước chống

lại âm mưu và hành động phá hoại của lực lượng đế quốc và phản động quốc tế

Trước sự thất bại của tập đoàn PÔN-PỐT IÊNG-XA-RY, Trung Quốc

tiến hành một sự trả đủa công khai đối với Việt Nam Sau chuyến đi thăm

Trang 22

lượng 60 vạn quân, 500 xe tăng và 700 máy bay, Trung Quốc đã mở cuộc

lấn công ồ ạt vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam Cuộc tấn công bị

thất bại và Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam vào ngày 6/3/1979 Hành động quân sự của Trung Quốc đã làm cho quan hệ

Việt - Trung bước vào thời kỳ đối đầu căng thang

Tốc độ và hiệu quả của cuộc tiến quân vào Campuchia của Việt Nam

đã làm sống dậy học thuyết Dominof°' ở Đông Nam Á Sự sụp đổ của

chính phủ Campuchia dân chủ được Trung Quốc hậu thuẫn đã kéo theo sự

tan vỡ chủ trương của giới cầm quyển Thái Lan muốn duy trì Campuchia

dưới sự kiểm soát của PÔN-PỐT làm vùng đệm giữa Việt Nam và Thái

Lan Ngược lại, sự ra đời của chính phú HENG SOM RIN ở Campuchia

được sự úng hộ hoàn toàn của Việt Nam bằng Hiệp ước hữu nghị và hợp

tác ngày 18/2/1979 đã làm xuất hiện nguy cơ “mối đe dọa của Việt Nam”

trong giới cầm quyền phái hữu ở Thái Lan Ngày 16/1/1979, Thi tướng Thai Lan KRIANGSAK sang thăm Nhật Bản, yêu cầu Nhật Bản giảm viện trợ cho Việt Nam Từ ngày 2 -4/2/1979, Thủ tướng KRIANGSAK sang

thăm Mỹ tìm kiếm sự bảo đắm an ninh và viện trợ quân sự từ phía Mỹ Ngày 21-27/3/1979, KRIANGSAK sang thăm Liên Xô tìm kiếm sự bảo đảm an ninh đối với các nước ASEAN Ngày 22/2/1979, Thú tướng Thái

Lan KRIANGSAK công khai thừa nhận chính phú Campuchia dân chú

Như vậy, với sự xuất hiện của “vấn đề Campuchia”, Thái Lan từ bỏ chính sách ngoại giao trung lập và chuyến sang ngoại giao lựa chọn để trục lợi

và tìm kiếm sự bảo đảm an ninh từ các nước lớn Tháng 9/1979, hội nghị

Trang 23

tác trong việc đóng góp tiền giúp đỡ dân tị nạn do chính phủ Thái Lan dé nghị Từ đó, Thái Lan, nước có biên giới tiếp giáp với Campuchia đã trỏ

thành vùng “đất thánh” của PÔN-PỐT, là con đường vận chuyển vũ khí và lương thực của Trung Quốc và các nước Phương Tây tiếp tế cho Khơ me

Đỏ Thái Lan ủng hộ Campuchia đân chủ là nhằm thực hiện ý đồ sử dụng lực lượng Khơ me Đỏ được sự hậu thuẫn của Trung Quốc để làm giảm sự

"đe dọa của Việt Nam” Khối ASEAN tuy không đồng nhất về quan điểm đối với “vấn đề Campuchia” song đã thống nhất trong hành động hậu thuẫn

cho Thái Lan-một thành viên của khối ASEAN Tháng 6/1979, Hội nghị

ngoại trưởng ASEAN họp ở Bali (Indonesia) đã ra thông cáo cuối cùng lên

án Việt Nam và kêu gọi sự ứng hộ quốc tế đối với quyền tự quyết của

Campuchia Hội nghị đã nhận được sự ủng hộ và cam kết an ninh từ phía

Mỹ Tháng 9/1979, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu với 71 phiếu

thuận, 35 phiếu chống, 34 phiếu trắng để xác nhận lại sự thừa nhận chiếc

ghế của Campuchia dân chủ tại Liên Hiệp Quốc Sau đó, ngày 22/10/1979, lại Liên Hiệp Quốc, khối ASEAN đưa ra dự thảo đòi Việt Nam rút quân

hoàn toàn khỏi Campuchia và tổ chức cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc đỡ

đầu để thành lập một chính phú mới Ngày 14/11/1979 dự thảo trên đã

được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua với 91 phiếu thuận, 21 phiếu

chống và 29 phiếu trắng Ngày 22/10/1980 dự thảo nghị quyết để nghị

triệu tập hội nghị quốc tế thảo luận “vấn để Campuchia” do ASEAN, Nhật

Bản cùng 30 nước đưa ra đã được thông qua với 97 phiếu thuận, 23 phiếu

chống và 22 phiếu trắng quyết định sẽ triệu tập vào đầu 1981 hội nghi

Trang 24

mới PREM TINSULANON thay thế KRIANGSAK, chủ trương cứng rắn đối với Việt Nam, đã đến thăm Trung Quốc Phía Trung Quốc tái xác nhận lại lập trường giúp đỡ Thái Lan nếu Việt Nam có hành động xâm lược Thái Lan Vì vậy, tuy có sự dị biệt nhưng giữa Trung Quốc, Mỹ và ASEAN đều có cùng quan điểm đòi Việt Nam rút quân, không thừa nhận chính phú HENG SOMRIN, nên đã tạo được sự phối hợp trong việc gây sức ép với

các phái Campuchia chống Việt Nam vượt qua những mâu thuẫn tiến đến

thành lập chính phú liên hiệp Campuchia dân chú vào ngày 22/6/1982

Như vậy, cuối cùng trong “vấn đề Campuchia", Mỹ, Trung Quốc và ASEAN với sự đồng tình của các nước Phương Tây đã hình thành một khối hậu thuẫn Chính phủ liên hiệp Campuchia dân chú chống Việt Nam, thực

hiện chiến lược làm “chảy máu” Việt Nam và cả Liên Xô

Ngược lại, lập trường cúa Việt Nam không thừa nhận có “vấn dé

Campuchia” và từ chối các giải pháp của Liên Hiệp Quốc, tiếp tục củng cố

thành quả cách mạng của nhân dân Campuchia bằng việc ký kết Hiệp ước

hữu nghị và hợp tác với Campuchia ngày 18/2/1979, chỉ rút quân khói

Campuchia khi nào an ninh đất nước được bảo đảm, các nước ngoài không

còn ủng hộ và viện trợ quân sự cho Khơ me Đỏ Việt Nam tiếp tục chính

sách đối ngoại tăng cường đoàn kết với Lào và campuchia, hợp tác toàn

điện với Liên Xô Ngày 27/3/1979, hải quân Liên Xô tiến vào Vịnh Cam

Ranh, mở ra thời kỳ hợp tác quân sự chặt chế giữa Việt Nam và Liên Xô

Ngày 5/11/1979, đoàn tàu quân sự hải quân Liên Xô do phó đô đốc LAXACOP ghé thăm Việt Nam cập bến Hải Phòng Ngày 20/12/1979,

Trang 25

X.GOROCOP, Thứ trưởng quốc phòng, tống tư lệnh hải quân Liên Xô làm

trưởng đoàn thăm hữu nghị Việt Nam Ngày 5/1/1980, Hội nghị Bộ trưởng

ngoại giao 3 nước Đông Dương được tố chức lần đầu tiên, nhóm hop tại

Phnôm Pênh, mở đầu cho thời kỳ phối hợp hoạt động ngoại giao tiến hành

khi xuất hiện “vấn đề Apganixtan” vào tháng 12/19791??,

Các nước Phương Tây và các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMP, ADB., ) dưới sức ép của Mỹ đã hoãn, cắt viện trợ, không cho Việt Nam

vay tiền cho đến khi nào Việt Nam rút quân khỏi Campuchia viện lẽ viện

trợ cho Việt Nam là trợ giúp cho những hành động bành trướng quân

sự" ”)Song song với biện pháp cấm vận về kinh tế, Mỹ, Trung Quốc và Phương Tây còn tổ chức Hội nghị Liên Hiệp Quốc vào ngày 20 và

21/7/1979 về “người tị nạn Đông Dương” nhằm cô lập chính trị, làm giảm

uy tín Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo ra nhân tố gây bất ổn xã hội

thường xuyên trong lòng đất nước Việt Nam

Vì vậy, “vấn đề Campuchia” đã đưa đến kết cục: Việt Nam bị các

nước phương Tây, Trung Quốc và các nước ASEAN bao vây, cô lập về

ngoại giao và kinh tế, đường lối đối ngoại đa phương nhằm khai thông với

phương tây phục vụ cho lợi ích khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến

Trang 26

tranh bị phá vỡ, ngoại giao Việt Nam phải chuyển sang đối ngoại đứng về

một phía

Tuy đối đầu với 3 nước Đông Dương, song ASBAN không phải là một khối liên minh chính trị đồng nhất Các nước ASBAN một mặt lo ngại ảnh

hưởng của Liên Xô tiến xuống vùng Đông Nam Á thông qua 3 nước Đông

Dương, nhưng mặt khác cũng lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc thông qua tập đoàn PÔN-PỐT - IÈNG-XA-RI, nhất là Indonesia và Malaixia,

những nước vốn đã phải đối đầu với “vấn đề nạn kiều”, vấn đề can thiệp

thô bạo của Trung Quốc vào nội bộ từng nước thông qua sự ủng hộ các phong trào Cộng sản Mao-ít ở Đông Nam Á Bên cạnh đó, thực tế diễn

biến trên chiến trường Campuchia cho thấy lực lượng Chính phủ liên hiệp

Campuchia dân chủ không có khả năng gây sức ép về mặt quân sự để buộc được Việt Nam rút quân Vì vậy, ASEBAN vừa tạo và tranh thủ dư

luận quốc tế thông qua diễn đàn Liên Hiệp Quốc gây sức ép về chính trị

và ngoại giao buộc Việt Nam rút quân vừa tìm kiếm cơ hội đối thoại với

Việt Nam về một giải pháp cho “tấn đề Campuchia”

Nhằm tách ASEAN ra khỏi trục Mỹ-Trung Quốc-ASEAN trong “vấn

đề Campuchia”, Việt Nam thông qua hội nghị Bộ trưởng ngoại giao 3 nước Đông Dương ngày 29/1/1981 đề nghị mở hội nghị đối thoại khu vực giữa 3

nước Đông [ương và các nước ASBAN(26,25),và để mở đường cho cuộc

đối thoại, hội nghị lần thứ 6 Bộ trưởng ngoại giao 3 nước Đông Dương nhóm họp tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 6 và 7/6/1982 đã ra lời tuyên

bố rút quân Việt Nam khỏi Campuchia Ngày 14/7/1982, đợt rút quân đầu

Trang 27

Sự chuyển động từ phía Việt Nam đã giải tổa nổi lo ngại về sự hiện

điện quân đội Việt Nam ở Campuchia, làm cho các nước ASEAN thay đổi cách nhìn vì “vấn để Camipuchia ” ngày càng đẩy ASEAN phụ thuộc vào lợi ích của các nước lớn ngoài khu vực- điều này trái với tinh than tuyên bố

CUALƠ LÁMPƠ 1971 về ZOPFAN Do đó, ngày 20/9/1983, các ngoại

tưởng ASEAN ra tuyên bố xác nhận rằng họ sẵn sàng xem xét một giải

pháp cho “vấn đề Campuchia” mà không qua khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc và cho rằng nhân tố chính của giải pháp sẽ là việc rút quân của Việt Nam

Sự mềm dẻo về lập trường giữa hai khối đã khai thông sự bế tắc và

mở đường cho xu thế đối thoại Sau sự kiện Việt Nam rút quân đợt đầu tiên, hoạt động ngoại giao được đẩy mạnh giữa các nước thuộc khối

ASEBAN với Việt Nam Ngày l6 - 30/7/1982, Bộ trưởng ngoại giao

Nguyễn Cơ Thạch thăm các nước thuộc khu vực Đông Nam Á (Miến Điện, Singapore, Malaixia và Vương quốc Thái Lan), ngày 28/10/1982 -

1/11/1982: tham Indonesia, ngày 6 — 8/6/1983: thăm Philipin theo lời mời của Bộ trưởng ngoại giao RÔMULÔ, 21-26/8/1985 thăm Thái Lan và hội

đàm với Bộ trưởng ngoại giao XƯƑPHI XAVETTXIL.A, ngày 21-26/8/1985: thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Indonesia Ngược lại, Việt Nam cũng đón nhận những đoàn ngoại giao của các nước ASEAN: ngày

J8/1/1984: Đoàn ủy ban đối ngoại Hạ nghị viện Vương quốc Thái Lan do

cựu Thủ tướng KRIANGSAK, chủ tịch ủy ban dẫn đầu thăm hữu nghị Việt

Nam Ngày 14-17/3/1985: Bộ trưởng ngoại giao Indonesia MOC-TA

Trang 28

CU-Tuy nhiên, xu thế đối thoại mang tính chất khu vực này không thé tiến triển để đi đến một giải pháp toàn diện cho vấn để Campuchia vì sự đối đầu giữa các nước lớn trong tam giác chiến lược Mỹ-Xô-Trung ngày

càng trở nên căng thang và phức tạp khi xuất hiện “vấn đề Apganixtan” và nhất là sau khi REAGAN lên làm Tổng thống Mỹ từ sau cuộc bầu cử

11/1980)

1.2-Đổi mới tư duy đối ngoại:

I.2.1- Công cuộc cải tổ ở Liên Xô và xu thế hòa diu Mỹ-Xô-

Trung:

Cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới trong thập kỷ 70 đã trở

thành động lực thôi thúc các nước tư bản chủ nghĩa - phần lớn là những

nước kém tài nguyên phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu bên ngoài, nhanh

chóng vận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

vào trong lĩnh vực sản xuất do đó đã tạo ra một cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới trên thế giới Hiệu quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ này đã đưa chủ nghĩa tư bẩn vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế kéo

đài trong thập kỷ 70 và đầu những năm 80, làm thay đổi địa vị của các nước giàu tài nguyên trên thế giới Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

Trang 29

khác tự chủ về tài nguyên nên không bị tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới.Vì vậy, bước vào thập kỷ 80, trở nên tụt

hậu trước cuộc triển khai cách mạng khoa học công nghệ mới, nền kinh tế

trở nên trì trệ do đó bộc lộ những khuyết tật không những về cơ chế quản

lý kinh tế mà cả về mặt chính trị, xã hội Đến đầu những năm 80, đất nước

bị đẩy vào khủng hoảng kinh tế xã hội sâu sắc Do vậy, từ 1982 công cuộc

cải cách đã được khởi động song phải đến 1985, khi GOÓC-BA-CHỐP

được bầu làm tổng bí thư Đắng Cộng sắn Liên Xô thì một chương trình cải

sâu rộng mới được đề xướng '”” Để tập trung nguồn lực va tao điều kiện

bên ngoài thuận lợi cho công cuộc cải tổ, GOÓC-BA-CHỐP đã chủ trương

thực hiện một đường lối đối ngoại hòa bình, cải thiện quan hệ với Mỹ và

Trung Quốc”, Tháng 5/1985, Liên Xô bắt đầu xem xét lại vấn để

Apganixtan vấn đề then chốt trong chính sách đối ngoại của Liên Xô và là nguồn gốc trực tiếp đưa quan hệ Xô-Mỹ từ hòa dịu đến đối đầu căng

thẳng Ngày 30/6/1985, cấp chuyên viên Xô-Mỹ bắt đầu bàn về vấn đề

Apganixtan tại Washington Tháng 7/1985, Liên Xô và Trung Quốc ký hiệp định thương mại 5 năm trị giá l4 tỷ USD, trong đó Liên Xô giúp Trung Quốc hiện đại hóa các nhà máy mà Liên Xô đã xây dựng cho Trung

Quốc 30 năm trước

Những tín hiệu hòa hoãn khởi phát từ Liên Xô đã đưa đến kết quả tan

băng giữa hai siêu cường Tại Giơ-nc-ve, từ I9 — 21/11/1985, cuộc họp

thượng đính giữa tổng thống Mỹ lReagan và tổng bí thy Dang Cong san

Liên Xô đã diễn ra Hai bên thảo luận về một chương trình nghị sự do tổng

Trang 30

song phương và vấn đề kiểm soát vũ khí Sự kiện này mở đầu cho các cuộc

họp thượng đỉnh thường niên Xô-Mỹ và do đó mớ ra thời kỳ hòa hoãn thực

sự lâu dài giữa hai siêu cường

Ngày 15/1/1986, Tổng bí thư GOÓC-BA-CHỐP còn mở cuộc tiến

công hòa bình bằng chương trình thú tiêu vũ khí hạt nhân đến năm 2000

Đường lối đối ngoại hòa bình nhằm tạo ra môi trường quốc tế thuận

lợi cho công cuộc phát triển kinh tế tăng tốc trong nước tiếp tục được Dai

hoi lan thi? XX VII Dang Céng san Liên Xô triệu tập 25/2/1986 khẳng định

và cụ thể hóa, tạo ra một bước ngoặt trong tư duy đối ngoại của Liên

XG)

Sau Đại hội lần thứ XXVIH, Liên Xô đấy mạnh hoạt động đối ngoại

hướng đến mục tiêu kiỂm soát, giải trừ vũ khí hạt nhân và giải quyết các

cuộc xung đột khu vực

Tháng 5/1986: tại hội nghị Giơ-ne-vơ, vấn đề Liên Xô rút quân khỏi Apganixtan đã được bàn đến nhằm giải quyết sự đối đầu giữa Liên Xô và

Mỹ, Trung Quốc

Ngày 28/7/1986, trong một diễn văn đọc ở VLAĐIVÔXTỐC, Tổng bí

thy GOOC-BA-CHOP đã trình bày chính sách mới của Liên Xô ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Chương trình này để cập đến việc thiết lập mối quan hệ song phương với các nước ở khu vực Châu Á - Thái Bình

Dương, đặc biệt chú trọng đến việc bình thường hóa quan hệ với Trung

Quốc, giải quyết các cuộc xung đột trong khu vực, giẩm lực lượng quân sự Liên Xô đóng ở phía Đông và phía Nam Liên Xô, cắt bó vũ khí hạt nhân

Trang 31

khẳng định vị trí cường quốc của Liên Xô ở khu vực Châu Á-Thái Bình

Dương vừa nhằm giải quyết sự đối đầu căng thẳng trong khu vực, tạo ra

môi trường hòa bình thuận lợi cho công cuộc khai thác kinh tế vùng Viễn

Đông Liên Xô, thu hút nguồn nhân công Trung Quốc, vốn và khoa học kỹ

thuật của Nhật Bắn và Hàn Quốc

Diễn văn VLAĐIVÔXTỐC của Tổng bí thư Đảng Cộng sắn Liên Xô

GOÓC-BA-CHỐP đã mở ra thời kỳ hòa dịu Xô-Trung Trung Quốc đang

theo đuổi những mục tiêu hiện đại hóa đất nước nên cũng cần xây dựng môi trường quốc tế hòa bình thuận lợi cho công cuộc tăng tốc nền kinh tế song đã không vội vã trong vấn đề bình thường hóa quan hệ với Liên Xô vì hành động này có thể gây mối lo ngại từ phía Mỹ và Nhật Bắn, ánh hưởng đến chiến lược phát triển dựa vào vốn, kỹ thuật và thị trường phương

Tây.Vì vậy, nhân cơ hội này, Trung Quốc trì hoãn bằng cách lợi dụng sự

nhượng bộ của Liên Xô, gây sức ép để giải quyết vấn đề Campuchia Trong cuộc phống vấn của đài truyền hình Mỹ (CBS), tháng 9/1986, Dang

Tiểu Bình, chủ nhiệm ủy ban cố vấn Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc đáp lại diễn văn VLADIVOXTOC bằng lập trường néu lai “3 đrớ

ngại” mà phía Trung quốc đã đưa ra trong cuộc đàm phán đầu tiên được

nối lại vào tháng 10/1982 như là điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hóa quan hệ Xô-Trung'”?, Do vậy, tuy lập trường cúa Liên Xô trong việc

bình thường hóa quan hệ Xô-Trung được khẳng định trên cơ sở song

phương “không đụng chạm đến nước thứ ba” nhưng đứng trước quan điểm

của Trung Quốc, lập trường này trở nên mỏng manh vì “vấn đề

Trang 32

gặp khó khăn Mặt khác, Liên Xô cũng chưa muốn từ bỏ căn cứ hái không

quân mới xây dựng ở Đà Nẵng và Vịnh Cam Ranh ở Việt Nam”? -một cơ

sở thể hiện sức mạnh quân sự để khẳng định vai trò cường quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Do đó, trước mắt Liên Xô vẫn còn do dự với

đề nghị của Trung Quốc về việc gây sức ép với Việt Nam lòng vấn đề

Campuchia”),

Tóm lại, công cuộc cắi tổ ở Liên Xô do GOÓC-BA-CHỐP đề xướng

đã mở ra thời kỳ hòa dịu Mỹ-Xô-Trung Tiến trình bình thường hóa Xô-

Trung một mặt mở ra triển vọng cải thiện quan hệ Việt-Trung, khai thông đối thọai khu vực giữa 3 nước Đông Dương và khối ASEAN nhưng trước

mắt Việt Nam có nguy cơ bị đấy vào tình thế bị cô lập về ngoại giao hơn bao giờ hết trong “vấn đề Campuchia”

1.2.2- Đại hôi VI Dang Cong Sản Việt Nam - xu thế đối thoại ở

Đông Nam Á được khai thông:

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ được triển khai một cách mạnh

mẽ sau khủng hoảng năng lượng trên thế giới trong thập kỷ 70 đã không những làm đáo lộn cơ cấu kinh tế của các nước Tư Bản Chú Nghĩa mà còn nay sinh xu hướng đổi mới ở các nước Xã Hội Chủ Nghĩa và do đó làm

xuất hiện xu thế hòa hoãn để hợp tác phát triển tồn tại bên cạnh sự đấu tranh quyết liệt vốn có giữa hai hệ thống đối lập

Mục tiêu đối ngoại của Liên Xô là hướng đến một môi trường hòa

Trang 33

bên trong đang trên đà khởi động vì vậy chiều hướng đối ngoại của Liên

Xô trong thời kỳ cái tổ là giảm bớt những cam kết bên ngoài, có khuynh

hướng nhượng bộ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế

Trong khi ấy, mặc dù nền kinh tế Việt Nam được hỗ trợ từ nguồn viện

trợ, vay nợ bên ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng ngân sách song đo hậu quá chiến tranh để lại, xuất phát điểm quá thấp, vấp váp, sai lầm

trong các chính sách kinh tế (nhất là cuộc cải cách giá, lương, tiền 1985)

nên đến 1985, kinh tế đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm

trọng Ngân sách luôn bội chi và luôn G trong tình trạng thâm hụt phải bù

đấp bằng phát hành, siêu lạm phát đạt đỉnh cao vào năm 1986 với tốc độ

tăng giá cá năm lên tới 774,7% Nhiều loại sản phẩm tính bình quân đầu

người thấp hơn 1976 Từ 1976-1985, đất nước đã phải nhập khẩu 1,5 triệu

tấn gạo và 60 triệu mét vải Đến 1985, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỷ rúp và

1,9 ty USD(22,6) Hàng triệu lao động chưa có việc làm Tài nguyên chưa

được khai thác tốt, công suất máy móc thiết bị sử dụng ở mức thấp Phân phối, lưu thông rối ren kéo dài, của cải xã hội bị lãng phí nghiêm trọng Đời sống công nhân, cán bộ nhân dân lao động còn nhiều khó khăn Tiêu

cực trong xã hội có những biểu hiện nghiêm trong(5,148)

Trước thực trạng kinh tế- xã hội lâm vào khủng hoảng, trước bối cảnh quốc tế có sự chuyển biến tạo ra những thách thức và cơ hội mới, Đắng

Cộng Sản Việt Nam đã triệu tập Đại hội VI (15/12/1986 —- 18/12/1986) với

tính than nhin thang vào sự thật đã nhận thức lại đặc điểm của thời đại (5,34) va tinh hình thế giới, xác định lại vị trí của cách mạng Việt Nam, đề

Trang 34

ra đường lối đổi mới toàn diện và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam

trong chặng đường đầu tiên(5,34)

Về đối ngoại, Đại hội VI đề ra mục tiêu hoạt động đối ngoại như sau:

"Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta phải phục vụ cho công

cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, làm thất bại cuộc

chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch tiếp tục làm tròn nghĩa vụ quốc tế

đối với Campuchia và Lào Chúng ta cần tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng

rãi vào việc phân công và hợp tác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, đồng

thời tranh thi mở rộng quan hệ vót các nước khác ”(5,107)

Như vậy, hoạt động đối ngoại của ngoại giao Việt Nam bên cạnh việc

tiếp tục phục vụ nhiệm vụ chiến lược bảo vệ (tố quốc, còn có nhiệm vụ mới

là mở rộng quan hệ với các nước khác, tranh thủ sự hợp tác quốc tế trên

lĩnh vực kinh tế, khoa hoc va kỹ thuật Vì thế, Đại hội VI Đảng Cộng sản

Việt Nam đã khởi đầu cho quá trình tiến đến định hướng đối ngoại đa

hệ giữa hai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới "(5,107)

Đối với vấn để Campuchia: “Chúng ta hoàn toàn ủng hộ lập trường

của Cộng hòa nhân dân Campuchia sẵn sàng đàm phán với các cá nhân và

SV2Ïc 3: 2x1 9514 vờ: - -OƯNG 2 EU 3,7 SG 0V 224v NUNG: t2 VÉ 0/2252: 3405508 GỀNG le IÂ SG GUïNG Là v39/ẺX5965 0002 SI X+ OM CNR C27222: R 320216 s$ sgk (Ä[ 22 40 6+ 2434144

Trang 35

diét chung PON-POT, chinh phi ta chi truong tiép tuc rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, đồng thời sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên dé

đi tới một giải pháp chính trị đúng đắn cho Camjuchia "(Š,108)

Lập trường rút quân, giải quyết vấn để Campuchia bằng một giải

pháp chính trị trên cơ sở bảo đẩm nền an ninh của Việt Nam đã phù hợp với quan điểm của khối ASEAN Vì vậy, đường lối đối ngoại Đại hội VI

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khai thông đối thoại giữa 3 nước Đông

Dương và khối ASEAN về vấn để Campuchia Cùng lúc ấy, các nước lớn

cũng tích cực tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề Campuchia thông qua con

SHEVARDNADZE thực hiện chuyến đi thăm 5 nước Đông Nam Á

(Ildonesia, Việt Nam Lào, Campuchia và Thái Lan) và là dé tim kiếm

một giải pháp cho vấn để Campuchia theo tỉnh thần diễn van VLADIVOXTOC Đây là tín hiệu cho Trung Quốc thấy Liên Xô đang

phấn đấu để đi đến một giải pháp cho vấn để Campuchia Ngày 14/4/1987

- 20/4/1987, trong vòng đàm phán X6-Trung lần thứ !0 về vấn đề biên

giới tại Mátxcơva, lần đầu tiên vấn để Campuchia được đưa ra thảo luận

và không công bố Sự hòa dịu Xô-Trung đã góp phần thúc đẩy sự khai

thông bế tắc trong đối thoại khu vực giữa Đông Dương và khối các nước

ASEAN

Sau 8 năm ủng hộ Chính phủ Liên Hiệp Campuchia dân chủ, lần đầu

tiên các Bộ trưởng ASEAN tuyên bố PÔN-PỐT không được trở lại cầm quyền ở Campuchia Lập trường này phù hợp với quan điểm của Việt Nam

Trang 36

ngày 1/5/1987, Ngoại trưởng lndoncsia MOCTTAR, với tư cách là người

phối hợp giữa Đông Dương và ASEAN đề nghị hội nghị không chính thức

đưới hình thức tiệc rượu (COK'FAIL PARTY) giữa các bên liên quan đến

vấn để Campuchia Việt Nam tán đồng đề nghị của Indonesia và cuộc hội

đàm giữa Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch và Ngoại trưởng Indonesia MOCTAR đã kết thúc bằng thông báo chung thành phố Hồ Chí

Minh ngày 29/7/1987 Hai bên nhất trí việc tìm kiếm một giải pháp cho vấn để Campuchia phải gắn với một giải pháp cho hòa bình, ốn định ở

Đông Nam Á, thỏa thuận các nhóm “kháng chiến” Campuchia và chính phủ HENGSOMRIN sẽ gặp nhau tại một cuộc gặp gỡ không chính thức ở JAKARTA (JIM 1: Jakarta Informal mecting 1)

Ngày 20/9/1987, Ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Học Khiêm gặp

Ngoại trưởng Liên Xô SHEVARNADZE ở Liên Hiệp Quốc thông báo rằng

Trung Quốc có thể chấp nhận một chính phủ hòa hợp bao gồm cá chế độ

HENG SOMRIN

Ngày 21/9/1987, Thủ tướng Campuchia HUNSEN tuyên bố rằng cuộc

đàm phán có thể bao gồm cả ông KHIEU SAMPHON đại diện cho Khơ

Trang 37

Ngày 21/9/1987, Thủ tướng Campuchia HUNSEN tuyên bố rằng cuộc

đàm phán có thể bao gồm cả ông KHIEU SAMPHON đại diện cho Kho me

Đỏ

Ngày 5/10/1987, thông qua vai trò trung gian của Quốc vụ Khanh đối

ngoại Ấn Độ NATWAR SINGH, Sihanouk chấp nhận để nghị của

HUNSEN về một cuộc hội kiến và đưa ra để nghị cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra

nơi khách sạn Sihanouk đang ở tại Pháp

Ngày 8/10/1987, Phnôm Pênh đưa ra một kế hoạch hòa bình gồm 5 điểm, trong đó để nghị dành cho Sihanouk một cương vị cao trong chính phủ Ngày 02/12/1987 cuộc hội đàm chính thức đầu tiên giữa Sihanouk và Hunsen đã diễn ra tại lâu đài FERE-EN-TARDENOIS và ngày 4/12/1987, kết thúc hội đàm hai bên ký tuyên bố chung Paris 4 điểm”, Đặc điểm nổi

bật của bảng tuyên bố chung là không để cập gì đến việc Việt Nam rút quân cũng như việc thương lượng trực tiếp với Việt Nam, điều mà Chính

phủ Liên Hiệp 3 phái luôn đòi hỏi

Từ 20/1/1988 — 21/1/1988, Hunsen va Sihanouk gap nhau vong hai tai

Pháp ở khách sạn SAINT GERMAIN-EN-LAYE phía Tây Paris Cuộc hội

đàm kết thúc không có thông báo chung nhưng Sihanouk khẳng định sẵn

sàng hợp tác với HUNSEN dù có hay không hai phái Campuchia để tiến tới một giải pháp chính trị

Như vậy, xu thế hòa dịu và hợp tác giữa các cường quốc, sự nổ lực

thuận chiều của các nước trong khu vực Đông Nam Á cuối cùng đã đưa đến cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai phe Campuchia đối địch tôn tại hơn 9 năm

Trang 38

1.2.3- Xung đột ở Biển Đông (3/1988) và nghi quyết 13 Bộ chính

trị (5/1988) chuyển hướng đường lối đối ngoai:

Ngay 8/12/1987, tai Washington, Liên Xô ký với Mỹ Hiệp ước thủ tiêu

tên lửa tâm trung (IME) theo lập trường phương án hai số không của Mỹ

Su kién trên chứng tổ rằng quá trình hòa dịu Mỹ-Xô được khởi đầu từ nửa

cuối 1980 đang tiến đến kết thúc sự đối đầu giữa hai siêu cường vốn đã tổn

tại gần 1⁄2 thế kỷ- một sự đối đầu đã làm kiệt quệ Liên Xô và làm suy yếu

Mỹ

Lợi dụng xu hướng hòa hoãn Xô-Mỹ, sự nhượng bộ của Liên Xô trong chính sách đối ngoại nhất là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Trung

Quốc một mặt gây sức ép với Liên Xô buộc Việt Nam rút quân khỏi

Campuchia như là điều kiện tiên quyết cuối cùng do cuộc gặp cấp cao, mặt khác xúc tiến mạnh kế hoạch tiến xuống Biển Đông Từ ngày 16/5/1987 đến 6/6/1987, hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập ở quần đảo Trường

Ša Ngày 5/9/1987, Hội nghị ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc lần

thứ hai đã thông qua đề nghị của Thủ tướng Triệu Tử Dương tách Nam hải

ta khỏi tỉnh Quảng Đông thành tỉnh thứ 30 của Trung Quốc bao gồm cả

Hoàng Sa và Trường Sa Ngày 31/1/1988, các tàu chiến Trung quốc tiến

hành khiêu khích và cản trở hoạt động của hai tàu vận tải Việt Nam ở bãi

đá Chữ Thập và đá Châu Viên

Ngày 14/3/1988, bất chấp Hiệp ước liên minh và tương trợ Việt-Xô

978, hạm đội Liên Xô đóng ở Cam Ranh, một biên đội tàu Trung Quốc

Trang 39

vận tải Việt Nam ở các bãi GACMA, CÔ-LIN, LANĐAO, tất cả các đảo

trên thuộc nhóm đảo sinh tôn do Việt Nam kiểm soát Ngày 17/3/1988 va 23/3/1988, phía Việt Nam đề nghị đàm phán để giải quyết cuộc xung đột

song phía Trung Quốc đã bác bỏ lời để nghị Cuộc xung đột nằm trong kế hoạch tiến xuống Biển Đông của Trung Quốc đã đưa đến kết quả: Trung Quốc chiếm 7 đảo và bãi ngầm của Việt Nam

Liên Xô không những không có phản ứng mà trái lại tiếp tục thực hiện

sự tháo gỡ 3 trở ngại trong quan hệ với Trung Quốc Ngày 14/4/1988, dưới

sự bảo đảm quốc tế của Mỹ và Liên Xô, Apganixtan và Pakistan đã ký hiệp định giải quyết vấn đề Apganixtan tại Giơ-ne-vơ, trong đó quy định Liên

Xô đơn phương rút quân khỏi Apganixtan trong vòng 9 tháng kể từ

15/5/1988 Ngay 15/5/1988, Liêm Xô bắt đầu rút quân đợt đầu tiên với 1⁄4

của 115.000 quân đóng ở Apganixtan

Cuộc xung đột ở Biển Đông (3/1988) và sự kiện Liên Xô chấp nhận

rút quân khỏi Apganixtan cho thấy Việt Nam rơi vào tình thế bị cô lập

ngoại giao hơn bao giờ hết Trước tình hình đó, tháng 5/1988, Bộ chính trị

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã họp và ra nghị quyết 13 chuyển hướng toàn

bộ chính sách đối ngoại của Đảng Nghị quyết nhận định trên thế giới xuất

hiện xu thế đấu tranh và hợp tác trong cùng tổn tại giữa các nước có chế độ

xã hội khác nhau ngày càng phát triển do đó đi đến kết luận là chúng ta có

cơ hội lớn để giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế và chỉ ra rằng: “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải cố gắng và giữ vững hòa bình để lập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế Đó là nhân tố quyết định củng

Trang 40

điện và phải quyết định thực hiện bằng được mục tiêu đó”"(29,2) Bộ chính

trị cho rằng: “Cân có quan điểm mới về an ninh và phát triển trong thời dai ngày nay để khẳng định mạnh mẽ phương hướng ưu tiên tập trung cho sự

nghiệp giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế Với một nền kinh tế mạnh,

một nên quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc

tế, chúng ta càng có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành

công chú nghĩa xã hội hon.”

Nghị quyết 13 Bộ chính trị đã phát triển tinh thần nghị quyết Đại hội

VI về đường lối đối ngoại và đồng thời tạo ra sự chuyển hướng toàn bộ chính sách đối ngoại của Đảng dựa trên cơ sở đổi mới tư duy đối ngoại : đặt

nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước lên trên nhiệm vụ chiến lược bảo

vệ tổ quốc vì thế nhiệm vụ của công tác đối ngoại là phải tạo ra và giữ

vững hòa bình để tập trung sức cho xây dựng và phát triển" bo vậy, hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau nghị quyết 13 của Bộ chính trị chuyển hướng theo mục tiêu hòa bình, độc lập và phát triển Ngày 26/5/1988, Việt Nam tuyên bố một phần lớn quân hơn thường lệ, 50.000 quân sẽ rút khỏi Campuchia bắt đầu từ tháng nay,

1.2.4 Rút hết quân khỏi Campuchia phá vỡ thế cô lập:

Liên Xô đã ký kết Hiệp Định Giơd-ne-vơ đơn phương rút quân khỏi Apganixtan và xem đây là mô hình mẫu để giải quyết vấn đề Campuchia

Vì vậy, Việt Nam giờ đây lại chịu thêm sức ép từ chính đồng minh trụ cột

trong vấn để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở

Campuchia”.

Ngày đăng: 22/08/2023, 02:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w