Bệnh phấntrắngtrêncâycao su: Đếnhẹnlạilên Thời điểm này, hầu hết các vườn câycaosu của bà con nông dân và các Nông trường thuộc các Công ty caosu trong tỉnh Bình Phước thường xuất hiện bệnhphấn trắng. Bệnh xuất hiện trong mùa thay lá, khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Bệnh làm rụng lá non và hoa cao su, giảm thời gian thu hoạch và giảm năng xuất vườn cây. Nông dân thờ ơ Theo khảo sát của chúng tôi, đa phần các vườn cây của bà con nông dân bị bệnhphấntrắng nặng hơn. Nguyên nhân là do bà con chủ quan và xem nhẹ loại bệnh này nên chưa có cách phòng, chữa hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Trung (ngụ xã Bù Nho, huyện Bù Gia Mập) cho biết: “Gia đình tôi có 3 ha cao su, đang trong thời kỳ cho cạo. Hầu như năm nào vào thời điểm này, vườn cây của gia đình cũng bị mắc bệnhphấn trắng. Tuy nhiên, bệnh không làm chết câycaosu như một số bệnh khác (vàng rụng lá, nấm hồng, khô mặt cạo…). Nếu đợt lá bệnh rụng hết thì sẽ có lớp lá mới thay thế, hơn nữa cây caosucao khó phun thuốc, nên gia đình cũng không bận tâm nhiều”. Mặt khác, thời kỳ bệnh đúng vào lúc người nông dân dọn vườn điều để chuẩn bị cho thu hoạch, nên cũng ít người quan tâm trị bệnh cho vườn cao su. Anh Nguyễn Văn Hiền (ngụ xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú) - nhà có 4 ha caosu đã cho cạo đang bị bệnhphấn trắng. Anh Hiền cho biết, thời điểm này, khi mà cây caosu đang trong thời kỳ rụng lá xong, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnhphấntrắng phát triển. Tuy nhiên bệnh này cũng không làm chết cây, năm nào cũng có bệnh nên tôi chỉ biết chờ trời mưa xuống là bệnh sẽ hết. “Khi những lá bệnh rụng xuống, bị lấp trong đất hoặc rác phủ lên, nếu phun thuốc hoặc quét dọn vườn cây không kĩ, nấm bệnh vẫn còn sót lại, đợi đến chu kỳ năm sau lại bùng phát và thiệt hại về kinh tế do bệnh gây lên không hề nhỏ” - anh Hiền nói. Khuyến cáo của ngành chức năng ThS. Doãn Văn Chiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Bình Phước cho biết, bệnh phấntrắngtrêncâycaosu xuất hiện thường niên cách đây khoảng 7 năm. Bệnh do nấm Oidium Heveae Steim gây ra. Nấm tồn tại từ vụ này qua vụ khác, trêncây thực sinh hay vườn nhân giống. Ngoài câycao su, nấm còn gây hại trêncây cỏ mực, xà bông hoặc cây song mây. Ở những vườn cây kiến thiết cơ bản (1 – 5 năm tuổi), nấm thường gây hại trên chồi non và làm chết chồi. Ở những vườn cây đã cho khai thác, nấm thường xuất hiện trong mùa thay lá, làm rụng lá non và hoa, giảm thời gian thu hoạch, dẫn đến giảm năng xuất vườn cây. Bệnh này năm nào cũng xảy ra, nhưng năm nay thời tiết thất thường nên bùng phát sớm khiến nhiều nơi trở tay không kịp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đếnsự phát triển của cây, bởi đang trong thời gian ra lá non. Cây bị mất sức, bộ lá- phần quang hợp quan trọng của cây lâu ổn định, mở miệng cạo trễ dẫn đến năng suất, sản lượng mủ giảm. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở hai mặt lá (lá có màu nâu và xanh nhạt là giai đoạn mẫn cảm nhất), nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù, lá sẽ rụng hàng loạt. Sau giai đoạn này, lá không bị rụng mà để lại các vết bệnh với nhiều dạng loang lổ có màu nâu trên phiến lá. Sau khi bị nấm xâm nhiễm khoảng 7 - 10 ngày, nhiều bào tử hình thành trên vết bệnh (có bột màu trắng) ở hai mặt lá và nhiều ở mặt dưới lá. Lá rụng trơ cuống, sau đó những cuống này cũng rụng theo. Các dòng caosu vô tính VM515, PB235, PB255, RRIV… bị nhiễm bệnh nặng nhất. Ông Chiến khuyến cáo, các nhà vườn phải thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh. Khi caosu nhiễm bệnh hoặc chưa nhiễm bệnh, bà con nên căn cứ vào lớp lá mới để quyết định xử lý bằng cách phun thuốc trực tiếp lên cây. Bà con nên sử dụng những loại thuốc đặc trị phổ biến hiện nay: Kumulus 80DF, Sulox 80WP nồng độ 0,3%. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất Hexaconazole (Anvil 5SC, Callinex 50SC nồng độ 0,15%) để phun lên tán lá khi có 10% lá non nhú chân chim và ngưng phun khi có 80% lá đã già. Đồng thời, có thể kết hợp phun thuốc Sulox 80WP với phân bón lá cao cấp Multi-K, nhằm tăng cường khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh của câycao su. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là phương tiện xử lý bệnh còn hạn chế. Máy phun thuốc chuyên dụng còn quá ít, trong khi bệnh lây lan trên diện rộng. Ngoài ra, cây caosu khai thác quá cao, vòi phun máy thủ công không vươn tới Đoàn Hùng . Bệnh phấn trắng trên cây cao su: Đến hẹn lại lên Thời điểm này, hầu hết các vườn cây cao su của bà con nông dân và các Nông trường thuộc các Công ty cao su trong tỉnh Bình. có 3 ha cao su, đang trong thời kỳ cho cạo. Hầu như năm nào vào thời điểm này, vườn cây của gia đình cũng bị mắc bệnh phấn trắng. Tuy nhiên, bệnh không làm chết cây cao su như một số bệnh khác. trị bệnh cho vườn cao su. Anh Nguyễn Văn Hiền (ngụ xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú) - nhà có 4 ha cao su đã cho cạo đang bị bệnh phấn trắng. Anh Hiền cho biết, thời điểm này, khi mà cây cao su