1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng tư liệu viễn thám cho mục đích thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh đắk lắk

132 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng Tư Liệu Viễn Thám Cho Mục Đích Thành Lập Bản Đồ Cảnh Quan Tỉnh Đắk Lắk
Tác giả Phan Văn Phú
Người hướng dẫn TSKH. Phạm Hoàng Hải
Trường học Đại học Sư phạm Hà Nội
Thể loại luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 15,55 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (7)
  • 2. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài (8)
    • 2.1. Mục đích của đề tài (8)
    • 2.2. Nhiệm vụ của đề tài (8)
    • 2.3. Giới hạn của đề tài (8)
  • 3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (9)
    • 3.1. Phương pháp luận (9)
      • 3.1.1. Quan điểm tổng hợp (9)
      • 3.1.2. Quan điểm hệ thống (9)
      • 3.1.3. Quan điểm lãnh thổ (10)
      • 3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững (10)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (11)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí, thống kê số liệu, tài liệu (11)
      • 3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa (11)
      • 3.2.3. Phương pháp phỏng vấn điều tra (12)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá (12)
      • 3.2.5. Phương pháp biểu đồ, bản đồ và Hệ thông tin địa lí (GIS) (12)
      • 3.2.6. Phương pháp toán học (13)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẢNH QUAN VÀ CẤU TRÚC - CHỨC NĂNG CẢNH QUAN (14)
    • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan (14)
      • 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cảnh quan và đánh giá cảnh quan (14)
        • 1.1.1.1. Trên thế giới (14)
        • 1.1.1.2. Ở Việt Nam (16)
      • 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về địa lí tổng hợp Đắk Lắk (18)
    • 1.2. Cơ sở lí luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan (20)
      • 1.2.1. Khái niệm cảnh quan (20)
      • 1.2.2. Cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan (23)
        • 1.2.2.1. Cấu trúc cảnh quan (23)
        • 1.2.2.2. Chức năng – động lực cảnh quan (31)
  • CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỰ NHIÊN TỈNH ĐẮK LẮK (33)
    • 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, kinh tế xã hội - nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Đắk Lắk (33)
      • 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (34)
        • 2.1.1.1. Đặc điểm địa chất (34)
        • 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình (35)
        • 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu (38)
        • 2.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn (40)
        • 2.1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng (43)
        • 2.1.1.6. Đặc điểm thảm thực vật (48)
        • 2.1.1.7. Đánh giá chung về vai trò thành tạo cảnh quan của các nhân tố tự nhiên (50)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (50)
        • 2.1.2.1. Dân cư, dân tộc - chủ thể tác động biến đổi các cảnh quan tự nhiên (50)
        • 2.1.2.2. Các loại hình hoạt động nhân sinh trong tỉnh (52)
        • 2.1.2.3. Đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên của tỉnh (56)
    • 2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Đắk Lắk (60)
      • 2.2.1. Tổng quan hệ thống phân loại cảnh quan trên thế giới và Việt Nam (60)
        • 2.2.1.1. Nguyên tắc chung (60)
        • 2.2.1.2. Hệ thống phân loại cảnh quan trên thế giới (62)
        • 2.2.1.3. Hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả Việt Nam (66)
      • 2.2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan Đắk Lắk (70)
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CẢNH QUAN ĐẮK LẮK PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP (75)
    • 3.1. Phân tích cảnh quan Đắk Lắk (75)
      • 3.1.1. Đặc điểm cấu trúc - chức năng (75)
        • 3.1.1.1. Lớp và phụ lớp cảnh quan (75)
        • 3.1.1.2. Kiểu và phụ kiểu cảnh quan (80)
        • 3.1.1.3. Loại và nhóm loại cảnh quan (81)
      • 3.1.2. Đặc điểm động lực (91)
        • 3.1.2.1. Lớp cảnh quan núi (93)
        • 3.1.2.2. Lớp cảnh quan bán bình nguyên (98)
        • 3.1.2.3. Lớp cảnh quan đồng bằng - phụ lớp đồng bằng giữa núi (100)
    • 3.2. Định hướng phát triển nông lâm nghiệp Đắk Lắk đến 2020 (102)
      • 3.2.1. Khái quát về quan điểm, mục tiêu quy hoạch tỉnh Đắk Lắk đến 2020 (102)
        • 3.2.1.1. Quan điểm phát triển (102)
        • 3.2.1.2. Các mục tiêu chủ yếu (103)
      • 3.2.2. Quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp và kinh tế nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến 2020 trên cơ sở phân tích cảnh quan (0)
        • 3.2.2.1. Mục tiêu chung (106)
        • 3.2.2.2. Định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến 2020 (108)
    • 1. Kết luận (116)
    • 2. Kiến nghị (118)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (120)

Nội dung

Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài

Mục đích của đề tài

Dùng phương pháp tiếp cận địa lí tổng hợp để nghiên cứu làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên, tài nguyên cho mục đích định hướng tổ chức không gian phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk trên quan điểm phát triển bền vững.

Nhiệm vụ của đề tài

 Nghiên cứu những vấn đề lí luận về cảnh quan của sử dụng tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, lí luận về phát triển bền vững.

 Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1/100.000 nhằm phản ánh quy luật phân hoá tự nhiên, cấu trúc cảnh quan khu vực nghiên cứu

 Phân tích cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan cho mục đích bố trí hợp lí không gian lãnh thổ các ngành nông - lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk

 Đề xuất định hướng và các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk.

Giới hạn của đề tài

 Về mặt không gian : Được giới hạn trong lãnh thổ tỉnh Đắk Lắk.

 Trên cơ sở các quan điểm tiếp cận hệ thống và tiếp cận sinh thái cảnh quan, đề tài tiến hành phân tích cấu trúc các cảnh quan tự nhiên, lãnh thổ nghiên cứu.

 Trên cơ sở kết quả phân tích cảnh quan và quan điểm phát triển bền vững nhằm đề xuất định hướng phát triển về tổ chức lãnh thổ một số ngành kinh tế : nông nghiệp và lâm nghiệp.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Khoa học địa lí nói chung và cảnh quan học nói riêng đều là những khoa học tổng hợp, luôn nghiên cứu và xem xét một cách toàn diện những vấn đề có liên quan đến nội dung và lãnh thổ nghiên cứu Có quán triệt quan điểm tổng hợp thì nhà địa lí mới thoát khỏi tình trạng nghiên cứu phiến diện, dẫn đến những sai lầm không đáng có.

Chính vì thế, khi tiến hành phân tích cấu trúc, chức năng cảnh quan Đắk Lắk thì cần xem xét đầy đủ không chỉ các thành phần tự nhiên mà còn cả các thành phần kinh tế - xã hội của lãnh thổ ; không chỉ nghiên cứu cấu trúc cảnh quan mà còn phải phân tích chức năng - động lực cảnh quan ; không chỉ căn cứ đơn thuần vào các yếu tố khách quan mà còn phải dựa vào những nhân tố chủ quan để đưa ra kết luận cuối cùng Có như vậy mới đảm bảo được nhiệm vụ ứng dụng thực tiễn của đề tài.

Dưới con mắt của các nhà cảnh quan học thì đối tượng nghiên cứu của địa lí tự nhiên là các hệ địa sinh thái, đó là sự cụ thể hoá quan điểm hệ thống nói chung vào việc nghiên cứu môi trường tự nhiên Hệ địa sinh thái là một hệ thống động lực hở tự điều chỉnh, có ranh giới xác định và có sự thống nhất biện chứng giữa các thành phần cấu tạo và các đơn vị cấu tạo.

Hệ địa sinh thái Đắk Lắk cũng vậy, cũng là một hệ thống động lực, có khả năng thay đổi trạng thái theo thời gian cho nên cần phải nghiên cứu trong một khoảng thời gian phù hợp Mặt khác, giữa hệ địa sinh thái Đắk Lắk với các hệ thống khác luôn có mối quan hệ qua lại với nhau, và đó là những mối quan hệ cần được quan tâm đúng mức khi tiến hành phân tích, đánh giá và vạch ranh giới của các đơn vị cảnh quan.

3.1.3 Quan điểm lãnh thổ Để nghiên cứu thành công thì cần phải xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu vừa rõ ràng, vừa phù hợp với khả năng và điều kiện hiện có Chính vì thế cần phải xác định ngay từ đầu lãnh thổ nghiên cứu Và khi đã xác định được phạm vi lãnh thổ thì cần tập trung nghiên cứu chỉ trong phạm vi ấy và kết quả nghiên cứu cũng chỉ được phản ánh lãnh thổ đó.

Nói như vậy không có nghĩa bỏ qua quan điểm hệ thống Ranh giới Đắk Lắk chỉ là ranh giới hành chính, còn nghiên cứu cảnh quan là phải tìm hiểu chủ yếu về ranh giới tự nhiên, cho nên ta vẫn cứ tiến hành nghiên cứu theo các ranh giới tự nhiên, sau đó ta sẽ dùng ranh giới hành chính để cắt bỏ những phần lãnh thổ nằm ngoài phạm vi của Đắk Lắk Như thế ta sẽ vừa đảm bảo được quan điểm hệ thống, vừa đảm bảo được quan điểm lãnh thổ.

3.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai Đây là quan điểm thể hiện xuyên suốt trong hầu hết các kế hoạch phát triển của quốc gia hay của lãnh thổ.

Khi tiến hành nghiên cứu cảnh quan Đắk Lắk nhằm phục vụ mục đích phát triển nông – lâm nghiệp của tỉnh thì các hướng đề xuất đó phải đảm bảo tối ưu về ba phương diện : kinh tế - xã hội - môi trường Điều này rất quan trọng vì hiện tại công tác bảo vệ môi trường của tỉnh đang gặp nhiều trở ngại trong khi nền kinh tế – xã hội chưa thật ổn định Vì thế nếu có các phương án đề xuất thích hợp thì sẽ tạo nên động lực rất lớn cho sự phát triển của tỉnh trong tương lai.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập, xử lí, thống kê số liệu, tài liệu

Phương pháp này được sử dụng ngay sau khi đã xác định được hướng nghiên cứu của đề tài Đây là một bước không thể thiếu trong bất cứ đề tài nghiên cứu nào vì nó sẽ giúp cho đề tài mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn Những tài liệu thu thập được phải mang tính chính xác, đầy đủ, cập nhật, có đủ cả bản đồ, số liệu thống kê, và các tài liệu văn bản Hơn nữa, không chỉ lấy các số liệu, tài liệu của một năm mà phải nhiều năm, thậm chí là một khoảng thời gian Khi thu thập có thể lấy từ nhiều nguồn để so sánh Thu thập xong thì cần tiến hành sắp xếp theo các loại tài liệu và sắp xếp theo thứ tự thời gian.

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lí Muốn nghiên cứu một nơi nào thì ta cần đến tận nơi khảo sát, tìm hiểu những đặc điểm của lãnh thổ, từ đó mới biết được lãnh thổ đã có và đang cần những gì Khi khảo sát thực địa, ta không cần phải đi tất cả các nơi trong toàn bộ lãnh thổ nghiên cứu mà chỉ cần đi theo những tuyến, điểm nổi bật và thể hiện rõ những nội dung nghiên cứu.

Khi khảo sát ở Đắk Lắk, tuyến - điểm nghiên cứu được lựa chọn là :

Sơ đồ tuyến - điểm khảo sát tỉnh Đắk Lắk

Trong quá trình khảo sát, những công việc đã thực hiện bao gồm : đối chiếu những tài liệu trên văn bản và tình hình thực tế ; phân biệt sự khác nhau giữa các đơn vị lãnh thổ để thành lập bản đồ các đơn vị cảnh quan ; chụp ảnh.

3.2.3 Phương pháp phỏng vấn điều tra

Trong quá trình tìm hiểu địa phương, ta sẽ gặp nhiều khúc mắc khi áp dụng các kiến thức đã học để nhận biết thực tiễn lãnh thổ Vì vậy, cần thiết phải có những cuộc trao đổi, hỏi thăm những người đã định cư lâu dài tại địa phương. Thực chất đây là phương pháp tìm hiểu tình hình địa phương thông qua các buổi tiếp xúc với người dân Cách điều tra này có thể đơn giản là những câu hỏi, những buổi nói chuyện ; phức tạp hơn là việc xây dựng các phiếu điều tra chi tiết Đề tài này chỉ sử dụng cách đơn giản để thu thập thông tin từ người dân địa phương và những người thân trong gia đình Các thông tin thu được sử dụng chủ yếu trong các phần 1.1.2 và 2.1 của luận văn.

3.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá

Phân tích, tổng hợp, đánh giá là ba phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu Trong ba phương pháp này thì được sử dụng trước hết là phương pháp phân tích để chia tách, mổ xẻ vấn đề nhằm nghiên cứu cặn kẽ từng vấn đề, cho ra từng kết quả riêng biệt Sau đó phải sử dụng phương pháp tổng hợp để xem xét tất cả những vấn đề, những kết quả riêng biệt đã phân tích rồi đưa ra kết luận chung Cuối cùng, phương pháp đánh giá được dùng để nhận xét và đề xuất các phương án sử dụng hợp lí lãnh thổ Nhóm phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở các mục 2.2 ; 3.2 và 3.3 của luận văn.

3.2.5 Phương pháp biểu đồ, bản đồ và Hệ thông tin địa lí (GIS)

Xây dựng biểu đồ, bản đồ là quá trình chuyển từ ngôn ngữ viết sang các mô hình không gian và thời gian, thể hiện rõ ràng các mối liên hệ giữa các đối tượng với nhau Các biểu đồ, bản đồ sẽ làm tăng khả năng biểu đạt của ngôn ngữ, đóng góp đáng kể vào sự thành công của đề tài Xây dựng bản đồ, biểu đồ hiện nay đã trở nên thuận lợi hơn rất nhiều nhờ máy vi tính và hệ thông tin địa lí Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong một số mục nhỏ của chương 2, trong thành lập bản đồ cảnh quan và định hướng sử dụng đất.

Phương pháp toán học góp phần quan trọng giúp cho địa lí học ngày càng mang tính định lượng một cách rõ nét Thông qua các công thức và các mô hình toán học, phương pháp này sẽ giúp cho quá trình định tính của địa lí học được chính xác, khoa học và tin cậy hơn Trong đề tài, phương pháp này được sử dụng khi thống kê các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội Đắk Lắk và xây dựng các mô hình, sơ đồ và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan.

4 Dự kiến các kết quả nghiên cứu

 Xây dựng hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan Đắk Lắk tỉ lệ 1/100.000.

 Phân tích cấu trúc các cảnh quan tự nhiên tỉnh Đắk Lắk.

 Đề xuất định hướng và các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk một cách bền vững.

5 Nét mới của đề tài Đây có thể coi là đề tài đầu tiên nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk trên quan điểm địa lí tổng hợp nhằm đánh giá và đưa ra các phương án phát triển bền vững lãnh thổ.

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CẢNH QUAN VÀ CẤU TRÚC - CHỨC NĂNG CẢNH QUAN

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.1.1 Tình hình nghiên cứu cảnh quan và đánh giá cảnh quan

1.1.1.1 Trên thế giới Đối với lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và phân tích, đánh giá cảnh quan để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội thì từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau Trước hết phải nói đến là những công trình của các nhà cảnh quan học Nga và một số nước thuộc Liên Xô trước đây Học thuyết về cảnh quan được sáng lập ra bởi nhà bác học Nga L.S Berg với tiền đề là học thuyết của V.V Dokutsaev về địa tổng thể và các đới thiên nhiên Năm 1913, L.S Berg đã đưa khái niệm cảnh quan vào trong địa lí học và ông cho rằng chính cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của địa lí học Đến năm 1931, L.S Berg công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa lí Liên Xô” (tập 1) - công trình nổi tiếng là cơ sở để hoàn thiện lí luận cảnh quan. Năm 1963, Annhenxkaia và nhiều người khác (nnk) đã trình bày rõ cách phân chia các đơn vị cảnh quan trong tuyển tập “Cảnh quan học” Năm 1967, F.N. Milkov đề cập đến các tổng thể thiên nhiên trên Trái Đất với tên gọi là các “tổng thể cộng sinh” mà sau đó D.L Armand gọi là “địa hệ” trong công trình “Khoa học về cảnh quan” (1975) “Khoa học về cảnh quan” là một loạt tiểu luận về các đề tài lí thuyết và phương pháp được sắp xếp theo một trình tự lôgic rõ ràng.

Một nhà cảnh quan tiêu biểu khác của Nga là A.G Isachenko với nhiều công trình có giá trị Năm 1961, ông đã hoàn thành công trình “Bản đồ cảnh quan Liên Xô, tỉ lệ 1 : 4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu cảnh quan”.

Năm 1969, ông cho ra đời tác phẩm “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên”, trong đó ông đã trình bày những cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong phân vùng địa lí tự nhiên 5 năm sau (1974), ông cùng với A.A. Shliapnikov công bố công trình “Về những nội dung của bản đồ cảnh quan địa lí” Năm 1976, ông tiếp tục xuất bản cuốn “Cảnh quan học ứng dụng” - công trình thể hiện tầm nhìn và khả năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy bén của ông khi đưa quan điểm ứng dụng vào cảnh quan học Những năm sau, một loạt các công trình về cảnh quan ứng dụng cũng được hoàn thành như : “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch vùng” (E.M Rakovskaia, I.R Dorphman -

1980) ; “Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ” (M Ruzichka, M Miklas - 1980).

Nghiên cứu mối quan hệ giữa cảnh quan học với các ngành khoa học khác cũng có nhiều đại diện xuất sắc Trước hết phải kể đến B.B Polưnov - người sáng lập môn địa hoá học cảnh quan vào thập niên 40 của thế kỉ XX tại Liên Xô, mà sau đó, công trình cùng tên “Địa hoá học cảnh quan” cũng được công bố bởi A.I Perelman Trong cuốn sách này, A.I Perelman đã thể hiện một phương pháp nghiên cứu mới - nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm địa hoá Sau đó, tiếp tục có thêm một hướng nghiên cứu cảnh quan khác trên quan điểm địa vật lí được biết đến qua công trình “Địa vật lí cảnh quan” do tập thể các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô công bố với I.P Geraximov làm chủ biên.

Tiếp sau các tác giả của Nga và Liên Xô là một số tác giả theo trường phái cảnh quan của Anh, Mĩ, Pháp, Đức với một vài khác biệt trong hướng nghiên cứu Trong đó đáng chú ý có hướng nghiên cứu địa sinh thái cảnh quan Đây là sự kết hợp lí thuyết địa sinh thái với cảnh quan học mà vào năm 1973, GunterHaase và Raft Schmidt - hai nhà cảnh quan học của Đức đã sử dụng để nghiên cứu cảnh quan và thành lập bản đồ nông nghiệp ở Cộng hoà dân chủ Đức (cũ).Tuy vậy, hướng nghiên cứu này xuất hiện trước tiên ở Pháp với đại diện tiêu biểu là G Bertran qua công trình “Phong cảnh địa lí tự nhiên toàn cầu” (1968).

Theo Bertran, địa lí học tiến triển theo hướng sinh quần học, còn phong cảnh là một bộ phận sinh thái có thể nhận thấy được của cảnh quan Chính vì thế mà ở Pháp, thuật ngữ “phong cảnh” được sử dụng thay cho thuật ngữ “cảnh quan”.

Quá trình nghiên cứu cảnh quan của nước ta tuy mới chỉ diễn ra trong hơn nửa thập kỉ gần đây nhưng cũng đã có các tác giả để lại nhiều công trình giá trị. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập Năm

1963, các ông công bố tác phẩm “Địa lí tự nhiên Việt Nam”, trong đó trình bày rõ về các nguyên tắc cơ bản của phân vùng cảnh quan và áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam Cũng trong năm đó, đã có nhiều bài báo nghiên cứu về vấn đề phân vùng địa lí tự nhiên, ví dụ như : “Cơ sở lí luận của phân vùng địa lí tự nhiên” (Nguyễn Đức Chính, V.G Zavrie) ; “Về vấn đề xác định nội dung các danh từ dùng để chỉ các đơn vị phân vị cơ bản trong phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp tỉ lệ khác nhau” (V.G Zavrie, Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập) ; “Phương pháp luận và phương pháp phân vùng địa lí tổng hợp tỉ lệ trung bình (V.G Zavrie, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Văn Nhưng) Đến năm 1976, Vũ Tự Lập với sự giúp đỡ của E.M Murzaev và V.G Zavriev đã hoàn thành công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam” - được xem là một công trình tổng hợp hết sức công phu có giá trị học thuật lớn lao đối với khoa học địa lí Việt Nam hiện đại.

Ngoài ra, công tác phân vùng còn được tiến hành bởi Tổ phân vùng địa lí tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học và kĩ thuật Nhà nước, với tác phẩm “Phân vùng địa lí tự nhiên lãnh thổ Việt Nam” (1970) Đến 1998, Nguyễn Văn Nhưng vàNguyễn Văn Vinh công bố cuốn “Phân vùng địa lí tự nhiên đất liền, đảo - biểnViệt Nam và lân cận” Mặc dù có khá nhiều quan điểm phân vùng khác nhau nhưng các tài liệu này đã cung cấp cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp của các thế hệ sau được tiến hành thuận lợi hơn. Đối với hướng nghiên cứu địa hoá và sinh thái cảnh quan thì ở Việt Nam, tuy ra đời muộn hơn các nước phương Tây nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, tiêu biểu là Nguyễn Văn Vinh Năm 1983, ông có bài “Những yếu tố chính cấu thành cảnh quan địa hoá Việt Nam” - chứng tỏ sự có mặt của hướng nghiên cứu địa hoá trong cảnh quan tại Việt Nam Tiếp đó, tại Hội thảo về cảnh quan sinh thái (Hà Nội - 1992), ông và Nguyễn Thành Long đánh dấu sự mở đầu hướng nghiên cứu sinh thái trong cảnh quan học Việt Nam với bài “Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu cảnh quan” Năm 1994, ông và Huỳnh Nhung hoàn thành “Quan niệm về cảnh quan, hệ sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan” - làm rõ hơn mối quan hệ giữa cảnh quan và sinh thái học Cũng năm này, ông và Nguyễn Văn Nhưng báo cáo về “Chu trình vật chất, trao đổi năng lượng trong một số cảnh quan Việt Nam” - cho thấy quan điểm sinh thái được vận dụng linh hoạt hơn trong nghiên cứu cảnh quan Việt Nam.

Ngoài các hướng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rất nhanh các hướng nghiên cứu cảnh quan có ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin Có thể kể đến là Nguyễn Thành Long với công trình “Nghiên cứu cảnh quan Tây Nguyên trên cơ sở ảnh vệ tinh Landsat” (1987) ; Phạm Hoàng Hải và nhiều người khác với công trình “Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1 : 200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” (1990) ; Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Cẩm Vân với “Thành lập bản đồ cảnh quan đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1 : 250.000 bằng tư liệu viễn thám” (1992).

Một trong những hướng nghiên cứu được tiến hành rất mạnh thời gian gần đây là hướng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền vững lãnh thổ, mà tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải Năm 1988,ông hoàn thành công trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ” Kế đến vào năm 1990, trong Chương trình 48B, ông cùng Nguyễn Trọng Tiến và nnk đã tiến hành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm” Năm 1993, ông cùng Nguyễn Thượng Hùng thực hiện “Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên Tây Nguyên” Vào 1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố

“Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” của ông cùng Nguyễn Thượng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh - công trình được đánh giá cao bởi những miêu tả chi tiết các quy luật và đặc trưng của các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống phân loại tương đối thống nhất cho toàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng cảnh quan riêng biệt ; đồng thời công trình cũng đề cập một cách khá đầy đủ, sâu sắc những biến đổi của tự nhiên nói chung và cảnh quan nói riêng dưới tác động của con người, từ đó đưa ra các giải pháp, các hướng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Ngoài ra còn có thể kể đến một số công trình khác được thực hiện ở các vùng, miền của đất nước và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của cảnh quan học, như : Đoàn Ngọc Nam với “Các thể tổng hợp địa lí tự nhiên trong cấu trúc cảnh quan ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và hướng cải tạo chúng, phục vụ phát triển nông nghiệp” (1991) ; Nguyễn Thế Thôn với

“Tổng luận phân tích nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế” (1993) và “Tổng luận phân tích những vấn đề cảnh quan sinh thái ứng dụng trong quy hoạch và quản lí môi trường” (1995) ; Trần Văn Thành với “Phân vùng địa sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười” (1993). Đó là chưa nói đến một loạt các bản đồ cảnh quan và đánh giá cảnh quan đã được các nhà cảnh quan học và các nhà địa lí tổng hợp xây dựng nên trong hơn

30 năm qua, giúp cho lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan của nước ta ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về địa lí tổng hợp Đắk Lắk

Quá trình nghiên cứu địa lí tổng hợp của Đắk Lắk chủ yếu được bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay Năm 1990, Nguyễn Trần Cầu, Nguyễn Văn Vinh và nnk đã hoàn thành đề tài “Sử dụng tư liệu viễn thám cho mục đích thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Đắk Lắk” Trong luận án tiến sĩ của mình, Nguyễn Xuân Độ đã tiến hành “Nghiên cứu - đánh giá các điều kiện địa lí phục vụ phát triển cây công nghiệp dài ngày tỉnh Đắk Lắk” - công trình tuy không dựa vào các quan điểm của cảnh quan học nhưng cũng thể hiện quan điểm tổng hợp khi nghiên cứu các điều kiện phát triển cây cà phê của tỉnh Từ 1997 - 1999, sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Đắk Lắk đã thực hiện “Xây dựng hệ thống thông tin địa lí, phục vụ công tác quản lí tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường tỉnh Đắk Lắk” - dự án tạo ra một tập cơ sở dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk, có khả năng cập nhật, chỉnh sửa theo không gian và thời gian, đồng thời đưa ra các phương án tối ưu theo từng ứng dụng cụ thể bằng phương pháp chồng xếp các lớp thông tin để tạo ra các bản đồ chuyên đề, mà cụ thể là đã tạo ra 16 lớp bản đồ chuyên đề tỉ lệ 1/50.000, gồm cả bản đồ các thành phần tự nhiên và các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội.

Cơ sở lí luận và phương pháp luận nghiên cứu cảnh quan

“Cảnh quan” là thuật ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Đức - “landschaft”, với nghĩa là nước, miền, địa phương, khu vực, đã bắt đầu được sử dụng trong các sách vở địa lí từ năm 1805 Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thì nền móng của cảnh quan học mới được xây dựng trong các công trình nghiên cứu về bề mặt Trái Đất của các nhà địa lí kinh điển Nga, Đức, Anh, Mĩ, Pháp.

Trong quá trình phát triển của cảnh quan học, đã có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm, học thuyết khác nhau về cảnh quan, thể hiện qua hàng loạt các định nghĩa về cảnh quan với nội dung và cách diễn đạt không giống nhau Có thể gộp các định nghĩa ấy vào ba nhóm quan niệm cơ bản như sau :

 Quan niệm coi cảnh quan là một khái niệm chung đồng nghĩa với tổng thể thiên nhiên ở các cấp phân vị khác nhau.

Người đầu tiên hiểu khái niệm cảnh quan theo nghĩa này là S.S Neustruev.Ông cho rằng, “Cảnh quan là tổng thể gồm có những vật thể và những hiện tượng tự nhiên phụ thuộc lẫn nhau, liên quan với nhau và thể hiện dưới dạng thể tổng hợp địa lí ở các cấp phân vị khác nhau, có lịch sử hình thành khác nhau và có quá trình phát triển không ngừng” Ủng hộ quan điểm này có D.L Armand, Y.K Eftromov, V.I Prokaev, E.N Lukasov,…

D.L Armand quan niệm cảnh quan là khái niệm chung để gọi các tổng thể tự nhiên lớn, nhỏ như cảnh quan Trái Đất, cảnh quan lục địa, cảnh quan đồng cỏ,

… Thuật ngữ cảnh quan không những có thể dùng cho bất kì đơn vị phân loại nào như cảnh quan bán đảo, cảnh quan các khiên cổ,… mà còn dùng theo ý nghĩa chung giống như khái niệm đất đai, khí hậu,…

 Quan niệm coi cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét về những biến đổi do tác động của con người.

Theo cách hiểu này thì cảnh quan là một trong những đơn vị thấp nhất trong hệ thống phân vùng tổng hợp Tiêu biểu theo xu hướng này là A.A Grygoryev, S.V Kalesnik, N.A Soltsev, A.G Isachenko, Vũ Tự Lập,…

S.V Kalesnik quan niệm “Cảnh quan địa lí là một bộ phận nhỏ của bề mặt định tính khác hẳn với các bộ phận khác được bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và một sự tập hợp có quy luật và thống nhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng lớn và có quan hệ không tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lí” Qua đó Kalesnik cho thấy một cảnh quan bất kì phải được coi như là kết quả của sự phát triển và phân dị của lớp vỏ cảnh quan.

N.A Soltsev dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu thực địa nhiều năm đã đưa ra định nghĩa : “Cảnh quan địa lí là một tổng thể lãnh thổ tự nhiên đồng nhất về mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, có một kiểu địa hình, có một khí hậu đồng nhất, và bao gồm một tập hợp dạng địa lí chủ yếu và thứ yếu liên kết với nhau về mặt động lực và lặp lại một cách có quy luật trong không gian, tập hợp này chỉ thuộc riêng cho cảnh địa lí đó” Định nghĩa này tuy tương đối rõ ràng, cụ thể, xác định được cấu trúc cảnh quan, nhưng chưa thể hiện được mối tương quan giữa các hợp phần thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật ; chưa nói đến quan hệ giữa cấp cảnh với cấp lớn hơn.

Theo A.G Isachenko, “Cảnh quan địa lí là một bộ phận được tách ra trong quá trình phát sinh của một miền, một đới địa lí, và nói chung là của bất kì đơn vị lãnh thổ lớn hơn, có đặc điểm đồng nhất cả về mặt địa đới và phi địa đới và có một cấu trúc viền, một cấu tạo hình thái riêng” Gần đây, Isachenko nhấn mạnh cảnh quan là bậc trung tâm trong dãy các hệ địa lí, là khâu kết thúc trong sự phân dị khu vực, và là đối tượng khởi đầu để phân tích các quy luật địa lí tự nhiên địa phương gắn liền với các hoạt động của các nhân tố địa lí trong cảnh quan Cảnh quan có tính đồng nhất về các mặt địa đới và phi địa đới biểu hiện trước hết ở sự thống nhất về nền móng, kiểu địa hình và khí hậu, quy định cả sơ đồ thống nhất về cấu trúc bên trong của nó Mặt khác, cảnh quan là một tổng thể phức tạp của các hệ địa lí địa phương (cảnh khu, cảnh diện) gắn kết với nhau một cách có quy luật, được hình thành trong phạm vi của cảnh.

Vũ Tự Lập trên cơ sở tiếp cận khoa học cảnh quan Liên Xô (cũ) có chọn lọc đã định nghĩa “Cảnh quan địa lí là một địa tổng thể được phân bố ra trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lí và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” Định nghĩa này nói lên quá trình phát sinh các đơn vị lớn hơn, chủ yếu là cấp đới địa lí và đai cao địa lí, tính đồng nhất trong cấu trúc đứng và tính phân dị trong cấu trúc ngang.

 Quan niệm coi cảnh quan là một khái niệm có tính chất kiểu (loại hình) của những tổng thể địa lí tự nhiên.

Cách hiểu này được phát triển trong các công trình của B.B Polưnov, I.M.Knasenkov và các ông đã kết luận rằng cần phải chia ra các cảnh quan yếu tố.

Các cảnh quan này thường lặp lại ở khắp nơi, trên các yếu tố giống nhau của địa hình N.A Gvozdetsky đã bảo vệ quan điểm này, ông phân biệt cảnh quan yếu tố với các đại cảnh quan Các cảnh quan yếu tố tương ứng với các kiểu cảnh khu và phần nào với cảnh diện Còn đại cảnh quan là những tập hợp có quy luật của những cảnh quan yếu tố.

 Nhìn chung, về cơ bản thì cả ba quan niệm trên vẫn có điểm chung, đó là việc xem cảnh quan là một tổng thể lãnh thổ thiên nhiên Sự khác nhau thể hiện ở chỗ cảnh quan được dùng để chỉ những tổng thể kiểu nào và ở cấp phân vị nào, hoặc cảnh quan được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải.

1.2.2 Cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan

Cấu trúc cảnh quan bao gồm cấu trúc đứng (cấu trúc tầng) và cấu trúc ngang (cấu trúc hình thái).

A Cấu trúc thẳng đứng a Cấu tạo

Cấu trúc thẳng đứng được xác định bởi tính chất của các mối liên hệ tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo của mỗi cảnh quan, bởi sự kết hợp và quan hệ của các thành phần cấu tạo, phụ thuộc vào hướng thay đổi của các thành phần cấu tạo trong quá trình phát triển cũng như vào tuổi và lịch sử phát triển của cảnh quan Cấu trúc thẳng đứng bao gồm các hợp phần : địa chất, địa hình, khí hậu,thuỷ văn, thổ nhưỡng và sinh vật Các hợp phần này luôn xâm nhập vào nhau và quan hệ với nhau mặc dù các thành phần này không giống nhau về số lượng và chất lượng, về thành phần vật chất và cường độ các thành phần cấu tạo.

Cấu trúc thẳng đứng thường phức tạp và kém đồng nhất ở các đơn vị lớn và đồng nhất hơn ở các đơn vị nhỏ Đơn vị cảnh quan tồn tại càng lâu thì cấu trúc của các thành phần cấu tạo sẽ càng đầy đủ và độ dày theo chiều thẳng đứng sẽ càng lớn Độ dày của cấu trúc đứng trong các cảnh quan có khác nhau do : hình thành trong đới tích tụ hay rửa trôi, do sườn thoải hay dốc, do điều kiện khí hậu nóng và ẩm hay khô và lạnh,… VD : các cảnh quan ở đồng bằng tích tụ với khí hậu ẩm và nóng hay ôn hoà thì có độ dày lớn (độ dày lớp trầm tích vụn bở và thổ nhưỡng được tăng lên, thực bì phát triển, tầng nước ngầm biểu hiện rõ) Cấu trúc đứng của đồng bằng luôn dày hơn ở miền núi, do độ dốc của sườn và cường độ của các quá trình bóc mòn, đặc biệt là quá trình trọng lực.

ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỰ NHIÊN TỈNH ĐẮK LẮK

Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên, kinh tế xã hội - nhân tố thành tạo cảnh quan tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 13.125,37 km 2 , nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng toạ độ địa lí từ 107 o 28’57” - 108 o 59’37” độ kinh đông và từ 12 o 9’45” - 13 o 25’06” độ vĩ bắc.

 Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai.

 Phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng.

 Phía đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà.

 Phia tây giáp Vương quốc Cam-pu-chia và tỉnh Đắk Nông.

Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam-pu-chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai) Trong tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Nét đặc trưng của địa chất Đắk Lắk là sự có mặt của thành tạo địa chất cổ đới Kon Tum có tuổi Proterozoi với các thành phần thạch học chủ yếu gồm nhóm đá macma axit và đá biến chất phân bố ở M'Đrăk, Ea Kar, Krông Bông và phía bắc Krông Năng, Ea H'Leo ; nhóm đá trầm tích lục nguyên phân bố chủ yếu ở phía tây của tỉnh, khu vực Ea Súp, Buôn Đôn, Krông Păk, Lắk ; nhóm đá macma bazơ (chủ yếu là đá bazan) có quy mô diện tích khá lớn, tập trung ở cao nguyên Buôn Ma Thuột, Ea H'leo và một phần nhỏ ở cao nguyên M'Đrăk; nhóm trầm tích bở rời phù sa và dốc tụ (aluvi và deluvi) phân bố ở địa hình thung lũng sông và trũng giữa núi, ven rìa các cao nguyên và dọc các sông lớn.

Giữa đá mẹ và lớp phủ thổ nhưỡng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, điều đó thể hiện rất rõ qua bảng sau :

Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa đá mẹ (mẫu chất) và đất Đá mẹ Các loại đất phát sinh

1 Đá mắcma trung tính và bazơ.

 Đất nâu tím, đất nâu đỏ, đất nâu vàng, đất đen.

2 Đá mắcma axít (granit, riolite…).

 Đất mùn vàng đỏ trên núi.

 Đất vàng đỏ, vàng nhạt.

 Đất xám, đất xám bạc màu.

3 Đá biến chất (phiến mica).

 Đất xói mòn trơ sỏi đá.

6 Đá cát (sa thạch)  Đất vàng nhạt.

7 Mẫu chất phù sa cổ  Đất nâu vàng, đất xám.

 Đất xám, đất bạc màu.

8 Mẫu chất phù sa  Đất phù sa ít chua, giàu mùn, glây có đặc tính phù sa.

9 Núi đá hồ, ao, sông, suối  Núi đá không có rừng cây, ao, hồ, sông, suối.

Nguồn : Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Lắk

 Trên đá bazơ, các đất được hình thành có tầng dày, tơi xốp, độ phì cao.

 Lớp phủ thổ nhưỡng trên đá axít biến chất, đá cát và phù sa cổ hình thành nên đất có thành phần cơ giới nhẹ - trung bình, độ phì thường kém hơn

 Về thành phần cơ giới : các đơn vị đất hình thành trên đá macma axít có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, các loại đất hình thành trên đá biến chất, phiến sét có thành phần cơ giới sét, còn các loại đất hình thành trên mẫu chất phù sa cổ hoặc phù sa mới có thành phần cơ giới từ cát, thịt nhẹ đến sét Riêng đất hình thành trên đá bazan có những tính chất vật lí tơi xốp thoát nước nhanh, khả năng ngậm nước và giữ nước tốt.

 Về độ phì: các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính đến ít chua, đạm và lân tổng số khá) Các nhóm đất và loại đất này được phân bố trên cao nguyên Buôn Ma Thuột.

Như vậy, trên mỗi loại đá mẹ khác nhau sẽ có những lớp phủ thổ nhưỡng với các đặc điểm thành tạo và tính chất khác nhau Bên cạnh đó, các vận động kiến tạo trong suốt lịch sử lâu dài đã góp phần tạo nên các dạng địa hình đặc trưng của vùng Tây Nguyên Với vai trò này nhân tố địa chất đã gián tiếp tạo nên sự đa dạng của các loại cảnh quan trên lãnh thổ Đắk Lắk.

2.1.1.2 Đặc điểm địa hình Đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía tây Trường Sơn, có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc Địa hình đa dạng với đồi núi xen kẽ bình nguyên và đồng bằng giữa núi, khái quát có thể chia ra các dạng địa hình chính như sau : a Địa hình vùng núi

 Vùng núi trung bình Chư Yang Sin : ở phía đông nam của tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng ẳ diện tớch tự nhiờn toàn tỉnh, ngăn cỏch giữa cao nguyờn Buụn

Ma Thuột và cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), có thành phần thạch học chủ yếu là granit, đaxit, riolit và đá biến chất Vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500 m, cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2.445 m, có đỉnh nhọn, dốc đứng, địa hình hiểm trở Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như Krông Ana, Krông Knô và là vùng có thảm thực vật rừng thường xanh quanh năm.

 Vùng núi thấp : nằm ở phía nam và phía tây bắc của tỉnh Khu vực phía tây bắc ngăn cách với thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột Địa hình dạng khối tảng hình thành trên đá granit bị phân cắt mạnh gồm núi thấp xen đồi cao với độ cao trung bình 600 - 700 m, đỉnh Chư Dơ Jiu cao 1.103 m Địa hình bào mòn, xâm thực, thực vật gồm các loại cây tái sinh, rừng thưa và đất canh tác nông nghiệp. b Địa hình cao nguyên

Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam Toàn tỉnh có hai cao nguyên lớn :

 Cao nguyên Buôn Ma Thuột : là cao nguyên rộng lớn chạy dài từ bắc xuống nam trên 90 km, từ đông sang tây 70 km, thành phần chủ yếu là các đá bazan (Q2, Q4) Phía bắc cao gần 800 m, phía nam cao 400 m, thoải dần về phía tây còn 300 m Đây là vùng có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc trung bình 3 - 8 o Phần lớn diện tích cao nguyên này là đất đỏ bazan màu mỡ và hầu hết đã được khai thác sử dụng.

 Cao nguyên M’Đrăk (cao nguyên Khánh Dương) : nằm ở phía đông tỉnh,tiếp giáp với tỉnh Khánh Hoà, là bề mặt san bằng cổ với nền địa chất phức tạp, thành phần thạch học chủ yếu gồm : granit, granodiozit, đá biến chất và diện tích nhỏ đá bazan Cao nguyên có độ cao trung bình 400 - 500 m, địa hình gồ ghề, có các dãy núi cao ở phía đông và phía nam, khu vực trung tâm có địa hình như lòng chảo cao ở xung quanh và thấp dần vào trung tâm Đất trên đá granit chiếm phần lớn diện tích với các thảm thực vật rừng thường xanh ở núi cao và trảng cỏ ở núi thấp và đồi thoải. c Địa hình bán bình nguyên Ea Súp

Hệ thống phân loại cảnh quan tỉnh Đắk Lắk

2.2.1 Tổng quan hệ thống phân loại cảnh quan trên thế giới và Việt Nam 2.2.1.1 Nguyên tắc chung

Một địa tổng thể bất kì luôn có đặc tính là vừa mang tính chất cá thể, vừa mang tính chất kiểu loại, tức là giữa các cá thể địa tổng thể đồng cấp vừa có những điểm khác nhau, vừa có những điểm giống nhau nhất định Chính vì thế các nhà địa lí tổng hợp thường phối hợp phân vùng với phân loại Phân loại trên cơ sở phân vùng xuất phát từ bản đồ các địa tổng thể, như thế vừa không cho phép có những lỗ hổng trong khi tiến hành phân loại, vừa có thể phân loại chi tiết do không có sự trùng lặp giữa hai đơn vị phân vị và phân loại, đồng thời phạm vi phân bố của các đơn vị phân loại được hạn chế.

Khi phân loại, có nguyên tắc chung áp dụng cho mọi hệ thống của mọi cấp, lại có nguyên tắc và chỉ tiêu riêng cho từng hệ thống của từng cấp Các nguyên tắc chung có thể đề cập đến gồm :

 Hệ thống phân loại phải bao quát được đầy đủ các cá thể, không thể có tình trạng một cá thể không thuộc bậc phân loại nào, và ngược lại cũng không có tình huống một cá thể lại nằm ở nhiều bậc phân loại.

 Mỗi bậc phân loại chỉ được dùng một chỉ tiêu phân loại Tuy nhiên, có thể dùng nhiều chỉ tiêu phân loại cho một bậc khi biết kết hợp chúng một cách hợp lí, hoặc khi phân nhánh hệ thống phân loại, mỗi nhánh có một chỉ tiêu riêng Do đó nếu dùng nhiều chỉ tiêu thì phải thêm bậc phân loại, là nguyên nhân làm cho hệ thống phân loại thêm cồng kềnh Vì thế phải thận trọng khi chọn chỉ tiêu phân loại, nên chọn những tính chất quan trọng, có thể đại diện cho nhiều tính chất khác, đó là tính chất chỉ thị hoặc là tính chất quyết định quá trình hình thành địa tổng thể Dùng chỉ tiêu có khả năng bao quát được nhiều cá thể làm chỉ tiêu bậc trên, còn chỉ tiêu bao gồm ít cá thể thì dùng cho bậc dưới Đây là nguyên tắc dễ bị các nhà địa lí vi phạm nhất, vì họ thường vịn vào tính chất tổng hợp của địa tổng thể mà đưa nhiều chỉ tiêu vào một bậc phân loại, làm cho dễ nhầm lẫn giữa phân loại và phân vùng.

 Số bậc trong hệ thống phân loại phải hợp lí và phải phụ thuộc vào tính chất của đối tượng phân loại nhưng không nên quá nhiều, đồng thời không được bỏ những bậc cần thiết Bỏ bậc cần thiết sẽ làm cho mối liên hệ giữa các bậc trở nên khó hiểu Nên kí hiệu mỗi bậc bằng một dấu hiệu, ngoài ra những bậc dưới nên có dấu vết của bậc trên qua tên gọi hoặc qua kí hiệu.

Những nguyên tắc nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, nếu vi phạm một nguyên tắc nào đó thì thường vi phạm cả các nguyên tắc khác, vì thế phải tuân thủ tất cả các nguyên tắc khi tiến hành phân loại.

2.2.1.2 Hệ thống phân loại cảnh quan trên thế giới

Theo đánh giá của A.E Fedina, ở Liên Xô (cũ) có ba hệ thống phân loại cảnh quan được các nhà địa lí chấp nhận rộng rãi nhất, đó là hệ thống phân loại của A.G Isachenko, N.A Gvozdetsky và V.A Nikolaev Các hệ thống phân loại cảnh quan này được xây dựng cho những lãnh thổ rộng lớn.

Bảng 2.4 Hệ thống phân loại cảnh quan của A.G Isachenko

TT Đơn vị phân loại Dấu hiệu Ví dụ

Những nét tương tự tính chất địa đới của các cảnh quan trong phạm vi của các địa ô và đại lục khác nhau.

Cảnh quan taiga, cảnh quan thảo nguyên của cả hai bán cầu.

Có các điểm chung về điều kiện thuỷ nhiệt, cấu trúc ; có sự đồng nhất về các quá trình di động của nguyên tố hoá học, các quá trình ngoại sinh, sự hình thành thổ nhưỡng, thành phần và cấu trúc các quần thể sinh vật.

Taiga Đông Âu, rừng thảo nguyên Đông Âu, taiga Tây Siberia, rừng thảo nguyên Tây Siberia.

Có những khác nhau theo tính địa đới và những dấu hiệu chuyển tiếp trong cấu trúc.

Bắc taiga Đông Âu,nam taiga Đông Âu và trung taiga Đông Âu.

Các nhân tố kiến tạo sơn văn gây nên tác động biến hình cao tới cấu trúc đới của các cảnh quan.

Cảnh quan núi, cảnh quan đồng bằng.

Phân bố ở miền núi - nơi có sự phát triển đầy đủ của dãy vòng đai theo chiều cao.

Cảnh quan núi cao, núi trung bình và núi thấp.

Có sự thống nhất về nguồn gốc, kiểu địa hình, đá mẹ và cấu trúc hình thái ưu thế.

Cảnh quan đồng bằng băng tích thấp bị mài mòn với rừng bách thuộc taiga nam và đầm lầy,…

7 Loại phụ Có một vài điểm chung về bối cảnh, hình thái.

Có những đặc điểm mang tính địa khu của khí hậu.

Bảng 2.5 Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A Gvozdetsky

TT Đơn vị phân loại Dấu hiệu Ví dụ

Những dấu hiệu địa chất - địa mạo quyết định tới tính địa đới và mối tương quan nhiệt ẩm.

Cảnh quan đồng bằng và núi.

2 Kiểu Những dấu hiệu mang tính đới (chỉ số khô hạn bức xạ, tuần hoàn sinh vật của các phần tử di động, nguyên tố

Cảnh quan rừng trên núi, đồng cỏ - núi,… loại hình của sự di động theo nước, kiểu thực bì và thổ nhưỡng).

(các biến thể của kiểu)

Tính địa đới (các á đới theo chiều ngang và các vòng đai theo chiều cao) và tính địa khu theo kinh tuyến.

Các cảnh quan cận Anpi - đồng cỏ núi.

Những đặc điểm địa chất - địa mạo Cảnh quan rừng lá rộng trên núi đá phiến, cảnh quan cận Anpi - đồng cỏ - núi trên đá vôi, cận Anpi đồng cỏ - núi trên đá phún xuất.

Tính đồng nhất về các điều kiện tự nhiên và tính đồng kiểu về cấu trúc ngang (tổ hợp của các vi cảnh quan).

Bảng 2.6 Hệ thống phân loại cảnh quan của V.A Nikolaev

TT Đơn vị phân loại Dấu hiệu Ví dụ

1 Thống Các cảnh quan trên mặt đất.

Sự giống nhau về các điều kiện đại khí hậu (bức xạ, hoàn lưu).

Cảnh quan lục địa cận bắc phương.

3 Lớp Các chỉ số hình thái kiến tạo Các cảnh quan đồng bằng và

(đồng bằng và núi) núi.

Những đặc điểm của chế độ địa hoá theo mức độ thoát nước.

Các cảnh quan tàn tích biến dạng - tàn tích mới.

Những chỉ số sinh khí hậu Các cảnh quan taiga, thảo nguyên, hoang mạc, đầm lầy, xôlônsac.

Các kiểu địa hình và thành phần của các thể tạo thành địa chất trên mặt.

Các cảnh quan thảo nguyên thuộc cao nguyên hoàng thổ, các cảnh quan thảo nguyên thuộc các địa khối granit, các cảnh quan bãi bồi đồng cỏ.

Cấu trúc hình thái và sự phát sinh lớp phủ thực vật tự nhiên và thổ nhưỡng.

Thảo nguyên đồng cỏ tạp trên đất secnôzom phía nam, đồng cỏ hoà thảo - cỏ tạp trên đất đồng cỏ bồi tích.

Trong các hệ thống nêu trên có hàng loạt những đơn vị phân loại chung như lớp, kiểu, nhóm, loại Và cũng có thể nhận thấy rằng có nhiều dấu hiệu được dùng chung cho các đơn vị như lớp, kiểu, nhóm (giống) bên cạnh các dấu hiệu riêng theo quan niệm của từng tác giả.

Bảng 2.7 Hệ thống phân loại cảnh quan của D.L Armand

TT Đơn vị phân loại Dấu hiệu

2 Ngành cảnh quan Bức xạ tổng số, sự khác nhau về cân bằng bức xạ, tổng nhiệt lượng.

3 Lớp cảnh quan Trạng thái vật lí của bề mặt (lãnh thổ - thuỷ vực).

4 Bộ cảnh quan Biên độ nhiệt độ, độ ẩm trung bình của không khí, lượng mưa.

5 Dãy cảnh quan Cấu trúc hình thái, độ sâu.

6 Nhóm cảnh quan Tương quan nhiệt ẩm, kiểu thực bì, cấu trúc của các đới thẳng đứng, độ mặn.

7 Chủng cảnh quan Trung địa hình, độ cao các núi, địa hình đáy.

8 Dạng cảnh quan Đặc tính đất, đá, đặc tính trầm tích.

9 Thứ cảnh quan Kiểu phát sinh thổ nhưỡng, nhiệt độ nước ở đáy.

Hướng phơi, độ trong suốt của nước.

11 Diện cảnh quan Các dạng thực vật ưu thế, các dạng hoặc nhiều loài sinh vật.

Khác với hệ thống phân loại cảnh quan của ba tác giả trên, hệ thống phân loại của D.L Armand rất chi tiết, đến 29 cấp bậc (bảng phân loại nêu trên đã rút gọn) Trong một số cấp, ông có đưa ra các dấu hiệu để phân loại các cảnh quan miền núi và cảnh quan trên biển Mặt ưu điểm của hệ thống phân loại này là nó áp dụng cho cả lớp vỏ cảnh quan Trái Đất Tuy nhiên, hệ thống của ông quá dài, có những bậc phân loại hầu như trùng với hệ thống phân loại sinh vật.

2.2.1.3 Hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả Việt Nam a Hệ thống phân loại cảnh quan của Vũ Tự Lập

Cấp phân vị Bậc phân loại

Miền Khu Cảnh Dạng Diện

Lớp Kiểu Loại Lớp Kiểu Loại Lớp Kiểu Loại Lớp Kiểu Loại Lớp Kiểu Loại

Các hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả Liên Xô (cũ) chỉ có thể áp dụng cho những lãnh thổ rộng lớn nên khó có thể áp dụng vào thực tế Việt Nam. Đối với lãnh thổ Việt Nam hẹp và nhỏ thì cần phải chia chi tiết hơn cho các bậc dưới, và để hệ thống phân loại đỡ cồng kềnh, Vũ Tự Lập đề nghị phải bỏ bớt các bậc trên, chỉ nên phân loại các cảnh quan trong phạm vi một xứ địa lí hoặc một đới địa lí, nghĩa là bậc phân loại cao nhất cũng nhỏ hơn xứ và đới Ông cũng đề nghị nên phân loại các dạng địa lí (cảnh dạng) trong phạm vi một miền hay một khu địa lí và phân loại các diện địa lí (cảnh diện) trong phạm vi một cảnh hoặc một nhóm cảnh Để tránh những sai sót, Vũ Tự Lập hoàn toàn đồng ý với quan điểm cho rằng phân loại cảnh quan cần tiến hành riêng cho từng cấp phân vị.

Như vậy, một địa tổng thể thuộc cấp nào đó có thể vừa là đơn vị phân vùng,mang tính chất cá thể không lặp lại, vừa là một đơn vị phân kiểu có thể lặp lại trong không gian Trong hệ thống phân vị, một cá thể thuộc cấp bất kì là bộ phận của một cấp phân vị lớn hơn, đồng thời cũng là một bộ phận của một bậc phân loại cao hơn Nhìn chung, hệ thống phân loại cảnh quan của Vũ Tự Lập mang tính chất lí thuyết Nếu dựa vào hệ thống phân loại này để đánh giá cho từng cá thể cảnh phục vụ mục đích sử dụng khác nhau là việc làm vô cùng phức tạp, mất nhiều thời gian và ít có ý nghĩa thực tiễn. b Hệ thống phân loại cảnh quan của Phạm Hoàng Hải - Nguyễn Thượng Hùng - Nguyễn Ngọc Khánh.

Khi tiến hành xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1 : 1.000.000, các tác giả đã sử dụng hệ phân loại gồm 7 cấp phân vị với các chỉ tiêu phân chia cụ thể, áp dụng vào lãnh thổ Việt Nam.

Bảng 2.8 Hệ thống các chỉ tiêu phân loại cảnh quan áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1 : 1.000.000

TT Cấp phân vị Các chỉ tiêu phân chia Ví dụ

1 Hệ thống cảnh quan Đặc trưng trong quy mô đới tự nhiên được quy định bởi vị trí của lãnh thổ so với vị trí của Mặt Trời và các hoạt động tự quay của Trái Đất xung quanh mình nó.

Hệ thống cảnh quan nhiệt đới, ẩm, gió mùa.

PHÂN TÍCH CẢNH QUAN ĐẮK LẮK PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP

Phân tích cảnh quan Đắk Lắk

3.1.1 Đặc điểm cấu trúc - chức năng

Qua nghiên cứu và xây dựng bản đồ cảnh quan Đắk Lắk tỉ lệ 1/100.000, có thể nêu một số đặc điểm chung về cấu trúc ngang của cảnh quan vùng nghiên cứu như sau :

3.1.1.1 Lớp và phụ lớp cảnh quan

Hệ thống phân loại cảnh quan Đắk Lắk tỉ lệ 1/100.000 có 3 lớp cảnh quan : a Lớp cảnh quan núi

Chiếm 54,7 % diện tích, gồm hầu hết diện tích lãnh thổ phía nam cùng một phần lãnh thổ phía bắc và trung tâm tỉnh Lớp cảnh quan này được hình thành trên nhiều loại đá khác nhau từ macma axit đến macma bazơ và đá biến chất Khí hậu mát mẻ đến hơi lạnh, nhiệt độ trung bình năm ít khi quá 24 o C, lượng mưa trung bình khá lớn, từ 1.800 - 2.500 mm Với điều kiện nhiệt ẩm như vậy nên ở đây đã hình thành và phát triển một thảm thực vật rừng rậm thường xanh quanh năm với thành phần loài phong phú Trong lớp cảnh quan núi có các phụ lớp :

 Phụ lớp cảnh quan núi trung bình :

Có độ cao 1.000 - 2.500 m, chủ yếu ở khu vực phía đông nam tỉnh, chiếm5,6 % tổng diện tích Khí hậu hơi lạnh, nhiệt độ dao động từ 16 - 21 o C, lượng mưa bình quân 2.000 mm/năm, có nơi đạt trên 2.500 mm/năm Thành phần thạch học chủ yếu là granit, đaxit, riolit và đá biến chất cùng quá trình ferelit với ưu thế rửa trôi theo chiều phẫu diện dẫn đến hình thành đất ferelit vàng đỏ trên đá granit hoặc biến chất, còn tại những khu vực đỉnh núi là đất ferelit vàng đỏ có mùn Đất đá cấu tạo nên các vùng đều thuộc đá cứng, đất mềm rời thường lẫn nhiều dăm vụn và có bề dày không đáng kể Ở đây sông suối có cuội, đá tảng. Độ cao và độ dốc lớn (độ chia cắt sâu từ 800 - 1.400 m, độ chia cắt ngang phổ biến là 0,8 - 1 km / km 2 , sườn dốc trên 35 o ), kết hợp với lượng mưa nhiều và tập trung theo mùa tạo cho phụ lớp này có chức năng cung cấp vật chất và năng lượng cho các lớp và phụ lớp cảnh quan bên dưới Có thể nói như vậy vì đây là vùng sinh thuỷ lớn, là đầu nguồn của các con sông lớn như Krông Ana và Krông

Nô Thung lũng sông thường hẹp và có dạng chữ V nhọn và nhiều hẻm vực, thác ghềnh Mặt cắt dọc sông đặc trưng bằng độ dốc 10 - 15 o hoặc hơn Tầng chứa nước liên tục hầu như không gặp, nước dưới đất ở đây chỉ tồn tại trong mùa mưa lũ Ngoài ra, nhờ có địa hình phức tạp nên ở đây vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ của rừng tự nhiên, phần lớn diện tích của phụ lớp vẫn chưa chịu sự tác động mạnh của con người Vì thế đây là khu vực lí tưởng cho các hoạt động du lịch, nghiên cứu, khám phá tự nhiên của du khách và các nhà khoa học trong cũng như ngoài nước Riêng ở Vườn quốc gia Chư Yang Sin đã phát hiện khoảng 900 loài thực vật bậc cao, trong đó có gần 150 loài đặc hữu của Việt Nam.

 Phụ lớp cảnh quan núi thấp :

Nằm trong độ cao từ 600 - 1.000 m, tập trung ở khu vực phía đông nam và một phần ở phía tây bắc tỉnh, chiếm 24,1 % tổng diện tích Độ chia cắt ngang từ 0,5 đến 0,9 km / km 2 Sườn núi dốc từ 20 - 25 đến 40 - 50 o , phổ biến là 30 - 35 o Lòng sông đã được mở rộng sang dạng chữ V rộng đáy, đôi khi đạt tới dạng chữ

U, lòng sông thoải dần nhưng còn nhiều thác ghềnh Nền địa chất được cấu tạo chủ yếu từ các loại đá granit và một phần là đá biến chất, kết hợp với quá trình feralit vẫn chiếm ưu thế, đã hình thành nên các loại đất feralit vàng đỏ trên đá biến chất và đất feralit đỏ vàng trên đá granit Khí hậu có một mùa đông hơi lạnh, nhiệt độ dao động từ 18 - 23 o C, lượng mưa bình quân đạt 1.800 mm/năm.

Do nằm ở độ cao dưới 1.000 m nên bộ phận của phụ lớp ở phía đông nam có thể nhận được các dòng vật chất và năng lượng từ phụ lớp cảnh quan núi trung bình, đồng thời vừa có chức năng cung cấp nguyên liệu cho các phụ lớp cao nguyên và lớp thung lũng ở lân cận Đây là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người như Ê đê, Gia Rai,… cùng những tập quán sinh sống của họ đã phần nào làm biến đổi cảnh quan nơi đây Hơn nữa, trong thời gian gần đây, nạn phá rừng, săn bắn chim - thú quý tại khu vực này đang ngày càng phổ biến, khó kiểm soát, khiến cho nhiều loại cảnh quan tự nhiên đang bị suy thoái, nhiều loại cảnh quan đang bị mất dần những chức năng vốn có của nó.

 Phụ lớp cảnh quan cao nguyên :

Nằm trong độ cao từ 400 - 800 m, tập trung thành một khu vực rộng lớn kéo dài từ đông bắc xuống tây nam tỉnh, chiếm 25 % tổng diện tích Địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, mức độ phân cắt sâu từ 25 - 50 đến 150 - 200 m, lòng sông mở rộng và thường có dạng chữ V rộng đáy, ít dốc và hiếm thác ghềnh cao Tuy vậy phân cắt ngang vẫn còn mạnh và đạt từ 0,5 - 0,8 km / km 2 Mặc dù mặt đất nói chung không dốc quá 10 - 15 o , nhưng độ dốc sườn đồi vẫn đạt tới 25

- 30% Thành phần thạch học chủ yếu là đá bazan và một phần là đá granit và biến chất Nước dưới đất đã hình thành tầng chứa nước liên tục nên đại bộ phận các cao nguyên đều là những khu vực tương đối giàu nước dưới đất Nước ngầm chủ yếu tàng trữ trong bazan nứt nẻ, phong hoá và phân bố thông thường ở chiều sâu 5 - 15 m cách mặt đất Tính chất thấm nước của đất đá bazan nứt nẻ biến đổi trong khoảng khá rộng từ 0,5 - 1 đến 15 - 20 m/ngày đêm.

Khí hậu chia ra 2 mùa mưa và khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình 24 o C, lượng mưa trung bình 1.600 - 1.800 mm/năm Điều kiện địa chất và khí hậu đã tạo nên loại đất ưu thế là đất feralit đỏ nâu trên đá bazan Đất bazan là một loại đất tốt nên hầu hết diện tích của phụ lớp đã được khai thác sử dụng và đây là địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh Phần lớn cảnh quan tự nhiên ở đây đều đã bị biến đổi và thay bằng các cảnh quan nhân sinh Vùng cao nguyên nằm tách biệt với khu vực núi phía nam bởi một đồng bằng giữa núi khá rộng, cho nên các dòng vật chất - năng lượng từ vùng núi hầu như không đến được phụ lớp này, mặt khác phụ lớp cao nguyên lại cung cấp vật chất và năng lượng cho khu vực bán bình nguyên phía tây bắc và vùng đồng bằng phía đông nam, từ cao nguyên có thể thấy nhiều phụ lưu của sông Krông Ana và cao nguyên cũng là nơi bắt nguồn của dòng sông Ea Súp và Ea H’leo, những phụ lưu quan trọng của sông Srêpôk. b Lớp cảnh quan bán bình nguyên

Chiếm 40 % diện tích tự nhiên, tập trung ở khu vực Tây Bắc và một phần ở trung tâm tỉnh Lớp cảnh quan này hình thành trên nền địa chất được cấu tạo từ đá cát bột kết tuổi Jura Do đá cứng ít nứt và chủ yếu là đá phiến sét bột kết nên nước dưới đất ở đây rất nghèo Độ sâu phân cắt phổ biến là 10 - 50 m, ít khi đạt tới 100 - 150 m Phân cắt ngang dao động từ 0,4 - 0,9 km/ km 2 Sông suối có mặt cắt ngang dạng chữ V rộng đáy hoặc chữ U đối xứng Lòng sông ít dốc và thác ghềnh Do độ cao trung bình chỉ từ 180 - 300 m nên vùng này là nơi nhận được nhiều dạng vật chất và năng lượng từ khu vực cao nguyên và núi thấp di chuyển xuống, sau đó các dòng vật chất và năng lượng ấy lại tiếp tục được chuyển đến các khu vực lân cận của Cam-pu-chia khi 2 dòng sông Ea Súp và Ea H’leo hợp lưu và đưa nước vào dòng Đắk Krông trên lãnh thổ nước bạn.

Khí hậu có một mùa khô rõ rệt với lượng mưa mùa khô ít nhất trong tỉnh. Nhiệt độ trung bình là 24 o C, lượng mưa trung bình 1.200 - 1.700 mm/năm Do có một mùa khô sâu sắc nên quá trình feralit chiếm ưu thế với loại đất chủ yếu là feralit đỏ vàng trên đá granit và feralit vàng đỏ trên đá biến chất Ngoài ra ở đây còn có một diện tích đáng kể đất phù sa cổ.

Với những điều kiện địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng như vậy nên nơi đây được đặc trưng bởi một thảm thực vật rừng khộp rụng lá vào mùa khô Rừng khộp là một kiểu rừng đặc trưng với các cây thuộc họ dầu lá rộng chiếm ưu thế và chỉ có ở khu vực Đông Nam Á, đây là nơi lưu giữ nhiều loại sinh vật quý hiếm trên thế giới Trong số 51 loài động vật quý hiếm ở Đông Dương đã phát hiện được 38 loài hiện diện ở rừng khộp Tây Nguyên Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển kinh tế và nhu cầu về đất sản xuất ngày càng tăng khiến cho diện tích rừng khộp đang ngày càng bị thu hẹp lại, dẫn đến nhiều mối lo ngại về mất cân bằng sinh thái và suy giảm đa dạng sinh học cho loại rừng đặc trưng này. c Lớp cảnh quan đồng bằng giữa núi

Chỉ chiếm 5,3 % tổng diện tích và tập trung ở khu vực trung tâm tỉnh Độ sâu phân cắt không vượt quá 20 - 50 m, phân cắt ngang từ 0,2 - 0,3 đến 0,5 - 0,7 km/ km 2 Nước dưới đất tạo thành tầng ngầm liên tục và cách mặt đất không quá

5 m Đây là nơi hoạt động của một số con sông lớn của tỉnh như Krông Pắc, Krông Ana thuộc lưu vực sông Srêpôk Sông suối có mặt cắt ngang dạng chữ U đối xứng, lòng sông không dốc quá 1 - 5 % Nhờ có hệ thống sông với mạng lưới khá dày đặc nên loại đất điển hình của lớp cảnh quan này là đất phù sa

Định hướng phát triển nông lâm nghiệp Đắk Lắk đến 2020

Nghiên cứu, phân tích cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan kết hợp với quan điểm và mục tiêu quy hoạch của tỉnh sẽ là một trong những cơ sở khoa học đáng tin cậy giúp cho việc quy hoạch lãnh thổ đảm bảo được mục tiêu phát triển bền vững Các định hướng phát triển nông lâm nghiệp Đắk Lắk được xây dựng dựa vào những kết quả ấy.

3.2.1 Khái quát về quan điểm, mục tiêu quy hoạch tỉnh Đắk Lắk đến 2020 3.2.1.1 Quan điểm phát triển

 Kết hợp giữa phát triển kinh tế với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; gắn với bảo đảm ổn định chính trị xã hội, xây dựng Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - xã hội của vùng Tây Nguyên.

 Tích cực hợp tác phát triển với các tỉnh trong vùng, cả nước ; chủ động phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

 Đầu tư xây dựng có trọng tâm, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Phát triển TP Buôn Ma Thuột thành đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng

 Tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá - xã hội

 Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, giữ cân bằng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững.

 Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ; xây dựng tỉnh thành khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc.

 Đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; cả về thể chế, tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

3.2.1.2 Các mục tiêu chủ yếu a Mục tiêu kinh tế

 GDP năm 2010 (theo giá so sánh 1994) gấp 1,7 lần so với 2005, năm 2020 gấp 3,03 lần so với 2010 GDP/người (giá hiện hành năm 2005) năm 2010 đạt khoảng 9 - 9,3 triệu đồng, năm 2020 khoảng 39 - 40 triệu đồng ; thu hẹp khoảng cách thu nhập bình quân đầu người so với cả nước đạt 51% năm

2010, lên 59% năm 2015 và đến năm 2020 đạt 68% ; tương ứng với các mốc thời gian trên, so với vùng Tây Nguyên đạt : 77,4%, 91,7% và 93,7%.

 Về tăng trưởng kinh tế theo GDP (giá so sánh 1994) :

 Đến 2010 : Phấn đấu tăng GDP 11 - 12% / năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 22 - 23% ; nông - lâm nghiệp 4,8 - 5% ; dịch vụ 20 - 21%.

 2011 - 2015 : GDP tăng 12 - 12,5% / năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19,5 - 20% ; nông - lâm nghiệp 4,5 – 5% ; dịch vụ 16,3 - 17%.

 2016 - 2020 : GDP tăng 12,5 - 13% / năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 19 - 20% ; nông - lâm nghiệp 4,4 - 4,5% ; dịch vụ 13 - 14%.

 Về cơ cấu kinh tế :

Cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ chuyển dịch dần từ nông, lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ (tỉ trọng của 3 khu vực trên trong GDP của tỉnh vào năm 2010, tính theo giá so sánh là 48 - 49%, 20,5 - 21%, 30,5 - 31% ; tính theo giá hiện hành là 35 - 36%, 27 - 28%, 36 - 37%) sang dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông lâm nghiệp vào thời kì sau (năm 2020, tỉ trọng của 3 khu vực trên trong GDP là 40 - 41%, 34 - 35 %, 25 - 26%).

 Giá trị xuất khẩu đến 2010 đạt 380 triệu USD, năm 2015 đạt 600 triệu USD và 2020 đạt 1 tỉ USD Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách khoảng 12 - 13% vào năm 2010, 14 - 15% vào năm 2015 và 16 - 18% vào năm 2020.

 Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội (theo giá thực tế) thời kì 2006 - 2010 khoảng 23 nghìn tỉ đồng, thời kì 2011 - 2015 khoảng 62 - 63 nghìn tỉ đồng và 148 - 149 nghìn tỉ đồng thời kì 2016 – 2020 Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân năm đạt khoảng 19,6% thời kì 2006 - 2010, 22% thời kì 2011 - 2015 và 18,9 - 19% thời kì 2016 - 2020. b Mục tiêu xã hội

 Xây dựng một xã hội có nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, ổn định đi đôi với đảm bảo dân chủ và tiến bộ xã hội Phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá và phúc lợi xã hội, đảm bảo chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tượng trong xã hội.

 Phấn đấu giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên vào 2010 còn 1,5%, năm 2015 còn 1,3% và 2020 là 1,1% Tỉ lệ dân số thành thị chiếm 30% - 2010, 35% năm

2015 và 45,6% - 2020 Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong lao động xã hội đạt

73 - 74% vào năm 2010 và giảm xuống còn 50 - 55% vào năm 2020.

 Giải quyết tốt các vấn đề xã hội cơ bản, giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới) xuống còn 15% vào 2010, đến 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo.

 Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 36 % năm 2010 và tăng lên 46% vào năm 2020 (trong đó tỉ lệ lao động qua đào tạo là đồng bào các dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 30% và 40% trong các năm tương ứng) Giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3% vào năm 2010 và giảm tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 5%

 Phấn đấu đến năm 2008 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong độ tuổi. Năm 2020 có 75% phổ cập trung học phổ thông trong độ tuổi.

 Phấn đấu đến 2010 có 85% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và đạt 100% vào

2015, 100% trạm y tế xã có bác sĩ và 4,3 bác sĩ/vạn dân ; 2020 có 8 - 10 bác sĩ/vạn dân Giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 25% năm 2010 và còn 15% - 2020 (tương ứng đối với vùng dân tộc thiểu số là 35% và 20%). Tăng tỉ lệ số hộ được sử dụng điện đạt 95% vào 2010 và 100% vào 2015

 Năm 2010, mật độ điện thoại đạt 32 - 35 máy/100 dân ; mật độ Internet đạt

8 - 12 thuê bao/100 dân Năm 2020, mật độ điện thoại đạt 50 máy/100 dân

 Đảm bảo nước sạch cho dân cư, đưa tỉ lệ số hộ được dùng nước sạch, nước qua xử lí lên 100% dân số đô thị và 70% dân số nông thôn vào năm 2010 và cơ bản giải quyết nước sạch cho dân cư nông thôn vào năm 2020. c Về môi trường

Kết luận

Nghiên cứu, xây dựng bản đồ cảnh quan rồi từ đó đi sâu phân tích để phục vụ các mục đích dân sinh cụ thể đang là một hướng nghiên cứu ngày càng chiếm ưu thế trong lĩnh vực địa lí tự nhiên tổng hợp Hướng nghiên cứu này không chỉ đòi hỏi kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau cả trong và ngoài Địa lí học, mà còn phải có tầm nhìn bao quát về tương lai của lãnh thổ cần nghiên cứu Đó cũng là lí do đã giải thích tại sao quan điểm tổng hợp và quan điểm phát triển bền vững là hai quan điểm trọng tâm cần phải được quán triệt trong toàn bộ quá trình nghiên cứu cảnh quan.

Thực hiện theo phương châm đó, đề tài của tôi đã nghiên cứu đi từ khái quát đến cụ thể rồi trở về khái quát ; đi từ thực tiễn đến lí luận để sau đó lại quay về với thực tiễn Khái quát và thực tiễn là mục tiêu mà các nhà khoa học địa lí phải đạt được nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại Để đạt được những mục tiêu ấy thì cần thiết phải kế thừa một cách có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các thế hệ đi trước, đó là những công trình khoa học về cảnh quan trước hết của các tác giả nước ngoài - những người đi tiên phong, và sau đó là của các tác giả trong nước Các kết quả đã có không chỉ tạo nền tảng lí luận vững chắc mà còn giúp các công trình nghiên cứu tiếp theo phát triển lên một tầm cao mới.

Với những đặc trưng của một lãnh thổ thuộc Tây Nguyên, cảnh quan Đắk Lắk có sự phân hoá rất đa dạng và độc đáo Trên nền nhiệt ẩm chung của khí hậu miền Nam, Đắk Lắk vẫn có những nét khác biệt riêng Nhờ có những khác biệt ấy mà ở đây (và Gia Lai) đã hình thành nên kiểu cảnh quan rừng nửa rụng lá mà không nơi nào ở miền Nam có thể gặp lại Kiểu rừng khộp điển hình có tính đa dạng sinh học rất cao và khả năng phục hồi rất nhanh, nhưng cũng rất dễ bị thoái hoá nếu chúng ta không có những chiến lược gìn giữ và bảo tồn một cách kịp thời và hiệu quả Bên cạnh kiểu rừng khộp còn có kiểu rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa ẩm, và trong hai kiểu cảnh quan này có thể phân chia ra 83 loại với 4.753 đơn vị cảnh quan khác nhau, thuộc về ba lớp và năm phụ lớp cảnh quan được phân biệt theo sự thay đổi độ cao địa hình và lớp phủ thổ nhưỡng.

Do bản đồ được xây dựng theo tỉ lệ 1 : 100.000 nên hệ thống phân loại cảnh quan của lãnh thổ bao gồm 5 cấp : lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu và loại (nhóm loại) cảnh quan Các cấp này được phân chia dựa vào các chỉ tiêu cụ thể áp dụng phù hợp với các điều kiện tự nhiên và tài nguyên của lãnh thổ nghiên cứu Mỗi đơn vị cảnh quan được phân chia đều có những chức năng và động lực nhất định trong cấu trúc cảnh quan của lãnh thổ, và những chức năng - động lực này sẽ quy định chiều hướng biến đổi và phát triển của đơn vị cảnh trong tương lai Chính vì thế, chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm cấu trúc - chức năng - động lực cảnh quan để vạch ra những định hướng phát triển lãnh thổ ở một lĩnh vực kinh tế - xã hội bất kì nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì đề tài đã đạt được những kết quả cụ thể như sau :

 Đúc kết được một cách hệ thống những công trình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới và Việt Nam cũng như trên lãnh thổ nghiên cứu, từ đó rút ra những cơ sở lí luận về cảnh quan và cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan.

 Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan ĐắkLắk tỉ lệ 1/100.000 dựa vào hệ thống phân loại cảnh quan trước đó của các tác giả nước ngoài và trong nước đã từng thực hiện Theo đó, cảnh quan Đắk Lắk bao gồm 3 lớp cảnh quan (núi, bán bình nguyên và đồng bằng giữa núi), 5 phụ lớp, 2 kiểu (rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa ẩm và rừng nửa rụng lá), 83 loại và 4.753 đơn vị cảnh quan.

 Phân tích và xác định cụ thể số lượng, diện tích, đặc điểm phân bố và chức năng, sự thay đổi theo thời gian của các lớp, phụ lớp và các loại cảnh quan để từ đó định hình rõ nét xu hướng biến đổi của cảnh quan trong tương lai gần, tạo tiền đề nhằm đưa ra những định hướng phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh.

Kiến nghị

Ở Đắk Lắk, các công trình nghiên cứu cảnh quan còn quá ít, và nếu có cũng chưa thực sự mang đúng dáng dấp của một tác phẩm chuyên về cảnh quan Vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh cần có những chính sách đầu tư để cuốn hút giới chuyên môn quan tâm nghiên cứu về cảnh quan của địa phương Tuy nhiên, để có được những kết luận đúng đắn và chính xác về cảnh quan của một lãnh thổ đòi hỏi các nhà khoa học phải có sự nghiên cứu một cách tỉ mỉ, chi tiết và lâu dài

- không chỉ dừng lại ở từng thời đoạn mà phải tiến hành đều đặn, đồng bộ và liên tục Muốn vậy thì công tác nghiên cứu cảnh quan cần phải được tổ chức khoa học, có kế hoạch nghiên cứu cụ thể cho các giai đoạn phát triển khác nhau của lãnh thổ trong tương lai.

Mặt khác, sau khi đã tiến hành nghiên cứu và cho ra kết quả thì các công trình ấy cần phải được nghiệm thu để nhanh chóng đưa vào thực tiễn cuộc sống.Đây là mục tiêu mà cả các nhà lãnh đạo cũng như các nhà khoa học không chỉ của tỉnh Đắk Lắk mà của nước ta phải đặt ra và hướng tới ngay từ bây giờ, nếu không muốn bị các nước bạn ngày càng bỏ xa trên con đường hội nhập quốc tế.Làm được điều này không phải khó, tỉnh có thể lập dự án nghiên cứu và mời gọi các nhà khoa học tham gia (giao cho Sở Khoa học và Công nghệ làm cơ quan chủ quản dự án) Các nhà khoa học có nghĩa vụ phải nghiên cứu nghiêm túc,đúng tiến độ và đầy tinh thần trách nhiệm ; bù lại họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi của một người lao động Như vậy cả hai bên tổ chức và bên thực hiện dự án đều có lợi, nhất là khi dự án sớm được ứng dụng và đem lại hiệu quả cao.

Nghiên cứu cảnh quan không chỉ dừng lại ở cảnh quan tự nhiên mà còn phải đi sâu tìm hiểu những cảnh quan văn hoá - cảnh quan gắn bó chặt chẽ với lịch sử định cư của người dân nơi đây Đó là những cảnh quan đã bị tác động mạnh mẽ của con người và bản thân nó sẽ gây ra nhiều tác động ngược đối với các cảnh quan tự nhiên Vì thế, nghiên cứu cảnh quan văn hoá trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của hệ thống cảnh quan lãnh thổ cũng sẽ cho ta những lời giải thích hợp lí về các hiện tượng xảy ra và quá trình hình thành - tồn tại - phát triển của các cảnh quan trong hệ thống ấy.

Ngày đăng: 03/08/2023, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w