Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
139,84 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là một đất nước đa dân tộc và xuất phát là một nước nông nghiệp lúa nước, nên trong đời sống, vănhóa của người dân Việt tồn tại rất nhiều nền văn hóa, với những công trình kiến trúc nổi bật như: Đình, chùa, đền, miếu, tháp… . Và mỗi kiến trúc có một chức năng khác nhau. Nhưng điểm chung của chúng là đều xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Nếu trước đây, lúc nhận thức của con người còn thấp, đứng trước những hiện tượng tự nhiên, con người không lý giải được và họ cảm thấy sợ hãi và đi tìm một cái gì đó để nương tựa và từ đó tín ngưỡng xuất hiện. Cùng với sự áp bức của các giai cấp thống trị, nên con người cảm thấy họ bị áp bức không có lối thoát nên muốn dựa vào một thế lực nào đó, mà họ tưởng tượng ra như bụt, ông tiên… để giúp họ vượt qua những khó khăn và cũng từ đó mà thần thánh xuất hiện. Vì vậy, mà người dân thờ rất nhiều thần, ở đâu cũng có Đình, đền, Miếu, chùa để thờ, và đặc biệt nhất là Đình và chùa. Một nơi thờ thần và một nơi thờ thánh. Nếu đình chỉ dành cho các trai làng, quan viên bàn “việc làng”, là trung tâm của làng. Làng nào cũng có đền thờ ông thần hoàng. Đình được cất cao ráo khang trang, thế tất theo phong thủy, nơi phong quang nhất làng theo như sự miêu tả nhà văn Tô Hoài trong Chuyện cũ Hà Nội… . Thì chùa lại là nơi “Trẻ vui nhà, già vui chùa” dành cho các cụ, các bà, các cô thôn nữ, và trẻ em vui chơi. Chùa thường được cất nơi thanh vắng, tịch mịch, không câu nệ là ở góc làng, là ở ven làng hay ở trung tâm như đình… . Chùa làng đáp ứng một nhu cầu rất sâu đậm của đời sống thôn dã, là sự cân đối trở lại nét bất bình đẳng nặng nề trong sinh hoạt cộng đồng làng quê xưa. Tuy nhiên, Chùa làng thường gắn với đình làng, một bộ sóng đôi trong tâm thức người Việt, nhưng quan trọng hơn, nó thể hiện sinh động triết lý nhân sinh và tinh thần khoan dung hoà hợp trong đời sống tín ngưỡng của dân tộc. Vì Vậy, Đình và chùa có vai trò rất quan trọngtrong đời sống, vănhóa của người dân Bắc – Nam Bộ. Để hiểu rõ vai trò đó, thì dưới đây là bài làm của nhóm với đề tài: “Tìm hiểu vai trò của Đình, chùa trongvănhóa của người dân làng Bắc – Nam bộ”. Bài làm của nhóm gồm ba phần: Phần I: Là tổng quan về Đình và chùa ở Việt Nam với những nội dung như: cấu trúc, kiến trúc của chùa và đình ở Bắc và Nam Bộ để từ đó nêu lên mối liên hệ giữa đình và chùa. Phần II: Là Vai trò của Đình, Chùa trongvănhóa của người dân làng Bắc – Nam bộ. Đối với Đình thì vai trò được chia ra cụ thể đối với Bắc Bộ thì có vai trò gì và Nam Bộ thì có vai trò gì. Nhưng đối với chùa thì vai trò được nêu một cách tổng quát chung luôn mà không nêu ra cụ thể ở Bắc Bộ và Nam bộ như trong phần đình. Phần III: Là phần so sánh giữa đình, chùa ở miền Bắc và miền Nam có sự giống và khác gì để làm rõ nét khác biệt. Tóm lại, bài làm của nhóm về đề tài “Tìm hiểu vai trò của Đình, chùa trongvănhóa của người dân làng Bắc – Nam bộ” sẽ đưa cô và các bạn hiểu biết thêm về vai trò của đình và chùa trong đời sống vănhóa của người dân Việt Nam nói chung và hai miền Bắc, Nam nói riêng như thế nào. Bài làm của nhóm còn nhiều thiếu sót, mong cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để bài làm nhóm tốt hơn. Cảm ơn cô và các bạn!. CHƯƠNG I. LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÚC ĐÌNH, CHÙA Ở VIỆT NAM 1. Cấu trúc Chùa ở Việt Nam Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Chùa Việt Nam được xây dựng, phát triển khá đa dạng qua các thời kỳ lịch sử, mỗi thời kì lịch sử đều có kiến trúc và phong cách khác nhau. Bên cạnh đó, phong cách kiến trúc ở các địa phương, vùng miền cũng không đồng nhất. Kiến trúc cổ Việt Nam còn lại không nhiều và không phải là những công trình tiêu biểu nhất. Tinh hoa của kiến trúc cổ Việt Nam đã bị chôn vùi sau các cuộc tàn phá triệt hạ vănhóa phương Nam của Trung Hoa và quy luật thời gian. Thời Lý - Trần được xem là thời kỳ văn minh nhất của Đại Việt và được sử sách khen ngợi là trước đó chưa hề có, sánh ngang cùng Trung Hoa phương Bắc. Những nền đất còn lại của các ngôi chùa thời kỳ này như chùa Phật Tích, chùa Dâu… có thể chứng minh cho điều đó. Tuy vậy, những gì còn lại trên, tại Việt Nam ngày nay cũng để người ta biết cách thức xây dựng trong dân gian và những quy địnhtrong cấu tạo kiến trúc thời xưa. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển chùa ở Việt Nam. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Nước Việt lúc bấy giờ là Giao Châu, một trong những địa điểm mà các thương nhân hàng hải của Ấn Độ đến miền Viễn Đông để mua các thứ gia vị, hương liệu, gỗ, trầm hương dần dần những nơi thờ tự ở đây được tạo lập để thỏa mãn yêu cầu tín ngưỡng của họ. Theo các nhà Sử học hiện nay, Phật giáo đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ III. Do Ngài Phật Quang, một nhà sư Ấn Độ vào Việt Nam, Ngài đã hóa độ cho những người Phật tử Việt Nam đầu tiên là Chữ Đồng Tử và Tiên Dung. Và các ngôi chùa đầu tiên tại Việt Nam là chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điển ở trung tâm Luy Lâu, tức là tỉnh Hà Bắc ngày nay cũng ra đời từ đó. Chùa Pháp Vân tức là ngôi chùa vầng mây của Chánh pháp, vầng mây đó che mát cho đất nước Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam và cho cả muôn loài. Và khi vầng mây đó đủ cơ duyên, thì mưa xuống, nó sẽ làm cho dân tộc Việt Nam được tươi mát trở lại, và Phật tính nơi muôn loài thảy đều sinh khởi. Ngôi chùa thứ hai là Pháp Vũ, Vũ là mưa, Pháp vũ là mưa pháp. Mưa của Chánh pháp làm cho dân tộc Việt Nam ngày càng tươi mát, làm cho muôn vật của dân tộc đều được ươm chồi, nẩy lộc, đơm hoa và Phật tính nơi hết thảy muôn loài đều trổi dậy. Ngôi chùa thứ ba là chùa Pháp Lôi, Lôi là tiếng sấm. Ngôi chùa uy hùng như tiếng sấm. Tiếng sấm của Chánh pháp, khiến cho nhân dân Việt Nam có thể đứng dậy và vượt ra khỏi sự nô lệ, vượt ra khỏi mọi sự thống trị, bước tới ý thức tự chủ. Pháp Lôi là tiếng gầm của Chánh pháp, thúc giục cho cả dân tộc và nhân loại bước tới con đường chí thượng và chí thiện. Ngôi chùa mang tên ấy, biểu tượng rằng, khi đất nước Việt Nam hút được chất liệu của Chánh pháp, thì dân tộc Việt Nam tự mình có sức mạnh tiến về phía trước uy dũng như tiếng sấm gầm. Và Pháp Lôi cũng có nghĩa là tiếng sấm đánh thức Phật tính nơi hết thảy chúng sanh trổi dậy ở trong Chánh pháp. Ngôi chùa thứ tư là chùa Pháp Điển, Điển là điện, tức là ánh sáng của Chánh pháp. Ánh sáng đó sẽ soi đường cho dân tộc Việt Nam đi lên, đi tới. Ánh sáng ấy sẽ soi đường cho mọi người và mọi loài đi tới với Chánh pháp, đi tới đích điểm cứu cánh của sự giác ngộ. Qua bốn tên đó, chúng ta cũng đủ để thấy được vai trò của ngôi chùa trong sự phát triển dân tộc, phát triển tâm linh của đất nước và con người. Đạo Phật có mặt và cắm rễ với dân tộc Việt Nam từ đó và trải qua các thời kỳ đã đóng góp cho dân tộc Việt đứng lên giành lại độc lập cho đất nước, quyền sống cho con người. 