Cách nhớ chữ Hán

4 2.2K 49
Cách nhớ chữ Hán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

-CÁCH NHỚ CHỮ HÁN THẬT DỄ DÀNG- ^^ (Nguồn: Khoa Trung Trường Đại học Mở) 1. 安 (Ān): Ở trên là bộ 宀 miên => mái nhà mái che, Ở dưới là bộ 女 nữ => nữ giới, con gái, đàn bà (Ý nghĩa) =>Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “an” toàn. Ví dụ: 安全 (Ānquán) – An Toàn 2. 忍(Rěn): Ở trên là bộ 刀 đao (刂) => con dao, cây đao (vũkhí). Ở dưới là bộ 心 tâm (忄)=> quả tim, tâm trí, tấm lòng (Ý nghĩa) => Nếu bạn chịu được đao đâm vào tim bạn là người “nhẫn”. 3. 男(Nán) Ở trên là bộ 田 điền => ruộng. Ở dưới là bộ 力 lực => sức mạnh (Ý nghĩa) => Người dùng lực nâng được cả ruộng lên vai => người đàn ông, nam giới. Ví dụ: Nam nữ thụ thụ bất thân - 男女受受不亲 (Nánnǚ shòu shòu bù qīn) 4. 心(Xīn): “Đêm thu gió lọt song đào. Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời” (Ý nghĩa) => Tâm: Nửa vầng trăng khuyết + 3 sao giữa trời là các nét của chữ Tâm . Ví dụ: Họa hổ, họa bì, nan họa cốt – Tri nhân tri diện bất tri tâm – 画虎画皮难画骨,知 人知面不知心 (Huà hǔ huàpí nán huà gǔ, zhīrén zhī miàn bùzhī xīn) 5. 田(Tián): “ Lưỡng nhật (日) bình đầu nhật. Tứ sơn (山) điên đảo sơn. Lưỡng vương (王) tranh nhất quốc. Tứ khẩu (口) tung hoành gian” (Ý nghĩa) =>Qua câu này chúng ta nhớ thêm được cả 4 từ: - Nhật: 日 (Rì)- 2 chữ nhật đặt vuông góc với nhau ra chữ Điền 田 - Sơn: 山 (Shān) – 4 chữ Sơn quay theo 4 chiều chập vào nhau ra chữ Điền: 田 - Vương: 王 (Wáng) – 2 chữ Vương đối đầu vuông góc và chập vào nhau cũng ra chữ 田 - Khẩu: 口 (Kǒu)- 4 chữ Khẩu đứng gần nhau ra chữ Điền 田 6. 德(Dé): “Chim chích mà đậu cành tre. Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm” (Bên trái có bộ 彳 xích (ở đây có hình tượng con chim chích đậu trên cành tre) – Chích và Xích cũng cùng âm. Bên trên có chữ thập: 十. Dưới chữ 十 là chữ Tứ: 四. Dưới nữa là chữ Nhất: 一; Dưới cùng là chữ Tâm: 心) (Ý nghĩa) => Cứ theo thứ tự của câu thơ mà viết từng phần của chữ Đức sẽ thấy chữ Đức dễ viết vô cùng. Có thể gặp chữ Đức trong tứ Đức của người phụ nữ: Công, Dung, Ngôn, Hạnh 7. 來 (Lái ) giản thể là:” ” 来 cho dễ viết. (“ Hai người núp một gốc cây. Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao” => Ở giữa là chữ Mộc 木. Trong hai bên chữ Mộc có 2 chữ Nhân 人 (Ý nghĩa) =>Hai người cứ đuổi theo nhau xung quanh gốc cây thì lúc nào cũng phải đến với nhau ==> Lái 8. 