1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ

5 1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 209,62 KB

Nội dung

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ThỏThỏ là loại động vật gặm nhấm, có ưu điểm dễ nuôi, sinh sản nhanh, không tranh chấp lương thực với người và gia súc khác có thể tận dụng được các phụ phẩm nông

Trang 1

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi Thỏ

Thỏ là loại động vật gặm nhấm, có ưu điểm dễ nuôi, sinh sản nhanh, không tranh chấp lương thực với người và gia súc khác có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp,

cỏ, lá tự nhiên, sức lao động phụ trong gia đình, đầu tư ít vốn quay vòng nhanh, chuồng trại có thể tận dụng được các nguyên vật liệu sẵn có rẻ tiền của địa phương

I Giống và chọn giống

1 Giống và một số tính năng sản xuất của giống:

1.1 Thỏ Việt Nam đen:

Có màu lông và màu mắt đen truyền đầu nhỏ mõm nhỏ, cổ không vạm vở nhưng thân hình chắc chắn, thịt ngon Khối lượng trưởng thành từ 3,2 - 3,5kg ưu điểm sức chống đở bệnh tật tốt, thích nghị với điều kiện nuôi dưỡng thấp và khí hậu của các vùng trong cả nước

Ngoại hình: có màu lông xám tro hoặc xám ghi, riêng phân dưới ngực, bụng có trắng mờ, mắt đen đầu to vừa phải, lưng cong, trọng lượng thỏ trưởng thành nặng 3,5 - 3,8 kg, tỷ lệ thịt 50%

1.2 Thỏ dê:

Màu lông loang, trắng vàng, đen xám, chân, tai dài, đầu to, bụng to Trọng lượng trưởng thành 2,5 - 3,5 kg , tỷ lệ thịt đạt 46% trọng lượng

1.3 Zealand trắng:

Thỏ có ngoại hình: lông dày, màu trắng tuyền, mắt hồng, đầu nhỏ, tai ngắn, khối lượng trưởng thành 5-5,5kg, tuổi động dục lần đầu 4-4,5 tháng tuổi, tuổi phối giống lần đầu từ 5-6 tháng tuổi, khi đó khối lượng đạt 3-3,2kg Tỷ lệ thịt 55%, thích nghi với điều kiện sống ở nước ta

2 Chọn giống:

Chọn những con để làm bố, con làm mẹ khác đàn, khác dòng máu để tránh đồng huyết Chọn con có ngoại hình khoẻ mạnh, cơ bắp vạm vở, nhanh nhẹn, lông bóng mượt, ăn uống bình thường, 4 chân khoẻ mạnh và không bị dị tật, cơ quan sinh dục phát triển cân đối, hoàn chỉnh

Thỏ đưc giống phải có đầu to, thô, hai má hơi phình ra, hai tai dày, cứng, dựng đứng, hai mông và đùi sau nở nang, rắn chắc, hai dịch hoàn to đều, dương vật hiện rõ Thỏ cái làm giống có lưng hơi phẳng, bố chân khoẻ vững chắc, mông nở, xương chậu rộng, cơ quan sinh dục bình thường, có từ 8-10 vú, hai dảy vú đều và cân đối

II Các loại thức ăn dùng trong chăn nuôi thỏ:

Thức ăn thô xanh gồm: Các sản phẩm từ cây trồng như cỏ tự nhiên ngoài đồng, các loại lá

tự nhiên sẵn có: lá dâm bụt, lá bìm bìm, lá ngô non, rau muống, lá keo dậu, lá chè, lá ổi Thức ăn củ, quả: củ cà rốt, khoai lang, bí đỏ, chuối chín, mít cả sơ…

Thức ăn tinh gồm: các loại lương thực (thóc, gạo, cám ), hạt ngũ cốc (ngô, đậu các loại…), khoai, sắn khô bóc vỏ và các phụ phẩm nông nghiệp

Trang 2

Các phụ phẩm: thân cây chuối, lõi trái ngô, vỏ chuối, lạc lép, thóc lép….

Chế biến thức ăn cho thỏ: Thức ăn thô xanh cần rửa sạch , những lá cây có tỷ lệ nước nhiều như rau muống, rau lang… thì nên phơi khô bớt nước dể phòng thỏ ăn vào bị đau bụng Thức ăn tinh là các loại hạt to cứng như ngô, thì nên nghiền thành mảnh nhỏ nhưng không nên nghiền quá mịn gây lãng phí

Chế biến thức ăn tinh cho thỏ đảm bảo khẩu phần đủ dinh dưỡng theo công thức sau

Bảng phối hợp thức ăn (để trộn 10kg thức ăn tinh hỗn hợp)

III Chuồng trại:

Lồng chuồng nuôi thỏ có thể tận dụng bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương: tre,

gỗ, sắt phế thải, tuỳ theo điều kiện mà thiết kế theo kiểu chuồng 1 tầng, 2 tầng, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

Thỏ hoạt động dể dàng, thoải mái, không ảnh hưởng đến sức khoẻ

Thỏ không chui được ra ngoài, động vật khác đặc biệt là chuột không chui được vào lồng chuồng cắn thỏ con

Phải bền, các loại tre, gỗ phải chắc chắn và bố trí sao cho thỏ không cắn được vì thỏ là loại động vật gặm nhấm

Kích thước lồng chuồng phải phù hợp với việc bắt thỏ, chăm sóc vệ sinh và quan sát trạng thái sức khoẻ, quy cách mỗi ô dài 70 cm, rộng 60 cm, cao 45 cm, 4 chân cao 50 cm, một chuồng có thể làm nhiều ô như vậy, mỗi ô có thể nhốt được một thỏ giống sinh sản, 5 - 6 con sau cai sữa hoặc 2 con hậu bị giống

Đáy lồng chuồng phải nhẵn, phẳng, sao cho thỏ không gặm được, phải có lỗ hoặc khe hở

để thoát phân và nước tiểu, ít thấm nước Đáy lồng có thể tháo lắp ra được để thuận lợi cho việc vệ sinh

Phên xung quanh lồng chuồng và các ngăn giữa các ô lồng có thể làm bằng lưới sắt hoặc đóng bằng các thanh tre vót tròn Đảm bảo thỏ không thể chui ra được, các động vật khác đặc biệt là chuột không chui vào chuồng cắn thỏ

Trang 3

Máng thức ăn tinh có thể làm bằng sành sứ, tôn, sắt, nếu làm bằng vật thì phải có móc

hoặc dậy buộc để cố định để thỏ không làm lật đổ thức ăn

Dụng cụ uống nước có thể làm bằng máng chậu đổ bằng xi măng cao 8 10 cm, rộng 10

-15 cm để thỏ không lật đổ được Để gữ vệ sinh được nước uống, có thể làm van nước bằng ống kim loại cắm vào nắp chai dốc ngược có giá giữ vào thành lồng để thỏ hút liếm được nước

Giá để thức ăn thô xanh phải thiết kế sao cho thỏ có thể tự rút vào ăn được, nên đặt giá

thức ăn thô xanh bên ngoài lồng, ở phía trước

Ổ đẻ của thỏ phai đảm bảo ấm, kín và có bóng tối mẹ nằm cho con bú thoải mái, nên làm

bằng gỗ mỏng nhẹ, dưới đáy có lỗ để thoát nước, kích thước dài 30 cm, rộng 20 cm, cao

20 cm, có cửa để thỏ mẹ vào cao 12cm

Lồng chuồng có thể đặt dưới gốc cây có bóng mát ở ngoài vườn, đầu nhà có mái che, chống được mưa nắng, hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi, chỗ đặt lồng phải đảm bảo thông thoáng sạch sẽ, chống gió lùa mạnh, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, quét dọn vệ sinh và thoát được phân rác dễ dàng

IV Chăm sóc nuôi dưỡng:

1 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ hậu bị

Lúc thỏ con được 3 tháng tuổi phải nhốt riêng từng con cái, con đực và ngăn lồng chuồng

để tránh cắn nhau và giao phối tự do Thời gian này không nên cho thỏ ăn nhiều tinh bột như ngô, gạo, sắn khô…dễ làm cho thỏ quá béo dẫn đến thỏ cái không động dục, thỏ

90-100 ngày đã có thể phối giống Tuy nhiên phải nuôi đến 6 tháng tuổi mới cho phối giống

Tỷ lệ thỏ đực, thỏ cái trong đàn: Để bảo đảm tỷ lệ thụ thai cao thông thường trong đàn nuôi ghép 1 thỏ đực với 5 - 10 thỏ cái

Khi thỏ đạt 5 - 6 tháng tuổi ta có thể phối giống lần đầu cho thỏ

Biểu hiện động dục: thỏ thường kêu, cào cấu nhiều ở đáy lồng, niêm mạc âm hộ có màu

đỏ tươi, sưng tấy lên, khi bắt sang chuồng thỏ đực thì chịu đực, mông và đuôi cong lên chờ thỏ đực giao phối

Nên phối giống cho thỏ vào sáng sớm bằng cách đưa thỏ cái sang lồng thỏ đực Muốn đạt được tỷ lệ thụ thai cao, cho thỏ phối lại lần thứ 2 sau lần thứ nhất 6 tiếng, ghi chép ngày phối giống

2 Chăm sóc, nuôi dưỡng thỏ có chửa

Thời gian chửa của thỏ là 28 - 32 ngày có thể xác định thỏ chửa bằng quan sát ngoại hình hoặc cho thỏ đực phối thử sau 10 - 14 ngày Nếu thỏ chửa thì không chịu đực nữa

Trong thời gian thỏ chửa cần cho ăn thức ăn nhiều sinh tố A, D, E và tăng thức ăn giàu đạm để nuôi dưỡng thai tốt

Cần cho thỏ uống nước đầy đủ, nước uống phải sạch sẽ vệ sinhđể tránh nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hoá

Trang 4

Không cho thỏ mẹ ăn các loại thức ăn ôi mốc, tránh gây nên các tiếng động mạnh làm cho thỏ bị hoảng sợ dễ bị sẩy thai

3 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ có chửa và thỏ nuôi con

Cần chuẩn bị ổ đẻ cho thỏ chu đáo vệ sinh đưa vào lồng trước 2 - 3 ngày

Thỏ thường đẻ vào ban đêm, mỗi lứa thỏ khoảng 6 - 10 con hoặc nhiều hơn, trước khi đẻ

có hiện tượng nhổ lông bụng làm ổ, ta nên tác động hỗ trợ thu gọn ổ, lấy giẻ sạch mềm lót làm ổ cho thỏ

Thỏ mẹ sau đẻ 3 - 4 ngày là thỏ có thể động dục lại, nhưng để đảm bảo sức khoẻ cho thỏ

mẹ và nuôi con tốt nên phối giống ở động dục sau

Thời gian này thỏ đẻ và tiết sữa nuôi con, cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng tốt, nước uống đầy đủ, nên bổ xung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn mía để phục hồi sức khoẻ nhanh và tiết sữa nhiều

4 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ con theo mẹ:

Thỏ con sau đẻ 15 giờ mới bắt đầu bú mẹ, trong 18 ngày đầu thỏ sống và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ

Trong giai đoạn này thường xuyên kiểm tra thỏ con bú no hay không, nếu bú no thì da căng, phẳng, nằm yên tĩnh trong ổ ấm, nếu thỏ đói da nhăn nheo nằm cựa quậy liên tục Trong trường hợp này cần xem xét kỹ để có biện pháp khắc phục

Khi đàn con được 18 - 21 ngày tuổi thì ra ổ, chúng đã biết ăn thức ăn với mẹ Lúc 23 - 25 ngày tuổi có thể hấp thu được 1/2 dinh dưỡng từ thức ăn ăn vào Từ ngày thứ 26 sữa mẹ chỉ đáp ứng 20 - 30% nhu cầu dinh dưỡng của thỏ con Vì vậy khi thỏ con ra ổ cần chú ý tới đàn con bú mẹ và ăn được thức ăn bao nhiêu để cung cấp thêm khẩu phần cho thỏ mẹ

để đảm bảo dinh dưỡng cho thỏ con, thức ăn thô xanh giai đoạn này phải là loại rau cỏ non để thỏ con tập ăn

Sản lượng sữa của thỏ mẹ cao nhất vào ngày 15 - 21 của chu kỳ và giảm dần đến ngày thứ

35 - 42 thì cạn hẳn Cho nên có thể cai sữa thỏ con vào lúc 28 - 42 ngày tuổi

Mức ăn hàng ngày cho thỏ các giai đoạn (g/con/ngày) Trọng lượng thỏ Thức ăn tinh Phụ phẩm Thức ăn

xanh Củ, quả

Thỏ mẹ nuôi con

Trang 5

10 ngày đầu 80 130 700 230

Nhu cầu nước hàng ngày của các loại thỏ

V Vệ sinh phòng bệnh

Hàng ngày dọn vệ sinh lồng chuồng cho thỏ, quan sát cách ăn uống của thỏ

Định kỳ phun tiêu độc chuồng trại để tiêu diệt các vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh./

Ngày đăng: 07/06/2014, 17:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phối hợp thức ăn (để trộn 10kg thức ăn tinh hỗn hợp) - Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ
Bảng ph ối hợp thức ăn (để trộn 10kg thức ăn tinh hỗn hợp) (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w