1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kinh đô huế và di sản văn hóa thế giới

13 488 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 430,5 KB

Nội dung

KINH ÐÔ HUẾ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Việc nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô đầu tư xây dựng suốt 1,5 thế kỷ đã để lại cho Huế một di sản kiến trúc vật chất đồ sộ với quần thể cung điện, lăng tẩm, thành quách, đình tạ, miếu đường nguy nga, lộng lẫy. Hơn thế nữa, trong tiến trình lịch sử lâu dài của Huế đã hình thành nên một di sản văn hóa phi vật thể do bao thế hệ dày công xây dựng hun đúc nên với những vốn qúy tinh thần, những phong tục tập quán, lễ hội, các ngành nghệ thuật, những ngành nghề thủ công truyền thống đã tạo cho Huế một giá trị đặc trưng nổi bật, một bản sắc riêng độc đáo. Nhưng vùng đất thơ mộng này đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, lại còn chịu tác động khắc nghiệt của môi trường khí hậu, nên đã một thời quần thể di tích Huế xuống cấp nghiêm trọng, đến nỗi trong lần thăm Huế vào tháng 11.1981 ông Tổng Giám đốc Unesco Amadou Mahtar M'Bow đã phải khẩn thiết kêu gọi "cứu vãn Huế" với những lời tâm huyết "Huế phải được cứu vãn, phải được cứu vãn cho Việt nam mà Huế là một cao điểm. Ở đó thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc , phải được cứu vãn cho thế giới, vì Huế cũng là một bộ phận tổ thành của di sản văn hóa loài người". Kể từ khi lời kêu gọi đó được phát đi, nhóm công tác Huế - Unesco (Hue-Unesco working Group) chính quyền Việt Nam các cấp đã thực hiện nhiều chương trình hoạt động rất tích cực nhằm từng bước trùng tu bảo tồn quần thể di tích Huế 12 năm sau đã đem lại kết quả đáng mừng: Tháng 12.1993, Hội đồng di sản thế giới (WHC) đã ghi cố Huế vào danh mục di sản văn hóa thế giới với nội dung "Tổng thể lăng tẩm của Huế là một thí dụ điển hình về đô thị hóa kiến trúc của một kinh đô phòng thủ, thể hiện quyền lực của vương quốc phong kiến cổ của Việt Nam ở thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XX". Quần thể di tích Huế trở thành di sản thứ 410 trong danh mục di sản thế giới. KINH THÀNH HUẾ Kinh thành Huế được xây dựng gần 30 năm (từ 1803 đến 1832), là một dãy thành lũy dài cao 6,60m, dày 21m, với chu vi gần 9.000m. Trên mặt thành ngày xưa có tới 24 pháo đài.Bên ngoài, dọc theo bờ thành có hào sâu Kinh Thành Huế Toàn cảnh Kinh Thành Huế 1 bảo vệ. Kinh thành liên lạc với bên ngoài qua 8 cửa trổ theo 8 hướng: Chính Ðông, Chính Tây, Chính Nam, Chính Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Ðông Bắc, Ðông Nam. Ngoài ra hai bên Kỳ Ðài còn có hai cửa Thể Nhơn Quảng Ðức. Ngoài ra còn có hai cửa bằng đường thủy ở hai đầu sông Ngự Hà là Ðông Thành Thủy Quan Tây Thành Thủy Quan. Phía Hoàng Thành ở góc đông bắc có một thành nhỏ, thời Gia Long gọi là Thái Bình, đến thời Minh Mạng đổi thành Trấn Bình Ðài có chu vi gần 1km, bên ngoài có hào rộng ăn thông với hào của Hoàng Thành. Theo nguyên tắc địa lý phong thủy của Ðông Phương thuyết âm dương-ngũ hành của Dịch học. Kinh thành quay mặt về hướng Nam, dùng núi Ngự Bình làm tiền án dùng 2 hòn đảo nhỏ trên sông Hương (Cồn Hến - Cồn Dã Viên) làm rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long - Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ đế đô. Dòng Sông Hương chảy ngang trước mặt dùng làm Minh Ðường. Bốn mặt kinh thành đều được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi gọi là sông Hộ Thành. Ở trong lòng Kinh thành, Hoàng thành Tử cấm thành được gọi chung là Ðại Nội. Hoàng Thành dùng để bảo vệ khu vực các cơ quan lễ nghi, chính trị quan trọng nhất của triều đình các điện thờ. Tử Cấm thành bảo vệ nơi làm việc, ăn ở sinh họat hàng ngày của nhà vua gia đình Ðược xây dựng từ 1804-1833, Ðại Nội có mặt bằng xây dựng theo hình gần vuông, mặt trước mặt sau dài 622m, mặt trái phải 604m. Thành xung quanh xây bằng gạch (cao 4,16m, dày 1,04m), bên ngoài có hệ thống hộ thành hào, gọi là Kim Thủy Hồ, để bảo vệ thành. Mỗi mặt trổ một cửa để ra vào: Ngọ Môn (trước), Hòa Bình (sau), Hiển Nhơn (trái), Chương Ðức (phải). Cửa chính của Ngọ Môn chỉ dành cho vua đi. Với hơn 100 công trình kiến trúc đẹp, mặt bằng Ðại Nội chia thành nhiều khu vực khác nhau: • Từ Ngọ Môn đến Ðiện Thái Hòa làm nơi cử hành các lễ lớn của triều đình. • Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Thế Miếu Ðiện Phụng Tiên là nơi thờ các vua chúa nhà Nguyễn. Cửa Hiển Nhơn 2 • Cung Diên Thọ Cung Trường Sanh là nơi ở của Hoàng Thái Hậu Thái Hoàng Thái Hậu. • Phủ Nội Vụ là nhà kho tàng trữ đồ quý, xưởng chế tạo đồ dùng hoàng gia. • Vườn Cơ Hạ Ðiện Khâm Văn là nơi các Hoàng tử học tập chơi đùa. Tử Cấm Thành: Có mặt bằng cũng gần vuông, cao 3,7m, mặt trước sau dài 324m; mặt trái phải dài 290m. Quanh thành trổ 10 cửa. Ðại Cung Môn là cửa chính ở mặt tiền chỉ dành cho vua ra vào, hiện nay đã hư hại hòan toàn. Bức bình phong to rộng dăng ngang sau lưng đIện Cần Chánh (nơi vua làm việc hàng ngày) là dấu hiệu cho biết thế giới sau đó chỉ dành riêng cho vua gia đình. Trong đó có hàng trăm cung nữ hàng chục thái giám thường trú để phục vụ hoàng gia. Trong khu vực này có gần 50 công trình kiến trúc vàng son lộng lẫy bao gồm: điện Càn Thành (nơi vua ở), điện Khôn Thái (nơi vợ chính vua ở), Duyệt Thị Ðường (nhà hát), Thượng Thiện (nơi nấu ăn cho vua), Thái Bình Lâu (nơi vua đọc sách),.điện Quang Minh (nơi ở các hòang tử), điện Trinh Minh (nơi các hòang hậu ở), điện Kiến trung, vườn Cẩm Uyển Hệ thống kiến trúc ở Ðại Nội đã được hoạch định theo những nguyên tắc chặt chẽ, đăng đối: chia ra các vị trí tiền, hậu, tả, hữu, thượng, hạ, chiêu mục tất cả đều nhất quán. Nó thể hiện những khái niệm về triết lý chính trị Nho giáo phương đông. Phần lớn các công trình kiến trúc ở đây đều làm bằng gỗ quý , nhưng cũng không chịu đựng nổi với thiên tai, khí hậu khắc nghiệt hàng thế kỷ qua các cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề. Cho nên một số công trình đã bị hư hỏng, các di tích quý này hiện nay đang được Nhà nước quan tâm đầu tư kinh phí để phục hồi, tôn tạo lại từng bước. NGỌ MÔN Vừa là cổng chính, vừa là bộ mặt Ðại Nội, được xây dựng vào năm 1833 khi Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội. Ngọ Môn là một tổng thế kiến trúc đa dạng, phía trên là lầu Ngũ Phụng với chức năng như một lễ đài, dùng để tổ chức một số lễ nghi trọng thể như duyệt binh, lễ 3 xướng tên những người thi đỗ tiến sĩ, lễ ban sóc hàng năm đây cũng là nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Ðại - vị vua cuối cùng của Việt Nam vào ngày 30/8/1945. Theo kinh dịch thì các vị vua bao giờ cũng quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ, cho nên ngay từ thời Gia Long (1802-1819), khi xây dựng kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách cung điện ở vào vị thế tọa càn hướng tốn (Tây Bắc - Ðông Nam) cũng có nghĩa là hướng Bắc - Nam, thuộc Ngọ trên trục Tý - Ngọ, do đó Minh Mạng đã đặt tên cho chiếc cổng mới xây ở chính giữa mặt trước hoàng thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết đài. Hệ thống nền đài cao gần 5m, xây trên mặt bằng chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m cánh 27,06m. Ở phần giữa của nền đài trổ ba lối đi. Ngọ Môn dành cho vua đi, Tả Hữu Giáp Môn dành cho các quan văn võ theo hầu trong đoàn ngự đạo. Tả Hữu Dịch môn nằm ở hai cánh của nền đài, dành cho lính tráng voi ngựa đi. Hệ thống lầu ngũ phụng có hai tầng, lầu gồm chín bộ mái lợp ngói hoàng lưu ly thanh lưu ly, lầu dựng trên nền cao 1,14m xây trên nền đài. Ở tầng trên, mái lầu chia ra thành 9 bộ khác nhau Tổng thể Ngọ Môn nhìn từ xa như một tòa lâu đài đồ sộ nguy nga, nhưng khi tiếp cận, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn, đáng yêu, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế. Trên lầu Ngũ Phụng ÐIỆN THÁI HÒA Trong phạm vị hoàng cung triều Nguyễn, Ðiện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất xét về nhiều 4 mặt: chức năng, vị trí, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa nghệ thuật. Ðiện Thái Hòa là địa điểm sinh hoạt quan trọng nhất của triều đình nhà Nguyễn. Ðây là nơi diễn ra các lễ đại triều hàng tháng (vào ngày 1 15 âm lịch) hoặc các đại lễ khác như lễ Ðăng Quang (vua lên ngôi), lễ Vạn Thọ (sinh nhật vua), lễ Hưng Quốc Khánh Niệm với sự tham gia của vua, hoàng thân, quốc thích các vị đại thần. Về lịch sử xây dựng ngôi điện này, có thể chia làm ba thời kỳ chính, trong mỗi thời kỳ đều có một số thay đổi, cải tiến về kiến trúc trang trí, Thời Gia Long Ðiện Thái Hòa được khởi công xây dựng vào 21/2/1805 hoàn thành vào tháng 10/1805. Thời Minh Mạng, vào tháng Giêng năm Quý Tỵ, tức tháng 3/1833, khi tái quy hoạch hoàn chỉnh hóa hệ thống kiến trúc cung đình Ðại Nội, vua Minh Mạng đã cho dời điện Thái Hòa hơi dé về phía Nam, đồ sộ rộng lớn. Thời Khải Ðịnh, năm 1923, vua Khải Ðịnh cho đại tu điện Thái Hòa để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần đại khánh tiết. Trong đợt tu sửa lớn này, có một số bộ phận kiến trúc ngôi điện này được thay đổi làm mới. Trên mái điện, người ta đắp nổi 9 con rồng với một nghệ thuật cực kỳ tinh xảo. Cuối gian giữa của chính điện là ngai vàng được chạm khắc công phu, phía trên là bửu tán được trang trí cực kỳ lộng lẫy. Tám mươi cây cột gỗ lim khá lớn đều vẽ hình rồng vờn mây, màu vàng son rực rỡ. Qua kiến trúc trang trí của Ðiện Thái Hòa, chúng ta thấy người xưa đã gửi gắm vào đó khá nhiều ý tứ sâu xa đượm màu sắc đạo lý truyền thống phương Ðông. Bên cạnh ngôn ngữ kiến trúc mang tính triết học, tòa cung điện này còn ghi lại nhiều ngôn ngữ văn học với 297 ô hộc khắc chạm đúc nổi thơ chữ Hán, nói lên một trong những nét đặc sắc của văn hóa Phú Xuân đầu thế kỷ XIX. Phía trước Ðiện Thái Hoàsân Ðại Triều, hồ Thái Dịch cầu Trung Ðạo. Sân Ðại triều chia làm 3 tầng, là nơi dành cho các quan từ nhất phẩm đến Ngai vàng 5 cửu phẩm sắp hàng làm lễ. thứ tự các quan được đánh dấu bởi hai hàng phẩm sơn (bia đá nhỏ) dựng ở hai bên sân. Ðiện Thái Hòa là một trong những tòa cung điện tiêu biểu được xây dựng khá sớm ở Huế (1805), mang phong cách độc đáo của địa phương, cũng là cung điện rộng lớn, uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình còn lại ở Huế. THẾ MIẾU Năm 1804, Gia Long cho xây dựng miếu Hoàng Khảo ở vị trí của Thế Miếu ngày nay để thờ cha mình là Nguyễn Phúc Luân. Ðến năm 1821 Minh Mạng đã cho dời miếu Hoàng Khảo về phía sau vài chục mét, đổi thành Hưng Miếu, còn xây Thế Miếu lên vị trí ấy (từ 1821-1822) để thờ vua Gia Long các vua kế vị. Thế Miếu được xây dựng trên mặt bằng 1.500m 2 , cho đến giữa thế kỷ này (1954) chỉ có 7 án thờ của các vua: Gia Long (1802-1819); Minh Mạng (1820-1840); Thiệu Trị (1841- 1847); Tự Ðức (1848-1883); Kiến Phúc (1883-1884); Ðồng Khánh (1886-1888); Khải Ðịnh (1916-1925). Ba ông vua Hàm Nghi (1884-1885); Thành Thái (1889-1907) Duy Tân (1907-1916) có tinh thần chống Pháp bị triều đình Huế liệt vào hạng xuất đế nên không được đưa vào thờ ở đây. Ðến 10/1958, ba vị vua này mới được đưa vào thờ phụng ở Thế Miếu. Phía trước Thế Miếu còn nhiều công trình nghệ thuật khác: Cửu Ðỉnh, Hiển Lâm Các, HIỂN LÂM CÁC Xây dựng một lần với Thế Miếu từ 1821-1822 (thời vua Minh Mạng). Hiển Lâm Các xây dựng ngay phía trước Thế Miếu, trên khối nền cao hình chữ nhật, từ dưới bước lên mặt nền trước sau có 9 bậc. Hiển Lâm Các được kiến trúc bằng gỗ theo hình thức cao tầng, chức năng chính được xem như là đài Thế Miếu Nội thất Thế Miếu 6 kỷ niệm ghi nhớ công lao các vua triều Nguyễn thờ ở Thế Miếu các đại thần có công thờ ở hai bên Tả Tùng Tự Hữu Tùng Tự. Hiển Lâm Các là công trình kiến trúc có giá trị về cả kỹ thuật lẫn thẩm mỹ, kiến trúc thanh tú hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. CỬU ĐỈNH Ðặt tại sân Thế Miếu, là sản phẩm độc đáo, tinh xảo, được Bộ Công đúc tại Huế từ cuối năm 1835-đầu 1837. Cửu Ðỉnh biểu hiện ước mơ về sự trường tồn mãi mãi của triều đinh nhà Nguyễn sự giàu đẹp của đất nước. Ðiều đó được thể hiện rất rõ trong việc đặt tên gọi cũng như tầm vóc các hoa văn chạm nổi trên Cửu Ðỉnh. Mỗi đỉnh có khắc một tên riêng bằng chữ Hán, lấy từ miếu hiệu (tên để thờ cúng) của một vị vua nhà Nguyễn. cái đỉnh đó được xem là biểu tượng của vị vua đó. Cao Ðỉnh (vua Gia Long) ở vị trí chính giữa, Ðỉnh hai bên trái phải lần lượt là: Nhân Ðỉnh (vua Minh Mạng), Chương Ðỉnh ( vua Thiệu Trị), Anh Ðỉnh (vua Tự Ðức), Nghị Ðỉnh (vua Kiến Phúc), Thuần Ðỉnh (vua Ðồng Khánh), Tuyên Ðỉnh (vua Khải Ðịnh), Dụ Ðỉnh, Huyền Ðỉnh (chưa tượng trưng cho ông vua nào cả, mặc dù triều Nguyễn còn có 6 vị vua khác). Giá trị của 9 Ðỉnh trước hết ở tầm vóc to lớn trình độ đúc đồng tinh xảo của các nghệ nhân đúc đồng Huế. Cao Ðỉnh cao 2,5m, nặng 2601kg-là đỉnh cao nặng nhất. Huyền Ðỉnh cao 2,31m, nặng 1935kg - là đỉnh thấp nhẹ nhất. Quanh hông đỉnh đều chạm trỗ 17 cảnh vật. Như vậy có tới 153 cảnh vật được chạm nổi trên Cửu Ðỉnh. Ðó là các hình ảnh: núi, sông, trăng, sao, cây cối, hoa, súc vật, vũ khí, xe, thuyền Có thể xem 153 bức chạm khắc ấy là 153 bức tranh. Ta sẽ thấy sông Hồng trên Tuyên Ðỉnh, sông Cửu Long trên Huyền Ðỉnh, sông Hương trên Nhân Ðỉnh. Chín đỉnh được sắp thành một hàng ngang dưới thềm Hiển Lâm Các, nằm theo thứ tự các án thờ trong Thế Miếu. Riêng Cao Ðỉnh được đặt nhích về phía trước 8 đỉnh kia một khoảng gần 3m, vì vua Minh Mạng cho rằng Gia Long là vị vua có công lớn nhất đối với triều đại. CUNG DIÊN THỌ Là một hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại cố đô. Cung Diên Thọ gồm có hơn 10 tòa nhà được bố trí trong khuôn viên tường thành bao bọc hình chữ nhật Cửu Đỉnh Cung Diên Thọ 7 rộng khoảng 100m, dài gần 150m. Tòa nhà chính nằm giữa dành làm nơi mẹ vua nghỉ tiếp khách. Ở đây nay chỉ còn cung Diên Thọ, điện Thọ Ninh, tạ Trường Du, am Phước Thọ lầu Tịnh Minh. Cung Diên Thọ được xây dựng từ năm 1804 qua nhiều lần đổi tên. LẦU TÀNG THƠ Là một trong những kho lưu trữ tài liệu mang tính quốc gia của triều đình nhà Nguyễn, được xây dựng vào 1825 trên hòn đảo hình chữ nhật giữa hồ Ngọc Hải cạnh Hồ Tịnh Tâm. Tòa nhà được làm bằng đá, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian 2 chái. Theo tài liệu thời Nguyễn thì tất cả sổ sách của sáu bộ các nha tại kinh đô sau mỗi năm đưa đến đây để lưu giữ. Sau khi xây dựng xong, lầu Tàng Thơ là một tòa nhà gạch hai tầng đồ sộ, tầng dưới 11 gian, tầng trên 7 gian, 2 chái. Chung quanh có tương gạch cao 2m bao bọc. Lầu nằm trên một hòn đảo cách biệt, nối với mặt đường bằng một chiếc cầu xây gạch đá ở phía Tây. Mặt nền lầu bên dưới lớp gạch Bát Tràng được lát bằng các tấm chì lá để cách ẩm rải bột lưu huỳnh nhằm chống mối mọt. Qua năm tháng các biến động lịch sử, những tư liệu quý lưu trữ ở lầu Tàng Thơ đã bị thất lạc. Ngôi lầu bị hư hỏng xuông cấp nghiêm trọng. CỬU VỊ THẦN CÔNG Trong hàng ngàn khẩu súng thần công bằng đồng được đúc dưới thời các chúa Nguyễn vua Nguyễn, chín khẩu súng đúc thời Gia Long có kích thước lớn nhất được trang trí đẹp nhất. Sau khi đã đánh đổ vương triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long hạ lệnh tập trung các mảnh khí bằng đồng tịch thu được của triều đại này đem nấu chảy đúc thành 9 khẩu súng lớn để làm kỷ niệm muôn đời . Tên mỗi khẩu đại bác được đặt trước, gọi tên bốn mùa (tứ thời) trong năm Xuân - Hạ - Thu - Ðông năm yếu tố tự nhiên (ngũ hành) là Kim - Mộc - Thủy - Hoả - Thổ rồi khắc thành chữ ở nuốm từng đuôi súng. Trường Du Tạ 8 Năm 1816, chín khẩu súng này còn được triều đình Gia Long tặng thêm tên mới là Thần oai vô địch thượng tướng quân cửu vị. Súng có chiều dài 5,10m, đường kính nòng 0,23m, nòng dày 0,105m, trọng lượng khẩu nặng nhất là 18.400kg, khẩu nhẹ nhất là 17.000kg. Mỗi khẩu súng đặt trên một cái giá bằng gỗ chạm trỗ rất công phu. Hai bên giá có 4 bánh xe gỗ viền sắt để tiện cho việc di chuyển. Ngoài giá trị lịch sử, Cửu vị Thần công còn mang giá trị nghệ thuật cao. Kỹ thuật đúc đồng, nghệ thuật trang trí chạm khắc trên đồng cũng như trên 9 giá gỗ đều rất điêu luyện, tinh PHU VĂN LÂU Ðược xây dựng vào năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Năm 1829, vua Minh Mạng dùng nơi đây làm địa điểm tổ chức cuộc đấu giữa voi hổ, năm 1830 ông lại tổ chức cuộc vui chơi yến tiệc suốt 3 ngày để mừng sinh nhật của mình. Phu Văn Lâu là ngôi nhà hai tầng duyên dáng, quay mặt về hường nam. Dưới thời vua Thiệu trị, triều đình cho dựng ở hai bên hai tấm bia đá khắc 4 chữ "khuynh cái hạ mã", nghĩa là ai đi qua đều phải cởi mũ xuống đi bộ. Phía trước mặt Phu Văn Lâu là một ngôi nhà nằm kế bên sông Hương gọi là Nghinh Lương Ðình. Ðây là nơi dùng để các vua tắm sông, hóng gió, ngắm cảnh. KỲ ĐÀI HUẾ Kỳ Ðài thường gọi là cột cờ, là một công trình kiến trúc trong tổng thể các công trình thuộc Kinh thành Huế, nằm ở phía trong mặt tiền Kinh thành, trước Ngọ Môn, theo hướng Nam, trên 1 đoạn tường thành, cụ thể trên pháo đài Nam Chánh. 9 Kỳ Ðài được xây dựng năm Gia Long thứ 6 ( Ðinh Mão, 1807 ), đến thời Minh Mạng Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 1840. Ðài xây bằng gạch, gồm 3 tầng, với 3 hình khối xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ lớn đến nhỏ dần từ phía dưới lên phía trên. Tầng dưới cao 5,60m, tầng giữa cao 5,80m, tầng trên cao 6m. Từ mặt đất lên tầng dưới bằng 1 lối đi nhỏ ở phía trái Kỳ Ðài, tầng dưới thông với tầng giữa bằng 1 cửa vòm rộng 4m, tầng giữa thông với tầng trên cùng cũng bằng 1 cửa vòm rộng 2m. Ðỉnh mỗi tầng có xây 1 hệ thống lan can cao 1m được trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng, nền 3 tầng lát gạch vuông gạch vồ, có hệ thống thoát nước mưa xuống dưới. Trước đây còn có 2 chòi canh 8 khẩu đại bác. Cột cờ đầu tiên làm bằng gỗ, cao 29,50m. Năm 1904, bão năm Thìn làm gãy, cột cờ được thay lại bằng gang. Năm 1947, cột cờ bị chiến tranh phá hũy, sau đó được thay thế bằng cột cờ bêtông như hiện nay. Tại Ngọ Môn chiều 30/8/1945, trước hàng vạn quần chúng tham dự, Bảo Ðại đọc lời thoái vị giao nộp ấn, kiếm cho đại diện Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cờ đỏ sao vàng đã được kéo lên Kỳ Ðài, đánh dấu chấm hết một chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong cuộc tổng tấn công nổi dậy toàn miền Nam, mùa Xuân năm 1968, 8 giờ sáng ngày 31/1/1968 quân giải phóng chiếm được Kỳ Ðài lá cờ của Mặt trận liên minh dân tộc, dân chủ hòa bình Việt Nam được kéo lên. Ngọn cờ cách mạng đã được giữ vững suốt 26 ngày đêm 5 giờ sáng ngày 21/3/1975 chiến dịch giải phóng Huế - Ðà Nẵng mở màn, Trung đoàn 6 ( Trung đoàn Phú Xuân ) của Quân khu Trị Thiên được giao nhiệm vụ cắm cờ chiến thắng ở Thành phố Huế đến 6 giờ sáng ngày 26/3/1975 lá cờ dài 12m, rộng 8m của MTDTGPMN Việt Nam đã được kéo lên, đánh dấu mốc lịch sử Thành phố Huế toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế ỵ được hoàn toàn giải phóng BẢO TÀNG MỸ THUẬT CUNG ĐÌNH Thành lập năm 1923 thời vua Khải Ðịnh. Hiện ở tại số 3 Lê Trực, khuôn viên rộng 6.330m2. Tòa nhà chính nguyên là điện Long An, ngôi điện từng được đánh giá là một trong những ngôi điện đẹp nhất của kiến trúc cung đình Việt Nam. Rộng 1.200m2, được xây dựng vào năm 1845 thời vua Thiệu Trị. Ðây là một công trình bằng gỗ tuyệt mỹ, có tới 128 cây Bảo tàng cổ vật 10 [...]... tiến sĩ từ 1831-1919 Hơn nửa thế kỷ nay, chiến tranh thiên nhiên đã tàn phá, Văn Miếu trở thành nơi hoang phế, điêu tàn, vừa qua được tiến hành trùng tu lại với nỗ lực giữ gìn sự tồn tại những di tích có giá trị về nghệ thuật, văn hóa lịch sử ĐÀN NAM GIAO Ðược xây dựng vào năm 1806 thời vua Gia Long, là nơi triều đình nhà vua làm lễ tế trời Ðàn cách Kinh thành Huế khoảng 4km về phía Nam Ðàn... đồi thấp phía trên chùa Thiên Mụ sát tả ngạn sông Hương Văn Miếu quay về hướng Nam tọa lạc trên một mô đất hình vuông, mỗi cạnh chừng 160m, xung quanh có la thành bao bọc Tất cả chừng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, trong đó có 32 tấm bia khắc tên, tuổi, quê quán của 239 vị tiến sĩ của các kỳ thi được tổ chức dưới triều Nguyễn 4 tấm bia khác Văn Miếu đã nhiều lần được tu sửa, xây dựng thêm các công... tại đây là những tác phẩm nghệ thuật cung đình có giá trị được các nghệ nhân thực hiện một cách công phu tài tình Bản thân điện Long An là hiện vật lớn nhất mang đậm chất thơ, chất trí tuệ, là một tác phẩm mỹ thuật tuyệt tác Cành vàng lá ngọc Choé rượu thời Minh Mạng Quả cầu chạm chín rồng VĂN MIẾU Lập ra để tôn vinh các thánh hiền của đạo Nho, đồng thời là nơi đào tạo nhân tài của đất nước Khởi... gọi là Phương đàn cũng hình vuông, màu vàng, tượng trưng cho đất Tầng thứ ba hình tròn, gọi là Viên đàn, màu xanh, tương trưng cho trời Kiểu kiến trúc này phản ánh quan niệm về vũ trụ Ðông phương: Trời tròn, Ðất vuông Chung quanh đàn Nam Giao, còn nhiều ngôi nhà: Trai Cung (nơi nhà vua ở chay tịnh khi làm lễ tế trời), Thần Trù (nhà bếp), Thần Khố (nhà kho) trồng nhiều thông Lễ tế trời ở Ðàn Nam... Thời Bảo Ðại (1926-1945), lễ tế trời rút lại chỉ còn một ngày HỔ QUYỀN Xây dựng vào năm 1830 Vòng tường thành cao Hổ Quyền 5,90m, dày trung bình 4,50m Mặt tường thành trở thành khán đài Vị trí vua ngồi được xây cao hơn, quay mặt về hướng Nam, đối di n với 5 cái chuồng nhốt hổ Hổ quyền là nơi tổ chức các cuộc tử chiến giữa voi hổ, vừa để cho vua quan, dân chúng thưởng thức, vừa để luyện tập cho voi chiến... trăm bức tranh cổ điển, các con vật thiêng: rồng, lân , rùa, phụng; trên 1.000 bài thơ bằng chữ Hán Cùng với kỹ thuật chạm gỗ điêu luyện, kỹ thuật khảm trai, khảm xà cừ, khảm ngà tinh tế tạo cho điện Long An vẻ đẹp mới lạ, không lộng lẫy phô trương mà tinh tế, sắc sảo Bảo tàng hiện trưng bày khỏang 300 hiện vật cổ quý hiếm bằng vàng, bạc, ngọc, sành sứ, gỗ Tất cả những cổ vật được trưng bày tại... chúng thưởng thức, vừa để luyện tập cho voi chiến đấu Trước khi đấu, hổ đều bị cắt nanh, bẻ vuốt Cho nên, trong 12 cuộc tử chiến ấy, voi luôn luôn giết chết chà nát hổ Sự chiến thắng của voi được coi là biểu tượng cho sự vô địch của quyền lực nhà vua triều đình 13 . KINH ÐÔ HUẾ VÀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Việc nhà Nguyễn chọn Huế làm kinh đô và đầu tư xây dựng suốt 1,5 thế kỷ đã để lại cho Huế một di sản kiến trúc vật chất đồ sộ. bước trùng tu và bảo tồn quần thể di tích Huế và 12 năm sau đã đem lại kết quả đáng mừng: Tháng 12.1993, Hội đồng di sản thế giới (WHC) đã ghi cố dô Huế vào danh mục di sản văn hóa thế giới với nội. thời kỳ huy hoàng vào thế kỷ XX". Quần thể di tích Huế trở thành di sản thứ 410 trong danh mục di sản thế giới. KINH THÀNH HUẾ Kinh thành Huế được xây dựng gần 30 năm (từ 1803 đến 1832),

Ngày đăng: 05/06/2014, 21:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w