Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
830,77 KB
Nội dung
KỸ THUẬTTRỒNGDỪADỨA Tập Huấn Kỹ ThuậtTrồngDừaDứa và Nuôi Cá Chẽm Vàm Rầy, 16/06/2012 Dự án Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang KỸ THUẬTTRỒNGDỪADỨA (Aromatic coconut) I. KỸTHUẬTTRỒNG 1. Mùa vụ Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nên trồng vào tháng 6-7 dương lịch (đã vào mùa mưa) để giảm chi phí tưới trong giai đoạn cây con. Tuy nhiên, nếu chủ động được nguồn nước tưới thì có thể trồng vào bất kỳ thời gian nào trong năm. 2. Chọn giống Dừadứa có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài trên 20 năm. Nó có vị thế quan trọngtrong chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế nông thôn, du lịch sinh thái Vì thế, việc chọn giống để trồng là rất quan trọng vì nếu lầm lẫn trong khâu chọn giống thì năng suất thấp, chất lượng kém. Vườn cây đầu dòng phải được trồng thuần dừadứa và hoàn toàn cách ly với các vườn dừa khác giống. Cây giống được nuôi trong túi nhựa kích thước trung bình 20x 28cm, chiều cao cây từ 50cm trở lên, có 4 - 5 tàu lá, không bị sâu bệnh, bộ rễ phát triển. 3. Đào mương lên liếp: 3.1. Kích thước liếp: Tùy thuộc vào loại đất và mô hình canh tác mà liếp được lên theo kiểu liếp đơn với chiều rộng mặt từ 4-6 m hay liếp đôi với chiều rộng mặt từ 6-8 m, thậm chí từ 10-12 m. Đối với vùng đất phù sa, không phèn, có thể lên liếp đôi để tiện việc trồng xen hoa màu trong giai đọan kiến thiết cơ bản, đồng thời cũng dễ áp dụng các mô hình đa canh khi cây trưởng thành. Đối với vùng đất có phèn, mặn nên lên liếp đơn để liếp mau rửa phèn và thường áp dụng mô hình độc canh hay xen canh với một số cây có khả năng chịu phèn như chuối, khóm. - Đất cát pha địa hình bằng phẳng, dễ thoát nước: Không cần lên liếp. Dọn sạch đất, cày tơi xốp. Định hướng trồng, đóng cọc định vị hố trồng. - Đất thịt khó thoát nước: Phải đào mương lên liếp. Kích thước và kiểu liếp thay đổi tùy theo điều kiện thực tế, nhưng điều kiện quan trọng là phải có tầng đất mặt dày 1m để bảo đảm cho bộ rễ dừa phát triển. Có 2 loại liếp: liếp đơn và liếp đôi. - Liếp đôi: (Hình 23-24): Bề rộng liếp đôi thường là 10 m. Trồng hai hàng dừa ở 2 bên, cách bờ mương 1-1,5 m. Hình 1 – Mô hình liếp đôi hoàn chỉnh Hình 2 – Mô hình liếp đôi có mương độn giữa liếp - Liếp đơn: (hình 3): Bề rộng mặt liếp khoảng 5 m. Trồng một hàng dừa ở giữa liếp. Hình 3 – Mô hình liếp đơn Đối với đất có tầng canh tác dày > 50 cm có thể lên liếp hoàn chỉnh ngay từ đầu. Đối với đất có tầng canh tác < 50 cm có thể tiến hành lên ụ với các bước sau: - Năm đầu tiên: đắp ụ dạng hình nón cụt chiều cao 1m, bề mặt trên có cạnh rộng 2,5m, cạnh đáy rộng 3,5m. - Năm thứ 2: mở rộng ụ thêm 1m mỗi cạnh. - Năm thứ 3: nối các ụ lại với nhau để hình thành liếp hoàn chỉnh. Nếu trồng trên ụ, kích thước không nên quá nhỏ, cây sẽ bị hốc nước vào mùa khô, ít nhất cạnh đáy ụ phải được 3,5m, cạnh ở mặt ụ 2,5m. 4. Khoảng cách trồng: Khoảng cách trồng tùy theo giống, độ màu mỡ của đất, điều kiện khí hậu và mô hình có trồng xen hay không. Giống dừa cao do có lá dài 5-6m nên thường trồng thưa hơn giống dừa lùn với lá dài 3-4m. Vùng đất màu mỡ, mưa