1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giai đoạn thiết kế nha

7 272 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 25,11 KB

Nội dung

Giai đoạn thiết kế: 1/ Chọn nhà thiết kế: a/ Nếu bạn không muốn thuê nhà thiết kế: - Nếu muốn tiết kiệm chi phí thiết kế có thể lấy mẫu thiết kế miễn phí rồi chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu. Cũng có thể làm nhà theo mẫu thiết kế có sẵn từ một ngôi nhà ưng ý để tiết kiệm khoản chi phí cho mẫu thiết kế. - Tuy nhiên bạn cần phải suy tính thật cẩn thận trước khi lựa chọn phương pháp này. Nhiều trường hợp sau khi đã suy tính mẫu nhà ưng ý nhưng trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh. Chẳng hạn như trong quá trình khởi công bạn lại muốn thay đổi đôi chút cho phù hợp với sở thích của mình. Nếu thay đổi đó thuộc về chi tiết, như kích thước cửa, số bậc thang, hay chiều cao tầng còn dễ xoay sở. Bạn nói với nhà thầu để sửa chữa lại. Nhưng rồi lại có ai đó góp ý với bạn về cách bố trí phòng, bạn ngẫm nghĩ một tý rồi cũng thấy hợp lý. Bạn trao đổi với nhà thầu, ông ta miễn cưỡng “tính toán lại” để chiều bạn trong khi nhiều hạng mục đã thi công xong. Lần sau nữa, bạn chợt nghĩ rằng, kích thước mảnh đất của bạn chỉ tương tự, mà rập khuôn nhà của người ta vào đó thì trông không được, bạn lại xoay chuyển thêm một chút. Lúc này, dường như bạn và nhà thầu “khó” nói chuyện với nhau. Quá trình làm việc cứ thay đổi đi thay đổi lại, làm cho chi phí và thời gian phát sinh thêm thậm chí là còn cao hơn cả chi phí cho nhà thiết kế lúc đầu. b/ Lựa chọn nhà thiết kế: - Nên tham khảo lựa chọn giữa các nhà thiết kế. Tốt nhất nên chọn nhà thiết kế am hiểu về phong thủy để tiết kiệm thêm chi phí mời thầy phong thủy. Hoặc nếu không thì hãy trao đổi kĩ vấn đề phong thủy với nhà thiết kế, tránh trường hợp trong lúc thi công lại đưa thầy phong thủy về, rồi lại thay chỗ đặt nội thất, đục ống nước, ổ điện… dẫn đến chi phí phát sinh. - Nếu chủ nhà thay đổi bản vẽ theo ý thích, hay thay đổi 1 chi tiết nào đó trên bản vẽ thiết kế thì chi phí cho những lần chỉnh sửa cũng sẽ tăng lên. Do đó chủ nhà cần phải biết mình thích gì và nói rõ ràng ý thích của mình cho nhà thiết kế, tránh sửa tới, sửa lui nhiều lần. 2/ Các lưu ý đối với việc thiết kế nhà: 1. Cần thiết kế thế nào để có thể mở rộng diện tích hoặc xây thêm tầng khi có điều kiện hoặc khi phát sinh thêm nhu cầu. Và tính toán sao cho sau này khi xây dựng thêm thi ít ảnh hưởng tới phần đã thực hiện nhất. 2. Việc làm móng hết sức quan trọng, cần đầu tư phần móng để khi có nhu cầu xây thêm tầng không phải tốn tiền sửa lại. Tiền làm móng thường chiếm 3/10 tổng tiền làm nhà. 3. Kiểu cách trang trí nên đơn giản. Công thợ trang trí hoa văn đắt hơn công xây thường rất nhiều nên nếu đơn giản được sẽ tiết kiệm được tiền công. Một ngôi nhà đẹp hay không cái chính là nhờ vào sự cân đối và hài hòa trong việc kết hợp chứ không nằm ở việc trang trí nhiều hoa văn. 4. Ánh sáng có thể làm cho căn phòng của bạn trông rộng hơn, mặt khác có thể giúp bạn tiết kiệm điên cho chiếu sáng. Hãy tận dụng tối đa ánh sáng trời cho các phòng ngủ, bếp. Cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh có thể kém sáng, kém thoáng hơn một chút nếu không có điều kiện đất đai (ví dụ giáp nhà hàng xóm). 5. Các phòng ngủ nên gắn quạt hút gió ra đặt ở trên cao. Nơi đầu giường có thể tạo một khe hở cao mười phân, dài bằng bề ngang của giường, có bọc lưới chống côn trùng xâm nhập. Tối đến, đóng kín cửa rồi bật quạt hút, gió sẽ ùa vào theo khe hở, giúp bạn cảm thấy mát mẻ, khỏe người vì được hít thở khí tự nhiên. Thiết kế thế này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí so với việc gắn máy lạnh. 6. Để vừa tiết kiệm VLXD vừa đảm bảo thông thoáng, chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng 3,3 - 4,5m 7. Kích thước phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp nên trong khoảng 12 -15 m2 (hay rộng 3,3m x 3,6 – 4,5 m dài, chiều hẹp nhất của phòng tối thiểu nên để 3,3 m cho dễ đồ) 8. Cửa sổ và cửa đi nên có kích thước hợp lý, to quá thì tốn tiền (giá tiền làm cửa gỗ chiếm đến 3/10 toàn bộ tiền xây nhà), khó đồ đạc, nhà dễ bị mưa hắt, nắng rọi… cân nhắc: o Cửa sổ nên làm 2 cánh rộng tổng cộng 90cm – 1,2m, cao khoảng 1,2-1,5m; o Cửa ra vào chính chỉ nên làm 2 cánh rộng 1,2-1,5m, cửa vào các phòng chỉ cần rộng 70cm- 90cm; o Vật liệu làm cửa nên chọn các loại bằng gỗ công nghiệp, nhôm – kính hoặc nhựa để giảm chi phí, lại không tốn gỗ, giảm phá rừng. o Nếu có điều kiện mua các loại cửa công nghiệp làm sẵn thì nên cân nhắc vì giá sẽ hạ hơn, mẫu mã chủng loại vật liệu cũng phong phú để lựa chọn. 9. Gạch xây tăng cường sử dụng gạch không nung (để giúp bảo vệ môi trường) như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong… 10. Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng, lối đi lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua, nền nhà có thể cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài). Bậc thang có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và mầu sắc có thể theo ý thích. 11. Bể phốt xây cùng với hầm bio-gas (nhất là hộ có chăn nuôi, chế biến thức ăn) để tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt cho bếp. 12. Bể nước nên có 2 loại, bể chứa nước mưa xây dưới thấp và bể cấp nước trên mái nhà, có thể cân nhắc các loại bể inox cho tiện lợi trong xây lắp và bảo dưỡng. Nên hạn chế sử dụng nước giếng khoan để bảo vệ mực nước ngầm, tránh sụt lún về sau này. Nước nóng cung cấp cho bếp và khu vệ sinh có thể cân nhắc sử dụng loại đốt bằng gas (nếu có làm hầm bio-gas) hoặc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để được nhận hỗ trợ từ các chương trình tiết kiệm năng lượng. 13. Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lợp mới. Cần làm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này. 14. Đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng sử dụng loại tiết kiệm điện năng. 15. Đồ nội thất là một khoản chi rất khó kiểm soát do giá cả và sở thích của người dùng rất phong phú. Cần nhớ là đồ nội thất có thể mua sắm dần dần sau khi đã làm xong nhà để tránh số tiền đầu tư ban đầu quá lớn. Do mua sắm dần nên phải có kế hoạch để mua đồ cho hài hòa, đồng bộ. Nên mua các loại đồ nội thất bằng vật liệu nhân tạo hoặc sản phẩm công nghiệp để giảm việc sử dụng gỗ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường. Có thể thương lượng kí hợp đồng với nhà cung cấp đồ nội thất một thời gian trước khi lấy hàng nhằm hạn chế giá cả tăng lên. 16. Một nguyên tắc cơ bản trong chọn lựa vật liệu, cấu kiện trong nhà là phải hài hòa, đồng bộ với nhau. Hài hòa nghĩa là mọi bộ phận có cùng phẩm cấp, ví dụ như nhà chất lượng trung bình nhưng cửa và gạch lát sử dụng vật liệu quá đắt tiền hoặc dồn phần lớn tiền vào việc trang trí bên ngoài nhà mà để bên trong sơ sài, bất tiện thì không gọi là hài hòa. Còn đồng bộ nghĩa là các bộ phận làm việc hỗ trợ được cho nhau, ví dụ như tường, mái cách nhiệt tốt thì hỗ trợ cho việc làm mát, giữ ấm, đỡ tốn điện. 17. Giai đoạn thi công: 18. Sau khi đã có bản thiết kế, thi công ngôi nhà là một bước vô cùng quan trọng, tiết kiệm được hay không phụ thuộc nhiều nhất vào bước này. 19. 1/ Chọn nhà thầu thi công: 20. - Nên tham khảo nhiều nhà thầu trước khi giao lòng tin và ngôi nhà của bạn. Một điều cần lưu ý là giá cả rẻ lúc đầu chưa chắc là tiết kiệm về sau. Bởi có thể chi phí sửa chữa cho ngôi nhà của bạn có thể cao hơn so với chi phí trả cho nhà thầu uy tín ban đầu. Để đánh giá nhà thầu bạn cần tổng hợp từ nhiều nguồn. 21. Một trong những nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong cách và quy mô gần giống yêu cầu của bạn. Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế (hiện trường công trình, đường vận chuyển vật liệu ). 22. - Bạn cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ thời gian chi tiết của từng hạng mục công việc. Tất cả nhà thầu đều phải lập bảng tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện. Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài trong 5 tháng. Nên thỏa thuận với nhà thầu về thời gian giao nhà tránh chi phí phát sinh do việc kéo dài thời gian thi công. 23. - Bạn cũng cần phải biết có bao nhiêu nhóm nhân công tham gia quá trình xây nhà để thương lượng và định giá với nhà thầu được dễ dàng hơn. 24. 2/ Chọn hình thức thi công: 25. * Có thể chia việc thi công ra hai hình thức: thuê chủ thầu xây dựng theo hình thức trọn gói (một gói tổng thể hoặc nhiều gói nhỏ như nề, điện, nước, cửa…) và chủ nhà tự làm tổng thầu, lo vật tư và tự thuê thợ trả khoán hoặc công nhật. Mỗi hình thức có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng. 26. a. Cách chủ nhà tự làm tổng thầu: lo vật tư và thuê nhân công đòi hỏi chủ nhà phải có thời gian bám công trình, có kiến thức nhất định về trình tự, yêu cầu xây dựng để công việc được trôi chảy. Ví dụ như chủ nhà phải biết khi nào làm việc gì, mua vật tư ra sao, nếu không, công việc sẽ chồng chéo lên nhau, cản trở lẫn nhau. Như việc mua vật tư, nếu mua các vật tư cần bảo quản tốt như vât liệu điện, nước (sen, vòi…) quá sớm mà không có điều kiện bảo quản tốt sẽ dễ bị hư hỏng, thậm chí mất mát. Hoặc trình tự thực hiện các hạng mục như chưa xong hết các phần việc trên mái, tường đã lát nền thì sẽ dẫn đến hư hại nền nhà. 27. Tóm lại cách này sẽ tạo ra sức ép rất lớn cho chủ nhà thiếu kinh nghiệm. Dân gian thường cho là cách này sẽ tiết kiệm được chi phí và nhà sẽ theo ý mình nhưng thực tế không hẳn như vậy. Với những lý do nêu ở trên, thi công theo cách này nhiều khi sẽ có giá thành xây dựng rất cao. 28. b. Cách thi công kiểu chìa khóa trao tay: giao khoán sản phẩm cho một chủ thầu xây dựng hoặc chia thành nhiều gói nhỏ giao cho từng chủ thầu nhỏ như nề, điện-nước, cửa, sắt… 29. * Nếu giao cho một chủ thầu, chủ nhà sẽ “nhàn” do không phải sắp xếp, tính toán. Tuy nhiên chất lượng sẽ khó kiểm soát. Để hạn chế việc khó kiểm soát chất lượng, cần làm rõ với chủ thầu về đơn giá (thường theo m2 xây dựng) gắn liền với quy cách, chất liệu và tiến độ. Ví dụ như cần làm rõ loại gạch xây, mác vữa, loại sơn, bả, chủng loại sắt thép. Một số thiết bị rời, có tiêu chuẩn như vệ sinh, bếp, vòi, chậu thậm chí gạch ốp lát chủ nhà có thể tự mua khá đơn giản ở các trung tâm vật liệu xây dựng theo khả năng tài chính và ý thích của mình. 30. * Nếu chia làm nhiều chủ thầu nhỏ thì chủ nhà phải điều tiết tiến độ thi công của các “cánh thợ” này cũng như giải quyết xung đột về quyền lợi của họ. Chuyện thường xảy ra là thợ xây và thợ điện nước hay tranh cãi về chi phí trát phần đục ra để chạy đường điện, đường nước. Chủ nhà nên phối hợp các cánh thợ để họ làm việc với nhau với tinh thần xây dựng, không cản trở nhau gây ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình. 31. 3/ Chọn vật liệu xây dựng: 32. - Dự kiến toàn bộ các chủng loại vật liệu sẽ sử dụng bằng việc yêu cầu nhà thiết kế cung cấp một bảng "Danh mục vật tư". Đi tham khảo giá của từng loại vật liệu mà mình dự định mua từ cái kệ kính hay hộp giấy trong WC cho đến giá cả, mã hiệu, chủng loại gạch ốp lát, vật tư thiết bị WC và mang về đưa cho người tính dự toán yêu cầu nạp các đơn giá mình đã tìm hiểu vào Dự toán. 33. - Nhiều trường hợp giá cả phát sinh do chủ nhà chưa bao giờ xem qua vật liệu, chỉ nhìn hình, xem giá rồi quyết định chọn. Nhưng khi đi vào thực tế lại phát hiện vật liệu này không tốt, vật liệu kia tốt hơn thế là nảy sinh việc thay đổi vật liệu. Đây là trường hợp gặp rất nhiều trong xây dựng cũng như là việc chọn mua đồ nội thất. Để khắc phục thì chủ nhà cần dự trù ngân sách phát sinh khoảng 20-50%. Đi xem vật liệu thật kỹ trước khi quyết định mua. Lên ngân sách cho việc mua vật liệu. 34. - Chọn vật liệu có khả năng chống bám bẩn (thiết bị vệ sinh), khả năng tự làm sạch (kinh, sơn) sẽ giúp giảm chi phí bảo dưỡng sau này. Cũng cần lưu ý đến các nhãn hàng sản xuất nội địa, bởi khá nhiều vật liệu hiện nay hàng nội không hề thua kém hàng ngoại về chất lượng mà giá cả lại dễ chịu hơn. Thậm chí một số vị trí sử dụng không nhất thiết phải dùng hàng ngoại đắt tiền vì có sự thay đổi sau vài năm về mẫu mã và tính năng mới (như bóng đèn tiết kiệm điện, rèm cửa, giấy dán tường, kính các loại và đồ gỗ ) 35. - Không nên chọn loại vật liệu rẻ tiền nhưng lại có hại cho sức khỏe. Tăng việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu sẵn có ở địa phương. 36. 4/ Một số vấn đề cần quan tâm: 37. - Khi thi công thật trung thành với những gì đã dự kiến, từ bản thiết kế đến chủng loại vật tư đã tham khảo. Giám sát thật chặt chẽ tránh việc thất thoát và lãng phí nguyên vật liệu 38. - Trước khi tiến hành xây dựng cần lên dự toán các phần việc cần thuê nhân công, mua vật tư. Việc này đòi hỏi phải tỉ mỉ, tốn thời gian nhưng lại rất có ích trong việc quản lý chi phí xây dựng. Các khoản chi phí được tiên liệu trước sẽ giúp cho việc xây nhà được suôn sẻ. 39. - Việc phân đoạn xây dựng giúp ích rất nhiều cho việc đảm bảo tài chính cho chủ nhà, tránh được việc vay mượn để xây nhà. Các câu hỏi cần được đặt ra mỗi khi cân nhắc các hạng mục xây dựng là: phần này có cần phải xây dựng ngay chưa? Nếu không có thì sẽ ảnh hưởng các phần khác thế nào? Nếu bây giờ chưa làm thì sau này có bổ sung được không? Ví dụ đường dây điện, ống nước nếu làm chìm trong tường thì phải làm trước, thiết bị như vòi nước, ổ cắm, công tắc, bóng đèn có thể lắp sau. Nếu đi đường điện và nước nổi thì dây điện và ống có thể đi sau cũng được. 40. - Hằng ngày nên tổng kết các khoản chi tiêu, tính trước các khoản chi tiêu cho vài ngày tiếp theo. Các thông tin này sẽ giúp cho việc khống chế tiền xây nhà không bị vượt kế hoạch ban đầu. 41. Chúc các bạn xây nhà tiết kiệm và hiệu quả! Nếu nhà để ở thì phải gọi là nhà khung bê tông cốt thép, bố trí phòng ốc thì bạn nên tự phác họa theo ý mình. Kết cấu thì ít bị ảnh hưởng bởi diện tích đất có sẵn của bạn, có thể lấy sơ bộ như sau: 1. Bố trí lưới cột 3 nhịp module 3.3m 2. Khung ngang 2 nhịp 4m 3. Kích thước cột 20 x 20cm, ngoài Bắc thì 21 x 21cm; thép chịu lực 4 phi 18; thép đai phi 8 @100/200 mm 4. Kích thước dầm khung ngang 20 x 35cm , thép gối 2 phi 16; thép nhịp 2 phi 16; thép đai phi 6 @100/200 mm 5. Kích thước dầm dọc nhà 20 x 35cm , thép gối 2 phi 16; thép nhịp 2 phi 14; thép đai phi 6 @100/200 mm 6. Quy mô: tầng 1 (trệt), tầng 2 (lầu 1): nhà 1 tấm. Tải trọng truyền xuống chân cột. 02 cột trung tâm 17.5t 06 cột biên 8t 04 cột góc 4t Chỉ dùng móng đơn, không dùng móng cọc 7. Đà kiềng móng 20x35, 4 phi 18 chạy suốt; đai phi 8@150> 8. Sàn tầng 2 dày 100mm, thép nhịp sàn phi 8@200; thép mũ sàn phi 8@150> Các thông số sơ bộ bảo đảm an toàn cho kết cấu nhà bạn và cũng là số liệu để căn cứ vào thực tế thi công khi nhà thầu cố tình thay đổi giảm vật liệu, tất nhiên số tiền tiết kiệm được đó vào túi nhà thầu, còn mức độ kém an toàn thì bạn gánh. Tiến hành xin phép xây nhà: Hồ sơ xin tách phép xây dựng. 1) Trường hợp nhà chưa xây dựng: Nộp 2 bộ hồ sơ gồm: - Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường (2 bản). - Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y). - Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y). - Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y). - Bản vẽ thiết kế xây dựng căn nhà của cá nhân người xin tách phép (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y). 2) Trường hợp nhà đã xây dựng hoàn tất. - Ðơn xin tách phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường. - Bản vẽ QH tổng mặt bằng được duyệt (2 bản sao không cần chứng thực sao y). - Giấy phép xây dựng chung (2 bản sao có chứng thực sao y). - Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà kèm theo giấy phép xây dựng chung (2 bản sao không cần chứng thực sao y). - Các giấy tờ chứng từ về quyền sử dụng lô đất (2 bản sao có chứng thực sao y). - Các giấy tờ xác định về quan hệ trách nhiệm giữa chủ đầu tư và cánhân người xin tách phép trog việc xây dựng căn nhà (2 bản sao că chứngthực sao y). - Bản vẽ hiện trạng hoàn công ( 2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y). Lưu ý: Trong đơn xin cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà, đơn xin xácnhận hoàn công, hợp thức hóa chủ nhà nhớ ghi rõ địa chỉ và số điệnthoại để liên hệ khi cần thiết. Các trường hợp trong khi làm giấy phép: Phần thủ tục xin phép xây dựng có thể được hướng dẫn chi tiết tại PhòngQuản Lý Đô Thị hoặc Ủy Ban Nhân Dân Phường gần nhất tại nơi bạn xâynhà. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể: - Hồ sơ xin phép xây dựng mới nhà ở trên nền đất trống - Ðơn xin phép xây dựng nhà ở theo mẫu, có xác nhận của UBND phường nơi tin xây dựng nhà (2 bản chính). - Quyết định giao đất của Sở Ðịa chính thành phố (2 bản sao có chứng thực sao y). - Giấy Giao đất của Sở Ðịa chính thành phố (2 bản sao có chứng thực sao y). - Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhânthiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y). - Hồ sơ xin phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà trên nền nhà cũ đã có giấy tờ xác nhận chủ quyền 1) Trường hợp xây dựng, sửa chữa, nhà kiên cố cấp 2, nhà cấp 3 cấutrúc móng, cột bê tông cốt thép (xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt théphiện hữu) thì hồ sơ gồm: - Ðơn xin phép xây dựng theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính). - Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã quaphòng Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèm giấy tờ chủ quyền của chủ cũ(2 bản sao có chứng thực sao y). - Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y). - Bản đồ hiện trạng, vũ trụ đất do cơ quan có tư cách pháp nhân thiết lập (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y). - Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhânthiết lập (2 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y). - Ảnh chụp khổ 9 x 12cm mặt chính công trình có không gian liên kế trước khi sửa chữa nhà (1 kiểu rửa 2 ảnh). * Trường hợp xây cơi tầng trên sàn bê tông cốt thép hiện hữu không cần có hồ sơ khảo sát móng. Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc măng, cột gạch. - Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính ). - Giấy chủ quyền nhà đã qua trước bạ (2 bản sao có chứng thực sao y);hoặc Hợp đồng Mua bán nhà đã qua Công chứng, trước bạ, đăng bộ, kèmgiấy tờ chủ quyền của chủ cũ (2 bản sao có chứng thực sao y). - Bản vẽ hiện trạng nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y). - Bản vẽ thiết kế sửa chữa nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhânthiết lập trường hợp nhà có làm thêm gác gỗ (2 bản chính). - Hồ sơ xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở diện nhà nhà nước quản lý 2) Trường hợp sửa chữa nhà cấp 3 với cấu trúc móng, cột gạch. - Ðơn xin phép sửa chữa theo mẫu có xác nhận của UBND phường nơi căn nhà tọa lạc (2 bản chính). - Hợp Ðồng thuê nhà (1 bản sao y có chứng thực sao y). - Giấy thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y). -Hồ sơ xin các nhận công trình hoàn công (thủ tục hoàn công). - Giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu (1 bản chính). - Giấy phép xây dựng nhà ở (1 bản sao y có chứng thực sao y), kèm theobản vẽ thiết kế xây dựng nhà (1 bản sao không cần chứng thực sao y). - Bản vẽ hiện trạng hoàn công (2 bản chính). - Bản hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề (1 bản sao)kèm 1 bản sao giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (có thị thực saoy). Hoặc biên lai thu xây dựng. - Gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà. - Ðơn xin gia hạn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà theo mẫu (1 bản chính). - Giấy phép xây dựng, sửa chữa (1 bản chính) kèm theo bản vẽ thiết kế (1 bản chính). Lưu ý: Chỉ được giải quyết gia hạn trong trường hợp Giấy phép xây dựng,sửa chữa còn hiệu lực (trong vòng 1 năm kể từ ngày ký). Nếu đã quá 1năm không gia hạn hoặc đã gia hạn 1 lần thì chủ đầu tư phải lập lại thủtục xin phép xây dựng theo quy định. - Hồ sơ xin hợp thức hóa xây dựng, sửa chữa nhà ở. - Thủ tục giống như đã nêu ở phần I, II, III. Lưu ý: Trong đơn phải ghi rõ nhà đã xây dựng, xin hợp thức hóa. Phần xác nhận của UBND phường phải ghi rõ tháng năm xây dựng . Giai đoạn thiết kế: 1/ Chọn nhà thiết kế: a/ Nếu bạn không muốn thuê nhà thiết kế: - Nếu muốn tiết kiệm chi phí thiết kế có thể lấy mẫu thiết kế miễn phí rồi chỉnh sửa. các nhà thiết kế. Tốt nhất nên chọn nhà thiết kế am hiểu về phong thủy để tiết kiệm thêm chi phí mời thầy phong thủy. Hoặc nếu không thì hãy trao đổi kĩ vấn đề phong thủy với nhà thiết kế, tránh. cơ quan có tư cách pháp nhân thiết lập (1 bản chính + 1 bản sao không cần chứng thực sao y). - Bản vẽ thiết kế xây dựng nhà do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhânthiết lập (2 bản chính + 1 bản

Ngày đăng: 05/06/2014, 23:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w