1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii

70 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Giải Pháp Chủ Yếu Tăng Cường Quản Lý Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Và Hạ Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Nguyễn Hồng II
Tác giả Đào Thị Quỳnh Nga
Trường học Công Ty Cổ Phần Nguyễn Hồng II
Chuyên ngành Quản Lý Chi Phí
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 124,78 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ (2)
    • 1.1 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (3)
      • 1.1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh (3)
      • 1.1.2 Giá thành sản phẩm (7)
      • 1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (10)
    • 1.2 QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (11)
      • 1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất (11)
      • 1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý giá thành sản phẩm (12)
      • 1.2.3 Nội dung quản lý chi phí sản xuất và giá thành (13)
    • 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm (22)
      • 1.3.1 Các nhân tố về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất (22)
      • 1.3.2 Các nhân tố về mặt tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp (23)
      • 1.3.3 Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh (24)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYỄN HỒNG II (25)
    • 2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Nguyễn Hồng II (25)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành công ty (25)
      • 2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh tại công ty (25)
    • 2.2 Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nguyễn Hồng II (28)
      • 2.2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty (28)
      • 2.2.2. Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nguyễn Hồng II (32)
    • 2.3 Đánh giá công tác quản lý CPSX và giá thành sản phẩm tại công ty (45)
      • 2.3.1 Những kết quả đạt được trong quản lý CPSX và giá thành sản phẩm (45)
      • 2.3.2 Những mặt tồn tại trong quản lý chi phí SXKD và giá thành sản phẩm (46)
  • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM QUẢN LÝ CÓ HIỆU QUẢ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYỄN HỒNG II (2)
    • 3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý chi phí SXKD và giá thành (49)
      • 3.1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới (49)
    • 3.2. Những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm (52)
      • 3.2.1. Đầu tư công nghệ (52)
      • 3.2.2. Đào tạo và tổ chức quản lý lao động (53)
      • 3.2.3. Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh (54)
      • 3.2.4. Tổ chức kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh (56)
    • 3.3. Một số giải pháp khác (56)
      • 3.3.1. Giải pháp đối với công ty (56)
      • 3.3.2. Giải pháp của nhà nước (58)
      • 3.2.3. Một số giải pháp khác (59)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................59 (59)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ

CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.1.1 Chi phí sản xuất kinh doanh

1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

Quá trình hoạt động SXKD trong các doanh nghiệp có thể khái quát bằng các giai đoạn cơ bản, có mối liên hệ mật thiết sau:

 Quá trình mua sắm, chuẩn bị dự trữ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh như: đối tượng lao động, tư liệu lao động.

 Quá trình vận động, biến đổi nội tại các yếu tố đầu vào một cách có ý thức và mục đích thành sản phẩm cuối cùng.

 Quá trình bán hàng của các sản phẩm cuối cùng.

Như vậy thực chất quá trình hoạt động của doanh nghiệp là sự vận động kết hợp, chuyển đổi nội tại các yếu tố sản xuất đã bỏ ra để sản xuất và thực hiện giá trị của quá trình sản xuất đó tạo ra. Để tiến hành hoạt động SXKD, doanh nghiệp phải có ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối tượng lao động, và lao động của con người Sự tiêu hao của các yếu tố này trong quá trìnhSXKD đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống.

Chi phí SXKD của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động SXKD biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, được tính cho một thời kì nhất định. Để thực hiện tốt việc quản lý chi phí SXKD, người quản lý phải nắm bắt được những đặc điểm của chi phí này Chi phí SXKD có ba đặc điểm chính: Thứ nhất: chi phí SXKD mang tính khách quan( do chi phí này gắn liền với quá trình sản xuất, mà quá trình sản xuất tồn tại khách quan) Vì vậy yêu cầu quản lý chi phí SXKD đề ra là tiết kiệm chứ không phải là triệt tiêu chi phí SXKD.

Thứ hai: chi phí SXKD tính vận động( do quá trình sản xuất vận động là liên tục dẫn đến việc hình thành giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm) cho nên yêu cầu đặt ra là việc quản lý chi phí SXKD trong doanh nghiệp phải được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, chi tiết đến từng bước, từng giai đoạn của quy trình sản xuất, cũng như toàn bộ quá trình sản xuất.

Thứ ba: chi phí SXKD mang tính phong phú, đa dạng ( do xã hội càng phát triển nhu cầu của con người càng cao nên các doanh nghiệp phải sản xuất ra nhiều sản phẩm, mà mỗi loại sản phẩm cần nhiều chi phí khác nhau) yêu cầu đối với quản lý chi phí SXKD là tùy thuộc vào nội dung cần quản lý mà tiến hành phân loại cụ thể, chi tiết chi phí SXKD theo nhiều tiêu thức khác nhau và thực hiện tốt việc lập kế hoạch chi phí ( căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp)

Chi phí SXKD của doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho công tác quản lý CPSX, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hạch toán, kiểm tra, giúp doanh nghiệp tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

 Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế

Căn cứ vào đặc điểm kinh tế giống nhau của chi phí để xếp chúng vào từng loại, mỗi loại là một yếu tố chi phí có cùng nội dung kinh tế, tính chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong năm, không kể chi phí đó dùng vào việc gì và phát sinh ở địa điểm nào

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí SXKD của doanh nghiệp được chia thành các loại sau:

 Chi phí vật tư mua ngoài: là toàn bộ giá trị vật tư mua ngoài dùng vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp như chi phí NVL chính- phụ, nhiên liệu, chi phí phân bổ công cụ, phụ tùng thay thế, dụng cụ lao động…

 Chi phí khấu hao TSCĐ là toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp trích trong kỳ.

 Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: là toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động SXKD; các khoản trích nộp theo tiền lương như chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.

 Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động SXKD trong kỳ do các đơn vị khác ở bên ngoài cung cấp như: dịch vụ điện, nước, tiền điện thoại, tiền thuê kiểm toán, tiền thuê bảo hiểm tài sản, …

 Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí khác ngoài các khoản đã nêu trên như các khoản nộp về thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài, tiền thuê đất, trợ cấp thôi việc hoặc mất việc cho người lao động…

Phân loại theo nội dung kinh tế là dựa vào hình thái ban đầu của chi phí SXKD không phân biệt chi phí đó dùng ở đâu, dùng cho sản phẩm nào.

Cách phân loại này cho thấy mức chi phí về vật tư và lao động trong toàn bộ chi phí SXKD phát sinh lần đầu trong năm Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp lập được dự toán chi phí sản xuất theo yếu tố; kiểm tra sự cân đối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.

 Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí

Những chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh sẽ được xếp vào một loại gọi là các khoản mục chi phí.

Theo cách phân loại này, có các khoản mục chi phí sau:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là các chi phí NVL, nhiên liệu, dụng cụ sản xuất trực tiếp dùng vào việc chế tạo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

 Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản mà doanh nghiệp trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp.

 Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí được sử dụng ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp như: tiền lương và phụ cấp ăn ca của quản đốc, nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất.

QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất

Trong công tác quản trị doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quản lý chi phí SXKD là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về việc sử dụng các nguồn chi phí, từ đó đưa ra những quyết định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp Việc quản lý chi phí SXKD không đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí SXKD của từng sản phẩm, từng loại sản phẩm hay theo nơi phát sinh chi phí.

Sự cần thiết phải quản lý chi phí SXKD bởi hai lý do chính :

 Thứ nhất, do chi phí SXKD gồm rất nhiều loại nên việc quản lý chi phí SXKD giúp doanh nghiệp xác định được mức độ tiêu hao chi phí trong từng sản phẩm, từng khâu của quá trình sản xuất, từ đó có thể ngăn chặn các chi phí phát sinh không hợp lý.

 Thứ hai, do chi phí SXKD liên quan mật thiết đến giá thành ( chi phí sản xuất kinh doanh là căn cứ quan trọng để tính giá thành của sản phẩm tiêu thụ ) nên việc quản lý chi phí SXKD nhằm tiết kiệm chi phí, từ đó tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, nhờ thực hiện tốt công tác quản lý chi phí SXKD mà doanh nghiệp cũng có thể thấy được chính xác những điểm mạnh và điểm yếu trong kỳ, có thể đưa ra các hoạch định chiến lược chi tiêu ngắn và dài hạn có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại của doanh nghiệp như : thực hiện thu hẹp hay mở rộng sản xuất…

1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý giá thành sản phẩm Đồng thời với quản lý chi phí SXKD, doanh nghiệp rất quan tâm đến quản lý giá thành sản phẩm Vì giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một loại sản phẩm, giá thành sản phẩm có vai trò rất lớn với hoạt động SXKD của doanh nghiệp:

 Thứ nhất, giá thành là thước đo hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp cần nắm được nhu cầu thị trường, giá cả thị trường và mức hao phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đó, từ đó xác định được hiệu quả sản xuất để quyết định lựa chọn và quyết định khối lượng sản xuất phù hợp.

 Thứ hai, giá thành là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp kiểm tra,giám sát chi phí hoạt động SXKD, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức kỹ thuật Thông qua tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí bỏ vào sản xuất, tác động và hiệu quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật đến sản xuất, phát hiện và tìm các nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp loại trừ.

 Thứ ba, giá thành còn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh đối với từng loại sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Vì để xác định chính sách giá cả dựa vào nhiều căn cứ khác nhau về sản phẩm: quy luật cung cầu, giá của đối thủ cạnh tranh, giá thành toàn bộ, mục tiêu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Tuy nhiên để tồn tại trong cơ chế thi trường, doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi, tức là thu phải lớn hơn chi, như vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì tình trạng, giá cả sản phẩm lớn hơn giá thành sản phẩm.

Mục tiêu quản lý giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là : hạ giá thành sản phẩm Vì những ý nghĩa của công tác này :

 Hạ giá thành là biện pháp cơ bản lâu dài và trực tiếp làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp Do giá cả được hình thành bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, nếu giá thành hạ so với giá bán trên thị trường, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm tăng Nếu giá thành càng thấp, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận càng nhiều.

 Hạ giá thành có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thêm sản xuất Do doanh nghiệp đã quản lý tốt các chi phí NVL và chi phí quản lý nên với khối lượng sản xuất như cũ, nhu cầu vốn lưu động sẽ được giảm bớt Do đó, doanh nghiệp có thể rút bớt lượng vốn lưu động dùng trong sản xuất hoặc có thể mở rộng sản xuất, tăng thêm lượng sản phẩm tiêu thụ.

1.2.3 Nội dung quản lý chi phí sản xuất và giá thành

1.2.3.1 Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh Để thuận tiện cho công tác quản lý CPSX của các doanh nghiệp thường phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí Với cách phân loại này, CPSX của doanh nghiệp được chia ra thành 3 loại là: chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, và CPSXC Bởi vậy, khi nghiên cứu nội dung chủ yếu của quản lý CPSX, em cũng nghiên cứu theo nội dung của từng khoản mục chi phí. a Quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Quản lý chi phí NVL chính là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra về sử dụng NVL nhằm thực hiện tốt những mục tiêu về NVL mà doanh nghiệp đã đề ra Quản lý chi phí NVL bao gồm một số nội dung như sau:

 Lập kế hoạch NVL: là việc xác định chính xác khối lượng vật tư, chi tiết, bán thành phẩm cần mua hoặc cần sản xuất trong từng thời điểm Kế hoạch NVL thường bao gồm những nội dung chủ yếu là: tổng khối lượng NVL cần dùng trong kỳ, khối lượng NVL cần dự trữ trong kỳ, khối lượng NVL cần mua trong kỳ và kế hoạch về thời gian phát đơn đặt hàng Trong đó:

- Tổng khối lượng NVL cần dùng trong kỳ cần phải được cụ thể hóa về số lượng, chủng loại mặt hàng

- Khối lượng NVL cần dự trữ phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu

- NVL cho doanh nghiệp khi có những biến động về NVL nhưng không được để quá lớn sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, gia tăng chi phí phụ thêm như chi phí thuê nhà xưởng, kho bãi, chi phí bảo quản,…

Những nhân tố ảnh hưởng đến chí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm

Hiệu quả của công tác quản lý chi phí SXKD và giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố Song có thể chia thành ba nhóm nhân tố chủ yếu sau:

1.3.1 Các nhân tố về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất:

Mỗi ngành kinh tế như : công nghiệp, nông nghiêp, thương mại, dịch vụ, xây dựng cơ bản… đều có những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật riêng Những đặc điểm đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, và do đó sẽ ảnh hưởng đến chi phí SXKD và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của KHKT và công nghệ sản xuất, các máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ hiện đại được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều, tạo khả năng lớn cho việc tiết kiệm hao phí lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất Do đó, doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ KHKT vào sản xuất sẽ có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh, tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

1.3.2 Các nhân tố về mặt tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học, hợp lý có tác động mạnh mẽ đến việc tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm Chẳng hạn, việc lựa chọn loại hình sản xuất, phương pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hợp lý sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng, liên tục, hạn chế tối đa các thiệt hại về ngừng sản xuất, tận dụng được thời gian, công suất hoạt động của máy móc thiết bị, việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo điều kiện nâng cao được năng suất lao động, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của người lao động, loại trừ các nguyên nhân gây lãng phí sức lao động, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí nhân công trong giá thành.

Việc phát huy đầy đủ vai trò của quản lý tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Việc tổ chức đảm bảo đầy đủ, kịp thời, với chi phí sử dụng tiết kiệm sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh doanh có hiệu quả Việc phân phối, sử dụng vốn hợp lý, tăng cường kiểm tra giám sát sử dụng vốn sẽ tạo điều kiện sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh… Từ đó có tác động tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm.

1.3.3 Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh

Trong điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành Chẳng hạn với các doanh nghiệp khai thác, nguồn tài nguyên cũng như điều kiện khai thác có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành Nguồn tài nguyên phong phú, điều kiện khai thác thuận lợi thì chi phí khai thác sẽ thấp và ngược lại.

Các doanh nghiệp mới thành lập, chưa có kinh nghiệm kinh doanh, sản xuất chưa ổn định, vốn đầu tư còn hạn chế, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém… sẽ khó khăn hơn trong việc hạ giá thành so với các doanh nghiệp khác Hoặc trong điều kiện sản xuất cạnh tranh, các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư nhiều hơn cho đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, đào tạo lao động, quảng cáo tiếp thị…Vì vậy cũng có thể làm tăng chi phí SXKD của doanh nghiệp.

Có thể nói rằng, những vấn đề lý luận đã trình bày ở trên cho ta một cái nhìn tổng quát, căn bản về công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Đầu tiên là các vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành như khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng Thứ hai là công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp như là: sự cần thiết, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm Nhưng vấn đề đặt ra là, về mặt lý thuyết, công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm được xây dựng như thế, vậy về thực tiễn, các doanh nghiệp đã quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như thế nào?, để đạt được hiệu quả quản lý cao và phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp có áp dụng những lý thuyết đó không?

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng ứng dụng đề tài trong thực tiễn, ở chương II, em xin trình bày về thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYỄN HỒNG II

Giới thiệu về công ty cổ phần Nguyễn Hồng II

2.1.1 Quá trình hình thành công ty

Công ty cổ phần Nguyễn Hồng II là doanh nghiệp tư nhân do các cổ đông sáng lập

Tên công ty: công ty cổ phần Nguyễn Hồng II

Trụ sở chính: khu công nghiệp Tân Quang - Văn Lâm – Hưng Yên Điện thoại: 0321.3.791.572

Số tài khoản: 2400211000320032 Ngân hàng NN và PTNT Hưng Yên

Lĩnh vực hoạt động: sản xuất thực phẩm hun khói công nghệ Nga

Sản phẩm chủ yếu: pho mai hun khói, thịt lợn hun khói

Các dự án: đang được đầu tư dây chuyền sản xuất với nhiều mặt hàng khác nhau với số lượng và chất lượng cao

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh tại công ty

Trong thời đại công nghiệp, nhu cầu về các mặt hàng ăn uống được chú trọng đến rất nhiều, vì vậy công ty cổ phần Nguyền Hồng II đã tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, để đáp ứng được nhu cầu đó công ty cổ phần Nguyễn Hồng

II đã đưa ra hai loại mặt hàng pho mai hun khói và thịt hun khói với mẫu mã, đảm bảo chất lượng nhằm phục vụ tất yếu cho người tiêu dùng

 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II:

Hình 1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II

Chức năng của các nhà quản trị trong việc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh như sau:

Tổng giám đốc công ty: là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ được giao như: quản lý toàn diện mọi hoạt động SXKD của công ty, phân công trách nhiệm, quyền hạn cho các phòng ban, bộ phận, bố trí tổ chức cán bộ công nhân viên sản xuất theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng, chủ trì các cuộc họp xem xét lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng, phê duyệt kế hoạch năm, báo cáo quyết toán tài chính, đảm bảo các nguồn lực để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng, ký duyệt hợp đồng kinh tế về mua bán vật tư, sản phẩm…

Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm và quyền hạn như sau: tổ chức và thực hiện mọi hoạt động hành chính và quản trị của công ty, thực hành công tác tổ chức lao động và hỗ trợ các hoạt động quản lý chất lượng, tổ chức việc đào tạo, nâng bậc cho cán bộ công nhân viên, tiếp nhận và phân phối, bảo quản, lưu trữ văn bản, tài liệu liên quan đến công tác tổ chức hành chính bên ngoài và nội bộ, xây dựng và tổ chức thực hiện mọi chế độ về tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật….

Phòng tài chính kế toán: có chức năng và nhiệm vụ tổ chức công tác quản lý nghiệp vụ tài chính vật tư, lập kế hoạch tài chính để phục vụ sản xuất và kế hoạch phát triển của toàn công ty, chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý vật tư, quản lý kho nguyên liệu và thành phẩm,…

Phòng kỹ thuật: có chức năng và nhiệm vụ tổ chức thẩm định thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, lập quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý công nghệ để đảm bảo các sản phẩm đạt yêu cầu của khách hàng.

Phân xưởng sản xuất chuyên môn hóa về sản xuất các sản phẩm mà mình phụ trách

Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nguyễn Hồng II

2.2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty

Sau khi đã nghiên cứu qua về đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quản lý, chúng ta cần điểm qua một vài nét về tình hình SXKD của công ty. Thấy được thực trạng SXKD của công ty, những thành tích mà công ty đã thực hiện được và những hạn chế, yếu kém mà công ty cần khắc phục thì chúng ta có thể thấy được sự cần thiết của công tác quản lý CPSX trong quá trình SXKD của công ty

2.2.1.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Bảng 2.1: Bảng CĐKT của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1.Tiền và tương đương tiền

5.Tài sản ngắn hạn khác

II.Tài sản dài hạn 41.071.843.72

3.Tài sản dài hạn khác 0 1.836.574.460 297.314.754

II.Vốn chủ sở hữu 38.533.812.67

5.Chênh lệch tỉ giá hối đoái

Nguồn : Phòng tài chính- kế toán

Từ bảng trên ta thấy:

Tình hình tổng tài sản và nguồn vốn của công ty tăng mạnh qua các năm. Năm 2010 tăng 13.999.819.150 đồng so với năm 2009, mức tăng này là khá lớn Nguyên nhân của sự tăng này là do:

+ Về tài sản : năm 2010 có sự tăng về tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tương ứng là13.837.750.440 đồng, 8.665.689.292 đồng, 1.862.830.888 đồng

+ Về nguồn vốn: năm 2010 có sự tăng về nợ ngắn hạn với mức tăng 14.155.224.390 đồng, vốn chủ sở hữu tăng nhẹ với mức tăng 1.033.580.216 đồng

Trong tình hình khoản mục tiền tăng mạnh, có thể khẳng định công ty đã vay nợ ngắn hạn để bổ sung quỹ tiền mặt Vốn chủ sở hữu tăng làm tăng năng lực tài chính của công ty lên

Năm 2009 tăng 46.439.038.430 đồng so với năm 2008 Nguyên nhân của sự tăng này là do:

+ Về tài sản: năm 2009 có sự tăng về các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác tăng, tương ứng là: 12.040.245.430 đồng, 32.925.247.010 đồng, 3.552.122.460 đồng

+ Về nguồn vốn: năm 2009 có sự tăng về nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu với mức tăng là: 44.627.896.800 đồng, 2.396.833.556 đồng

Như vậy, tình hình tài chính của công ty khá ổn định Kết quả hoạt động SXKD của công ty đảm bảo liên tục có lãi và năm sau lớn hơn năm trước, đặc biệt từ kết quả đó, công ty đã đầu tư mở rộng SX tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.

2.2.1.2 Tình hình thực hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.2 : KQHĐKD của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II Đơn vị tính : VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009

6 65,92 176099475 6,31 4.CP BH 457686590 548149301 779578234 90462711 19,77 231428933 42,2 5.CPQLDN 445734651 550634500 661260269 104899849 23,53 110625769 20,1 6.LN thuần từ HĐKD 777623682 1690426108 1524470881 912802426 117,4 -165955227 -9,82 7.TN từ

HĐTC -3218708 -606867276 -1713485 -603648568 18754 605153791 -99,7 10.TN khác 15437869 34310681 6808748 18872812 122,3 -27501933 -80,2 11.CP khác 8765855 14050027 14147850 5284172 60,28 97823 0,7 12.LN khác 6672014 20260654 -7339102 13588640 203,7 -27599756 -136 13.Tổng

Nguồn: phòng tài chính- kế toán

Trong 3 năm từ 2008 đến 2010 lợi nhuận đều tăng đáng kể, năm 2009 tăng 41.32% so với năm 2008, năm 2010 tăng 37,3% so với năm 2009 Đây là những kết quả đáng kể mà công ty cùng đội ngũ nhân viên đã đạt được

Doanh thu bán hàng trong 3 năm đều tăng, năm 2009 tăng 1.956.606.191đồng so với năm 2008 tương ứng với 21.14% Năm 2010 tăng 7.040.701.255 đồng so với năm 2009 tương ứng với 62.8%.

Trong giai đoạn 2008-2010, thị trường sản xuất thực phẩm gặp nhiều khó khăn Năm 2008 nền kinh tế lạm phát, thị trường sản xuất thực phẩm năm

2009 chịu điều chỉnh so tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và năm

2010 là năm vượt qua giai đoạn điều chỉnh, dần phục hồi…Năm 2008, hoạt động kinh doanh của ngành sản xuất thực phẩm liên tục phải đối diện với nhiều trở ngại Nửa đầu năm 2008, diễn biến lạm phát trong nước làm giá các NVL chủ chốt đầu vào tăng mạnh.

Năm 2009, triển vọng kinh doanh cũng chẳng mấy sáng sủa Nhưng công ty không có khoản giảm trừ doanh thu , điều này cho thấy được chất lượng sản phẩm tốt, đạt yêu cầu của khách hàng.

Giá vốn hàng bán năm 2009 tăng 11.2% trong khi doanh thu tăng 21.14% Ta thấy, tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn so với giá vốn thể hiện thành tích trong quản lý giá vốn hàng bán Nhưng năm 2010, giá vốn hàng bán tăng 81.5% cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu Điều này cho thấy công tác quản lý giá vốn hàng bán của công ty chưa tốt Công ty không kiểm soát được sự tăng giá của NVL đầu vào.

Chi phí bán hàng năm 2009 tăng 19.77% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 42.2%, tốc độ tăng nhỏ hơn của doanh thu nhiều chứng tỏ doanh nghiệp có uy tín với khách hàng nên giảm bớt được khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, năm 2009 tăng 23.53% so với năm

2008 và năm 2010 tăng 20.1% so với năm 2009 Công ty đang tập trung vào mở rộng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tạo tiền đề cho sự phát triển của công ty trong tương lai

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 tăng 117.4% so với năm 2008 Nhưng năm 2010 thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại giảm 9.82% Nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng cao Công tác quản lý NVL đầu vào chưa tốt Công ty không tiết kiệm được chi phí.

2.2.2 Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Nguyễn Hồng II

2.2.2.1 Thực trạng quản lý chi phí sản xuất tại công ty a Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý CPSX tổng quát

Bảng 2.3 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý CPSX tổng quát Đơn vị tính:VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2010/2009

Tỷ lệ CPSX trên doanh thu 0,903 0,917 0,014 1,55

Nguồn: phòng tài chính- kế toán

Nhìn vào bảng phân tích tình hình chi phí SXKD ta thấy tổng doanh thu tăng với tỉ lệ 61,35%, chi phí SXKD tăng với tỉ lệ 63,95% như vậy tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu chứng tỏ công ty cổ phần Nguyễn

Hồng II chưa sử dụng và quản lý tốt chi phí SXKD Tỷ suất chi phí SXKD tăng 0,014 làm cho tốc độ tăng tỷ suất chi phí là 1,55% Công ty cổ phần

Nguyễn Hồng II đã vượt chi hơn 255 triệu đồng Để quản lý và sử dụng tốt chi phí thì công ty cần phải có biện pháp tiết kiệm chi phí để không những chi phí không tăng mà có thể giảm chi được một khoản tiền lớn cho công ty. b Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý CPSX trên từng khoản mục.

 Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 2.4 : Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm

ST TT ST TT Clệch Tỷ lệ

Tổng doanh thu 1132554915 100 18273465948 100 6947916792 61,35 Chi phí SXKD 10221729670 68,34 16758047654 77,2 6536317984 63,95 Chi phí NVL 6985603478 15,16 12932489260 12 5946885782 85,13 Chi phí tiền l- ương 1550000000 4,41 2013800000 4,32 463800000 29,92 Chí phí bảo hiểm 450698000 5,53 724590000 4,56 273892000 60,77

Nguồn: phòng tài chính- kế toán

Vì quy mô hoạt động nhỏ, nên các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty cũng không lớn và mang tính chất thường xuyên. Nhìn vào bảng phân tích chi phí SXKD ta thấy chi phí SXKD của công ty tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng doanh thu.Nhưng ta có thể thấy sự bất hợp lý trong việc sử dụng chi phí của công ty khi mà:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM QUẢN LÝ CÓ HIỆU QUẢ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYỄN HỒNG II

Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý chi phí SXKD và giá thành

3.1.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

Xu thế toàn cầu hoá đã mở ra một thị trường hàng hoá rộng lớn không chỉ cho ngành chế biến thực phẩm Việt Nam mà cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Nhưng đồng thời nó cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế đó là sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, các doanh nghiệp nếu không tự đổi mới mình để bắt nhịp cùng với sự phát triển thì rất khó tồn tại và phát triển.

Vài năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển vượt bậc Thu nhập tăng làm cho nhu cầu của người dân tăng nhanh đặc biệt là nhu cầu về hàng may mặc, thời trang Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đặt ra cho các công ty dệt may khi phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh khốc liệt, không chỉ cạnh tranh ở chất lượng, giá cả, mẫu mã sản phẩm…mà còn phải thực hiện cuộc cạnh tranh giành lấy niềm tin ở khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và để tồn tại trong cuộc chạy đua này, các công ty chế biến thực phẩm hiện nay đã chú ý vào công nghệ sản xuất và các trang thiết bị máy móc nhằm tăng NSLĐ và chất lượng sản phẩm Đồng thời giảm tối đa mức chi phí bình quân một đơn vị sản phẩm Đứng trước những thuận lợi và khó khăn chung đó công ty cổ phần Nguyễn Hồng II đã đưa ra những mục tiêu và phương hướng của công ty trong thời gian tới.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng tỉ trọng xuất khẩu vào những thị trường tiềm năng …Bên cạnh đó có chiến lược mở rộng thị trường trong nước đặc biệt là thị trường miền Bắc.

- Mở rộng quy mô sản xuất tăng doanh thu, tăng lợi nhuận ổn định và từng bước nâng cao mức sống cho người lao động trong công ty.

- Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động và đa dạng hoá mặt hàng.

- Tạo môi trường văn hoá lành mạnh, đoàn kết nhằm phát huy năng lực tối đa của mỗi người trong công ty.

- Thực hiện tốt vai trò và nghĩa vụ đối với nhà nước và cơ quan chính quyền địa phương.

Mục tiêu mà công ty cổ phần Nguyễn Hồng II đề ra trong năm 2011 như sau:

Bảng 3.1 : Chỉ tiêu cần đạt của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II năm 2011 Đơn vị tính: VNĐ

2011/2010 Chênh lệch Tỉ lệ Tổng doanh thu 18273465948 19367832573 1094366625 5,99 Tổng chi phí

Tổng lợi nhuận 1515418294 2008894593 493476299 32,56 Nộp ngân sách 424317122 562490486 138173364 32,56 Thu nhập bình quân (Đồng/người) 1400000 1550000 150000 10,71

- Phát triển da dạng hoá các hoạt động kinh doanh, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và nước ngoài Bên cạnh đó nghiên cứu đầu tư kinh doanh vào một số mặt hàng mới thích ứng với những nhu cầu thị trường và khả năng của công ty.

- Đầu tư thêm vốn, nguồn nhân lực để phát triển phân xưởng sản xuất thịt hun khói và phô mai hun khói đây là mặt hàng có khả năng phát triển mạnh trong thời gian tới.

- Đầu tư và đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất.

- Thực hiện tốt công tác quản lí và sử dụng chi phí SXKD và vốn nhằm hạ giá thành tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

- Nâng cao trình độ quản lí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cấp quản lí trong công ty Đồng thời công ty có kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động trực tiếp Bên cạnh đó công ty có kế hoạch bố trí sắp xếp đội ngũ lao động trong công ty hợp lí nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người góp phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

- Huy động vốn từ mọi nguồn trong và ngoài công ty.

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện công tác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành

Tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm luôn luôn thực hiện theo những phương hướng chung mà công ty đặt ra Mục đích chính của tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm đó là giảm nhu cầu về vốn kinh doanh, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận Vì thế công ty đã đề ra những phương hướng hoàn thiện như sau:

- Đầu tư công nghệ cho quá trình SXKD, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất, giảm các sản phẩm bị hỏng hóc, nâng cao chất lượng sản phẩm tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm Công ty phải sẵn sàng bỏ ra đầu tư thì hiệu quả đạt được sẽ vượt xa chi phí ban đầu bỏ ra.Nếu công ty không bỏ tiền ra đầu tư vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu không tiếp thu những công nghệ hiện đại thì chỉ tiết kiệm được chi phí ban đầu mà thực chất là chưa tiết kiệm được chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm

- Đẩy mạnh công tác tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên trong hoạt động bán hàng những kĩ năng cơ bản, những yêu cầu và phẩm chất cơ bản của nhân viên bán hàng Bên cạnh đó công ty cần trang bị thêm những trang thiết bị và công nghệ kinh doanh hiện đại đảm bảo cho lực lượng bán hàng không bị lạc hậu và công việc bán hàng sẽ diễn ra nhanh chóng tiết kiệm thời gian và thực hiện được nhiều công việc khác nhau.

Nhìn chung công ty đã có những mục tiêu và phương hướng chung để phát triển công ty cổ phần Nguyễn Hồng II thành một công ty lớn mạnh trong nước và vươn ra quốc tế cũng như mục tiêu hay phương hướng cụ thể cho công tác tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm Quan trọng là công ty phải có những biện pháp thiết thực nào để hoàn thiện việc tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm

Những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm

3.2.1.Đầu tư công nghệ Đầu tư công nghệ là biện pháp quan trọng đầu tiên mà công ty cổ phần Nguyễn Hồng II cần phải thực hiện Trong vài năm gần đây công ty cổ phần Nguyễn Hồng II không tránh khỏi công nghệ vẫn còn lạc hậu chưa hội nhập được với những công nghệ hiện đại tiên tiến trên thế giới do đó biện pháp đầu tư công nghệ máy móc là điều kiện cần và đủ để tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm Nhưng một vấn đề nữa lại được đặt ra đó là không phải công nghệ hay thành tựu nào cũng phù hợp với công ty mà ta cần phải biết lựa chọn những công nghệ thích hợp với quá trình SXKD của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II , cần phải phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD,trình độ tổ chức quản lý SXKD và quản lý tài chính của công ty Nếu áp dụng đúng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình SXKD thì công ty mới có thể nâng cao năng suất lao động, giảm được tiêu hao vật tư trong SXKD, chất lượng sản phẩm kinh doanh được nâng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nhưng chất lượng vẫn đảm bảo nhu cầu của thị trường Muốn thực hiện được điều đó công ty phải quan tâm đến việc đầu tư đối với hệ thống TSCĐ hiện có, áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại vào quá trình SXKD của mình cho phù hợp, để làm sao huy động tối đa các tài sản cố định vào quá trình SXKD làm tăng năng lực SXKD cho công ty. Đối với việc sử dụng TSCĐ công ty cũng nâng cao hiệu quả sử dụng vì công ty là công ty sản xuất do đó việc đầu tư cho máy móc thiết bị mất rất nhiều chi phí, nếu công ty tận dụng được hết hiệu quả sử dụng TSCĐ thì cũng là một biện pháp tiết kiệm được chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định nhằm nâng cao năng lực phục vụ và ngăn ngừa, hạn chế tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng.

- Khai thác triệt để công suất, công dụng của TSCĐ, đánh giá đúng giá trị TSCĐ, thực hiện khấu hao nhanh kết hợp với việc khai thác triệt để công suất công dụng của TSCĐ để thu hồi vốn nhanh Việc này giúp công ty có điều kiện nhanh chóng đổi mới TSCĐ để tránh tụt hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường…Đồng thời giúp công ty tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

- Khi công ty cổ phần Nguyễn Hồng II quyết định đầu tư công nghệ cũng là việc đào thải các máy móc thiết bị cũ lạc hậu, công ty có thể bán lại hệ thống máy móc này và thu hồi lại một phần số tiền đầu tư cho máy móc thiết bị mới hiện đại hơn.

3.2.2.Đào tạo và tổ chức quản lý lao động Đào tạo và tổ chức quản lý lao động nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động Công ty đã có chủ trương mở rộng hoạt động sản xuất bằng việc tuyển dụng thêm nhân viên và bên cạnh đó nâng cao quá trình đào tạo và quản lý. Công ty sẽ thực hiện tốt biện pháp này bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất:

- Công ty có chính sách tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên tổ chức theo hướng khuyến khích, thu hút lao động giỏi, có năng lực vào làm việc cho công ty và có chính sách đãi ngộ thoả đáng Khi công ty có nhiều đơn hàng và cần nhân viên làm thêm ca thì công ty sẽ trả thêm lương trong những giờ làm và bồi dưỡng thêm cho nhân viên.

- Công ty cử ra những người quản lý từng tổ, từng phân xưởng có năng lực gọi là tổ trưởng và quản đốc phân xưởng thực hiện việc quản lý đồng thời chỉ dẫn cho các nhân viên những kỹ thuật cần thiết cho công việc, giảm được các động tác thừa, tiết kiệm được thời gian, nâng cao năng suất lao động.Tổ chức quản lý, sử dụng lao động rõ ràng cụ thể gắn kết quả SXKD của nguồn lao động với tiền lương và tiền thưởng của họ, đồng thời phải thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, tác phong lao động công nghiệp cho người lao động, tinh thần hợp tác trong công việc của tập thể, của từng đơn vị nhỏ thành viên, của toàn công ty để họ phát huy sáng kiến trong SXKD, tiết kiệm thời gian lao động, tăng năng suất lao động cho công ty.

3.2.3 Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh

* Đối với chi phí mua hàng để tiết kiệm chi phí này công ty cần phải tập trung quan tâm vào:

- Ngay từ khâu cung ứng vật tư, một trong những nguyên nhân làm tăng khoản chi phí này thì công ty cần tập trung vào các nhà cung ứng vật tư theo nguyên tắc không có một nhà cung ứng vật tư duy nhất mà phải dựa trên sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng từ đó lựa chọn ra nhà cung ứng có chất lượng tốt, số lượng không hạn chế và giá cả hợp lý Công ty cổ phần Nguyễn Hồng II thực hiện mua hàng theo nguyên tắc: Thứ nhất là báo giá cạnh tranh của các nhà cung ứng, thứ hai là phải có hợp đồng kinh tế giữa hai bên Thực hiện nguyên tắc này công ty đã thực hiện được chế độ tiết kiệm trong quá trình SXKD, chống tham ô, lãng phí tài sản của công ty.

- Công ty phân công, phân cấp quản lý tài chính, quản lý chi phí và giá thành dựa theo chức vụ, chức vụ càng to thì càng có trách nhiệm trong việc quản

Bộ phận chuyên trách về chi phí Bộ phận kế toán

Quản lý vốn Quản lý lao động Quản lý nguyên vật liệu lý và tiết kiệm chi phí Với tình hình đặc điểm SXKD của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II là một công ty có quy mô vừa và nhỏ công ty cần có một bộ phận chuyên trách riêng quản lý về chi phí SXKD như: quản lý về lao động, vật tư, tiền vốn…Bộ phận kế toán vẫn thực hiện công việc của mình nhưng bên cạnh đó sẽ có một bộ phận do công ty thành lập bao gồm những người có trình độ cao và hiểu biết về kế toán tài chính giúp đỡ và giám sát việc thực hiện Cơ cấu bộ phận quản lý riêng về chi phí SXKD khi công ty thành lập

Hình 2: Cơ cấu bộ phận chuyên trách về chi phí sản xuất kinh doanh

Bộ phận này sẽ thực hiện công việc:

- Quản lý chi phí và giá thành theo một kế hoạch định mức cụ thể Lập kế hoạch chi phí và giá thành phải dựa vào tính khoa học và thực tiễn

+ Kế hoạch SXKD của công ty, kế hoạch tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ…

+ Tình hình thực tế về hoạt động SXKD, về chi phí và giá thành của những năm trước.

+ Những định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi phí giá thành của công ty cũng như những quy định của nhà nước.

+ Kế hoạch phải lập chi tiết cho từng bộ phận quản lý, từng phân xưởng cụ thể, kết hợp với phân công quản lý rõ ràng và phải có kế hoạch tái nghiệp trên cơ sở của kế hoạch năm.

Trong điều kiện kinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, nếu công tác này được thực hiện tốt sẽ giúp công ty tránh được rất nhiều lãng phí, tiết kiệm được nhiều các khoản chi phí không cần thiết Việc công ty đưa ra các kế hoạch và quyết định SXKD đúng đắn còn giúp công ty luôn chủ động trong hoạt động SXKD Chính điều đó làm cho công ty phát hiện và phát huy tối đa mọi tiềm năng của mình

3.2.4.Tổ chức kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh

Quá trình SXKD của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II diễn ra thường xuyên và liên tục cho nên đây là biện pháp quan trọng cần phải lên kế hoạch và định kỳ kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.

Các kế hoạch và kiểm tra SXKD, kế hoạch chi phí giá thành, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao TSCĐ, vật tư…và các thông tin về tình hình thực hiện các kế hoạch đó của công ty trong năm kế hoạch, các chính sách, chế độ luật pháp và quản lý tài chính, quản lý chi phí, giá thành của nhà nước sẽ được bộ phận phụ trách đề ra và thực hiện theo kế hoạch đó. Công ty cổ phần Nguyễn Hồng II do có một bộ phận phụ trách việc kiểm tra do đó thời hạn kiểm tra là một tháng sẽ kiểm tra một lần để nắm rõ tình hình thực hiện chi phí SXKD và giá thành và yêu cầu các bộ phận hỗ trợ công tác kiểm tra, nhưng tránh việc chồng chéo cản trở quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Một số giải pháp khác

3.3.1.Giải pháp đối với công ty

Vốn đầu tư là vấn đề đặt ra cho không chỉ riêng một công ty nào, mà đó là vấn đề chung của rất nhiều công ty Trong việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì công ty cần phải đầu tư bao nhiêu, và đầu tư như thế nào là rất quan trọng Để tạo ra một dây chuyền sản xuất hiện đại thì cần phải có nguồn vốn đủ để đầu tư cho công nghệ này, một đội ngũ công nhân được đào tạo kỹ thuật điều hành hệ thống máy móc hiện đại như vậy vốn cấp cho hoạt động SXKD là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết Công ty cần phải thường xuyên chăm lo tạo dựng nguồn vốn, đồng thời tính toán hiệu quả kinh doanh, đầu tư một cách hợp lí Công ty tăng nguồn vốn của mình bằng cách trích một phần lợi nhuận kinh doanh hoặc là huy động vốn từ các cổ đông hoặc phát hành cổ phiếu và trái phiếu.

3.3.1.2.Tạo môi trường làm việc tốt Đây là một giải pháp nhỏ có tác dụng rất lớn đối với toàn thể nhân viên của công ty vì đối với bất kỳ một người lao động nào khi được làm việc trong một môi trường tốt cũng phát huy được khả năng cũng như năng lực của bản thân, nếu môi trường làm việc không tốt, luôn có một bầu không khí bao trùm lên toàn bộ công ty và tạo ra sự căng thẳng trong các mối quan hệ giữa người với người thì hiệu quả công việc không cao, chất lượng công việc hoàn thành không cao, chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc tiết kiệm chi phí.Điều quan trọng là cách đối xử từ cấp trên trực tiếp đối công nhân viên cho đến các lãnh đạo trong công ty Lập quỹ công đoàn cho hoạt động thăm viếng,cưới hỏi…sẽ là phương tiện tốt để thể hiện sự quan tâm của công ty đối với cán bộ công nhân viên trong công ty Các chế độ đãi ngộ, khả năng thăng tiến của cán bộ công nhân viên cũng phản ánh thái độ của công ty đối với họ Hiển nhiên là cán bộ công nhân viên chỉ muốn gắn bó với những công ty mà khả năng của họ được đánh giá đúng mức và có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp Tạo bầu không khí tốt cũng chính là tạo một môi trường làm việc trong công ty dân chủ, cởi mở Đây được xem như là một biện pháp khích lệ tinh thần bên cạnh khích lệ về vật chất đối với công nhân viên của công ty một cách hiệu quả nhất Vào các ngày nghỉ công ty nên tổ chức cho các công nhân viên của mình đi tham quan, du lịch để họ giảm bớt khoảng cách và thông hiểu nhau hơn.

3.3.2.Giải pháp của nhà nước

3.3.2.1.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Sau nhiều năm mở cửa nền kinh tế, nhà nước đã có nhiều chính sách tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động SXKD của các công ty phát triển như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách mở rộng sản xuất…Tuy nhiên như vậy là chưa đủ vì vẫn còn có các chính sách gây khó khăn cho các công ty

Hiện nay tình hình về vốn kinh doanh của công ty vẫn còn thiếu cho hoạt động mở rộng quy mô sản xuất, bên cạnh đó công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình cổ phần hoá nên còn gặp nhiều khó khăn Công ty muốn đề nghị với nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay các khoản vốn ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước để tạo thuận lợi cho SXKD của công ty.

Nhà nước cần có biểu thuế hợp lí đối với việc nhập khẩu các máy móc thiết bị mà công ty sẽ đầu tư trong quá trình SXKD, nên có chính sách khuyến khích, ưu tiên giảm thuế đối với một số mặt hàng Nếu nhà nước tạo điều kiện như vậy sẽ giúp công ty đầu tư được các máy móc thiết bị hiện đại mà tiết kiệm được chi phí SXKD.

3.3.2.2.Tạo một thị trường thông tin lành mạnh

- Các thông tin trên thị trường nhiều khi bị sự lũng đoạn của một số các công ty làm cho thông tin sai lệch so với thực tế khiến cho các công ty khi có nhu cầu về nguồn nguyên liệu trên thị trường sẽ khó lựa chọn cho mình một nhà cung ứng tốt cả về lượng và chất mà giá thành hợp lý Lúc này cần có sự can thiệp của nhà nước bằng những văn bản pháp luật, những quy định hạn chế sự lũng đoạn này Tạo thị trường thông tin lành mạnh giúp các công ty tiết kiệm chi phí mua hàng đặc biệt là các công ty sản xuất sẽ mua được nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cả và chất lượng phục vụ cho quá trình sản xuất.

3.2.3 Một số giải pháp khác

- Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các công ty tiếp thu được các công nghệ tiên tiến của các nước phát triển qua đó sẽ tiết kiệm được chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm.

- Nhà nước cần xây dựng một cơ chế pháp lý, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, minh bạch hoá các khoản nộp sẽ giúp cho các công ty chủ động trong quá trình đưa ra kế hoạch SXKD và tiết kiệm được chi phí.

- Nhà nước cần phải nâng cao công tác dạy và đào tạo nghề, hiện nay Việt Nam đang trong tình trạng thừa thầy thiếu thợ, các nhân công thực sự có tay nghề cao còn rất hạn chế, đa số nhân công chỉ tốt nghiệp trình độ phổ thông trung học do hoàn cảnh nghèo mà phải đi làm mà chưa qua một trường lớp đào tạo nào cả Do đó nhà nước cần phải mở rộng thêm các trường trung cấp dạy nghề, khuyến khích những người không có khả năng vào đại học và cao đẳng cũng có một công việc ổn định khi được đào tạo nghề tại trường trung cấp Điều này sẽ tạo ra một khối lượng nhân công đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng giúp tiết kiệm được chi phí SXKD và giá thành cho các công ty.

Ngày đăng: 03/08/2023, 16:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
Hình 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II (Trang 27)
Bảng 2.1: Bảng CĐKT của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II. - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
Bảng 2.1 Bảng CĐKT của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II (Trang 29)
Bảng 2.2 : KQHĐKD của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II. - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
Bảng 2.2 KQHĐKD của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II (Trang 31)
Bảng 2.4 : Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
Bảng 2.4 Cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh của công ty (Trang 34)
Bảng 2.7: tình hình sản xuất các mặt hàng kế hoạch của công ty năm 2010 - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
Bảng 2.7 tình hình sản xuất các mặt hàng kế hoạch của công ty năm 2010 (Trang 36)
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất các mặt hàng thực tế của công ty năm 2010. - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
Bảng 2.6 Tình hình sản xuất các mặt hàng thực tế của công ty năm 2010 (Trang 36)
Bảng 2.8: Ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí NVL trực tiếp - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
Bảng 2.8 Ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí NVL trực tiếp (Trang 37)
Bảng 2.10: Số liệu về khoản mục chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất kế hoạch và thực tế năm 2010. - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
Bảng 2.10 Số liệu về khoản mục chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất kế hoạch và thực tế năm 2010 (Trang 39)
Bảng 3.1 : Chỉ tiêu cần đạt của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II năm 2011                                                                          Đơn vị tính: VNĐ - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
Bảng 3.1 Chỉ tiêu cần đạt của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II năm 2011 Đơn vị tính: VNĐ (Trang 50)
BẢNG CĐKT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYỄN HỒNG II  NĂM 2008-2010 - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
2008 2010 (Trang 64)
Bảng BCKQHĐKD của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II - Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nguyễn hồng ii
ng BCKQHĐKD của công ty cổ phần Nguyễn Hồng II (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w