1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Autodesk Revit Architecture - Tạo các mẫu kiến trúc thư viện - Families

60 8,5K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 3,27 MB

Nội dung

Revit Architecture tạo family Revit Architecture 2011 tạo các mẫu kiến trúc thư viện -Thầy Thiệp

Trang 1

T ẠO CÁC MẪU THƯ VIỆN KIẾN TRÚC - FAMILIES

Tất cả các phần tử trong Revit Architecture được gọ i là “Họ cơ bản ” - “Family based” Các họ này giúp người dùng quản lý các tham số đối tượng một cách hiệu quả và dễ dàng thay đổi chúng Trong mỗi họ (Family) lại có nhiều kiểu (Type) khác nhau về kích thước

• Loadable: mẫu vật thư viện

• In-place: tạo và dùng tại chỗ

1 Họ mô hình hệ thống - System families.

Họ hệ thống được Revit Architecture định nghĩa trước và bao gồm các thành phần của công trình xây dựng như tường (walls), nền (floors), và mái (roofs)

Trong họ tường, có các kiểu như tường bên trong (interior), tường bao ngoài (exterior), tường móng (foundation), tường nói chung (generic) và một số kiểu tường đặc biệt khác Với

họ này, chúng ta chỉ có thể dựa trên một kiểu đã có, đổi tên thành k iểu mới và thay đổi thành

phần cấu tạo của nó chứ không thể tạo ta một họ hệ thống mới hoàn toàn Hình dưới là hình dạng các họ hệ thống Xem phần “CẤU TRÚC PHỨC HỢP CỦA CÁC CẤU KIỆN KIẾN

Trang 2

• Fluids (a Revit MEP-specific family)

2 Loadable - mẫu vật thư viện

Đây là các mẫu mô hình được lưu trữ thành tệp độc lập với tệp dự án và có phần mở rộng

là *.rfa Chúng ta có thể gọi tệp này vào dự án, chuyển từ dự án này sang dự án khác và từ dự án

có thể lưu trữ thành tệp riêng Những mẫu vật độc lập như cây cối, cột, người, dầm, đồ nội thất

cửa, cửa sổ v.v…

Các mẫu vật mặc định không nhiều Chúng ta dùng công cụ Family Editor - bộ biên tập họ để tạo mới hoặc thay đổi các mẫu đã có

Các mẫu vật này có thể là phụ thuộc vào vật chủ hoặc tồn tại độc lập

Những mẫu vật phụ thuộc đòi hỏi phải có vật chủ để mang nó Ví dụ như cửa và cửa sổ

phải có vật chủ là tường

Hình dưới minh họa hai mẫu vật là cửa, cửa sổ và giường ngủ

3 Họ mô hình dùng tại chỗ - In-place Families

Họ dùng tại chỗ là mô hình cũng như các chú dẫn trong riêng dự án hiện hành được thực

hiện ngay tại không gian đang thiết kế Các hình khối này có hình dạng và kích thước tùy ý theo sáng kiến của người dùng, không có trong hình dạng mặc định của Revit Chúng ta chỉ tạo

Trang 3

• Curtain Wall Panels: các tấm che

• Detail Components: mô tả chi tiết

• Doors: cửa ra vào

• Electrical Fixtures: thiết bị điện

• Entourage: người và cảnh quan

• Furniture: đồ nôi thất

• Furniture Systems: hệ thống nội thất

• Lighting Fixtures: hệ thống chiếu sáng

• Mass: hình khối

• Mechanical Equipment: thiết bị cơ khí

• Planting: ngoại thất

• Plumbing Fixtures: thiết bị đường ống

• Profiles: các biên dạng hình

• Site: địa hình

• Specialty Equipment: các thiết bị đặc chủng

• Structural: kết cấu, khung giàn

4 Cho kích thước để xác định các tham số của thành phần hình học

5 Cho nhãn kích thước để tạo kiểu hoặc các tham số

6 Kiểm tra sự tương thích của mẫu khi sử dụng

7 Xác định hình 2D và 3D của mẫu vật cần hiển thị để thiết lập độ nhìn thấy

Trang 4

8 Định kiểu của họ với nhiều thông số khác nhau khi sử dụng

9 Lưu trữ họ mới vào ổ cứng và gọi nó vào dự án để xem nó hoạt động thế nào

1.2 QUI TRÌNH THIẾT KẾ MỘT MÔ HÌNH KIẾN TRÚC

Trong phần này, chúng ta nghiên cứu cách tạo ra một mô hình kiến trúc cụ thể để bố trí

tại chỗ (Model In-place) hoặc lưu vào thư viện dùng dần (Library Family) với các kích thước hình học có thể thay đổi theo ngữ cảnh được gọi là các mô hình có tham số