轟 (Hōng) Sau giản thể là: “ ” 轰 cho dễ viết. (“ Hởi anh cắp sách đi thi. Ba xe chập lại chữ gì hởi anh?=> Bao gồm 3 chữ Xa 车 chập lại) (Ý nghĩa) =>Ba xe đi trên đường thì vô cùng ồn ào, náo nhiệt ==> Oanh (trong từ oanh tạc) có nghĩa là oang oang, nổ ầm ầm, tiếng nổ lớn 9. 人(Rén): Một người thì luôn hướng mặt về phía trước để đi, nếu hướng về phía sau thì là chữ – 入 Nhập. 10. 从 (Cóng): Bao gồm 2 chữ 人 Nhân đứng cạnh nhau (Ý nghĩa) => Hai người nối đuôi nhau cũng đi có nghĩa là đi theo ==> Tòng có nghĩa là đi theo, Tòng có thể gặp được ở Tam Tòng Tứ Đức:“Tại gia tòng phụ- Xuất giá tòng phu- Phu tử tòng tử” 11. 众 (Zhòng): Bao gồm 3 chữ 人 Nhân đứng gần nhau (Ý nghĩa) => Ba người đứng gần nhau thì thành ra đông đúc nên ra từ 众 có nghĩa là đông đúc, rất nhiều. Ví dụ: 群众 (Qúnzhòng) – Quần chúng 12.木(mù): Một chữ 木 có nghĩa là một cái cây. Các nét của chữ này trông giống hệt một cây thông (Ý nghĩa) => Ví dụ: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ – 金 木 水 火 土 (Jīn mù shuǐ huǒ tǔ) 13. 林 (Lín): Hai chữ 木 đứng cạnh nhau ra chữ 林 nghĩa là rừng Lâm Ví dụ: 少林 - Shàolín (Thiếu Lâm) 14. 森 (Sēn): Ba chữ 木 đứng cạnh nhau ra chữ 森 là rậm rạp 15. 口 (Kǒu): 4 nét tạo ra hình vuông tượng hình cho cái mồm (Ý nghĩa) => Mồm, miệng. Ví dụ: Nhà bạn có mấy nhân khẩu? 你家有几口人?(Nǐ jiā yǒu jǐ kǒu rén?) 16. 吕 (lǚ): Bao gồm 2 chữ Khẩu 口 hợp với nhau (Ý nghĩa) => Dùng làm họ Lã, Lữ. Có thể giải thích vui là Lã Bố ngày xưa sức khỏe vô địch, đánh trận hét to cũng vô địch, ngựa Xích thố gầm cũng vô địch. Mồm Lữ Bố ở trên hét + mồm Xích Thố ở dưới gầm ==> đích thị chỉ có Lữ Bố 17. 品 (pǐn): Bao gồm 3 chữ 口 Khẩu hợp vào nhau (Ý nghĩa) => Phẩm, Vật phẩm. Chỗ này chắc là giải thích 3 cái mồm chập vào hét to đòi quà ==> vật phẩm (cách giải thích này cho vui để dễ nhớ) 18. 一 (yi) : Hạ bất khả hạ, thượng bất khả thượng( 下 不 可 下, 上 不 可 上); Chỉ nghi tại hạ, bất khả tại thượng ( 止 宜 在 下, 不 可 在 上) (Ý nghĩa) => Nhất. Câu này rất hay, một câu đố chữ. 1 – Hạ bất khả hạ –: Chữ Hạ 下 bỏ hết phần dưới đi 2 – Thượng bất khả thượng: Chữ Thượng 上 bỏ hết phần trên đi 3 – Chỉ nghi tại hạ: chữ Nghi 宜 chỉ giữ phần dưới 4 – Bất khả tại thượng: chữ Khả 可 chỉ giữ phần trên ==> Tất cả các phần giữ lại đều chỉ có 1 nét là chữ Nhất 一 Câu này giúp chúng ta nhớ thêm từ Nghi 宜 (Yi) (thích nghi), từ bất 不 (Bù), từ Khả 可 (Kě) Khả (khả năng), từ 上 và 下。 19. 聖(Shèng): Sau giản thể thành: “ ” 圣 cho dễ viết: “Bên trái là tai, bên phải là miệng. Người dạy nhiều chuyện, dưới có chữ vương.” (Phía trên bên trái có chữ tai 耳 (Ěr); Phía trên bên phải có chữ miệng 口 (Kǒu). Ở dưới có chữ Vương (王) – Wáng (Ý nghĩa) => Chỉ cần nhớ 3 chữ cơ bản kia là có thể viết được chữ Thánh Ví dụ: Thánh Quan Vũ - 圣关羽 (Shèng guānyǔ) 20. (天) (tian1) : Ở trên có chữ Nhất: 一 (Yī). Ở dưới có chữ đại: 大 (Dà) (Ý nghĩa) => Thiên. Cách 1 : Dưới là một người đang dang rộng tay ra ( chữ đại 大), trên là chữ nhất 一, thể hiện một cái gì bao trùm. Gọi là Trời. Cách 2: Ở trên là chữ nhất 一, ở dưới là chữ Đại 大, to nhất quả đất này đúng là chỉ có ông trời, bầu trời 21.( 地) (di4) : Bên trái là chữ Thổ 土 (tǔ). Bên phải là chữ Dã 也 (yě) với nghĩa là cũng (Ý nghĩa) => Địa: 地 đất: bộ Thổ 土 là đất, đi với chữ Dã 也 lấy làm âm ( theo lục thư) 22. (存)( cun2) : Bên trái là chữ Tài 才 (Cái) – tài năng Bên phải là chữ Tử 子 (Zi) – con cái (Ý nghĩa) => Tồn Cách 1: Người con có tài thì để ra được của cải ( tồn = còn), nếu bất tài thì chẳng để Tồn ra cái gì hết,chỉ tổ làm phiền cha mẹ. Cách 2 : Muốn sinh tồn, muốn bảo tồn nòi giống thì phải có tài 才 sinh ra con trai 子. Câu này ứng với câu: Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (Bất hiếu có 3 tội, không có con trai nối dõi là tội lớn nhất) 23. (孙)(sun1) : Bên trái có chữ Tử 子 (Zi) – con cái, con trai. Bên phải có chữ Tiểu 小 (Xiǎo) – nhỏ, bé (Ý nghĩa) => Tôn. Hãy để ý cách viết chữ Tử 子 ở bên trái, nét ngang có xu hướng chúc xuống dưới, nhìn rất giống hình tượng người xách cái gì sau lưng. Phía sau lại có chữ Tiểu – 小 vậy có thể nhớ: Con cái cõng theo một đứa nhỏ sau lưng => Đúng là cháu rồi! (con nhỏ của con) 24. (家) (Jiā) : Ở trên là bộ 宀 miên => mái nhà mái che, Ở dưới là chữ Thỉ – 豕 (Shǐ) – là con lợn, con heo (Ý nghĩa) => Gia. Có một cách giải thích: Chữ Thỉ 豕 vốn chỉ con lợn hoang, ngày xưa các cụ bắt về nhốt nó vào chuồng, làm mái 宀 cho nó, sau này dần dần gọi chuồng có mái là Gia, sau dùng để chỉ nhà luôn. Cách này có vẻ không hay lắm nhưng cũng là một cách để nhớ 25. 國(guó): Sau giản thể thành “ ” 国 cho dễ viết . Bên ngoài là chữ Vi 囗(Wéi) có nghĩa là bờ cõi. Ở bên trong có bộ khẩu 口(Kǒu). Trên chữ khẩu là chữ Nhất 一 (Yī) Bên trong còn có chữ Qua 戈 (vũ khí, giáo mác) (Ý nghĩa) => Quốc. Quốc 國 nước,thuộc bộ Vi 囗, ta hiểu là bờ cõi. Theo sách thì bên trong là chữ Hoặc 或 chỉ thanh. Ta có thể hiểu theo cách khác là: Để giữ Nước 國, ta cần hô( khẩu 囗), tất cả một 一 lòng, cầm vũ khí 戈( qua), để bảo vệ bờ cõi(Vi 囗). 