1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 117,41 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Yên Sơn (3)
    • 1.2.1. Chức năng - nhiệm vụ (3)
    • 1.2.2. Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường (4)
    • 1.2.3. Quy trình công nghệ của công ty (4)
    • 1.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (5)
  • 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh (6)
    • 1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (6)
    • 1.3.2. Cơ cấu và chức năng của phân xưởng (8)
  • 1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (9)
    • 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán (9)
  • 1.4. Chế độ kế toán áp dụng (11)
    • 1.4.1. Khái quát chung (11)
  • PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN (3)
    • 2.1. Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp (13)
      • 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thàn sản phẩm (13)
      • 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (13)
      • 2.1.4. Đánh giá sản phẩm dở dang (17)
      • 2.1.5. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm (18)
    • 2.2. Hạch toán Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Yên Sơn (21)
      • 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (21)
    • 2.2. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (45)
    • 2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty cổ phần Yên Sơn (54)
  • PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN YÊN SƠN (12)
    • 3.1. Đánh giá thực trang vận dụng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tai Công ty (59)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp (62)
  • KẾT LUẬN (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Yên Sơn

Chức năng - nhiệm vụ

Hiện nay chức năng hành chính của công ty cổ phần Yên Sơn là sản xuất đồ mộc dân dụng và đồ gỗ mỹ nghệ trên toàn quốc nhằm:

- Tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương

- Mở rộng thị trường kinh doanh nhằm tăng doanh thu- lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường

Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động và lợi ích trực tiếp nếu công ty hoạt động không hiệu quả thì sẽ bị giải thể

Theo quyết định thành lập công ty Cổ phần Yên Sơn được phép kinh doanh ngành nghề sản xuất sau

+ Mua bán, sản xuất sản phẩm từ gỗ

+ Xây dựng các công trình dân dụng.

+ Trang trí nội ngoại thất.

Công ty tổ chức kinh doanh trên cơ sở nguồn vốn hiện có, tham gia liên kết với các thành phần kinh tế để luôn đảm bảo hoạt động của công ty hiệu quả có lãi.

Quy trình công nghệ của công ty

Công ty cổ phần Yên Sơn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng đồ gỗ chạm, khảm giả cổ là chủ yếu Mặt hàng này có đặc điểm là nguyên liệu chính là các loại gỗ quý hiếm như gỗ Mun, gỗ Trắc, gỗ Hương, gỗ gụ, gỗ Cẩm Lai… sản phẩm mà công ty sản xuất ra là giường, tủ, bàn ghế, sập, tủ chè… đạt đến độ tinh xảo cao Để đạt được chất lượng tốt cho sản phẩm sản xuất ra đòi hỏi người công nhân ngoài việc pha phôi gỗ, cưa xẻ… thì việc vào mộng, đục văn hoa, khảm ốc, trai thì cũng phải có tay nghề cao, sự cần mẫn tỷ mỉ và lòng say mê công việc của người lao động Bên cạnh đó trong quá trỡnh sản xuất sản phẩm Công ty đã áp dụng công nghệ xử lý bề mặt gỗ của Nhật Bản làm tăng độ cứng của sản phẩm hơn các sản phẩm thông dụng cùng loại.Với dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Italia và Đài Loan kết hợp với đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề nên chất lượng sản phẩm của Yên Sơn ngày càng được nâng cao

Do đặc diểm sản xuất thủ công kết hợp với máy múc thiết bị nên quy trình sản xuất được chia thành các công đoạn cụ thể sau

Gỗ cây khô Xẻ gỗ hộp Luộc

Lò sấy PX pha phôi

Tổ mộc đóng bàn ghế

Sơ đồ 1 :Quy trình công nghệ

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SXKD MỘT VÀI NĂM GẦN ĐÂY. Đơn vị tính: Đồng

Doanh thu (đồng) 495.307.256 507.956.580 615.380.284 Doanh thu thuần (đồng) 495.307.256 507.956.580 615.380.284 Lợi nhuận (đồng) 28.950.056 37.197.480 58.955.278 Lợi nhuận thuần (đồng) 8.691.000 10.934.268 25.741.674

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy sự tiến bộ của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm gần đây Trong 3 năm gần đây thì doanh thu và lợi nhuận của Công ty năm sau cao hơn năm trước, điển hình là năm 2007 doanh thu tăng từ 107.423.704 đồng tương đương với 21.15% so với năm 2006 và làm cho lợi nhuận cũng tăng 21.757.798 đồng tương đương với 58.49%.Điều đó chứng tỏ Công ty đã tìm cho mình được lối đi đúng đắn,tìm được thị trường thị trường tiêu thụ, nguyên liệu sử dụng trong quá trình

Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật

Phòng tiêu thụ vật tưPhòng tổ chức cán bộPhòng Tài chính- Kế toánPhòng hành chínhPhòng kỹ thuật

Gian trưng bày PX hoàn thiện PX mộc PX đục PX khảm PX cơ khí sản xuất và đội ngũ công nhân lành nghề phù hợp với yêu cầu chất lượng và giá lại thấp, giúp Công ty đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.