nhiều, không có các yếu tố bất lợi của môi trường cây dừa sẽ phát triển mạnh nên trồng thưa hơn so với vùng đất đai không màu mỡ và khí hậu khô hạn, lượng mưa thấp. Ngoài ra, mô hình có trồng xen nên trồng thưa nhằm bảo đảm nhu cầu ánh sáng cho cây trồng xen. Trồng quá thưa sẽ lảng phí đất canh tác nhưng nếu trồng quá dầy cây cạnh tranh ánh sáng, vươn cao, lóng dài cho năng suất thấp. Trồng theo kiểu hình tam giác có mật độ cao hơn 15% so với trồng theo kiểu hình vuông. Tuy nhiên, trồng theo kiểu hình vuông hay hình chữ nhật thích hợp cho mô hình trồng xen hơn trồng theo kiểu tam giác. - Giống dừa cao: khoảng cách 9m x 9m hình tam giác đều, mật độ 143 cây/ha. - Giống dừa lai: khoảng cách 8.5m x 8,5m hình tam giác đều, mật độ 160 cây/ha. - Giống dừa lùn: khoảng cách 8m x 8m hình tam giác đều, mật độ 180 cây/ha. 5. Cách trồng 1. Chuẩn bị đất: Khai hoang theo rãnh để tránh gây biến đổi sinh thái môi trường và gây bất lợi cho sự phát triển cây trồng. 2. Mô liếp trồng: Vùng đất cao ráo hay đất cát không cần lên liếp mà chỉ cần cày sâu 20- 30cm và dọn sạch cỏ, rễ cây. Đất phù sa thấp cần lên liếp để chống ngập úng. Tùy độ sâu của tầng phèn mà thiết lập mương liếp cho phù hợp. Liếp đơn bề rộng khoảng 4-5m. Liếp đôi bề rộng khoảng 9-10m. Chiều sâu mương không được vượt quá tầng sinh phèn. Nếu đất thấp cần lên mô cao 0,3- 0,7m, sau đó bồi đất hàng năm. 3. Mô hay hốc trồng: Bón 1kg vôi bột, sau 1 tuần bón 0,5 - 1kg lân, 5-10kg phân hữu cơ hoai mục. 4. Khoảng cách trồng: Trung bình cây cách cây 5,5m-6m, hàng cách hàng 6m. Mỗi hecta trồng 280-300 cây. 5. Trồng: Đặt cây con ở vị trí giữa mô hay hốc trồng; không lấp đất cao hơn cổ thân cây con; cố định cây để phòng chống đổ ngã và che gốc giữ ẩm. 6. Chăm sóc Tưới nước: Những ngày đầu sau khi trồng cần tưới cho cây, 1-2 ngày/lần. Cây bén rễ, mùa khô cần tưới 3 - 4 lần/tháng. Theo dõi độ ẩm của đất để điều chỉnh lượng nước tưới. Làm cỏ: Chỉ làm cỏ xung quanh gốc khoảng 1 - 2m. Không nên làm sạch cỏ để tạo vùng tiểu khí hậu ổn định và giúp thiên địch có chỗ khu trú. Trồng xen: Là biện pháp kỹthuật có ảnh hưởng tốt cho cây sinh trưởng. Trong những năm đầu có thể trồng các loại cây họ Đậu và xen các loại cây cam, quýt, ổi Bón phân: - Phân hữu cơ: Khoảng 20 - 30kg/cây/năm, bón đều khắp tán cây và cuốc xới chôn vùi phân xuống sâu 1 - 3 tấc. Đào 3 - 6 hốc xung quanh tán cây có kích thước 0,4 x 0,4 x 0,4m, bón phân và lấp đất lại. Cần lưu ý độ ẩm của đất, tránh quá ẩm hay khô hạn kéo dài. - Phân hóa học: + Cây 1 - 2 năm tuổi: Bón cách gốc 15 - 50cm. Liều lượng: 200g urê, 300g lân, 150- 300g kali, chia ra 4 lần/năm. + Cây 3 năm tuổi trở lên: Bón đều cả tán cây. Liều lượng: 1kg urê, 1 - 2kg lân, 1,5 - 2kg kali. Chia ra 2 - 3 lần/năm. Bón 1 - 2kg vôi đầu mùa mưa. II. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH 1. Bọ dừa * Gây hại - Thành trùng và ấu trùng đều gây hại trên lá dừa non chưa bung ra bằng cách cạp biểu bì trên mặt lá theo từng hàng song song với gân chính, những vết cắn phá thường hẹp có màu nâu, sau đó khô, héo, cong queo, giảm khả năng quang hợp. Nếu trên cây có từ 8 lá trở lên bị hại thì sẽ làm giảm năng suất, nặng hơn có thể làm cây chết. * Phòng trị: + Cắt và đốt bỏ các đọt non bị hại nặng để tránh lây lan cây khác. + Sử dụng ong ký sinh Tetretichus Brontispae, nấm ký sinh Metrhizium anisopliae. + Sử dụng thuốc hóa học như: Fastac, Sumicidine, Actara, … liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, phun đều lên bó đọt non của cây. Tuy nhiên, hiện nay ở Bến Tre sử dụng phương pháp sinh học là hiệu quả và kinh tế nhất (thả ong ký sinh). Ong mắt đỏ đang đẻ trứng trên ấu trùng bọ cánh cứng. 2. Kiến vương: Gây hại Chỉ có thành trùng phá hại dừa, chúng đục phá phần mô mềm ở cuối bẹ lá, cắn phá đọt non, hoa dừa lúc chưa trổ làm cho lá bị rách, hoa bị hư, đỉnh sinh trưởng phát triển cong queo, nếu chúng ăn hết đỉnh sinh trưởng cây sẽ chết. Các vết đục của kiến vương là cửa ngõ cho các loại sâu bệnh khác tấn công như bệnh thối đọt dừa hay để đuông dừa đẻ trúng gây hại. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thực nghiệm dừa Đồng Gò, trong tháng thời điểm gây hại nặng nhất của kiến vương là vào những đêm trăng sáng và trên những vườn dừa không có trồng xen. Phòng trị Khi cây dừa khoảng 2 năm tuổi trở lên là thời điểm thích hợp nhất cho kiến vương tấn công. Như vậy, vào giai đoạn này cần phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện vết đục của kiến vương, sau đó dùng móc sắt bắt, cuối cùng dùng đất sét trám bít lổ đục để phòng ngừa các loại khác như nấm bệnh hay đuông xâm nhập. Thành trùng và ấu trùng của kiến vương. Không để rơm, rạ mục xung quanh vườn vì đây là môi trường tốt để kiến vương đẻ trứng và phát triển. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, để hạn chế việc gây hại của kiến vương ở các vườn dừa trẻ nên trồng xen các cây ngắn ngày, cây họ đậu, cây ca cao, …nhằm hạn chế tầm bay của kiếng vương, giảm khả năng gây hại của chúng rất lớn. Sử dụng phương pháp hóa học để phòng trị kiến vương tỏ ra hiệu quả không cao vì đây là loài côn trùng có thể di chuyển rất xa nên rải thuốc không hiệu quả; vì vậy nên áp dụng kỹthuật canh tác là hiệu quả nhất. 3. Đuông dừa Gây hại Ngược với kiến vương, đuông dừa chỉ gây hại ở giai đoạn ấu trùng. Thành trùng đẻ trứng vào các lổ đục của kiến vương, các vết thương trên cây và đặc biệt hiện nay chúng còn đẻ trứng dưới gốc dừa tấn công phần gốc. Quá trình gây hại của đuông dừa rất nguy hiểm vì rất khó phát hiện, khi phát hiện được thì khó có khả năng để cứu cây khỏi khỏi chết. Thành trùng và ấu trùng của đuông dừa. Phòng trị Đối với đuông, phòng trị cũng như kiến vương là phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi ấu trung còn ở tuổi 1, tuổi 2 dùng dao hoạc đục sắt khoét lổ đục để bắt ấu trùng, sau đó dùng thuốc hạt như Basudin 3G + nước vôi tươi lên lổ đã khoét nhằm phòng ngừa các loại nấm bệnh, côn trùng khác tấn công. Sử dụng biện pháp hóa học hiệu quả không cao, chỉ nên áp dụng kỹthuất canh tác để phòng là hiệu quả nhất như: hạn chế tối đa việc gây vết thương trên thân dừa hoặc sự gây hại của kiến vương, tăng cường xen canh hợp lý cũng là điều kiện tốt để làm giảm khả năng gây hại của đuông. 