Ví dụ: Thành phố Lyon được hình thành khoảng 2000 năm, trong quá trình phát triển đô thị, nhà mới được xây dựng trên nền nhà cũ, đến nay, phải đào sâu trên 10m mới đến lớp đất tự nhiên c
Trang 1KỸ THUẬT TRỒNG CÂY XANH
Sự phát triển của cây trồng phụ thuộc rất lớn vào đất Để trồng cây thành công, phải biết được đặc điểm của lớp đất mặt cũng như của lớp đất sâu bên dưới
Ví dụ: Thành phố Lyon được hình thành khoảng 2000 năm, trong quá trình phát triển đô thị, nhà mới được xây dựng trên nền nhà cũ, đến nay, phải đào sâu trên 10m mới đến lớp đất tự nhiên có đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển; hoặc có nơi đào xuống sâu 20-30cm là đất thịt nhưng sâu hơn nữa là cát nên cây không phát triển được
Do đó, khi trồng cây phải
khảo sát thật kỹ đặc điểm của đất
tại vị trí trồng cây; việc khảo sát
còn cho biết về mạch nước ngầm ở
sâu hay gần mặt đất; đất dễ hay khó
thấm nước…
Kết quả khảo sát là cơ sở để
quyết định 2 vấn đề:
- Thứ nhất: Với đặc điểm của
đất hiện hữu có cần bổ sung thêm
đất từ nơi khác đến hoặc kỹ thuật
làm đất ra sao?
- Thứ hai: Trồng cây gì để
phù hợp với loại đất đó và đặc điểm của nước ngầm
Qua kinh nghiệm cho thấy, những thất bại trong công tác trồng cây mặc dù
có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn do loài cây được lựa chọn không phù hợp với đất tại nơi trồng nên cây không phát triển được
Ví dụ về trường hợp bổ sung
thêm đất từ nơi khác đến để trồng
cây: Trong một dự án làm công viên
dọc theo tuyến đường, khu vực này
trước đây là dòng sông đã được san
lấp một phần (thu hẹp lòng sông) để
mở rộng đường và làm công viên
Do đất dùng để san lấp sông không
phù hợp cho việc trồng cây nên phải
mang lớp đất màu mỡ đắp lên trên
và rải thêm lớp phân compost để
trồng cây
Hiện nay, việc sử dụng phân compost từ rác thải hữu cơ đang rất phổ biến và ngày càng phát triển Những khu vực dự kiến trồng cây có đất không tốt sẽ cần bổ sung đất từ nơi khác đến và dùng thêm phân compost để tạo môi trường sống tốt cho cây trồng
Khảo sát kỹ đặc điểm của đất tại vị
trí trồng cây
Trang 2Ví dụ về trường hợp tạo điều kiện thông thoáng cho đất để trồng cây: Khu
vực trồng cây về sau sẽ hình thành chợ, có xe chở hàng chạy lên Để trồng cây trong điều kiện như vậy, người ta thực hiện như sau:
- Mang đất tốt từ nơi khác đến, ban rộng trên diện tích 3m × 4m, sâu 1,5m và
để nguyên đất tơi xốp, không đầm nén đất chặt lại
- Đổ đan bằng bê-tông cốt thép lên trên lớp đất (chừa ô đất trồng cây) và làm vỉa hè phía trên
- Sau một thời gian trồng cây và tưới nước cho cây, lớp đất từ từ nén lại, khi
đó sẽ hình thành khoảng không giữa lớp đất bên dưới và tấm đan bên trên để không khí lưu thông giúp rễ cây hô hấp được
Đặc điểm của cây xanh là rễ cây phải thở nên cần không khí lưu thông
xuống đất đến rễ cây Do đó, đất xung quanh rễ cây không được nén quá chặt để tránh gây hại cho cây do rễ không thở được Vấn đề này sẽ xung đột với việc làm đường giao thông vì khi làm đường thì đất phải được đầm nén thật chặt Để dung
hòa mâu thuẫn này, ở CĐĐT Lyon sử dụng kỹ thuật làm đường bằng hỗn hợp đất
và đá:
- Chọn đá có kích cỡ tương đối đồng đều, khi đó giữa các viên đá sẽ có lỗ hổng, tổng thể tích giữa các khe hở chiếm khoảng 40 % thể tích của khối đá
- Trộn hỗn hợp đất-đá với tỷ lệ 1/3 đất và 2/3 đá Lượng đất đổ vào phải nhỏ hơn thể tích khe hở do các viên đá tạo ra, giả sử khe hở là 40% thì đất đổ vào khoảng 30%
- Trải hỗn hợp đất-đá thành từng lớp Thông thường, khi sử dụng kỹ thuật này, bề dày của lớp đất-đá khoảng 1,5m chia thành thành 5 lớp, mỗi lớp dày 30cm Khi trải xong mỗi lớp sẽ cho xe đầm nhẹ rồi trải tiếp lớp khác, mục đích để lớp
Trang 3đất-đá ổn định Bên giao thông sẽ tiến hành kiểm tra độ đầm nén của lớp đất-đất-đá để đảm bảo khả năng chịu lực của tuyến đường
- Hỗn hợp đất-đá thường được trải rộng khoảng 2-3m bao gồm nền một phần vỉa hè và một ít lòng đường (1-2m) dọc theo vỉa hè (cặp sát lề đường) Không có quy định về bề rộng của lớp đất-đá mà tuỳ thuộc vào đặc điểm của vỉa hè, hạ tầng
kỹ thuật bên dưới để tính toán bề rộng lớp đất-đá này cho phù hợp Khi trải xong hỗn hợp đất-đá sẽ tiến hành làm các ô trồng cây, sau đó hoàn thiện mặt đường và vỉa hè
Những điểm cần lưu ý khi làm hỗn hợp đất-đá:
- Việc chọn đá có hình dạng và kích thước như thế nào rất quan trọng để tạo
được số khoảng hở tối đa giữa các viên đá: (1) Nên chọn đá có kích thước lớn để
khoảng hở giữa các viên đá lớn, không khí sẽ lưu thông xuống dễ dàng hơn (ở Pháp thường sử dụng đá 80mm × 120mm nhưng không có quy định mà tùy thuộc vào
nguồn đá có sẵn tại địa phương); (2) Kích thước các viên đá phải đồng đều nhau vì
nếu không đều thì những viên đá nhỏ sẽ lấp kín khe hở của các viên đá lớn hơn tạo
ra và không dành chỗ cho đất để rễ cây phát triển
- Khi trộn hỗn hợp đất và đá thì đất phải thật khô (nếu trời mưa phải có mái
che để giữ cho đất khô)
- Thể tích đất trộn phải nhỏ hơn tổng thể tích của tất cả các lỗ hổng do các viên đá tạo ra vì nếu đổ quá nhiều đất sẽ lấp đầy và nén chặt hết tất cả các khe hở làm cho không khí khó lưu thông xuống được
Trộn hỗn hợp đất và đá
Đầm nhẹ lớp đất - đá Các ô đất trồng cây
Trang 4Ở Pháp đã có nghiên cứu đánh giá về sinh trưởng của cây trồng trên hỗn hợp đất-đá so với trên đất tự nhiên Kết quả cho thấy, bộ rễ cây trồng phát triển tốt hơn trong hỗn hợp đất-đá vì nước và không khí lưu thông tốt hơn Ngoài ra, đối với lĩnh vực giao thông, việc làm đường trên hỗn hợp đất-đá cũng giúp giảm nguy cơ bị lún
so với trên nền đất tự nhiên Do đó, ở CĐĐT Lyon, khi Phòng Cây xanh – Cảnh quan nhận thấy khu vực nào cần thiết sử dụng kỹ thuật này thì Phòng giao thông sẵn sàng phối hợp thực hiện vì sẽ đảm bảo hơn đối với chất lượng của tuyến đường và đồng thời cây cũng phát triển được
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng việc sử dụng hỗn hợp đất-đá là giải pháp áp dụng sau cùng vì tốn kém kinh phí hơn rất nhiều so với cách làm đường và trồng cây trên đất tự nhiên Cho nên, ưu tiên hàng đầu vẫn là trồng cây trên đất tự nhiên; nếu đất tự nhiên không phù hợp cho việc trồng cây thì mang đất từ nơi khác đến để bồi lên Cuối cùng, khi không áp dụng được 2 giải pháp trên mới dùng đến hỗn hợp đất-đá
Cây trong vườn ươm
Để đảm bảo chất lượng cho công tác trồng cây, cây con phải được chuẩn bị thật kỹ ngay từ trong vườn ươm Phòng Cây xanh - Cảnh quan của CĐĐT Lyon phải làm việc với vườn ươm để tạo thân cây thẳng, tán nâng cao (chiều cao phân cành cao hơn chiều cao của xe tải) trước khi đưa cây ra trồng
- Việc tạo tán trong vườn ươm được làm bằng tay
- Khoảng cách giãn cây từ 2-2,5m tùy thuộc vào chủng loại cây và diện tích vườn ươm
- Việc trồng cây ở Pháp được tận dụng theo thời tiết, chỉ trồng vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm) vì ở thời điểm này cây rụng hết lá nên khi bứng cây trong vườn ươm sẽ không cần cắt tỉa bớt lá để giảm thoát hơi nước
Trang 5- Chuẩn bị bộ rễ cây trong vườn ươm trước khi bứng cây đưa ra trồng: Người
ta thường trồng cây con với mật độ dày lúc đầu để cây cạnh tranh và thân vươn thẳng; sau 3-4 năm tiến hành dời cây để giãn khoảng cách, mỗi lần dời sẽ cắt bớt một ít rễ cái và ép bộ rễ cho gọn lại, không để lan xa (cây trong hình trên khoảng 10 năm tuổi và đã được dời chỗ 3 lần, giá cây khoảng 100-150 euro) Khi bứng cây, kích thước bầu rễ tùy thuộc vào chiều cao và đường kính thân cây Ví dụ cây có chiều cao 4-5m, chu vi 20-25cm thì bầu rễ khi bứng khoảng 0,8-1m (đây là loại kích thước cây mà CĐĐT Lyon thường đưa ra trồng) Trong vườn ươm có những cây cao 12m, chu vi 120cm, khi đó, kích thước bầu rễ khoảng 3m Việc bứng cây được thực hiện bằng máy chuyên dụng
- Ở Pháp không quy định tiêu chuẩn kích thước cây đưa ra trồng mà tuỳ thuộc vào từng dự án, vào khu vực dự kiến trồng cây; có những dự án đưa cây từ vườn ươm với nhiều loại kích thước khác nhau, trộn lẫn giữa cây nhỏ, cây vừa (cao khoảng 4-5m) và cây lớn (cao hơn 10m) Đối với cây trồng trên đường phố cũng không quy định về kích thước xuất vườn, có những tuyến đường khi đưa cây ra trồng có kích thước đồng đều (thường cao 4-5m nhưng không bắt buộc) nhưng có những tuyến trồng trộn lẫn giữa cây lớn và cây nhỏ
- Về sự tương quan giữa chiều cao, đường kính thân cây và bầu rễ của cây xuất vườn: Có quy chuẩn áp dụng cho cả châu Âu, quy định cụ thể về kích thước tương ứng đối với chiều cao cây, đường kính cây và bầu rễ Quy chuẩn này bắt buộc tất cả các vườn ươm phải tuân thủ
Ghi chú: Do nội dung về kỹ thuật trồng cây và chuẩn bị cây trong vườn ươm không được dự kiến trước cho khóa tập huấn nên giảng viên hướng dẫn không chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết để giới thiệu sâu hơn