Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Nhà máy gạch Lam Sơn.
Trang 1
BỘ THƯƠNG MẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP THƯƠNG MẠI TW5
Trang 2
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp MỤC LỤC
.1
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 3
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LAM SƠN 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn 3
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn 4
1.2.1 Phạm vi, quy mô hoạt động của Công ty 4
1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 5
PHẦN 2 10
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LAM SƠN 10
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn 10
2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 10
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hình thức kế toán của Công ty 11
2.2.Tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP sản xuất và thương mại Lam Sơn 16
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 16
2.2.1.1 Đố ượ i t ng t p h p chi phí s n xu t: ậ ợ ả ấ 16
2.2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty CP sản xuất và thương mại Lam Sơn 19
2.2.2.1 Ch ng t k toán t p h p chi phí s n xu t ứ ừ ế ậ ợ ả ấ 19
2.2.6 Những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP SX và TM Lam Sơn 52
PHẦN 3 54
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY CP SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LAM SƠN 54
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP sản xuất và thương mại Lam Sơn 54
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP SX và TM Lam Sơn 55
3.2.1 Về đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 55
3.2.2 Về kế toán “Chi phí NVL trực tiếp” 56
3.2.3 Về “Kết toán chi phí nhân công trực tiếp” 57
3.2.4 Về công tác kế toán trên máy vi tính 57
KẾT LUẬN 58
Trang 3Muốn làm được điều đó các DN cần phải nắm rõ và đầy đủ các thông tin về cung - cầu, giá cả thị trường để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu thị trường với giá thành thấp nhất, chất lượng tốt nhất.
Do đó, kế toán tập hợp chi phí phí và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng mang tính sống còn trong quá trình sản xuất (SX) kinh doanh vì đây là nguồn gốc và bằng chứng được nhìn từ nhiều khía cạnh để có thể nhìn nhận được sự tồn tại và phát triển của một DN
Việc hạch toán chính xác chi phí SX và tính đúng giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định và ra các quyết định đối với ban lãnh đạo
DN Từ đó giúp cho DN biết chắc mình phải SX ra những chủng loại sản phẩm nào vào bán với mức giá là bao nhiêu mới đảm bảo bù đắp được các chi phí phí đã bỏ
ra nhưng quan trọng hơn cả là phải có lãi
Phấn đấu để không ngừng tiết kiệm chi phí SX và hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế
và quản lý DN Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với việc tăng cường quản lý chi phí SX nói riêng và công tác quản lý DN nói chung
Nhận thức được tầm quan trọng của phần hành kế toán này nên em đã chọn
nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn”
để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình Kết cấu của luận văn ngoài phần “Lời
mở đầu” và “Kết luận” gồm 03 chương
Phần I: Đặc điểm tình hình chung của Công ty CP sản xuất và thương mại Lam Sơn.
Trang 4
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành
ở Công ty CP sản xuất và thương mại Lam Sơn.
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo LÊ THỊ
MINH HUỆ và toàn thể các cô, chú, anh chị trong phòng kế toán cùng Ban lãnh
đạo Công ty CP Sản xuất và thương mại Lam Sơn để em có thể hoàn thành tốt đề tài này
Thanh Hoá, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Ngọc Anh
Trang 5
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp PHẦN 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LAM SƠN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sản xuất và
thương mại Lam Sơn
Công ty (Công ty) được thành lập theo Quyết định số 1345/QĐ-BXD ngày 20/08/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng “V/v: Chuyển Công ty Gốm xây dựng Lam Sơn thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng thành Công ty cổ phần”
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn.
- Địa chỉ: Phường Đông Sơn – TX.Bỉm Sơn – Thanh Hoá
Vốn điều lệ của Công ty là: 7.000 triệu đồng
Trong đó: Vốn Nhà nước (26%): 1.820 triệu đồng
Vốn huy động (74%): 5.180 triệu đồng
- Loại hình DN: Công ty cổ phần (26% vốn Nhà nước)
- Ngành nghề kinh doanh (KD) chính của Công ty: Sản xuất (SX) và KD vật liệu xây dựng đất sét nung
Để đảm bảo gạch ngói cho xây dựng đặc biệt là khu vực miền trung Bộ xây dựng đã quyết định xây dựng Nhà máy gạch Lam Sơn tại Thanh Hoá
Nhà máy gạch Lam Sơn với tổng diện tích mặt bằng gần 10 ha, được thành lập theo quyết định số 1189/BXD-TCLĐ ngày 07/07/1978 của Bộ xây dựng Nhà máy gạch Lam Sơn do Ba Lan và Hungari thiết kế, trang bị máy móc đồng bộ hiện đại (so với lúc bấy giờ) với công suất thiết kế ban đầu là 15 triệu viên QTC/ năm
Để phù hợp với sự thay đổi của cơ chế quản lý nền kinh tế toàn đất nước Bộ xây dựng đã quyết định đổi tên Nhà máy gạch Lam Sơn thành Công ty Gốm xây dựng Lam Sơn theo quyết định số 911/BXD-TCLD ngày 20/11/1995
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Gốm xây dựng Lam Sơn gắn liền với quá trình phát triển của đất nước Trước yêu cầu Cổ phần hoá các DN vừa
và nhỏ Công ty đã được chuyển đổi thành Công ty CP Sản xuất và thương mại Lam Sơn theo quyết định số 1345/QĐ-BXD ngày 20/08/2004 của Bộ xây dựng
Trang 6
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Liên tục hai năm liền Công ty tham gia giải chất lượng Việt Nam và cả hai năm 1998 và 1999 đều được Bộ khoa học công nghệ môi trường tặng thưởng huy trương bạc Năm 2001 được Bộ xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam tặng huy chương vàng về “chất lượng cao công trình, sản phẩm Việt Nam năm 2001” Ngói lợp đất sét nung Công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn
1.2.1 Phạm vi, quy mô hoạt động của Công ty.
Trải qua hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn đã từng bước bổ sung, nâng cấp trang thiết bị, lò nung, nhà xưởng đến nay đã nâng công suất lên trên 70 triệu viên gạch ngói các loại QTC/ năm; Sản phẩm chính của Công ty SX là các loại gạch xây 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ, gạch đặc; gạch chống nóng, gạch cách âm, gạch lát nền, ngói lợp
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ phần lớn ở địa bàn Thanh Hoá và một
số tỉnh lân cận như: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh với doanh thu năm sau cao hơn năm trước dẫn đến đời sống cán bộ, công nhân viên ngày càng được cải thiện rõ dệt
Việc cải tiến chất lượng sản phẩm còn được tôn trọng trong việc tích cực tìm kiếm nguyên liệu đảm bảo thành phần hoá học, có mầu sắc tự nhiên, để khi pha phối liệu trộn tạo nên màu sắc, đặc biệt là khi nung đảm bảo được mầu, âm thanh, kích thước, các chỉ tiêu cơ lý đảm bảo
Công ty CP Sản xuất và thương mại Lam Sơn có quá trình SX theo một dây chuyền hiện đại khép kín bằng máy móc thiết bị hiện đại Nguyên vật liệu chính để
SX là đất sét, than cám và một số NVL phụ khác
Do quá trình sản xuất trải qua nhiều công đoạn khác nhau nên Công ty đã tổ chức quản lý sản xuất thông qua việc chia lực lượng lao động thành các tổ phụ trách công việc theo từng công đoạn riêng biệt nhằm nâng cao trình độ chuyên môn hoá cho người lao động, qua đó nâng cao năng suất chất lượng cho sản phẩm
Mỗi công đoạn SX sản phẩm đều có một tổ đảm nhiệm phụ trách làm việc 3 ca/ngày đảm bảo SX đạt hiệu quả cao và không bị gián đoạn Trong đó có các tổ như: ủi đất, chế biến tạo hình, nung đốt, ra lò, pha than ngoài ra để phục vụ tốt
Trang 7
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
hơn trong việc SX thì Công ty còn bố trí các tổ phục vụ: tổ cơ điện, tổ cơ khí sửa chữa, tổ bốc xếp sản phẩm
1.2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Sản phẩm SX của Công ty chủ yếu là các loại sản phẩm bằng đất sét nung Quá trình SX được thực hiện trên dây chuyền SX đồng bộ của Italia với quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục nhiều công đoạn nối tiếp nhau theo một
trình tự nhất định (Xem sơ đồ trang bên)
Thuyết minh quy trình công nghệ:
* Khai thác và dự trữ nguyên liệu:
Đất sét được khai thác, tập kết về bãi chứa, tại đây đất được đảo trộn, ngâm ủ, phong hoá tối thiểu từ 3÷6 tháng làm tăng chất lượng của đất
* Gia công nguyên liệu và tạo hình sản phẩm.
Nguyên liệu sau khi đã phong hoá được ủi vào kho chứa có mái che, sau đó đưa vào cấp liệu thùng, qua hệ thống cắt thái đất được thái nhỏ và tơi trước khi rơi xuống băng tải cao su số 1 Đất được băng tải số 1 đưa vào máy cán thô; sau đó qua băng tải 2 vào máy cán mịn Than cám cỡ hạt ≤ 1mm được máy pha than và băng tải than đưa lên máy nhào với lượng pha khoảng 80÷100kg/1000 viên gạch mộc tiêu chuẩn Tại máy nhào 2 trục có lưới lọc, phối liệu đất và than được nhào trộn đều, được điều chỉnh độ ẩm phù hợp
Phối liệu sau đó được băng tải cao su số 3 đưa vào máy nhào đùn liên hợp hút chân không hút không khí ra Sau khi qua máy đùn hút chân không, nhờ khuôn tạo hình và máy cắt, các sản phẩm tạo hình sẽ được tạo hình tuỳ theo kích thước, hình dáng đã định chuyển qua băng tải gạch mộc được công nhân xếp lên xe bàn vận chuyển đem đi phơi trong nhà kính
Trang 8Bãi chứa đất Kho nguyên liệu Kho than
Máy ủi Máy nghiền than
Cấp liệu thùng (1+2) Than nghiền (1mm)
Băng tải số 1 Máy pha than
Máy cán thô
Băng tải số 2 Máy cán mịn
Máy nhào 2 trục có lưới
lọc
Băng tải số 3
Máy nhào đùn liên hợp hút chân không Máy cắt gạch tự động Băng tải gạch mộc Nhà kính phơi gạch Sấy Tuynel Nung Tuynel
Dỡ gạch, phân loại
Trang 9
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
* Sấy nung sản phẩm trong lò Tuynel.
Gạch ngói đã xếp trên goòng được đưa vào hầm sấy Tuynel, tác nhân sấy chủ yếu là khí nóng Thời gian sấy (15÷18)giờ, nhiệt độ sấy (80÷140)0C
Sau khi qua sấy độ ẩm gạch mộc trên goòng giảm 0÷5% đưa vào lò nung Nhiên liệu được cấp bổ xung để nung chín sản phẩm là than cám nghiền Nhiệt độ nung tối đa 1.10500C, thời gian nung từ (18÷21) giờ
* Ra lò, phân loại sản phẩm.
Sản phẩm sau khi ra khỏi vùng nung được làm nguội ở cuối lò Goòng sản phẩm ra khỏi lò được công nhân bốc dỡ, phân loại theo tiêu chuẩn kỹ thuật và tập kết về bãi thành phẩm
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của Công
ty sản xuất và thương mại Lam Sơn.
Công ty CP sản xuất và thương mại Lam Sơn là một đơn vị hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng (Xem sơ đồ
trang 8)
- Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty (gồm tất cả
các cổ đông có quyền biểu quyết) Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản Quyết định của đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi số cổ đông đại diện
ít nhất 51% tổng số biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp nhận, trừ một vài trường hợp khác như quy định trong điều lệ của Công ty
- Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan điều hành cao nhất của Công ty, có
toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường, quyết định nội dung tài liệu phục vụ họp đại hội cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, cơ cấu tổ chức, lập quy chế quản lý nội bộ của Công ty HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác
- Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, Ban kiểm soát có nhiệm
vụ kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động SX
KD, tham khảo ý kiên HĐQT trước khi trình báo cáo, kết luân và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông
Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 1. 2 : Hệ thống lónh đạo và tổ chức của Cụng ty.
- Ban giỏm đốc: Bao gồm GĐ điều hành, Phú GĐ, kế toỏn trưởng do HĐQT
bổ nhiệm GĐ điều hành cú nhiệm vụ điều hành hoạt động hàng ngày của Cụng ty, chịu trỏch nhiệm trước HĐQT về thực hiện cỏc quyền và nhiệm vụ được giao GĐ điều hành là người đại diện theo phỏp luật của Cụng ty, cú nhiệm vụ tổ chức thực hiện cỏc quyết định của HĐQT, tổ chức thực hiện cỏc quyết định của HĐQT, tổ
Đại hội đồng cổ đông Ban k.soát
Phó giám đốc
Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành
Phòng Tài chính
Kế toán
Ban
Tổ chức Hành chính
Xưởng Sản xuấtBan
Kinh doanh
Trang 11
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
chức thực hiện các kế hoạch KD và phương án đầu tư của Công ty, thường xuyên báo cáo HĐQT tình hình, kết quả hoạt động SX KD của Công ty
- Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc do GĐ
giao, hoàn thành các công việc được giao theo nhiệm vụ đặc điểm riêng của từng bộ phân, gồm: Phòng kinh doanh, phòng Tài chính kế toán (TCKT), Phòng kế hoạch
kỹ thuật, Phòng tổ chức hành chính
Các trưởng phòng, phó phòng và định biên các cán bộ theo phương án tổ chức do GĐ điều hành, bổ nhiệm phân cấp, được HĐQT phê duyệt
- Nhà máy, Xí nghiệp trực thuộc: Công ty có một nhà máy và một xí nghiệp
trực thuộc là Nhà máy gạch Gia Thanh tại Ninh Bình và Xí nghiệp gạch Tuynel Đô Lương Hai đơn vị này có bộ máy riêng do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của GĐ Công ty
Cơ cấu tổ chức hoạt động và các vấn đề liên quan đến Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, Ban kiểm soát, Ban GĐ, Nhà máy Xí nghiệp trực thuộc, các phòng ban, phân xưởng của Công ty tuân thủ các quy định trong điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua
Tổ chức bộ máy quản lý khoa học này đã giúp cho việc tập hợp chi phí SX
và tính giá thành của Công ty hiệu quả hơn, hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát chi phí hợp lý, giảm giá thành sản phẩm đến mức tối thiểu, tăng lợi nhuận tối đa để tái SX mở rộng về cả chiều rộng và chiều sâu Như vậy, bộ phận SX cung cấp chi phí nguyên vật liệu (đất, thanh ) thực tế phát sinh trong phòng tài vụ đảm bảo chi phí thật chính xác
Trang 12
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp PHẦN 2
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LAM SƠN
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn
2.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác hạch toán kế toán, ngoài ra dưới phân xưởng có bố trí nhân viên thống kê kế toán, làm nhiệm vụ hướng đẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra chứng từ, thực hiện chấm công hàng ngày và chuyển số liệu lên phòng kế toán
Sơ đồ 2.1 : Bộ máy kế toán của Công ty CP Sản xuất và thương mại Lam Sơn
Phòng tài chính kế toán của Công ty có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Qua mấy năm tổ chức lại bộ máy quản lý, phòng Tài chính kế toán của Công
ty bao gồm 06 người, với nhiệm vụ từng người như sau:
Kế toán TSCĐ
Thống kê phân xưởng
Kế toán công nợ phải trả
Thủ quỹ
Trang 13
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
- Kế toán trưởng: Trực tiếp quản lý điều hành các cán bộn nghiệp vụ trong
phòng và chịu trách nhiệm trước HĐQT, Giám đốc điều hành về tình hình hạch toán kế toán, tình hình tài chính và các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của Tổng Công ty, Công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước Quản lý theo dõi
kế toán đầu tư XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ và cùng ban GĐ quan hệ đối ngoại với các ban ngành liên quan
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm cập nhật, trích các khoản mục chi phí
liên quan thường cuyên liên tục; đối chiếu số liệu kho vật tư, thành phẩm, TSCĐ hàng tháng với các đồng chí nghiệp vụ liên quan; tập hợp chi phí phí và tính giá thành sản phẩm hàng tháng kịp thời vào 05 tháng sau; làm báo cáo quyết toán tài chính quỹ, năm theo mẫu quy định
- Kế toán thanh toán: Theo dõi quản lý chứng từ sổ sách liên quan các TK
111, 112, 138, 141, 311, 3388, 341, 341; trực tiếp làm công tác viết phiếu thu, chi tiền mặt; giao dịch ngân hàng; theo dõi các khoản nợ đến hạn; đối chiếu thường xuyên số liệu quỹ tiền mặt với thủ quỹ
- Kế toán tiền lương, TSCĐ: Theo dõi, quản lý chứng từ sổ sách liên quan
TK 334, 3382, 3383, 3384; làm lương bộ phận cơ quan phục vụ, tổng hợp lương toàn Công ty; làm chế độ ốm đau, thai sản, BHXH cho cán bộ công nhân viên Theo dõi quản lý chứng từ sổ sách liên quan các TK 211, 212, 213, 214
- Kế toán công nợ phải thu: Theo dõi, quản lý chứng từ sổ sách các TK 131,
333, 155; cập nhật, đối chiếu kiểm tra giá bán sản phẩm, đối chiếu với các quyết định tăng giảm giá bán từng loại sản phẩm, số lượng nhập xuất tồn kho thành phẩm chính xác, kịp thời đối chiếu với thủ kho thành phẩm; đối chiếu xác nhận công nợ bán hàng và thu hồi công nợ nhanh chóng; làm các báo cáo nhanh, định kỳ theo quy định gửi Tổng Công ty, Cục Thống kê đúng hạn
- Kế toán công nợ phải trả: Theo dõi, quản lý chứng từ sổ sách các tài khoản
331, 152, 153, 133; nhập xuất vật tư kịp thời, đầy đủ đối chiếu với thủ kho vật tư, phân xưởng; theo dõi nhập xuất dụng cụ hành chính hàng tháng; làm tờ khai, báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm gủi Cục Thuế
- Thủ quỹ: Theo dõi, quản lý chứng từ tiền mặt; thanh toán kịp thời, chính
xác các khoản thu chi phát sinh; lưu giữ chứng từ, tiền mặt, ngân phiếu cẩn thận, gọn gàng tránh xảy ra mất mát; đối chiếu với kế toán thanh toán thường kỳ
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hình thức kế toán của Công ty.
Trang 14
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Căn cứ vào tình hình thực tế SX kinh doanh, vào khả năng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, yêu cầu thông tin kinh tế Công ty đã lựa chọn và vận dụng hình thức Nhật ký chung vào công tác kế toán
Sơ đồ 2.2 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm traĐặc điểm chủ yếu của hạch toán sổ kế toán Nhật ký chung: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi sổ nhật ký chung theo trình
tự thời gian và nội dung của nghiệp vụ kinh tế, phản ánh đúng mối quan hệ khách hàng giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối ứng tài khoản) rồi ghi vào sổ cái
Hình thức Nhật ký chung mà Công ty đang sử dụng hoàn toàn phù hợp với công tác kế toán trên máy vi tính và tạo thuận lợi cho Công ty trong cơ giới hoá công tác kế toán Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING do Công ty cổ phần phần mềm kế toán FAST lập trình chung cho
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trang 15
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
toàn tổng Công ty Phần mềm kế toán trên máy vi tính đã giúp cho việc truy cập thông tin, sự phản ánh của kế toán hết sức thuận tiện, nâng cao hiệu quả quản lý của
kế toán, góp phần cung cấp kịp thời và chính xác thông tin cho ban lãnh đạo Công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung nên bao gồm các loại sổ sau:
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái các tài khoản Ví dụ: sổ cái TK 621, 622, 627, 154
- Các bảng kê chi tiết Ví dụ: Bảng kê chi tiết ghi nợ TK 627, ghi có TK 331
1 - Kế toán tổng hợp
2 - Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay
3 - Kế toán bán hàng và công nợ phải thu
4 - Kế toán mua hàng và công nợ phải trả
5 - Kế toán hàng tồn kho
6 - Kế toán TSCĐ
7 - Kế toán chi phí và tính giá thành
Hàng ngày các chứng từ kế toán được kiểm tra, phê duyệt sau đó được kế toán viên của từng phần hành tập hợp vào chương trình kế toán máy, xử lý các nghiệp vụ phát sinh trên các sổ kế toán, các bảng liên quan Cuối cùng tháng sau khi khoá số dư tài khoản và thực hiện các toán kết chuyển, phân bổ tự động kế toán lập báo cáo gửi lên trên phê duyệt và thực hiện chương trình “khoá số liệu cuối tháng” - chương trình sẽ không cho phép thêm, xoá, sửa chứng từ của tháng bị khoá
và các tháng trước (nếu không mở khoá), đảm bảo các số liệu kế toán được phản ánh trung thực, chính xác và an toàn
Trang 16
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Công ty áp dụng hạch toán kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Đây là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình nhập - xuất - tồn kho các loại NVL, CCDC trên các tài khoản Cụ thể công tác kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên ở Công ty được thể hiện qua sơ đồ hạch toán như sau:
SX chung bán trực tiếp, gửi bán
Sơ đồ 2.3 : Hạch toán tổng hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên
Quy trình luân chuyển chứng từ của kế toán chi phí SX và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty thể hiện qua sơ đồ: (Xem sơ đồ trang 15)
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/TC/QĐ/CĐKT ngày 25/03/2013, quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ TC ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ xung, hướng dẫn thực hiện kèm theo
- Phương pháp tính thuế GTGT của Công ty: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp xác định giá hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp bình quân gia quyền
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)
- Niên đội kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm
- Phương pháp khấu hao TSCĐ Công ty áp dụng: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng (Tuyến tính)
Trang 17
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Sơ đồ 2.4 : Quy trình luân chuyển chứng từ của kế toán chi phí SX và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty CP Sản xuất và thương mại Lam Sơn
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng
Sổ cái các tài khoản
Trang 18
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
2.2.Tình hình thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP sản xuất và thương mại Lam Sơn.
2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
2.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Hai Phân xưởng Đông thôn và Đoài thôn của Công ty đều có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, nhưng lại sản xuất nhiều loại sản phẩm (21 loại sản phẩm), các sản phẩm được tính quy về sản phẩm chuẩn (gạch xây 2 lỗ) theo từng hệ số của từng sản phẩm do Công ty quy định căn cứ vào các định mức tiêu hao vật tư, tiền lương và một số chỉ tiêu khác Do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là sản phẩm quy tiêu chuẩn (QTC) hoàn thành ở từng Phân xưởng
Có Bảng quy định hệ số QTC từng loại sản phẩm của Công ty:
Bảng 2.1: Hệ số quy tiêu chuẩn của các loại gạch T
T hiệu Mã Tên sản phẩm Quy cách, kích thước (mm) Số lượng sử dụng lượng (kg/v) Trọng Hệ số QTC
* Danh mục kho hàng: - K01: Kho vật tư; - K02: Kho thành phẩm (Đông thôn); -
K03: Kho thành phẩm (Đoài thôn); - K04: Kho đất (Đông thôn)
* Danh mục thành phẩm:- TP: Nhóm thành phẩm; - GX: gạch xây; - NC: Gạch
nem chẻ; - TP0111: Gạch đặc 50 (PX Đông thôn); - TP0112: Gạch đặc 50 (PX Đoài
Trang 19
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
thôn); - TP0411: Gạch xây 2 lỗ (PX Đông thôn); - TP0412: Gạch xây 2 lỗ (PX Đoài thôn)
* Danh mục vật tư: - VT: Nhóm vật tư; - NVL: Nguyên vật liệu; - DC: Công cụ
dụng cụ; - DAT: Đất sét; - THA: Than cám; - DAU: Dầu diezen; - BH0007: Khẩu trang
* Danh mục các khoản chi phí: - CP01: Tiền lương; - Cp02: BHXH, BHYT,
KPCĐ; - CP34: ăn ca, bồi dưỡng độc hại; - CP16: Văn phòng phẩm
2.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.
* Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí.
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất (CPSX) được Công ty phân thành 5 yếu tố cụ thể như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ
- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích trên tiền lương theo quy định của lao động sản xuất
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền tính trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ của Công ty
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ chi phí mà Công ty đã bỏ ra cho các hoạt động dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty
- Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ các khoản chi phí mà Công ty đã chi ra ngoài 4 yếu
tố chi phí trên cho quá trình hoạt động sản xuất
Việc phân loại CPSX theo yếu tố chi phí có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý CPSX của Công ty Giúp cho Công ty biết được kết cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán CPSX, làm cơ sở cho việc
dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, quỹ lương, nhu cầu sử dụng lao động của kỳ sau; làm cơ sở giúp cho Công ty lập báo cáo CPSX theo yếu tố (như cân đối giữa dự toán chi phí với các kế hoạch cung cấp về NVL, lao động, thiết bị cho Phân xưởng), là cơ sở để tính toán được tiêu hao vật chất và tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh
* Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí.
Theo cách phân loại này, CPSX của Công ty được phân thành 3 loại:
Trang 20
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ giá trị NVL chính xuất dùng cho việc sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu chính của Công ty bao gồm đất sét và than cám
+ Đất sét: Dùng để tạo hình sản phẩm, bao gồm đất sét dùng sản xuất các loại gạch xây
và đất sét có chất lượng cao hơn dùng để sản xuất các loại sản phẩm mỏng khác (gạch nem các loại, ngói lợp các loại)
+ Than cám: Than dùng trực tiếp sản xuất gồm than pha vào đất sét để tạo hình và than dùng để đốt lò
Toàn bộ nguyên vật liệu chính của công ty đều phải mua ngoài, sau đó được nhập kho và xuất kho hàng tháng theo tình hình sử dụng thực tế
NVL chính chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm sản xuất, khoảng 38% Trong đó: đất sét là 17%, than cám là 21%
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lương sản phẩm, lương lễ phép, phụ cấp mang tính chất lương, các khoản tính theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trong kỳ Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng khoảng 25% trong giá thành sản phẩm sản xuất
- Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng sản xuất bao gồm:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng (PX), gồm: Chi phí về tiền lương sản phẩm, lương lễ phép, phụ cấp phải trả và các khoản phải tính theo lương của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên ký thuật, tại phân xưởng theo quy định
+ Chi phí dùng cho vật liệu dùng cho sản xuất chung ở PX (như: dầu mỡ, vòng bi, curoa, bánh goòng, con lăn, quả lu, quả cán, )
+ Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở PX (như: bạt dứa, dây đai kẹp hộp, cuốc xẻng, gang tay, khẩu trang, BHLĐ )
+ Chi phí KHTSCĐ: Là toàn bộ số tính trích khấu hao của TSCĐ sử dụng ở bộ phận sản xuất và quản lý phân xưởng (như: khấu hao nhà làm việc, phân xưởng, nhà chế biến tạo hình, máy đùn, lò nung tuynen )
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gổm các khảon chi về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng như: tiền điện SX, tiền nước
SX, tiền điện thoại PX, thuê ngoài SC động cơ
Trang 21
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
+ Chi bằng tiền khác: Bao gồm các khoản chi bằng tiền khác ngoài các khoản đã kể trên, sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng như thanh toán tiền ăn ca, tiền độc hai, tiền mua mực in
Chi phí SX chung chiếm tỷ trọng khoảng 37% trong giá thành sản phẩm sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí có tác dụng giúp Công ty xác định các khoản chi phí đã chi ra ở từng hoạt động của PX, là cơ sở để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm được chi tiết, chính xác đến từng khoản mục chi phí
2.2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất của Công ty CP sản xuất và thương mại Lam Sơn
2.2.2.1 Chứng từ kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
* Chứng từ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng chứng từ là sổ theo dõi xuất kho NVL, các phiếu xuất kho NVL chính (Đẩt sét, than cám) làm căn cứ hoạch toán chi phí NVL trực tiếp Các phiếu xuất kho này được viết riêng cho từng NVL chính của từng PX
* Chứng từ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chứng từ để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty là các bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ phần trích vào chi phí của công nhân trực tiếp sản xuất (đã được tổng hợp ở bộ phận thống kê PX trên bảng tổng hợp tiền lương của PX)
* Chứng từ kế toán chi phí sản xuất chung:
Chứng từ để hạch toán chi phí sản xuất chung của Công ty là các bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ phần trích vào chi phí của nhân viên quản lý phân xưởng; bảng kê, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ; hoá đơn chứng từ tiền điện sản xuất; hoá đơn chứng từ mua hàng khác; các phiếu xuất kho vật tư phục vụ sản xuất chung;
2.2.2.2 Kế toán chi tiết chi phí sản xuất.
* Kế toán chi tiết chi phí NVL trực tiếp.
Chi phí NVL tại Công ty bao gồm chi phí về các loại đối tượng lao động là NVL chính dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất Còn toàn bộ chi phí NVL phụ, phụ tùng, được hạch toán sang chi phí sản xuất chung
Trang 22
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Căn cứ vào các loại NVL chính được sử dụng trực tiếp cho sản xuất, Công ty phân loại NVL chính thành 2 loại đó là đất sét và than cám
Hai NVL chính này được Công ty mở mã vật tư riêng và được mở thành các
TK chi tiết theo dõi:
+ Mã DAT: NVL đất sét; + Mã THA: NVL than cám; + TK152.1.1:NVL đất sét; + TK152.1.1: NVL than cám
Toàn bộ NVL chính của Công ty đều phải mua ngoài, sau đó được nhập kho
và xuất kho hàng tháng theo tình hình sử dụng thực tế
Hàng ngày, thủ kho xuất NVL theo yêu cầu của từng PX, số lượng yêu cầu xuất được căn cứ trên các chỉ tiêu định mức và các chỉ tiêu khoán chi phí cho từng
PX của Công ty quy định Cuối mỗi tháng các PX tổng hợp xuất NVL cho cả tháng vào sổ theo dõi xuất NVL để lên phiếu xuất kho cho tháng đó
Số NVL xuất dùng
sản xuất sản phẩm i + Định mức tiêu hao vật tư sản phẩm i = phẩm i hoàn thành Số lượng sản
Trích bảng quy định định mức sử dụng một số vật tư chủ yếu của Công ty:
Bảng 2.2: Định mức sử dụng một số vật tư chủ yếu
TỔNG CÔNG TY THỦY TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn
BẢNG QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG MỘT SỐ VẬT TƯ CHỦ YẾU
Phân xưởng Đông Thôn
Trang 23
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Cụ thể trích số liệu xác định NVL đất xuất dùng cho sản xuất tại PX Đông thôn T06/2013 như sau:
Trang 24
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Bảng 2.3: NVL đất xuất dùng cho sản xuất tại PX Đông thôn
xuất (Viên)
ĐM tiêu hao (m 3 /1000v)
Số lượng NVL xuất dùng (m 3 )
Nhân viên thống kê Phân xưởng xác định số nguyên vật liệu xuất dùng sản xuất trong tháng, sau đó tập hợp vào sổ theo dõi vật tư xuất báo cáo quản đốc PX rồi chuyển lên kế toán vật tư thuộc phòng kế toán vào cuối mỗi tháng Kế toán vật
tư căn cứ theo dõi xuất vật tư kiểm tra, đối chiếu rồi cập nhật vào phiếu xuất trong phần mềm kế toán máy trên cơ sở lấy các số liệu ở dòng tổng cộng cuối tháng Phiếu xuất vật tư phải phản ánh rõ ràng chi phí nguyên vật liệu này được xuất với
số lượng bao nhiêu, xuất ở kho nào và xuất cho PX nào, với mục đích gì Sau đó phiếu xuất kho này (gồm 3 liên), 01 liên lưu ở phòng kế toán, 01 liên chuyển cho phòng kế hoạch kỹ thuật (bộ phận vật tư), 01 liên chuyển cho PX đã nhận vật tư
Cụ thể, trích Phiếu xuất kho NVL đất sét phục vụ SX PX Đông thôn
T06/2013
Trang 25
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
CÔNG TY CP SX VÀ TM LAM SƠN Biểu số 02
Phường Đông Sơn - Bỉm Sơn - Thanh Hoá
PHIẾU XUẤT KHO
Người lập phiếu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ kho
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trong phiều này đơn giá và giá trị vật tư xuất dùng phần mềm kế toán tự tính theo giá bình quân gia quyền tháng (khi kế toán vật tư dùng lệnh chạy giá trung bình tháng kho vật tư) Căn cứ vào sổ theo dõi NVL chính xuất dùng T06/2013 của
PX Đông thôn, kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán Máy tự tính giá xuất kho theo đơn giá thực tế bình quân và giá trị vật tư xuất dùng (đã được cài đặt sẵn khi cuối tháng dùng lệnh chạy giá bình quân tháng) Theo chương trình cài đặt sẵn, phần mềm tự chuyển số liệu vào nhật ký chung, các sổ chi tiết: TK 621, 152; thẻ kho và các bảng kê, bảng tổng hợp xuất
Giá thực tế xuất kho được máy tự tính theo phương pháp đơn giá thực tế bình quân gia quyền
Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân
Sè: 16/06
Sè liªn: 3
Trang 26
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Cụ thể, trong T06/2013 tại PX Đông thôn ta có:
- Số liệu đất thực tế tồn kho đầu T06/2013 là:
- Số lượng đất xuất dùng trong tháng 06/2013: 5.146.09m3
Vậy giá trị đất thực tế xuất kho là : 5.146,1 x 36.653,98 = 188.625.060 (đ)
* Kế toán chi tiết chi phí nhân công trực tiếp:
Hàng ngày, nhân viên phòng thống kê phân xưởng có nhiệm vụ theo dõi sản phẩm hoàn thành, thời gian SX từng tổ công nhân, nhân viên rồi ghi vào sổ theo dõi định kỳ Cuối tháng nhân viên thống kê phân xưởng có trách nhiệm gửi bảng chấm công Các chứng từ xác nhận công, báo cáo tình hình SX và các chứng từ khác liên quan lên phòng tổ chức lao động để kiểm tra đối chiếu, phê duyệt Sau đó chuyển về phân xưởng để nhân viên thống kê phân xưởng tính lương cho từng người Cách tính lương như sau:
Lương của 1 công nhân = Số công hưởng lương SP x Lương SP của 1 công nhân
Trang 27
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
Tổng tiền lương SP của tổ
Trong đó: Lương SP của 1 CN =
Tổng số công của cả tổ
Ví dụ: Lương sản phẩm của ông Trần Văn Tăng: 25 (công) x 31.500đ = 787.500đ
Số tiền này được điền vào bảng thanh toán lương, cột lương sản phẩm dòng Trần Văn Tăng
Lương lễ (phép, hội họp, học tập) = Lương cấp bậc (26ngày) x Số công được hưởng
Ví dụ:
Tính lương lễ 2/9 của CN Trần Văn Tăng = 1,96 x 290.000 x 1c = 21.862đ
26 ngày
Tiền phụ cấp trách nhiệm = Lương cấp bậc x Mức phu cấp được hưởng
Tiền phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng = Lương cấp bậc x Mức phụ cấp được hưởng
Ví dụ: Tiền phụ cấp trách nhiệm của Trần Văn Tăng:
(1,96 x 290.000) x 0,12 = 68.208đ
Tiền ca ba, độc hại được tính căn cứ vào số công được hưởng x Tiền định mức của 1 Công ty do Công ty quy định (được tính ngoài không đưa vào bảng lương)
Ví dụ: Tính lương độc hại CN Trần Văn Tăng: 25c x 1.100đ = 27.500đ
Các số liệu tiền lương sản phẩm, lương nghỉ phép, phụ cấp trách nhiệm trên được nhân viên thống ke phân xưởng vào bảng thanh toán lương ở dòng Trần Văn Tăng, tại các cột tương ứng
Bảng thanh toán lương được lập cho từng tổ, bộ phận Đối với phân xưởng SX, bảng thanh toán lương sẽ tính lương của công nhân trực tiếp SX và nhân viên quản lý phân xưởng
Lươn phải trả CNV thực trong kỳ = (Lương sản phẩm + Lương nghỉ phép + Lương lễ tết + Phụ cấp khác + ) – (Tạm ứng lương kỳ I + Các khoản phải khấu trừ)
* Đối với lương sản phẩm: Được phân bổ trực tiếp theo tiêu thức phân bổ là khối lượng
sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Lương phải trả cho CNTT SX SP i = Số SP i h/thành trong kỳ x Đơn giá lương SP i h/ thành
Tại các phân xưởng SX, một tổ công nhân có thể đảm nhiệm SX nhiều loại sản phẩm khác nhau, nên phải tính lương theo từng loại sản phẩm h/thành của từng phân xưởng và cộng tổng số lương cho tổng số sản phẩm QTC h/thành trong tháng
Cụ thể: Tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX gạch R60 trong tháng 06/2013 như sau:
Trang 28
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
+ Số lượng thành phẩm gạch R60 nhập kho: 2.392.274 viên
+ Đơn giá lương sản phẩm gạch R60: 41.800đ/1000viên
+ Số lượng chênh lệch BTP gạch R60 ckỳ - đk: 905.000 viên
+ Đơn giá lương BTP gạch R60: 13.3000đ/1000viên
Lương sản phẩm phải trả cho CN SX gạch R60 là:
* Đối với lương lễ phép và các khoản lương khác: Căn cứ vào số liệu phát sinh tại
dòng tổng cộng của từng phân xưởng trong bảng phân bổ tiền lương để phân bổ chi phí cho từng PX
Công ty SX nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó phải có một loại sản phẩm chuẩn Theo quy định của Công ty sản phẩm gạch R60 là sản phẩm có hệ số là 1, từ đó căn cứ vào
hệ số quy tiêu chuẩn (QTC) của các sản phẩm khác để quy về sản phẩm chuẩn (Được thể hiện ở bảng quy định về hệ số QTC cho các loại sản phẩm gạch ngói)
Cụ thể: Tại phân xưởng Đông thôn có số liệu SX sản phẩm gạch xây 6 lỗ (R150) tháng 06/2013 như sau:
+ Gạch xây R150: 119.806 viên
+ Hệ số QTC của gạch R150 là: 2,2
Vậy số lượng R150 QTC SX trong tháng 06/2013 là: 119.806 x 2,2 = 263.573 viên QTC
Cũng tính tương tự đối với các sản phẩm khác, kết quả tổng số sản phẩm QTC SX tại phân xưởng Đông thôn tháng 06/2013 là: 3.566.789 viên QTC
Căn cứ vào bảng thanh toán lương; bảng tổng hợp, phân bổ tiền lương của các phân xưởng và của bộ phận Cơ quan - phục vụ; kế toán tiền lương Công ty tổng hợp trên bảng tổng hợp và bảng phân bổ tiền lương toàn Công ty
Cụ thể, trích bảng phân bổ tiền lương toàn Công ty tháng 06/2013:
Trang 29
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
* Tính BHXH, BHYT và KPCĐ:
- Đối với BHXH, BHYT trừ vào lương của CNV:
BHXH = 5%, BHYT 1% tiền lương cơ bản tính từ trên bảng thanh toán lương theo quy định Số liệu để tính là sổ đăng ký danh sách CB CNV tham gia đóng BHXH của Công
ty đã ký với BHXH tỉnh Thanh Hoá tại thời điểm gần nhất
Công việc tính toán này do Thống kê phân xưởng tính (đối với lương phân xưởng)
và kế toán tiền lương (đối với bộ phận Cơ quan - phục vụ)
- Đổi với BHXH, BHTY, KPCĐ trích tính vào giá thành hàng tháng:
Công việc này do kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ đăng ký danh sách CB CNV tham gia đóng BHXH của Công ty đã ký với BHXH tỉnh Thanh Hoá (đôí với BHXH, BHYT);
căn cứ tiền lương thực tế hàng tháng của các phân xưởng, bộ phận (đối với KPCĐ) để lập bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ trích và phân bổ cho các bộ phận vào chi phí hàng
TỔNG CÔNG TY THỦY TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH
Trang 30
B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp
tháng với tỷ lệ trích theo quy định hiện hành (như đã nêu ở phần nội dung chi phí nhân công)
Căn cứ số liệu bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ kế
toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 06/2013 (Biểu số 03 ở trên).
Kế toán nhập dữ liệu vào máy (tương tự như nhập dữ liệu cho tài khoản 621)
Sau khi đã lưu số liệu vào máy, phần mềm kế toán tự động chuyển dữ liệu vào nhật ký chung, sổ chi tiết các tài khoản 622, 334, 38
* Kế toán chi tiết chi phí SX chung:
Chi phí SX chung của Công ty được theo dõi chi tiết thành các khoản mục của từng phân xưởng
- Chi phí nhân viên phân xưởng:
Chi phí nhân viên phân xưởng gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng
Công thức tính lương của nhân viên phân xưởng:
Tiền lương thanh
Trình tự tập hợp số liệu, chứng từ chi phí nhân viên phân xưởng cũng tương
tự với bộ phận chi phí nhân công trực tiếp
Từ bảng tổng hợp nhập kho thành phẩm phân xưởng Đông thôn T06/2013 ta xác định được số lượng từng loại sản phẩm nhập kho
TỔNG CÔNG TY THỦY TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Lam Sơn
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP KHO THÀNH PHẨM (PX ĐÔNG THÔN)
Trang 31bộ phận quản lý phân xưởng tính ra được:
+ Tổng quỹ tiền lương của nhân viên phân xưởng là: 16.434.000đ
+ BHXH, BHYT (17%) trích vào chi phí: 2.600.000đ
+ KPCĐ (2%) trích vào chi phí: 561.083đ
Căn cứ bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán nhập dữ liệu vào phần mềm máy tính Phần mềm kế toán tự động chuyển dữ liệu vào nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản 6271, 334, 338
- Chi phí vật liệu phân xưởng:
Việc hạch toán chi phí vật liệu ở phân xưởng cũng tương tự như hạch toán chi phí NVL trực tiếp Căn cứ vào sổ theo dõi vật tư xuất, phiếu xuất kho kế toán sẽ nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán máy Phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu vào nhật ký chung, sổ chi tiết TK 6272, 152
- Chi phí phí công cụ dụng cụ: