Dù nghiên cứu bộ phận âm đầu, vần, thanh điệu hay tổng thể về ngữ âm tiếng Việt thì các nhà ngữ học cũng phải căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trong các nguồn tư liệu ấy thì tư
Trang 1NGUYỄN THỊ HỒNG
MIÊU TẢ HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT THẾ
KỶ XVII(Trên tư liệu từ điển việt – bồ - la của A DE
RHODES)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
VINH - 2011
MỞ ĐẦU
Trang 2chia tách các âm tiết tiếng Việt thành ba bộ phận: thanh điệu (đơn vị siêu đoạn tính),
âm đầu và vần (đơn vị đoạn tính) Ở các ngôn ngữ châu Âu, nguyên âm và phụ âm làm thành hai hệ thống song hành thì ở tiếng Việt, tương ứng với hai hệ thống ấy là
âm đầu và phần vần Đây chính là một đặc điểm của ngữ âm tiếng Việt Những hoạt động ngôn từ của người Việt như đánh vần, tập đọc, nói lái, chơi chữ, hiệp vần trong thơ… đều chứng tỏ điều đó Cho đến nay, những công trình nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt chủ yếu là ở mặt đồng đại đã thu được nhiều thành tựu nổi bật, rất đáng ghi nhận Thế nhưng, những nghiên cứu về ngữ âm lịch sử tiếng Việt là chưa nhiều Vì thế, nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt là một việc làm cần thiết để chúng ta nhìn nhận được tiếng Việt đã có một lịch sử như thế nào? Sự ra đời của tiếng Việt có gì đặc biệt, sự phát triển của nó trong tiến trình phát triển của lịch sử, các nhà ngữ học đã nghiên cứu nó ở những phương diện nào… Hay nói cách khác, ngữ âm tiếng Việt xưa
và nay có gì giống và khác nhau?
1.2 Nghiên cứu hệ thống lịch sử ngữ âm tiếng Việt vốn là sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước Tuy nhiên, để nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Việt lịch sử, có nhiều hướng phục nguyên khác nhau như: từ hướng từ Hán Việt, theo hướng tiền Việt Mường đến tiếng Việt hiện đại, có thể đi từ các ngôn ngữ họ hàng với tiếng Việt, hoặc xuôi hay ngược dòng lịch sử…Trong những hướng tiếp cận ấy có hướng dựa vào tư liệu chữ viết Theo hướng này, người nghiên cứu có thể lấy chữ viết làm cơ sở để phục nguyên lại hệ thống ngữ âm tiếng Việt trong lịch sử
1.3 Tiếng Việt thế kỷ XVII được nhận diện nhờ các tài liệu chữ viết do các nhà truyền giáo châu Âu (đặc biệt là các giáo sĩ Dòng Tên) ghi chép ở thế kỷ XVII Trong
các tài liệu ấy, tài liệu được xem là quan trọng nhất là cuốn Từ điển Việt - Bồ - La, xuất bản tại Rô ma năm 1651 của A de Rhodes Sự ra đời của cuốn Từ điển Việt - Bồ
- La không chỉ đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ mà còn đặt một dấu mốc quan trọng trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt nói riêng Giá trị của cuốn Từ điển Việt - Bồ
- La không những ghi lại hệ thống từ vựng, phần nào cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt mà
Trang 3thống ngữ âm tiếng Việt trong lịch sử là hết sức cần thiết, dù đây là một vấn đề phức tạp và gặp nhiều khó khăn Nhưng chúng tôi hi vọng rằng: hệ thống ngữ âm tiếng Việt
là một vấn đề sẽ đem lại sự lí thú, sự hấp dẫn cho người nghiên cứu cũng như người
đọc Vì thế, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XVII dựa trên tư liệu Từ điển Việt - Bồ - La (1651) của A.de Rhodes
2 Lịch sử vấn đề
Nhiều năm nay, ngữ âm tiếng Việt được giới nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm (bao
gồm các nhà ngôn ngữ học nước ngoài và các nhà Việt ngữ học) Thực tế cho thấy, đề cập đến ngữ âm tiếng Việt là đề cập đến cả âm đầu, vần và thanh điệu; do đó khi nghiên cứu chúng, các nhà ngữ học đã đem đến cho chúng ta nhiều hướng nghiên cứu, hướng tiếp cận khác nhau: có khi nghiên cứu một cách tổng thể, có khi nghiên cứu từng phần một Dù nghiên cứu bộ phận âm đầu, vần, thanh điệu hay tổng thể về ngữ
âm tiếng Việt thì các nhà ngữ học cũng phải căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trong các nguồn tư liệu ấy thì tư liệu về chữ viết được xem là một căn cứ xác đáng Vì thế, ngay từ đầu thế kỷ XX một số nhà ngôn ngữ học đã dựa vào tư liệu chữ
viết để nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt như H Maspero (1912) dựa vào An Nam dịch ngữ kết hợp với một số tư liệu khác đặt vấn đề Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt – các âm đầu Năm 1953, 1954, A G Haudricourt từ hướng tiếp cận tiền Việt -
Mường đến tiếng Việt hiện đại để nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt và đã chỉ ra mối tương quan của phụ âm đầu, phụ âm cuối với quá trình hình thành hệ thống thanh điệu tiếng Việt Cũng cách tiếp cận ấy, các tác giả như: M Perlus (1975, 1981, 1995), Phạm Đức Dương (1979, 1983), Trần Trí Dõi (1987, 1991, 2005) cũng đã nghiên cứu
hệ thống ngữ âm tiếng Việt một cách khá công phu Tác giả Vương Lộc (1995) cũng
dựa vào An Nam dịch ngữ để phục nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XV -
XVI GS Nguyễn Tài Cẩn (1995) đã dựa vào nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: tư
liệu về chữ Nôm, tư liệu chữ Hán, tư liệu về các phương ngữ thổ ngữ, Từ điển Việt -
Bồ - La… để tái lập hệ thống ngữ âm tiếng Việt trong mười thế kỷ
Trang 4âm riêng lẻ Công trình nghiên cứu Hệ thống ngữ âm tiếng Việt trung đại của J
Gregenrson (1969) là công trình đầu tiên phục nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế
kỷ XVII một cách có hệ thống và chi tiết Tuy nhiên, cách phục nguyên của J Gregenrson dựa vào một giải thuyết âm vị học có phần không phù hợp với đặc trưng ngữ âm – âm vị học của tiếng Việt Gần đây, có một số công trình nghiên cứu về ngữ
âm tiếng Việt thế kỷ XVII nhận được sự hưởng ứng của người đọc đặc biệt là những
người quan tâm tới ngôn ngữ học như: Phục nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XVII (trên cơ sở Từ điển Việt - Bồ Đào Nha – Latin của Alexandre de Rhodes) của
G.S Nguyễn Văn Lợi Có thể nói, công trình của Nguyễn Văn Lợi đã phục nguyên khá đầy đủ cả ba phần âm đầu, vần và thanh điệu Tuy nhiên, cách phục nguyên của tác giả đôi chỗ còn chung chung chưa đi sâu vào miêu tả cụ thể từng âm đầu, vần, thanh điệu về số lượng, cơ cấu phát âm, những biến đổi của nó trong tiếng Việt hiện nay Như vậy, mỗi công trình đem đến cho chúng ta những kết quả khác nhau về quy
mô và mức độ Dù ở mức độ nào, chính những kết quả ấy là cách nhìn nhận, quan điểm, lập trường của người nghiên cứu và đã vẽ lại bức chân dung của hệ thống ngữ
âm tiếng Việt trong nhiều thế kỷ, đặc biệt là thế kỷ XVII được xem như một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của tiếng Việt Chính những công trình nghiên cứu trên là chỗ dựa hết sức quan trọng để chúng tôi vận dụng vào quá trình nghiên cứu trong đề tài của mình Nhận định được những vấn đề trên, luận văn chúng tôi dựa vào kết quả phục nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XVII của J Gregenrson, của Nguyễn Văn Lợi nhưng có thêm một vài bổ sung, thay đổi trong giải thuyết âm vị học nhằm xác định các đặc trưng ngữ âm - âm vị học tiếng Việt thế kỷ XVII Với đề tài này, ở một mức độ nhất định, chúng tôi cố gắng phục nguyên lại hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XVII một cách chi tiết và đầy đủ Hi vọng những cố gắng của chúng tôi sẽ đem lại một cái nhìn cụ thể và chi tiết về âm đầu và vần của tiếng Việt trong một thời kì lịch sử
3 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 5tư liệu chữ viết, cuốn Từ điển Việt - Bồ - La của A.de Rhodes
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải giải quyết được những vấn đề sau đây:
- Từ những kết quả nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt, xác lập và miêu tả hệ thống
âm đầu tiếng Việt thế kỷ XVII
- Từ những nghiên cứu về ngữ âm tiếng Việt, xác lập và miêu tả hệ thống vần tiếng Việt thế kỷ XVII
- Từ các kết quả khảo sát, bước đầu hình dung các xu hướng biến đổi ngữ âm tiếng Việt từ thế kỷ XVII đến nay
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
a Tư liệu chữ viết
- Từ điển Việt - Bồ - La của A de Rhodes năm 1651 (chủ yếu)
- Phép giảng tám ngày của A de Rhodes (1651)
- Từ điển Việt – La của Pigneau Behaine (1772)
- Sách sổ sang ghi chép các việc của Philiphê Bỉnh (1822)
- Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1885, 1886)
- Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2009)
b Tư liệu về phương ngữ, thổ ngữ
- Các phương ngữ thuộc vùng phương ngữ Bắc Bộ
- Các phương ngữ thuộc vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ
- Các phương ngữ thuộc vùng phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thông kê ngôn ngữ học
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Các thủ pháp phân tích, miêu tả tổng hợp
Trang 6nguyên hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XVII
- Ngữ âm tiếng Việt từ thế kỷ XVII cho đến nay có sự chuyển biến cả hệ thống cho đến các đơn vị cụ thể Do đó, các kết quả của luận văn sẽ góp phần thêm tư liệu để có thể hình dung diến trình phát triển của hệ thống ngữ âm tiếng Việt qua hơn ba thế kỷ
6 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn triển khai thành ba chương:
Chương 1 Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2 Hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỷ XVII
Chương 3 Hệ thống vần tiếng Việt thế kỷ XVII
Chương 1 Những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài
1.1 Vài nét về chữ quốc ngữ
Trang 7nó là loại chữ dùng những mẫu tự Latinh ghép thành Nhưng trước khi sử dụng chữ Quốc ngữ, chúng ta đã sử dụng chữ Hán và chữ Nôm, tuy hai thứ chữ này từ nguồn gốc đến quá trình hình thành, tồn tại và phát triển hoàn toàn khác chữ Quốc ngữ Chữ Hán có nguồn gốc từ tiếng Hán, chữ Nôm là chữ mà dựa trên chữ Hán, cha ông ta sáng tạo ra, còn chữ Quốc ngữ là những mẫu tự Latinh ghép lại, được bắt đầu hình thành khi các nhà giáo sĩ người Âu sang truyền giáo ở nước ta Xét một cách tổng quan, chữ Quốc ngữ dễ sử dụng và thuận lợi hơn chữ Hán và chữ Nôm, bởi chữ Quốc ngữ là thứ chữ viết ghi âm, do vậy, xét về mặt khách quan nó dễ nhớ, dễ thuộc Ở đây, chúng tôi không có ý định bàn luận những ưu điểm, nhược điểm của chữ Quốc ngữ Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chỉ bàn đến quá trình hình thành, các giai đoạn phát triển và quá trình vận động để trở thành văn tự chính thức của chữ Quốc ngữ
1.1.2 Sự hình thành chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng không phải do người Việt sáng tạo ra mà công lao này phải kể đến các giáo sĩ phương Tây Nhiều người thắc mắc: tại sao chữ viết tiếng Việt lại do người nước ngoài sáng tạo ra mà không phải do người Việt sáng tạo ra, điều này có nguyên do của nó Ngay từ khi có chữ viết, nước ta sử dụng chữ Hán cũng là một thứ chữ mượn của người Hán, sau đó, trên cơ sở chữ Hán ông cha ta
đã sáng tạo ra chữ Nôm Nhưng cũng chỉ một thời gian sau đó, chữ Quốc ngữ dần được phôi thai trên đất nước ta nhằm phục vụ cho mục đích truyền đạo của các giáo sĩ phương Tây Đến thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân pháp xâm lược, việc sử dụng chữ Hán và chữ Nôm không được phổ biến rộng rãi mà thay thế vào đó là sự phổ biến ngày càng rộng rãi của chữ Quốc ngữ
Theo Đoàn Thiện Thuật, từ những thí nghiệm phiên âm ban đầu đến khi hình thành
hệ thống chữ viết được gọi là chữ Quốc ngữ, nếu tính đến thời gian phải mất hai thế kỷ: từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX Quá trình hình thành này có sự đóng góp của các giáo sĩ phương tây đến truyền đạo ở nước ta Lúc đầu, các giáo sĩ dùng chữ viết quen
Trang 8chữ viết riêng cho người Việt trên cơ sở chữ viết của họ, tất cả chỉ vì mục đích của họ, điều này được ghi nhận qua những thiếu sót có tính nguyên tắc trong cấu tạo hệ thống của chữ viết tiếng Việt ngày nay
Từ những năm đầu tiên, khi bắt đầu công việc ghi chép tiếng Việt, các giáo sĩ có
những cách ghi chép không giống nhau Chẳng hạn: cùng một địa danh nước mặn, Gaspar Luis ghi là Nouecman (1621) nhưng Cris-tooro Borri ghi là nuoecman (1631); cùng một âm tiết ông trong ông trùm hay ông nghè, giáo sĩ đầu gi là on (on trum), giáo sĩ sau ghi là om (om gne) Thậm chí, cũng là cách ghi của một tác giả về những
âm tiết có thành phần âm vị như nhau nhưng cách ghi không giống nhau Ví dụ trong
câu tui chẳng biết, chẳng được ghi là ciam (tui ciam biet) Tuy nhiên, âm tiết chăng trong câu Con nhỏ muốn vào trong lòng Hoà lan chăng được ghi là chiam (Con gnoo
muon bau tlom laom Hoalaom chiam) Đương nhiên, quá trình hình thành và phát triển của chữ Quốc ngữ trải dài theo thời gian (từ giữa thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) nó ngày được ghi thống nhất hơn, minh chứng là sự ra đời của những cuốn Từ điển được sử dụng như cơ sở cho việc học tập tiếng Việt của các giáo
sĩ châu Âu trong thời gian trên Đặc biệt là cuốn Từ điển Việt - Bồ - La (dictionarium anami - ticum - lusitanum et Latinum) và cuốn Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chịu phép rứa tọi ma beào đạo thánh đức chúa blời của giáo sĩ Alexan dre de Rhodes Cuốn Từ điển Việt - Bồ - La (1651) ra đời có cơ sở là từ hai cuốn từ vựng được viết bằng tay Việt - Bồ Đào Nha của Gaspar de Amiral và Bồ Đào Nha - Việt của Antonio
de Barbosa, nhưng nó là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành chữ Quốc ngữ Đây là cuốn từ điển đầu tiên, tiêu chuẩn hoá một hệ thống chữ Quốc ngữ
Cuốn Từ điển Việt - Bồ - La được viết bằng một bộ chữ cái về cơ bản giống như chữ
cái mà ngày nay chúng ta đang dùng, chỉ một vài trường hợp nhỏ lẻ con chữ ghi hơi khác như: “b” biểu thị một âm hai môi, âm “∫” ghi âm xát quặt lưỡi Bên cạnh đó, một
số cách ghi cũng khác với cách ghi ngày nay như: ∫óũ = sống, tlão = trong, ∫aũ le =
Trang 9song le… Có thể, một người nước ngoài dùng chữ Latin để ghi tiếng Việt ở thế kỷ XVII còn có một vài lẫn lộn về chính tả là điều đương nhiên
Hệ thống chữ cái và cách ghi âm tiếng Việt ngày càng thống nhất qua một số tư liệu
ở thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX Đến Đại Nam quấc âm tự vị (1895) của Huình Tịnh Paulus Của, Từ điển Việt - Latinh và Latinh - Việt của Taberd, Từ điển Việt - Pháp của
Génibrel (thế kỷ XIX) chữ Quốc ngữ gần giống hệt ngày nay
1.1.3 Các giai đoạn phát triển của chữ Quốc ngữ
Để có được hệ thống chữ Quốc ngữ như ngày nay, từ lúc ra đời cho đến bây giờ, chữ Quốc ngữ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Tựu trung lại, chúng ta có thể hình dung quá trình phát triển của chữ Quốc ngữ chia làm ba thời kì: thời kì sáng tạo, thời
kì xây dựng, thời kì phát triển
a Giai đoạn phôi thai (sáng tạo): từ năm 1621 Chữ Quốc ngữ không phải ngẫu nhiên từ những phiên âm tiếng Việt mà có, nó được hình thành theo hướng chung của các giáo sĩ phương Tây, họ muốn la tinh hoá các chữ Á Đông nằm trong địa bàn truyền giáo của họ Giai đoạn sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ở Việt Nam có thể chia làm hai giai đoạn nhỏ
- Giai đoạn phiên âm
Theo giáo sĩ Christofora Borri câu: Con gno muon bau tlom laom Hoalaom chian
có nghĩa là: Con nhỏ muốn vào trong lòng Hoa Lang chăng?, câu này được các giáo sĩ
đàng trong đã dùng trước khi ông có mặt tại đây Có lẽ đó là dòng chữ xuất hiện đầu tiên trong tiến trình hình thành chữ Quốc ngữ Danh từ Hoa Lang không biết từ đâu
mà có nhưng được người Việt Nam thời bấy giờ dùng để chỉ cho người Bồ Đào Nha,
và sau đó dùng để chỉ chung các nhà truyền giáo phương Tây Sau đây là một số từ được giáo sĩ Christoforo Borris dùng trong khoảng từ 1618 đến 1621, chúng được in trong một quyển sách của ông năm 1631 tại La Mã
Phiên âm Nghĩa
Anam An Nam Tunchim Đông Kinh Ainam Hải Nam
Trang 10Kemoi Kẻ mọi Quignin Quy Nhơn …
Năm 1621, linh mục Gaspa viết một bản tường trình gửi cho linh mục Mutio cũng
phiên âm như sau: cacham (kẻ chàm), Nuocman (Nước mặn), Bancô (Bàn Cổ)… Năm 1631, trong hai tài liệu của Đắc Lộ có một số phiên âm như: Thinhũo (Thanh Hoá), Anná (An nam), sai (sãi), mía (mía – nhà tạm trú)…
Bên cạnh những tài liệu trên còn có một số tài liệu khác cũng đã bắt đầu có sự phiên
âm chữ Quốc ngữ, nhưng đó chỉ là những sự manh nha đầu tiên trong các năm từ
1621 đến 1631 Trong mười năm ấy, chúng ta thấy sự phiên âm không mấy tiến triển,
chưa có một sự thống nhất nào Chẳng hạn, cùng một phiên âm xứ Thanh nhưng các
giáo sĩ có những cách khác nhau:
Sinoa (Jão Roig 20-11-1621) Sinua, Sinuâ, Sinoá (Antonio de Fontes 1-1-1626) Sinoa (Đắc Lộ 1631)…
- Giai đoạn cấu tạo câu Giai đoạn này được tính từ năm 1632, với những phiên âm của Gasparod’Amiral đã
có sự đóng góp của ông rất lớn đối với sự hình thành chữ quốc ngữ Hơn thế, những tài liệu sau đây của ông cũng cho thấy nó là cơ sở quan trọng để A.de Rhodes sau này
soạn thảo cuốn Từ điển Việt - Bồ - La
Bảy năm ở Đàng ngoài, Gasparo d’Amiral để lại hai tài liệu liên quan đến chữ Quốc ngữ Tài liệu một, ông viết tại Kẻ Chợ ngày 31-12-1632 nhan đề: “Annua do reino de Annam do anno de 1632, pera o Pe André Palmeiro de Compa de Jesu, visitator das Provincias de Japan, e China” (bảng tường trình hàng năm về nước An nam năm
1632, gửi cha André Palmeiro, Dòng tên, giám sát các tỉnh Nhật và trung Hoa) Tài liệu này hiện lưu trữ tại văn khố dòng Tên La Mã, trong đó có một số phiên âm như:
Tun kim: Đông Kinh, chỉ cho xứ An Nam Đàng tlão: Đàng Trong
Đàng ngoày: Đàng Ngoài
Trang 11Đàng tlên: Đàng trên…
Tài liệu thứ hai cũng soạn tại Kẻ Chợ ngày 25- 3- 1637, có nhan đề: “ Relacam dos Catequista da Christamdade de Tumk e seu modo de proceder pera o Pe Manoel Dias, Vissitador de Jappão e China” (Tường thuật về các thầy giảng của giáo đoàn Đàng Ngoài và các cách thức tiến hành của họ, gửi cha Manoel Dias, giám sát Nhật Bản và Trung Hoa) Tài liệu này hiện lưu trữ tại Văn Khố Hàn lâm Viện sử học Hoàng gia
Madrid Bồ Đào Nha, gồm có một số phiên âm: sãy: sãi; đức: đức; thầy: thầy; định: định; nhin: nhơn; Nghệ an: Nghệ An…
Trong hai tài liệu trên, tài liệu thứ nhất có khoảng 400 chữ phiên âm, chưa được thống nhất cách dùng mẫu tự ghi âm Tài liệu thứ hai, một số chữ viết giống hệt hiện nay Như vậy, khoảng cách 10 năm đã cho ta thấy Gasparo d’ Amiral đã có những tiến
bộ so với các giáo sĩ trước đó
Giai đoạn này còn có sự đóng góp rất lớn của linh mục Đắc Lộ (A de Rhodes), người được Pháp đề cao là sáng chế ra chữ Quốc ngữ Trước đây, từ năm 1621 đến
1631 ông có ba tài liệu về chữ Quốc ngữ, giai đoạn từ 1636 đến năm 1647 ông cũng
có ba tài liệu khá về chữ Quốc ngữ Tài liệu thứ nhất viết năm 1636 có nhan đề “Lịch
sử Đàng Ngoài và những bước tiến triển lớn lao mà phúc âm rao giảng đã làm ở nước nầy để cải hoá lương dân, từ năm 1627 đến năm 1636”, bản này ghi bằng La Văn, gồm hai quyển, lưu trữ tại văn khố Dòng Tên ở La Mã Tài liệu này có một số phiên
âm như: kin (kinh), Annam (An Nam), uan (văn)…Tài liệu thứ hai năm 1644, Đắc Lộ
viết bằng Bồ Văn tại Thanh Chiêm, nhan đề: “Tường thuật cuộc tử đạo vinh hiển của Thầy giảng An- Rê, vị tử đạo tiên khởi ở Đàng Trong, đã bị đâm chém tại kẻ Chàm
ngày 26-7-1644, tử đạo lúc 19 tuổi), tài liệu này có những phiên âm như: Ounghebo, Oũnghebo (Ông Nghè Bộ) Tài liệu thứ ba năm 1647, được Đắc Lộ viết bằng La Văn
tại macassar ngày 4-6-1647, có nhan đề: “cuộc hành trình mười năm trên bộ, dưới
biển của Đắc llọ thuộc Dòng Tên), có một số phiên âm như: Ciam (Chàm), Ranran (ran ran), Ké han (Kẻ Hàn)…
Chúng ta cũng phải ghi nhận công lao của một giáo sĩ khác đó là Linh mục Antonio Barbosa, mặc dù ông không để lại tài liệu chữ quốc ngữ nào nhưng Đắc lộ đã cho biết
Trang 12sự đóng góp của ông như sau: Tôi lợi dụng công việc của các giáo sĩ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhất là của Gasparo d’ amiral và Antonio Barbosa cả hai ông nầy, mỗi ông đều làm một cuốn Từ điển Ong Gasparo d’ Amiral làm cuốn Annamiticum – Lusitanium; ông Antonia Barbosa làm cuốn Lusitanum – Annamiticum Nhưng tiếc rằng cả hai ông đều chết sớm Tôi lới dụng công việc của cả hai ông viết ra cuốn Từ điển mới, có chua thêm tiếng La tinh, mục đích để giúp người bản xứ học theo tiếng
La Tinh theo lệnh của các đức hồng y
Bên cạnh sự đóng góp của các giáo sĩ Phương Tây, sự hình thành chữ Quốc ngữ còn phải kể đến công lao của người Việt Có thể nói rằng, trong quá trình hai linh mục Gasparo và Antonio soạn hai quyển Từ điển, chắc hẳn sẽ có sự đóng góp ít nhiều của giáo dân Việt Nam Ngoài ra, trong thời kì này có tài liệu của 14 giáo dân Việt Nam ghi bằng chữ Quốc ngữ, về việc họ xác nhận tán đồng ý nghĩa mổ thức rửa tội, do 31 linh mục Dòng Tên thảo luận ở Viện thần học tại Áo Môn năm 1645 Tài liệu này là một bản la văn do các linh mục Dòng tên soạn, có nhan đề: “Chung quanh mô thức rửa tội bằng thổ ngữ An Nam” Phần chữ Quốc ngữ của 14 giáo dân Việt Nam ghi như sau:
“ Nhin danh Cha uà con uà Su-phi-ri-to-sang-to í nài An-nam các bỏn đạo thì tin ràng
ra ba danh ví bàng muốn í làm một thì phải nói nhin nhít danh ch etc-tôy là Giu ão câi trâm cũ ghi bậi - tôy là An re Sen cũ nghi bậi - tôy là Ben tò vẫn triền cũ ghi bậi – tôy
là Phe ro uẫn nhit cũ ghi bậi-tôy là An jo uẫn tãu cũ nghi bậi-tôy là Gi-ro-ni-mo cũ nghi bậi-tôy là I-na sô cũ nhi bậi-tôy là tho-me cũ nghi bậi-tôy là Gi-le cũ nghi bậi- tôy là lu-i-si cũ nghi bậi-tôy là Phi-lip cũ nghi bậi-tôi là Do-minh cũ nghi bậi-tôy là An-ton cũ nghi bậi-tôy là Giu ão cũ nghi bậi” ( nhân danh Cha và con và Su-phi-ri-to Sang-to Spirito Santo ý nầy An nam các bổn đạo thì tin rằng ra ba danh Ví rằng muốn
ý làm mộy thì phải nói: nhwn danh Cha vân vân Tôi là Giu an cai (?) Trâm cũng nghĩ vậy-Tôi là An rê Sen cũng nghĩ vậy-Tôi là Ben tô Văn Triều cũng nghĩ vậy-Tôi là Phê
rô Văn Nhất cũng nghĩ vậy- Tlà An gio Văn Tang cũng nghĩ vậy - Tôi là Gi-rô-i-mô cũng nghĩ vậy - Tôi là Gi le cũng nghĩ vậy - Tôi là lu-i-si cũng nghĩ vậy - Tôi là Phi
Trang 13líp cũng nghĩ vậy - Tôi là Đô Minh cũng nghĩ vậy - Tôi là An ton cũng nghĩ vậy - Tôi
là Giu an cũng nghic vậy”
Tài liệu trên đã cho chúng ta thấy sự đóng góp của người Việt Nam trong tiến trình hình thành chữ Quốc ngữ
Như vậy, chữ Quốc ngữ năm 1645 chỉ giống chữ viết ngày nay khoảng 45%, giai đoạn sáng tạo ra chữ Quốc ngữ từ năm 1621 đến đây chấm dứt để chuyển sang một giai đoạn mới
b Giai đoạn phát triển (xây dựng): từ 1651 Những năm đầu khi chữ Quốc ngữ mới hình thành, nó bộc lộ nhiều hạn chế đó là: chưa có các thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng), được viết dính vào nhau và còn thiếu nhiều nguyên âm Ví dụ:
Quanmguya = Quảng Ngãi Onsaij = ông sải
Mocaij = một cái Giai đoạn đầu, các phụ âm đơn: đ, x, v vẫn còn thiếu nên các phụ âm này nó được
viết như sau: D = đ (đói = doij), Sc = x (xin = scin), B = v (vào = bau)…
Không những thế, các phụ âm kép cũng thiếu, do đó chúng được ghi gn = nh, cia =
ch
Đến năm 1626, theo tài liệu của Francesco Buzomi, chữ Quốc ngữ đã được viết rời
ra Ví dụ: thiên chu = thiên chũ (thiên chúa), ngạoc huan = ngọc hoàng…
Năm 1632, hệ thống các phụ âm, nguyên âm và các dấu thanh đã trở nên đầy đủ
Theo tài liệu của Amaral, có một số từ như sau: đàng tlão = đàng trong, đàng ngoày = đàng ngoài, đàng tlên = đàng trên… Như vậy, đến đây, chữ Quốc ngữ đã thật sự có một bước tiến dài trong lịch sử phát triển, bởi nó đã có năm dấu thanh: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng; có các nguyên âm: a, ă, â, e, ê,…; các âm kép: au, ưa, âĩ…và các phụ
âm kép: nh, ch, ng,…
Có thể nói, chữ Quốc ngữ thật sự trưởng thành và tạo được dấu ấn đặc biệt khi
quyển Từ điển Việt - Bồ - La và quyển giáo lí Phép giảng tám ngày (1651) của A de
Trang 14Rhodes ra đời Đây là một dấu mốc thực sự quan trọng của chữ Quốc ngữ, bởi nó đã
tiêu chuẩn hoá một hệ thống chữ Quốc ngữ Từ điển Việt - Bồ - La gồm có ba phần:
- Phần I Linguae Annamaticae seu Tunchinensis brevis declaratio (phần ngữ pháp
tiếng Việt được soanbằng La văn gồm 31 trang, chia thành 8 chương):
Chương 1: chữ và vần trong tiếng Việt Chương 2: dấu nhấn và các dấu
Chương 3: Danh từ Chương 4: Đại danh từ Chương 5: các Đại danh từ khác Chương 6: Động từ
Chương 7: những phần bất biến Chương 8: cú pháp
- Phần II Dictionarium Annamiticum seu Tunchinense cum lusiatna, et latina declaratione
Phần này không đánh số trang, chỉ đánh số cột, mỗi trang chia làm hai cột, có tất cả
900 cột, nhưng từ mẫu tự nọ sang mẫu tự kia thường để một vài trang giấy trắng
Chúng ta cũng nên chú ý, mẫu tự b (phụ âm v ngày nay, vì có tự dạng gần giống như
mẫu tự b, nên được xếp sau mẫu tự b) Mỗi chữ Việt được giải mã theo thứ tự chữ Bồ rồi mới đến chữ La tinh
- Phần III Index Latini sermonis Phần này, mỗi trang chia làm hai cột, không có ghi số trang và số cột, nhưng có tất
cả 350 cột, tức là 175 trang Trong mỗi cột, tác giả liệt kê các chữ Latinh, bên cạnh mỗi chữ có ghi số cột của chữ Latinh ấy ở phần II
Như vậy, Từ điển Việt - Bồ - La của A de Rhodes không những đã hệ thống hoá
phương pháp ghi âm ngôn ngữ Việt Nam mà còn là một tác phẩm căn bản, để từ đó Việt ngữ được hợp lí hoá các âm như ngày nay
Cùng với thời gian, chữ Quốc ngữ được chỉnh đốn dần để ngày hoàn hảo hơn Cụ
thể, đến năm 1772, Từ điển Annam - Latin ra đời, đó là công lao của P de Béhaine
(còn được gọi là Bá Đa Lộc) cùng với sự cộng tác của Hồ Văn Nghi và một số người
Trang 15Việt khác Bộ Từ điển này gồm có hai phần: phần tra chữ Nôm theo 214 bộ chữ Hán
và phần từ điển Nôm - Quốc ngữ - Latin Phần tra chữ Nôm dạy về cách đọc chữ Nôm theo bộ và số nét Phần thứ hai là từ điển tiếng Việt ghi theo lối viết Nôm và chữ Quốc ngữ, sắp xếp theo mẫu tự abc Số lượng từ trong phần này là 4843 từ đơn và mấy chục ngàn từ ghép Tất cả đều được ghi và giải nghĩa bằng chữ Latin Như vậy, những cải tiến mà quyển Từ điển này làm được là: thống nhất các phụ âm đầu, loại bỏ các phụ
âm bl, de, ge, ml, tl và thống nhất các phụ âm cuối Bên cạnh đó, vì được sự cộng tác
của nhiều người Việt Nam nên quyển Từ điển này có nhiều câu ca dao tục ngữ hay và
có giá trị như:
- Sá bao cá chậu chim lồng
Hễ người quân tử có cùng mới nên
- Duỗi theo ống thẳng lận theo bầu tròn
- Bụng làm dạ chịu
- Cháu đẻ ra ông
Năm 1832, cùng với sự hợp tác của Phan Văn Minh và nhiều người Việt Nam, Taberd đã sử dụng và bổ sung quyển Từ điển của P de Béhaine để hoàn tất hai quyển
từ điển: Annam – Latin và Latin – Annam So với những quyển từ điển trước đó, Từ
điển của Taberd có số từ nhiều hơn 4959 từ
c Giai đoạn phát triển: từ 1862 trở về sau
Từ trước cho đến 1862, chữ Quốc ngữ chỉ được sử dụng trong phạm vi truyền giáo, sau khi Pháp xâm chiếm được Nam kì làm thuộc địa, chữ Quốc ngữ đã trở nên thông dụng hơn để làm phương tiện tiện cai trị, do đó người Pháp ra sức phổ biến chữ Quốc ngữ để thực hiện mục đích của mình Hơn nữa, nếu so với chữ Hán và chữ Nôm thì chữ Quốc ngữ dễ học hơn, vì thế mà nó ngày càng được phổ biến và thông dụng hơn
Sự phát triển của chữ Quốc ngữ còn được thể hiện qua việc giai đoạn này có nhiều
tác phẩm viết bằng chữ Quốc ngữ được ấn hành như các tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tự điển song ngữ của Trương Vĩnh Ký…Đặc biệt là cuốn Đại Nam quấc âm tự vị của Hùinh Tịnh Paulus Của (1895)
Quyển từ điển này, đến nay còn lưu hành với 7537 từ đơn, chứa nhiều từ ngữ xưa mà
Trang 16ngày nay không còn được sử dụng nữa hoặc được sử dụng với một tần số thấp ở các thổ ngữ, phương ngữ Vì vậy, nó được xem là một tài liệu vô cùng quý giá Cùng với việc ấn hành một số tác phẩm trên, nhiều tờ báo viết bằng chữ Quốc ngữ cũng được
lưu hành như: Gia Định báo (1865), Phan Yên báo (1868), Nhật trình Nam kì (1883), Nam kì địa phận (1883)… Những ấn hành trên chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của
chữ Quốc ngữ ở giai đoạn này so với giai đoạn trước
Chữ Quốc ngữ đã đi qua nhiều chặng đường khác nhau để có được như ngày hôm nay Quá trình phát triển của chữ Quốc ngữ đã góp phần to lớn trong việc bảo tồn và phát huy nền văn hoá nước nhà Chữ Quốc ngữ dễ học, vì thế đông đảo quần chúng có thể thưởng thức những tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm đã được Quốc ngữ hoá Mặt khác, có sự hỗ trợ của các phương tiện in ấn nhiều tác phẩm chữ Quốc ngữ đã được phát hành rộng rãi, tạo điều kiện cho văn học phát triển nhân dân cũng có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn
1.1.4 Quá trình vận động để trở thành văn tự chính thức
Như chúng tôi đã đề cập sơ qua ở phần trên, để trở thành văn tự chính thức của nước Việt Nam, chữ Quốc ngữ đã có một quá trình vân động không ngừng Mỗi giai đoạn khác nhau trong lịch sử, chữ Quốc ngữ có chỗ đứng và phạm vi khác nhau
Từ giữa thế kỷ XVI, các giáo sĩ đi trên các đoàn thuyền truyền đạo Thiên chúa bắt đầu tới Việt Nam Các giáo sĩ Dòng Tên, chủ yếu là người châu Âu, thuộc các nước khác nhau đến Việt Nam với mục đích truyền giáo, nhiều nhất là vào thế kỷ XVII Tuy nhiên, các nhà truyền giáo muốn tiếp xúc với người Việt để giảng đạo và truyền
cơ đốc giáo buộc họ phải học tiếng Việt; vì thế họ đã dùng bộ chữ cái Latin dựa vào chữ Bồ Đào Nha và Ý cùng một số dấu Hy Lạp để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ ban đầu; đó là cơ sở để họ tiếp xúc dễ dàng với người Việt, thuận lợi cho việc giảng đạo Đến thế kỷ XVII, chữ Quốc ngữ đã được chỉnh lí thống nhất giữa hai miền,
bằng chứng là sự ra đời của quyển Từ điển Việt - Bồ - La (1651) của A de Rhodes,
nhưng chữ Quốc ngữ chỉ mới dùng trong các bài giảng đạo và trong các giáo đường, nhưng người Việt có thể viết bằng chữ Quốc ngữ và trình bày những suy nghĩ lớn
bằng chữ Quốc ngữ như: tập Lịch sử nước Annam của Bento Thiện viết tay từ năm
Trang 171659, hiện còn lưu giữ tại Văn khố dòng ở Rôma; tập Lịch sử nước An - nam dài 12
trang, viết chữ nhỏ, khổ giấy 20 × 29 cm
Thế kỷ XVIII, có nhiều người biên soạn từ điển, từ vựng đối chiếu tiếng Việt - tiếng
nước ngoài như: Từ điển Bồ Đào Nha - Việt Nam (chưa in) của giáo sĩ Mácxen Pherâyra, Từ điển Latin - Việt Nam của giáo sĩ Feliciano Alonso chép tay năm 1783…
Thực tế, chữ Quốc ngữ thế kỷ XVIII cũng chỉ ở phạm vi thu hẹp được các giáo sĩ biên soạn nhằm chỉnh lí ngày càng thống nhất hơn để thuận lợi cho việc truyền đạo ở hai miền Nam Bắc Đến thế kỷ XIX, cụ thể là: năm 1858, khi thực dân Pháp nhảy vào Việt Nam với ý đồ biến nước ta thành một thuộc địa của chúng Sau đó, bọn chúng chiếm được Nam kì (1862); chúng đã dùng chữ Quốc ngữ như một công cụ trong các công văn giấy tờ bắt đầu từ lục tỉnh, sau đó phổ biến rộng hơn qua việc chúng lập nên các trường học chữ Quốc ngữ (khoảng đầu thế kỷ XX) Thực dân pháp sử dụng chữ Quốc ngữ làm thứ chữ chính thức trong cả nước với mục đích củng cố nền chính trị và
mở rộng chế độ bảo hộ của chúng trên đất nước ta Như vậy, chữ Quốc ngữ không còn
ở phạm vi hẹp là truyền giáo mà nó đã trở thành một phương tiện cai trị nên người Pháp đã ra sức phổ biến chữ Quốc ngữ, do đó chữ Quốc ngữ trở nên phổ thông Tuy nhiên, giai đoạn đầu còn gặp những khó khăn bởi sự chống đối cương quyết không chịu hợp tác với kẻ thù của một số chí sĩ yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Tộ… nhất quyết không học chữ Quốc ngữ Sau một thời gian, những người yêu nước nhận thấy những lợi ích của chữ Quốc ngữ nên đã sử dụng nó làm công cụ
để truyền bá tư tưởng cách mạng và văn hoá đến với nhân dân nhằm đánh đổ chế độ thuộc địa, giành lại độc lập tự do Vì thế, nhiều tờ báo đã sử dụng chữ Quốc ngữ làm
phương tiện để đăng tải các thông tin, chẳng hạn như: Gia Định báo xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1865, Phan Yên báo (1868), Nhật trình Nam kỳ (1883), Nam kì địa phận (1883), Nông cổ mín đàm (1901)…Có thể nói, từ cuối thế kỷ XIX vắt sang đầu thế kỷ
XX, chữ Quốc ngữ chiếm ưu thế và ngày càng khẳng định được chỗ đứng, phổ biến rộng rãi ở đầu thế kỷ XX Đặc biệt, sự phát triển của văn học từ 1900 đến năm 1945 phần nào chứng minh được sự phát triển rất nhanh chóng của chữ Quốc ngữ
Trang 18Mặc dù 45 năm đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ đã trở nên phổ biến nhưng nó chỉ là một phương tiện cai trị của thực dân Pháp và là phương tiện để cho chúng ta làm vũ khí đấu tranh, nó vẫn chưa được công nhận là văn tự chính thức của nước Việt Nam Đến năm 1945, từ ngày 2- 9 khi đất nước ta giành được độc lập, chữ Quốc ngữ lúc đó mới trở thành văn tự chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (Quốc tự), được
sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Như vậy, chữ Quốc ngữ đã góp phần to lớn trong công cuộc bảo tồn và phát huy nền văn hoá nước nhà So với chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ dễ học hơn, do đó, đại đa số nhân dân được thưởng thức văn học chữ Hán, chữ Nôm đã được Quốc ngữ hoá Phương tiện ấn loát cũng đỡ tốn kém, vì thế, nhiều tác phẩm mới được phổ biến rộng rãi, chữ Quốc ngữ còn được điện toán hoá tạo điều kiện cho tiếng Việt phát triển ngày càng toàn diện hơn
1.2 Cuốn Từ điển Việt - Bồ - La của A de Rhodes
Từ điển Việt - Bồ - La của A de Rhodes được biên soạn, xuất bản ở Rôma năm
1651 Từ điển Việt - Bồ - La được xem như một công trình đầu tiên khởi xướng về
nhiều mặt: 1) Đó là quyển từ điển tiếng Việt đầu tiên; 2) Đó là công trình khởi phát cho công cuộc từ vựng học tiếng Việt; 3) Đó là công trình phản ánh trung thực hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XVII Ở công trình này, ngữ âm tiếng Việt được phân tích đến những yếu tố ngữ âm nhỏ nhất là âm vị Lần đầu tiên, người ta thấy mỗi thanh điệu tiếng Việt được ghi bằng một dấu Nên nhớ rằng, chữ Nôm không có dấu ghi riêng cho thanh điệu và đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà chữ Nôm ghi lại là âm tiết chứ
không phải âm vị Trong Từ điển Việt - Bồ - La, tác giả còn nghiên cứu tổng quan về
tiếng Việt gồm 6 chương, trong đó có hai chương dành cho các báo cáo vắn tắt về ngữ
âm tiếng Việt: Chữ và vần (chương 1), thanh và dấu đặt ở nguyên âm (chương 2) Hai
chương này đều miêu tả ngữ âm của từng chữ cái dùng để ghi tiếng Việt và đề cập các
dấu dùng để ghi thanh điệu mà tác giả gọi là limh hồn của chương này Do đó, Từ điển Việt - Bồ - La được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu Một loạt công trình nghiên cứu ngôn ngữ lấy Từ điển Việt - Bồ - La làm đối tượng khảo sát như công trình
của các tác giả: Gregenson (1969), H Maspero (1912), Vương Lộc (1995), Nguyễn Ngọc San (2003)…đã khai thác các vấn đề về ngữ âm tiếng Việt được phản ánh trong
Trang 19Từ điển Việt - Bồ - La Chúng tôi cũng dựa vào Từ điển Việt - Bồ - La để miêu tả hệ
thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XVII trong sự đối sánh với các phương ngữ và tiếng Việt hiện đại
1.3 Âm tiết và các đơn vị ngữ âm tiếng Việt
1.3.1 Âm tiết tiếng Việt 1.3.1.1 Khái niệm âm tiết
Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong ngôn ngữ [Hoàng Phê, Từ
điển tiếng Việt 2009, tr 22] Theo một số nhà âm vị học, âm tiết chỉ là đơn vị ở vào vị trí ít được quan tâm, đơn giản chỉ là một đại lượng do các âm vị tổ hợp với nhau theo một quy tắc nhất định mà thành Connr H và Trim Y L N: về mặt âm vị học tốt hơn hết là nên xem âm tiết như một đơn vị cấu trúc, trong đó thể hiện một cách tiết kiệm nhất các khả năng tổ hợp giữa các nguyên âm và phụ âm R Jakobson cho rằng: âm tiết là mô hình cơ bản trong bất kì sự tổ hợp nào giữa các âm vị /Dẫn theo Nguyễn Hoài Nguyên, [ , tr.8]/ Cách hiểu này đã tồn tại lâu dài trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ ở Châu Âu Như vậy, nếu hiểu theo cách hiểu trên thì âm tiết chỉ có chức năng làm cái tổ cho các âm vị có sẵn liên kết tụ họp lại với nhau để tạo nên vỏ âm thanh của
từ ngữ Tuy nhiên, thực tế cho thấy âm tiết âm tiết có ba chức năng cơ bản sau: 1/ là đơn vị nhỏ nhất dùng để tạo thành lời nói và cũng là đơn vị nhỏ nhất để tiếp nhận lời nói thành tiếng, b/ âm tiết là đơn vị nhỏ nhất trong cơ cấu nhịp điệu của lời nói, c/ trong một số ngôn ngữ âm tiết có thể có chức năng tạo lập vỏ tiếng cho các đơn vị ngôn ngữ ở cấp độ hình thái, vì thế nó có thể xem như một đơn vị đặc biệt của hệ thống ngôn ngữ Chức năng (a) và (b) là phổ quát cho mọi ngôn ngữ, còn chức năng (c) chỉ có ở một số ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ âm tiết tính (đơn lập) Âm tiết tiếng Việt có chức năng (c)
Như vậy, trong ngôn ngữ học, âm tiết là một đơn vị khá phức tạp cho nên có nhiều cách nhìn nhận khác nhau trong quá trình nghiên cứu về âm tiết: nhìn nhận từ bình diện cấu âm - âm học hay từ bình diện chức năng ngôn ngữ học Tuy nhiên, R K
Potarova (1975) đã đưa ra một định nghĩa có tính chất bao hàm như sau: Đó là một tổng thể các đơn vị đoạn tính và siêu đoạn tính, tạo thành một cấu trúc tương đối ổn
Trang 20định mang những đặc trưng khách quan nhất định (về cấu âm và âm học), hoạt động trong lời nói và được người bản ngữ phân định ra trong quá trình tiếp nhận dòng ngữ lưu
1.3.1.2 Cấu trúc âm tiết và các dơn vị ngữ âm tiếng Việt
a Cấu trúc âm tiết tiếng Việt Chúng ta đều biết, âm tiết tiếng Việt không phải là một khối đông kín bất khả phân
mà là một chỉnh thể có cấu trúc từ các yếu tố nhỏ hơn Có thể dựa vào các sự kiện như cấu tạo từ láy, iếc hoá, nói lái, hiệp vần trong thơ, mô phỏng ngữ âm… âm tiết tiếng Việt có thể tách thành ba bộ phận trực tiếp tạo thành là âm đầu, phần vần, thanh điệu Phần vần được tách ra bằng các ranh giới ngữ âm học thuần tuý thành ba yếu tố: âm đệm, âm chính và âm cuối Cấu trúc âm tiết tiếng Việt có thể hình dung bằng sơ đồ sau:
Âm tiết
Trang 21Các đơn vị đoạn tính Đơn vị siêu đoạn tính
Âm đầu Phần vần Thanh điệu Chúng tôi ủng hộ cách phân tích cấu trúc âm tiết tiếng Việt theo sơ đồ trên để miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XVII (trên cứ liệu chữ viết)
b Các đơn vị ngữ âm tiếng Việt Ngữ âm tiếng Việt có năm đơn vị: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu
Trang 22Việt được phân biệt bởi các tiêu chí âm vực (cao/ thấp), âm điệu (bổng /trầm), đường nét (bằng phẳng/ gãy)
1.4 Hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại
Hệ thống ngữ âm tiếng Việt là một cơ chế gồm nhiều hệ thống con: âm đầu, vần và thanh điệu Nói cách khác, đây là ba hệ thống ngữ âm tiếng Việt hiện đại
1.4.1 Hệ thống âm đầu 1.4.1.1 Khái niệm âm đầu
Âm đầu tiếng Việt là những âm mở đầu âm tiết, nó kết hợp với vần và thanh điệu
Ví dụ: bút, mực, ăn, uống… Tuy nhiên, những cách mở đầu như trên có những chỗ giống và khác nhau: bút, mực, ăn, uống… đều bắt đầu bằng động tác khép kín khe thanh, dẫn đến chỗ không khí bị cản trở hoàn toàn hoặc bộ phận Trường hợp bút, mực không khí bị cản trở ở môi hoặc ở ngạc mềm, còn trường hợp ăn, uống, không khí bị
cản trở ở thanh hầu Như vậy, cũng là mở đầu âm tiết nhưng chúng khác nhau về vị trí
cấu âm; xét về mặt cấu âm âm học, các âm mở đầu những âm tiết như ăn, uống hoàn
toàn đủ tư cách như một âm vị độc lập, đóng vai trò âm đầu
1.4.1.2 Hệ thống âm đầu tiếng Việt
Để nhận diện và miêu tả hệ thống âm đầu tiếng Việt, chúng tôi dựa vào các đặc trưng tiêu chí sau để phân biệt:
- Tiêu chí bật hơi khu biệt /t/ với /t’/
- Trong các âm vang tiêu chí cộng minh về tính chất mũi khu biệt /m, n, ɲ, ƞ/ với /l/
Trang 23* Về tiêu chí định vị
- Tiêu chí tương liên môi/ lưỡi, thanh hầu khu biệt:
+ Loạt âm môi /b, m, f, v/
+ Loạt âm lưỡi /d, t, t’, s, z, n, l, ţ, ş, z , c, ɲ, k, x, γ, ƞ/
+ Loạt âm thanh hầu /?, h/
Có nhiều ý kiến cho /h/ là một âm yết hầu nhưng chúng tôi theo đa số tác giả cho /h/
là thuộc thanh hầu
- Trong loạt âm lưỡi có sự đối lập giữa:
+ Loạt đầu lưỡi /d, t, ţ, t’, s, z, ş, z , n, l/
+ Loạt mặt lưỡi /c, ɲ/ + Loạt gốc lưỡi /k, x, γ, ƞ/
- Trong số các âm đầu lưỡi lại có sự khu biệt giữa:
+ Đầu lưỡi quặt /ţ, ş, z / + Đầu lưỡi bẹt /d, t, t’, s, z, n, l/
Chúng ta có thể vận dụng các tiêu chí trên để nhận diện mỗi âm vị phụ âm đầu trong bảng dưới đây Trong quá trình khảo sát tư liệu, nhận xét hệ thống âm đầu tiếng Việt dựa trên cứ liệu chữ viết, chúng tôi miêu tả hệ thống âm đầu tiếng Việt theo các tiêu chí vừa đề cập ở trên
Gốc lưỡi
Thanh hầu
Trang 25trong một số trường hợp bao hàm trong đó âm đệm Nói cách khác, vần bao gồm ba yếu tố: âm đệm, âm chính và âm cuối
1.4.2.2 Hệ thống vần tiếng Việt hiện đại Chúng tôi thống kê được 159 vần tiếng Việt hiện đại Tuy nhiên, cần nhận thấy một thực tế, vần tiếng Việt không phải là một hệ thống đơn giản mà nó gồm các tiểu hệ thống được xác lập và phân biệt theo nhiều hướng khác nhau Dựa vào cách kết thúc vần có thể xác lập được bốn tiểu hệ thống vần tiếng Việt hiện đại gồm vần mở, vần nửa mở, vần nửa khép, vần khép
- Vần mở là những vần có đặc trưng kết thúc nguyên âm tính (không có kết vần hay
kết vần zero) Ví dụ: a, u, ô, ua…
- Vần nửa mở là những vần có đặc trưng kết vần bằng bán âm tính Ví dụ: ai, ao, ui,
iu, ây, ay…
- Vần nửa khép là những vần có đặc trưng kết vần mang tính mũi của phụ âm (tức là
kết thúc bằng bằng các phụ âm tắc - mũi) Ví dụ: am, an, ênh, ang…
- Vần khép là những vần có đặc trưng kết vần mang tính miệng của phụ âm (tức là
kết thúc bằng phụ âm tắc - miệng) Ví dụ: ap, ot, ac, ich…
Có thể thống kê các tiểu hệ thống vần tiếng Việt bằng các danh sách sau đây
- Hệ thống vần mở gồm 18 vần, được thể hiện bằng chữ viết:
i/y ư u
uy
ia ưa ua uya
- Danh sách hệ thống vần nửa mở được thể hiện bằng chữ viết:
Trang 26iu ưu ưi ui uyu
iêu ươu ươi uôi
eo ao ai oi oeo oao oay
- Hệ thống vần nửa khép gồm 59 vần được thể hiện bằng chữ viết:
Trang 27uâng
ăp uăp
Trang 28êt ơt ôt
ăt uăt uêt
ia iêu iêp iêt iêc iêm iên iêng
ach
ư ưi ưu ưt ưc (ưm) (un) ưng
ưa ươi ươu ươp ươt ươc ươm ươn ương
Trang 29ây âu âp ât âc âm ân âng
a ai ao ap at ac am an ang
ay au ăp ăt ăc ăm ăn ăng
ua uôi uôt uôc uôm uôn uông
ôc
uy uyu uyp uyt uych uyn uynh
oe oeo uep oet oach oen oanh
uơ
oa oai oao oap oat oac oam oan oang
oay uau uăp oăt oăc oăm oăn oăng
Trong 159 vần tiếng Việt hiện đại, chỉ có 45 vần có âm đệm Trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt, yếu tố âm đệm có nhiều cách lí giải khác nhau Tác giả Lê Văn Lí [27], Hoàng Tuệ [50] cho rằng âm đệm là đặc trưng ngữ âm của âm đầu, thuộc về âm đầu Tác giả Hoàng Thị Châu [6] cho âm đệm là yếu tố đoạn tính nhưng không thuộc âm đầu cũng không thuộc phàn vần mà cùng bậc với âm đầu, vần và thanh điệu (chia âm tiết ra âm đầu - âm đệm - vần - thanh điệu) Các tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ [52], Đoàn Thiện Thuật [45], Hữu Quỳnh khẳng định âm đệm là yếu tố thuộc phần vần (còn gọi là âm đầu vần)… Chúng tôi tiếp thu ý kiến cho
âm đệm là yếu tố đoạn tính thuộc phần vần trong cấu trúc âm tiết Qua việc thu thập
và xử lí tư liệu để miêu tả vần tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy, sự biến đổi ngữ âm của
Trang 30phần vần trong lịch sử chủ yếu diễn ra ở nguyên âm đỉnh vần và một số trường hợp diễn ra từ phía kết vần Khi miêu tả ngữ âm phần vần, chúng tôi miêu tả từ hai hướng:
từ phía đỉnh vần và từ phía kết vần
- Từ phía đỉnh vần Đỉnh vần có đặc trưng nguyên âm tính (do nguyên âm đảm nhiệm) nên được miêu
tả ở những đặc trưng ngữ âm cơ bản như sau:
+ Đặc trưng về hàng (dòng), nghĩa là xét theo vị trí trước sau của lưỡi, các nguyên
âm đỉnh vần thành hai hàng: hàng trước (i, ê, e,…), hàng sau (ư, ơ, a, u, ô…)
+ Đặc trưng về độ mở, nghĩa là độ mở của miệng; các nguyên âm đỉnh vần được quy
về bốn độ mở: hẹp (i, ư, u); hơi hẹp (ê, ơ, ô); hơi rộng (e,o); rộng (a, ă)
+ Đặc trưng về dáng môi, các nguyên âm đỉnh vần được quy về hai loại: tròn môi (u,
ô, o, ua); không tròn môi (i, e, ư, ơ, a…)
Ngoài ba đặc trưng cơ bản trên, các nguyên âm đỉnh vần còn được miêu tả bởi các đặc trưng: thuần sắc (i, ư, u, e, a…); không thuần sắc (ia, ưa, ua); đặc trưng về trường
độ dài/ ngắn: dài (i, a, u,…); ngắn (ă, â)
- Từ phía kết vần Kết vần do các bán âm và phụ âm đảm nhiệm Kết vần là bán âm, do hai bán âm /-j/ (i, y) và /-w/ (u,o) đảm nhiệm được miêu tả đặc trưng về hàng (trước/ sau), độ mở (hẹp), dáng môi (không tròn/ tròn môi) tương ứng với các nguyên âm (/-j/ </i/, /-w/ < /u/)
Kết vần do phụ âm đảm nhiệm; các phụ âm kết vần được miêu tả theo hai nhóm đặc trưng cơ bản là:
+ Nhóm 1: theo vị trí cấu âm: môi (-m, -p); đầu lưỡi (-n, -t); mặt lưỡi (-nh, -ch); cuối lưỡi (-ng, -c)
+ Nhóm 2: theo phương thức cấu âm: khép - tắc - mũi (-m, -n, -nh, -ng); khép - tắc - miệng (-p, -t, -ch,-c)
Giữa đỉnh vần và kết vần còn được xem xét theo phương thức cấu âm (còn gọi là dạng tiếp hợp) chặt/ lỏng Cấu âm chặt thể hiện ở nguyên âm đỉnh vần có trường độ ngắn, còn kết âm lỏng thể hiện ở nguyên âm đỉnh vần có trường độ dài
Trang 31Khi khảo sát và nhận xét hệ thống vần tiếng Việt thế kỷ XVII (dựa trên cuốn Từ điển Việt - Bồ - La) trong sự đối chiếu với các phương ngữ, thổ ngữ, tiếng Việt ngày
nay, chúng tôi áp dụng cách miêu tả vần như đã trình bày ở trên
1.4.3 Hệ thống thanh điệu 1.4.3.1 Khái niệm thanh điệu
Thanh điệu là một đơn vị siêu đoạn tính Nó được biểu hiện trong toàn bộ âm tiết, hay nói cách khác thanh điệu là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết (bao gồm cả âm đầu, âm chính và âm cuối)
Thanh điệu được ghi bằng chữ viết (các dấu) như sau: thanh huyền (\), thanh ngã (~
), thanh hỏi (?), thanh sắc (/), thanh nặng (.) Những âm tiết như ta, tu, ti…, khi viết
không có dấu nhưng thực tế khi phát âm nó có thanh điệu Thanh này người ta gọi là thanh không dấu (thanh ngang)
1.4.3.2 Hệ thống thanh điệu tiếng Việt
Căn cứ vào khả năng phân biệt các thanh điệu trong cách phát âm của các phương ngữ Bắc Bộ, tiếng Việt có 6 thanh điệu, trừ thanh ngang không có dấu còn lại 5 thanh đều mang dấu với tên gọi riêng của nó Nhưng để nhận diện được các thanh điệu tiếng Việt, chúng tôi dựa vào những đặc trưng khu biệt sau:
- Các thanh điệu đối lập nhau về âm vực: âm vực cao (không dấu; ngã; sắc); âm vực thấp (huyền; hỏi; nặng)
- Các thanh điệu cùng thuộc một âm vực lại có sự đối lập nhau về âm điệu: âm điệu bằng phẳng hay còn gọi là thanh bằng (không dấu; huyền); âm điệu không bằng phẳng hay còn gọi là thanh trắc (ngã; hỏi; sắc; nặng)
- Các thanh điệu cùng một âm vực; cùng âm điệu nhưng có sự đối lập nhau về ngữ âm: âm điệu gãy (ngã; hỏi); âm điệu không gãy (sắc; nặng)
Như vậy, ba tiêu chí khu biệt trên đối với các thanh điệu đã cho ta sáu âm vị thanh điệu; mỗi âm vị thanh điệu có thể được nhận diện bởi sơ đồ sau:
Âm điệu bằng trắc - - -
Trang 32Âm điệu gãy – không gãy - - - - - -
Âm vực cao thấp - - -
Thanh điệu không dấu huyền Ngã Hỏi Sắc Nặng Trong sơ đồ, nhánh trái, tính từ mỗi điểm phân nhánh, biểu thị vế đầu của thế đối;
nhánh phải biểu thị vế sau
1.4.3.3 Miêu tả hệ thống thanh điệu tiếng Việt
a Thanh không dấu
So với các thanh khác, thanh không dấu là một thanh cao, đường nét bằng phẳng hầu như không lên xuống gì từ đầu đến cuối
b Thanh huyền Thanh huyền là thanh thuộc âm vực thấp, đường nét âm điệu bằng phẳng hơi đi xuống thoai thoải
c Thanh ngã Thanh ngã xuất phát gần ngang với độ cao của thanh huyền, bắt đầu bằng âm vực thấp nhưng kết thúc bằng âm vực cao, đường nét thanh điệu không bằng phẳng
- Đường nét bắt đầu cao hơn thanh huyền một chút đến giữa âm tiết đi xuống đột ngột, dốc đứng trong một thời gian ngắn sau đó vút lên ngang với độ cao cũ và đi thêm một quãng thứ ba nữa
- Đường nét bắt đầu và kết thúc như trên nhưng bị gián đoạn ở giữa Tiếng thanh bị mất hoàn toàn biểu thị động tác nghẽn thanh hầu đã xẩy ra vào giữa quá trình phát âm
Đây là một biến thể tự do
Thanh ngã là một thanh có âm điệu gãy ở giữa gây nên việc khó phát âm đối với trẻ
em, do đó thường được thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn, tức là với âm điệu không gãy
Trang 33d Thanh hỏi Thanh hỏi là thanh điệu có âm vực thấp; bắt đầu ở mức cao của cao độ xuất phát của thanh huyền Nó kết thúc cũng ở cao độ thấp, đường nét âm điệu thấp dần từ khi bắt đầu đến một quãng thì chuyển sang một nét đi lên cân đối với nét đi xuống ban đầu và kết thúc với một cao độ xuất phát Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét này được gọi là đặc trưng gãy của âm điệu
Bộ phận thấp nhất của đường nét âm điệu nằm vào khoảng giữa phần vần Trong những âm tiết có âm cuối là phụ âm mũi, nếu âm chính là nguyên âm ngắn nó nằm
vào âm cuối Ví dụ trong âm tiết bẩn, hẳn…
Ở phương ngữ Bắc Trung Bộ và trong phát âm của trẻ em, khi phát âm những âm tiết có thanh hỏi, đường nét âm điệu không có phần đi lên như đã miêu tả ở trên Đường nét âm điệu ở thanh hỏi, không xẩy ra sự đột ngột như ở thanh ngã nên quá trình phát âm kéo dài hơn đó là một khó khăn trong quá trình phát âm của trẻ em; vì trẻ em vốn có hơi thở ngắn và chưa quen với việc điều chỉnh độ dài ngắn trong các âm tiết khác nhau Do đó, khi phát âm các âm tiết có thanh hỏi ở trẻ thường đơn giản hoá đường nét âm điệu hai hướng thành một hướng, hay nói cách khác là thay thế âm điệu gãy thành âm điệu không gãy Làm cho thanh hỏi được phát âm giống thanh nặng Ví
dụ: cửa - cựa; đỏ - đọ; bỏ - bọ…
e Thanh sắc Thanh sắc được phân bố trong những âm tiết thuộc các loại hình khác nhau thì có những biến thể khác nhau
- Trong các âm tiết có âm cuối không phải là âm tắc vô thanh như: bé; cái; váng
(sữa)…thanh điệu này bắt đầu xấp xỉ với thanh không dấu; với một âm điệu bằng ngang Phần này chiếm ½ phần vần Sau đó âm điệu đi lên kết thúc cao hơn thanh không dấu
- Trong các âm tiết có âm cuối là âm tắc vô thanh thì xẩy ra hai trường hợp như sau: + Nếu âm chính là nguyên âm dài thì phần bằng ngang ngắn hơn khá nhiều; có khi mất hẳn cao độ xuất phát và cao độ kết thúc về cơ bản vẫn như ở biến thể a) nói trên
Chẳng hạn thanh sắc trong một số âm tiết như phót; vọt; nước…
Trang 34+ Nếu âm chính là nguyên âm ngắn thì thanh điệu bắt đầu cao hơn khá nhiều Đường nét âm điệu đi lên mạnh hơn và kết thúc ở một khoảng cách nhỏ Ví dụ thanh trắc
trong các âm tiết phất; cắp… Thanh sắc cả hai biến thể a) và b) có thể kết thúc bằng
một âm tắc thanh hầu
g Thanh nặng Thanh nặng là thanh thuộc âm vực thấp Nó bắt đầu xấp xỉ với mức cao ban đầu của thanh huyền Các biến thể có sự khác nhau trong đường nét âm điệu của thanh nặng
- Các âm tiết có âm cuối không phải là âm tắc vô thanh như lại; bị; hạn…; đường nét
bắt đầu bằng ngang và kéo dài trong phần lớn của bộ phận vần; sau đó đi xuống với
độ dốc lớn Nếu âm cuối là âm mũi thì phần đi xuống nằm vào âm cuối
- Trong các âm cuối kết thúc bằng âm tắc, vô thanh, phần đi xuống nằm ngay ở cuối nguyên âm là âm chính Nếu âm chính là nguyên âm ngắn thì phần bằng ngang thu
ngắn lại Ví dụ: ngạt, thật…Thanh nặng có kết thúc bằng sự nghẽn thanh hầu Có hiện
tượng yết hầu hoá xẩy ra trong quá trình phát âm nhưng không nhất thiết có trong mọi trường hợp
Có thể nói, trong 6 thanh điệu được miêu tả ở trên, chúng ta thấy rõ mối tương quan về âm vực giữa các thanh điệu, đặc biệt là đường nét âm điệu đặc trưng của chúng Trong 6 thanh thì thanh hỏi và thanh ngã có đường nét phức tạp Chẳng hạn, khi dùng nốt nhạc để ghi các thanh này nhất thiết phải dùng tới hai nốt Trong khi đó, muốn ghi bốn thanh còn lại chỉ cần dùng một nốt cho bốn thanh
Thực ra, thanh điệu là một trong ba đơn vị của hệ thống ngữ âm tiếng Việt Tuy nhiên, trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp chúng tôi không có điều kiện để khảo sát và miêu tả đầy đủ cả ba đơn vị mà chỉ miêu tả một cách sơ lược hệ thống thanh điệu như ở trên và miêu tả cụ thể hệ thống âm đầu và vần ở những chương tiếp theo
Hi vọng chúng tôi sẽ có dịp miêu tả trọn vẹn cả ba đơn vị của hệ thống ngữ âm tiếng Việt ở những công trình tiếp theo
1.5 Tiểu kết chương 1
Ở các ngôn ngữ Châu Âu, nguyên âm và phụ âm là thành hai hệ thống song hành thì ở tiếng Việt đó là âm đầu và phần vần cùng với thanh điệu (phần siêu đoạn tính)
Trang 35Mỗi bộ phận đã được các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước nghiên cứu cả phương diện đồng đại và phương diện lịch đại Dù vậy, phần âm đầu và phần vần sẽ còn nhiều vấn đề đáng nói, đặc biệt là hệ thống âm đầu và hệ thống vần tiếng Việt thế
kỷ XVII sẽ đem đến cho người đọc nhiều vấn đề lí thú và hấp dẫn bởi sự tiên khởi của
nó và những dấu ấn của nó đối với tiếng Việt Hơn nữa, trong quá trình khảo sát và miêu tả, chúng tôi cũng cố gắng làm rõ những diễn biến của nó trong sự đối sánh với tiếng Việt hiện đại và một số phương ngữ, thổ ngữ Ở hai chương tiếp theo, chúng tôi thực hiện được dự định của mình và đem đến cho người đọc một cách nhìn mới về hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XVII dựa trên cứ liệu chữ viết Tuy nhiên, phần thanh điệu không được chúng tôi làm thành một chương cũng như không miêu tả nó ở những phần tiếp theo, bởi phạm vi của một luận văn tốt nghiệp; mặt khác những vấn
đề về thanh điệu về cơ bản đã được A de Rhodes miêu tả khá đầy đủ ở trong cuốn Từ điển Việt - Bồ - La Thiết nghĩ chúng tôi không cần nói gì thêm Như vậy, dù chỉ đề
cập đến hai phần âm đầu và phần vần nhưng mong rằng chúng tôi sẽ góp phần vào việc phục dựng lại được tiếng Việt trong lịch sử, góp phần làm tư liệu để tìm hiểu tiếng Việt lịch sử
Chương 2: Hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỉ XVII
2.1 Những vấn đề khái quát
2.1.1 Cách tiếp cận vấn đề
Trước khi đi vào xác lập và miêu tả hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỷ XVII, chúng
tôi nói thêm về khái niệm âm đầu Âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết Những âm
tiết mà chính tả không ghi âm đầu như an, ân, ấm…được mở đầu bằng động tác khép
kín khe thanh, sau đó mở ra đột ngột, gây nên một tiếng bật Động tác mở đầu ấy có giá trị như một phụ âm và người ta gọi đó là âm tắc thanh hầu /?-/ Âm tiết tiếng Việt hiện đại luôn có mặt âm âm đầu, trong đó có âm đầu tắc thanh hầu /?-/ Nếu ngược
thời gian trở về thế kỷ XVII, khảo sát cuốn Từ điển Việt - Bồ - La (1651) của A de
Trang 36Rhodes, xem xét hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỷ XVII có bao nhiêu âm đầu, có âm tắc thanh hầu hay không, có đặc điểm gì nối bật so với tiếng Việt hiện nay Đó là vấn
đề khá quan trọng mà chúng tôi sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo
Tựu trung lại, có thể hiểu một cách khái quát về âm đầu tiếng Việt như sau: nói đến âm đầu tiếng Việt người ta nghĩ ngay đến những âm (phụ âm) mở đầu âm tiết,
nó kết hợp với hai phần còn lại là thanh điệu và vần để tạo nên âm tiết tiếng Việt
Từ xưa tới nay, âm đầu tiếng Việt luôn được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước, tuy nhiên cách tiếp cận vấn đề có nhiều hướng khác nhau
Có hướng từ tiền Việt - Mường đến tiếng Việt hiện đại như H.Maspero (1912), M.Perlus (1981), Trần Trí Dõi (2005) Có nhiều nhà ngôn ngữ học lại tiếp cận từ hướng dựa trên các tư liệu chữ Hán, chữ Nôm như Lê Quán (1973), Vương Lộc (1989, 1995), Nguyễn Ngọc San (1985, 2003) Bên cạnh đó, cũng có những tác giả nghiên cứu theo diễn biến của hệ thống ngữ âm tiếng Việt như H.Maspero (1912), Nguyễn Tài Cẩn (1977, 1995)… Thiết nghĩ, mỗi hướng tiếp cận sẽ có những ưu thế riêng, các công trình trên đã có đóng góp nhất định và đáng trân trọng trong lịch sử nghiên cứu hệ thống ngữ âm tiếng Việt Trong các hướng tiếp cận, theo chúng tôi, hướng tiếp cận từ cứ liệu chữ viết là một trong những cách tiếp cận tối ưu, nó sẽ đem lại hiệu quả khả quan cho người nghiên cứu
Cứ liệu chữ quốc ngữ được chúng tôi sử dụng để nghiên cứu hệ thống âm đầu
tiếng Việt thế kỉ XVII là cuốn Từ điển Việt - Bồ - La của A.de Rhodes (1651) Ngoài
ra, luận văn còn sử dụng các tư liệu chữ viết khác như: Phép giảng tám ngày của A.de Rhodes (1651), Từ điển Việt - La của Pigneau Behaine (1772) và so sánh đối chiếu với
các phương ngữ, thổ ngữ tiếng Việt, từ đó chúng tôi cố gắng phục nguyên lại hệ thống
âm đầu tiếng Việt thế kỉ XVII nói riêng cũng như hệ thống ngữ âm tiếng Việt thế kỉ XVII nói chung Trong đề tài này, chúng tôi không có ý định tìm hiểu cội nguồn của tiếng Việt thế kỉ XVII, cũng như không tìm hiểu sâu những diễn biến của tiếng Việt từ thế kỉ XVII đến nay Trọng tâm của chúng tôi là miêu tả, phục dựng lại hệ thống ngữ
âm tiếng Việt thế kỉ XVII và phần nào đó, trong quá trình nghiên cứu sẽ thấy được hệ quả biến đổi của nó ở thời gian sau (từ thế kỉ XVII đến nay) Tuy nhiên, đề tài của
Trang 37chúng tôi ngược dòng lịch sử để phục dựng nó trong thời kì hiện đại là một việc làm không đơn giản, cần nhiều cứ liệu vì sự cách xa về thời gian là những khó khăn đáng
kể Do đó, sự đóng góp của đề tài cũng chỉ ở mức độ nhất định, mong rằng trong thời gian không xa, chúng tôi có điều kiện để nghiên cứu vấn đề cao hơn, hoàn thiện hơn,
bổ sung những thiếu sót trong luận văn còn mắc phải
2.1.2 Xác lập hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỉ XVII
Phục dựng lại hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỉ XVII là một công việc hết sức cần
thiết, nhưng phải dựa vào cứ liệu chữ viết trong thời gian đó, đặc biệt là cuốn Từ điển Việt - Bồ - La của A.de Rhodes Để làm được điều đó, chúng ta cần xác lập hệ thống
âm đầu thế kỷ XVII để làm cơ sở cho việc miêu tả, phục dựng hệ thống âm đầu Cố nhiên, đây là công việc không dễ dàng gì, đòi hỏi chúng tôi phải vận dụng các hướng xác lập, kết quả xác lập âm đầu thế kỷ XVII của những người đi trước như Nguyễn Tài Cẩn (1995), M.Ferlus (1981), để vận dụng vào trong quá trình xác lập hệ thống
âm đầu thế kỷ XVII của chúng tôi
phụ âm môi
phụ âm đầu lưỡi
phụ âm quặt lưỡi
phụ âm mặt lưỡi
phụ âm gốc lưỡi
Thanh hầu
t (t )
t (t)
t,(tr) t,c(tr)*
t’s’(ch)
c (ch)
k(c,k,q) k(c,k,q)
?(…)
?(Φ) p’(ph)
p’(ph)
t’(th) t’(th)
ş(s) ş(s)
s’(x) s’ (x)
k’(kh) k’(kh)*
h(h) h(h)
b?(b) b(b)
d?( đ) d(d) (β)(ɕ)
β(ɕ,ɕẻ)
d//dđ(d,dẻ) b(d,dẻ)
d’z’(gi)
j (gi)
γ(g) γ(g,gh)
w/v(v,u) l (l) ® (r)
Trang 38v(u,v)* l(l)* r( r)
m (m) m(m)*
Chú thích:
- Ký hiệu phần trên gạch ngang (-) là của Nguyễn Tài Cẩn, phần dưới gạch ngang (-)
là của M.Ferlus
- Ký hiệu trong ngoặc đơn ( ) là ký hiệu chữ viết
- Nằm trong vòng tròn O chỉ có ở thuần Việt (theo chú thích của Nguyễn Tài Cẩn)
- Dấu hoa thị * là không có trong bảng của M.Ferlus, chỉ được tác giả trình bày rải rác trong một số bài viết Chúng tôi hệ thống hoá lại và đưa vào bảng này để tiện so sánh (những phụ âm này không thuộc phạm vi bài viết của M.Ferlus)
Như vậy, so sánh bảng hệ thống âm đầu ở trên, chúng tôi nhận thấy việc xác lập
hệ thống âm đầu thế kỷ XVII của Nguyễn Tài Cẩn về cơ bản giống M.Ferlus Điều này đã được các tác giả H.Maspero (1912), A.G.Haudricourt (1954), K.J.Gregerson (1969), Vương Lộc (1995)… đồng tình Tuy nhiên, hai tác giả này cũng có những
điểm khác nhau, cụ thể được qua các âm đầu mà cuốn Từ điển Việt - Bồ - La của A.de
Rhodes thể hiện bằng các con chữ hoặc các tập hợp như: ch, b, đ, ɕ và ɕẽ, d và dẽ, gi Thiết nghĩ, việc thống nhất trong các phụ âm đầu này là việc cần thiết, do đó chúng tôi
sẽ thảo luận một số vấn đề trước khi xác lập hệ thống âm đầu tiếng Việt thế kỷ XVII
2.1.3 Thảo luận hệ thống âm đầu thế kỷ XVII
a Các phụ âm b, đ Nguyễn Tài Cẩn cho rằng b, đ là những phụ âm hút vào, được tác giả ghi là /b?,
d?/ [5,179] M.Ferlus thì nhận thấy đây là hai phụ âm tắc hữu thanh có trong nhiều ngôn ngữ cùng họ với tiếng Việt nên ghi là /b, d/ Còn H Maspésro phản đối quan
niệm coi đ là một âm răng Theo tác giả, cũng giống như t, th, n, đ là một âm uốn lưỡi, điểm chạm giữa lưỡi và ngạc, còn b là một âm môi - môi đơn thuần Ông thể hiện hai
âm này bằng /b, d / [32,32,33 ]
Trang 39Một thực tế cho thấy: khi phát âm các âm đầu lưỡi - răng (dù là phụ âm tắc hay xát) người Việt ở cả ba vùng phương ngữ, người Thổ, người Mường đều phải uốn lưỡi lên ngạc trên (uốn nhiều hay ít phụ thuộc vào từng phương ngữ, từng ngôn ngữ) Cho nên, ấn tượng uốn lưỡi mà H Maspesro cảm nhận được là đúng với thực tế phát âm
Nhưng một khi còn thừa nhận sự đối lập tính quặt lưỡi của tr, s, r với tính không quặt lưỡi của đ, t, x, d,…thì không thể xem đ cũng như t, th, n là phụ âm uốn lưỡi, bởi vì, tính chất uốn lưỡi của đ, t, hay của một phụ âm đầu lưỡi - răng nào cũng kém xa tính chất uốn lưỡi của tr, s, r Do đó, quan niệm của H Maspero chỉ đúng về phương diện
cấu âm - âm học mà không chính xác về phương diện xác lập hệ thống âm vị.Suy cho
cùng, đ chỉ là một phụ âm đầu lưỡi - răng như những phụ âm đầu lưỡi - răng khác
Tính chất hút vào mà Nguyễn Tài Cẩn đề cập tới chỉ được xác nhận bởi lớp từ Hán - Việt nhiều hơn từ thuần Việt Có nhiều cứ liệu ủng hộ nhận định này Các ngôn ngữ
Mường, Thổ, Chứt, tương ứng với b, đ của Việt là /b, d/, đầu lưỡi- răng, tắc, hữu
thanh hoặc tắc, hữu thanh ít nhiều bị ngạc hoá /bj, dj/ hoặc tắc, vô thanh tương ứng /
p, t / Chúng ta có thể so sánh những điều nói trên như sau:
Tiếng Việt Tiếng Mường Tiếng Thổ Tiếng Chứt
đất t t5 t t5 a tăk5
đá ta5 ta5, dja5 ta ta²
đường taη² taη² tjaη²
bắt păt5 pjăt5 -
bò pƆ² pƆ² bjƆ² pƆ²
bay păn1 păl1 păn1 păl1
Trang 40Tác giả Nguyễn Tài Cẩn cho rằng, những từ Hán Việt có âm đầu /b?, d?/ được người Mường, người Thổ, người Chứt phát âm thành /b, d/ và /bj, dj/ hoặc /p, t/
Các thổ ngữ vùng phương ngữ Bắc Bộ như Thạch Thất, Bất Bạt (Hà Tây), Hiệp Hoà (Hà Bắc) và những thổ ngữ vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ như Can Lộc, Đức Thọ (Hà Tĩnh), Thanh Chương (Nghệ An)… và một số Nam Trung Bộ, Nam Bộ trong quá trình phát âm đã chứng thực điều này
Tiếng Việt văn hoá Các thổ ngữ, phương ngữ
d t5 đất d t5 (phần lớn các phương ngữ)
dj t5 (Can Lộc, Đức Thọ, Thanh Chương - Nghệ Tĩnh)
dɯ ŋ² đường dɯ ŋ² (Bắc Bộ và Nam Bộ) dan² (phần lớn Bắc Trung Bộ) djan² (Can Lộc, Thanh Chương, NT; Quảng Trạch - BTT) băt5
bắt băt5 (phần lớn các phương ngữ)
bjăt5 (Can Lộc, Đức Thọ - NT; Q Trạch, B Trạch - BTT) păj5 (Quảng Trạch - BTT; Đức Thọ - Nghệ Tĩnh) băj1
bay băj1 (phần lớn các phương ngữ) băn1 (Thọ Xuân, Triệu Sơn - Thanh Hoá) băjn5 (Quảng Trạch - Bình Trị Thiên) păn5 (Quảng Trạch - Bình Trị Thiên) Như vậy, theo Nguyễn Tài Cẩn, trong phát âm của người Việt thế kỷ XVII có thể có hình thái /b?, d?/ đối với từ Hán - Việt Nếu nhìn chung cho cả tiếng Việt lúc
bấy giờ, có lẽ nên chấp nhận hai phụ âm /b?, d?/
b Các phụ âm ɕ và ɕẽ, d và dẽ
ɕẽ là biến thể của ɕ, dẽ là biến thể của d Điều này đã được các nhà ngôn ngữ học
như Nguyễn Tài Cẩn (1995), M.Ferlus (1981), Vương Lộc (1995) thừa nhận Đặc biệt,
cả Nguyễn Tài Cẩn và M.Furlus đều miêu tả chúng giống nhau: ɕ và ɕẽ, thể hiện một