Để cho các bạn dễ dàng tiếp cận với mô hình, tôi đưa ra các bước thực hiện như sau:

1 Vẽ nháp mô hình cần thiết kế ra giấy theo các hình chiếu mặt bằng trên xuống (top), dưới lên (bottom), mặt đứng trái (left), phải (right), chính diện (front), phía sau (back)

và không gian (3D)

1 Mở các khung nhìn theo các hướng nói trên (trừ 3D) để vẽ các mặt phẳng (ref planes)

và các đường tham chiếu (ref.lines) để giới hạn cho hình khối

2 Gán kích thước khoảng cách các mặt phẳng này và thiết lập tham số cho kích thước

3 Dùng các công cụ tạo hình khối để vẽ các khối đặc và các hốc khoét v ào các nơi cần thiết để tạo ra mô hình Nhấn khóa cạnh mép của hình khối với các mặt phẳng tham chiếu để sau này khi tham số thay đổi, hình khối thay đổi theo Một mô hình ví dụ cánh

cửa hoặc một cái bàn gồm nhiều hình khối hợp lại

4 Gán vật liệu cho hình khối

5 Kết thúc tạo mô hình, lưu trữ vào máy để sẵn sàng sử dụng

Công cụ FAMILY EDITOR có đầy đủ các tệp mẫu cho các họ cần thiết trong kiến trúc Trong các tệp mẫu này đã có sẵn các mặt phẳng qui chiếu để vẽ hình khối của mẫu vật tương ứng

Các mô hình dù là biên dạng (Profile), tệp thư viện mẫu (Family) hay mô hình thiết kế tại

chỗ (Model In-place), chúng ta cũng có thể thiết lập tham số để khi cần có thể thay đổi cho phù

thể được đưa vào bản vẽ

Mô hình mẫu được đưa vào bản vẽ hoặc đã đ ược lưu trữ trong dự án sẵn sàng sử dụng được liệt kê trong trình duyệt theo chủng loại như hình dưới

Trang 5

Ví dụ, chúng ta tạo ra một cái tủ sách, và đưa vào dự án Tủ sách – Bookcase width Door thuộc chủng loại đồ nội thất, nó được đặt trong mục Furniture Nhấn dấu + tại mục này,

họ tủ sách hiện ra cùng các họ khác

Nhấn dấu + tại Bookcase width Door, các kiểu hiện ra

Trang 6

Khi đưa một kiểu mô hình vào bản vẽ, mô hình đó được gọi là cá thể

Ví dụ khi ta đưa bốn chiếc tủ cùng kiểu vào bản vẽ, ta được bốn cá thể

Chúng ta có thể thay đổi kiểu hoặc kích thước một chiếc tủ hoặc tạo một kiểu mới

Trang 7

1.3.2 Thi ết lập tham số kích thước cho kiểu – Type Parameters

Tham biến này của mô hình được hiển thị và thay đổi khi ra lệnh Edit Type

Ví dụ, chúng ta đã đưa chiếc bàn vào mặt bằng tầng, khi nhấn vào chiếc bàn để thay đổi kích thước, trong thanh Properties, không thấy có tham số hiện ra

Nhấn Edit Type , tham số hiện ra để thay đổi

Khi kích thước hoặc tham số khác đã thay đổi thì tất cả các bàn có kiểu như trên đều thay đổi theo

Trang 8

1 Ghi kích thước vào các vị trí cần cho tham số (xem phần “Các loại kích thước trong Revit”)

2 Cho tham biến:

• Nhấn trái chuột vào kích thước đã ghi cần cho tham biến

• Không đánh dấu tại Instance Properties

• Name: tên tham s ố Tên này sẽ tham gia vào hộp thoại để thay đổi giá trị tham số

nếu cần Chọn  Type: tham số của kiểu

• Group parameter under: nhóm tham s ố Các tham số này sẽ xuất hiện tại hộp

thoại Element Properties Nhấn nút , chọn Dimensions (kích thước): kích thước của đối tượng trong kiểu (Type) của họ đó

• Nhấn OK, kết thúc lệnh Tham số và giá trị của nó hiện ra (hình trên bên phải hộp

thoại)

Hình dưới minh họa một hình mẫu tủ con với các tham số kiểu - Type (kích thước) khác nhau:

Trang 9

1.3.3 Thi ết lập tham số kích thước cho cá thể - Instance Parameters

Tham số kích thước này chỉ thay đổi cho một cá thể được chọn

1 Ghi kích thước cho mô hình

2 Cho tham biến:

• Nhấn trái chuột vào kích thước đã ghi cần cho tham biến

• Nhấn đánh dấu ON tại Instance Parameter

• Nhấn nút tại ô Label

• Chọn <Add paramete > Hộp thoại hiện ra

Trang 10

• Nhấn chọn Family parameter

• Name: tên tham s ố Tên này sẽ tham gia vào hộp thoại để thay đổi giá trị tham số

nếu cần Chọn  Instance: tham số của cá thể

• Group parameter under: nhóm tham số Các tham số này sẽ xuất hiện tại hộp

thoại Element Properties Nhấn nút , chọn Dimensions (kích thước) hoặc chọn Other

• Nhấn OK, kết thúc lệnh

Trong dự án, nhấn trái chuột vào mô hình, chúng ta có thể thay đổi giá trị kích thước tại thanh Properties Với mỗi cá thể, chúng ta có kích thước khác nhau như hình dưới

Trong một số các hình mẫu phức tạp, các kích thước của biên dạng hoặc hình khối có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi kích thước này thay đổi, kích thước phụ thuộc sẽ thay đổi theo để bảo đảm giữ được sự đồng dạng của hình khối (không bị phá vỡ hình)

Trang 11

3 Hộp thoại hiện ra

4 Cho các biểu thức vào ô Formula Các biến số thuộc phân loại nào thì sử dụng trong công thức của mình những biến số khác thuộc phân loại đó Phần phân loại được giới thiệu tại mục “Ghi kích thước và tham số cho hình mẫu”

• Các ký hiệu toán học và công thức:

o Length = Height + Width + sqrt(Height*Width)

o Length = Wall 1 (11000mm)+ Wall 2 (15000mm)

o Area = Length (500mm) * Width (300mm)

Trang 12

o Volume = Length (500mm) * Width (300mm) * Height (800 mm)

o Width = 100m * cos(angle)

o x = 2*abs(a) + abs(b/2)

o ArrayNum = Length/Spacing

5 Các tham biến nhận giá trị có điều kiện:

• Cú pháp của điều kiện: IF (<điều kiện>, <kết quả nếu điều kiện đúng>, <kết quả

n ếu điều kiện sai)

• Các ví dụ:

o =IF (Length < 3000mm, 200mm, 300mm); nếu Length < 3000mm, biến số

chứa điều kiện này nhận giá trị là 200mm, nếu sai, nhận 300mm

o =IF (Length > 35', “String1”, “String2”)

2 Trường hợp 2:

• Biên d ạng:

Trang 13

• Biểu thức:

R2=R1+t Length1= 2 * R1 * cos((90° + Angle) / 2) Length2= 2 * R2 * cos((90° + Angle) / 2)

2 M ẪU BIÊN DẠNG - PROFILE

Các biên dạng được sử dụng rất nhiều trong thiết kế Biên dạng được sử dụng trong các

mô hình và các công cụ tạo hình khối sau đây:

• Tạo hình cho tay vịn, thanh ngang lan can

• Tạo gờ, phào, rãnh trên tường

• Biên dạng cho lệnh tạo khối Sweep, Sweep Bend, Loft

Biên dạng phải là hình khép kín 2D

2.1 Kh ởi động công cụ

1 Có 2 cách mở tệp mẫu:

• Nhấn vào nút , chọn New  Family như hình dưới bên trái

• Nhấn vào New trong mục Families trên màn hình mới khởi động như hình dưới

bên trái

2 Hộp thoại Open hiện ra

Trang 14

3 Các tệp mẫu nằm tại thư mục Metric Templates Các tệp mẫu gồm:

• Metric Profile.rft - tệp biên dạng mẫu nói chung

• Metric Profile-Hosted.rft - biên dạng đối tượng gắn lên khối khác nói chung Thường dùng cho biên dạng gờ tường

• Metric Profile-Rail.rft - biên dạng tay vịn và thanh ngang cho lan can

• Metric Profile-Mullion.rft - biên dạng thanh nẹp kính

• Metric Profile-Reveal.rft - biên dạng vết khắc vào tường

• Metric Profile-Stair Nosing.rft - biên dạng mũi bậc thang

4 Nhấn chọn tên tệp cần dùng, nhấn Open

Tiếp theo là các bài cho các biên dạng cụ thể

Mẫu biên dạng này có thể dùng cho bất kỳ đối tượng kiến trúc nào có nhu cầu biên dạng

1 Sau khi khởi động công cụ, tại hộp thoại, chọn tệp Metric Profile.rft và nhấn Open

Trang 15

2 Các công cụ hiện ra và trên khung nhìn có hai mặt phẳng qui chiếu vuông góc nhau

3 Dùng lệnh Home  Line vẽ biên dạng tiết diện của vật sẽ tạo

4 Các công cụ hiện ra Vẽ biên dạng cần dùng

5 Ra lệnh Save để lưu trữ tệp mẫu

Trang 16

2.2.2 T ạo biên dạng có tham số

Muốn cho tham số, nên vẽ các mặt phẳng tham chiếu khống chế kích thước

1 Dùng lệnh Reference Plane vẽ các mặt phẳng như hình dưới (hoặc tùy ý người dùng)

2 Ra lệnh ghi kích thước, tạo các khoảng cách bằng nhau

3 Tiếp tục ghi kích thước và cho tham số như hình dưới (xem phần “Thiết lập tham số kích thước cho mô hình”)

Trang 17

4 Dùng lệnh Align để gắn các cạnh mép với các mặt phẳng khống chế kích thước và khóa

lại

5 Ra lệnh Family Type để tạo kiểu

Trang 18

6 Hộp thoại hiện ra Nhấn New, tạo kiểu mới Hộp thoại tiếp theo hiện ra, cho tên kiểu,

nhấn OK

7 Trở lại hộp thoại trước, thay đổi kích thước tại các dòng tại mục Dimensons, nhấn

Apply Số lượng kiểu không hạn chế

8 Nhấn OK, kết thúc lệnh

9 Ra lệnh Save để lưu trữ tệp mẫu

Để minh họa, tôi lấy lệnh Sweep trong khi tạo Model In-Place làm ví dụ

1 Ra lệnh Sweep, tạo đường dẫn như hình dưới

2 Ra lệnh Select Profile Load Profile

Trang 19

3 Chọn tệp biên dạng đã lưu trữ, nhấn Open

4 Nhấn chọn biên dạng trong danh sách Trong đó có các kiểu khác nhau của biên dạng

vừa tạo

5 Chọn một trong các kiểu Biên dạng được gắn vào

Trang 20

6 Nhấn Finish Edit Mode, hình khối được tạo ra

• Metric Profile-Hosted.rft - biên dạng đối tượng gắn lên khối khác nói chung Thường dùng cho biên dạng gờ tường

• Metric Profile-Rail.rft - biên dạng tay vịn và thanh ngang cho lan can

• Metric Profile-Mullion.rft - biên dạng thanh nẹp kính

• Metric Profile-Reveal.rft - biên dạng vết khắc vào tường

• Metric Profile-Stair Nosing.rft - biên dạng mũi bậc thang

1 Có thể chọn tệp Metric Profile.rft hoặc Metric Profile-Hosted.rft

2 Dùng lệnh Line vẽ biên dạng tiết diện của vật sẽ tạo

Trang 21

2.3.2 T ạo biên dạng vật gắn vào khối chủ bằng Profile Hosted

1 Chọn tệp Metric Profile-Hosted.rft, nhấn Open

2 Tại đây có các mặt định vị cho biên dạng:

• Host Face: mặt gắn vào khối chủ

• Insertion Point: điểm gốc của hình

3 Dùng lệnh Line vẽ biên dạng tiết diện của vật sẽ tạo

2.3.3 Biên d ạng tay vịn và thanh ngang lan can – Rail:

1 Chọn tệp Metric Profile-Rail.rft

2 Dùng lệnh Line vẽ biên dạng tiết diện phía dưới mặt phẳng giới hạn trên

Trang 22

2.3.4 T ạo biên dạng thanh song - Mulion

1 Chọn tệp Metric Profile-Mulion.rft và nhấn Open

2 Các mặt và các vị trí định vị của biên dạng được ghi trên mặt vẽ biên dạng

3 Dùng lệnh Line vẽ biên dạng tiết diện của vật sẽ tạo

2.3.5 T ạo biên dạng bậc cầu thang - Profile-Stair Nosing

1 Chọn tệp Metric Profile-Stair Nosing.rft và nhấn Open

2 Các mặt và các vị trí định vị của biên dạng được ghi trên mặt vẽ biên dạng

Trang 23

2.3.6 T ạo biên dạng vết khắc lõm vào tường - Reveal profile

1 Chọn tệp Metric Profile-Reveal.rft và nhấn Open

2 Các mặt và các vị trí định vị của biên dạng được ghi trên mặt vẽ biên dạng

3 Dùng lệnh Line vẽ biên dạng tiết diện có vị trí như hình dưới bên phải

1 Việc cho tham số thực hiện như đã giới thiệu tại “Biên dạng dùng chung”

2 Ra lệnh Save để lưu trữ tệp mẫu

3 Khi tạo các đối tượng cần có biên dạng tiết diện như thanh song, gờ, phào, bậc thang v.v , muốn sử dụng biên dạng thư viện cần thực hiện như đã giới thiệu tại “Biên dạng dùng chung”

IN-PLACE VÀ FAMILY

Cần phân biệt rõ các công cụ tạo hình khối ở đây khác với công cụ tạo hình khối trong

Conceptual Massing Đối với các phiên bản 2009 trở về trước thì các công cụ này giống nhau, nhưng đến R2010, R2011 thì có khác nhau chút ít về giao diện cũng như các bước thực

hiện

Các công cụ tạo hình khối trong Conceptual Mass và Massing&Site tôi đã trình bày

tại phần “Hình khối – Masss”

Các công cụ tôi trình bày dưới đây chỉ xuất hiện khi ta tạo mô hình thư viện – Family và

tạo mô hình tại chỗ - Model In-Place

Để khỏi phải nhắc lại các bước đầu tiên, chúng ta thống nhất là các công cụ này được kích hoạt khi chúng ta tạo New Family hoặc đã kích hoạt Model In-Place (không chọn mô

hình Mass)

Các đối tượng dựng hình như mặt phẳng tham chiếu – Reference Plane, mặt phẳng làm

việc – Work Plane, đường tham chiếu – Reference line được giới thiệu trong phần “Hình

kh ối – Mass”, tôi không nhắc lại tại đây

Trang 24

Khối được đùn lên từ một biên dạng 2D

1 Ra lệnh tạo khối: Create Solid  Extrusion

2 Đối với Loadable Families - mẫu vật thư viện:

• Nếu chưa chọn khung nhìn chứa hình phác, hộp thoại hiện ra để chọn mặt phẳng

chứa hình phác (xem phần “Mặt phẳng làm việc”)

• Chọn mặt phẳng và nhấn OK

• Tiếp theo chọn khung nhìn, nhấn Open

Trang 25

3 Các công cụ và bảng thông số hiện ra

4 Cho các thông s ố của khối:

• Thanh Properties tự động hiện ra như hình dưới Nếu không hiện ra, nhấn nút

• Depth: cho chi ều cao khối

• Extrusion End: cao độ điểm cuối của hình khối

Trang 26

• Extrusion Start: cao độ diểm đầu của hình khối Hiệu hai cao độ này là giá trị Depth - chiều cao khối

• Visible: ON - có nhìn thấy hình, OFF - không nhìn thấy

• Material: chọn vật liệu

• Subcategory: phân loại theo chức năng để phục vụ cho tạo hình kiến trúc sau này

Nhấn chọn một trong các loại sau:

o None: không phân loại

o Form: hình khối thông thường

o Floor Area face: làm mặt sàn

o Hiden Lines: đường khuất Nếu chọn phương án này, khi chỉnh sửa không nhìn thấy khối

• Solid/Void, nhấn chọn: Solid: khối đặc, Void: khối rỗng khoét vào khối đặc

• Nhấn Apply, khẳng định tham số đã cho

5 Dùng các công cụ vẽ (Draw) và chỉnh sửa (Edit) để tạo biên dạng

• Nút này có ý nghĩa: nếu đã có các đường vẽ trước, nhấn vào các đường đó để chuyển thành biên dạng hoặc trục xoay

• Ý nghĩa các tham số Offset, Chain, Radius được trình bày tại phần “Hình phác - Sketch và hình kh ối – Masss”

6 Nhấn Finish Edit Mode, kết thúc tạo khối

3.1.2 T ạo hình khối đặc bằng lệnh Blend

Đây là khối đa diện hỗn hợp cần có 2 biên dạng

Trang 27

1 Ra lệnh tạo khối: Home  Blend

2 Các công cụ hiện ra

• Chúng ta phải vẽ biên dạng mặt đáy và mặt trên

• Hai biên dạng này vẽ trên một mặt phẳng làm việc

3 V ẽ biên dạng mặt đáy của khối:

• Chọn mặt phẳng làm việc

• Dùng công cụ Draw và Modify để tạo biên dạng mặt đáy của khối

• Nhấn , kết thúc vẽ mặt đáy

4 Vẽ biên dạng mặt trên của khối:

• Nhấn nút Edit Top để vẽ biên dạng mặt trên của hình khối

Trang 28

• Dùng công cụ vẽ phác để tạo biên dạng mặt trên của khối ngay trên mặt phẳng đã

vẽ mặt đáy hoặc có thể chọn mặt phẳng khác song song với mặt phẳng đáy bằng

lệnh Plane

• Tại đây, nếu cần có thể dùng Edit Base để chỉnh sửa biên dạng mặt đáy của khối

• Nhấn , kết thúc vẽ mặt trên

5 Cho các thông s ố:

Trang 29

• Depth: cho chi ều cao khối Tham số này chỉ xuất hiện khi chúng ta bắt đầu vẽ biên

dạng đáy

• Có thể cho chiều cao khối trong thanh Properties

o Second End: cao độ đỉnh của hình khối

o First End: cao độ mặt đáy của hình khối Hiệu hai cao độ này là giá trị Depth

- chiều cao khối

o Các thông số khác giống như trong lệnh Extrude

• Nhấn Apply, kết thúc cho tham số

6 Chỉnh sửa các đỉnh của khối:

• Nhấn nút Edit Vertexs

• Các công cụ tiếp theo hiện ra và trên hình cũng xuất hiện các nút đỉnh và các đường sinh như hình dưới

• Twist Right (Left): vặn về bên phải (hoặc bên trái) như hình dưới

• Reset: trả lại hình dạng ban đầu

Trang 30

• Control Top (Base): hiện các nút kiểm soát tại mặt đáy (mặt trên) Nhấn vào nút này sẽ hiện thêm một đường sinh nối với điểm tương ứng của mặt đối diện

7 Nhấn Finish Edit Mode, kết thúc tạo khối

8 Hình dưới minh họa hình khối tạo bằng Blend

Đây là khối tròn xoay Chúng ta phải vẽ biên dạng và trục xoay trên một mặt phẳng

1 Ra lệnh tạo khối: Home Revolve

2 Thanh lệnh Sketch - hình phác hiện ra

Ngày đăng: 08/06/2014, 07:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w