1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nhạc khí trong đơn ca tài tử

4 759 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 290,33 KB

Nội dung

Nhạc khí trong “dàn đờn” tài tử Nam bộ (Phần I) Viết bởi Mỹ Liêm Thứ năm, 28 tháng 4 2011 11:31 Đờn ca Tài tử Nam Bộ” đã trở nên hết sức quen thuộc với những ai quan tâm đến âm nhạc dân tộc cổ truyền. Mặc nhiên, từ khi khai sinh, với mục đích giải trí, tính cách tri âm, tri kỷ lối hòa đàn – ca của âm nhạc Tài tử Nam Bộ có khuôn khổ nhỏ, mang tính chất thính phòng. Về ca trong một buổi đờn ca Tài tử: xưa nay, người ta thấy nhiều nhất có 2 người cùng ca (song ca, hay lối ca đối đáp). Về đàn: số người hòa đàn ít khi đến 6 người. Trong một thời gian dài, với sức mạnh lan tỏa và không ngừng phát triển, nhạc khí trong dàn hòa đờn Tài tử đã có nhiều biến đổi. Trong quá trình ấy, nhiều nhạc khí được “chế tác”, một số nhạc khí nước ngoài, nhạc khí dân tộc đã tham gia rồi rời khỏi dàn đờn. Cũng như nhiều bài bản đã được ứng tác, trình diễn, hoặc lưu tồn trong nhạc mục Tài tử hoặc rơi vào quên lãng dàn đờn Tài tử luôn được nhạc giới thể nghiệm, thay đổi nhạc khí, thay đổi lối hòa đờn sao cho hòa hợp. Chỉ với dàn đờn, nhạc khí tham gia trong dàn đờn Tài tử, các lối chơi, nguyên tắc hòa đàn cũng đã thể hiện một phần những đặc trưng của nghệ thuật đờn ca Tài tử Nam Bộ. 1. Từ “Phe Văn” của dàn nhạc lễ Nam Bộ, những nhạc khí của Ca nhạc Thính phòng Huế đến dàn đờn Tài tử: “kìm - cò – tranh – độc và tiêu” “(…) Trước đó nữa, tại các điểm Nam Kỳ không có dàn đờn cổ nhạc Việt, chỉ có dàn nhạc Lễ (tỷ dụ như ở Bạc Liêu có Nhạc Khị) thường dùng vào các cuộc đám ma, nhà héo. Mỗi khi có đám tang, vào lúc canh khuya, sau buổi tế, buổi tụng kinh, thường thấy các thầy nhạc, các thầy chùa bày ra đòi chủ nhà nấu cháo trắng để thức sáng đêm, và nhơn dịp ấy, học cùng hòa đờn, tập dượt ca cho đúng nhịp, để đánh con buồn ngủ. Sau thành thói tục, mỗi dịp quan-hôn-tang-tế, thậm chí lễ mừng tân quan, tân gia, khai bằng, khánh hạ, đám giỗ, đám cưới, đều có mời họ luôn cho rậm đám…” 1 / 4 Nhạc khí trong “dàn đờn” tài tử Nam bộ (Phần I) Viết bởi Mỹ Liêm Thứ năm, 28 tháng 4 2011 11:31 Như trên, theo Vương Hồng Sển, vào thế kỷ XIX, ở Nam Bộ chỉ có dàn nhạc lễ trong dân gian gọi là dàn Ngũ Âm. Dàn nhạc lễ gồm hai nhóm nhạc gọi là “Phe Văn” và “Phe Võ”. Phe Văn dàn nhạc lễ lúc bấy giờ gồm 4 đàn cò (4 đàn nhị, gồm: cò líu, cò lòn, cò dương và đàn gáo) và trống lễ. Từ phe Văn - ban nhạc lễ của các thầy tụng, thấy tế trong các đám tang, trong dịp qua đêm, những nhạc sĩ đã cùng nhau hình thành một “dàn đờn”, họ cùng hòa đờn, hòa ca… để “đánh con buồn ngủ” Từ đây, dàn đờn “phe Văn nhạc lễ” không chỉ dành cho lễ bái hoặc những dịp quan- hôn- tang-tế mà còn chơi trong nhiều dịp khác, phục vụ cho mục đích khác: giải trí, vui chơi Dàn đờn đó đã mở đầu một phong trào rộng khắp ở Nam Bộ, hình thành một thể loại được yêu thích, bảo tồn và không ngừng phát triển vốn âm nhạc cổ truyền nơi vùng đất mới. Thể loại âm nhạc đó sau này là cội nguồn của một thể loại sân khấu dân tộc được cả nước yêu thích, là nguồn mạch cho những sáng tạo âm nhạc sau này Một nguồn cội khác của đờn ca Tài tử đó là kế thừa từ nhạc thính phòng Huế, nhạc đờn của vùng Ngũ Quảng. Theo nhạc sĩ Phạm Duy, ở miền Nam lúc đó đã có một thú chơi âm nhạc tao nhã trong những người bình dân: “cùng nhau đờn ca vui chơi”… mà, ông giải thích đó là “Nhạc Tài tử miền Nam”: “Trong khi ở miền Bắc, hát Ả Đào đã thoát khỏi hình thức hát Cửa Quyền, trở thành thú chơi tao nhã của nho sĩ, thì ở Thuận Hóa (Huế), kinh đô của nhà Nguyễn, các hoàng thân và quan chức trong triều cũng sáng lập ra một loại ca nhạc thính phòng mà về sau gọi là ca Huế. Loại ca nhạc có tính chất tài tử này xuất xứ từ nơi lầu son gác tía, nhanh chóng vượt khỏi địa giới thành phố Huế rồi dừng lại tại mấy tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi… Những thầy đờn người Quảng lại đem loại nhạc miền Trung vào dạy cho những người yêu nhạc miền Nam, để sau nàykhông lâu, một loại nhạc phòng nữa lại ra đời, hội đủ các yếu tố âm nhạc Huế, Quảng và địa phương và mang cái tên NHẠC TÀI TỬ MIỀN NAM…” Trên cơ sở nhóm nhạc Phe Văn của dàn nhạc lễ Nam Bộ như đã nêu, các nhạc sĩ miền Nam đã bỏ bộ trống lễ, thay bằng song lang, hình thành nhóm nhạc“đờn cây”. Ban nhạc “đờn cây” ấy tiếp thu bài bản và hình thức thính phòng của nhạc Huế, đờn Quảng; sáng tạo – biến đổi thành những giai điệu mang âm điệu mới phù hợp với giọng nói người miền Nam, tiếp thu phong cách thính phòng trong hòa tấu để có một thể loại âm nhạc mới phù hợp với tinh thần “thích đờn ca” của người Nam Bộ . Dàn đờn đó không chỉ có các cây đờn cò của phe Văn nhạc lễ mà còn có đàn kìm (nguyệt), đàn tranh, đàn tỳ bà của lối hòa tấu thính phòng Huế. 2 / 4 Nhạc khí trong “dàn đờn” tài tử Nam bộ (Phần I) Viết bởi Mỹ Liêm Thứ năm, 28 tháng 4 2011 11:31 Vào những năm đầu thế kỷ XX, nhiều tên tuổi được nhạc giới Tài tử nhắc nhở: “Cô Sáu Giỏi nổi tiếng đàn kìm, cô Bảy Lung đàn tranh Riêng ông xã Năm người cùng ấp thổi tiêu được khắp vùng ca ngợi. Các ông Năm Tịnh đàn tranh, đàn tỳ bà, ông Hai Bầu đàn cò, ông Chín Chiêu “tài hoa” với ngón đàn kìm bay bướm cùng với người anh là ông Sáu Thoàng có ngón đàn cò trong vắt. Ông Năm Khiết (Cầu Mồng Gà), ông Ba Đồng (Cần Giuộc) đều có ngón đàn mùi mẫn. Ông Năm Xem, ông Chín Kỳ, Mười Lăng (kinh Nước Mặn) nổi tiếng đàn tranh thâm trầm sâu lắng ” Qua tên tuổi của họ, khoảng đầu thế kỷ XX, người ta thấy ngoài đàn kìm, cò, tranh, độc huyền và tiêu, còn có đàn tỳ bà. Có lẽ, từ sự kế thừa lối hòa đàn của Ca nhạc thính phòng Huế, đàn tỳ bà cũng hiện hiện trong dàn nhạc Tài tử. Trong “Hồi ký 50 năm mê hát”, Vương Hồng Sển có nhắc đến Nguyễn Tùng Bá, người có công truyền bá, dạy nghề đàn Tài tử, biên soạn nhiều sách dạy đờn như quyển “Bản đờn kìm” (khoảng năm 1923, nay đã thất lạc), Tập bài ca “Thập Tài tử” (do Đặng Đắc Lợi, Đinh Thái Sơn xuất bản, nhà in L'Union, 15/6/1915) vào đầu thế kỷ XX cũng là người giỏi nghề đàn tỳ bà. Tuy nhiên, về sau, đàn tỳ bà ít được thích sử dụng trong dàn đờn Tài tử so với các nhạc khí khác. Theo nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, trong hòa đàn Tài tử nếu đàn tỳ bà hòa cùng đàn kìm thì cần chú ý “nhường nhịn”, hiệu quả cũng khá thú vị. Do cao độ của hệ thống dây, tiếng đàn tỳ bà tạo nên những giai điệu có nốt “lợ” lạ tai và nhất là tiếng “Á” được tạo bởi kỹ thuật gẩy nhanh qua 4 dây (hò, sang, xê, líu ) Nhưng cũng không thể qua được âm sắc ngọt ngào của tiếng “Á” đàn tranh hay tiếng nhấn nhá thâm trầm của đàn kìm nên đàn tỳ bà rất “kén” người chơi và “kén” bài bản. Mặt khác, do chuộng lối “hòa sắc” chứ không “hòa thanh” , trong dàn nhạc Tài tử còn có tiếng đàn kìm, được mệnh danh là “quân tử cầm”, thể hiện đậm đà các “hơi – điệu” nhạc Tài tử và cũng có âm sắc cùng là dây tơ nên ít nhạc sĩ nào chọn đàn tỳ bà để tham gia hòa đàn. Có thể thấy, vào đầu thế kỷ XX đã hình thành những buổi đờn ca Tài tử thú vị khắp thôn xóm Nam Bộ với các kiểu hòa đàn từ 2, 3 cho đến 5 nhạc khí chủ yếu là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh, đàn độc huyền và tiêu 3 / 4 Nhạc khí trong “dàn đờn” tài tử Nam bộ (Phần I) Viết bởi Mỹ Liêm Thứ năm, 28 tháng 4 2011 11:31 2. Những sáng chế nhạc khí của thầy Ký Quờn: Trần Quang Hườn – hay Trần Quang Quờn (?) là người miền Trung, ông biết chữ Hán, tiếngPháp, làm thư ký tại Tòa án của tỉnh Vĩnh Long, chuyên dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt, hoặcPháp Ông rất nổi tiếng trong nhạc giới Tài tử với nhiều tên gọi: Kinh lịch Quờn, thầy KýQuờn Ông biết nhiều loại đờn, thích cải tiến nhạc khí, ông tự tiết kiệm tiền để nghiên cứu thểnghiệm, chế tác nhiều nhạc khí đưa vào diễn tấu trong dàn đờn Tài tử. Ông cũng là người sángtác nhiều bài bản đàn; sáng tạo lối ghi nhạc riêng và là người được xem như “thủ lĩnh” của nhómnhạc miền Tây. Ông cũng thường đặt lời cho bài Tứ Đại Oán rất thịnh hành lúc bấy giờ, đượcnhiều người biết đến. Khoảng năm 1920, ông sáng tác nhiều bài bản và ghi âm lại bằng lối ký hiệu âm nhạc do ôngsáng tạo để phổ biến trong nhạc giới. Một số bài còn được ghi nhớ như: Hiệp Điệp Xuyên Hoa(Những con bướm đậu trên hoa), Thanh Đình Điểm Thủy (Chuồn chuồn đạp trên mặt nước),Kim Oanh Trích Liễu (Con chim Oanh vàng), Song Cưu đối ngữ, Anh võ nang ngôn, Cô MiêuQuấc Thử, Cú Hổ Báo nhập trong đìa, Tróc mã, Đàm tâm, Oc thư hay Úc Thư v.v là những bàiviết theo điệu Bắc. Một số bài ông viết theo điệu Nam: Đông Hoàng (viết theo hơi Nam Xuân),Thu Thinh (viết theo hơi Nam Ai); hai bài viết theo điệu Oán: Thưa Nhãn và Hàn Huyên; hai bàiviết theo hơi Nam và hơi Oán: Tẩu lẫn phi Oanh và Dạ bán chung thinh (hai bài này còn đượcnhiều nhạcTài tử nhắc tên ngày nay, nhưng chữ đàn ra sao thì không ai còn nhớ). Thầy Ký Quờn là người có nhiều sáng kiến, cải tiến nhạc khí, nhiều người còn nhắc đến cây đàn“Đại ba tiêu”, “Tiểu ba tiêu” ông cải tiến có dáng dấp như cây quạt “ba tiêu” thần kỳ trong truyện“Tây Du” có khả năng quạt tắt núi lửa. Theo mô tả và vẽ lại từ ký ức của các GS. Trần Văn Khê,Nguyễn Vĩnh Bảo, cây đàn có hình dáng gần như cây guitare, nhưng thùng đàn có hình quạt, 4dây tơ, cách đàn như loại đàn dây gẩy. Tuy nhiên kích thước đàn thì không được rõ, chỉ biết đạiba tiêu là đàn lớn, tiểu ba tiêu là đàn nhỏ Ông sáng chế ra đàn “Song thương”, làm bằng hai nửa phầnvỏ gáo dừa của trái dừa khô, 2hoặc 3 dây và đàn bằng cung vĩ kéo. Đàn gáo có hộp cộng hưởng là nửa vỏ gáo dừa khô cònđàn Song thương làm bằng hai nửa gáo dừa. Đàn Đại đồng minh là nhạc khí 3 dây có hộp cộnghưởng hình chữ nhật: 0,60m chiều cao, 0,40m chiều rộng, làm bằng cây ngô đồng (đại: lớn;đồng: ngô đồng; minh: hát). Đàn được diễn tấu bằng cung vĩ kéo nhưng không giữ cung vĩ ởgiữa các dây đàn như đàn cò. Các nhạc sư thường so sánh giống như đàn Contrebasse củaphương Tây. Ông còn làm ra đàn “Trùng đồng”: là nhạc khí cải tiến theo kiểu của đàn bầu nhưng hộp cộnghưởng lớn khoảng 1m chiều dài, 0,50m chiều rộng và 0, 50m chiều cao. Đàn có 2 cần và 2 bầuđàn Thầy Ký Quờn tự mua chất liệu, tự thiết kế và đóng các nhạc khí của mình Nhưng rất tiếc, dothời cuộc, những nhạc khí hay những bài bản của ông đều bị thất lạc, không còn được biếtđến Có thể, với điều kiện, cách chơi dân dã, với tính cách cởi mở của nghệ thuật đờn ca Tài tử cácnhạc sĩ Tài tử Nam Bộ còn có những cải tiến, chế tác nhạc khí khác nữa. Nhưng cho đến nay,chúng ta không còn có được những ghi chép, tài liệu nào khác về những cải tiến đó nữa. Nguyễn Thị Mỹ Liêm ANVN13 (09/2010) 4 / 4 . hòa đàn – ca của âm nhạc Tài tử Nam Bộ có khuôn khổ nhỏ, mang tính chất thính phòng. Về ca trong một buổi đờn ca Tài tử: xưa nay, người ta thấy nhiều nhất có 2 người cùng ca (song ca, hay lối ca đối. người. Trong một thời gian dài, với sức mạnh lan tỏa và không ngừng phát triển, nhạc khí trong dàn hòa đờn Tài tử đã có nhiều biến đổi. Trong quá trình ấy, nhiều nhạc khí được “chế tác”, một số nhạc. phần những đặc trưng của nghệ thuật đờn ca Tài tử Nam Bộ. 1. Từ “Phe Văn” của dàn nhạc lễ Nam Bộ, những nhạc khí của Ca nhạc Thính phòng Huế đến dàn đờn Tài tử: “kìm - cò – tranh – độc và tiêu”

Ngày đăng: 05/06/2014, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w