1.2. Kiến trúc chùa ở Việt Nam Việt Nam hiện nay có khoảng 14.500 ngôi tu viện Phật giáo trên khắp đất nước của ba Hệ phái chính là Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ. Ở miền Bắc chỉ có ngôi chùa Phật giáo Bắc tông. Ở miền Trung (từ Quảng Trị trở vào) và miền Nam, ngoài ngôi chùa Phật giáo Bắc tông, còn có ngôi chùa Phật giáo Nam tông Việt, Nam tông Khmer và ngôi tịnh xá Phật giáo Khất sĩ. Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam rất đa dạng. Nhiều tác giả đã phân loại chùa và giới thiệu các kiểu kiến trúc của chùa Việt Nam như sau: Các tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long trong sách “Chùa Việt Nam” cho biết tên các kiểu chùa truyền thống thường được đặt theo các chữ Trung Quốc có dạng gần với bình diện kiến trúc chùa. Đó là kiểu chữ Đinh, kiểu chữ Công, kiểu chữ Tam và kiểu chữ Nội công ngoại quốc. Tên những kiểu chùa này chỉ dựa vào cụm kiến trúc chính. Trong chùa, còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, nhà tăng, gác chuông, tháp, tam quan … Ngoài người Kinh, còn có chùa ở một số dân tộc thiểu số. Chùa của người Mường làm bằng tranh tre đơn giản. Chùa người Khmer được xây dựng đẹp, có bộ mái ảnh hưởng Campuchia và Thái Lan. Chùa người Hoa cũng có sắc thái kiến trúc riêng. Tính đa dạng của kiến trúc chùa Việt Nam càng tăng khi xuất hiện những ngôi chùa hiện đại được xây dựng gần đây. Tác giả Trần Lâm Biền trong sách “Hỏi và đáp về vănhóa Việt Nam” cho biết chùa Việt thường dàn trải theo mặt bằng với nhiều đơn nguyên kiến trúc. Chùa bao giờ cũng được dựng ở mảnh đất thu giữ được khí thiêng của trời đất: đất cao, tươi nhuận, có dòng chảy hoặc hồ ao trước mặt. Mặt chùa quay hướng Nam, đó là hướng bát nhã (trí tuệ), phát triển thiện tâm. Mở đầu cho ngôi chùa là tam quan. Qua tam quan, con đường Nhất chánh đạo dẫn vào thế giới Phật. Mở đầu hệ thống chùa chính là tòa tiền đường, nơi đây các Phật tử ngồi tụng kinh để rèn tâm kiến tính nhằm xây dựng lòng thiện theo con đường từ bi của đức Phật. Bàn thờ Phật nằm ở gian giữa chùa, gian này mở lùi về phía sau, tạo cho chùa chính có kết cấu hình chữ Công hay chữ Đinh. Do cửa chùa luôn rộng mở với mọi chúng sinh, nơi thờ không bao giờ bị che chắn, vì vậy nơi đây gọi là thượng điện. Bao quanh hai bên chùa nhiều khi còn có hai dãy hành lang và phía sau là nhà hậu. Tòa nhà hậu thường để thờ tổ chùa, thờ mẫu, thờ những người có công với chùa; đồng thời làm nơi ở cho chư tăng, nhà khách, nhà bếp … Ngoài ra, hầu như chùa nào cũng có tháp. Số lượng tầng gắn với cương vị thuộc kết quả tu hành trong Phật đạo. Các tác giả Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng trong sách “Chùa Hà Nội” cho biết những ngôi chùa Việt Nam trong bốn mùa đều mang một vẻ đẹp kín đáo thầm lặng, lắng đọng sâu trong tâm hồn người hướng về điều thiện. Vẻ đẹp của ngôi chùa Việt Nam trước hết ở chỗ hài hoà với cảnh quan môi trường chung quanh. Chùa Việt Nam thường gắn bó với sông nước, hồ ao. Trước khi vào chùa lễ Phật, khách thường phải qua cổng tam quan. Qua tam quan, cõi tục và cõi trần như đã được phân chia. Bố cục mặt bằng của các ngôi chùa thường lấy sự cân xứng đăng đối làm phương tức chủ đạo. Các chùa thời Lý thường lấy sự đăng đối quy tụ về một điểm ở giữa. Chùa Một Cột là một điển hình. Các chùa được xây dựng từ thời Trần về sau thường được bố cục đăng đối theo một trục dài từ cổng tam quan vào đến nhà tổ phía sau cùng. Các nhà thường được xây dàn hàng ngang một dãy (dân quen gọi là chữ Nhất), hai hàng ngang (chữ Nhị), ba hàng ngang (chữ Tam). Có chùa được bố cục theo kiểu chữ Đinh (như chữ T), theo kiểu chữ Công (như chữ H nằm ngang), hoặc kiểu nội Công ngoại Quốc (bên trong là chữ H nằm ngang và bên ngoài gồm các nhà bao bọc tạo nên một hình vuông hay chữ nhật). Các chùa ở Nam Bộ thường được xây theo kiểu chữ Nhất. Quần thể kiến trúc chùa ngoài việc bao gồm những dãy nhà, còn có những kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao như các tháp, chuông và gác chuông, lầu khánh và các bia cùng nhà bia. Tác giả Chu Quang Trứ trong sách “Di sản vănhóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam” cho biết ở những thế kỷ đầu Công nguyên thì giáo đường của Phật giáo mới chỉ là những am miếu mà nhà sư Khương Tăng Hội gọi là miếu đường hoặc tông miếu. Bước vào thời tự chủ, chùa tháp được xây dựng khắp nơi “chỗ nào có người ở tất có chùa thờ Phật” (Bia chùa Thiên Phúc). Trong nước, chỗ nào “hễ có cảnh đẹp núi non thì đều xây dựng chùa chiền” (Bia chùa Linh Xứng). Trong chùa thời Lý, tháp đóng vai trò chính, là cái đền Phật giáo. Những cây tháp phần lớn ở trên những quả núi đột khởi giữa đồng bằng, hoà nhập với các dãy nhà và cây cối chung quanh, tạo cả một tổng thể kiến trúc vừa vươn cao vừa trải rộng, thiêng liêng mà vững chãi. Một loạt chùa khác được xây dựng ở sườn đồi, trườn lên và trải ngang, hoà vào cảnh đẹp tự nhiên; cũng như chùa xây ở nơi bình địa, chiếm một diện tích khá rộng, bố cục đăng đối, gần với xóm làng, khang trang mà ấm cúng. Đến thế kỷ XVII, nhiều nhà quý tộc đã xuất tiền để mở chùa to lớn, gồm nhiều nếp nhà vòng trong vòng ngoài theo kiểu nội công ngoại quốc phát triển cả về chiều ngang và chiều dọc, gắn bó mật thiết với hồ ao và vườn cây, vườn cảnh tạo khối hình hoành tráng giữa thiên nhiên. Đến cuối thế kỷ XVIII, ngôi chùa với mặt bằng chữ Tam ra đời song được quây lại theo chữ Công, các nếp nhà đều chồng diêm với hai tầng mái và tám hoa đao. Kiến trúc Phật giáo là chùa tháp, nó gắn với làng xóm để giữ mối liên hệ mật thiết với dân làng, cả khi có sự bảo trợ của nhà nước hay của quý tộc, thì ngôi chùa vẫn là trung tâm vănhóa tôn giáo của địa phương. Ngôi chùa “đóng kín” ở nơi thờ nhưng lại “mở” với sự hòa quyện nội và ngoại thất, con người ở đây lúc nào cũng gần gũi thiên nhiên với một cuộc sống hướng thiện. Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong sách “Phật giáo với vănhóa Việt Nam” cho biết khá rõ về đặc điểm kiến trúc ngôi chùa ở từng miền qua các thời đại. Đó là sự hoàn thiện ngôi chùa nội công ngoại quốc vào thế kỷ XVII, kết quả đỉnh cao của truyền thống dựng chùa thờ Phật bằng kiến trúc gỗ của người Việt trên đất Bắc. Đó là sự xuất hiện ngôi chùa chữ Khẩu ở miền Trung. Mặt trước, tòa chánh điện thờ tiền Phật hậu tổ, hai dãy nhà hai bên là nhà khách, nhà tăng, dãy nhà hậu phía sau thờ các vong Phật tử. Tất cả bao quanh một sân có bể cạn, hòn non bộ, cây cảnh. Ở miền Nam, tác giả lại chia nhóm chùa kiến trúc gỗ, nhóm chùa kiến trúc gạch đá xi măng và nhóm chùa mang tính chất công viên Phật giáo. Tác giả cũng giới thiệu về kiến trúc ngôi chùa Khmer. Chánh điện thường hình chữ nhật, bố trí điện thờ theo chiều dọc của kiến trúc. Các ngôi chánh điện không những mở nhiều cửa sổ, mà bốn mặt bao giờ cũng tạo hành lang bao quanh cao, rộng, thoáng. Qua ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu và với thực tế ngôi chùa ở nuớc ta hiện nay, chúng ta thấy rằng không có một kiểu mẫu nào cho ngôi chùa Việt Nam cả. Mỗi thời đại, ngôi chùa có một số đặc điểm kiến trúc riêng. Mỗi địa phương cũng tùy theo những điều kiện địa lý mà có kiểu kiến trúc chùa phù hợp. Ngày nay, các hệ phái Phật giáo cũng có những kiểu kiến trúc khác nhau. 1.2.1. Chùa