1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

lý thuyết về các loại chứng từ trong kinh doanh xuất nhập khẩu

25 8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 559,95 KB

Nội dung

lý thuyết về các loại chứng từ trong kinh doanh xuất nhập khẩu

Chương 6: Thực Hiện Hợp Đồng Ngoại Thương GV: Dương Đắc Quang Hảo 1 6.4. NHỮNG CHỨNG TỪ THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 6.4.1. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) 6.4.1.1. Khái niệm Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóạ đơn. (Xem thêm Điều 38 - Quy tắc và thực hiện thống nhất về tín dụng chứng từ 600 - Chương Thanh toán Quốc tế).  Hóa đơn có những tác dụng sau:  Nó là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán. Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, qua hóa đơn người mua có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong hối phiếu. Khi không có hối phiếu, hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.  Trong việc khai báo hải quan, hóa đơn nói lên giá trị của hàng hóa và là bằng chứng của sự mua bán, trên cơ sở đó người ta tiến hành giám sát, quản lý và tính tiền thuế.  Hóa đơn cung cấp những chi tiết về hàng hóa cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.  Trong hóa đơn phải nêu được: Đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải, Hóa đơn thường được lập làm nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác nhau: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế 6.4.1.2. Phân loại Ngoài hóa đơn thương mại (commercial invoice) mà ta thường gặp, trong thực tế còn có các loại hóa đơn:  Hóa đơn tạm thời (Provisional invoice) là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp: giá hàng mới là giá tạm tính, thanh toán từng phần hàng hóa (trong Chương 6: Thực Hiện Hợp Đồng Ngoại Thương GV: Dương Đắc Quang Hảo 2 trường hợp hợp đồng giao hàng nhiều lần),  Hóa đơn chính thức (Final invoice) là hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng.  Hóa đơn chi tiết (Detailed invoice) có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng.  Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice): Đây là hóa đơn duy nhất không có tác dụng thanh toán, lập trước khi bán hàng. Được sử dụng làm:  Đơn chào hàng  Khai giá trị hàng đem đi hội chợ nước ngoài  Chứng từ phục vụ khai báo hải quan để xin giấy phép xuất nhập khẩu  Hóa đơn truy cập (hóa đơn trung lập - Neutral invoice): Được sử dụng khi người mua có yêu cầu và được ngân hàng chấp nhận nhằm để người mua sau khi mua có thể sử dụng chính hóa đơn này để bán hàng cho người khác. Lưu ý: Mẫu hóa đơn thường do các công ty lựa chọn và soạn thảo. Tuy nhiên, hóa đơn cũng phải thể hiện đầy đủ các mục sau: → Mục Shipper/Exporter, Consignee, Notify: thể hiện đầy đủ những yêu cầu như L/C quy định và phải phù hợp với B/L. → Nội dung liên quan đến vận chuyển, giao hàng như: tên tàu, cảng đi, cảng đến, phải phù hợp với yêu cầu của L/C và phù hợp với B/L. → Trên hóa đơn phải thể hiện điều kiện cơ sở giao hàng. → Nếu L/C yêu cầu nhưng ghi chú bổ sung vào hóa đơn thì trên hóa đơn và các chứng từ khác (nếu L/C yêu cầu) phải thể hiện đầy đủ. → Hóa đơn thương mại có chữ ký của người bán (nếu L/C yêu cầu). → Tên người bán là tên người thụ hưởng nhưng đôi khi bán hàng qua trung gian thì tên người bán có thể là một người khác không phải là người hưởng lợi L/C. Chương 6: Thực Hiện Hợp Đồng Ngoại Thương GV: Dương Đắc Quang Hảo 3 COMMERCIAL INVOICE Shipper/Exporter Tên, địa chỉ nhà xuất khẩu, người gởi hàng Consignee Tên, địa chỉ người nhận hàng Notify Tên và địa chỉ người được thông báo Invoice No: số hóa đơn Date: Ngày ký L/C No: SỐ L/C Date: Ngày phát hành L/C issuing bank: Ngân hàng phát hành Port of loading Cảng đi Carrier Tên phương tiện vận chuyển Port of discharge Cảng đến Sailing on or about Ngày tàu đi No. Carton Description of goods Quantity Unit price Amount Mô tả hàng hóa Số lượng Đơn giá Tổng trị giá Total: In say: Trị giá hóa đơn ghi bằng chữ Điều kiện cơ sở giao hàng Nhà xuất khẩu/người bán Những ghi chú khác ký tên đóng dấu (nếu L/C yêu cầu) (nếu L/C yêu cầu) 6.4.1.3. Các vấn đề thường gặp khi lập hóa đơn thương mại trong thanh tóan bằng phương thức L/C:  Mô tả khác với phần mô tả hàng hóa trong L/C. Nội dung mô tả hàng hóa trong L/C và hóa đơn thường gồm: + Tên hàng hóa + Số lượng và trọng lượng tịnh Chương 6: Thực Hiện Hợp Đồng Ngoại Thương GV: Dương Đắc Quang Hảo 4 + Giá đơn vị và điều kiện cơ sở giao hàng + Quy cách phẩm chất + Ký mã hiệu của hàng hóa + Tổng giá trị hóa đơn bằng số và bằng chữ  Người lập hóa đơn khác với người được quy định trong L/C: Thông thường hóa đơn là do người thụ hưởng L/C, nhà sản xuất lập tùy theo phương thức giao dịch. Nhưng: + Nếu tín dụng không quy định rõ ai là người sẽ lập hóa đơn thì người thụ hưởng phải là người lập hóa đơn. + Trong vài trường hợp xuất khẩu ủy thác, có sự đồng ý của hai bên mua bán, L/C có thể cho phép người lập hóa đơn là một người khác với người thụ hưởng trong L/C. Trong trường hợp đó L/C phải ghi rõ “commercial invoice issued by the third party is acceptable”.  Người thụ hưởng không ký tên trong hóa đơn mặc dù L/C có quy định. Tuy nhiên trong UCP 600 có quy định trong Điều 38: “Trừ khi được quy định khác trong thư tín dụng, các hóa đơn thương mại cần phải được ký tên, các hóa đơn thương mại phải thể hiện trên bề mặt là được phát hành bởi người thụ hưởng (trừ trường hợp thư tín dụng chuyển nhượng), phải được lập cho tên người xin mở thư tín dụng (trừ trường hợp thư tín dụng chuyển nhượng)”.  Đơn giá và điều kiện giao hàng không giống L/C quy định.  Đơn vị tiền tệ trong hóa đơn khác với L/C quy định.  Shipping marks, trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, số kiện hàng không đồng nhất với các chứng từ khác.  Những phụ phí khác không quy định trong L/C nhưng lại được tính trong hóa đơn thương mại.  Tẩy xóa, sửa chữa không được ký tắt. 6.4.1.4. Cách thức chủ yếu khắc phục sai sót khi lập hóa đơn thương mại trong thanh toán bằng L/C Chương 6: Thực Hiện Hợp Đồng Ngoại Thương GV: Dương Đắc Quang Hảo 5 Nội dung sai sót Cách khắc phục sai sót 1. Ngày lập hóa đơn Ngày lập hóa đơn phải trước hoặc bằng với ngày ký B/L 2. Số bản, loại hóa đơn khi xuất trình - Số bản xuất trình phải bằng số bản mà L/C yêu cầu. - L/C yêu cầu “Signed Commercial invoice” thì hóa đơn phải có chữ ký người bán. - Nếu L/C không nói gì về loại hóa đơn thì người bán phải xuất trình số lượng hóa đơn như yêu cầu và trong đó phải có ít nhất 1 bản có dấu “ORIGINAL”. - Xuất trình hóa đơn phải đúng như yêu cầu L/C như: bao nhiêu bản gốc ("ORIGINAL") và bản phụ ("COPY"). 3. Mô tả hàng hóa - Mô tả hàng hóa phải phù hợp với mô tả hàng hóa trên L/C. - Nếu L/C có yêu cầu những ghi chú trên mô tả hàng hóa thì hóa đơn và các chứng từ khác cũng phải được thể hiện. 4. Trị giá Hóa đơn - Nếu giao hàng từng phần không cho phép thì tổng trị giá hóa đơn phải nằm trong dung sai cho phép của thư tín dụng. - Nếu giao hàng từng phần cho phép thì trị giá hóa đơn có thể nhỏ hơn trị giá L/C nhưng giao hàng lần cuối cùng thì tổng trị giá của tất cả lần giao hàng có thể nhỏ hơn trị giá L/C là 5% không bị giảm. - Đối với hàng chuyên chở dạng rời thì dung sai cho phép là 5% cho số lượng và số tiền nhưng số tiền thanh toán không được vượt số tiền quy định trên L/C. 5. Người lập Hóa đơn - Nếu L/C không quy định rõ ai là người lập thì người thụ hưởng sẽ là người lập. - Nếu L/C ghi “Commercial invoice by a third party is acceptable” và một người khác không phải là người thụ hưởng là người lập hóa đơn. Chương 6: Thực Hiện Hợp Đồng Ngoại Thương GV: Dương Đắc Quang Hảo 6 6.4.2. Phiếu đóng gói (Packing List) Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, Container, ). Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa. Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hóa trong mỗi kiện. Nội dung của phiếu đóng gói bao gồm các chi tiết sau: tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng hóa đựng trong kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng, số lượng Container và số Container PACKING LIST Shipper/Exporter Tên, địa chỉ nhà xuất khẩu, người gởi hàng Consignee Tên, địa chỉ người nhận hàng Notify Tên và địa chỉ người được thông báo Invoice No: Số hóa đơn Date: Ngày ký L/C No: Số L/C Date: Ngày phát hành L/C issuing bank: Ngân hàng phát hành Port of loading Cảng đi Port of discharge Cảng đến Carrier Tên phương tiện vận chuyển Sailing on or about Ngày tàu đi No. Carton Description of goods Net Weight (Kgs) Gorss Weight (Kgs) Measurement (CBM) Mô tả hàng hóa trọng lượng kích cỡ Total: Người bán Những ghi chú khác ký tên đóng dấu (nếu L/C yêu cầu) (nếu L/C yêu cầu) Chương 6: Thực Hiện Hợp Đồng Ngoại Thương GV: Dương Đắc Quang Hảo 7 Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản:  Một để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gởi.  Một bản để cùng với các phiếu đóng gói khác tạo nên một bộ đầy đủ. Bộ này được xếp vào trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng.  Một bản còn lại cũng được lập thành một bộ với các phiếu khác bộ này được kèm với hóa đơn để xuất trình cho ngân hàng thanh toán. Trong thực tế nhiều hợp đồng còn quy định sử dụng các loại phiếu đóng gói dưới dạng đặc biệt như:  Phiếu đóng gói chi tiết (detailed packing list) Liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng. Đôi khi nội dung không có gì khác biệt so với phiếu đóng gói thông thường, nhưng nếu nó có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết thì nó trở thành phiếu đóng gói chi tiết.  Phiếu đóng gói trung lập (neutral packing list) Trong đó không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua có thể sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba. Bất hợp lệ thường gặp khi lập P/L trong phương thức thanh toán L/C là tổng số lượng hàng hóa được kể chi tiết trong packing list không bằng với số lượng hàng hóa ghi trong hóa đơn. 6.4.3. Giấy chứng nhận chất lượng/số lượng hàng hóa (Certificate of Quality/quantity) Là chứng từ xác nhận chất lượng và số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất số lượng hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Giấy chứng nhận phẩm chất có thể do người cung cấp hàng, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất nhập khẩu cấp, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán. 6.4.3.1.Trường hợp giấy chứng nhận do một cơ quan có trách nhiệm lập Giấy chứng nhận chất lượng/số lượng thể hiện những nội dung sau: – Tên người giao hàng (Shipper) Chương 6: Thực Hiện Hợp Đồng Ngoại Thương GV: Dương Đắc Quang Hảo 8 – Tên người nhận hàng (Consignee). Tên người nhận thông báo (Notify Party). Những nội dung trên phải phù hợp với B/L và các chứng từ khác. – Loại hàng hóa giao (Commodity) – Số lượng, khối lượng, trọng lượng hàng hóa. – Tên tàu, số B/L, ngày tàu đi, cảng đi, cảng đến. – Kết quả kiểm tra (Results of Inspection) trong đó phải thể hiện đầy đủ những kết quả và nội dung mà L/C yêu cầu như: + Chất lượng hàng hóa kiểm tra: những chỉ tiêu chất lượng hàng hóa. + Nơi kiểm tra. + Ngày kiểm. – Chữ ký xác nhận của cơ quan kiểm tra. Ở Việt Nam cơ quan giám định chất lượng và số lượng thường do các công ty giám định thành lập theo luật doanh nghiệp hoặc Vinacontrol cấp.  Xuất khẩu - Dầu thô - Gạo - Cao su - Cà phê, lạc - Chè - Than đá - Thực phẩm tươi sống và chế biến (bao gồm cả hải sản) - Dệt may xuất ngoài EU - Sắn lát  Nhập khẩu - Xăng dầu - Phân bón - Hàng điện tử, đồ điện - Thực phẩm đồ uống - Máy móc thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, phụ tùng - Thép - Dược liệu và dược phẩm (theo quy định của Bộ Y tế) Danh mục này có thể thay đổi từng thời kỳ. Chương 6: Thực Hiện Hợp Đồng Ngoại Thương GV: Dương Đắc Quang Hảo 9 6.4.3.2. Trường hợp giấy chứng nhận chất lượng/số lượng do người bán lập Trên giấy chứng nhận chất lượng/số lượng thể hiện: – Tên người bán, địa chỉ – Loại hàng, mã ký hiệu – Số lượng, khối lượng, trọng lượng – Chất lượng hàng hóa: người bán phải nêu rõ chất lượng hàng hóa, những thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng hóa – Lời cam kết của người bán về loại hàng này. Ví dụ: “We hereby certify that the following mentioned goods are in good order and condition. The quantity is true and correct as per invoice – Commodity: P.P. K4017 – Quality: Melt Flow Rate 8.0g/10 – Density: 0.90 g/cm 3 – Quantity: 80.000 kgs” Trường hợp L/C chỉ yêu cầu "The quality corresponds with contract” thì người bán không cần một công ty kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng và số lượng hàng hóa. Nhà xuất khẩu chỉ cần lập một giấy chứng nhận: Certificate of Beneficiary “We hereby certify that all terms of (tên hàng hóa) L/C No………correspond with contract……….” và tự ký tên đóng dấu. Khi thỏa thuận về các giấy chứng nhận mất phẩm chất, số lượng hoặc trọng lượng cần đặc biệt quan tâm đến giấy chứng nhận lần cuối, bởi các giấy này sẽ có tác dụng quyết định trong việc giải quyết tranh chấp sau này. Phải quy định rõ kiểm tra lần cuối sẽ được thực hiện tại đâu, ai tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận. Trong thanh toán theo phương thức L/C, ngân hàng sẽ không chấp nhận chứng từ chứng nhận chất lượng sau đây: – Mô tả chất lượng hàng hóa trên giấy chứng nhận sai khác so với quy định của L/C. – Cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng không phải là cơ quan như L/C quy định. – Ngày cấp giấy chứng nhận sau ngày giao hàng. Chương 6: Thực Hiện Hợp Đồng Ngoại Thương GV: Dương Đắc Quang Hảo 10 6.4.4. Vận đơn đường biển (Bill of lading) 6.4.4.1. Những hiểu biết về vận đơn đường biển:  Chức năng của B/L: Bill of Lading có ba chức năng cơ bản sau: - B/L là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở. - B/L là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển. - Chức năng đặc biệt quan trọng: B/L là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L.  Công dụng của B/L: Từ các chức năng kể trên, B/L có thể được dùng để:  Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.  Làm tài liệu về hàng hóa kèm theo trong bộ chứng từ thương mại người bán gửi cho người mua hoặc ngân hàng để nhận thanh toán tiền hàng.  Làm chứng từ để mua bán, cầm cố và chuyển nhượng hàng hóa.  Làm căn cứ xác định số lượng hàng đã được người bán gởi cho người mua, dựa vào đó người ta ghi sổ, thống kê, theo dõi việc thực hiện hợp đồng.  Phân loại B/L: Có nhiều cách để phân loại B/L  Xét trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay không, thì B/L có thề được chia làm 2 loại:  Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có thêm điều khoản hay ghi chú rõ ràng điều kiện khiếm khuyết của hàng hóa hay của bao bì.  Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì. Đối với các loại B/L này, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán, trừ khi có quy định riêng.  Xét theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã được xếp lên tàu hay chưa, thì B/L đươc chia làm 2 loại:  Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L): là vận đơn được cấp cho người [...]... toán các loại B/L này, trừ khi có quy định khác trong L/C  Vận đơn tàu chợ (Bill of Lading): là các loại vận đơn thông thường, được sử dụng trong mua bán ngoại thương và được ngân hàng chấp nhận thanh toán nếu được lập theo đúng quy định của L/C  Cách lập B/L: (xem trong Chương 4: Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương) 6.4.4.2 Những chú ý khi lập B/L trong thanh toán bằng phương thức L/C: B/L là một... này trên B/L cho đúng thì: + Mục “Shipper” sẽ ghi một trong hai cách sau: Tên người giao hàng phải là tên người bán trong hợp đồng hay trong L/C và không - được viết tắt Nếu L/C quy định là đứng tên người trung lập (Neutral Name) thì tên người giao - hàng không phải là tên người bán + Mục “Consignee” - Người nhận hàng ghi theo yêu cầu của L/C Yêu cầu trong L/C 1 To order and endorsed blank Cách ghi trên... chứng từ thanh toán bằng phương thức L/C thường có những bất hợp lệ sau đây:  Lập hối phiếu sau khi L/C đã hết hiệu lực  Số tiền ghi trong hối phiếu không bằng 100% số tiền ghi trong hóa đơn Ví dụ: trong hóa đơn ghi: “Total amount: USD 8,960.55” thay vì phải ghi như thế trong hối phiếu nhưng các công ty xuất nhập khẩu chỉ ghi “USD 8960.00” (thiếu 55 cent) Tuy sai sót này tương đối nhỏ nhưng ngân hàng... một số công ty xuất khẩu ở Việt Nam do thiếu kinh nghiệm trong việc lập chứng từ nên đã xuất trình chứng từ trong đó có hối phiếu với tên và địa chỉ của người bị ký phát không đúng như L/C quy định  Sự sửa chữa trên hối phiếu không được đóng dấu sửa (đóng dấu ruồi) và ký nháy  Sau đây là cách khắc phục những bất hợp lệ của B/E lập xuất trình thanh toán trong phương thức L/C: Cách giải quyết Nội dung... tế không tồn tại cảng Hồ Chí Minh nhưng vì trong L/C quy định như thế mà người bán không yêu cầu tu chỉnh nên khi lập B/L, phần “loading port” phải ghi là “Hochiminh port” như L/C quy định Nhiều nhân viên lập chứng từ không chú ý đến quy định trong L/C nên đã ghi sai tên cảng bốc hàng là “Saigon Port” + Hai là do người mua thuê tàu không đúng theo hành trình trong L/C quy định Khi bán hàng với giá FOB... tải vẫn được chấp nhận miễn là hàng hóa được vận chuyển theo hành trình như được quy định trong L/C o Vận chuyển hàng rời: B/L thể hiện hàng hóa được xếp và dỡ theo cảng được quy định trong L/C - L/C cho phép chuyển tải: ngoài việc thể hiện cảng chuyển tải thì việc vận chuyển phải tuân theo hành trình quy định trong L/C 4 Số lượng giao - B/L thể hiện việc giao đủ số lượng trên invoice hàng - L/C không... phải đọc kỹ quy định ở điều 28 của UCP-DC 600 Chú ý: i) Trong thanh toán L/C, ngân hàng sẽ từ chối chấp nhận thanh toán cho những giấy (hoặc đơn) bảo hiểm sau đây: 1 Chứng từ bảo hiểm có ngày phát hành trễ hơn ngày bốc hàng lên tàu hoặc ngày gởi hàng đi hoặc ngày nhận hàng để gởi hàng đi 2 Loại tiền ghi trong chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền ghi trong L/C 3 Các chứng từ bảo hiểm do các nhà môi giới... L/C: B/L là một chứng từ hết sức quan trọng, nên đã có người ví: B/L là “linh hồn” của bộ chứng từ (xem điều khoản 20-22 trong UCP-600)  Những vấn đề thường gặp của B/L trong thanh toán bằng L/C:  Tên và địa chỉ người gởi hàng, nhận hàng, thông báo không khớp với các quy định trong L/C: Thông thường vận đơn được giao cho các công ty xuất khẩu để tự mình điền vào các phần có liên quan đến hàng hóa,... “Notify party” - Tên và địa chỉ người được thông báo khi tàu cập bến cảng phải là tên người mua, tên này phải đúng như trong L/C yêu cầu và không được viết tắt - Nếu người được thông báo là một người khác thì trong L/C phải được ghi rõ  Cảng bốc và cảng dỡ không khớp với quy định trong L/C, có hai nguyên nhân chính gây ra sai sót này: + Một là do người lập Bill không nắm vững L/C GV: Dương Đắc Quang... thế, vì trong buôn bán quốc tế có thể nói người nào cầm được vận đơn thì người đó có quyền định đoạt đối với hàng hóa Ngân hàng mở L/C thường giành lấy quyền này để tránh rủi ro người mua không chịu thanh toán Tuy nhiên việc ngân hàng có khống chế chứng từ vận tải hay không tùy thuộc vào sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng của mình và tùy thuộc vào tỷ lệ ký quỹ đối với nó Vì vậy trong vận . acceptable”.  Người thụ hưởng không ký tên trong hóa đơn mặc dù L/C có quy định. Tuy nhiên trong UCP 600 có quy định trong Điều 38: “Trừ khi được quy định khác trong thư tín dụng, các hóa đơn thương. thường gặp khi lập hóa đơn thương mại trong thanh tóan bằng phương thức L/C:  Mô tả khác với phần mô tả hàng hóa trong L/C. Nội dung mô tả hàng hóa trong L/C và hóa đơn thường gồm: + Tên. lập hóa đơn. + Trong vài trường hợp xuất khẩu ủy thác, có sự đồng ý của hai bên mua bán, L/C có thể cho phép người lập hóa đơn là một người khác với người thụ hưởng trong L/C. Trong trường hợp

Ngày đăng: 03/06/2014, 23:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w