4. Bọ xít trái Amblypelta sp: Gây hại Đây là đối gây ra hiện tương rụng trái non và dừa mủ, cả thành trùng và ấu trung đều chích hút ở nụ hoa, trái non và tiết ra độc tố vào vết chích, nếu chích vào giai đoạn trái vừa thụ phấn (còn nhỏ) sẽ làm cho trái non rụng đi, nếu chích vào giai đoạn trái lớn hơn (khoảng 1 tháng tuổi trở lên) thì trái có khả năng không rụng mà vùng mô xung quanh vết chích sẽ bị hoại thư sau này thành trái dừa bị sẹo nhăn nheo hay chảy mủ ra ngoài mà nông dân gọi là dừa mủ. Dừa mủ do bọ xít gây hại. Phòng trị Vệ sinh vườn cho thông thoáng, trồng đúng khoảng cách, không trồng quá dày hiệu quả cao nhất là nên nuôi kiến vàng trong vườn dừa vì đây là thiên địch có thể tấn công bọ xít. 5. Chuột dừa: Gây hại Chuột là loài gặm nhắm có đặc tính rất đặc biệt hơn các loài động vật khác, răng cửa của chúng cứ phát triển dài mãi mãi mà không bao giờ dùng lại, vì thế chúng cắn phá dừa nhằm mục đích để răng mòn không mọc ra dài được, thứ hai là để ăn cơm dừa và uống nước. Trái dừa bị chuột khoét sẽ rụng đi khi đã bị chúng cắn thủng gáo, ở Đồng bằng sông Cửu long, vào thời điểm triều cường ngoài đồng nước ngập sâu, chuột bắt đầu vào các vườn dừa cắn phá làm thiệt hại đến năng suất khá lớn. Dừa bị chuột khoét. Phòng trị Thông thường ở Bến tre người dân trồngdừa vào mùa nước lũ là dọn vệ sinh vườn và cây dừa, thăm vườn thường xuyên khi phát hiện trên cây có ổ chuột tiến hành săn bắt hay làm bẩy để diệt chuột nhưng cần phải thay đổi mồi thương xuyên mới có hiệu quả. Có một phương pháp rất cổ nhưng lại rất hiệu quả đối với các vườn dừatrồng đúng khoảng cách, bảo đảm cây không giao tán nhau bằng cách là bọc thiếc quanh thân cây làm cho chuột không leo lên cây được vì nơi bọc thiết quá trơn, chuột không thể bám được để leo lên. Như vậy sẽ bảo vệ được các trái dừa ở trên cây. 6. Bệnh đốm lá: Triệu chứng Trên lá mầm bệnh xuất hiện từ chóp lá trở vào, đầu tiên là những đốm nhỏ màu nâu vàng hình bầu dục, sau đó đốm bệnh lớn dần có màu nâu, tâm vết bệnh màu xám tro, nhiều vết liên kết lại làm cho lá bị cháy. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn vườn ươm và những vườn trồng dày. Triệu chứng bệnh đốm lá dừa. Bệnh thối đọt Tác nhân Do nấm Pestalozziap palmarum gây ra. Phòng trị - Bố trí khoảng cách trồng hợp lý. - Bón phân đầy đủ và cân đối nhất là kali. - Nếu bệnh nặng nên phun thuốc hóa học như: Ridomyl, Novral,… liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì. 7. Bệnh thối đọt Triệu chứng Đầu tiên các lá non trên đọt có dấu hiệu mất màu xanh bình thường, sau đó vàng, cuối cùng khô và trên đọt ta nghe có mùi hôi, thối; các lá già phía dưới cũng dần dần vàng, khô và rụng đi; cây chết. Tác nhân Do nấm Phytopthora Palmivora Bult gây ra Phòng trị Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện cây bị nhiễm bệnh, vì từ khi nấm xâm nhập vào đọt cây đến lúc chết đọt thời gian từ 3-5 tháng. như vậy khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh nhẹ, tiến hành phun ngay lên đọt bằng thuốc Ridomyl liều lượng khoảng 30g/bình 8 lít và phun liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Nếu trong vườn có cây bị bệnh chết ta nên gom tất cả các phần bệnh đem đốt sạch để tránh nấm bệnh lây qua các cây dừa khác. 8. Bệnh nứt rụng trái non : Nguyên nhân - Đất bị nhiễm phèn, mặn làm hư bộ rễ của cây ảnh hưởng đến quá trình nuôi trái, như vậy trái sẽ rụng trong suốt mùa khô hay sau những cơn mưa đầu mùa. - Trái rụng trong mùa mưa dầm và thương bị nứt trái có thể là do đặc tính di truyền của cây. Thông thường đây là những cây có trái to, vỏ mỏng, bón quá thừa đạm, thiếu kali, rễ phát triển mạnh nên cây hút nhiều nước, từ đó dễ làm cho trái bị nứt và rụng, có thể rụng cả quày hay chỉ rụng 2/3 quày còn lại 1/3 quày dính trên cây cho đến thu hoạch. - Rụng trái do nấm: khi trái rụng ta thấy lá đài và nơi tiếp giáp giữa cuống trái với lá đài (mầu dừa) có màu nâu đen, thối mềm. - Rụng do vi khuẩn: khi trái rụng quan sát thấy trên mầu trái dừa có mủ và có một số lá đài vẫn còn xanh. - Rụng do di truyền: do chọn giống trên cây dừa có bệnh nứt rụng trái non để trồng. Phòng trị Dừa bị nứt rụng trái non do rất nhiều nguyên nhân nên phương pháp phòng trị ta cần áp dụng biện pháp bao dây bằng cách là ở những vùng đất phèn mặn hàng năm ta nên bón cho mỗi gốc từ 3-5kg vôi bột; song song đó, ở những vùng đất thông thường khác, nếu cây bị nứt rụng trái non ta nên áp dụng biện pháp phòng trị sau: điều chỉnh lại công thức phân bón tức là giảm urê, tăng kali; vào mùa nước lũ hay mưa dầm dùng leng cắt bớt rễ cây để giảm khả năng hút nước của rễ; trên thân đục một lổ có hình tam giác đều, cạnh khoảng 10 cm, đỉnh quay ngược xuống gốc, sâu khoảng 15 cm, sau đó dùng muối ăn (NaCl) trét lên vết đục nhằm giảm lượng nước đưa lên cây và cung cấp một phần clo cho cây. Nếu [...]... quan sát các quày dừa còn trên ngọn ta có thể quy định quày mới nở là quày số 0, nằm phía dưới quày số 0 là quày số 5, dưới quày số 5 là quày số 10; nếu là dừa ta, dừa dâu đó là tháng tuổi của trái vì hai giống dừa này mỗi tháng trổ một quày, nhưng đối với dừadứa thì khác vì nhóm dừa này hai tháng trổ được 3 quày nên quày số 5 chỉ được 4 tháng tuổi mà thôi, vì vậy để thu hoạch dừadứa nạo đạt tiêu... III THU HOẠCH Đối với dừa dứa dùng để uống nước thông thường nhà vườn thu hoạch trái ở quày thứ 6 (chưa được 6 tháng tuổi); tuy nhiên, để xác định được quày dừa 6 tháng tuổi ta có thể tuân thủ theo nguyên tắc như sau: khi quan sát các sẹo lá dừa ta thấy chúng phát triển theo hình xoắn, có cây xoắn theo vòng phải có cây theo vòng trái và một vòng xoắn như thế có 5 xẹo lá ta gọi cây dừa có diệp tự 2/5 Như... thì khác vì nhóm dừa này hai tháng trổ được 3 quày nên quày số 5 chỉ được 4 tháng tuổi mà thôi, vì vậy để thu hoạch dừa dứa nạo đạt tiêu chuẩn, có phẩm chất ngon ta nên thu hoạch ở quày số 8 trên cây dừa là trái có chất lượng ngon nhất . KỸ THUẬT TRỒNG DỪA DỨA Tập Huấn Kỹ Thuật Trồng Dừa Dứa và Nuôi Cá Chẽm Vàm Rầy, 16/06/2012 Dự án Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang KỸ THUẬT TRỒNG DỪA DỨA. hai giống dừa này mỗi tháng trổ một quày, nhưng đối với dừa dứa thì khác vì nhóm dừa này hai tháng trổ được 3 quày nên quày số 5 chỉ được 4 tháng tuổi mà thôi, vì vậy để thu hoạch dừa dứa nạo. có trồng xen hay không. Giống dừa cao do có lá dài 5-6m nên thường trồng thưa hơn giống dừa lùn với lá dài 3-4m. Vùng đất màu mỡ, mưa nhiều, không có các yếu tố bất lợi của môi trường cây dừa