Càng thể hiện rõ hơn khi Công ty đang ngày càng mở rộng qui mô việc thu hút nhiều lao động tạo công ăn việc làm, khả năng sử dụng lao động hợp lý giúp thu nhập của cán bộ CNV tăng và ổn định cụ thể năm 2008 (143 người) tăng so với năm 2007 (138 người) tương đương tăng 3.62%

Kết quả hoạt động sản xuất của công ty cho thấy Công ty đang làm ăn có lãi, việc sản xuất và tìm đúng đối tác cũng như thị trường tiêu thụ giúp cho Công ty có được lợi nhuận tăng đáng kể Điều này chứng tỏ rằng các nhà quản trị của Công ty có hướng đi rất mở và đúng đắn thu hút nguồn đầu tư vào doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp làm tốt hơn nữa thì vị trí của doanh nghiệp sẽ ngày càng được khẳng định vững chắc trong môi trường cạnh tranh như hiện nay

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2: Mô hình hoạt động liên kết giữa các phòng ban

+ Hội đồng quản trị: Trên sự hoạt động góp vốn của các cổ đông, đại hội cổ đông thành lập Hội đồng quản trị, hội đồng quản trị là bộ phận quyết định đường lối

Hội đồng quản trị hoạt động của doanh nghiệp Hội đồng quản trị là phận bầu ra các phòng ban chức năng như giám đốc, phó giám đốc.

+ Giám đốc: Là người có trình độ và năng lực quản lý hoạt động kinh doanh, thay mặt toàn thể các cổ đông ký kết các hợp đồng kinh doanh mang tính pháp lý. Tuy nhiên giám đốc không tự quyết định việc bãi nhiệm hay bổ nhiệm mà phải thông qua hội đồng quản trị quyết định Giám đốc là người quản lý chung các phòng ban và trực tiếp điều hành các phòng tổ chức hành chính và phòng kế toán.

+ Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc hoàn thành tốt các công việc lãnh đạo của mình và là tham mưu chính trong mọi đường lối là cánh tay phải đắc lực của giám đốc, phó giám đốc chịu sự giám sát của giám của giám đốc và hội đồng quản trị, phó giám đốc quản lí trực tiếp các phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước giám đốc và hội đồng quản trị và pháp luật về những việc làm của mình

* Nhiệm vụ của các phòng ban

- Phòng tổ chức lao động: tham mưu cho Giám đốc về công tác lao động, phòng này phụ trách công tác:

+ Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương.

+ Soạn thảo các nội quy, quy chế quản lý, các quyết định, công văn, chỉ thị của giám đốc.

+ Điều động, triển khai tuyển dụng lao động theo kế hoạch tuyển dụng của công ty.

+ Tổ chức công tác đào tạo, công tác bảo hộ lao động, giải quyết các chế độ chính sách nhân sự.

+ Phòng kỹ thuật: gồm trưởng phòng lãnh đạo, 2 phó phòng giúp việc và các nhân viên chuyên trách Phòng kỹ thuật thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện khai thác các đơn đặt hang, giác mẫu lên bảng định mức mẫu cho từng mặt hàng.

- Tham mưu xây dựng quy trỡnh cụng nghệ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho từng ngành hàng cụ thể, chất lượng nhập kho

- Đồng thời tham gia với phân xưởng thiết kế, sắp xếp dây chuyền sản xuất phù hợp với từng ngành hàng.

- Công tác vẽ màu sản phẩm mới.

- Quản lý và xây dựng kế hoạch sửa chữa thiết bị, lập kế hoạch mua sắm thiết bị mới phục vụ công tác sản xuất.

- Phòng tài chính- kế toán: có nhiệm vụ tham mưu cho ban Giám đốc về hoạt động tài chính kế toán của công ty Hướng dẫn theo dõi mọi hoạt động liên quan tới tài chính của Công ty, các số liệu thống kê, báo cáo định kỳ, hoạch toán nội bộ theo quy định của Công ty và Bộ tài chính, kiểm tra và kiểm soát các phương án kinh doanh đã duyệt và đối chiếu chứng từ để giúp các đơn vị hoạch toán chính xác, lập quỹ dự phòng để kịp thời giải quyết các phát sinh bất lợi.

-Phòng kinh doanh, vật tư : Là bộ phận tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc về các công việc: đảm bảo cung ứng vật tư thiết bị đầy đủ, kịp thời, đúng thủ tục và chỉ định mức đã duyệt về nguyên phụ liệu, điện, nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh hiệu quả, liên tục và tiết kiệm, cung cấp nguyờn vật liệu và tiờu thụ sản phẩm

- Phòng hành chính: phụ trách các công tác:

+ Công tác hành chính quản trị.

+Công tác đời sống cho cán bộ công nhân viên.

+ Công tác y tế sức khoẻ cho toàn thể người lao động trong công ty.+ Ban bảo vệ.

Cơ cấu và chức năng của phân xưởng

* Cơ cấu tổ chức của phân xưởng

- Quản đốc phụ trách chung của phân xưởng.

- Phó giám đố phụ trách kỹ thuật, lao động,vật tư thiết bị.

- Các phân xưởng: Mỗi phân xưởng chia thành nhiều tổ mỗi tổ có một tổ trưởng, tổ trưởng chịu trách nhiệm chung trong phạm vi toàn tổ mình phụ trách.

* Nhiệm vụ của phân xưởng:

- Phân xưởng cơ khí: nhiệm vụ chính của phân xưởng này là sửa chữa, bảo dưỡng các loại động cơ, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh trong xí nghiệp.

- Phân xưởng khảm: Chuyên khảm trai, khảm ốc lên bề mặt sản phẩm.

- Phân xưởng đục: Chuyên đục các chi tiết hoa văn theo bản vẽ của phòng kỹ thuật giao cho.

+ Pha phôi: Pha các loại phôi gỗ theo quy cách đã được phòng kỹ thuật định sẵn.

+ Vanh mẫu: Định hình phôi gỗ theo mẫu thiết kế.

+ Tổ mộc: Lắp ghép sửa chữa các phôi gỗ của bộ phận pha phôi và vanh mẫu thành sản phẩm hoàn chỉnh, nửa thành phẩm( bàn ,ghế, giường, tủ, sập…).

Kế toán công nợ và tiêu thụKế toỏn tiền mặt, TGNH, thanh toỏnKế toỏn vật tư, NVL, TSCĐKế toỏn tập hợp chi phớ và giỏ thànhKế toỏn tiền lương và BHXHKế toỏn quỹ kiờm thủ kho

Nhân viên kiên kế toán tại các cửa hàng

- Phân xưởng hoàn thiện: Chuyên hoàn thiện bề mặt các loại sản phẩm như đánh giấy ráp, phun sơn, phun màu… cho ra những sản phẩm đạt độ tinh xảo tuyệt đối.

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán

+ Bộ máy kế toán của công ty cổ phần đầu tư phát triển sản xuất Yên Sơn được tổ chức theo hình thức tập chung Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập chung tại phòng tài chính - kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp lập báo cáo kiểm tra.

- Nhiệm vụ chức năng của bộ máy kế toán là tổ chức công tác kế toán thực hiện việc ghi chép, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo những nội dung kinh tế.

- Cơ cấu bộ máy kế toán gọn nhẹ hợp lý, và phù hợp với tình hình thực tế của công ty bao gồm: một kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính

- Kế toán và nhân viên chuyên trách được phân công theo mô hình kế toán tập chung các nhân viên kế toán chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng và chịu trách nhiệm về phần hành kế toán mà mình đảm nhiệm Mọi hoạt động của bộ máy kế toán có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin một cách kịp thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán

Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty cổ phần Yên Sơn

+ Là người đứng đầu bộ máy kế toán kiêm trưởng phòng tài chính- kế toán, kế toán trưởng do hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tham mưu chính về công tác kế toán tài chính của công ty Kế toán trưởng là người có năng lực trình độ chuyên môn cao về kế toán - tài chính, nắm chăc các chế độ kế toán hiện hành của nhà nước để chỉ đạo hướng dẫn các nhân viên kế toán trong phòng

Kế toán trưởng là người tổ chức điều hành bộ máy kế toán, kiểm tra và thực hiện việc ghi chép luân chuyển chứng từ Ngoài ra kế toán trưởng còn hướng dẫn chỉ đạo việc lưu trữ tài liệu, sổ sách kế toán lựa chọn cải tiến hình thức kế toán cho phù hợp với tình hình sản xuất của công ty.Đồng thời kế toàn trưởng phải luôn luôn tổng hợp kịp thời, chính xác, cùng ban giám đốc phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác tài chính kế toán của công ty để kịp thời đưa ra các hoạt động của công ty Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về tất cả các số liệu báo cáo tài chính của công ty

- Kế toán vật tư, nguyên vật liệu, TSCD:

+ Chịu trách nhiệm tổng hợp phần hành kế toán của từng kế toán viên, kế toán tổng hợp có các nhiêm vụ sau:

* Kế toán nguyên vật liệu là một bộ phận của bộ máy kế toán trong doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu có vai trò theo dõi tổng hợp và chi tiếtphản ánh đầy đủ chính xác kịp thời, tình hình nhập xuất- tồn nguyên vật liệu.

+Kế toán nguyên vật liệu đánh giá và phản ánh theo đúng chế độ kế toán. + Thực hiện phân tích hoạt động kinh doanh

+ Tổ chức lưu chư tài liệu kế toán

+ Vào sổ tổ hợp, lập báo cáo quyết toán và báo cáo thuế của công ty

* Kế toán tài sản cố định:Theo dõi về cơ cấu vốn về tài sản cố định, hiệu quả kinh tế của tài sản cố định, thể hiện lên sổ sách tình hình tài sản cố định, số lượng nguyên giá, khấu hao và chị còn lại của tài sản.

+ Nâng cao hiệu quả của vốn cố định và theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định và đồng thời theo dõi năng lực hoạt động của tài sản cố định

- Kế toán công nợ và tiêu thụ : + Có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh về tình hình công nợ phải thu, phải trả của khách hang, nhà cung cấp, thời hạn vay và lãi vay phải trả các tổ chức tín dụng, ngân hang, làm các thủ tục vay vốn kinh doanh theo các chỉ tiêu đã được phê duyệt.

+ Đồng thời kế toán vốn bằng tiền có nhiệm vụ tiến hành tính lương,lập bảng thanh toán tiền lương, các khoản phụ cấp chế độ, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.

- Kế toán quỹ, kế toán kho: Quản lý quan sát tiền mặt, vật tư, nguyên liệu của công ty hàng ngày.

- Kế toán tập hợp chi phí và giá thành: Theo dõi tình hình nhập xuất hàng tồn kho thành phẩm, giá trị hàng hoá xuất ghi sổ chi tiết TK 154, 621, 622,

627, 155 cuối thnág lập bảng kê và ghi vào sổ cái các TK có liên quan Bộ phận kế toán này gồm 3 phần: một người phụ trách phần tiêu thụ nội địa, một người phụ trách phần xuất khẩu, một người phụ trách phần gia công.

Về tổ chức bộ máy kế toán của công ty, Công ty đã bố trí và phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận kế toán Do đó, mỗi kế toán đều thực hiện tốt phần việc của mình giúp cho việc cung cấp số liệu giữa các bộ phận kế toán và cung cấp số liệu dể lập báo cáo nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ Phòng kế toán có đội ngũ nhân viên trẻ, có trình độ, có năng lực, nhiệt tình và trung thực đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế của công ty.

- Kế toán tiền lương và BHXH: Quản lý TK 334, 338, 627, 641, 642 Hàng tháng căn cứ vào sản lượng của công ty và đơn giá lương của các xí nghiệp và hế số lương gián tiếp, đồng thời nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên ở phòng kế toán gửi lên, tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp thanh toán lương của công nhân

Chế độ kế toán áp dụng

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thàn sản phẩm

2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà Doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí về lao động sống và lao động bằng vật hoá, chi phí về dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền.

2.1.1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, một đơn vị sản phẩm đã hoàn thành Nói cách khác, giá thành sản xuất là hai phí lao động xã hội cần thiết, bao gồm cả lao động sống và lao động vật hoá để tạo ra sản phẩm

2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất

Từ quan điểm của kế toán tính giá thành (Phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho kế toán tính giá thành), chi phí sản xuất được phân chia thành 2 loại, bao gồm:

- Phân loại chi phí sản xuất dựa vào mục đích, công dụng của chi phí:

Có nghĩa là các chi phí sản xuất nào có mục đích, công dụng giống nhau thì được sắp xếp vào cùng khoản mục giống nhau

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm các chi phí về các loại NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu liên quan trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản phẩm Không tính vào khoản mục này những NVL liên quan đến hoạt động của phân xưởng, tổ đội sản xuất phục vụ gián tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các chi phí về tiền lương, phụ cấp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

+ Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi phtí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

- Phân loại chi phí sản xuất dựa vào phương pháp tập hợp chi phí vào đối tượng chịu chi phí:

+ Chi phí trực tiếp: là các chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí như từng loại sản phẩm, hoạt động, dơn đặt hàng và được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí

+ Chi phí gián tiếp: là các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chi phí, để xác định chi phí cho từng đối tượng cần phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp thông qua tiêu thức phân bổ thích hợp

Việc phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí để xác định giá thành của sản phẩm,.

2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm được phân thành 2 loại, bao gồm:

- Phân loại theo cơ sở dữ liệu và thời điểm tính giá thành: giá thành sản phẩm được phân thành 3 loại, bao gồm:

- Phân loại tuỳ thuộc vào phạm vi và mục đích của việc tính giá thành: giá thành sản phẩm được phân 2 loại, bao gồm:

+ Giá thành toàn bộ (còn gọi là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thu)

2.1.3 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

2.1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là những phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp để đáp ứng yêu cầu xác định giá thành và kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất

2.1.3.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất có nhiều loại khác nhau, tuỳ theo mục đích, tính chất và công dụng của nó trong quá trình sản xuất sản phẩm mà áp dụng phương pháp thích hợp để tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí

2.1.3.2.1 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiêu liệu, nửa thành phẩm mua ngoài sử dụng trực tiếp trong chu kỳ cho hoạt động sản xuất sản phẩm Theo quy định hiện hành, chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp phải tính theo giá thực tế xuất dùng Kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể được tập hợp để tính vào các đối tượng chịu chi phí theo 2 phương pháp, bao gồm:

- Phương pháp trực tiếp: được áp dụng khi vật liệu trực tiếp phát sinh đến một đối tượng chịu chi phí.

- Phương pháp gián tiếp: được áp dụng khi vật liệu trực tiếp phát sinh đến nhiều đối tượng chịu chi phí Trước hết, kế toán căn cứ vào phiếu xuất khom các chứng từ có liên quan như phế liệu thu hồi, vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho để xác định tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải phân bổ trong kỳ theo công thức:

Tổng CPNVLTT phải phân bổ trong kỳ

Trị giá thực tế của NVL đã xuất trong kỳ

Trị giá phế liệu thu hồi

Trị giá NVL không dùng hết nhập lại kho cuối kỳ Sau đó, kế toán lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp và xác định số chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân bổ cho đối tượng chịu chi phí theo công thức sau:

CPNVLTT phân bổ cho đối tượng i tổng chi phí NVLTT x Tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i Tổng chỉ tiêu phân bổ Đối với chi phí về vật liệu phụ, nhiêu liệu, tuỳ thuộc vào tác dụng của từng loại, kế toán tiến hành phân bổ dựa vào chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí định mức, theo khối lượng sản phẩm, theo giờ chạy máy.

Khái quát quá trình tập hợp và phân bổ CPNVLTT theo sơ đồ số 1, Phụ lục

2.1.3.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm hay cho lao động thuê ngoài theo từng công việc như tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của cán bộ, nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên bán hàng đều không thuộc chi phí nhân công trực tiếp Kế toán sử dụng TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp

Khái quát quá trình tập hợp và phân bổ CPNCTT theo sơ đồ 2, Phụ lục.

2.1.3.2.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Hạch toán Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Yên Sơn

2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

2.2.1.1.Đặc điểm chi phí sản xuất của công ty

Do tính đặc thù của công ty là sản xuất các loại đồ gỗ mỹ nghệ và đồ gỗ xây dựng nên chi phí để cấu thành sản phẩm 70% là vật liệu chính, 13% là chi phí nhân công, 17% là các chi phí khác.

Là ngành sản xuất các thiết bị đồ gỗ nên công ty không ngừng cải tiến quy trình công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm để tăng giá trị sử dụng của sản phẩm và giảm chi phí hợp lý nhất để hạ giá thành sản phẩm.

Nguyên vật liệu chính để cấu tạo nên thực thể sản phẩm là các loại gỗ như: gỗ Trắc, gỗ Hương, gỗ Mun, gỗ Lim, gỗ Cẩm Liên….

Nguyên vật liệu phụ để hoàn thiện sản phẩm là các loại như: giấy ráp, vecni, xăng, sơn, bulông, ốc vít, khoá….

Hầu hết các loại NVL chính đều phải nhập khẩu từ nướcngoài và quy trình công nghệ, bản vẽ thiết kế, các thông số kỹ thuật đều xuất phát từ cơ sở khoa học tiên tiến của các nước và theo đơn đặt của khách hàng.

2.2.1.2.Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần Yên Sơn Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế phù hợp với chế độ tài chính kế toán đang hiện hành, Công ty cổ phần Yên Sơn phân loại chi phí sản xuất theo các khoản mục chi phí:

- Chi phí NVL trực tiếp gồm

+ Gỗ tấm, vuông, tròn các loại.

+ Giấy ráp, vecni, xăng, sơn, bulông, ốc vít các loại

+ Bán thành phẩm mua ngoài…

- Chi phí NC trực tiếp gồm:

+ Tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất, tiền thưởng trong lương của công nhân sản xuất.

+ Các khoản trích trước ( lương nghỉ phép ) của công nhân sản xuất.

+ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành.

- Chi phí sản xuất chung gồm:

+ Chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội,… cho nhân viên phân xưởng ( quản đốc, phó quản đốc, cán bộ kỹ thuật phân xưởng …).

+ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng ( sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý, trang bị công cụ dụng cụ như: máy bào, máy lấy nền, dụng cụ cầm tay…)

+ Chi phí KH TSCĐ thuộc phân xưởng, bộ phận sản xuất ( khấu hao máy móc thiết bị )

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: các chi phí mua ngoài phục vụ cho hoạt động phân xưởng, bộ phận sản xuất ( thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, chi phí điện, nước, điện thoại…).

+ Chi phí về tiền lãi của các khoản vay ngân hàng ngắn hạn, trung gian, dài hạn.

2.2.1.3 Nội dung các khoản mục chi phí sản xuất ở công ty

Chi phí sản xuất để chế tạo sản phẩm là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm cũng như các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất.

Chi phí sản xuất được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Chi phí trực tiếp là những chi phí có liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm bao gồm chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp.

TK 621: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

TK 622: chi phí nhân công trực tiếp.

Khi đã phát sinh các chi phí được tập hợp vào bên nợ các TK chi phí trực tiếp Cuối kỳ được kết chuyển vào TK chi phí sản xuất kinh doanh dở dang-

TK 154, được thực hiện trên bảng kê số 4.

- Chi phí gián tiếp còn gọi là chi phí sản xuất chung là những chi phí mang tính chất phục vụ, quản lý sản xuất kinh doanh phát sinh trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ ở các phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất.

TK 627: chi phí sản xuất chung

Khi phát sinh được tập hợp vào bên nợ của TK 627, cuối kỳ được kết chuyển sang bên Nợ của TK 154 - “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Được thực hiện trên bảng kê số 4.

2.2.1.4 Tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất:

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm đến hiệu quả của các chi phí bỏ ra ít nhất, thu được giá trị sử dụng lớn nhất và luôn luôn tìm mọi biện pháp để hạ thấp chi phí nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa Do đó việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất được đặt lên hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh và chế tạo sản phẩm.

Từ mục đích trên lãnh đạo công ty cổ phần Yên Sơn đã có nhiều biện pháp đặt ra để tiết kiệm chi phí đầu vào.

- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phòng kế hoạch kết hợp với phòng tài chính kế toán để xây dựng các định mức tiêu hao vật tư tiên tiến, tìm các nguồn thu mua vật tư với giá rẻ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng vật tư, quản lý chặt chẽ công tác xuất nhập sao cho giá thành thực tế vật tư mua vào được ổn định và giảm dần.

- Đối với chi phí nhân công trực tiếp: phòng kế hoạch và phòng tổ chức lao động kết hợp với nhau để xây dựng định mức tiền lương cho từng khâu sản xuất, tổ chức bố trí lao đọng hợp lý đúng ngành nghề chuyên môn để tăng năng suất lao động, tạo điều kiện cho viẹc tổ chức chuyên môn hoá cao.

Thực hiện trả lương theo sản phẩm, đây là việc khuyến khích người lao động tăng thêm ý thức tự giác trong sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho họ vì thu nhập của công nhân viên gắn liền với sự tồn tại của công ty. Đối với các chi phí gián tiếp: phòng tài chính kế toán căn cứ vào chi phí thực hiện năm trước để xây dựng kế hoạch chi phí cho năm sau.

Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Chi phí sản xuất sau khi đã được tập hợp riêng từng khoản mục theo sản phẩm cần được kết chuyển chi phí cho từng sản phẩm Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cuối thnág được kết chuyển vào bên nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Trình tự kế toán được tiến hành như sau:

* Tổng hợp chi phí NVL trực tiếp:

Căn cứ vào bảng phân bổ NL- VL, CCDC, bảng kê chi phí vật tư mua ngoài các nhật ký chứng từ liên quan kế toán tiến hành kết chuyển vào TK 154:

* Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp:

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, các nhật ký chứng từ liên quan kế toán tiến hành kết chuyển vào TK 154 và ghi theo định khoản sau:

* Tổng hợp chi phí sản xuất chung

Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung kế toán tiến hành kết chuyển vào TK 154 và ghi theo định khoản sau:

Sau khi thực hiện bút toán kết chuyển trên đây trên TK 154 đã tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất trong kỳ gồm: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Từ đó ta sẽ lập được bảng kê số 4 ( tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp ) bao gồm 4 khoản mục chi phí.

Chi phí sản xuất theo phân xưởng: Tổng hợp số phát sinh có của các TK :

142, 152, 153 , 141, 334, 338, 214, 621, 622, 627 Đối ứng nợ các TK: 154, 621,

* Lập xong bảng kê số 4, kế toán tiến hành lập NKCT số 7 gồm:

- Phần 1: Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp.

- Phần 2: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.

*Nhật ký chứng từ số 7

Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm của công ty NKCT số 7 phản ánh số phát sinh có của các TK : 142, 152, 153, 214,

141, 334, 338, 331, 621, 622, 627 và một số tài khoản đã phản ánh trên các NKCT khác nhau liên quan đến chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào số phát sinh nợ của các TK: 154, 621, 622, 627, 142…

Nhật ký chứng từ số 7 - phần 1: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ số phát sinh Có của các TK liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh TK : 142, 152, 153, 154, 214, 334, 338, 621, 622, 627…

Nhật ký chứng từ số 7 – phần 2: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố

Cuối cùng kế toán tiến hành vào sổ cái các TK có liên quan :

*Sổ cái các TK liên quan đến chi phí sản xuất bao gồm:

Sổ cái các TK 621, 622, 627, 154 Tại công ty sổ cái được mở cho cả năm, ghi 1 lần vào cuối quý sau khi đã khoá sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT.

Biểu số 10 Bảng kê số 4

Công ty cổ phần Yên Sơn

Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo phân xưởng dùng cho TK 154, 621, 622, 627

Quý IV/ 2008 Đơn vị tính : Đồng ( VNĐ )

Các TK phản ánh ở các NKCT khác

Cộng chi phí thực tế trong

NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 NKCT số 10 quý

Biểu số 11 Nhật ký chứng từ số 7

Công ty cổ phần Yên Sơn

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I : Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn nhà máy

Quý IV/ 2008 Đơn vị tính : Đồng ( VNĐ )

GHi có TK phản ánh ở các NKCT khác

Cộng chi ohí thực tế trong

NKCT số 1 NKCT số 2 NKCT số 5 NKCT số 10 quý

Biểu số 12 Nhật ký chứng từ số 7

Công ty cổ phần Yên Sơn

NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần II : Chi phí sản xuất kinh doanh tính theo yếu tố

Quý IV/ 2008 Đơn vị tính : Đồng ( VNĐ )

Tên các TK chi phí sản xuất kinh doanh

Yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh Tổng cộng chi phí NLVL Nhiên liệu động lực

Tiền lương và các khoản phụ cấp

CP dịch vụ mua ngoài

Chi phí khác bằng tiền

Biểu số 13 Sổ cái TK 621

Công ty cổ phần Yên Sơn

SỔ CÁI TK 621- “ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP ”

Quý IV/ 2008 Đơn vị tính : Đồng ( VNĐ )

Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này

Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng

Số dư cuối kỳ Nợ

Biểu số 14 Sổ cái TK627 - Chi phí sản xuất chung

Công ty cổ phần Yên Sơn

SỔ CÁI TK 627- “ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ”

Nợ Có Đơn vị tính : Đồng ( VNĐ )

Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này

Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng

Số dư cuối kỳ Nợ

Biểu số 15 Sổ cái TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Công ty cổ phần Yên Sơn

SỔ CÁI TK 622 - “CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP ”

Nợ Có Đơn vị tính : Đồng ( VNĐ )

Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này

Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng

Số dư cuối kỳ Nợ

Biểu số 16 Sổ cái TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Công ty cổ phần Yên Sơn

SỔ CÁI TK 154 – “CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG ”

Nợ Có Đơn vị tính : Đồng ( VNĐ )

Ghi có các TK đối ứng Nợ TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cộng

Số dư cuối kỳ Nợ 257.654.000 281.888.930

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN YÊN SƠN

Đánh giá thực trang vận dụng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tai Công ty

Công Ty cổ phần Yên Sơn là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, tuy thời gian thành lập chưa lâu nhưng doanh nghiệp đã và đang khẳng định vị thế của mình bằng kết quả kinh doanh đạt được trong những năm gần đây Để có được điều đó toàn thể công nhân viên của công ty từng gìơ, từng ngày cố gắng đóng góp công sức trong công việc của để mang lại hiệu quả cao.Nhưng sẽ không đầy đủ nếu chỉ xét ở góc độ này vì sâu trong đó là sự vững mạnh về cơ cấu tổ chức, có những chiếm lược kinh doanh phù hợp hay lưạ chọn đường đi đúng của nhà quản trị cho doanh nghiệp mình

Về công tác quản lý

Doanh nghiệp đã chủ động tìm ra được mô hình quản lý hạch hoán tương đối khoa học và hợp lý, phù hợp với đặc điểm và cơ cấu tổ chức quản lý của Công Ty trong nền kinh tế thị trường.

Doanh nghiệp luôn quan tâm tới việc đào tạo, tuyển dụng cán bộ công nhân có tay nghề cao cùng với hệ thống máy móc chuyên dùng hiện đại và kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình phát triển, do vậy chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, tạo uy tín đối với khách hàng, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Về công tác kế toán nói chung

*Về bộ máy kế toán.

Bộ máy kế toán Công Ty được tổ chức tương đối chặt chẽ phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lí cũng như đặc điểm tổ chức SXKD của công ty Hiện nay phòng TCKT có 7 người thì 6 người có trình độ đại học TCKT, một người cao đẳng TCKT Mỗi người chịu trách nhiệm một phần hành kế toán Với đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực nhiệt tình trong công việc lại được bố trí hợp lý,phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người đóng góp tích cực vào công tác hạch toán, kế toán và quản lý kinh tế tài chính của Công ty nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

*Về hệ thống chứng từ kế toán.

Nhìn chung, về hệ thống chứng từ của Công Ty được luân chuyển tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theo quy chế tài chính đã ban hành Công Ty đã quan tâm và tổ chức thực hiện tương đối tốt công tác kế toán từ việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ tới việc phản ánh ghi chép vào các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp.

*Về hình thức sổ kế toán.

Hiện nay Công Ty đang áp dụng hình thức ‘Nhật ký chứng từ’’ - việc lựa chọn hình thức này là rất khoa học Toàn bộ công việc ghi chép vào các sổ phần lớn là được thực hiện trên máy vi tính nên đã giảm nhẹ đáng kể khối lượng công việc của phòng kế toán rất nhiều mà vẫn đảm bảo được tính chính xác và kịp thời của các số liệu, trong đó phải nhắc đến kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thì việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho từng nhà máy và chi tiết cho từng sản phẩm là rất hợp lý Công ty xác định đối tượng tính giá thành là những thành phẩm nhập kho và kỳ tính giá thành là hàng tháng vào ngày cuối tháng là rất phù hợp.

Xét trên khía cạnh khác, công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành đã phản ánh đúng thực trạng của Công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Công ty đặt ra, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế toán và các bộ phận có liên quan.

Công ty chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ do Nhà nước quy định Nhất là chế độ nộp báo cáo thống kê, kế toán Công ty thực hiện việc ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên hệ thống sổ sách Nhờ đó công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Về chi phí NVL trực tiếp: Công ty đã tổ chức tốt việc quản lí NVL về mặt hiện vật, theo dõi đối với NVL xuất dùng cũng như gia công khá chặt chẽ và có

+ Về chi phí nhân công trực tiếp: Công ty đã thực hiện giao khoán toàn bộ chi phí cho công ty, đảm bảo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, giúp cho Công ty sử dụng hợp lý lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng sức lao động Việc áp dụng trả lương theo sản phẩm đã tạo điều kiện gắn kết lợi ích vật chất của người lao động và tiến độ thực hiện kế hoạch

Công tác kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ được tổ chức tương đối tốt đã cung cấp số liệu trung thực, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành

Những điểm làm được ở trên là do kết quả lao động của toàn bộ công nhân viên Công ty và một phần không nhỏ trong đó là sự cố gắng của phòng tài chính kế toán với việc thực hiện vai trò hạch toán quản lý tài chính của mình. Tuy nhiên, do khối lượng nghiệp vụ kế toán phát sinh tương đối nhiều mà số lượng nhân viên kế toán có hạn, lại đang trong quá trình tiếp cận với chế độ kế toán mới nên không thể tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đáng khích lệ nói trên công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm ở công ty còn một số những tồn tại cần khắc phục:

* Về ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kế toán

Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng tin học vào đời sống xã hội đã và đang trở thành một xu hướng của thời đại Trong đó đối với công tác hạch toán kế toán nói riêng là một tất yếu cần thiết Bởi vì khi ứng dụng tin học vào công tác hạch toán kế toán sẽ vừa đảm bảo yêu cầu thông tin nhanh nhạy, chính xác vừa đảm bảo yêu cầu quản lý giảm bớt khối lượng tính toán.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tập hợp

Hoàn thiện công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu khách quan đối với mọi doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Yên Sơn nói riêng Điều này cho phép bộ máy kế toán của công ty hoạt động tốt hơn, nâng cao hiệu quả quản lý của các cấp lãnh đạo trong Công ty, đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong công ty phát triển ổn định.

Những hạn chế trên đây của Công ty cổ phần Yên Sơn xuất phát từ cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan Việc đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là thiết yếu Qua quá trình thực tập tại Công ty em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau:

*Đối với phần mềm kế toán sử dụng: hiện nay công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty chưa thực hiện bằng kế toán máy Theo em Công ty nên có biện pháp áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán để có thể giảm bớt các thao tác kế toán thủ công, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng Đồng thời với việc nâng cấp là việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng máy vi tính cho nhân viên kế toán, tiến tới chuyên môn hoá bằng máy Điều này không những giúp cho thông tin kế toán thu thập được xử lý một cách nhanh nhạy, kíp thời, chính xác mà còn đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

*Đối với chi phí nhân công trực tiếp:Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp đối với một doanh nghiệp sản xuất lớn như Công ty cổ phần Yên Sơn.

Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý và nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến tăng lên, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất

Tỷ lệ trích trước theo KH tiền lương nghỉ phép của

Tổng TL nghỉ phép phải trả cho CNSX theo

KH trong năm Tổng TL chính phải trả cho CNSX theo KH trong năm

Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX theo

Mức lương bình quân của

Số ngày nghỉ phép thường niên cho 1 CNSX

Kế toán sử dụng TK 335 "Chi phí phải trả" để phản ánh khoản trích trước và thanh toàn tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép:

- Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất:

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán chưa trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo khoản lương này Do đó khi nào đã xác định được tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả thì kế toán mới tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả:

Nợ TK 622: Phần tính vào chi phí

Nợ TK 334: Phần khấu trừ vào lương

Có TK 338: Trích trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả.

- Cuối năm tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phải trả + Nếu Số thực tế phải trả > số trích trước, kế toán tiền hành trích bổ sung sang phần chênh lệch vào chi phí:

Có TK 335 + Nếu số thực tế phải trả < số trích trước, kế toán hoàn nhập số chênh lệch để ghi giảm chi phí

Ngày đăng: 17/08/2023, 14:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1 :Quy trình công nghệ - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
Sơ đồ 1 Quy trình công nghệ (Trang 5)
Sơ đồ 2: Mô hình hoạt động liên kết giữa các phòng ban. - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
Sơ đồ 2 Mô hình hoạt động liên kết giữa các phòng ban (Trang 6)
Bảng kê  số 4,7 Sổ kế toán chi tiết - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
Bảng k ê số 4,7 Sổ kế toán chi tiết (Trang 12)
Bảng kê chứng từ xuất - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
Bảng k ê chứng từ xuất (Trang 25)
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬY LIỆU- CÔNG CỤ DỤNG CỤ - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬY LIỆU- CÔNG CỤ DỤNG CỤ (Trang 26)
BẢNG KÊ CHI PHÍ DÙNG CHO SẢN XUẤT KHÔNG QUA NHẬP KHO - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
BẢNG KÊ CHI PHÍ DÙNG CHO SẢN XUẤT KHÔNG QUA NHẬP KHO (Trang 28)
Biểu số 2. Bảng kê chi phí xuất dùng cho sản xuất thông qua nhập kho xuất thẳng cho sản phẩm Công ty cổ phần Yên Sơn - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
i ểu số 2. Bảng kê chi phí xuất dùng cho sản xuất thông qua nhập kho xuất thẳng cho sản phẩm Công ty cổ phần Yên Sơn (Trang 28)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ (Trang 34)
Biểu số 8. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Công ty cổ phần Yên Sơn - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
i ểu số 8. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Công ty cổ phần Yên Sơn (Trang 41)
BẢNG KÊ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CHO SẢN XUẤT TỦ - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
BẢNG KÊ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CHO SẢN XUẤT TỦ (Trang 42)
BẢNG KÊ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CHO SẢN XUẤT BÀN GHẾ - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
BẢNG KÊ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG CHO SẢN XUẤT BÀN GHẾ (Trang 44)
Biểu số 10. Bảng kê số 4 Công ty cổ phần Yên Sơn - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
i ểu số 10. Bảng kê số 4 Công ty cổ phần Yên Sơn (Trang 47)
Biểu số 17. Bảng kê chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm bàn ghế                                                Công ty cổ phần Yên Sơn - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
i ểu số 17. Bảng kê chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm bàn ghế Công ty cổ phần Yên Sơn (Trang 55)
BẢNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG CỦA SẢN PHẨM TỦ - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
BẢNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG CỦA SẢN PHẨM TỦ (Trang 56)
Biểu số 19. Bảng tính giá thành của cả đơn vị - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
i ểu số 19. Bảng tính giá thành của cả đơn vị (Trang 57)
Sơ đồ 1 - KẾ TOÁN TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
Sơ đồ 1 KẾ TOÁN TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP (Trang 71)
Sơ đồ 2- KẾ TOÁN TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
Sơ đồ 2 KẾ TOÁN TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP (Trang 73)
Sơ đồ 3: - KẾ TOÁN TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
Sơ đồ 3 - KẾ TOÁN TẬP HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (Trang 74)
Sơ đồ 4: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
Sơ đồ 4 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP (Trang 75)
Sơ đồ 5: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP - Hoan thien cong tac to chuc ke toan tap hop chi 108880
Sơ đồ 5 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP (Trang 76)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w