phía Bắc 1.2.1.a. Các hạng mục * Tam quan: là cổng vào chùa, thường là một ngôi nhà với ba cửa vào. Có nhiều chùa có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan có thể dùng làm gác chuông. * Sân chùa: Qua Tam quan là đến sân chùa. Thường xây bồn hoa, đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp, tượng phật lớn… * Bái đường: Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn gọi là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường có thể đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. * Chính điện: Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một sân trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa, là trung tâm của sự thờ cúng. Ở giữa và sát vách sau có nhiều lớp bàn thờ và nhiều tượng Phật. * Hành lang: Chạy song song và ở 2 bên chính điện, nối chính điện với hậu đường. * Hậu đường: Qua nhà chính điện, theo đường hành lang ta đến nhà hậu đường (cũng còn gọi là Nhà tăng hay Nhà thờ tổ). Nơi đây bố trí như thờ cúng tổ tiên: Ở chính giữa: bàn thờ cao nhất thờ, đặt tượng Thánh tăng (Ana đà), sư tổ ( Bồ đề đạt ma); 2 bên là thấp hơn là bàn thờ chư vị là các vị thánh nhân gian (bàn thờ mẫu), nhân thần (có khả năng của thần, cứu dân giúp nước), các nhân vật lịch sử. Ở 2 bên là các bàn thờ của những người chết muốn thờ cúng tại chùa có bia ghi thân thế. 1.2.1.b. Các cấu trúc chùa Một, Chùa “chữ Đinh” (người…). Có nhà chính điện hay còn gọi là thượng điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật được nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước. Một số chùa tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Hà, chùa Động ở Hà Nội… Hai, Chùa “chữ Công” (việc…). Là chùa có nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ. Có nơi gọi gian nhà nối nhà bái đường với Phật điện này là ống muống. Tiêu biểu kiểu kiến trúc này là chùa Cầu ở Hội An, chùa Keo ở Thái Bình. Ba, Chùa “chữ Tam” (ba). Là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Kim Liên, chùa Tây Phương ở Hà Nội có dạng bố cục như thế này. Bốn, Chùa “chữ Quốc” (nước). Chùa kiểu Nội công ngoại quốc là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công, còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu hay như ở chữ Quốc. Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà tổ, là nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở [...]... chính trị của làng, nơi làm việc của hội đồng kỳ mục, nơi tổ chức các cuộc hội họp của dân làng và Đìnhlàng cũng là nơi diễn ra các lễ hội làng truyền thống, nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của làng 1.1.1 Đình là nơi thờ Thành hoàng làng và các vị có công với làngĐình được dựng nên trước tiên là để thờ Thành hoàng làng, vị thần cai quản mọi việc của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho toàn thể dân làng làm... một vị danh nhân văn hóa, một tổ sư nghề hay đơn giản là một nhân vật nào đó được cả làng tôn thờ, đền mang màu sắc tín ngưỡng chung của dân làng chứ không mang tính chất của một trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của cả cộng đồng Trung tâm văn hóa, tín ngưỡng chung của cả dân làng, mang đầy đủ cả ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa vănhóa của một cộng đồng dân cư tronglàng phải kể đến là ĐìnhĐình không chỉ là... thành quốc giáo Lúc này đình có thêm chức năng tín ngưỡng là thờ phật Tuy nhiên, vẫn chưa bộc lộ rõ nét thiết chế vănhóa của làng xã Đình ra đời vào cuối thời Lý nhưng đến cuối thế kỉ XVI mới xuất hiện thuật ngữ là đìnhlàng Vì vậy, cũng phải trải qua một thời gian khá dài với nhiều sự thay đổi về kiến trúc và chức năng thì vănhóađìnhlàng mới thể hiện được nét đẹp trong văn hóalàng về sau Vào cuối... năng của đìnhlàng từ trạm nghỉ chân cho người đi đường chuyển sang thờ Thành hoàng làng Trở thành ngôi nhà chung sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cho người dân, và cũng từ đây trở thành trụ sở hành chính của chính quyền làng xã Tóm lại, đình là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam là nơi thờ và cũng là nơi hội họp của người dân, biểu tượng vănhóa tâm linh, văn hóa quan trọngtrong đời... sống làng xã vào cuối thế kỉ XV 2.2 Kiến trúc Đìnhlàng 2.2.1 Kiến trúc Đìnhlàng Bắc Bộ Ngày xưa, hầu như mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi Đình Không gian kiến trúc Đìnhlàng thường phát triển cả phía trước, phía sau và hai bên, với nhiều hạng mục: Hồ nước, Thủy đình, Tam quan, Trụ biểu, sân Đình, nhà Tiền tế, Đại bái, các dãy Tả vu, Hữu vu, ống Muỗng, Hậu cung,…Trên mặt bằng tổng thể, trước đình. .. vẻ bề thế thuở ban đầu, nhiều đìnhlàng không còn tồn tại Nhưng sự hiện diện của những ngôi đình còn lại vẫn đủ để khẳng định, đìnhlàng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ 2.2.2 Kiến trúc Đìnhlàng ở Nam Bộ Không như ngôi đìnhlàng ngoài Bắc là một kiến trúc... thôn xã truyền thống gồm đình – chùa – miếu – võ được hình thành ở Nam Bộ về cơ bản được hình thành như một nhu cầu văn hóa của thôn làng khi quá trình khai hoang lập nghiệp phát triển đến một mức nào đó: đã lập làng thì phải có đình, chùa, miếu, võ Đó là mô hình thời thượng lúc bấy giờ Đặc biệt đối với đình, nó đã gắn bó hữu cơ với làng xã đến mức nó đã được gọi là đìnhlàngTrong thiết chế này, khi... sinh bên ấy Đình Mỹ Trà cũng đồ sộ Đặc biệt là bốn cây cột chạm rồng và bát tiên khéo léo vô song được nhà chụp hình nandal lấy ảnh làm bưu ảnh giới thiệu khắp nơi Còn đình Tân Hựu quy mô cũng to lớn nên tục ngữ địa phương có câu “ngồi chình hình như cột đình Tân Hựu” Nói tóm lại, Đìnhlàng là một cơ sở vănhóa – tín ngưỡng của làng xã, đình tồn tại như vật chứng lịch sử của làng, lễ hội đình được duy... xướng, lễ hội, huyền thoại, thần tích, truyền thuyết về các vị thành hoàng làng, anh hùng chống giặc ngoại xâm, người có công mở đất dựng làng, vị tổ nghề… Là trung tâm tín ngưỡng và sinh hoạt vănhóa của làng xã, đìnhlàng quy tụ và gắn kết mọi thành phần trong cộng đồng 2.1 Lịch sử hình thành Đìnhlàng Theo một số sử liệu thì đình ra đời từ cuối thời Lý với chức năng ban đầu là nơi nghỉ chân cho người... lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ Kiến trúc đìnhlàng vì vậy mang đậm dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống Đìnhlàng là biểu tượng thể hiện thẩm mỹ và hồn cốt của người Việt Đìnhlàng không những có giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc dân gian thuần Việt, mà còn là kho tàng về di sản vănhoá Việt như diễn xướng, . thuật ngữ là đình làng. Vì vậy, cũng phải trải qua một thời gian khá dài với nhiều sự thay đổi về kiến trúc và chức năng thì văn hóa đình làng mới thể hiện được nét đẹp trong văn hóa làng về sau. Vào. đời sống làng xã vào cuối thế kỉ XV. 2.2. Kiến trúc Đình làng 2.2.1. Kiến trúc Đình làng Bắc Bộ Ngày xưa, hầu như mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi Đình. Không gian kiến trúc Đình làng thường. hoàng làng, anh hùng chống giặc ngoại xâm, người có công mở đất dựng làng, vị tổ nghề… Là trung tâm tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa của làng xã, đình làng quy tụ và gắn kết mọi thành phần trong