26. 思 (sī): Ở trên có chữ Điền 田 (Tián). Ở dưới có chữ Tâm 心 (Xīn) (Ý nghĩa) => Tư. Trong lòng lúc nào cũng phải nghĩ đến đất cát, điền trạch thì tự khắc sẽ sinh ra Suy tư, lo lắng (Tư) 27. 仙(xian1) Bên trái có bộ Nhân đứng (亻). Bên phải có chữ Sơn (山) – Shān (Ý nghĩa) => Tiên. Một người leo lên đỉnh núi tu hành sẽ thành Tiên. Ví dụ: Thi Tiên Lý Bạch- 诗仙李白 (Shī xian libái) 28. 城 (chéng)Bên trái có bộ Thổ (土) (Tǔ) (đất). Bên phải có chữ Thành 成 (Chéng) (thành lập, sáng lập) (Ý nghĩa) => Thành. Chữ thành lập + đất => Cái thành. Ví dụ: Trường Thành – 长城 (Chángchéng) 28. 誠(chéng) giản thể là (诚) Bên trái có bộ Ngôn (言) (nghĩa là lời nói). Bên phải có chữ Thành 成 (Chéng) (thành lập, sáng lập) (Ý nghĩa) => Thành. Chữ thành lập + bộ ngôn => lời nói thành thật. Ví dụ: Thành tâm - 诚心 (Chéngxīn) 29. 休 (Xiū) Bên trái có bộ Bên trái có bộ Nhân đứng (亻). Bên phải có chữ Mộc (木) (Mù) (Ý nghĩa) =>Hưu. Một người dựa vào một gốc cây lúc nghỉ ngơi => ra từ Hưu. Ví dụ: Nghỉ ngơi – 休息 (Xiūxí) 30. 富 (fu4) Bên trên có bộ Miên 宀 (nghĩa là mới nhất). Ở dưới có bộ Khẩu 口(Kǒu) (miệng ăn). Ở dưới cùng có chữ Điền 田 (Tián) (Ý nghĩa) =>Phú. Ở dưới mái nhà có đúng một miệng ăn lại có cả một thửa ruộng thì chắc chắn sẽ giàu có (nhiều miệng ăn nhiều tầu há mồm thì dễ nghèo, bất phú) 31. 吉(Jí) : Bên trên có chữ Sĩ 士 (Shì) – là sĩ tử, kẻ có chí khí. Ở dưới có bộ Khẩu 口 (Kǒu) (mồm) (Ý nghĩa) => Cát. Lời nói của kẻ Sĩ tử đều là lời nói tốt đẹp: Cát tường như ý:吉祥如意 ( Jíxiáng rúyì) 32. 失 (Shī): 天(thiên) là trời, cao hơn trời là 夫(phu) . nghĩa là trong quanhệ xã hội-gia đình chồng là người tối cao. Thêm dấu phẩy (失) giống như có thêm một cô kéo áo chồng hoặc là chồng có thêm hàng xách tay (bia ôm, gái ôm) thành ra chữ 失 (thất), Thất là mất, mất chồng là mất tất cả . . trên có chữ thập: 十. Dưới chữ 十 là chữ Tứ: 四. Dưới nữa là chữ Nhất: 一; Dưới cùng là chữ Tâm: 心) (Ý nghĩa) => Cứ theo thứ tự của câu thơ mà viết từng phần của chữ Đức sẽ thấy chữ Đức dễ viết. -CÁCH NHỚ CHỮ HÁN THẬT DỄ DÀNG- ^^ (Nguồn: Khoa Trung Trường Đại học Mở) 1. 安 (Ān): Ở trên là bộ 宀 miên =>. có chữ vương.” (Phía trên bên trái có chữ tai 耳 (Ěr); Phía trên bên phải có chữ miệng 口 (Kǒu). Ở dưới có chữ Vương (王) – Wáng (Ý nghĩa) => Chỉ cần nhớ 3 chữ cơ bản kia là có thể viết được chữ

Ngày đăng: 06/06/2014, 23:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan