1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hach toan chi phi san xuat va tinh gia thanh san 1470

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ Phần và Phát triển Nhà Hà Nội 22
Tác giả Hoàng Thị Thủy
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Gái
Trường học Cao đẳng B
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 104,54 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: TỔNG QUAN CHUNG CÁC VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG (3)
    • 1.1 Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội 22 (3)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh (5)
    • 1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty (9)
    • 1.5. Đặc điểm về công tác kế toán tại Công ty (10)
  • PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI 22 (14)
    • 2.1. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và phân loại chi phí (14)
    • 2.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán (15)
    • 2.3. Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất (15)
      • 2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (15)
      • 2.3.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (24)
      • 2.3.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công (35)
      • 2.3.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung (38)
  • PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN (61)
    • III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (64)
      • 1. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (64)
      • 2. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (67)
      • 3. Về chi phí sử dụng máy thi công (71)
      • 4. Về hạch toán chi phí sản xuất chung (72)
      • 5. Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (73)
  • KẾT LUẬN (75)

Nội dung

TỔNG QUAN CHUNG CÁC VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG

Khái quát chung về công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội 22

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội 22 tiền thân là Công ty sửa chữa nhà cửa và trang thiết bị Thương nghiệp ( trực thuộc sở Thương nghiệp Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 569/QĐ - UB ngày 30/09/1970 của UBND TP Hà Nội Sau nhiều lần đổi tên: Công ty sửa chữa nhà cửa và trang thiết bị Thương nghiệp, Công ty xây lắp Thương nghiệp Hà Nội), Nay đổi tên là Công ty cổ phần đầu tư và phát triền nhà Hà Nội 22 (Trực thuộc Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) theo quyết định số 9079/QĐ - UB ngày 31/12/2002 của UBND Thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ ban đầu của Công ty chủ yếu là sửa chữa, duy tu mạng lưới, kho tàng, nhà xưởng, cửa hàng theo kế hoạch của sở Thương nghiệp

Trong những năm qua, Công ty không ngừng phát triển ngày một vững mạnh và vững vàng về mọi mặt, thường xuyên xây dựng kiện toàn tổ chức,nâng cao năng lực chỉ huy, điều hành quản lý, đổi mới trang thiết bị, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động với các tỉnh bạn

Vì vậy Công ty đã thi công hàng trăm công trình với nhiều quy mô thuộc nhiều ngành nghề, ở nhiều địa điểm có yêu cầu phức tạp nhưng vẫn đảm bảo tốt các yêu cầu về kiến trúc, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến bộ.

Ngày nay, Công ty thực sự là một doanh nghiệp có uy tín có trên thị trường và có đầy đủ năng lực để thi công mọi công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư, trên cơ sở ngành nghề kinh doanh đã đăng ký Tên doanh nghiệp Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22.

Tên doanh nghiệp: Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22 Tên giao dịch: HANO HOUSING DEVELOPMENT AND INVESTMENT COMPANY 22.

Trụ sở giao dịch: Số 13 Ngõ Yên Thế - Phường Văn Miếu - Quận Đống Đa - TP.Hà Nội

Quyết định số 2863/QĐ - UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc đổi tên và xác định lại nhiệm vụ cho Công ty Xây lắp thương nghiệp thuộc sở Thương nghiệp Hà Nội thành Công ty Xây lắp Thương mại Hà Nội.

Quyết định số 8387/QĐ - UB ngày 05/12/2002 của UBND thành phố về việc chuyển giao nguyên trạng Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà nội thuộc sở thương mại Hà Nội vào Tổng công ty Đầu tư và phát triền nhà Hà Nội.

Quyết định số 9079/QĐ - UB ngày 05/12/2002 của UBND Thành phố về việc đổi tên và bổ sung nhiệm vụ cho Công ty Đầu tư Xây lắp thương mại thuộc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22. Đăng ký kinh doanh số 109887 ngày 14/10/1997 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp.

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

Giám đốc công ty Các phó giám đốc

Phòng quản lý xây lắp

Phòng tài chính kế toán

Phòng TC hành chính Phòng

Ban quản lý các dự án

XN Xây lắp số 2 XN Xây lắp số 3 XN Xây lắp số 4 XN Xây lắp số 5 XN Xây lắp số 6 XN xây lắp số 7 XN Xây lắp số 8 XN Xây lắp số 9

Các đội thi công, các phân xưởng

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh

Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22 được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng và theo sơ đồ sau: (sơ đồ 1)

40 đội thi công xây lắp công trình

1 đội nội thất công trình

1 xưởng sản xuất đồ mộc cơ khí

2 xưởng sản xuất vật liệu xây dựng

2 tổ trắc đạc thi công

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:

- Chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi mặt hoạt động của Công ty

- Quản lý chung mọi hoạt động của công ty ở tầm vĩ mô

Giúp Giám đốc Công ty điều hành Công ty theo phân cấp và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền những việc vượt quá thẩm quyền cần xin ý kiến Giám đốc trước khi quyết định.

Phòng kế hoạch kinh doanh

Chức năng: Tham mưu, xây dựng và đề xuất Giám đốc Công ty phê duyệt toàn bộ công tác kế hoạch kinh doanh của Công ty Xây dựng, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn, kiến nghị biện pháp thực hiện đảm bảo theo đúng mục tiêu, định hướng kinh doanh đã xây dựng

Nhiệm vụ: Trực tiếp làm công tác kế hoạch và điều độ sản xuất Công tác thị trường, công tác đấu thầu và ký kết hợp đồng Công tác quản lý, giám sát và thực hiện hợp đồng Hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn Công tác kinh doanh và quản lý mạng lưới của Công ty.

Phòng quản lý xây lắp

Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Công ty xây dựng, tổ chức và triển khai chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng các công trình, công tác quản lý máy móc, thiết bị và công tác bảo hộ lao động.Tham mưu cho Giám đốc Công ty xây dựng và chỉ đạo công tác Khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ thi công cải tiến sản phẩm để áp dụng vào thi công các công trình xây dựng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành công trình. Xây dựng quy định, hướng dẫn thực hiện và chủ trì đấu thầu thi công các công trình xây lắp trong toàn Công ty theo phân cấp Công tác quản lý kỹ

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

CĐB thuật và quản lý chất lượng Công tác Khoa học công nghệ Công tác quản lý thiết bị máy móc thi công Công tác an toàn lao động Công tác phòng cháy, chữa cháy và phòng chống thiên tại.

Chức năng: phòng dự án chịu trách nhiệm tổ chức Theo dõi, quản lý và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện của các dự án đầu tư xây dựng, từ khi chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc dự án theo đúng quy định của nhà nước về quản lý dự án đầu tư và xây dựng.

Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động để tổ chức thực hiện các dự án kinh doanh phát triển khu đô thị mới, phát triển nhà, dịch vụ đất đai, giải phòng mặt bằng Giám sát và quản lý toàn bộ chất lượng các dự án theo quy định hiện hành Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, đầy đủ với Công ty về toàn bộ quá trình thực hiện dự án Trực tiếp triển khai thực hiện dự án đầu tư lớn.

Phòng Tài chính kế toán:

Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức, triển khai thực hiện công tác tài chính kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo quy định của nhà nước và pháp luật Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác hạch toán kinh doanh trong toàn Công ty phục vụ sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả. Tham mưu sửa dụng và kinh doanh từ nguồn vốn tự có và các nguồn vốn khác có hiệu quả.

Nhiệm vụ: Xây dựng các quy định, quy chế về công tác tác quản lý tài chính kế toán, giải quyết và thu hồi công nợ, công tác kiểm tra, kiểm soát.Công tác tài chính Công tác hạch toán kế toán Công tác thu hồi công nợ.Nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát Hướng dẫn, tổ chức, đào tạo.

Phòng tổ chức – Tiền lương:

Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về mặt công tác xây dung, tổ chức bộ máy điều hành sản xuất của Công ty và đoen vụ trực thuộc Quản lý, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết các chế độ chính Tổ chức kiện toàn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo các quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ: Công tác tổ chức sản xuất và tổ chức các bộ Công tác, đào tạo tuyển dụng Công tác lao động tiền lương Công tác thi đua khen thưởng kỹ luật Công tác thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, công tác quân sự. Cồn tác thường trực đảng uỷ.

Phòng tổ chức hành chính:

Quản lý cơ sở vật chất và duy trì sự hoạt động có hiệu quả toàn bộ tài sản, thiết bị, xe máy thuộc cơ quan văn phòng Công ty Quản lý công tác văn thư lưu trữ, hồ sơ, văn bản Thực hiện chức năng bảo vệ thường trực và trật tự an toàn mội bộ cơ quan Thực hiện chức năng phục vụ, hành chính, quản trị, lễ tân.

1.3.Xu hướng phát triển của Công ty trong các năm tới. Định hướng của Công ty trong những năm tới:

- Tăng thêm vốn điều lệ và mở rộng địa bàn hoạt động ra phạm vi trong, ngoài nước.

- Đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực xây dung các công trình thương mại, dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi.

- Kinh doanh bất động sản, khách sạn, thương mại, du lịch và các ngành hàng vật tư, vật liệu xây dung, trang thiết bị nội ngoại thất

- Sản xuất, chế biến các hàng lâm sản, đồ mộc và vật liệu xây lắp.

- Lắp đặt đường dây và trạm biến áp tới 35KVA

- Xuất nhập khẩu các ngành hàng được phép theo giấy phép kinh doanh.

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

Hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng

P.Kế hoạch, P.Kỹ thuật Ban chỉ huy công trình

Lập kế hoạch thi công công trình Đội cung ứng vật tư Nguyên vật liệu, Máy móc thiết bị

- Xây dựng công ty trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực đầu tư và pháp triển nhà của Hà Nội.

Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty

Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh xây dựng mà công ty đang thực hiện gồm cả đấu thầu và chỉ định thầu.

Quy trình công nghệ của công ty được khái quát qua (sơ đồ 2)như sau:

Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp.

Như vậy, một công trình từ khi được đặt hàng đến khi hoàn thành và nghiệm thu được quản lý, giám sát hết sức chặt chẽ, đảm bảo cho chất lượng công trình thực hiện được đúng theo yêu cầu của bên chủ đầu tư, làm tăng uy tín của công ty. Đội xây lắp Thi công công trình

Nghiệm thu, bàn giao công trình

Đặc điểm về công tác kế toán tại Công ty

Bộ máy kế toán là tập hợp đồng bộ các lao động kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán với đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra tất cả các mặt hoạt động kinh tế của công ty.

Mỗi nhân viên kế toán trong một bộ máy có mối quan hệ chặt chẽ hai chiều, phối kết hợp xuất phát từ sự phân công lao động kế toán trong bộ máy kế toán Mỗi cán bộ kế toán đều được quy định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, để từ đó tạo thành mối quan hệ có tính vị trí, phụ thuộc và kiểm tra.

Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung: Công việc kế toán ở các xí nghiệp là phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, định khoản kế toán. Việc ghi chép ban đầu, thu thập, tổng hợp, kiểm tra xử lý sơ bộ chứng từ, số liệu kế toán rồi gửi về phòng kế toán.

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung có ưu điểm đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất tập trung đối với công tác kế toán trong doanh nghiệp. Tuy nhiên có nhược điểm hạn chế việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì luân chuyển chứng từ chậm, thường áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay Phòng kế toán tại công ty hiện gồm 05 người được tổ chức theo phương thức trực tuyến Đây là phương thức phù hợp với cách thức kinh doanh của Công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phải trực tiếp chỉ đạo, quản lý giám sát tới từng đội về phương thức hạch toán để theo dõi một cách chính xác tình hình tài chính của Công ty Đây là phương pháp thức hợp nhất Với trung tâm hạch toán là phòng kế toán, cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán các đội và xí nghiệp báo cáo kế toán Như vậy, mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội 22 là mô hình tập trung Có thể khái quát mô hình đó qua (sơ đồ 3) như sau.

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

Kế toán vốn bằng tiền và tập hợp chi phí

Kế toán vật tư và tài sản cố định

Kế toán tiền lương và công nợ toán

Kế toán đội và xí nghiệp xây lắp

Chức năng của tổng bộ phận:

Kế toán trưởng phòng: Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về những sự chính xác, trung thực và kịp thời của các thông tin, số liệu từ phòng tài vụ kế toán cung cấp lên Theo dõi tổng hợp chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong công ty Kế toán giúp Giám đốc chấp hành các chế độ về quản lý và sử dụng tài sản, chấp hành kỷ luật về chế độ lao động, về sử dụng quỹ tiền lương, quỹ phúc lợi cũng như việc chấp hành các kỷ luật tài chính, tín dụng, thanh toán Ngoài ra.

Kế toán trưởng còn giúp Giám đốc tập hợp các số liệu về kinh tế, tổ chức phân tích các hoạt động kinh doanh, phát hiện ra các khả năng tiềm năng, thúc đẩy việc thực hiện các chế độ hạch toán trong công tác bảo đảm cho hoạt động của Công ty thu được hiệu quả cao.

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ giữ tiền mặt, ngoại tệ của doanh nghiệp của

Công ty, căn cứ vào các phiếu thu, chi kèm theo các chứng từ gốc có chữ ký đầy đủ để nhập hoạc xuất tiền và vào sổ quỹ một cách kịp thời.

Kế toán sử dụng và theo dõi các tài khoản sau: TK111

Kế toán vốn bằng tiền và tập hợp chi phí sản xuất: Theo dõi các nguồn vốn bằng tiền của Công ty đối với ngân hàng cũng như đối với các đối tác quan hệ và tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất và tình giá thành cho từng công trình xây lắp Kế toán sử dụng và theo dõi các tài khoản như: TK411, TK412, TK414, TK415, TK 416, TK421, TK431, TK6,21, TK622, TK627, TK642,

Kế toán vật tư và tài sản cố định: Khi có biến động tăng, giảm tài snả cố định, kế toán căn cứ vào chứng từ , hoá đơn hợp lý để phản ánhkịp thời, chính xác, đầy đủ đồng thời ghi sổ các tài khoản liên quan Căn cứ vào tỷ lệ khấu hao quy định chi từng loại tài sản, kế toán tính khấu hao phân bổ vào chi phí, lập bảng kê và báo cáo định kỳ, kiểm kê định kỳ và xử lý kết quả kiểm kê Kế toán sử dụng và theo dõi các tài khoản như: TK152, TK153, TK154, TK211, TK214, TK241.

Kế toán thanh toán: Thanh toán mọi khoản chi phí của khối văn phòng, thanh toán lương, bảo hiểm khi phòng tổ chức lao động tiền lương cắt séc mua hàng, nhập séc Kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình biến động của vốn bằng tiền, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ, ghi sổ các tài khoản liên quan, lập bảng kê chi tiết để báo cáo đồng thời có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp tình hình phát sinh của các phần hành kế toán và lập báo cáo định kỳ Thực hiện hạch toán kế toán tất cả các khoản thanh toán trong nội bộ Công ty và thanh toán với người cung cấp bằng tiền mặt Kế toán sử dụng và theo dõi các tài khoản sau: TK112, TK112, TK113,….

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

Kế toán tổng hợp: Thực hiện tập hợp tất cả các số liệu phát sinh trong tháng, quý, tiến hành xác đụnh kết quả và lập các bảng, biểu kế toán Kế toán sử dụng và theo dõi tất cả các tài khoản trong bảng như : TK112, TK113, TK136, TK238, TK142,

Kế toán tiền lương, công nợ: Phụ trách tiền lương, tiền thươngt,

BHXH, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản thu nhập khác, chi tiết các khoản công nợ, phỉ thu, phải trả, tạm ứng Kế toán sử dụng và theo dõi các tài khoản sau: TK111, TK141, TK136, TK138, TK331,…

Kế toán thuế: Theo dõi các loại thuế trong tháng, thực hiện báo cáo thuế và nộp thuế cho ngân sáh nhà nước Kế toán sử dụng và theo dõi các tài khoản sau: TK133, TK333, TK338

Kế toán các đội và xí nghiệp xây lắp: Làm nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động kinh tế phát sinh ở các đội xây dựng, các đội trực tuộc tiến hành hạch toán theo hình thức báo sổ.

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI 22

Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và phân loại chi phí

-Đặc điểm chi phí sản xuất:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội 22 là đơn vị xây lắp nên chi phí sản xuất là toàn bộ cho phí về lao động sống và lao động vật chất hoá phát sinh trong quá trình sản xuất đều cấu thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp.

Chi phí sản xuất của công trình xây lắp thường có giá trị lớn, đòi hỏi kế toán phải theo dõi, ghi chép số liệu một cách đầy đủ, chính xác, đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp được đúng, đủ không thiếu sót.

Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài, đòi hỏi Công ty phảI lập dự toán theo từng hạng mục chi phí Để có thể so sánh, kiểm tra chi phí sản xuát sản phẩm xây lắp thực tế phát sinh vối dự toán, chi phí sản xuất xây lắp được phân loại theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Trong đó:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc.

- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương như: kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp.

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán

+ Tiền lương chính, phụ, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.

+ Chi phí sử dụng máy thi công

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài, văn phòng phẩm.

+ Chi phí bằng tiền khác …v…v

2.2 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.

Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội 22, xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng là quá trình thi công dài, phức tạp, đặc điểm của sản phẩm xây lắp là đơn chiếc, cố định và cũng để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và công tác kế toán, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là công trình, nhóm hạng mục công trình hay các giai đoạn công việc của hạng mục công trình.

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty là tập hợp trực tiếp cho từng công trình xây dựng theo từng quý Cuối mỗi quý, dựa trên các chứng từ gốc và bảng phân bổ, kế toán ghi vào các bảng kê và nhật ký chung có liên quan, đồng thời tổng hợp số liệu vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất của quý để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành trong quý.

Trình tự hạch toán tập hợp chi phí sản xuất

2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

A Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. ở Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm 65% đến 70% giá thành sản phẩm xây lắp, vì vậy, việc quản lý chặt chẽ, tiế kiệm vật liệu là một yêu cầu hết sức cần

1 6 thiết trong công tác quản lý nhằm hạ giá thành của sản phẩm Mặt khác nếu xác định đúng lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thì sẽ góp phần đảm bảo tính chính xác trong giá thành của một loại vật liệu xây dựng.

Nguyên vật liệu trực tiếp thường được sử dụng bao gồm các loại sau: Vật liệu chính là các loại vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt, thép, gạch, v…v

Vật liệu phụ gồm các loại đà giáo , ván khuôn…v…

Toàn bộ số công cụ như: dao xây bay chát…v…v do thời gian thi công một công trình hay hạng mục công trình đến khi hoàn thành đến một thời điểm dùng kỹ thuật rất dài, nên Công ty thực hiện phân bổ công cụ dụng cụ một lần ngay từ đầu (100%) và được hạch toán như một loại vật liệu xây dựng.

Công ty sử dụng phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO) để xác định giá nguyên vật liệu xuất kho và giá trị xuất được tính theo giá mua vật liệu thực tế Công ty sử dụng phương pháp này cũng do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty: việc xuất vật tư thực hiện theo yêu cầu và kế hoạch thi công của công trình.

Phương pháp hạch toán đối với hàng tồn kho: là phương pháp kiểm kê định kỳ Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này chỉ thực hiện theo ý nghĩa về mặt thời gian: định kỳ cuối quý, kế toán kiểm toán kiểm kê hàng tồn kho của công ty, còn về phương pháp hạch toán vẫn áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. b.Thủ tục, chứng từ:

Phần lớn việc cung ứng vật tư cho các Xí nghiệp xây dựng được Công ty giao khoán cho các Xí nghiệp thi công tại công trình Các đội này căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình để lập kế hoạch cung ứng vật tư Trường hợp vật liệu cần được cung

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

CĐB ứng có ở kho của Công ty thì sẽ được xuất kho và vận chuyển đến tận công trình Trường hợp các đội cung ứng không có vật tư cung cấp thì các đội xây dựng dùng khoản tiền công ty tạm ứng tự tìm nguồn vật tư ở ngoài.

Trường hợp vật liệu xuất từ kho của công ty: Đội cung ứng vật tư khi có lệnh cung ứng vật tư sẽ lập một biên nhận giao hàng Khi vật liệu về đến công trình, thủ kho công trình cùng người giao vật liệu tiến hành kiểm tra, cân, đo, đong, đếm số lượng vật liệu nhập kho, kế toán đội lập Phiếu nhập kho và xác nhận vào biên bản giao hàng của đội cung ứng vật tư Biên nhận sẽ được chuyển về phòng Tài vụ kế toán Kế toán vật tư lập ‘Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ’ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được lập thành 3 liên, một liên do người lĩnh vật tư giữ, một liên do thủ kho ở đội cung ứng giữ và một liên lưu tại phòng tài vụ kế toán.

Trường hợp các đội xây lắp tự thu mua vật tư: Đội thi công có nhu cầu về vật tư mà cung ứng không đáp ứng được thì tự thu mua vật tư ở bên ngoài bằng tiền công ty tạm ứng. Sau khi mua, kế toán đội lập Phiếu nhập kho làm 2 liên, một liên giữ lại để ghi sổ, liên còn lại chuyển về phòng Tài vụ kế toán cùng với Hoá đơn giá trị gia tăng để hạch toán Kế toán vật tư sẽ tiến hành ghi sổ và lưu chứng từ Nếu đội thi công không mua bằng tiền công ty tạm ứng thì kế toán thanh toán sẽ ghi Phiếu chi chi tiền mặt cho đội.

Biểu 1 Đơn vị: Đội vật tư số 5 Địa chỉ:………

Ban hành theo quyết định số:1141-TC/QĐ/CĐKT

Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính

PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ

- Căn cứ lệnh điều động số 20 ngày 14 tháng 08 năm 2008 của Đội vật tư số 5 về việc công trình: Huyện uỷ Chợ mới Tỉnh Bắc Kạn

- Họ tên người vận chuyển: Nguyễn Văn Hải.Hợp đồng số:

- Phương tiện vận chuyển: Xe IFA.

- Xuất tại kho: Đội vật tư số 5

- Nhập tại kho: Đội 302 – Công trình: Huyện uỷ Chợ mới Tỉnh Bắc Kạn

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành Thực tiền xuất

Xuất ngày 15 tháng 08 năm 2008 Người lập

Thủ kho xuất (Ký, họ tên)

Người vận chuyển (Ký, họ tên)

Thủ kho nhập (Ký, họ tên)

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

Biểu 2: Đơn vị: Cty CP ĐT & PT nhà HN 22 Địa chỉ:

Ban hành theo QĐ số 1141 – TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính

Họ, tên người nhận tiền: Địa chỉ:

Lý do chi: Mua xi măng – Công trình: Huyện uỷ Chợ mới Tỉnh Bắc Kạn

Số tiền: 860.000 (viết bằng chữ) Tám trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn,

Kèm theo: 01 chứng từ gốc: Hoá đơn GTGT

(Kỹ, họ tên, đóng dấu)

Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

Người lập phiếu (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền: Tám trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn.

Thủ quỹ (Ký, họ tên)

Người nhận tiền (Ký, họ tên) Cuối mỗi quý, kế toán căn cứ vào phiếu xuất ghi vào ‘Bảng kê phân bổ vật liệu’ và ‘Bảng tổng hợp phân bổ vật liệu’

BẢNG KÊ PHÂN BỔ VẬT LIỆU

- Tên công trình: Huyện uỷ Chợ mới Tỉnh Bắc Kạn

Ngày tháng Số chứng từ Diễn giải Số tiền

Vì kèo sắt thép góc 75*75

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

Biểu 4: Đơn vị: Công ty CP ĐT & PT nhà Hà Nội 22

BẢNG PHÂN BỔ SỐ 2 BẢNG TỔNG HỢP PHÂN BỔ VẬT LIỆU

Tên Xí nghiệp Tên công trình Ghi

Trung tâm y học dự phòng Trường Y Kan

Trường chuyên Yên Bái Trạm ămg Km9

H/uỷ Chợ mới T.Bắc Kạn Bán vật liệu

C,Tổ chức hạch toán chi tiết:

Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội 22, việc hạch toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu thực hiện trên sổ chi tiết TK621 và “Bảng kê chi tiết chi phí – giá thành sản phẩm xây lắp”.

Sổ TK 621được mở riêng cho từng công trình, hạng mục công trình để theo dõi và tập hợp tất cả các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong quý, chi phí sản xuất dở dang cuối quý Như vậy, sổ này có tính chất theo dõi tổng hợp các vấn đề cần quan tâm của một công trình trong một năm.(Biểu 20)

Bảng kê chi tiết chi phí – giá thành sản phẩm xây lắp dùng để theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh của từng khoản mục chi phí và giá thành, doanh thu của công trình trong quý Mỗi công trình xây lắp được theo dõi riêng trên một dòng của bảng kê chi tiết (Biểu 21). d Hạch toán tổng hợp trên sổ kế toán:

Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp…v v.Tài khoản này được mở theo dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình như:

- TK 621 – Huyện uỷ Chợ mới Bắc Kạn

- TK 621 – Trung tâm y học dự phòng

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

là cơ sở của doanh nghiệp tìm ra các biện pháp hạ thấp giá thành sản phẩm một cách hợp lý, tăng lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1 Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:

Trước hết, về phương pháp hạch toán hàng tồn kho, công ty sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ Phương pháp này cũng phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty: Công ty khoán cho các đội thi công tự thu mua nguyên vật liệu nên vật liệu thường được nhập thẳng vào trong công trường để thi công mà không qua kho của Công ty Thực tế, công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho chỉ về mặt thời gian, tức là theo định kỳ mỗi quý kiểm kê hàng tồn kho, còn hạch toán lại theo phương pháp kê khai thường xuyên Điều này là tráI với chế độ kế toán hiện hành Công ty cần thay đổi lại phương pháp hạch toán cho phù hợp Theo em công ty nên áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn kho vì việc

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

CĐB kiểm kê hàng hoá thường xuyên của công ty không phảI là khó Mặt khác, công ty phảI áp đồng bộ phương pháp hạch toán nguyên vật liệu và phương pháp hạch toán chi phí mà công ty đang áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Để xây dựng một công trình cần có các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và các công cụ, dụng cụ ở Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22, việc theo dõi kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chỉ trên tài khoản 152 theo em là không hợp lý:

Thứ nhất, cần theo dõi riêng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trên hai tài khoản riêng biệt:

- TK 152 – Nguyên, vật liệu: Theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty.

- TK 153 – Công cụ dụng cụ: Theo dõi tình hình sử dụng công cụ dụng cụ của công ty. ở công ty, công cụ dụng cụ được phân bổ 100% ngày từ đầu cho từng công trình xây dựng Nhưng theo em, có rất nhiều công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dài, giá trị sử dụng có thể chưa hết sa khi kết thúc một công trình Những công cụ dụng cụ này kế toán nên tiến hành phân bổ cho các công trình xây dựng, từ đó có thể giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Thứ hai, kế toán nên mở thêm hai tài khoản cấp hai của TK 152 để theo dõi tình hình sử dụng vật liệu chính và vật liệu phụ:

- TK 1521: nguyên vật liệu chính

- TK 1522: nguyên vật liệu phụ

Trên cơ sở các chứng từ, sổ chi tiết theo dõi vật liệu cuối quý, kế toán sẽ tập hợp số liệu trên bảng tổng hợp phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ theo mẫu sau:

Biểu 27: Đơn vị: Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22

BẢNG TỔNG HỢP PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU

Trong trường hợp công ty xuất công cụ dụng cụ là loại phân bổ nhiều lần thì kế toán ghi:

Nợ TK 142, 242 – Chi phí trả trướng: Giá trị công cụ dụng cụ chờ phân bổ.

Có TK 153 – Công cụ dụng cụ: Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng.

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

Sau đó phản ánh mức phân bổ giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh ở các kỳ hạch toán có sử dụng công cụ dụng cụ:

Có TK 142, 242: Giá trị công cụ dụng cụ được phân bổ. Để việc tập hợp chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp cũng như chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung được dễ dàng và chính xác, kế toán nên lập sổ chi tiết phí sản xuất kinh doanh theo dõi riêng cho từng tài khoản 621, 622, 627, 154,…

XNXL sô trình: Huyện uỷ Chợ mới Tỉnh Bắc Kạn

Số hiệu Ngày tháng Nợ Có

2 Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

 Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22, nội dùng chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả các khoản trích theo lương, theo em là không hợp lý.

Là một doanh nghiệp xây lắp, tính chất sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phảI thực hiện lập giá dự toán trước khi thi công công trình Giá dự toán này không bao gồm chi phí về các khoản trích theo lương vì rất khó có thể tính được Mặt khác, quá trình sản xuất xây lắp phảI so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo cho chi phí sản xuất thực tế Do vậy không nên hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất để trong quá trình thi công dễ so sánh giữa thực tế thi công và dự toán.

Như vậy, khi phát sinh các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán nên hạch toán vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung, cụ thể là vào tài khoản 6271 Điều này cũng phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

Ngoài ra, Công ty tính các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất chung bằng 1.5% giá trị dự toán công trình bàn giao vào thời điểm cuối quý là sai so với chế độ Công ty cần xem xét lại và thực hiện đúng theo chế độ do Nhà nước quy định như sau:

- 15% nộp quỹ bảo hiểm xã hội.

- 2% nộp quỹ bảo hiểm y tế.

- 2% nộp kinh phí công đoàn.

VD: Tiền lương công nhân sản xuất thuộc đội 208 – Thi công công trình Huyện uỷ chợ mới – Tỉnh Bắc Kạn Quý III/2008 là: 36.846.000.

Các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất là:

- Tiền bảo hiểm xã hội: 36.846.000 x 15 % = 552.690

- Tiền kinh phí công đoàn: 36.846.000 x 2 % = 73.692

Trong khi đó, nếu tính các khoản trích theo lương theo cách tính của công ty thì các khoản trích theo lương được tính vào chi phí là: 4.301.343.

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

Như vậy, theo cách tính của công ty, giá thành công trình Huyện uỷ chợ mới Tỉnh Bắc Kạn không chính xác, chênh lệch theo cách tính đúng là:

4.301.313 – 700.074 = 3.601.269 Phần chênh lệch này là tương đối lớn, làm ảnh hưởng tới công tác quản trị của công ty Công ty cần điều chỉnh lại cho đúng để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được chính xác.

Tại Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22, kế toán không tiến hành trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép Đây là điều bất hợp lý trong vấn đề hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của công ty nếu trong một tháng nào đó, số công nhân nghỉ phép tăng lên đột biến, phần lương này do không được trích trước nên đưa thẳng vào chi phí nhân công trực tiếp tháng đó làm cho giá thành của tháng đó tăng lên do đó không phản ánh chính xác chi phí thực tế phát sinh Vì vậy Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất Cách tính tiền lương nghỉ phép năm của công nhân trực tiếp sản xuất như sau:

Mức trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất

Tiền lương chính phảI trả cho công nhân trực tiếp trong kỳ x Tỷ lệ trích trước

Tỷ lệ trích trước = Tổng lương nghỉ phép KH năm của công nhân trực tiếp x 100 Tổng tiền lương chính KH năm của công nhân trực tiếp Để thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội 22 cần phảI tiến hành lập kế hoạch về tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất bao gồm: tiền lương chính kế hoạch và tiền lương nghỉ phép kế hoạch Căn cứ vào đó, công ty mới có thể tính ra tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp.

Giả sử tiền lương chính kế hoạch của công nhân trực tiếp năm 2008 là tiền lương thực tế trả cho công nhân trực tiếp năm 2005 là: 3.916.722.960.

Tiền lương nghỉ phép kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất là tiền lương nghỉ phép thực tế của công nhân trực tiếp năm 2007 là: 984.000.000.

Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất năm 2008 = 984.000.000 x 100%%

Mức trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp theo kế hoạch quý III/2008 = 1.532.192.649 x 25%= 384.084.162

Kế toán mở tài khoản 335 – Chi phí trả trước để tiến hành trích trước tiền lương theo định khoản sau:

Có TK 335 Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép, kế toán ghi:

Có TK 334 Trong trường hợp chi phí này lớn hơn so với kế hoạch, kế toán tiến hành điều chỉnh tăng số chênh lệch:

Có TK 335 Khi trích thừa, kế toán ghi:

SV: Hoàng Thị Thủy Lớp: Kế toán K39 –

3 Về chi phí sử dụng máy thi công:

Công ty hạch toán sử dụng máy thi công vào tài khoản 627 theo em là không phù hợp, nên tách khoản mục chi phí này ra hạch toán vào một tài khoản riêng biệt là TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công.

Ngày đăng: 07/08/2023, 08:49

w