1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Những kỹ năng sống

21 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 477,4 KB

Nội dung

Một số kỹ năng quan trọng giúp bạn tốt hơn trong công việc và quan hệ với đồng nghiệp

1 2 Mục lục Bái 1:Nghệ thuật làm việc qua điện………… ……….4 Bài 2:Những kỹ năng đem đến cơ hội cho bạn………….……6 Bài 3:9 kỹ năng “mềm” để thành công…………………… …8 Bài 4:Làm sao để con bạn có thói quen đọc sách…………… 10 Bài 5:Để trở thành một người biết lắng nghe……………… 15 Bài 6:Khi giận dữ với đồng nghiệp………………………… 18 Bài 7:Kỹ năng ứng xử…………… 20 3 Kỹ Năng Sống Lời giới thiệu: Sách về Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Trong học tập và làm việc hằng ngày nếu chúng ta không tự trang bị cho mình số kỹ năng thì rất khó mà tồn tại và phát triển trong một môi trường xã hội nhất định.Vì vậy, nếu chúng ta không hòa nhập và thích nghi được với mọi người xung quanh thì rất dễ bị loại trừ ra khỏi nhóm và không phát triển và hoàn thiện bản thân mình Chúng ta muốn phát triển một cách toàn diện và làm chủ được bản thân trong mọi hoàn cảnh thì đòi hỏi chúng ta không ngừng trao dồi và học tập những kinh nghiệm từ thực tế như qua các cuộc Thảo luận, Sinh hoạt nhóm,Câu lạc bộ, Các hoạt động kích thích tưởng tượng và động não, Sắm vai Phân tích tình huống,Trò chơi, bài hát, nghe nhạc, Các loại hình nghệ thuật: vẽ, múa, Chia sẻ kinh nghiệm,Thư giãn, Thực tập,Tham quan … từ đó mới giúp chúng ta khắc phục được những yếu kém và phát hiện được những ưu điểm của bạn thân.Thì đó 4 Cuốn sách “Kỹ năng sống” cung cấp cho chúng ta một số kỹ năng thiết yếu và cũng là hành trang để bước vào đời thành công hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống làm việc của mình một cách có hiệu quả hơn Bài 1:Nghệ thuật làm việc qua điện thoại Trong công việc thời hiện đại, bạn thường phải dùng đến chiếc điện thoại như một công cụ làm việc hữu hiệu. Nếu không học cách sử dụng điện thoại, công cụ này có thể “giết chết” thời gian của bạn. Khi gọi điện thoại, hãy luôn biết rõ mình muốn nói gì. Có thể gạch đầu dòng trước những điều định nói và cần nói. Như thế bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cho bạn và cho cả người nghe. Điều chỉnh cách nói chuyện cho thích hợp với từng đối tượng. Những người bận rộn thường thích cách tiếp cận trực tiếp, nói ngắn gọn và hạn chế nói chuyện phiếm. Những người dễ hoà đồng thì thích nói chuyện thân mật hơn. Hạn chế nói chuyện riêng. Nói chuyện phiếm thì vui đấy nhưng nó làm mất thời gian và gây khó chịu cho người bên kia đầu dây khi họ đang bận rộn. Bạn có thể nói chuyện qua loa về thời tiết, thời sự nhưng đừng lôi chuyện gia đình ra làm đề tài. Hãy trả lời thẳng câu hỏi của đối tác. Tránh ậm ừ dễ tạo sự không chuyên nghiệp. Nếu bạn không biết câu trả lời, hãy nói bạn sẽ gọi cho họ sau khi đã có đáp án chính xác. Nếu bạn đưa ra một phán đoán sai lầm cho người tin tưởng bạn, họ sẽ không bao giờ tin bạn nữa. Cuối buổi nói chuyện, hãy xác nhận lại những điều đã trao đổi. Như thế cả hai có thể xem mình đã thống nhất với nhau được điều gì để có thể đưa ra cách giải 5 quyết thích hợp. Khi gọi điện thoại, hãy luôn nhớ những điều sau: - Là người chủ động gọi, nếu thực sự bạn cần họ. - Đừng gọi quá sớm hay quá trễ. - Những cuộc gọi không quan trọng có thể để cho trợ lý hoặc thư lo. Những vấn đề quan trọng nên được chính bạn nói. - Đừng gửi lời nhắn vào hộp thư thoại trả lời sẵn. Nếu họ đi vắng có thể gọi di động hoặc gọi lại sau. - Đừng thúc giục người đối diện nhanh chóng đưa ra câu trả lời, đừng khiến họ ám ảnh với các cuộc gọi của bạn. Điện thoại rất tiện lợi nhưng nếu bạn lạm dụng nó, đối tác và khách hàng có thể cảm thấy đang bị đeo bám. Khi nhận điện thoại, cần lưu ý những điểm sau: - Đừng đợi chuông reo quá 3 lần rồi mới nhấc máy. Nếu tình thế bắt buộc không thể nhấc ngay, hãy xin lỗi họ và nói lý do. - Mọi người đều nên có trách nhiệm trả lời điện thoại. Nếu người chịu trách nhiệm trực điện thoại đi vắng, bạn hãy chủ động ra nghe và chuyển điện thoại nếu cần. - Đừng trả lời điện thoại khi đang ăn. Người bên kia có thể nghe rõ tiếng nhai của bạn. - Đừng nói quá to hoặc quá nhỏ. 6 Sưu tầm - http://congso.net/nghe-thuat-lam-viec-qua-dien-thoai-10570 Bài 2: Những kỹ năng đem đến cơ hội cho bạn Giải quyết vấn đề (Problem solving): Là cách thức suy nghĩ nhằm làm rõ và đưa ra giải pháp thực thi để cải tiến một vấn đề, cốt lõi là tìm cách đạt được mục đích khi gặp trở ngại hoặc chỉ có những điều kiện rất hạn chế để thực hiện mục đích. Kỹ năng này gồm: Xác định vấn đề; Phân loại; Mô hình hoá; Sử dụng các công cụ để giải quyết; Lên quy trình giải quyết. 7 Kỹ năng giao tiếp (Communication): Mục đích của giao tiếp là phải truyền tải được các thông điệp. Muốn truyền đạt thành công, bạn phải truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu không, những ý tưởng của bạn sẽ không được phản ánh, gây nên sự hiểu lầm và tạo ra những rào cản để bạn đạt được mục tiêu. Nên ứng dụng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động: Thuyết trình trước đám đông; Truyền đạt thông tin; Lắng nghe và thu thập thông tin. Tư duy phản biện (Critical thinking): Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó là quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác nhằm xác định lại tính chính xác của thông tin. Lập luận phản biện cần phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng và khách quan. sưu tầm - http://hoclamnguoitot.vn/ky-nang/lanh-dao-quan-ly/1396 8 Bài 3: 9 kỹ năng “mềm” để thành công Bạn có những lá thư giới thiệu ấn tượng; bạn có kinh nghiệm nghề nghiệp phong phú, những văn bằng chứng chỉ giá trị cùng những mối quan hệ tốt. Nhưng bạn có tin không, chừng đó chưa đủ để bạn vươn lên đỉnh cao sự nghiệp. Bạn còn cần có nhữngnăng “mềm”. Thế nào là những kỹ năng “mềm”? Kỹ năng “mềm” là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Ngược lại là những kỹ năng “cứng” thường xuất hiện trên CV của bạn, bao gồm học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp khéo léo? Bạn giải quyết các vấn đề hiệu quả? Đây chính là các dạng câu hỏi được đặt ra nhằm khám phá các kỹ năng “mềm” của bạn. Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến chúng? Nhà tuyển dụng coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả. Các dạng kỹ năng “mềm” 9 Thái độ lạc quan: Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên “hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa, hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa”. Tại công sở, cái nhìn lạc quan dẫn đến hành động và thái độ lạc quan, từ đó cho kết quả khả quan. Biết làm việc theo nhóm: Nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt theo nhóm. Việc này không chỉ mang tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi cần. Giao tiếp hiệu quả: Giao tiếp tốt là kỹ năng rất cần thiết đối với hiệu quả công việc của một người. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn. - Nhìn thẳng vào mắt người đối diện - Đừng tỏ ra bồn chồn - Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ như khoanh tay trước ngực - Không nói chuyện lan man, hãy tập trung vào một vấn đề - Phát âm chính xác - Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường Tự tin: Khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, tự tin chính là chìa khóa. Trong khi khiêm nhường vì nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Luyện kỹ năng sáng tạo:Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình: Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng gây ấn tượng nhất đối với nhà tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cầu thị của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Thúc đẩy chính mình và dẫn dắt người khác: Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các 10 sáng kiến hay không. Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại. Đa năng và biết ưu tiên công việc: Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng. Biết nhìn nhận toàn diện: Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra. Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp khéo léo cả hai kỹ năng này. Theo Phước Đại - Askmen Sưu tầm :http://vieclamkcn.com.vn Bài 4. Làm sao để con bạn có thói quen thích đọc sách [...]... thuộc vào tri thức, nhân cách nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất Để ứng xử cho vừa lòng nhau cần có những thuộc tính tâm lý sau: 1 Năng lực quan sát đối tượng - Là khả năng định hướng ban đầu qua khuôn mặt, dáng người, cách nói năng qua đó có những phán đoán ban đầu về chân dung đối tượng tiếp xúc 2 Kỹ năng biểu hiện ý nghĩ, tình cảm, nhận thức của mình với người khác: - Tạo ra sự cảm tình, đồng cảm... thiết Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình - Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để... cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói - Hưởng ứng người nói:... thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều 16 hiểu rõ vấn đề Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt - Im lặng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ... bạn Làm hoà Kiểu phản ứng này chỉ có ở những người điềm tĩnh, chín chắn, luôn độ lượng với mọi người Dù bực tức đến đâu, họ vẫn giữ được bình tĩnh và cố gắng thuyết phục đối tượng bằng lời lẽ nhẹ nhàng, có tình, có lý Đây là mẫu người hoà nhã, khôn khéo Họ "biết người biết ta" nên "trăm trận trăm thắng" Sưu tầm: http://kynangsong.xitrum.net/congso/259.html Bài 7 Kỹ năng ứng xử Bạn có muốn trở thành người... thành người được mọi người yêu mến Rất dễ, hãy làm theo những bước sau: Ứng xử là gì mà quan trọng thế?Là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác trong những tính huống xác định Ứng xử không thể hiện sự chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng - tuỳ thuộc vào tri thức, nhân cách nhằm đạt kết... nhất? Càng sớm càng tốt Trẻ dưới 4 tuổi đã có thể nhận biết những cuốn sách có tranh ảnh đẹp, màu sắc cuốn hút Bạn hãy dành thời gian kể những mẩu truyện tranh đơn giản cùng lúc với việc giở cho chúng xem tranh ảnh về câu chuyện đó Nếu không có thời gian, mỗi tuần chỉ cần tập cho chúng xem từ 2 đến 4 lần Mỗi lần 15 đến 30 phút Sau đó, hãy để những cuốn truyện tranh này ở đầu giường, trên kệ thấp, để... biết cách tự bảo vệ mình Im lặng Im lặng là cách cư xử khôn ngoan của những người làm chủ được cảm xúc Họ biết trước hậu quả tệ hại nếu phản ứng tức thời nên tự rút lui Khôn ngoan hơn, họ đợi đến khi bản thân và đối phương cùng "hạ nhiệt" mới gợi lại chuyện Đây là người biết cách hành xử, bình tĩnh trước mọi tình huống và dễ đạt được những thành công lớn Dù đang rất giận bạn thì đồng nghiệp vẫn cảm thấy... hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện 15 - Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang... trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét củả người khác? - Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại - Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả . còn cần có những kĩ năng “mềm”. Thế nào là những kỹ năng “mềm”? Kỹ năng “mềm” là những kỹ năng thuộc về con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính. đồng nghiệp………………………… 18 Bài 7 :Kỹ năng ứng xử…………… 20 3 Kỹ Năng Sống Lời giới thiệu: Sách về Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông. chỉ bạn mới có thể tạo ra. Tận dụng tất cả các kỹ năng của bạn Trong khi khám phá và xây dựng những kỹ năng “mềm”, bạn không nên bỏ qua những kỹ năng “cứng”. Chìa khóa dẫn đến thành công thực

Ngày đăng: 10/06/2014, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN