CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
LỢI NHUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA LỢI NHUẬN TRONG KINH
1.1.1 Khái niệm về lợi nhuận
Trong kinh tế học ở mỗi giai đoạn phát triển các nhà kinh tế học lại đưa ra những nhận định của mình về bản chất của lợi nhuận
Các nhà kinh tế học cổ điển trước Mark cho rằng “Cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận”
Còn Mark khi nói về lợi nhuận ông cho rằng” Giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị hàng hóa , trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hóa thì tôi gọi là lợi nhuận”
P.A Samuelson và WD Nordhaus là các nhà kinh tế học hiện đại thì lại cho rằng “ Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra , bằng tổng số thu về trừ chi phí”
Trên góc độ của DN thì lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của DN, là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà DN đã bỏ ra để đạt được doanh thu từ các hoạt động của DN mang lại trong một thời kỳ nhất định
Lợi nhuận = doanh thu - chi phí tạo ra doanh thu
Vì vậy đứng trên mỗi quan điểm về thời điểm và cá nhân thì các định nghĩa về lợi nhuận là như vậy Song chung quy lại về mặt lượng thì thì các định nghĩa đều thống nhất cho rằng “lợi nhuận là số thu dôi ra so với chi phí bỏ ra”.
1.1.2 Nội dung của lợi nhuận
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, muốn DN có thể tồn tại và phát triển thì đòi hỏi DN ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh phải thực hiện thêm các hoạt động khác như hoạt động đầu tư tài chính và một số hoạt độngnhư thanh lý tài sản, thu hồi nợ xấu mà ta tạm gọi là họat động khác của DN.Do đó lợi nhuận của DN bao gồm các bộ phận sau:
Lợinhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và chi phíbỏ vào sản xuất kinh doanh của sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ trong năm tài chính của DN.
Doanh thu bán hàng trừ đi các khoản triết khấu giảm trừ gọi là doanh thu thuần Doanh thu thuần chưa phải là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN , nó còn phải tiếp tục bù đắp các chi phí sản xuất của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ , dịch vụ xuất bán trong kỳ hay còn gọi là giá vốn hàng bán trong kỳ để tạo ra lợi nhuận gộp.Ngoài ra sau khi trừ các khoản chi phí là chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN, phần còn lại chính là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đây cũng là phần cơ bản nhất cấu thành nên lợi nhuận của DN.
Doanh thu từ hoạt động tài chính : hoạt động tài chính được sử dụng để chỉ các hoạt động đầu tư về tài chính hoặc liên quan đến các hoạt động về vốn của DN như : hoạt động tham gia góp vốn liên doanh liên kết , đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản , vay vốn kinh doanh khi thực hiện các hoạt động này sẽ phát sinh chi phí và chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí của hoạt động tài chính bỏ ra trong kì và thuế gián thu gọi là lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận từ hoạt động khác:
Lợi nhuận khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài dự tính hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện hoặc là những khoản lợi nhuận thu được không mang tính chất thường xuyên Những khoản lợi nhuận này thu được có thể do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan đem lại.
Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của doanh nghiệp Các hoạt động khác ví dụ như : thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế, các khoản nợ khó đòi.
1.1.3Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
Phân phối lợi nhuận là một vấn đề tài chính rất quan trọng , nó không phải là việc phân chia theo số học một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ về lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước và người lao động.
Nhìn chung lợi nhuận thực hiện hay lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được phân phối chủ yếu như sau:
+> Bù đắp phần bị lỗ của năm trước ( nếu có) theo quy định của luật thuế TNDN.
Phần lợi nhuận sau thuế còn lại căn cứ vào quy định của pháp luật, thì chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ thực hiện việc phân phối lợi nhuận sau thuế. Việc phân phối chi tiết số lợi nhuận này sẽ do chủ sở hữu của từng loại hình doanh nghiệp quyết định cụ thể Trong phân phối, sẽ được trích một số loại quỹ như sau:
+ Trích lập quỹ dự phòng tài chính nhằm bù đắp những tổn thất hay thiệt hại xảy ra trong quá trình kinh doanh( ngoài phần được công ty bảo hiểm đã bồi thường( nếu có)).
+ Doanh nghiệp giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư nhằm tăng thêm vốn hoạt động , phần này được thực hiện dưới hình thức quỹ đầu tư phát triển.
+ Trích một phần lợi nhuận dùng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, động viên, khuyến khích họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuấthoặc giảm bớt một số khó khăn Phần này được thể hiện dưới hình thức trích lập quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng.
1.1.4 Vai trò của lợi nhuận
THỰC TRẠNG VỀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trước năm 1985 với tên gọi tổ hợp tác Thượng Đình chuyên sản xuất các mặt hàng gia dụng như má peđan , trục xe đạp , gia công mạ nhôm với công sức của bao người như ông Phạm Hữu Công hay bà Phan Thị Thọ rồi đến ông Phạm Lương Hòa , Phạm Lương Bằng , Phạm Lương Bình , tất cả họ cùng chung tay xây dựng cơ đồ.
Năm 1990 là thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế, tổ hợp tác chuyển sang sản xuất kinh doanh mặt hàng dây và cáp điện với bao khó khăn về vốn đầu tư hạn chế, máy móc thiết bị lạc hậu, cơ sở nghèo nàn song nhờ học được công nghệ sản xuất ở miền Nam và sự giúp đỡ của một số chuyên gia Trung Quốc cộngvới sự khéo léo, vừa học vừa làm của những công nhân ở đây mà sản phẩm dây và cáp điện dầu tay này vẫn được thị trường chấp nhận và đánh giá cao.
Năm 1999 khi Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường Đây là cơ hội tốt cho các DN Việt Nam đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh phát triển Ý thức được điều đó ban lãnh đạo đã quyết định chuyển đổi mô hình từ tổ hợp tácThượng Đình thành công ty TNHH Thượng Đình với tên thương mại làCADI_SUN (cáp điện mặt trời) với quyết tâm khát vọng vươn tới đỉnh cao của sự thành công Chính vì vậy công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để thuê đất, xây dựng văn phòng, nhà xưởng, đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất dây và cáp điện của các nước tiên tiến trên thế giới với hình thức chuyển giao công nghệ với tổng số vốn đầu tư trên 50 tỷ VNĐ Có thể nói việc chuyển đổi từ tổ hợp tác sang công ty TNHH là một bước chuyển mình quan trọng, thể hiện được tầm nhìn và định hướng chiến lược của một DN non trẻ trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, mở ra một trang mới trong quá trình lịch sử
11 năm xây dựng, hình thành và phát triển của tập đoàn CADI_SUN.
Công ty cổ phầndây và cáp điện Thượng Đình được chuyển từ công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103021593 do sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 02/01/2008
Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Thượng Đình có trụ sở chính tại 320 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, có hai nhà máy lớn và bốn công ty thành viên ở Hà Nội, Hải Dương và Bình Dương với tổng số vốn đầu tư trên 40 triệu USD.
Hiện nay sản phẩm của CADI_SUN đã có mặt ở hầu hết các công trình , dự án, khu công nghiệp và các công trình thủy điện, nhiệt điện ở cả nước như thủy điện Sơn La, dự án chiếu sáng Bãi Cháy, dự án khu công nghiệp Dung Quất, dự án năng lượng nông thôn II Việt Nam khu vực miền Bắc Thương hiệu CADI_SUN ngày càng có uy tín và tạo được niềm tin với người tiêu dùng Nhiều tập đoàn kinh tế lớn như tập đoàn DONGYANG, tập đoàn COSMOLINK, tập đoàn SHANGIN đã lựa chọn CADI_SUN làm đối tác chiến lược để hợp tác Sự hợp tác này đang định hướng phát triển cho công ty theo hướng trở thành một tập đoàn đa quốc gia, đa ngành nghề.
Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục hợp tác đầu tư với các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước, mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng hành cùng ngành điện lực, ngành xây dựng và các ngành công nghiệp chủ lực khác góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời xây dựng CADI_SUN trở thành một tập đoàn kinh tế , công nghiệp hùng mạnh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty CADI_SUN
* Ông Phạm lương Hòa với số vốn góp gần 70% hiện là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc
*Khốikinh doanh đứng đầu là phó giám đốc Nguyễn Minh Thành, khối này có nhiệm vụ tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh, phân tích, lập kế hoạch chiến lược, mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng kế hoạch tháng,quý ,năm, quản lý hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư trong kho.
* Khối hành chính đứng đầu là ông Huỳnh Tấn Quyền
Khối hành chính gồm bộ phận hành chính, tài chính, kế toán
Bộ phận hành chính có chức năng tham mưu cho phó tổnggiám đốc lĩnh vực quản lý nhân sự, sắp xếp tổ chức, quản lý bồi dưỡng cán bộ , thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động Thực hiện chức năng lao động tiền lương và quản lý hành chính văn phòng công ty Phối hợp với bộ phậnTài Chính và bộ phận Kế Toán xây dựng các định mức lao động , quỹ tiền lương , các quy chế phân phối tiền lương và tiền thưởng theo quy định của nhà nước và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN Xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra nội bộ, theo dõi tiếp nhận và xử lý các đơn khiếu nại tố cáo Bộ phận tổ chức hành chính thường trực trong công tác tiếp dân , thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức tiếp đón các đoàn thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực liên quan đến chức năng của phòng.
* Khối sản xuất gồm 6 đơn vị sản xuất là các công ty con thực hiện sản xuất theo kế hoạch của công ty
Nhà máyĐại Dương đặt tại Hà Nội
Nhà máy Bắc Dương tại Hải Dương
Công ty Nam Dương tại Bình Dương
Công ty Trường Dương tại Hải Dương
Công ty Hoàng Dương tại Hải Dương
Công ty Hồng Dương tại Hải Dương
2.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
+ Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh của công ty:
Sản xuất dây và cáp điện
Sản xuất thiết bị dây dẫn các loại
Đại lý mua bán, kí gửi hàng hóa
Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện (máy phát điện ,động cơ điện, dây điện và các thiết bị khác dùng trong mạch điện).
Bán lẻ dây, cáp điện và các thiết bị khác dùng trong mạch điện.
Sản xuất dây điện (dây dân dụng , dây ô tô, dây xe máy )
Sản xuất dây điện từ, ổ cắm các loại.
Mua bán máy móc, thiết bị điện , vật liệu điện.
Sản xuất hạt nhựa PVC, XPLE.
Sản xuất cáp viễn thông, cáp quang, cáp đồng trục.
Kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp.
Sản phẩm của CADI_SUN với thương hiệu“ Dây điện tốt Cáp điện bền” có chất lượng ngang hàng với sản phẩm ngoại nhập bởi nguồn vật tư, nguyên liệu sạch được nhập về từ nước ngoài với hàm lượng đồng đạt 99.99%, nhôm đạt 99.7% Cùng với nguyên liệu tốt là hệ thống máy móc thiết bị được đầu tư theo phương thức chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên thế giới như : Anh , Mỹ , Nhật Bản , Hàn Quốc, Trung Quốc được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, nhân viên, kỹ thuật giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản Dưới đây là quy trình sản xuất dây và cáp điện của CADI_SUN đã được trung tâm Quacert thuộc cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam kiểm tra , xác nhận đạt chất lượng ISO 9001: 2008 vào ngày 18/3/2010 Đồng 8 Đồng 1.0 đến2.5 Đồng 2.6 Đến 3.6 Đồng 0.08 đến 1.0 Đồng 20
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm dây và cáp điện của công ty
Nguồn Phòng tài chính kế toán 2.1.4 Cơ chế tài chính của công ty CADI_SUN
2.1.4.1 Các quyết định về cơ chế tài chính của công ty CADI_SUN
Ngày mùng 2/1/2008 công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình chuyển thành công ty Cổ phần dây và cáp điện Thượng Đình Và 6 tháng sau , công ty đã hoàn thiện được một cơ cấu tài chính mới với nội dung đầy đủ
Quy chế này tập trung vào việc xây dựng và phát triển các quy định liên quan đến vấn đề tài chính của công ty Đó là vấn đề quản lý vốn, quản lý doanh thu, chi phí, thuế TNDN, quản lý khoản cho vay và những quy chế về công tác kế toán và hạch toán trong công ty.
SP dây và cáp điện
Ngoài ra còn một số quy định khác như niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm Dương lịch Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam. Đối với báo cáo tài chính: công ty cũng tùy hoạt động sản xuất của từng đơn vị mà có những quyết định riêng
Toàn bộ chi nhánh, nhà máy , xí nghiệp trực thuộc công ty phải lập những báo cáo sau : nhật ký chung, báo cáo giá thành sản phẩm, bảng cân đối kế toán , báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính Sau đó hàng quý các đơn vị này sẽ lập và nộp báo cáo Tài chính cho phòng tài chính_ kế toán của công ty để hạch toán chung vào kết quả của công ty Toàn bộ chứng từ gốc sau khi được cơ quan thuế xét duyệt sẽ nộp cho phòng tài chính_kế toán.
Sau một năm công ty luôn tổ chức kế toán độc lập để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình phát triển của công ty.
2.1.4.2 Quy chế trả lương của côngty CADI_SUN
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty mà cần phải có cơ chế trả lương cho thích hợp.
Thời gian trả lương : Trả theo hàng tháng Trong một số trường hợp mà không trả được lương đúng hạn thì có thể dời sang tháng sau Hoặc nếu nhân viên làm việc từ 5 năm trở lên , có hợp đồng lao động dài hạn sẽ được nhận ứng trước lương của tháng tiếp theo nếu có yêu cầu.
Cách thức tính quỹ lương:
- >Nhân viên văn phòng sẽ được hưởng một mức lương cơ bản tùy thuộc vào thời gian làm việc, hệ số cấp bậc được tính theo công thức:
Lương cơ bản t0.000 x hệ số lương được hưởng
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
2.2.1 Thực trạng doanh thu và chi phí của công ty
2.2.1.1 Thực trạng doanh thu của công ty
Dưới đây là bảng số liệu về doanh thu các hoạt động của công ty qua các năm từ 2008 đến 2010
Bảng 2.1: bảng tổng hợp doanh thu trong những năm qua ĐVT triệu đồng Chỉ tiêu
2 Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu tài chính khác
3 Doanh thu hoat động khác
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Qua bảng trên ta thấy doanh thu bán hàng tăng mạnh vào năm 2009 tới trên 87% sau đó lại sụt giảm nhanh chóng ở năm 2010 là 190.454 triệu đồng tương đương 22,92% Điều này chothấysự tăng trưởng kém bền vững có thể do nguyên nhân khách quan từ phía nhà nước hay thị trường hoặc cũng có thể do hoạt động sản xuất, bán hàng của DN còn nhiều yếu kém.
Mặt khác doanh thu từ BH và CCDV là nguồn thu chủ yếu của DN nên doanh thu từ hoạt động tài chính và hoạt động khác có tăng nhanh nhưng cũng không thể bù đắp được sự giảm sút của doanh thu bán hàng.
Nguyên nhân chính của sự sụt giảm doanh thu bán hàng là do nguyên liệu đầu vào của ngành dây và cáp điện chủ yếu phải nhập khẩu , khi mà giá cả thế giới đang tăng nhanh chóng thì ngành này khó mà tránh khỏi bị ảnh hưởng Cụ thể là năm 2010 giá nguyên liệu đồng, nhựa đã tăng tới 40% khiếnDN phải “ đội” giá lên ảnh hưởng làm giảm sự cạnh tranh trong và ngoài nước của công ty Không những thế ngành dây và cáp điện hiện chưa nhận được sự ưu đãi nào từ phía nhà nước nên nếu tỷ giá cứ biến đổi bất ổn và tăng nhanh như hiện nay thì trong một tương lai không xa việc thu hẹp sản xuất của DNlà điều không tránh khỏi Một lý do khác đó là theo cuộc khảo sát thị trường dây và cáp điện do Hội Tiêu Chuẩn và Bảo Vệ người tiêu dùng thực hiện gần đây cho thấykết quả hết sực bất ngờ đó là trên thị trường hiện nay có tới 75% số mẫu không đạt chất lượng, đây là minh chứng cho việc ngày càng có nhiều hàng giả , hàng nhái xuất hiện tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh điều này cũng đã ảnh hưởng đến doanh thu của DN do nguồn khách hàng chủ yếu vẫn là khách quen, nguồn khách hàng mới còn rất hạn chế do sự thận trọng của họ.
Năm 2009 doanh thu hoạt động tài chính tăng 262 triệu tương ứng 18,51% và doanh thu hoạt động khác tăng đột biến là 1.492 trệu Sang đến năm 2010, khi doanh thu hoạt động BH và CCDV sụt giảm nhanh thì doanh thu hoạt động khác cũng giảm theo nguyên nhân là những hoạt động khác không diễn ra thường xuyên như nhượng bán tài sản cố định, thu các khoản nợ khó đòi hay bảo hành sản phẩm nhưng không dùng đến ….không thực hiện vào năm 2010 Doanh thu hoạt động tài chính có tăng 1.119 triệu tương ứng 66,72% so với năm 2009 nguyên nhân chủ yếu là do DN nhận được lãi từ tiền gửi chứng tỏ ở kỳ này DN không thực hiện các hoạt động tài chính khác như cho vay , bán ngoại tệ, bán hàng trả chậm…song vì chỉ là con số nhỏ so với sự sụt giảm của doanh thu từ BH và CCDV là 190.454 triệu nên tổng doanh thu vẫn giảm mạnh.
Qua đây ta cũng rút ra nhận xét đó là doanh thu chủ yếu và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tổng doanh thu của DN chính là doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Đó là nguồn chủ yếu của công ty để bù đắp chi phí và có lãi
Vì vậy ta sẽ đi sâu vào phân tích mức biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ :
Bảng 2.2:Mức biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm ĐVT: nghìn đồng
- HB bị trả lại 1.558 32.631 31.073 1994,4 109.053 76.422 234,2 Doanh thu thuần 443.451.637 830.829.582 387.377.945 87,36 640.298.330 -190.531.252 -22,93
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CADI_SUN
Năm 2009 , doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh là trên 387 tỷ tương đương 87,36% Hàng bán bị trả lại năm 2009 cũng tăng mạnh là hơn 31 triệu nhưng không ảnh hưởng đến tốc độ tăng của doanh thu thuần Sang đến năm 2010 dường như là khác hẳn, doanh thu bán hàng giảm tới trên 190 tỷ tương đương giảm 22,92 % nguyên nhân chủ yếu là do nguyên liệu đồng, nhựa tăng mạnh nên giá bán cũng tăng theo, công ty chủ yếu bán hàng cho khách quen là chính, mặc khác trên thị trường tính đến thời điểm này có trên 200 doanh nghiệp dây và cáp điện nên sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi Thêm vào đó dấu hiệu của việc tăng lượng hàng bán bị trả lại vào năm 2009 chưa đáng kể nhưng sang đến 2010 thì đã là chuyện khác,lượng hàng bán bị trả lại tăng 234,2 % , khoản mục giảm giá hàng bán cũng tăng chứng tỏ hàng hóa của công ty có chất lượng chưa tốt, có thể công ty đang tìm cách hạ giá thành bằng việc sản xuất các sản phẩm chất lượng chưa đạt chuẩn như vậy mới có lợi nhuận trong thời kỳ này, nhưng có lẽ đây là một quyết định sai lầm vì chất lượng sản phẩm kém sẽ không chỉ ảnh hưởng tới một kỳ kinh doanh mà nó sẽ ảnh hưởng đến cả danh tiếng của công ty trên thị trường, về lâu về dài đó sé trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Nếu tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí tức là doanh thu bù đắp được chi phí và có lợi nhuận , ngược lại nếu tốc độ tăng doanh thu mà nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí công ty làm ăn kém hiệu quả dẫn tới bị lỗ Vì vậy muốn đánh giá được chính xác tình hình của công ty chúng ta cần tiếp tục phân tích tình hình sử dụng chi phí trong thời gian qua.
2.2.1.2 Thực trạng chi phí của công ty
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp chi phíqua các năm từ 2008 đến 2010 ĐVT: triệu đồng
Nguồn: phòng tài chính _kế toán
Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là khoản chi phí để sản xuất , tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí hay tối thiểu hóa chi phí trong kinh doanh là mục tiêu của mọi doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí năm 2009 tăng trên 2 lần so với năm 2008 tương ứng 89,27% Nhưng sang đến 2010 thì tổng chi phí đã giảm là 203.516 triệu đồng tương ứng giảm 26.82% Cụ thể ta sẽ xem xét sự biến động của từng khoản mục trong từng năm như sau:
Khoản chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí là chi phí bán hàng Năm 2009 chi phí này đã tăng với tốc độ cao là 244,43% lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 87,36% (theo bảng 2.2) Không kiểm soát được tốc độ tăng chi phí lỗi do công tác quản lý chi phí của công ty chưa tốt, khoản này đã ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận cuối kỳ Sang đến năm 2010, doanh thu thuần giảm 22,93% ( theo bảng 2.2) nhưng chi phí bán hàng vẫn tăng thậm chi còn tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của năm 2009 và là 290,51% Công ty đã chi rất nhiều cho quảng cáo, tiếp thị nhưng hàng vẫn không bán được nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường và có thể công ty chưa quản lý nguồn chi phí tốt Khoản chi phí bán hàng này chiếm tỷ trọng không lớn nên cũng không ảnhhưởng nhiều đến lợi nhuận cuối kỳ.
Khoản chi phí cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí là chi phí quản lý doanh nghiệp Khoản chi này với tốc độ tăng là 92,68% vào năm
2009 lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 87,36% Sự tăng lên của khoản chi này thể hiện công ty đã quan tâm hơn đến đội ngũ quản lý nhưng công ty vẫn phải xem lại việc quản lý chi phí do tốc độ tăng của chi phí cao hơn của doanh thu thuần chính là làm lợi nhuận giảm đi Sang đến năm 2010 trong khi doanh thu thuần giảm đến 22,93% thì chi phí quản lý vẫn tăng với tốc độ còn cao hơn đó là 95,05%, đến đây kết hợp với việc quản lý chi phí bán hàng có thể nhận thấy công ty chưa thực sự có kế hoạch quản lý chi phí một cách hợp lý.Công ty cần xem xét lại cách quản lý nếu không muốn ảnh hưởng tới lợi nhuận về lâu về dài.
Cuối cùng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất chính vì thế nó có tác động trực tiếp đến lợi nhuận cuối kỳ đó là giá vốn hàng bán.Giá vốn hàng bán năm 2009 tăng trên 355 tỷ đồng tương đương tăng 88,24% tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 87,36%.Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh cuối kỳ của công ty do làm giảm lợi nhuận cuối kỳ.Nguyên nhân là do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao,chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng Sang đến 2010 khi tốc độ giảm của doanh thu thuần là 22,93% thì giá vốn hàng bán có tốc độ giảm nhanh hơn và là 31,23%, đây là dấu hiệu đáng mừng vì công ty đã quản lý tốt chi phí nguyên liệu trực tiếp , nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chính vì quản lý tốt được giá vốn hàng bán mà công ty đã đạt được kết quả khá tốt cụ thể là doanh thu bán hàng năm 2009 cao hơn năm 2010 là 190.453.876 nghìn đồng nhưng giá vốn hàng bán lại cao hơn năm 2010 đến
236.622.000 nghìn đồng , chính vì vậy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2010 cao hơn năm 2009 đến 46.208.124 nghìn đồng.
2.2.2 Tình trạng chỉ tiêu lợi nhuận của công ty
Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của DN qua 3 năm gần đây nhất ta có thể đánh giá được phần nào tình hình kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của DN:
Bảng 2.4:Kết quả kinh doanh của công ty CADI_SUN giai đoạn
1 Doanh thu bán hàng và cc dịch vụ 443.453.195 830.862.214 640.408.338
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 1.558 32.631 110.00
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cc dịch vụ 443.451.637 830.829.582 640.298.330
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cc dịch vụ 40.972.024 73.178.449 119.269.225 6.Doanh thu hoạt động tài chính 1.407.112 1.665.765 2.796.774 7.Chi phítài chính
Trong đó :chi phí lãi vay
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.046.253 7.796.387 15.206.207
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 8.936.769 2.638.257 35.896.748
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 8.954.179 2.661.648 35.304.551 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.860.886 1.308.082 9.175.625
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại _ (199.499) 199.499
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty CP dây và cáp điện TĐ
Qua bảng trên ta có thể thấylợi nhuận trước thuế giảm vào năm 2009 và lại tăng đột biến vào năm 2010 cho thấy tình hình kinh doanh của DN còn nhiều vấn đề không tốt Cụ thể tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 giảm so với 2008 là 70.2% ( giảm tuyệt đối là 6.292.531 nghìn đồng) Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 với một tốc độ chóng mặt là1226,4% ( tuyệt đối 32.642.903 nghìn đồng) Tuy năm vừa qua lợi nhuận tăng khá cao đã góp phần đem lại rấ nhiều lợi ích cho cả DN lẫn người lao động song sự bùng phát đó không phải là tăng trưởng bình thường mà ẩn sau đó có thể có một số nguyên nhân khiên chúng ta phải đi sâu vào nghiên cứu Để dễ dàng theo dõi tôi xin minh họa bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3 :Biểu đồ về tổng lợi nhuận trước thuế của DN
Nguồn: phòng tài chính _kế toán
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu với chi phí tạo ra doanh thu đó trong mộtkỳ nhất định Trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi DN phải đa dạng hóa loại hình sản xuất nên lợi nhuận thu được từ các hoạt động như hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác Chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu từng loại lợi nhuận cấu thành nên tổng lợi nhuận , từ đó sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trang lợi nhuận tăng giảm bất thường từ năm 2008 đến 2010.
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lợi nhuận của công ty qua các năm
1 năm tổng lợi nhuận trước thuế
LN từ hoạt động tài chính - 25.420.109 - 283.89 - 53.898.298 - 2024,9 - 33.624.439 -95,24
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CADI_SUN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH
DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH
3.1.1 Định hướng chung
Sau hơn 3 năm cổ phần hóa từ công ty trách nhiệm hữu hạn Dây và Cáp Điện thượng Đình đến nay, công ty đã không ngừng phấn đấu và đạt được những bước tiến đáng kể Khi nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thủ đô Hà nội và các thành phố lớn đều được đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải…sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp sản xuất dây và cáp điện nói chung và công ty CADI_SUN nói riêng. Sản phẩm của công ty không chỉ phục vụ cho các công trình trong nước mà những năm gần đây đã xuất khẩu sang thị trường nước ngoài( chủ yếu là các nước Nhật Bản, Hoa Kì….) nên đòi hỏi công ty không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng.Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đề tồn tại và phát triển được công ty không những phải đề ra kế hoạch hoạt động trong năm mà cần phải có những chính sách kinh doanh mang tính chiến lược trong dài hạn Mặc dù năm 2010 lợi nhuận của công ty đạt được cao hơn năm
2009, nhưng do chất lượng sản phẩm của công ty giảm sút, tình hình tiêu thụ giảm đi làm doanh thu sụt giảm khá mạnh Vì một số lý do mà chất lượng sản phẩm năm 2010 bị giảm sút đã tác động tiêu cực đến công ty không chỉ là doanh thu năm 2010 màsẽ ảnh hưởng đến uy tín của công ty.Do vậy trong giai đoạn 3 năm từ 2011 đến 2014 công ty đã đề ra mục tiêu kinh doanh như sau:
“ Trong giai đoạn từ 2011 đến 2014, công ty phải tập trung giải quyết những tồn tại cũ,tiếp tục phát huy tốc độ tăng của lợi nhuận, giữ vững thị phần các sản phẩm chủ chốt, đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động”. Để thực hiện những mục tiêu trên công ty đã lên kế hoạch trong thời gian tới :
-Trong thời gian tới công ty sẽ cố gắng triển khai thực hiện tốt các dự án sau với tổng số vốn đầu tư là 143,2 tỷ đồng
Nâng cao năng lực sản xuất 2 nhà máy Đại Dương và Bắc Dương
Xây dựng cụm công nghiệp Trường Dương
Xây dựng nhà máy sản xuất nhựa Hồng Dương
Xây dựng nhà máy sản xuất dây điện từ Hoàng Dương
Xây dựng nhà máy sản xuất cáp điện trung và cao thế Nam Dương Đầu tư đất đai, cơ sở hạ tầng , xây dựng văn phòng chi nhánh Nghệ An, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh
- Thị trường nước ngoài mang lại nguồn thu đáng kể cho công ty trong những năm gần đây vì vậy để duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dây và cáp điện, một mặt cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, mặt khác cần chú trọng khâu xúc tiến thương mại , tiếp cận mở rộng các thị trường mới còn nhiều tiềm năng như Trung Đông, Châu Phi, Bangladet, Campuchia, Lào…
- Bên cạnh việc giữ vững thị phần các sản phẩm chủ chốt như hiện tại, xí nghiệp thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh.
- Tăng cường theo dõi diễn biến giá các loại nguyên liệu trên thị trường thế giới để kịp thời dự đoán và có những phương án sản xuất kinh doanh hợp lý ( ví dụ : tích trữ thêm nếu nguyên liệu có khả năng tăng giá ).
- Tận dụng các nguồn thu , các thương vụ kinh doanh, cố gắng hạn chế rủi ro, chớp thời cơ, tiết kiệm chi phí không cần thiết.
- Sắp xếp lao động đúng người , đúng việc, giảm số người sử dụng tới mức cần thiết sao cho cơ cấu gọn nhẹ mà vẫn đảm bảo việc vận hành bộ máy công ty đạt hiệu quả.
3.1.2 Một số chỉ tiêu mà công ty đặt ra trong năm tiếp theo
Ngày 10_4 Công ty cổ phần dây và cáp điện Thượng Đình đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 Theo nghị quyết đại hội, các chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận như sau:
Doanh thu năm 2011 là 973,6 tỷ đồng , tăng 52% so với 2010
Chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 53 tỷ đồng, tăng 50% so với 2010.
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY VÀ CÁP ĐIỆN THƯỢNG ĐÌNH
Từ định hướng , mục tiêu của công ty trong thời gian tới và lý thuyết đã phân tích ở chương I, muốn tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu và giảm chi phí Kết hợp với những tồn tại của công ty em xin đưa ra các giải pháp nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần Dây và Cáp Điện như sau:
3.2.1 Nhóm giải pháp tăng doanh thu
3.2.1.1 Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh là xu hướng phát triển hầu hết của các doanh nghiệp hiện nay bởi vì đa dạng hóa sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro, hơn thế doanh nghiệp có thêm thu nhập từ những hoạt động mới này. Đối với công ty CADI_SUN, việc đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh đã được ban lãnh đạo quan tâm Cụ thể năm vừa qua ngoài kinh doanh các mặt hàng chính như Dây và Cáp Điện trung thế ,hạ thế, cao thế; bọc cách điệnPVC, XLPE; các nguyên liệu, phụ kiện phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân, tiêu dùng xã hội và xuất khẩu công ty còn kinh doanh bất động sản, làm đại lý buôn bán ký gửi hàng hóa, mua bán thiết bị điện…Những hoạt động mới này giúp tăng thu nhập cho công ty
Bên cạnh đó công ty luôn phải chú trọng đến đa dạng hóa các mặt hàng chính đó là sản phẩm dây và cáp điện của công ty hiện nay phục vụ chủ yếu cho các công trình xây dựng Tiếp tục phát huy các sản phẩm chủ đạo ngoài ra sản xuất thêm các sản phẩm dây và cáp điện dùng cho các ngành như sản xuất xe hơi, điện tử viễn thông… đây là sản phẩm đang rất được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài.
Xuất phát từ thực thế công tycần thực hiện đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh , xây dựng cơ cấu mặt hàng hợp lý theo hướng sau:
+> Tiếp tục sản xuất các mặt hàng chủ đạo như dây và cáp điện dùng cho các công trình xây dựng( chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa) và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài bằng các sản dây và cáp điện dùng trong công nghiệp sản xuất xe hơi, điện tử viễn thông.
+> Tiếp tục các hoạt động kinh doanh bất động sản, làm đại lý mua, bán, kí gửi hàng hóa, mua bán máy móc thiết bị điện.
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Công ty đã có kế hoạch đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh rất cụ thể song sản phẩm đa dạng thôi chưa đủ, vì đặc điểm của sản phẩm dây và cáp điện là thường được sử dụng trong thời gian khá dài nên người tiêu dùng quan tâm hơn đó là chất lượng của sản phẩm Nếu sản phẩm có chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng thì sản lượng tiêu thụ sẽ tăng và từ đó doanh thu tiêu thụ cũng tăng lên Công ty đã trang bị hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 9001:
2008 với mục đích nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.Mặt khác để đạt được chất lượng sảm phẩm tốt công ty không chỉ quan tâm đến mỗi khâu sản xuất mà còn cần tuân thủ nghiêm túc tất cả các khẩu từ khâu mua nguyên liệu, khâu sản xuất đến khâu bảo quản và tiêu thụ Bởi vì nếu có sai sót ở một khâu bất kỳ sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến kết quả của công việc Cán bộ quản lý của công ty nếu phát hiện sản phẩm không đủ tiêu chuẩn cần xác định rõ là do khâu nào đồng thời báo ngay cho phân xưởng cũng như phòng tài chính kế toán và ban lãnh đạo biết, kiên quyết không nhập kho những sản phẩm đó, đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả mọi người trong công ty.
3.2.1.3 Đẩy mạnh công tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.